- 01. Quan điểm của tôi
- 02. Những giai tầng phát triển
- 03. Tịnh hóa tâm thức
- 04. Nghĩ về thân và thù
- 05. Nhận ra thân hữu
- 06. Đánh giá đúng sự ân cần
- 07. Thói quen ân cần
- 08. Học tập để từ ái yêu thương
- 09. Khác biệt giữa từ ái và luyến ái
- 10. Từ ái: Căn bản của nhân quyền
- 11. Mở rộng chu vi của từ ái
- 12. Năng lực của bi mẫn
- 13. Chí nguyện cố gắng toàn lực: Bước thứ sáu
- 14. Tìm cầu sự giác ngộ vị tha: Bước thứ bảy
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Nếu một giáo huấn được nắm bắt và được biết, tất cả mọi lời dạy của ta sẽ ở trong lòng bàn tay của các con.
Giáo huấn này là gì? Đấy là lòng vị tha.
Chức năng đặc trưng của đại bi là gì? Như Liên Hoa Giới[1] nói trong Những Giai Tầng Thiền Quán:
Khi chúng ta cảm thấy bi mẫn tự động phát sinh nguyện ước tiêu trừ hoàn toàn khổ đau của tất cả chúng sinh - giống như nguyện ước của một bà mẹ làm vơi bớt nỗi khổ đau vì bệnh tật của đứa con yêu mến ngọt ngào của bà - thế thì lòng bi mẫn của chúng ta là hoàn toàn và do thế được gọi là đại bi[2].
Tương tự thế, khi từ trong chiều sâu của trái tim chúng ta tự động phát sinh từ ái nguyện ước để cùng dự với tất cả chúng sinh trong hạnh phúc chân thật và miên viễn, đây là đại từ[3]. Đối với một bà mẹ mà đứa con yêu của bà đang khổ đau vì bệnh tật, bất chấp bà đang làm gì, bà ấy - không cần nỗ lực nào - có một cảm giác đau xót vì rắc rối của đứa con, tự động phát sinh nguyện ước đứa con của bà được thoát khỏi tình cảnh ấy và ở trong một tình trạng hạnh phúc. Khi chúng ta có một cảm giác sâu xa, lập tức về từ ái, và bi mẫn cho tất cả chúng sinh. Đây là phạm vi của việc phát sinh đại từ và đại bi.
Đã trau dồi ba trình độ của khuynh hướng từ ái và bi mẫn và cảm thấy tác động trọn vẹn với những nguyện ước ấy, chúng ta đã sẵn sàng để thực hành bước thứ sáu, lòng vị tha phi thường kêu gọi cho một chí nguyện cố gắng hoàn toàn về phần chúng ta. Đây là quyết định chân thành mà trong ấy chúng ta hứa nguyện:
Ngay cả nếu tôi phải làm việc này một mình, tôi cũng sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ, và cùng vui với tất cả chúng sinh trong hạnh phúc và nguyên nhân của chúng.
Ý chí đảm đương trách nhiệm đơn độc là một ý nghĩa cao thượng đặc biệt của lòng vị tha. Thực tế, không ai có thể làm điều này một mình cả, nhưng chúng ta đang tự nguyện trong một trách nhiệm trọn vẹn vì sự cát tường của người khác.
Những nguyên nhân thuận lợi cho việc đảm đương gánh nặng này là sự trau dồi trước đây của chúng ta về từ ái và bi mẫn, điều kiện thuận lợi là thân chứng về sự kiện rằng mỗi người có Phật tính, rằng những cảm xúc phiền não tâm của mỗi một chúng sinh không tồn tại mãi mãi trong tâm mà có thể tiêu trừ được. Như tôi đã bàn luận trước đây, những cảm xúc rắc rối có thể tách rời khỏi tâm, có nghĩa là giác ngộ có thể đạt được.
Nhận biết về những sự kiện căn bản này làm hiện thực việc đảm đương trách nhiệm để hỗ trợ chúng sinh trong một mức độ rộng lớn. Vì chúng ta thấu hiểu rằng tất cả những chướng ngại phiền não có thể được loại trừ, nên thật thực tiển để quyết định hỗ trợ tất chúng sinh làm điều này. Với những sự thực chứng này chúng ta có thể thực hiện quyết định vị tha này từ trong chiều sâu của trái tim và tâm thức, là điều nhằm để mở ra con đường cho sự phát triển tâm linh trọn vẹn.
Nếu chúng ta cảm thấy rằng một số chúng sinh nào đó có thể đạt đến giác ngộ, quyết định vị tha để giúp đở sẽ khó khăn. Đây là vấn đề tuệ trí hoạt động như thế nào để cộng sự trong việc phát triển từ ái và bi mẫn; dường như rằng khổ đau có thể được tiêu trừ, chúng ta xúc động từ tâm khảm về hoàn cảnh của chúng sinh, việc phát triển một quyết tâm để làm điều gì đó về vấn đề này. Nếu chúng ta không thể làm bất cứ việc gì về điều này một quyết định như vậy là không thể có. Thí dụ, tôi đã thực hiện dự phòng cả ở đây, Dharamsala, và ở Ladakh để một số con cừu không bị giết, nhưng tôi không thể cung ứng đất đai được bảo vệ cho tất cả những con cừu trong những vùng này để rong ruổi một cách tự do, thì tôi chỉ có thể xúc động bởi lòng thương hại cho tất cả những con cừu ấy.
Khi chúng ta nhận ra rằng có những kỹ năng mà nhờ đó chúng sinh có thể được bảo vệ khỏi khổ đau, điều này kích thích một mức độ rộng lớn của từ ái và bi mẫn thực tiễn. Trong cách này, tuệ trí hỗ trợ quyết định của chính chúng ta để hành động thoát khỏi vòng xoay của khổ đau và để giúp những người khác làm như vậy.
THIỀN QUÁN
Quán chiếu:
1- Những cảm xúc sầu khổ không lưu trú trong bản chất của tâm do thế chúng có thể được loại trừ.
2- Vì những cảm xúc sầu khổ có thể được tách rời khỏi tâm, thật thực tiễn để tôi hành động đạt đến giác ngộ và hỗ trợ người khác cùng làm như vậy.
3- Quyết tâm:
Ngay cả nếu tôi phải làm việc này một mình, tôi cũng sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ, và cùng vui với tất cả chúng sinh trong hạnh phúc và nguyên nhân của chúng.
Rèn luyện điều này cho đến khi nó trở thành động cơ tự nhiên của chúng ta. Đây là một lòng can đảm chân thật có thể đưa chúng ta qua tất cả nghịch cảnh.
Nguyên tác: The Sixth Step: Total Commitment Ẩn Tâm Lộ ngày 17-3-2012[1] Kamalasila
[2] Bi năng bạc nhất thiết chúng sinh chi khổ
[3] Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc