Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

A. Ngài Nguyên Tíntư tưởng Tịnh Độ

Monday, July 16, 201200:00(View: 12491)
A. Ngài Nguyên Tín và tư tưởng Tịnh Độ
TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TÔNG

HT Thích Như Điển biên soạn


IV. TỊNH ĐỘ TÔNG CỦA NHẬT BẢN

Trung Hoa là một lục địa lớn và ngày xưa gọi là Trung Quốc. Người Trung Hoa hay tự hào về nền văn hóa 5.000 năm của họ; nên thường hay cho các dân tộc lân bang là rợ Hồ hay Hung Nô. Ý để ám chỉ cho những dân tộc thua kém mình. Vì thế chữ Trung Quốc cũng có nghĩa là nước ở giữa; nước trung tâm; nước nằm lên trên những nước khác v.v… Ý nghĩ ấy dường như đến thế kỷ thứ 21 nầy người Trung Hoa vẫn còn dùng đến.

Vì những nước có địa lý nằm sát với Trung Quốc như Việt Nam, Đại HànNhật Bản; nên có một sự giao thương, một sự liên đới cận kề bắt buộc phải trao đổi để tự tồn; nếu không sẽ bị cô lập hoặc bị chiếm làm thuộc địa như Việt Nam (3 lần Bắc thuộc) và bị xâm chiếm thời Mông Cổ ở thế kỷ thứ 13 (như Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam). Riêng các dân tộc khác cũng nằm gần biên giới Trung Hoa như: Lào, Ấn Độ, Pakistan, Mông Cổ, Tây Tạng, Nga Sô v.v… nhưng những quốc gia nầy nhờ dãy núi Hy Mã Lạp Sơn ngăn cách cũng như thuộc nền văn hóa khác; cho nên người Trung Hoa thời xưa không dễ dàng gì vượt qua núi rừng, đèo ải để chiếm những nước nầy làm thuộc địa. Đây có thể là cái vinh dự của những dân tộc kia chăng?

Riêng Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản mãi cho đến thế kỷ thứ 20, 21; nhưng chữ Hán vẫn là ngôn ngữ thường dùng trong các chùa tại các nước trên. Tuy tiếng Đại Hàn; tiếng Nhật đã có cách riêng phát âm và cách viết theo văn tự của mình; nhưng chữ Hán vẫn còn giữ phần quan trọng trong 50% cách viết và cách nói.

Việt Nam cho đến thế kỷ thứ 17 đã dùng chữ La Mã thay thế hoặc phiên âm chữ Hán để đọc; nhưng mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 20, triều đình nhà Nguyễn; vẫn còn dùng Hán văn để ra đề thi cho các thí sinh thi Hương (Tú Tài) và thi Hội (Cử Nhân) và thi Đình (Tiến Sĩ).

Việc học ngoại ngữ ngày nay, vào thế kỷ thứ 21 nầy ở từng quốc gia trên 5 châu lục là chuyện bình thường. Lý do duy nhất là để ngoại giao, tìm hiểu, nghiên cứu. Còn ở những thế kỷ trước, chủ nghĩa thực dân của những nước lớn đi xâm chiếm các nước nhỏ để làm thuộc địa lại có ý nghĩa khác. Đầu tiên họ muốn khai hóa dân tộc ấy, phải cho dân tộc bị trị kia học ngôn ngữ tiếng “mẫu quốc” của họ trước. Ví dụ như thuộc địa của Trung Hoa thì cho học chữ Hán; thuộc địa của Pháp cho học tiếng Pháp; thuộc địa của Anh cho học tiếng Anh; thuộc địa của Hòa Lan cho học tiếng Hòa Lan v.v…

Chữ thực dân viết bằng chữ Hán có nghĩa là một dân tộc bị xâm lược. Chữ thực nầy gồm 2 bộ. Đó là bộ mộc và bộ trực. Bộ mộc có nghĩa là cây, mà đã là cây thì phải có rễ, rễ ấy mọc thẳng vào đất; nên trở thành chữ thực. Vậy, những nước lớn đi chiếm những nước nhỏ đều có những ý đồ mong cho cấy được rễ ngôn ngữvăn hóa vào đó thì họ mới cai trị được. Đây là một cái ách bị khống chế trong bao đời mà nhiều dân tộc trên thế giới đã bị trải qua.

Riêng Nhật Bản là một quốc gia đảo quốc gồm 4 đảo lớn và vô số đảo nhỏ sắp dài từ Bắc chí Nam là: Bắc Hải Đạo (Hokkaido); Bổn Châu (Kyushu). Viết bằng chữ Hán; nhưng phát âm theo lối Nhật. Điều ấy cũng dễ hiểu. Vì viết và nói cho người Nhật nghe; chứ không phải cho người Trung Quốc nghe. Việt Nam chúng ta có chữ Nôm và Hán Việt; Đại Hàn có chữ Hán Hàn và chữ Đại Hàn. Đây là sự nỗ lực của các dân tộc bị nền văn hóa Hán tộc chi phối; nhưng họ đã vươn lên để thoát ra sự bị trị và tạo thế đứng cho dân tộc của mình.

Người Nhật Bản trong thời gian Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến (1914-1918) và (1939-1945) họ đã chiếm Đài LoanĐại Hàn làm thuộc địa; nên những nhà viết sử Nhật Bản đa phần né tránh ít hoặc không đề cập đến Đại Hàn, vốn là nơi Phật Giáo đã trực tiếp truyền vào Nhật Bản. Sau nầy vào đời nhà Đường mới có những nhà Sư Trung Hoa trực tiếp sang Nhật Bản truyền giáo như Ngài Giám Chân Hòa Thượng (Kanlin) và vào thế kỷ thứ 13 cũng có một số chư Tăng Nhật Bản sang Trung Quốc du học như Ngài Đạo Nguyên (Dogen); nhưng thuở ban đầu sự giao thương giữa Đại HànNhật Bản bằng đường biển qua các thương thuyền và Phật Giáo đã được truyền vào đây từ thế kỷ thứ 4, thứ 5; để đến thế kỷ thứ 6 là một thế kỷ thật đặc biệt. Vì Phật Giáo được chính nhà Vua, là Thánh Đức Thái Tử (Sotoku Taisi) chủ trương mang Phật Giáo vào nhân gian và mỗi ngày trước khi lâm triều, nhà Vua đều hướng về xứ Ấn Độ để lễ bái chư Phật và các vị Tổ Sư Truyền Thừa.

Nara (Nại Lương) là kinh đô cũ của Thánh Đức Thái Tử trị vì. Sau đó mới dời về Kyoto (Kinh Đô) và đến thời Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tenno) vào năm 1868 Thủ Đô đã được dời về Tokyo (Đông Kinh) cho đến ngày hôm nay.

Khi Phật Giáo được du nhập vào nước Nhật, bất kể là từ Trung Hoa, Đại Hàn hay Ấn Độ, là Phật Giáo của người Nhật, chứ không còn nguyên chất là Phật Giáo của các xứ được truyền đến nữa. Ví dụ như khi người ta nghe Chado (Trà Đạo); Kendo (Kiếm Đạo); Judo (Nhu Đạo); Karate (Không Thủ); Ikebana (Trì hoa); Shodo (Thơ Đạo); Zen (Thiền) v.v… người ta hiểu ngay là của người Nhật; mặc dầu tất cả những ngành nghề, nghệ thuật ấy đều từ Trung Quốc được truyền sang. Bất kể là do các vị Sư Đại Hàn, Trung Quốc mang đến hay chính họ sang Trung Hoa, Đại Hàn để học tập, tu niệm và sau đó mang về lại quê hương của họ; nó đã biến thái một cách tài tình, thích nghi với nền văn hóa tại đây, để người dân cùng an hưởng thọ nhận, vui đạo mà tu, để được lợi lạc cho mình và cho người.

Ví dụ như nhìn thấy kiến trúc tự viện của Nhật Bản thì chúng ta biết ngay không phải là của Đại Hàn hay của Trung Quốc. Vì lẽ kiến trúc của Nhật ít màu sắc hơn Trung Quốcthanh nhã hơn Đại Hàn. Nhìn mái cong bằng đồng của một ngôi chùa Nhật Bản, bất cứ thuộc Tông Phái nào, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến sự độc lập dân tộc, cao vút lên tận hư không. Các chéo góc vươn cao như những cánh Phượng hoàng tung bay vào gió nhẹ, giống như tinh thần Võ Sĩ Đạo của quốc gia nầy, mà điều ấy ngay cả quê hương gốc của nó xuất phát từ Trung Hoa vẫn không đào ra được tinh thần dân tộc cao cả như vậy.

Nhật Bản là xứ động đất quanh năm; nên chùa chiền được xây dựng bằng những loại gỗ quý đặc biệt, không giống như cách xây dựng của Trung QuốcViệt Nam. Bây giờ nếu có ai đó đến chùa Pháp Long (Horyu) hay chùa Đông Đại (Todaiji) tại Nara (Nại Lương) thì sẽ vô cùng kinh ngạc. Vì không hiểu rằng ngày xưa người ta chưa phát triển về kiến trúc, tại sao họ đã xây dựng được những ngôi chùa vĩ đại như vậy? Đến đây để chỉ cúi đầu thán phục cho ý chítâm nguyện của người xưa; ngoài ra không thể phẩm bình gì khác hơn nữa.

Những ngôi tháp bằng gỗ xây 3 từng, 5 từng, 7 từng hay 9 từng v.v… cũng là cách kiến trúc rất đặc biệt. Nó không là những Stupa của Ấn Độ; không giống những Đại Tháp của Trung Hoa hay những Phù Đồ của Việt Nam. Tất cả đều làm bằng gỗ; lớp nầy chồng lên lớp khác; mối nầy ăn khớp với mối kia và hầu như không có một cây đinh nào được xử dụng vào đó cả. Rồi những tượng Phật bằng gỗ hay bằng đồng được điêu khắc và chạm trổ cách hơn 1.500 năm về trước vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Quả là những tuyệt tác nghệ thuật của Phật Giáo tại quê hương xứ mặt trời nầy vậy.

Trước khi đi vào Tịnh Độ Tông của Nhật Bản chúng ta nên tìm hiểu về cuộc đờitư tưởng của Thánh Đức Thái Tử, để từ đó, chúng ta có một cái nhìn tổng quát và khách quan hơn về Phật Giáo tại đảo quốc nầy.

“Thánh Đức Thái Tử - Sotoku Taishi (572-621). Cũng gọi là Cứu Độ Hoàng Tử, Phong Thông Nhĩ Mệnh, Thượng Cung Thái Tử, Thánh Vương.

Vị Hoàng Tử thứ hai của Thiên Hoàng Dụng Minh, Nhật Bản. Ông bẩm sinh thông minh, là nhiếp chính của Thiên Hoàng Suy Cổ. Ngoài Nho học, Phật học, ông còn thông suốt cả Lịch học, thiên văn, địa lý… Ông từng phái học sinh đến du học tại Trung Quốc vào thời Tùy, tận lực du nhập văn hóa Trung Quốc vào Nhật Bản. Ông đặt ra 12 bậc quan (603) và 17 điều Hiến Pháp (604) làm nồng cốt cho nền nhân chính ở Nhật Bản. Điều thứ 2 trong Hiến Pháp nầy quy định lòng tin chân thành đối với Tam Bảo. Bình sinh, ông tin thờ Phật Pháp, tận lực phát huy tinh thần Đại Thừa. Ông thường giảng 3 bộ kinh Pháp Hoa, Duy Ma và Thắng Man, kiến lập các viện Bi Điền, Kính Điền, phát triển sự nghiệp cứu tế toàn dân. Ông xây dựng 4 ngôi chùa lớn là chùa Tứ Thiên Vương, chùa Pháp Long, chùa Quảng Long và chùa Pháp Hưng, đặt vững nền tảng cho sự truyền bá Phật Giáo tại Nhật Bản để điều hòa văn hóa Trung Quốcvăn hóa Nhật Bản.

Ông mất năm 612 (có thuyết nói 622), hưởng dương 49 tuổi, được an táng tại Ki Trường, Đại Phản (Osaka), Nhật Bản. Truyện ký của ông được ghi trong “Thượng Cung Thánh Đức Pháp Vương Đế Thuyết” và trong “Nhật Bản thư kỷ”. Vào thời Bình An (Heian) và Liêm Thương (Kamakura) rất thịnh hành truyện tranh về Thái Tử Thánh Đức. Trong dân gian và các chùa miếu cũng phổ biến việc thờ chân dung hoặc tượng khác của Thái Tử”.

(Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 5291). Xem Thánh Đức Thái Tử truyện lịch quyển hạ, Nhật Bản thư kỷ quyển 21; Nguyên hanh thích thư).

Qua Tiểu Sử đơn giản của Thánh Đức Thái Tử như trên, chúng ta thấy được những điểm chính như sau:

Ông là một vị Vua, một Phật Tử; không phải là một Tăng sĩ; nhưng đã có công giúp cho Phật Giáo đương thời được hưng thịnh qua việc giảng kinh, xây chùa và lấy giáo lý Phật Giáo san định thành Hiến Pháp để cai trị nhân dân, trong đó điều thứ 2 của Hiến Pháp 17 điều gần giống như là những biểu ngôn được khắc trên các trụ đá của Vua A Dục khi ông ta còn tại vị tại Ấn Độ. Đây là cái trí của một bậc minh chúa, muốn đem cái hay cái đẹp của Đạo giáo ứng dụng vào lòng người. Có như vậy dân mới được an cưlạc nghiệp. Từ đó sự cai trị của ông càng dễ dàng hơn.

Kinh Pháp Hoa vốn được xiển dương mạnh mẽ tại Trung Hoa và Việt Nam, Đại Hàn qua nhiều thời đại khác nhau và ở Nhật kinh Pháp Hoa đã được Ngài Nhật Liên Thánh Nhơn (Nichiren Shonin) tạo thành một Tông Phái riêng biệt gọi là Nhật Liên Tông vào thế kỷ thứ 13; nhưng ở vào thế kỷ thứ 6; nghĩa là trước 700 năm Thánh Đức Thái Tử đã giảng kinh nầy tại chùa Horyu (Pháp Long) tại Nara rồi. Kế tiếpgiảng kinh Duy Ma Cật tượng trưng cho tinh thần Bồ Tát hiện thân qua một Cư sĩ namgiảng kinh Thắng Man hiện thân qua một Cư sĩ nữ. Tất cả xuất giatại gia đều hòa quyện lại với nhau để hộ trì và phát triển Phật Pháp.

Điều đặc biệt khác là nhà Vua đã điều hòa văn hóa Trung Quốcvăn hóa Nhật Bản để người Nhật Bản tiêu thụ nền văn hóa Khổng Mạnh nầy chứ không phải bị đồng hóa như tại Việt Nam - thuở ấy là bị Bắc thuộc lần thứ 2 (năm 44 trước Tây lịch đến năn 938 sau Tây lịch). Đây là tấm gương sáng cho Vua Minh Trị sau nầy. Ông Thiên Hoàng nầy duy tân cải cách đất nước của ông vào năm 1868 theo lối học thuật của Tây phương; nhưng hoàn toàn không bị văn hóa Tây phương áp đảo. Trong khi đó Việt Nam cũng vào năm nầy những tiếng đại bác của người Pháp đã nã vào Đà Nẵng và bắt buộc triều đình nhà Nguyễn lúc ấy phải ký kết những hiệp định đầu hàng để trở thành thuộc địa của Pháp cho đến năm 1945.

Ông cho những người dân học giỏi sang Anh quốc học về thương mại, qua Pháp học về ngoại giao, qua Đức học về giáo dục v.v… Sau khi tốt nghiệp các trường tại các xứ Tây phương nầy, Vua Minh Trị đón họ về nước để phục vụ cho quê hương Nhật Bản và kể từ đó họ đã đứng ngang hàng với những cường quốc như Hoa Kỳ, Nga Sô, Đức quốc vào những năm tháng ở cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ thứ 21 nầy.

Tại Trung Hoa, Phật Giáo đã có chia Tông Phái tương đối rõ ràng rồi; nhưng ở Nhật đến thế kỷ thứ 13 mới là thế kỷ hoàn chỉnh nhất. Riêng về Phật Giáo tổng quan thì chúng ta có thể điểm qua thời kỳ đầu đến thời kỳ phân chia bộ phái tại Nhật (từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13, để chúng ta có được một cái nhìn cụ thể hơn.

“Todaiji – Chùa Đông Đại cũng gọi là Hoa Nghiêm tự, Hằng Thuyết Hoa Nghiêm tự,Thành Đại tự, Tổng Quốc Phần tự, Kim Cang Minh Tứ Thiên Vương Hộ Quốc tự.

Chùa nằm ở thành phố Nara (Nại Lương) Nhật Bản, là Tổng Bổn Sơn của Tông Hoa Nghiêm.

Muốn thế giới Liên Hoa Tạng được thực hiện ngay ở cõi đời nầy và muốn Phật Pháp được hưng thịnh, vào năm Thiên Bình thứ 10 (738) Thiên Hoàng Thánh Vũ ban lệnh kiến tạo chùa Đông Đại, đúc tượng Phật Tỳ Lô Giá Na bằng đồng, được hoàn thành vào năm Thái Bình Thiên Bảo thứ 4 (752), là một trong bảy ngôi chùa lớn ở Nam Đô.

Năm Trị Thừa thứ 4 (1180) Chùa bị quân lính của Bình Trọng Hoành thiêu hủy trong chiến tranh. Về sau Ngài Tuấn Thừa kiến thiết lại với sự giúp đỡ của Nguyên Lai Triều. Năm Vĩnh Lộc thứ 10 (1567) chùa lại bị binh hỏa Tam Hảo, Tùng Vĩnh đốt cháy. Đến thời đại Nguyên Lộc (1688-1703) Ngài Công Khánh lại trùng tu; tức là điện Đại Phật thờ tượng Bổn Tôn hiện nay.

Điện Đại Phật là kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới, làm theo kiểu 2 tầng 4 mái và một dãy hành lang bao quanh. Những cánh sen trên tòa cao của Đức Phật Bổn Tôn Lô Xá Na được làm vào thời kỳ sáng lập chùa nầy, là thế giới Liên Hoa Tạng được chạm trổ rất nhỏ, bộ phận đầu được tu bổ vào thời đại Giang Hộ (Edo). Các cánh cửa của chiếc lồng đèn bằng đồng hình tám góc ở trước Đại Điện là nghệ thuật thuộc thời Thiên Bình, trên có những bức chạm nổi rất tinh vi. Cổng lớn ở hướng chính Nam của chùa là kiến trúc thuộc thời kỳ Liêm Thương (Kamakura), tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Ấn Độ. Tượng lực sĩ Kim Cương ở hai bên Đại Điện là kiệt tác bằng gỗ lớn nhất do Vận KhánhKhoái Khánh chạm trổ. Tam Nguyệt Đường (Pháp Hoa Đường) ở chân núi phía Đông điện Đại Phật có niên hiệu xưa hơn chùa Đông Đại, gọi là chùa Kim Chung, Viện Quyên Sách.

Nhìn từ ngoài thì Bổn Đường (Chánh Điện) của thời kỳ Thiên BìnhLễ đường thuộc thời đại Liêm Thương hài hòa với nhau thành một thể. Tượng Đức Bổn Tôn Nguyên Sách Quan Âm (bằng sơn khô), tượng Nhật Quang, Nguyệt Quang (tượng đắp) và Tứ Thiên Vương, đều là những tượng được tạo vào thời Thiên Bình. Ngoài ra còn nhiều tượng Phật khác nữa.

Phiá sau nhà bếp có thờ tượng Bí Phật chấp kim cương thần. Ở khoảng giữa nhị nguyệt đường và Phật điệnKhai Sơn đường (Lương Biện Đường), lầu chuông, Tam Muội Đường (Tứ Nguyệt Đường) v.v… đều là những kiến trúc nổi tiếng của thời đại Liêm Thương.

Viện giới đàn ở phía Tây điện Đại Phật là một trong ba giới đàn. Tượng Tứ Thiên Vương (tượng đắp) là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc của thời đại Thiên Bình. Bát Cước môn ở góc Tây Bắc của Chuyển Hại Môn là kiến trúc ở thời Thiên Bình. Viện Chính Thương ở phía Bắc cũng nằm trong phạm vi của chùa Đông Đại.

Về phương diện chạm trổ thì có 8 lá phướn hình vị Tăng, tượng Phật Thích Ca Đản Sanh bằng đồng; về chân dung thì có tranh của Lương Biện và Thừa Tuấn.

Ngoài ra, Thư Viện chùa Đông Đại còn cất giữ nhiều thứ nhạc cụ, Câu Xa Mạn Đồ La, 55 cuộn tranh về kinh Hoa Nghiêm, Đông Đại tự yếu lục 10, văn thư xưa, kinh chép tay thời cổ, v.v…”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 1818 - 1819).

Cứ theo lịch sử chùa Đông Đại ở Nara như trên thì năm Thái Bình Thiên Bảo thứ 4 (752) là năm khánh thành chùa nầy. Đặc biệt trong lễ khánh thành nầy nhà Vua cũng như Triều đình đã thỉnh Ngài Bồ Đề Tiên Na (704-760) đến Nara để làm lễ khai nhãn cúng dường. Như vậy cho ta thấy rằng Vua Chúa và chư Tăng Nhật Bản lúc bấy giờ rất trọng vọng vị nầy. Vì Ngài là người Ấn Độ, đã đến Lâm Ấp (Việt Nam) và cùng với đệ tử là Ngài Phật Triết (người Việt) cùng đến Trung Quốc và sau đó đến Nhật Bản. Trong lễ khánh thành nầy có tấu những vũ nhạc như Truyền Bồ Tát Vũ, Bạt Đầu Vũ, Lâm Ấp Vũ v.v… những điệu múa nầy có liên quan đến Phật Giáo Lâm Ấp (Việt Nam) thuở ấy và hiện nay mỗi năm chùa Đông Đại nhân lễ Vu Lan vẫn còn cho múa những điệu múa xưa được truyền qua từ Lâm Ấp và trong lịch sử chùa Đông Đại bên trên cũng cho ta thấy rằng hiện nay (2011) Chùa vẫn còn gìn giữ những thứ nhạc cụ cổ xưa. Vì lẽ đây là chùa của Vua quan xây dựng và những lễ lớn như lễ khánh thành năm 752, chắc chắn phải có những Hoàng Hậu, Hoàng Phi, Công Chúa, Thái Tử đi cùng. Ngoài việc dự lễ Khai Quang ra, những vị nầy còn được xem những vị Tăng từ xa mang đến Nhật Bản những điệu vũ lạ mắt nữa và các Ngài đã tập cho người Nhật múa, để cho những người tham dự thưởng lãm.

Sau đây chúng ta tìm hiểu thêm về Ngài Bồ Đề Tiên Na và Ngài Phật Triết cũng như vị trí nước Lâm Ấp ngày xưa cũng như sự đóng góp của Phật Giáo Lâm Ấp (Việt Nam) cho Phật Giáo Nhật Bản từ thế kỷ thứ 8 đến nay, trải qua hơn 1.300 năm như thế. Để từ đó chúng ta có một cái nhìn có tính cách liên tục về lịch sử Phật Giáo Việt Nam sau nầy.

“Ngài Bồ Đề Tiên Na tên tiếng Phạn là Bodhisena. Dịch ý là Giác Quân. Ngài là người Nam Thiên Trúc, dòng Bà La Môn, họ Bà La Trì, tinh thần sáng suốt, tính tình điềm đạm. Do lòng ngưỡng mộ sự linh ứng của Bồ Tát Văn Thù ở núi Ngũ Đài mà đến Trung Quốc.

Năm Khai Nguyên 23 (735, có thuyết nói năm Khai Nguyên 18) Bồ Đề Tiên Na lại cùng với các Ngài Đạo Truyền và Phật Triết người nước Lâm Ấp vượt biển Đông sang Nhật Bản. Năm Thiên Bình Thắng Bảo thứ 3 (751, có thuyết nói năm thứ 2), Ngài nhậm chức Tăng Chính. Tháng tư năm Thăng Bình Thắng Bảo thứ 4 (752), tượng Đại Phật của chùa Đông Đại được hoàn thành, Ngài được các Sư Hành Cơ v.v… suy cử làm Đạo Sư trong lễ “Khai Nhãn cúng dường” (tức lễ Yểm tâm điểm nhãn).

Năm Thiên Bình Bảo Tự thứ 4, Ngài dặn dò các đệ tử rồi thị tịch trong tiếng niệm Phật, thọ 57 tuổi (760). Người đời gọi Ngài là Bà La Môn Tăng Chánh, Bồ Đề Tăng Chánh; hoặc gọi tắt là Bồ Đề”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 666).

(Xem Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký; Đường Đại Hòa Thượng đông chinh truyện; Đông Đại tự yếu lục quyển 1, quyển 2, quyển 6; Nhật Bản Cao Tăng truyện yếu văn sao quyển 1).

Ở đây có nhiều vấn đề cần đặt ra. Ví dụ như nhân duyên nào mà Ngài Bồ Đề Tiên Na cùng với Ngài Đạo Tuyền và Ngài Phật Triết người Lâm Ấp (Việt Nam) đến Ấn Độ rồi Trung Quốc và qua Nhật Bản? Họ đến Việt Nam chăng? hay chỉ đi Trung Quốc và vị Sư Phật Triệt người Lâm Ấp ấy đóng vai trò gì trong lễ khánh thành chùa Đông Đại cũng như đối với văn học Phật Giáo Nhật Bản thuở bấy giờ? v.v…

“Theo Phật Quang Đại Từ Điển (trang 4293) cho biết thì Ngài Phật Triết hay Phật Triệt là danh Tăng người Lâm Ấp (Việt Nam) sống vào khoảng thế kỷ thứ 8.

Sư sang Thiên Trúc (Ấn Độ), thờ Ngài Bồ Đề Tiên Na làm Thầy, thông suốt mật chú. Sau, Sư theo Ngài Bồ Đề Tiên Na đến Trung Quốc. Năm Khai Nguyên 24 (736), hai Thầy trò cùng đến Nhật Bản, trọ ở chùa Đại An, dạy tiếng Phạn, rất được triều đình và dân chúng kính trọng.

Năm Thiên Bình Thắng Bảo thứ 4 (752) chùa Đông Đại cử hành nghi thức Khai Nhãn cúng dường Đại Phật, Sư tấu vũ nhạc, truyền Bồ Tát vũ, Bạt Đầu vũ, Lâm Ấp vũ…

Sư có tác phẩm: Tất Đàm Chương 1 quyển”.

Xem ra như vậy hai Thầy trò Ngài Bồ Đề Tiên Na và Ngài Phật Triệt đã có nhân duyên tại Ấn Độ. Vào năm nào thì sử không cho biết rõ; nhưng căn cứ theo năm sinh và năm tịch của Ngài Bồ Đề Tiên Na chúng ta có thể chia ra các giai đoạn như sau:

Giai đoạn một - từ năm 704-724 - Ngài Bồ Đề Tiên Na xuất giathọ giới Tỳ Kheo tại Ấn Độ.

Giai đoạn hai - từ năm 724-728 Thầy trò gặp nhau tại Ấn Độ, nhận nghĩa Thầy trò.

Giai đoạn ba - từ năm 728-730 hai Thầy trò đi bộ hoặc đi đường biển từ Ấn Độ về Lâm Ấp (Việt Nam).

Giai đoạn bốn - từ năm 730-735 đến và ở lại Ngũ Đài Sơn tại Trung Quốc để đảnh lễ Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Giai đoạn năm - từ 735-752 lưu trú tại Nhật Bản để dạy tiếng Phạn và các điệu vũ Phật Giáo cũng như nhận chức Tăng Chánh từ Tông Hoa Nghiêm chùa Đông Đại và năm 752 chính thức làm Đạo Sư khai nhãn cúng dường Đại Phật tại đây.

Giai đoạn sáu - từ năm 752-760 giai đoạn cuối đời của Ngài Bồ Đề Tiên Na tại Nhật Bản.

Trên đây là cách chia theo lối nhìn của chúng tôi dựa theo lịch sử, chưa hẳn đã là đúng hoàn toàn. Tuy nhiên chúng tôi muốn dựa vào đây để làm rõ những sự kiện dã sử về Ngài Phật Triệt và tạo ra một sử thật, dựa theo năm tháng của Ngài Bồ Đề Tiên Na để điểm qua những điều quan trọng mà ngoài Ngài Bồ Đề Tiên Na đã đóng góp cho Phật Giáo Nhật Bản ra thì Ngài Phật Triết cũng đã đóng góp nhiều vấn đề không kém phần quan trọng cho Phật Giáo tại xứ nầy.

Cứ theo sử truyện bên trên thì Ngài Phật Triết đến Ấn Độ và thờ Ngài Bồ Đề Tiên Na làm Thầy. Dĩ nhiên là phải nhỏ tuổi hơn Ngài Bồ Đề Tiên Na và trai trẻ mới có đủ sức khỏe ra khơi từ Lâm Ấp để đi đến Ấn Độ. Trong sử không chép rõ Ngài Phật Triết sinh năm nào vào thế kỷ thứ 8 tại Lâm Ấp; nhưng có thể cho rằng Ngài Phật Triết nhỏ hơn Ngài Bồ Đề Tiên Na từ 5 đến 10 tuổi thì Ngài sinh độ năm 709-714 tại Lâm Ấp. Từ 15 đến 20 tuổi mới sang Ấn Độ. Lúc ấy Ngài Bồ Đề Tiên Na đã ở vào giai đoạn 2; tức giữa năm 724-728. Thời gian 4 đến 5 năm nầy để kết nghĩa Thầy trò tu họcdĩ nhiên họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Phạn chứ không thể là một ngôn ngữ nào khác. Sau đó hai Thầy trò cùng xuống thuyền và chắc chắn phải ghé Lâm Ấp, quê hương của Ngài Phật Triết để nghỉ ngơi cũng như học hỏi thêm những điệu múa tại đây; sau đó giai đoạn bốn (730-735) đến và ở lại Trung Quốc để đảnh lễ Ngài Văn Thù. Từ năm 735 đến 752 là 17 năm họ cư trú tại Nhật Bản, dạy tiếng Phạn cho chư Tăngdĩ nhiên các Ngài phải học tiếng Nhật để đàm thoại nữa.

Năm 752 là năm khánh thành chùa Đông Đại và Ngài Bồ Đề Tiên Na ở cương vị Tăng Chánh thì Ngài Phật Triết không nhất thiết chỉ là một đệ tử theo hầu. Vì lúc đó Ngài đã trưởng thành và còn dạy tiếng Phạn cho chư Tăng cũng như Phật Tử nữa. Đến năm 760 thì Ngài Bồ Đề Tiên Na viên tịch tại Nhật, hưởng dương 57 tuổi. Trong khi đó thì không biết Ngài Phật Triệt còn ở lại Nhật bao lâu và viên tịch ở đâu. Do vậy chúng ta có thể tiên đoán rằng Ngài Phật Triệt còn ở lại Nhật Bản một thời gian dài sau đó để dạy tiếng Phạn và dạy những vũ điệu của Lâm Ấp cho người Nhật. Như vậy Sư có thể sinh vào giữa năm 609-614 và tịch vào khoảng 70. Nghĩa là năm 679 hoặc 684 chăng? Đây chỉ là giả thuyết do Tác giả tạo nên, để cho phù hợp với niên đại của Ngài Bồ Đề Tiên Na. Mong rằng về sau nầy sẽ có những sử liệu để soi sáng thêm.

Sau đây tìm hiểu một ít chứng cứ sử liệu về nước Lâm Ấp thời xa xưa đã có mặt trên bản đồ của thế giới; nhưng ngày nay thì không còn nữa.

“Lâm Ấp quốc là tên một nước xưa nằm ở đông bộ bán đảo Trung Nam, nay là vùng Trung và Nam bộ Việt Nam.

Vùng đất nầy vốn là căn cứ địa của dân tộc Chàm. Nhà Tây Hán đặt huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam, gọi là Tượng Lâm Ấp, gọi tắt là Lâm Ấp. Vào những năm cuối đời Đông Hán, có người tên là Khu Liêu, giết quan huyện, tự xưng là Lâm Ấp quốc vương. Từ đời nhà Tấn về sau, Lâm Ấp thường triều cống Trung Quốc. Khoảng năm Đại Nghiệp đời Tùy (605-616), tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh chiếm nước nầy đặt làm quận Lâm Ấp. Khoảng năm Chí Đức (756-757) đời Đường, đổi tên là Hoàn Vương, đóng đô ở Chiêm Thành (Cham thanh). Vì thế Lâm Ấp còn được gọi là Chiêm Ba (Champa); Chiêm Bà, Ma Ha Chiêm Ba, Chiêm bất lao (Champrura). Vào năm Thuần Hóa thứ 2 (791) đời Bắc Tống, vị Sa Môn nước nầy tên là Tịnh Giới đến Trung Quốc dâng ngọc như ý, chuông đồng và hương Long não.

Ngoài ra, cứ theo văn bia Nhật Bản, Nam Thiên Trúc Bà La Môn Tăng Chánh và Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký trong Đông Đại tự (Todaiji) yếu lục quyển 2 ghi chép, thì vào năm Khai Nguyên thứ 18 (730) đời Đường Sa Môn nước Lâm Ấp tên là Phật Triết (Phật Triệt) cùng đi với Ngài Bồ Đề Tiên Na đến Nhật Bản, truyền vào vũ điệu Bồ Tát, Bạt Đầu, Nhạc Lâm Ấp, v.v… Đến đời Minh, Chiêm Thành bị Việt Nam thôn tính. Vào năm Quang Tự 12 (1886) thì trở thành thuộc địa của nước Pháp.

Phật Giáo được truyền vào Chiêm Thành thời nào không được rõ. Nhưng theo Tùy thư Nam man liệt truyện thứ 47, thì phần đông nhân dân nước nầy tin theo Phật Giáo, văn tự giống như văn tự Thiên Trúc (Ấn Độ). Còn cựu Đường thư Nam man liệt truyện quyển thứ 147 cũng cho biết, nhân dân đặc biệt tin Phật Pháp và rất nhiều người xuất gia. Như vậy ta có thể suy đoán trước thời Tùy, Phật Giáo đã được truyền vào Chiêm Thành rồi.

Ngoài ra, cứ theo Nam Hải ký quy nội Pháp truyện quyển 1, thì tại Chiêm Thành Phật Giáo Tiểu Thừa, đặc biệtKinh Lượng Bộ, rất thịnh hành”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 2731-2732).

(Xem Đại Đường Tây Vức ký quyển 10; Đại Đường cầu pháp Cao Tăng truyện quyển hạ; Phật Tổ thống ký quyển 42; Lương thư Chư dị biệt truyện thứ 48).

Căn cứ vào những sử liệu có thật của Trung QuốcNhật Bản bên trên thì có hai Thầy trò người Thiên Trúc tên là Bồ Đề Tiên Na và người Lâm Ấp (Việt Nam) tên là Phật Triết đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 8. Tuy niên đại đến Trung QuốcNhật Bản có sai khác đôi chút; nhưng vào năm 752 tại chùa Todaiji ở Nara vẫn là một sự kiện lịch sử có thật và hai Thầy trò của Ngài đã đóng góp một vai trò chủ chốt trong lễ Khai Nhãn cúng dường tượng Đại Phật tại đó.

Theo sử thì người Trung Quốc gọi những dân tộc Nam Phương như: Việt Nam, Chiêm Thành, Thái Lan là Nam man; nghĩa là giống dân man di mọi rợ đến từ phía Nam. Còn các nước như Tây Vức, Mông Cổ v.v… là Tây Hồ; tức là những dân tộc kém văn hóa ở phía Tây. Nếu là Nam man mà làm được Tăng Chánh, chức nầy gần như là Quốc Sư của Triều đình Nhật Bản lúc bây giờ, quả thật nước Ấn Độ và Lâm Ấp cũng đáng nở mặt nở mày đấy chứ.

Từ thế kỷ thứ 15 trở đi, cả dãy đất miền Nam từ Quảng Nam trở xuống đều bị dân tộc Việt Nam chiếm cứ; cho nên Chiêm Thành, Phù Nam, Lục Chân Lạp v.v… đã trở thành quê hương của người Việt. Do vậy người Việt Nam cũng có thể nói rằng Ngài Phật Triết cũng là người Việt Nam, người có công rất lớn trong thời gian đầu mang những lễ nhạc, các điệu vũ và tiếng Phạn đến dạy cho dân chúng cũng như chư Tăng tại đây. Điều quan trọng là mãi cho đến thế kỷ thứ 21, chùa Todai vẫn còn tại Nara và những bài múa nhân lễ Vu Lan từ Lâm Ấp truyền đến Nhật vào thế kỷ thứ 8 vẫn còn biểu diễn trong những ngày lễ trọng đại của Phật Giáo Nhật.

Ba, bốn quốc gia có mặt trên bản đồ thế giới từ những thế kỷ đầu dương lịch. Thế mà đến thế kỷ thứ 15 trở đi, không còn sót lại một chút dấu vết nào trên bản đồ thế giới, quả là một việc thương tâm; nhưng cái mất, cái được lâu nay vẫn là chuyện thường tình trên thế gian nầy. Chỉ mong rằng những người cầm quyền và con cháu của các dân tộc nầy nếu còn tồn tại đâu đó cũng nên lấy một ngày nhất định để tưởng niệm về Tổ Tiên dòng giống của họ. Đây là điều nên làm dầu cho chính thể hay triều đại nào cũng nên nghĩ tới.

Ngày nay những thế hệ trẻ sinh ra sau nầy khi nói đến nước Lâm Ấp, Chàm, Phù Nam, Lục Chân Lạp v.v… họ không biết là những nước nào, và nằm ở đâu. Nhưng ngày nay nhờ các chứng cứ sử liệu của đời trước để lại, chúng ta đã rõ ràng như ban ngày và từ đó mỗi người trong chúng ta tự phải có bổn phận đối với quê hương đất nước của mình.

Ngài Giám Chân Hòa Thượng (687-763) người Trung Quốc cũng đã mang Luật Tông truyền vào Nhật Bản vào năm 753 và tiếp đó có nhiều chư Tăng từ Nhật Bản sang Trung Quốc du học và sau khi thành tựu những pháp tu, các Ngài về lại Nhật Bản mở các đạo tràng để cho dân chúng và Tăng Ni tu học.

 

A.- Ngài Nguyên Tín (Genshin) và Tư Tưởng Tịnh Độ

“Ngài sinh năm 942 và viên tịch năm 1017. Là Cao Tăng Nhật Bản thuộc tông Thiên Thai, Tổ của dòng Huệ Tâm, thường gọi là Huệ Tâm Tăng Đô, người Đại Hòa (huyện Đại Lương).

Sư lên núi Tỷ Duệ thờ Ngài Lương Nguyên làm Thầy, học rộng nhớ dai, được nhiều người kính phục. Về sau, Sư sáng lập ra dòng Huệ Tâm rất có thế lực.

Tác phẩm của Sư có đến hơn 70 bộ 150 quyển, trong đó, nổi tiếng hơn cả là Nhất Thừa yếu quyết, Vãng Sanh yếu tập, Quán Tâm Lược yếu tập… đều được thu vào Huệ Tâm Tăng Đô toàn tập.

Ngoài ra, trong những sách về mỹ thuật Tịnh Độ giáo, tương truyền có rất nhiều tác phẩm của Sư; nhưng không có chứng cứ để khảo sát.

thị tịch vào niên hiệu Khoan Nhân năm đầu (1017) hưởng thọ 76 tuổi. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 3534).

(Xem Thủ Lăng Nghiêm viện Nguyên Tín Tăng Đô truyện; Huệ Tâm Tăng Đô hành trạng ký; Đại Nhật Bản quốc Pháp Hoa kinh nghiệm ký quyển hạ).

 

Ngài Nguyên Tín được Tịnh Độ Chơn Tông Nhật Bản tôn xưng là Đệ nhất Tổ. Tuy rằng thời gian kế tiếp cả hơn 200 năm sau mới có Đệ nhị Tổ là Ngài Pháp Nhiên mới ra đời. Phật Giáo đồ Tông Tịnh Độ của Nhật họ hãnh diệnTịnh Độ Tông của họ có sự truyền thừa mạch lạc như sau:

- Đệ Nhất Tổ (Ngài Long Thọ người Ấn Độ)

- Đệ Nhị Tổ (Ngài Thế Thân người Ấn Độ)

- Đệ Tam Tổ (Ngài Đàm Loan người Trung Quốc)

- Đệ Tứ Tổ (Ngài Đạo Xước người Trung Quốc)

- Đệ Ngũ Tổ (Ngài Thiện Đạo người Trung Quốc)

- Đệ Lục Tổ và cũng là Sơ Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản (Ngài Nguyên Tín người Nhật)

- Đệ Thất Tổ và cũng là Đệ Nhị Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản (Ngài Pháp Nhiên người Nhật)

- Đệ Bát Tổ và cũng là Sơ Tổ của Tịnh Độ Chơn Tông Nhật Bản (Ngài Thân Loan người Nhật).

 

Nhưng theo Tiểu Sử của Ngài Nguyên Tín ở trên, chúng ta thấy Ngài tu theo phái Thiên Thai ở núi Tỷ Duệ. Vậy phái Thiên Thai là phái gì và tư tưởng của Ngài Nguyên Tínảnh hưởng gì với Tịnh Độ?

“Tông Thiên Thai Nhật Bản thì tôn Truyền Giáo Đại Sư Tối Trừng làm Sơ Tổ. Sư từng đến Trung Quốc vào đời Đường thụ pháp nơi các vị đệ tử Ngài Trạm Nhiên như Đạo Thúy, Hành Mãn… Sau khi trở về Nhật Bản, Sư khai sáng yếu chỉ nhất trí giữa 4 Tông: Viên Giáo, Thiền, Viên GiớiMật Giáo ở núi Tỷ Duệ, khác với Tông Thiên Thai của Trung Quốc. Rồi đệ tử của Ngài Tối Trừng là Sư Viên Nhânđệ tử của Ngài Nghĩa Chân là Sư Viên Trân cũng lần lượt đến Trung Quốc vào đời Đường thờ các Ngài Tông Dĩnh, Lương Tư làm Thầy, học giáo pháp Thiên Thai, lại còn thụ học các pháp bí yếu của 3 bộ Kim, Thai, Đại Pháp Tô Tất Địa và các kinh quảng tân dịch, làm cho giáo học Mật Giáo Thiên Thai được phát triển phổ biến. Đến thời Ngài An Nhiên thì tông Thiên Thai của Nhật Bản đã được Mật Giáo hóa một cách cực đoan.

Thiên Thai thống trị một tông; nhưng đến các Ngài Viên Nhân, Viên Trân trở đi thì pháp hệ tách ra làm hai. Đồ chúng của Ngài Viên Trân đi ra khỏi núi Tỷ Duệ, trụ ở chùa Viên Thành (Chùa Tam Tỉnh) gọi Tự Môn; núi Tỷ Duệ thì gọi là Sơn Môn. Sơn Môn đến thời Ngài Lương Nguyên, giáo học lấy Viên Giáo sẵn có làm tông chỉ, các đệ tử ưu tú xuất hiện rất đông và thế lực tông nầy nổi lên khá mạnh. Đệ tử Ngài Lương NguyênNguyên Tín thì cổ xúy tư tưởng Tịnh Độ, lập ra dòng Huệ Tâm; một vị đệ tử khác là Giác Vận thì lập dòng Đàn Na; gọi chung là “Huệ Đàn Nhị Lưu” (Hai dòng Huệ Đàn). Cộng chung, hệ thống Thai Mật (Mật Giáo thuộc Tông Thiên Thai) đến đời sau,có tất cả 13 dòng phái thuộc Tông Thiên Thai. Đến cuối thời kỳ Bình An về sau thì các dòng phái thuộc Tông Thiên Thai nói trên dần dần xem trọng khẩu truyền, do đó sinh ra chủ trương “khẩu truyền pháp môn”. Trái lại, phương tiện giáo học thì dần dần suy vi. Ngoài ra, sự vùng dậy của tăng binh, sự tranh cướp của chính quyền, cộng với việc đốt phá của Chức Điền Tín Trường… đều đã góp phần đưa núi Tỷ Duệ đến thời sụp đổ. Cho mãi đến thời đại Giang Hộ, núi Đông Duệ, núi Nhật Quang lần lượt được khai sáng mới phục hồi được sự hưng thịnh như xưa. Lại nhờ Mạc Phủ đương thời khuyến khích việc học vấn nên giáo học cũng dần dần phục hưng. Hiện nay có các Tông Phái như: Tông Thiên Thai (chùa Diên Lịch, núi Tỷ Duệ); Tông Thiên Thai Tự Môn (chùa Viên Thành); Tông Thiên Thai Chân Thịnh (chùa Tây Giáo) …

Giáo nghĩa của Tông Thiên Thai có thể lược chia ra các khoa: Tam Đế viên dung, Nhất niệm tam thiên, Nhất tâm tam quán, Lục Tức… Tông nầy lại dùng 5 thời 8 giáo để phán thích Thánh giáo một đời của Đức Phật.

Từ đời Dân Quốc (1912) về sau, Thiên Thai học được phục hưng nhờ sự nỗ lực của Đại Sư Đế Nhàn (1858-1932), Ngài sáng lập Quán Tông Nghiên Cứu Xã, chuyên môn giáo dục người học Thiên Thai, nhân tài xuất hiện rất nhiều, như các vị Tôn Túc: Nhân Sơn, Thường Tỉnh, Bảo Tỉnh, Tỉnh Tu, Đàm Hư, Thiên Định, Khả Đoan…”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 5764-5765).

(Xem Phật Tổ Thống Ký quyển 5-22; Thiên Thai Cửu Tổ truyện; Thiên Thai Sơn Phương ngoại chí; Bát Tông cương yếu quyển hạ; Yếu Giáo chưng thông lộ ký quyển 12). Xem thêm: Sơn gia Sơn ngoại; Ngũ thời Bát giáo; Thai Mật; Tam Đế; Nhất Niệm; Tam Thiên; Nhất Tâm Tam Quán; Lục Tức).

Sở dĩ phải trích lại đoạn trên có liên hệ với Tông Thiên Thai, vì lẽ ngay từ ban đầu núi Tỷ Duệ vẫn là nơi phát xuất 4 tông phái chính gồm: Viên Giáo, Thiền, Viên GiớiMật Giáo. Từ Viên Giáo, Ngài Lương Nguyên phát triển mạnh. Đệ tử Ngài Lương Nguyên là Ngài Nguyên Tín lại cổ xúy Tịnh Độ riêng biệt và từ đây trở thành tư tưởng chính của Ngài Nguyên Tín. Vì thế Tịnh Độ Tông Nhật Bản suy tôn Ngài là Đệ Nhất Tổ.

Ngài Nguyên Tín có bộ “Vãng Sanh yếu tập” làm tông chỉ cho sự tu hành; nên đây cũng có thể nói là tư tưởng về Tịnh Độ chính yếu thuở ban sơ ấy.

“Vãng Sanh yếu tập là một tác phẩm gồm 3 quyển; hoặc mỗi quyển chia phần đầu, phần cuối, cộng chung là 6 quyển, do Ngài Nguyên Tín, vị Tăng Nhật Bản soạn (984-985), được thu vào Đại Chánh Tạng tập 84.

Sách nầy được biên soạn theo thể tài vấn đáp, gom chép ý nghĩa vãng sanh trong hơn 160 bộ kinh điển, được chia ra làm 10 môn:

- Chán lìa cõi uế

- Thích cầu Tịnh Độ

- Chứng cứ Cực Lạc

- Niệm Phật chính tu

- Phương pháp trợ niệm

- Biệt thời niệm Phật

- Sự lợi ích của sự niệm Phật

- Chứng cứ của việc niệm Phật

- Các nghiệp vãng sanh và chọn lựa hỏi đáp.

 

Nhờ thấy lẽ vô thường của cuộc đời trước mắtphát nguyện sanh về Tịnh Độ; nếu muốn vãng sanh Cực Lạc thì phải xem việc niệm Phật là quan trọng nhất. Về việc niệm Phật thì lập ra 2 phương thức là Quán niệmXưng niệm. Ngài Nguyên Trí cho rằng: Quán niệm thù thắng hơn; còn Xưng niệm thì mọi người đều có thể thực hành được. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 7059-7060).

Tư tưởng tín, nguyện, hạnh của pháp môn tu theo Tịnh Độ là một chủ trương chung, chứ không riêng biệt của một vị Sư nào. Ngay như Trung Hoa, Nhật Bản hay Ấn Độ cũng không được đặc biệt nhắc đến; nhưng khi Tông nầy được truyền sang Việt Nam; đây là một tiêu đề mà các vị giảng sư Phật học hay đề cập đến. Dĩ nhiên là nó không đi ra ngoài tôn chỉ của Tịnh Độ; nhưng nó không được một vị Tổ Sư nào chủ xướng cả.

Riêng Ngài Nguyên Tín tụng Vãng Sanh yếu tập đã làm sáng tỏ 10 vấn đề khi thực hành theo phép tu nầy và Ngài còn cho rằng pháp quán niệm nghĩa là vừa niệm Phật vừa quán tưởng thù thắng hơn. Quán tưởng ở đây có thể theo 16 phép quán trong kinh Quán Vô Lượng Thọ; hoặc giả quán cảnh giới Tịnh Độ theo kinh A Di Đà. Hành giả nào quán niệm được như vậy mới thù thắng. Còn xưng danh hiệu Phật và niệm lên thành tiếng thì ai cũng có thể thực hành được. Bất kể trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi gì con người tu theo Tịnh Độ cũng có thể hành trì một cách dễ dàng.

Ngài Nguyên Tín gom chép và biên soạn quyển “Vãng Sanh Yếu Tập” nầy trong hơn 160 bộ kinhliên quan về vấn đề Tịnh Độ thì phải nói rằng: Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ nhất, qua sự thể nghiệm bản thân của chính Ngài.

Đầu tiên là “chán lìa cõi ô uế”. Vì sao vậy? Vì đối lại với Tịnh Độ là cõi dơ uế. Cõi ấy chính là cõi 5 trược ác thế nầy. Nơi đây kẻ thân, người thù; kẻ giàu, người nghèo; kẻ trí, người ngu; kẻ ác, người hiền thường hay sống chung đụng với nhau trong một nhà, một xã hội, một quốc gia v.v… nên đã xảy ra không biết bao nhiêu là oan gia trái chủ. Do vậy phải có tâm chán ngánphát tâm lìa khỏi thế giới nầy sau khi mạng chung để sanh về thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Nơi ấy sẽ không còn ân, không còn oán, không còn sầu, không còn già, không còn chết nữa, thì làm gì có luân hồi sanh tử, để con người phải khổ đau tục lụy?

Điều thứ hai là ưa cầu sanh về Tịnh Độ. Khi đã có mục đích rõ ràng, thì hành giả cứ thế mà nhắm hướng lên đường. Con đường giải thoát sanh tử ấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dẫn rõ ràngĐức Phật A Di Đà đang đứng chờ đợi chúng ta nơi ngưỡng cửa Tây Phương Cực Lạc ấy. Nếu ai vui ưa thì có thể xuống thuyền Bát Nhã để vượt sông mê và nương vào ánh sáng Vô Lượng Quang ấy để lần về giải thoát.

Điều thứ ba là chứng cứ Cực Lạc. Cõi nầy tự mắt phàm của chúng ta chẳng thấy được; nhưng qua lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni qua kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọkinh Quán Vô Lượng Thọchúng ta tin rằng có một thế giới như vậy. Việc nầy do Đức Phật Thích Ca nói ra. Chúng ta tin tưởng tuyệt đối nơi Ngài, vì Ngài chẳng bao giờ nói lời hư dối với chúng sanh

Điều thứ tư là niệm Phật chính tu. Ai tu theo pháp môn nầy thì việc niệm Phật là việc chính của sự tu hành. Có thể niệm thành tiếng; cũng có thể niệm thầm; lại cũng có thể niệm trong vô niệm; hay ngồi trước tượng Phật để quán tưởng rồi niệm. Ngày xưa chưa phát minh ra tràng hạt thì niệm bằng cách bỏ hạt đậu vào trong hũ hay lấy hạt đậu từ hũ ra và căn cứ vào đó để đếm số. Ngày nay cả máy điện tử cũng có thể dùng cho việc nầy. Vì trong hiện tại có nhiếu cách tính đếm rất là tiện lợi.

Điều thứ năm là phương pháp trợ niệm. Một người sắp lâm chung, phải để thi thể họ chỗ thông thoáng, đầu xoay về hướng Bắc; mặt xoay về hướng Tây. Bên trên đầu của họ nên để một hình hay tượng Phật. Những người trợ niệm nên niệm lớn cho người sắp lâm chung nghe được để khiến cho người ấy chỉ tập trung nơi câu Phật hiệu A Di Đà, chờ Phật đến tiếp dẫn về Tây Phương; không còn việc gì khác phải bận tâm nữa. Trước giờ phút lâm chung, trong khi trợ niệm chư Tăng, Ni hay người thân cũng chỉ nên nói những điều vui, những việc tốt của người sắp mất, để thần thức của họ thấy cao hơn khi lìa thể xác; không nên nói cái gì vấn vương, buồn tẻ hay khổ đau cho họ nghe, hoặc giả cũng đừng nên chọc họ giận tức qua những người họ không ưa mà đến trợ niệm, có thể khiến cho họ dễ đi vào cõi thấp hơn. Điều ấy với những người trợ niệm cần nên lưu ý.

Điều thứ sáu là biệt thời niệm Phật. Nghĩa là niệm Phật trong một thời gian nhất định nào đó. Có thể là trong một ngày niệm mấy lần hay trong một tuần lễ, 14 ngày, 21 ngày, 49 ngày v.v… Biệt thời niệm Phật trở thành Thời Tông của Phật Giáo Nhật Bản sau nầy do Ngài Nhất Biến chủ xướng. (1239-1289).

Điều thứ bảy là sự lợi ích của sự niệm Phật. Khi chúng ta niệm Phật thì miệng đọc câu Phật hiệu, tâm nhớ nghĩ đến Đức Phật A Di Đà hoặc cảnh giới Tây Phương Cực Lạc, tay lần tràng hạt v.v… Như vậy thân, khẩu, ý đều thanh tịnh; khiến ta khó suy nghĩ hay thực hành những việc ác. Niệm quen trở thành thuần thục. Đây là một phản xạ có điều kiện, khi câu Phật hiệu được nghe đến bên tai mình. Do vậy, niệm Phật là một điều lợi ích vô cùng, khi còn sống cũng như khi lìa trần.

Điều thứ tám là chứng cứ của việc niệm Phật. Gương niệm Phật của người xưa để lại quá nhiều. Từ Tăng, Ni cho đến tục gia Phật Tử. Nhiều người đã vãng sanh nhờ niệm Phật. Đây là những chứng cứ để người đời sau theo đó mà tu hành. Vi dụ như người niệm Phật thường hay biết trước giờ lâm chung; khi chết thân thể mềm mại, thơm tho. Có ánh sáng từ Tây Phương rọi đến; trong nhà có mùi thơm; người chết hơi ấm còn tồn tại nơi đỉnh đầu v.v… Đây là những bằng chứng là hành giả niệm Phật ấy có thể vãng sanh.

Điều thứ chín là đới nghiệp vãng sanh. Cõi Tây Phương Cực Lạccõi Phàm Thánh đồng cư Tịnh Độ; nên người đồ tể buông dao, có thể thành Phật cũng là chuyện thường tình. Vì trong kinh Quán Vô Lượng Thọ cách quán thứ 16 về Hạ Phẩm Hạ Sanhcho biết rõ về điều nầy. Nói tóm lại, pháp môn niệm Phật; nếu ai tin ưa, bất kể là người hiền, kẻ ác đều được tái sanh về cõi giới Cực Lạc.

Cuối cùng là việc chọn lựa hỏi đáp. Ngài Nguyên Tín khuyên người Niệm Phật nếu có nghi ngờ điều gì thì nên tạo ra những nghi vấn và đem điều nghi vấn nầy đến những bậc thông thái, lão luyện trả lời cho. Từ đó không còn thắc mắc nữa, khiến cho con đường tu học, niệm Phật của hành giả không có gì có thể gây ra chướng ngại được.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 19)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 89)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 79)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 190)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 259)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 309)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 246)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 341)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 443)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 374)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 478)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 446)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 711)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 538)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 562)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 503)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 658)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 584)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 946)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 606)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 609)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 698)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 834)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 762)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 650)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 657)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 685)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 781)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 930)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 934)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 672)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 786)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 877)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1031)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 848)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 938)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1137)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1011)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1022)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1152)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1332)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1487)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1479)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1347)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1229)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1217)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1205)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1353)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1319)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1540)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1204)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1110)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1239)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1430)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1242)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1255)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1388)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1363)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1373)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant