Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương II: Tam Bảo

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 6735)
Chương II: Tam Bảo

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG II: TAM BẢO (RATANATTAYA)

RATANA: BẢO LÀ GÌ?

Bảo hay báu (ratana) nghĩa là những gì quý báu đáng hài lòng, đáng hoan hỷ nhất.

Chú giải bài kinh Dhātuvibhaṅgasutta trình bày những châu báu (ratana) được tóm lược như sau:

Chọn món quà vô giá

Đức vua Bimbisāra ngự tại kinh thành Rājagaha trị vì quốc độ Magadha (Trung xứ), Đức vua muốn chọn một món quà quý báu nhất, để gởi biếu Đức vua Pukkusāti, người bạn thân thiết ngự tại kinh thành Takkasila ở xứ biên địa. Đức vua Bimbisāra suy xét rằng:

Trong đời này châu báu có hai loại:

- Vật báu: Vàng, bạc, ngọc ngà, kim cương,...

- Sinh mạng báu: Những chúng sinh cao quý...

Trong hai loại báu này, sinh mạng báu là cao quý hơn cả.

Sinh mạng báu có hai loại:

- Gia súc báu: Ngựa báu, voi báu...

- Nhân loại báu: Bậc thiện trí có tài, có đức...

Trong hai loại báu này, nhân loại báu là cao quý hơn cả.

Nhân loại báu có hai hạng:

- Nữ báu: Chánh cung Hoàng hậu của Đức Chuyển Luân Thánh Vương.

- Nam báu: Đức Chuyển Luân Thánh Vương.

Trong hai loại báu này, nam báu quý hơn nữ báu, bởi vì người nữ quý trọng người nam.

Nam báu có hai hạng:

- Người tại gia báu: Đức vua, Đức Chuyển Luân Thánh Vương...

- Bậc xuất gia báu: Vị Sadi, vị Tỳ-khưu...

Trong hai hạng người báu này, dù là Đức vua hay Đức Chuyển Luân Thánh Vương cũng cung kính đảnh lễ vị Sadi, vị Tỳ-khưu. Do đó, bậc xuất gia báu là cao quý hơn cả.

Bậc xuất gia báu có hai bậc:

- Bậc hữu học báu: Đó là hạng thiện trí phàm nhân và 3 bậc Thánh Nhân: “bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai” còn phải học và hành giới-định-tuệ.

- Bậc vô học báu: Đó là bậc Thánh Arahán đã học và hành giới-định-tuệ đầy đủ xong rồi.

Ân đức của 100 ngàn vị Thánh hữu học cũng không bằng Ân đức của một vị Thánh vô học. Do đó trong hai bậc Thánh này, bậc Thánh vô học là cao quý hơn cả.

Bậc Thánh vô học báu có hai bậc:

- Bậc Thánh Thanh Văn vô học báu: Đó là bậc Thánh Arahán Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

- Đức Phật Bảo: Đó là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành Đức Phật cao thượng mà không có thầy chỉ giáo.

Ân đức của 100 ngàn vị Thánh Thanh Văn vô học báu, cũng không bằng Ân đức của một Đức Phật Bảo. Do đó, trong hai bậc này, Đức Phật Bảo là cao thượng hơn cả.

Đức Phật Bảo có hai bậc:

- Đức Phật Độc Giác: Là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành Đức Phật Độc Giác. Đức Phật Độc Giác có nhiều vị, song quý Ngài không giáo huấn chúng sinh cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn y theo Ngài được.

- Đức Phật Chánh Đẳng Giác: Là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị. Đức Phật Chánh Đẳng Giác có khả năng thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn y theo Ngài.

Ân đức của 100 ngàn vị Đức Phật Độc Giác cũng không bằng Ân đức của Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Do đó, trong hai Đức Phật Bảo này, Đức Phật Chánh Đẳng Giác cao thượng hơn cả.

Sau khi suy xét, Đức vua Bimbisāra truyền hỏi nhóm sứ giả của Đức vua Pukkusāti rằng:

- Này các khanh, Đức vua Pukkusāti ngự tại kinh thành Takkasila có biết Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng đã xuất hiện trên thế gian này hay không?

Đoàn sứ giả tâu với Đức vua Bimbisāra rằng:

- Muôn tâu Đại vương, trong kinh thành Takkasila chưa từng nghe đến danh hiệu của Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, thì Đức vua của hạ thần làm sao biết được Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng đã xuất hiện trên thế gian.

Đức vua Bimbisāra suy xét rằng:

Đức vua Pukkusāti người bạn thân thiết chưa hề hay biết Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng đã xuất hiện trên thế gian. Vậy ta nên chọn: Ân đức Phật, Ân đức Pháp, Ân đức Tăng làm món quà pháp vô giá biếu Đức vua Pukkusāti”.

Món quà Pháp Bảo

Đức vua Bimbisāra lấy một tấm vàng ròng không mỏng, không dày, chiều dài bốn hắc tay (cùi), chiều rộng một gang tay, ngự lên tầng lầu cao nguyện thọ trì 8 giới (uposathasīla), để thân và khẩu được trong sạch.

Đầu tiên Đức vua khắc 9 Ân đức Phật.

Buddhaguṇa: Ân đức Phật

“Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro Purisadammasārathi, Satthādevamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā”

Ý nghĩa 9 Ân đức Phật:

1) Arahaṃ: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạchthanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiênnhân loại.

2) Sammāsambuddho: Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.

3) Vijācaraṇasampanno: Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.

4) Sugato: Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.

5) Lokavidū: Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.

6) Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân.

7) Satthādevamanussānam: Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại...

8) Buddho: Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài; cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh.

9) Bhagavā: Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.

Đó là ý nghĩa tóm tắt 9 Ân đức Phật.

Đức vua khắc câu kệ tán dương Ân đức Phật.

Yaṃ kiñci vittaṃ vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ panītaṃ
Na no samaṃ atthi Tathāgatena
Idampi Buddhe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Tất cả mọi châu báu trong cõi người
Trong cõi Long vương, cùng các cõi trời,
Cũng không thể sánh bằng Đức Phật Bảo,
Đức Phật này là châu báu vô thượng.
Do năng lực của lời chân thật này
Mong hết thảy chúng sinh được an lành
.

Tiếp theo Đức vua khắc 6 Ân đức Pháp:

Dhammaguṇa: Ân đức Pháp

“Svākkhāto Bhagavatā Dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi”.

Ý nghĩa 6 Ân đức Pháp:

1- Svākkhāto dhammo: Pháp gồm có 10 chánh phápĐức Phật đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, phần giữa, phần cuối, có ý nghĩa đầy đủ, văn chương trong sáng, rõ ràngthanh tịnh.

10 chánh pháp là:

- Pháp học chánh pháp.

- 9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả + 1 Niết Bàn).

2- Sandiṭṭhiko dhammo: Chánh pháp gồm 9 pháp Siêu tam giới mà chư Thánh Nhân đã chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn nào, rồi tự thấy, tự biết bằng trí tuệ của mình.

3- Akāliko dhammo: Chánh pháp đó là 4 Thánh Đạo cho quả tương xứng 4 Thánh Quả không có thời gian ngăn cách, nghĩa là sau khi chứng đắc Thánh Đạo nào liền cho Thánh Quả ấy sau một sát-na tâm diệt rồi sinh.

4- Ehipassiko dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới thuộc Chân nghĩa pháp rất trong sạchthanh tịnh, nên dám mời đến để chứng kiến, để thực chứng, thực đắc.

5- Opaneyyiko dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới là pháp nên hướng tâm chứng đắc trước tiên, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

6- Paccattaṃ veditabbo viññūhi dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới mà chư bậc thiện trí Thánh Nhân đã chứng đắc rồi, tự mình biết rõ, tự mình nhập Thánh Quả hưởng an lạc Niết Bàn tịch tịnh.

Đó là ý nghĩa tóm tắt 6 Ân đức Pháp.

Đức vua khắc câu kệ tán dương Ân đức Pháp:

“Yaṃ Buddhaseṭṭho parivaṇṇayī suciṃ
Samādhi mānantarikaññamāhu
Samādhinā tena samo na vijjati
Idampi Dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu
.

Đức Phật cao thượng nhất thường tán dương
Chánh định thanh tịnh trong Thánh Đạo nào
Cho liền Thánh Quả ấy không ngăn cách
Mà các bậc thiền định trong tam giới
Không sánh bằng chánh định Siêu tam giới,
Đức Pháp này là châu báu vô thượng
Do năng lực của lời chân thật này,

Mong hết thảy chúng sinh được an lành.

Tiếp theo Đức vua khắc 9 Ân đức Tăng:

Saṃghaguṇa: Ân đức Tăng

“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā, esa Bhagavato sāvakasaṃgho, Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa”.

Ý nghĩa 9 Ân đức Tăng:

1- Suppaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức Phật.

2- Ujuppaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành trung thực đúng theo pháp hành Trung Đạo, không quanh co lầm lạc.

 3- Ñāyappaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành theo pháp hành Bát Chánh Đạo chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

4- Sāmīcippaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành giới-định-tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng sinh tôn kính lễ bái cúng dường.

Cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu tam giới).

Chư Thánh Thanh Văn có 4 đôi:

Nhập Lưu Thánh ĐạoNhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh ĐạoNhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh ĐạoBất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo → Arahán Thánh Quả

Chư Thánh Thanh Văn có 8 bậc Thánh:

4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả: Nhập Lưu Thánh Đạo, Nhất Lai Thánh Đạo, Bất Lai Thánh Đạo, Arahán Thánh Đạo, Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Quả.

5- Āhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.

6- Pāhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.

7- Dakkhiṇeyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được quả báu tốt lành cho mình và những người thân quyến.

8- Añjalikaraṇīyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng cho chúng sinh chắp tay cung kính lễ bái cúng dường.

9- Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tônphước điền cao thượng của chúng sinh không đâu sánh được.

Đó là ý nghĩa tóm tắt của 9 Ân đức Tăng.

Đức vua khắc câu kệ tán dương Ân đức Tăng.

“Ye puggalā attha sataṃ pasatthā
Cattāri etāni yugāni honti
Te dakkhiṇeyyā Sugatassa sāvakā
Etesu dinnāni mahapphalāni
Idampi Saṃghe rataṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu”
.

Chư bậc Thánh thiện trí thường tán dương
Tám bậc Thánh là bốn đôi tương xứng
Chư Thánh Tăng ấy xứng đáng thọ nhận
Những phẩm vật cúng dường của thí chủ.
Quả báu lớn sẽ phát sinh đến họ,
Đức Tăng này là châu báu vô thượng
Do năng lực của lời chân thật này,
Mong hết thảy chúng sinh được an lành.

Pháp hành thiền định

Sau khi khắc Ân đức Tam Bảo xong, Đức vua khắc pháp hành thiền định, đề mục niệm hơi thở ra - hơi thở. Giảng giải tỉ mỉ phương pháp bắt đầu tiến hành đề mục niệm hơi thở ra - hơi thởcho đến khi chứng đắc tuần tự 4 bậc thiền hữu sắc.

Đức vua nhấn mạnh đặc biệt rằng: “Giáo pháp của Đức Phật dẫn dắt chúng sinh giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Nếu bạn có thể xuất gia được, thì thật là một điều cao quý nhất”.

Sau khi khắc xong món quà Pháp Bảo, Đức vua truyền lệnh đoàn sứ giả mang lá thư đến trình lên Đức vua Pukkusāti, yêu cầu Đức vua chuẩn bị làm lễ đón rước món quà Pháp Bảo cho thật long trọng. Trong thư Đức vua Bimbisāra ghi rõ rằng: “Khi cung kính tiếp nhận món quà Pháp Bảo này xong, bạn cung thỉnh lên lâu đài, chỉ một mình bạn mở ra cung kính đọc mà thôi”.

Đức vua Pukkusāti tiếp đoàn sứ giả, nhận được thư của Đức vua Bimbisāra. Đọc xong lá thư Đức vua liền truyền lệnh các quan trang hoàng cung điện thật lộng lẫy, sửa sang trang hoàng con đường từ kinh thành Takkasila đến biên giới, để làm lễ đón rước món quà Pháp Bảo của Đức vua Bimbisāra.

Tôn kính món quà Pháp Bảo

Với tâm tôn kính Pháp Bảo, Đức vua tự tay mình sắp đặt món quà Pháp Bảo từ đầu đến cuối. Trước tiên trải một tấm vải mịn dệt bằng lông thú trên tấm vàng ấy, rồi cuốn tròn lại đặt vào trong cái hộp nhỏ quý giá, tiếp theo đặt cái hộp nhỏ này vào trong cái hộp bằng vàng, đặt cái hộp bằng vàng này vào trong cái hộp bằng bạc, đặt cái hộp bằng bạc này vào trong cái hộp ngọc maṇī, đặt cái hộp bằng ngọc maṇī này vào trong cái hộp xích châu, đặt hộp xích châu này vào trong cái hộp hồng ngọc, đặt hộp hồng ngọc này vào trong cái hộp bích ngọc, đặt hộp bích ngọc vào trong cái hộp thạch anh, đặt hộp thạch anh vào trong cái hộp ngà, đặt hộp ngà vào trong cái hộp đá quý, đặt hộp đá quý vào trong các cái tháp và đặt tuần tự từ tháp nhỏ đến tháp lớn; cho đến cái tháp chắc chắn và đẹp nhất, xung quanh cái tháp này được quấn vải rồi đóng dấu ấn của Đức vua.

Đức vua Bimbisāra truyền lệnh rằng:

Này các Khanh, các Khanh hãy truyền lệnh của Trẫm đến các quan, quân và thần dân thiên hạ sửa sang, trang hoàng con đường từ kinh thành đến biên giới, để làm lễ cung nghinh tiễn đưa món quà Pháp Bảo đến kinh thành Takkasila.

Lễ cung nghinh Pháp Bảo

Được biết Đức vua Pukkusāti đã chuẩn bị sẵn sàng làm lễ đón rước món quà Pháp Bảo. Đức vua Bimbisāra tổ chức cuộc đại lễ tiễn đưa rất trọng thể. Đức vua Bimbisāra mặc đại lễ phục, làm lễ cung thỉnh ngôi Tháp Bảo đặt lên cái ngai quý báu trên lưng con voi báu của triều đình, bên trên có chiếc lọng màu trắng, có cờ hiệu của Đức vua; làm lễ cúng dường Pháp Bảo xong, cung kính tiễn đưa món quà Pháp Bảo đến kinh thành Takkasila. Đức vua ngự theo sau con voi báu cho đến biên giới mới ngừng lại; một lần nữa, Đức vua lễ bái cúng dường Pháp Bảo xong, mới truyền lệnh tiếp tục lên đường cung nghinh Pháp Bảo sang biên giới xứ khác. Đức vua đứng nhìn theo và nghĩ rằng: “Con đem hết lòng tôn kính Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, nay con tiễn đưa Pháp Bảo đến kinh thành Takkasila, con thành kính như đang tiễn đưa Đức Phật”. Đến khi đoàn tùy tùng cung nghinh Pháp Bảo đi xa dần, không còn nhìn thấy nữa, Đức vua mới chịu hồi cung.

Lễ đón rước món quà Pháp Bảo

Đức vua Pukkusāti tổ chức lễ đón rước món quà Pháp Bảo tại biên giới rất long trọng, rồi cung nghinh về đến kinh thành Takkasila nhằm vào ngày rằm (ngày giới). Đức vua làm lễ tiếp nhận tại cung điện xong, làm y theo lời dặn trong thư của Đức vua Bimbisāra; Đức vua cung thỉnh lên lâu đài, không cho phép một ai theo hầu. Đặt món quà Pháp Bảo trên bàn, Đức vua quỳ gối, cung kính mở lớp vải có dấu ấn của Đức vua Bimbisāra, tuần tự mở từ cái tháp lớn đến các tháp nhỏ, đến lượt mở các hộp ngọc cũng tuần tự từ ngoài vào trong. Cuối cùng nhìn thấy một cuộn tấm vàng ròng, Đức vua hai tay nâng lên, đỡ ra đặt trên bàn và từ từ mở cuộn tấm vàng ròng ấy. Thấy mặt trên có lớp vải mịn quý giá, Đức vua nghĩ rằng: “Chắc chắn hôm nay ta được đọc điều ta chưa từng đọc, được biết điều ta chưa từng biết”.

Hai tay cung kính dở lớp vải mịn, nhìn thấy các dòng chữ đều đặn, Đức vua phát sinh đức tin trong sạch, bắt đầu chăm chú đọc từng chữ, từng câu 9 Ân đức Phật, liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có bao giờ. Đức vua ngồi nhắm mắt hưởng sự an lạc một lát, rồi chăm chú đọc tiếp từng chữ, từng câu 6 Ân đức Pháp. Cũng như lần trước, phát sinh hỷ lạc chưa từng có, Đức vua cũng ngồi nhắm mắt hưởng sự an lạc. Tiếp theo chăm chú đọc từng chữ từng câu 9 Ân đức Tăng, cũng như hai lần trước phát sinh tâm hỷ lạc chưa từng có, rồi ngồi hưởng sự an lạc. Một lát sau, Đức vua đọc pháp hành thiền định, đề mục niệm hơi thở ra - hơi thở. Đức vua tiến hành thực hành niệm hơi thở ra - hơi thở vô theo sự hướng dẫn của Đức vua Bimbisāra, tuần tự chứng đắc từ đệ nhất thiền hữu sắc, đệ nhị thiền hữu sắc, đệ tam thiền hữu sắc cho đến đệ tứ thiền hữu sắc bậc thiền cao nhất của thiền sắc giới. Đức vua an hưởng sự an lạc thanh tịnh của thiền, kéo dài suốt nửa tháng, không quan tâm đến công việc triều chính. Thấy vậy, các quan trong triều, thần dân tụ hội thỉnh cầu Đức vua lâm triều trông coi triều đình, trị vì đất nước.

Nghe các quan yêu cầu như vậy, Đức vua suy xét: “Ta nên tiếp tục làm vua trị vì đất nước này, hay ta nên xuất gia theo giáo pháp của Đức Phật”. Quyết định xuất gia, nên Đức vua lấy thanh gươm cắt tóc, mở cánh cửa sổ ném tóc xuống và truyền bảo rằng: “Các ngươi hãy chọn người trị vì đất nước này”.

Tiếp theo, Đức vua truyền gọi vị quan cận thần thân tín đi tìm y bát đất, rồi tự mình mặc y với tác ý thiện tâm xuất gia theo giáo pháp của Đức Phật.

Sau đó, Đức vua trong hình tướng là một bậc xuất gia mặc y mang bát bước xuống lâu đài, đi ra khỏi thành Takkasila hướng đến kinh thành Rājagaha khoảng cách 192 do tuần. Khi đến kinh thành Rājagaha, Đức vua Pukkusāti không ngự vào cung điện yết kiến Đức vua Bimbisāra, mà nghỉ nhờ đêm tại lò gốm. Trong đêm ấy, Đức Thế Tôn từ kinh thành Sāvatthi ngự đến lò gốm cũng xin nghỉ nhờ qua đêm, để có cơ hội thuyết pháp tế độ Đức vua Pukkusāti, nhưng Đức Thế Tôn dùng thần thông che dấu kim thân của Ngài; mọi người chỉ thấy Ngài như một vị Tỳ-khưu bình thường mà thôi. Vì vậy, Đức vua Pukkasāti ở chung với Đức Phật từ đầu hôm, mà không nhận biết được Đức Phật.

Nhận thấy Đức vua Pukkusāti đang mệt mỏi, vì đi đường xa, nên Đức Phật đợi Đức vua Pukkusāti nghỉ ngơi cho lại sức. Khi ấy Đức Phật mới thuyết pháp tế độ Đức vua Pukkusāti. Khi nghe pháp xong, Đức vua Pukkusāti liền chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Đạo - Nhất Lai Thánh Quả cho đến Bất Lai Thánh Đạo - Bất Lai Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Bất Lai, đồng thời nhận biết được Đức Thế Tôn.

Đức vua Pukkusāti đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin sám hối điều lỗi lầm của mình và kính xin Đức Thế Tôn cho phép xuất gia Sadi - Tỳ-khưu nơi Đức Thế Tôn. Nhưng rất tiếc vì chưa đủ tam y, nên Đức Phật chưa cho phép xuất gia trở thành Sadi - Tỳ-khưu. Trong khi Đức vua Pukkusāti đang tìm vải nơi đống rác, để may y, một con bò chạy đến húc vào Đức vua làm cho Đức vua chết ngay tại nơi ấy. Đức vua vốn là bậc Thánh Bất Lai, nên sau khi chết, do đệ tứ thiền sắc giới thiện nghiệp cho quả tái sinh cõi trời sắc giới Tịnh Cư Thiên (Suddhavāsa) cõi thứ nhất gọi là Vô Phiền Thiên (Avihā) sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn tại cõi trời ấy, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Quả báu của món quà Pháp Bảo

Đức vua Pukkusāti đã chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, có quyết định quan trọng từ bỏ ngôi vua, xuất gia gặp được Đức Phật. Và sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, Đức vua đã chứng đắc thành bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh bậc thứ ba trong Phật giáo, được tái sinh lên cõi trời sắc giới Phạm thiên Tịnh Cư Thiên, chắc chắn trở thành bậc Arahán và nhập Niết Bàn tại cõi trời sắc giới ấy, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới.

Đức vua Pukkusāti có được những quả báu tốt lành ấy là nhờ món quà Pháp Bảo của Đức vua Bimbisāra đã gửi biếu. Cho nên món quà Pháp ấy thật là vô giá.

Trong đời có những món quà quý giá đáng hài lòng; nếu món quà ấy là của một nhân vật quan trọng đáng tôn kính, thì nó trở thành một vật kỷ niệm, một của gia bảo trong gia đình. Như vậy, món quà ấy có giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng đem so sánh với món quà pháp mà người đã biết sử dụng để nâng đỡ cuộc đời của người ấy trở nên cao thượng, trở thành bậc thiện trí phàm nhân hoặc bậc Thánh Nhân, thì món quà pháp ấy thật là vô giá biết dường nào.

Cho nên, Đức Phật dạy:

“Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti...”
Pháp thí thắng tất cả mọi sự thí...

Như vậy, biết sử dụng chánh pháp làm món quà biếu đến những người thân yêu của mình, không những gây được môt thiện cảm khó quên, mà còn đem lại cho họ sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài, trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Tiền kiếp Đức vua Pukkusāti.

Trong tích Ngài Đại đức Bāhiyadārucīriya có đoạn đề cập đến tiền kiếp của Đức vua Pukkusāti. Đức vua đã từng là một vị Tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức Phật Kassapa thời quá khứ. Vào thời ấy, giáo pháp của Đức Phật Kassapa sắp bị mai một. Một nhóm bảy vị Tỳ-khưu phát sinh động tâm, đồng tâm nhất trí với nhau, quyết tâm cố gắng tiến hành thiền tuệ, trước khi Phật giáo chưa bị mai một. Bảy vị Tỳ-khưu đảnh lễ ngôi Tháp Bảo, dẫn nhau vào rừng làm một cái thang bắc lên núi. Bảy vị Đại đức leo lên núi xong, xô đẩy cái thang ngã xuống. Bảy vị Đại đức quyết tâm tiến hành thiền tuệ. Ngay đêm thứ nhất, một vị Đại đức chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cùng với Lục thông. Ngài sử dụng thần thông bay đi khất thực đem về chia cho 6 vị Tỳ-khưu còn lại. Nhưng 6 vị Tỳ-khưu ấy không chịu nhận vật thực, chỉ có quyết tâm tiến hành thiền tuệ mà thôi. Đến ngày thứ hai một vị Đại đức chứng đắc thành bậc Thánh Bất Laithần thông. Ngài sử dụng thần thông bay đi khất thực đem về chia cho 5 vị Tỳ-khưu còn lại, nhưng 5 vị Tỳ-khưu ấy cũng không chịu nhận vật thực, chỉ có quyết tâm tiến hành thiền tuệ mà không chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả nào, vẫn còn là vị Tỳ-khưu phàm nhân. Đến ngày thứ bảy, thì cả 5 vị Đại đức đều viên tịch, do nhờ nghiệp thiện cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy.

Vào thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, 5 vị thiên nam chết từ cõi trời, do thiện nghiệp tái sinh làm người. Một vị là Đức vua Pukkusāti, các vị còn lại là Kumārakassapa, Dārucīriya, Dabba MallaputtaSatiya Paribbājaka.

Do phước thiện ba-la-mật đã tích luỹ từ nhiều kiếp trong quá khứ, cho nên khi Đức vua Pukkusāti tiếp nhận được món quà Pháp Bảo của Đức vua Bimbisāra, có được cơ hội tốt làm nhân duyên phát sinh mọi thiện pháp đến với Đức vua Pukkusāti. Còn các vị khác đều có duyên lành đến hầu Đức Phật, được lắng nghe Đức Phật thuyết pháp tế độ, họ đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán.

TAM BẢO (RATANATTAYA)

Tam Bảo là ba ngôi báu:

- Phật Bảo (Buddharatana)
- Pháp Bảo
(Dhammaratana)
- Tăng Bảo
(Saṃgharatana)

Ý nghĩa Ratana: Bảo trong ba ngôi Tam Bảo có 5 đặc tính.

Cittīkata: Làm cho phát sinh tâm tôn kính.
Mahaggha
: Vô giá.
Atula
: Không sánh được, vô thượng.
Dullabhadassana
: Khó được nghe, được thấy.
Anomasattaparibhoga
: Hạng chúng sinh cao quý có duyên lành được hưởng.

Đó là 5 đặc tính của Bảo trong ba ngôi Tam Bảo.

1- Buddha: Đức Phật Bảo.

Đức Phật Bảo có 5 đặc tính.

a) Đức Phật Bảo xứng đáng được tôn kính

Đức Phật có đầy đủ 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ. Ngài đã diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, tham ái, ác pháp cùng mọi tiền khiên tật. Vì vậy, tất cả chúng sinh như Đức vua, dân chúng, chư thiên, phạm thiên v.v.. khi đến hầu Đức Phật đều tỏ lòng tôn kính, đảnh lễ xong ngồi một nơi hợp lẽ, chiêm ngưỡng Đức Phật, Ngài có đầy đủ 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ, có hào quang tỏa ra sáng ngời, mát mẻ làm tâm họ vô cùng hoan hỷ. Khi nghe Đức Phật thuyết pháp, họ ngồi chắp hai tay lắng nghe, rồi phát sinh đức tin trong sạch nơi Ngài. Mỗi lần như vậy đều có số chúng sinh chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, có số chứng đắc thành bậc Thánh Nhất Lai, có số chứng đắc thành bậc Thánh Bất Lai, có số chứng đắc thành bậc Thánh Arahán; có số xin phép xuất gia trở thành Sadi, Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài; có số xin quy y Tam Bảo nương nhờ nơi Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo cho đến trọn đời... Và cứ mỗi lần được đến hầu Đức Phật, lại càng tăng thêm đức tin và lòng tôn kính Đức Phật.

Bởi vì Đức PhậtPhật Bảo xứng đáng được tôn kính.

b) Đức Phật Bảo là vô giá

Những châu báu trong đời dù quý giá đến mức nào cũng có thể định giá trị của bảo vật ấy được. Còn Đức Phật Bảo có 9 Ân đức Phật cao thượng nhất mà không thể định giá nào cho xứng đáng, nên Đức Phật Bảo là vô giá.

Thật vậy, khi Đức Phật còn tại thế, ông phú hộ Jotika có tòa lâu đài bằng các thứ ngọc quý, do chư thiên hóa ra; ông phú hộ Jaṭila có hòn núi bằng vàng ròng... Những phú hộ ấy đến hầu Đức Phật, phát sinh đức tin trong sạch nơi Đức Phật, họ từ bỏ gia đình, lâu đài bằng ngọc quý, hòn núi vàng, xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài.

Sau khi họ trở thành Tỳ-khưu, tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng chứng đắc thành bậc Arahán cùng với Tứ Tuệ Phân Tích, Lục thông...

Bởi vì, Đức PhậtPhật Bảo vô giá trong toàn cõi chúng sinh.

c) Đức PhậtPhật Bảo Tối Thượng

Trong muôn ngàn cõi thế giới chúng sinh, chư thiên, phạm thiên, Samôn, Bàlamôn..., không một ai có giới đức hoàn toàn trong sạch như Đức Phật. Tương tự như vậy, không một ai có định đức, tuệ đức, giải thoát đức, giải thoát tri kiến đức hoàn toàn trong sạch đầy đủ như Đức Phật. Chỉ có Đức Phật mới có đủ 5 đức cao thượng hoàn toàn đầy đủ.

Bởi vì, Đức PhậtPhật Bảo Tối Thượng, không có một ai trong toàn cõi thế giới chúng sinh sánh được với Đức Phật.

Thật vậy, trong Chi Bộ Kinh, Đức Phật dạy:

“Này chư Tỳ-khưu, một bậc độc nhất vô nhị đang xuất hiện trong thế gian (mười ngàn cõi thế giới chúng sinh), không có vị thứ hai như Ngài, không có bậc đồng đẳng, không có người tương đồng, không có người sánh bằng, không có người cạnh tranh, bậc không giống như tất cả chúng sinh, mà giống như chư Phật trong quá khứ, là bậc Tối Thượng trong tất cả chúng sinh có hai chân (chư thiên, phạm thiênnhân loại).

Bậc đôc nhất vô nhị ấy là ai?

Bậc đôc nhất vô nhị ấy là Như Lai, Đức Arahán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Này chư Tỳ-khưu, bậc độc nhất vô nhị này đang xuất hiện trong thế gian, thì không có vị thứ hai như Ngài... Đức Phật là Bậc Tối Thượng trong tất cả chúng sinh.”

d) Đức Phật Bảo khó được nghe, được chiêm ngưỡng

Trong đời, những thứ châu báu quý hiếm, thường khó được thấy, khó có được dễ dàng. Cũng vậy, chúng sinh trong vòng tử sinh luân hồi thật khó được nghe danh hiệu Đức Phật, được chiêm ngưỡng Đức Phật lại càng khó hơn nữa.

Thật vậy, không phải kiếp trái đất nào cũng có Đức Phật xuất hiện. Theo lịch sử của Đức Phật Gotama, từ Đức Phật Dīpaṅkara đến Đức Phật Koṇḍañña, thời gian khoảng cách trải qua 1 a-tăng-kỳ kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không vô số kể, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian, gọi là suññakappa: kiếp trái đất không có Đức Phật xuất hiện. Tương tự như vậy, từ Đức Phật Koṇḍañña đến Đức Phật Maṅgala, từ Đức Phật Sobhita đến Đức Phật Anomadassī, và từ Đức Phật Nārada đến Đức Phật Padumuttara, thời gian khoảng cách trải qua một a-tăng-kỳ kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không vô số kể, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian. Cho nên, mỗi khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian này thật là một điều hy hữu, hiếm có vô cùng. Bởi vì, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Bồ Tát phải trải qua vô số kiếp trong khoảng thời gian lâu dài để tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật.

Ví dụ: Đức Phật Gotama đã xuất hiện trong thời đại của chúng ta. Ngài thuộc hạng Đức Bồ Tát trí tuệ ưu việt (paññādhika), nghĩa là thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật để cho đầy đủ trọn vẹn chỉ cần bằng nửa thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật của Đức Bồ Tát đức tin ưu việt (saddhādhika), và chỉ bằng một phần tư thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật của Đức Bồ Táttinh tấn ưu việt (vīriyādhika). Thế mà, tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát đã từng tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật trong thời kỳ phát nguyện ở trong tâm suốt 7 a-tăng-kỳ, trong thời kỳ phát nguyện bằng lời nói suốt 9 a-tăng-kỳ, và trong thời kỳ được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa mới trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giácdanh hiệu Đức Phật Gotama.

Cho nên, Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian là một điều thật hy hữu, vô cùng hiếm có. Vì vậy hằng ngày, Đức Phật thường nhắc nhở khuyên dạy chư Tỳ-khưu rằng:

“Các con cố gắng tinh tấn hoàn thành mọi phận sự Tứ Thánh Đế bằng pháp không dể duôi, tiến hành Tứ Niệm Xứ...”. Bởi vì:

Buddhhuppādo dullabho lokasmiṃ...

Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là một điều khó được...

Do đó, Đức Phật Bảo khó được nghe, khó được chiêm ngưỡng, khó được đến quy y nương nhờ.

e) Đức Phật Bảo là nơi nương nhờ của hạng chúng sinh cao quý

Trong đời, những thứ châu báu như kim cương, hột xoàn, ngọc manī... là những đồ trang sức của hạng người giàu sang phú quý. Còn những người nghèo khổ thiếu thốn, nhìn thấy được những thứ quý giá ấy, đã là một điều khó, huống gì được sử dụng chúng làm đồ trang sức cho mình.

Những thứ châu báu trong cõi người, cõi Long vương, cõi chư thiên, phạm thiên không thể nào sánh với Đức Phật Bảo.

Đức Phật Bảo là vô giá, là cao thượng, những người đến quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo phải là những hạng người có phước duyên, đã từng tạo nhiều phước thiện ba-la-mật, và được tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trong thời kỳ chư Phật quá khứ hoặc chư Thanh Văn Đệ tử của Ngài. Cho nên, kiếp hiện tại này, những người ấy mới có phước duyên đến xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật.

Do đó, Đức Phật Bảo là nơi nương nhờ của hạng chúng sinh cao quý.

Đó là 5 đặc tính của Đức Phật Bảo.

2- Dhamma: Pháp, đó là 10 chánh pháp: 1 pháp học 9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả + Niết Bàn) là lời giáo huấn của Đức Phật.

Chánh pháp này gọi là Đức Pháp Bảo vì có 5 đặc tính:

a) Đức Pháp Bảo xứng đáng được tôn kính

Pháp Bảo có 3 phần chính:

Pháp học chánh pháp đó là Tam TạngChú giải Pāḷi, lời giáo huấn của Đức Phật.

Pháp hành chánh pháp đó là hành giới, hành định, hành tuệ.

Pháp thành chánh pháp đó là 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn.

- Pháp học chánh pháp là nền tảng căn bản cho pháp hành chánh pháp. Cho nên, các hàng Thanh Văn có bổn phận học pháp học chánh pháp này cho hiểu rõ, để hành pháp hành chánh pháp cho đúng; để giữ gìn duy trì pháp học chánh pháp được trường tồn lâu dài trên thế gian. Pháp học chánh pháp này không chỉ đối với các hàng Thanh Văn phàm nhân và bậc Thánh hữu học, mà còn đối với các bậc Thánh vô học Arahán nữa. Bậc Thánh Arahán tuy không còn phải hành pháp hành chánh pháp để chứng đắc pháp thành chánh pháp, song quý Ngài còn có bổn phận học pháp học chánh pháp cốt để duy trì pháp học chánh pháp được trường tồn trên thế gian này.

Do đó, các hàng Thanh Văn, hết lòng tôn kính pháp học chánh pháp, bảo tồn pháp học chánh pháp.

- Pháp hành chánh pháp đó là pháp hành giới, pháp hành định, pháp hành tuệ.

Pháp hành giới đó là tác ý thiện tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi ác nghiệp, giữ gìn giới cho được trong sạchtrọn vẹn. Các hàng Thanh Văn tôn trọng giới, tôn kính giới, dù phải hy sinh tính mạng, chứ không chịu phạm giới, đứt giới; nhờ giới làm nền tảng cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ.

Pháp hành định đó là pháp hành thiền định dẫn đến chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, các bậc thiền vô sắc, để làm nền tảng cho pháp hành thiền tuệ.

Pháp hành tuệ đó là pháp hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót.

- Pháp thành chánh pháp đó là 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, là kết quả của pháp hành chánh pháp. Nhờ pháp thành chánh pháp, hành giả mới trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Cho nên, Đức Pháp Bảo xứng đáng được tôn kính không những đối với các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, mà còn đối với chư Phật trong quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật trong vị lai nữa, cũng đều tôn kính Đức Pháp Bảo.

b) Pháp Bảovô giá

Những thứ châu báu trong đời, dù quý giá đến mức nào cũng chỉ làm cho chủ nhân hoan hỷ, đem lại cho chủ nhân sự lợi ích trong kiếp hiện tại mà thôi, không đem lợi ích trong những kiếp vị lai.

Đức Pháp Bảo có 6 Ân đức Pháp đem lại cho các hàng Thanh Văn đệ tử sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai, và đặc biệt được giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Do đó, Đức Pháp Bảo thật là vô giá.

c) Pháp Bảo là cao thượng

Pháp học chánh pháp gồm những lời giáo huấn của Đức Phật, chỉ dẫn chúng sinh con đường giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Vậy pháp học chánh pháp là cao thượng.

Pháp hành chánh pháp đó là pháp hành giới, pháp hành định, pháp hành tuệ là pháp hành chánh pháp cao thượng.

Pháp thành chánh pháp đó là kết quả của pháp hành chánh pháp:

Chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu.

Chứng đắc Nhất Lai Thánh Đạo - Nhất Lai Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhất Lai.

Chứng đắc Bất Lai Thánh Đạo - Bất Lai Thánh Quả trở thành bậc Thánh Bất Lai.

Chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán.

Đó là 4 bậc Thánh Nhân cao thượng.

Do đó, Đức Pháp Bảo là cao thượng.

d) Đức Pháp Bảo khó được nghe thấy

Đức Pháp xuất hiện trên thế gian, khi có Đức Phật xuất hiện trên thế gian, mà Đức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó. Do đó, Đức Pháp Bảo cũng khó được nghe thấy.

Đức Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian, đồng thời Đức Pháp cũng xuất hiện trên thế gian. Tuy Đức Phật tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm rồi, song Đức Pháp Bảo vẫn còn tồn tại trên thế gian cho đến 5.000 năm tuổi thọ Phật giáo. Sau 5.000 năm rồi, trong cõi người sẽ không còn nghe thấy Đức Pháp Bảo nữa.

Như vậy, Đức Pháp Bảo khó được nghe thấy.

e) Đức Pháp Bảo là nơi nương nhờ của hạng chúng sinh cao quý

Những chúng sinh có đầy đủ phước duyên đến xin quy y nương nhờ nơi Phật Bảo, thì những người ấy cũng được quy y nương nhờ nơi Pháp Bảo.

Quy y nương nhờ nơi Pháp Bảo có hai hạng người:

- Chư bậc Thánh Thanh Văn quy y nương nhờ nơi pháp học, pháp hành (giới-định-tuệ) và đặc biệt đã chứng đắc pháp thành, Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn.

- Hạng phàm nhân quy y nương nhờ nơi pháp họcpháp hành (giới-định-tuệ), nhưng chưa chứng đắc pháp thành Phật giáo.

Những hàng Thanh Văn là hạng phàm nhân hoặc bậc Thánh Nhân đều chắc chắn là những người đã trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ đã tạo nhiều phước thiện ba-la-mật, đã gieo duyên lành từ chư Phật trong quá khứ hoặc chư Thanh Văn đệ tử của Ngài, cho nên kiếp hiện tại này mới có được phước duyên đến quy y nương nhờ nơi Pháp Bảo như vậy.

Do đó, Đức Pháp Bảo là nơi nương nhờ của hạng chúng sinh cao quý .

Đó là 5 đặc tính của Đức Pháp Bảo.

3- Saṃgha: Đức Tăng, đó là Ariyasaṃgha (chư Thánh Tăng), là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Chánh Đẳng Giác có 4 đôi thành 8 bậc Thánh.

 Bốn đôi Thánh ĐạoThánh Quả tương xứng

- Nhập Lưu Thánh ĐạoNhập Lưu Thánh Quả
- Nhất Lai Thánh Đạo
Nhất Lai Thánh Quả
- Bất Lai Thánh Đạo
Bất Lai Thánh Quả
- Arahán Thánh Đạo
Arahán Thánh Quả

Tám bậc Thánh: 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả

Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo (Sotāpattimagga)
Bậc Nhất Lai Thánh Đạo
(Sakadāgāmimagga)
Bậc Bất Lai Thánh Đạo
(Anāgāmimagga)
Bậc Arahán Thánh Đạo
(Arahattamagga)
Bậc Nhập Lưu Thánh Quả
(Sotāpattiphala)
Bậc Nhất Lai Thánh Quả
(Sakadāgāmiphala)
Bậc Bất Lai Thánh Quả
(Anāgāmiphala)
Bậc Arahán Thánh Quả
(Arahattaphala)

Đức Tăng gọi là Tăng Bảo vì có 5 đặc tính như sau:

a) Tăng Bảo xứng đáng được tôn kính

Đức Tăng Bảo là chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, quý Ngài đã hành đúng theo chánh pháp, có giới đức trong sạchthanh tịnh, có định đức vững vàng, có tuệ đức diệt đoạn tuyệt phiền não, có giải thoát đức vắng lặng, có giải thoát tri kiến đức quán xét các pháp. Quý Ngài là chư Thánh Tăng đã thừa hưởng chánh pháp, và giữ gìn duy trì phát huy chánh pháp của Đức Phật từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ gìn duy trì chánh pháp được trường tồn cho đến ngày nay.

Do đó, Đức Tăng Bảo thật xứng đáng được tôn kính.

b) Đức Tăng Bảo là vô giá

Đức Tăng Bảo là chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, có 9 Ân đức Tăng, quý Ngài là phước điền cao thượng của chúng sinh không có nơi nào sánh bằng. Những người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, họ tôn kính, lễ bái, dâng lễ cúng dường đến chư Thánh Tăng, dù ít dù nhiều, chắc chắnphước thiện vô lượng, và có quả của phước thiện vô cùng phong phú, vô lượng, ngay cả trong kiếp hiện tại, lẫn vô lượng kiếp vị lai. Họ được thành tựu quả báu trong cõi người, quả báu trong cõi trờiđặc biệt cuối cùng thành tựu Niết Bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Do đó, Đức Tăng Bảo là vô giá.

c) Đức Tăng Bảo là cao thượng

Đức Tăng Bảo là chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, quý Ngài đã hành đúng theo chánh pháp, đã chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai và bậc Thánh Arahán cao thượng nhất.

Do đó, Đức Tăng Bảo là cao thượng.

d) Tăng Bảo khó được nghe thấy

Đức Tăng Bảo xuất hiện trên thế gian, khi có Đức Phật Bảo và Đức Pháp Bảo xuất hiện trên thế gian, mà Đức Phật Bảo và Đức Pháp Bảo xuất hiện trên thế gian là một điều khó có được. Do đó, Đức Tăng Bảo cũng khó được nghe thấy.

Tuy Đức Phật Gotama đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm rồi, nhưng Đức Pháp BảoĐức Tăng Bảo vẫn còn tồn tại trên thế gian cho đến 5.000 năm mãn tuổi thọ Phật giáo. Sau 5.000 năm rồi, trong cõi người không còn ai nghe thấy Đức Tăng Bảo gồm cả chư Thánh Tăng và chư phàm Tăng nữa

Như vậy, Tăng Bảo rất khó được nghe thấy.

e) Đức Tăng Bảo là nơi nương nhờ của hạng chúng sinh cao quý

Người nào có phước duyên đến quy y nương nhờ Phật Bảo, quy y nương nhờ Pháp Bảo, thì người ấy cũng quy y nương nhờ Tăng Bảo. Những người đến quy y nương nhờ Tăng Bảo chắc chắn phải là những người đã trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, đã từng tạo phước hạnh ba-la-mật, có duyên lành nơi chư Phật trong thời quá khứ, hoặc chư Thanh Văn đệ tử của Ngài trong thời quá khứ. Do nhờ phước duyên đã tích luỹ nhiều đời trong quá khứ, nên kiếp hiện tại này mới có được cơ hội có duyên lành đến quy y nương nhờ nơi Tăng Bảo.

Do đó, Đức Tăng Bảo là nơi nương nhờ của hạng chúng sinh cao thượng.

Đó là 5 đặc tính của Đức Tăng Bảo.

DUYÊN LÀNH NƠI TAM BẢO

Phàm mỗi chúng sinh trong vòng tử sinh luân hồi trong tam giới, từ vô thủy trải qua vô số - vô số kiếp không sao kể xiết. Trong khoảng thời gian lâu dài ấy, đã có hàng triệu Đức Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian, chẳng lẽ chúng sinh ấy không từng gieo duyên lành nơi Đức Phật nào hoặc chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Ngài trong quá khứ ấy hay sao? Đó là điều khó biết được!

Trong kiếp hiện tại, có một số người chưa đến với Tam Bảo được, vì do một hay nhiều nguyên nhân nào đó, không hẳn là không có duyên lành.

Ví dụ: Trong thời kỳ Đức Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian, Đức Bồ Tát Jotipāla tiền kiếp của Đức Phật Gotama, sinh trưởng trong một gia đình quyền quý thuộc dòng dõi Bàlamôn, nên sinh tính ngã mạn, không chịu đến hầu Đức Phật Kassapa. Công tử Jotipāla có một người bạn tốt là Ghaṭīkāra thuộc dòng dõi thấp hèn, cậu Ghaṭīkāracận sự nam đã quy y nương nhờ nơi Tam Bảo, thường hay đến hầu Đức Phật Kassapa. Cậu đã nhiều lần động viên khuyến khích công tử Jotipāla cùng với mình đến hầu Đức Phật Kassapa; nhưng do tính ngã mạn về dòng dõi, nên lần nào công tử Jotipāla cũng khước từ. Không nản lòng, Ghaṭīkāra quyết tâm cố thuyết phục cho bằng được. Một hôm cậu Ghaṭīkāra mời công tử Jotipāla cùng đến tắm ở một bến sông gần nơi Đức Phật Kassapa đang ngự. Tắm xong, cậu Ghaṭīkāra động viên công tử Jotipāla rằng:

- Này bạn thân mến! Đức Phật Kassapa mà tôi tôn kính nhất hiện đang ngự gần đây, mời bạn cùng tôi đến hầu Đức Phật Kassapa.”

Công tử Jotipāla khước từ lời mời của cậu Ghaṭīkāra hai lần, đến lần thứ ba, không còn cách nào khác cậu Ghaṭīkāra bèn nắm đầu tóc của công tử Jotipāla dẫn đi.

Công tử Jotipāla vô cùng ngạc nhiên, bảo rằng:

- Này Ghaṭīkāra, ngươi thuộc dòng dõi thấp hèn hơn ta, tại sao lại dám nắm đầu tóc ta dẫn đi như vậy?

Tuy vậy, không thể làm gì khác được, nên công tử Jotipāla đành phải theo cậu Ghaṭīkāra đến hầu Đức Phật Kassapa.

Đức Bồ Tát Jotipāla ngồi lắng nghe Đức Phật Kassapa thuyết pháp, liền phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo và kính xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài.

Sau khi trở thành Tỳ-khưu không lâu, Tỳ-khưu Jotipāla đã thông thuộc Tam Tạng, chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, thiền vô sắc, chứng đắc ngũ thôngđặc biệt được Đức Phật Kassapa thọ ký rằng:

Trong thời vị lai, cùng trong kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này, Tỳ-khưu Jotipāla này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệuĐức Phật Gotama”.

Qua tích chuyện Đức Bồ Tát Jotipāla tiền kiếp của của Đức Phật Gotama, khiến chúng ta nên suy nghĩ rằng:

Đức Bồ Tát Jotipāla tiền kiếp của Đức Phật Gotama là quả của một quá trình diễn biến từ vô lượng-vô lượng kiếp trong quá khứ; từ thời kỳ phát nguyện trong tâm có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, đã tạo những pháp hạnh ba-la-mật suốt 7 a-tăng-kỳ; tiếp đến thời kỳ phát nguyện bằng lời nói, để cho tất cả chúng sinh nghe, hiểu biết ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác của mình, tiếp tục tạo ba-la-mật suốt 9 a-tăng-kỳ, cho đến kiếp đạo sĩ Sumedha tiền kiếp của Đức Phật Gotama được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký rằng: “Trong thời vị lai, còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, đạo sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệuĐức Phật Gotama”.

Đức Bồ Tát Sumedha tiếp tục tạo và bồi bổ cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, đã được 23 Đức Phật tuần tự thọ ký, đến thời kỳ Đức Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian lúc ấy, Đức Bồ Tát Jotipāla tiền kiếp của Đức Phật Gotama được sinh trưởng trong dòng dõi Bàlamôn. Do tính ngã mạn bởi dòng dõi, nên Đức Bồ Tát Jotipāla không chịu đến hầu Đức Phật Kassapa, đến nổi người bạn Ghaṭīkāra phải nắm lấy đầu tóc dẫn đi, mới đành chịu đến hầu Đức Phật Kassapa.

Bậc thiện tríthiện tâm trong sáng, luôn luôn mong muốn sự lợi ích, sự tiến hóa trong mọi thiện pháp, sự an lạc lâu dài đến cho mọi người. Cho nên, đối với số người nào chưa có đức tin nơi Tam Bảo, bậc thiện trí ấy tìm cách giảng dạy giáo pháp của Đức Phật, để cho người ấy phát sinh đức tin nơi Tam Bảo, dẫn dắt số người ấy đến xin thọ phép quy y Tam Bảo, khuyến khích họ xuất gia trở thành Sadi - Tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức Phật.

Ví như một người có hạt giống tốt lành, khi chưa đủ nhân duyên, thì hạt giống ấy chưa có thể nảy mầm được. Nếu có người giúp đỡ, hỗ trợ nhân duyên, thì hạt giống tốt lành ấy có thể nảy mầm, sinh trưởng, phát triển thành cây, trổ hoa, cho quả ngon lành.

Như tích Hoàng tử Nanda xuất gia thọ Tỳ-khưu được tóm lược như sau:

Hay tin Thái tử Siddhattha đã chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức vua Sudhodana truyền lệnh cho các quan cận thần đi kính thỉnh Đức Phật ngự trở về kinh thành Kapilavatthu vào ngày 16 tháng 4, sau khi đã trở thành Đức Phật được 1 năm lẻ 1 ngày, gần 7 năm xa cách, kể từ khi xuất gia rời bỏ kinh thành Kapilavatthu.

Đức Thế Tôn cùng 20.000 chư Đại đức Tăng Arahán ngự trở về kinh thành Kapilavatthu ngày đầu tiên.

Ngày thứ hai, Đức Phật thuyết pháp tế độ Đức vua Sudhodana. Sau khi lắng nghe chánh pháp, Đức vua chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, và tiếp theo chứng đắc Nhất Lai Thánh Đạo - Nhất Lai Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhất Lai; và chánh cung Hoàng hậu Mahāpajāpatigotamī cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu.

Ngày thứ ba, Đức Phật cùng chư Thánh Arahán đến cung điện Đức vua Suḍhodana, hôm ấy, nhằm ngày cử hành lễ đăng quang lên ngôi báu và hôn lễ của Hoàng tử Nanda cùng Công chúa Janapadakalyāṇī. Sau khi thọ thực xong, Đức Phật trao cái bát cho Hoàng tử Nanda, rồi Ngài ngự về ngôi chùa Nigrodhā. Hoàng tử Nanda ôm bát đi theo sau, nghe văng vẳng tiếng Công chúa Janapadakalyāṇī căn dặn:

Hoàng huynh hãy mau trở về”.

Khi đến ngôi chùa Nigrodhā, Đức Phật truyền dạy rằng:

- Này Nanda, con muốn xuất gia thọ Tỳ-khưu hay không?

Hoàng tử Nanda, vì quá tôn kính Đức Phật, nên không dám từ chối, bèn bạch với Đức Phật rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, dạ vâng, con muốn xuất gia thọ Tỳ-khưu. Bạch Ngài

Đức Phật truyền dạy chư Tỳ-khưu Tăng làm lễ thọ Tỳ-khưu cho Hoàng tử Nanda. Sau khi trở thành Tỳ-khưu, Tỳ-khưu Nanda không muốn hành phạm hạnh cao thượng, mà muốn hoàn tục trở về cung; bởi vì, nhớ lời căn dặn của hoàng muội Janapadakalyāṇī xinh đẹp tuyệt trần.

Đức Phật biết rõ tâm trạng chán nản hành phạm hạnh của Tỳ-khưu Nanda, nên cho gọi đến và truyền dạy rằng:

- Này Nanda, con chán nản hành phạm hạnh cao thượng, mà muốn hoàn tục trở về cung có phải hay không?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, dạ phải như vậy. Bạch Ngài.

- Này Nanda, do nguyên nhân nào mà con chán nản hành phạm hạnh cao thượng, muốn hoàn tục trở về cung?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, sở dĩ con chán nản hành phạm hạnh cao thượng, mà con muốn hoàn tục trở về cung, là vì con nhớ lời căn dặn của hoàng muội Janapadakalyāṇī xinh đẹp tuyệt trần. Bạch Ngài.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nắm tay Tỳ-khưu Nanda, bằng phép thần thông du hành bay lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên, trên đường đi, Đức Phật chỉ cho Tỳ-khưu Nanda thấy một con khỉ già ngồi ủ rủ trên cây khô, rồi tiếp tục ngự đến cung trời Tam Thập Tam Thiên. Tỳ-khưu Nanda nhìn thấy 500 thiên nữ xinh đẹp hầu hạ Đức vua trời Sakka, Đức Thế Tôn bèn hỏi Tỳ-khưu Nanda rằng:

- Này Nanda con nghĩ thế nào, 500 thiên nữ này so với Công chúa Janapadakalyāṇī ai xinh đẹp hơn?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, Công chúa Janapadakalyāṇī như con khỉ già ngồi ủ rủ trên cây khô, mà đã gặp trên đường đi, còn 500 thiên nữ này xinh đẹp tuyệt trần.

- Này Nanda, con có thích 500 thiên nữ này không?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, con thích 500 thiên nữ này lắm. Bạch Ngài.

- Này Nanda, nếu con thích 500 thiên nữ này, thì con phải hoan hỷ hành phạm hạnh cao thượng, rồi Như Lai sẽ bảo đảm cho.

Nghe Đức Thế Tôn truyền dạy như vậy, Tỳ-khưu Nanda vô cùng hoan hỷ hành phạm hạnh cao thượng.

Đức Thế Tôn cùng Tỳ-khưu Nanda hiện xuống trở lại ngôi chùa Jetavana. Không còn nhớ tưởng đến Công chúa Janapadakalyāṇī nữa, Tỳ-khưu Nanda cố gắng tinh tấn không ngừng hành phạm hạnh cao thượng, tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt tất cả mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng.

Sau khi chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, Ngài Đại đức Nanda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, và xin từ bỏ ý muốn được 500 thiên nữcõi trời.

Qua câu chuyện Ngài Đại đức Nanda, nếu khôngĐức Phật tạo nhân duyên tế độ, thì Hoàng tử Nanda không có cơ hội xuất gia trở thành Tỳ-khưu và cũng không chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cao thượng.

Sở dĩ Hoàng tử Nanda trở thành Tỳ-khưu và chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cao thượng, là do nhờ Đức Phật có tâm đại bi tế độ Hoàng tử. Nhưng không phải bất cứ chúng sinh nào Đức Phật cũng có thể tế độ, để họ chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cả thảy đâu?

Thật ra, Đức Phật thấy rõ biết rõ vốn tiền kiếp của Hoàng tử Nanda đã từng đến hầu Đức Phật Padumuttara, đã phát nguyện muốn trở thành bậc Arahán có đức hạnh đặc biệt xuất sắc về thu thúc lục căn thanh tịnh; và cũng được Đức Phật Padumuttara thọ ký xác định rằng: Trong thời vị lai, ý nguyện ấy sẽ được thành tựu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

Những tiền kiếp của Hoàng tử Nanda đã tạo 10 pháp hạnh ba-la-mật trải qua nhiều đời nhiều kiếp, từ thời kỳ Đức Phật Padumuttara cho đến thời kỳ Đức Phật Gotama, khoảng cách thời gian đúng 100 ngàn đại kiếp trái đất.

Kiếp hiện tại Hoàng tử Nanda đã có đầy đủ 10 pháp hạnh ba-la-mật, chắc chắn sẽ chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, trở thành bậc Thánh Đại Thanh Văn đệ tửđức hạnh đặc biệt xuất sắc về thu thúc lục căn thanh tịnh, trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Nhưng vì Hoàng tử bị vướng mắc vào sắc đẹp tuyệt trần của hoàng muội Janapadakalyāṇī, nên không muốn xuất gia trở thành Tỳ-khưu; vì lòng tôn kính Đức Phật, nên phải xuất gia. Sau khi trở thành Tỳ-khưu rồi, Tỳ-khưu Nanda chán nản hành phạm hạnh cao thượng, muốn hoàn tục trở về cung. Đức Thế Tôn là Đức Vô Thượng Giáo Hóa chúng sinh, Ngài đã khéo sử dụng đến kế sắc đẹp tuyệt vời của thiên nữ, để gỡ vướng mắc về sắc đẹp tầm thường của con người. Nhờ vậy, nên Tỳ-khưu Nanda không còn màng đến sắc đẹp của hoàng muội Janapadakalyāṇī nữa, mà cố gắng tinh tấn hành phạm hạnh cao thượng, tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng đắc thành bậc Thánh Arahán cao thượng.

Như vậy, Tỳ-khưu Nanda đã có sẵn hạt giống lành, còn Đức Phật trợ duyên để cho hạt giống ấy được có cơ hội nảy mầm, tăng trưởng trổ hoa cho quả.

Ngài Đại đức Sāriputta thuyết pháp tế độ thân mẫu

Ngài Đại đức Sāriputta đã xuất gia trở thành Tỳ-khưu là bậc Thánh Arahán được 44 năm. Quán xét thấy rõ còn 7 ngày nữa sẽ tịch diệt Niết Bàn, Ngài đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xin phép tịch diệt Niết Bàn.

Đức Thế Tôn truyền hỏi:

- Này Sāriputta, con sẽ tịch diệt Niết Bàn tại nơi nào?

Ngài Đại đức Sāriputta bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, con sẽ tịch diệt Niết Bàn tại ngôi nhà nơi con sinh trưởng, làng Nālākāgāma xứ Magadha, đồng thời con sẽ tế độ thân mẫu của con. Tuy bà có 7 người con đã trở thành bậc Thánh Arahán, song bà vẫn chưa có đức tin nơi Tam Bảo.

Ngài Đại đức Sāriputta cùng 500 vị đệ tử đảnh lễ xin phép từ giã Đức Thế Tôn. Ngài trở về lại ngôi nhà xưa, trong căn phòng nơi Ngài đã sinh trưởng.

Trong đêm cuối cùng của Ngài Đại đức Sāriputta có các vị Vua trời từ cõi Tứ Đại Thiên Vương, cõi Tam Thập Tam Thiên, cõi Dạ Ma Thiên, cõi Đẩu Suất Đà Thiên, cõi Hóa Lạc Thiên, cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên trong 6 cõi trời dục giới; tiếp đến chư Đại phạm thiên các cõi trời sắc giới đều tuần tự đến chiêm bái đảnh lễ Ngài Sāriputta lần cuối cùng.

thân mẫu của Ngài nhìn thấy chư thiên, Đại phạm thiênhào quang sáng ngời, vị sau hơn vị trước, bà muốn biết những vị chư thiên, chư Đại phạm thiên ấy là vị nào mà có lòng tôn kính con của bà đến như thế, nên bà đến phòng của Ngài, hỏi Đại đức Cunda (người con trai của bà) rằng:

- Này Cunda, các vị chư thiên nào mà có lòng tôn kính, đến chiêm bái đảnh lễ sư huynh của con như vậy?

Đại đức Cunda thưa rằng:

- Thưa thân mẫu, bốn vị đầu tiên đó là Tứ Đại Thiên Vương.

nghĩ thầm: “Tứ Đại Thiên Vương có lòng tôn kính chiêm bái, đảnh lễ con ta; con ta cao thượng như vậy sao! Đức Phật là Bậc Thầy của con ta chắc chắn cao thượng hơn nhiều”. Và bà hỏi tiếp:

- Này Cunda, còn các vị chư thiên khác là vị nào vậy?

Đại đức Cunda thưa tiếp:

- Thưa thân mẫu, Đức vua trời Sakka từ cõi trời Tam Thập Tam Thiên, kế đến Đức vua trời Sujāma cõi trời Dạ Ma Thiên, Đức vua trời Santussita cõi trời Đâu Suất Đà Thiên, Đức vua trời Sunimmita cõi trời Hóa Lạc Thiên, Đức vua trời Paranimmita từ cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên, và tiếp đến chư Đại phạm thiên từ các tầng trời sắc giới...

Nghe vậy bà lại nghĩ rằng: “Đại phạm thiên mà ta tôn kính, chư Đại phạm thiên ấy lại có lòng tôn kính, chiêm bái đảnh lễ con của ta, con ta cao thượng đến như vậy sao! Đức Phật là Bậc Thầy của con ta, vậy Đức Phật còn cao thượng biết dường nào!

Nghĩ vậy, bà phát sinh tâm hỷ lạc chưa từng có, bà ân cần thăm hỏi bệnh tình của Ngài Sāriputta và bày tỏ ý nghĩ của mình. Ngài Đại đức Sāriputta biết đúng lúc hợp thời, nên Ngài thuyết giảng về Ân đức Phật để tế độ thân mẫu của Ngài. Sau khi lắng nghe pháp xong, bà liền chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưuđức tin trong sạch vững chắc nơi Tam Bảo.

Ngài Đại đức Sāriputta suy tư rằng: “Nay ta đã đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu”. Rạng đông đêm ấy, Ngài Sāriputta tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Qua tích chuyện về thân mẫu của Ngài Đại đức Sāriputta, bà chưa có đức tin nơi Tam Bảo, vì bà tin nơi vị Đại phạm thiên là cao thượng; và bà cũng đã từng bực mình vì bảy đứa con của bà đều bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama v.v... đó là những nguyên nhân cản trở làm cho bà chưa có đức tin nơi Tam Bảo, chứ không phải bà không có duyên lành nơi Tam Bảo. Khi bà nhìn thấy vị Đại phạm thiên mà bà tôn kính, chư Đại phạm thiên ấy lại có lòng tôn kính, đến chiêm bái đảnh lễ con của bà, thì con của bà còn cao thượng hơn chư Đại phạm thiên ấy. Bà suy nghĩ tiếp: Đức Phật là Bậc Thầy của con bà, vậy Đức Phật chắc chắn còn cao thượng biết dường nào!

Do đó, bà liền phát sinh đức tin nơi Tam Bảo, phát sinh tâm hoan hỷ với việc bảy người con bỏ nhà đi xuất gia trở thành Tỳ-khưu là việc làm chính đáng và cao thượng.

Như vậy, nhờ Ngài Đại đức Sāriputta, Bậc đại trí tuệ thấy rõ biết rõ, hợp thời, đúng lúc, nên chuyển hóa thân mẫu của Ngài từ tà kiến sang chánh kiến, từ phàm nhân sang bậc Thánh Nhân, để đền đáp với công ơn sinh thành dưỡng dục của thân mẫu. Thật là một tấm gương sáng cho người đời nên noi theo.

Biết Đức Phật, kính Đức Phật

Trong thời Đức Phật còn tại thế, có số người chỉ nghe đến danh hiệuBuddho: Đức Phật” liền phát sinh đức tin trong sạch nơi Đức Phật, như trường hợp của ông phú hộ Anathapiṇdika, Đức vua Mahākappinna v.v...

Cũng có số người nghe đến Đức Phật không hài lòng, tìm đến gặp Đức Phật mắng nhiếc, chửi rủa, hăm dọa Đức Phật, như trường hợp ông Bàlamôn Akkosaka được tóm lược như sau:

* Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Veluvana gần kinh thành Rājagaha. Khi hay tin người anh là Bhāradvāja đã xuất gia trở thành Tỳ-khưu nơi Đức Thế Tôn, ông Bàlamôn Akkosaka nổi giận, tìm đến gặp Đức Phật chửi rủa, mắng nhiếc, hăm dọa Đức Phật. Đức Phật vẫn an nhiên tự tại, hoàn toàn không nhận lời mắng chửi của ông Bàlamôn Akkosaka.

Khi ấy Đức Phật truyền dạy rằng:

- Này ông Bàlamôn, ông chửi rủa, mắng nhiếc, hăm dọa Như Lai, mà Như Lai không chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ trả lại ông; ông giận Như Lai, mà Như Lai không hề giận trả lại ông; ông cố tâm chọc tức Như Lai, mà Như Lai không chọc tức trả lại ông. Như Lai hoàn toàn không nhận điều gì cuả ông cả.

Này ông Bàlamôn, người nào chửi mắng trả lại người đã chửi mắng mình; người nào nổi giận trả lại người đã nổi giận mình; người nào cố tâm chọc tức trả lại người đã chọc tức mình,... Như Lai gọi người ấy là người cùng chung hưởng lẫn nhau. Còn Như Lai không cùng chung hưởng với ông, không cùng ăn thua với ông.

Này ông Bàlamôn, như vậy, những lời chửi mắng... chỉ thuộc về một mình ông mà thôi.

Đức Thế Tôn thuyết dạy bài kệ rằng:

Này ông Bàlamôn!
Người nào diệt tâm sân, không còn nóng giận nữa,
Sống an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ tâm,
chứng ngộ chân lý, dập tắt mọi phiền não,
Tâm sân hận từ đâu, mà phát sinh lên được?
Người nào hay nổi giận, trả thù kẻ giận mình,
Người ấy thấp hèn hơn, kẻ giận mình gấp bội.
Người không giận trả đũa, với kẻ đã giận mình,
Gọi là người chiến thắng
, mà người thường khó thắng.
Người nào biết ai giận, có chánh niệm giữ mình,
Dập tắt mọi phiền não, người ấy gọi là người,
Thực hành pháp nhẫn nại, giữ gìn sự lợi ích,
Cho mình và cho người, cả hai đều cùng lợi.
Người giữ gìn lợi ích, cả cho mình lẫn người.
Những người không trí tuệ, không biết rõ thiện pháp.

Hiểu lầm người ấy rằng: “Một hạng người khờ dại”.

Khi Đức Thế Tôn thuyết dạy xong, thì ông Bàlamôn Akkosaka thành kính bạch rằng:

- Kính bạch Đức Gotama, lời dạy của Ngài rõ ràng quá.
Kính bạch Đức Gotama, lời dạy của Ngài rõ ràng quá.

Sau khi tán dương, ca tụng Đức Thế Tôn xong, ông Bàlamôn Akkosaka phát sinh đức tin trong sạch, rồi xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, và kính xin Đức Thế Tôn cho phép ông được xuất gia thọ Sa di, thọ Tỳ-khưu nơi Ngài.

Đức Thế Tôn cho phép Bàlamôn Akkosaka xuất gia trở thành Tỳ-khưu, theo như ý nguyện. Sau khi trở thành Tỳ-khưu không lâu, Tỳ-khưu Akkosaka hoan hỷ sống một mình nơi thanh vắng, không dể duôi, tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng, trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

* Trường hợp Aṅgulimāla, là kẻ cướp sát nhân, nhìn thấy Đức Phật, Aṅgulimāla đã cầm gươm đuổi theo định giết Ngài. Đức Phật vừa đi, vừa thuyết pháp cải hóa y, Aṅgulimāla tỉnh ngộ và kính xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài. Đức Phật cho phép Aṅgulimāla thọ Tỳ-khưu. Về sau, không lâu Tỳ-khưu Aṅgulimāla tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng đắc thành bậc Thánh Arahán.

* Trường hợp dạ xoa Āḷavaka, y dùng đủ các phép mầu nguy hiểm để xua đuổi Đức Phật ra khỏi lâu đài của y, nhưng không có khả năng thực hiện được. Cuối cùng, dạ xoa Āḷavaka đặt các câu hỏi để bắt bí Đức Phật, nếu Ngài không trả lời được, thì phải ra khỏi lâu đài. Đức Phật đã trả lời thông suốt, giúp cho dạ xoa Āḷavaka chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu v.v...

Đức Phật thấy rõ, biết rõ những chúng sinh đã từng gieo duyên lành nơi chư Phật trong quá khứ, đã từng tạo nhiều pháp hạnh ba-la-mật, có thể chứng đắc thành bậc Thánh Nhân. Trong kiếp hiện tại, nguyên nhân gây ra sự bực mình, oán ghét Đức Phật, thì chỉ là tạm bợ nhất thời; một khi người ấy đã tỉnh ngộ rồi, thì sẽ không còn một chướng ngại nào để người ấy có thể dễ dàng chứng đắc thành bậc Thánh Nhân.

Giúp cơ hội đến người khác

Đức vua Asoka, một Đấng Minh Quân, là một cận sự namđức tin trong sạch nơi Tam Bảohết lòng hộ trì Phật giáo. Đức vua có ý định truyền ngôi báu lại cho Thái tử Mahinda. Nhưng sau khi suy xét giữa việc truyền ngôi báu và việc cho phép Thái tử xuất gia; Đức vua đã sáng suốt lựa chọn việc xuất gia trở thành Tỳ-khưu, là việc cao thượng hơn nhiều. Nếu Thái tử Mahinda nghe theo lời vua cha chịu xuất gia trở thành Tỳ-khưu, thì đương nhiên Đức vua sẽ trở thành người thân quyến kế thừa của Phật giáo (Dāyado sāsanassa).

Đức vua truyền dạy Hoàng tử Mahinda rằng:

- Này Hoàng nhi yêu quý! Con có muốn xuất gia trở thành Tỳ-khưu hay không?

Hoàng tử Mahinda vốn là người có đầy đủ pháp hạnh ba-la-mật, kiếp này là kiếp chót; nên khi nghe Đức vua hỏi, như hạt giống tốt hội đủ duyên lành, liền tâu rằng:

- Tâu Phụ hoàng, con muốn xuất gia trở thành Tỳ-khưu. Kính xin Phụ hoàng cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong Phật giáo.

Khi ấy, Công chúa Saṃghamittā cũng đang đứng gần ở đó, Đức vua liền quay sang và cũng truyền dạy Công chúa rằng:

- Này Saṃghamittā, con yêu quý! Con có muốn xuất gia trở thành Tỳ-khưu ni hay không?

Cũng như Thái tử Mahinda, Công chúa Saṃghamittā là người đã từng tạo ba-la-mật nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, kiếp này là kiếp chót của Công chúa; nên khi nghe Đức vua hỏi như vậy, Công chúa Saṃghamittā vô cùng hoan hỷ tâu rằng:

- Tâu Phụ hoàng, con muốn xuất gia trở thành Tỳ-khưu ni. Kính xin Phụ hoàng cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ-khưu ni trong Phật giáo.

Thái tử Mahinda tròn 20 tuổi, chư Đại đức Tăng cho phép làm lễ thọ Tỳ-khưu, Công chúa Saṃghamittā mới lên 18 tuổi nên xuất gia Sikkhamānā.

Một thời gian sau, Ngài Đại đức Mahinda đã chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Về sau, Ngài đã dẫn một phái đoàn chư Thánh Tăng sang đảo quốc Sirilankā truyền bá Phật giáo.

Tiếp theo, Tỳ-khưu ni Saṃghamittā cũng chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, về sau, cũng dẫn một phái đoàn Tỳ-khưu ni sang đảo quốc Sirilankā để làm lễ xuất gia thọ Tỳ-khưu ni cho các Công chúa, công nương và những người nữ khác trên đảo quốc Sirilankā.

Trong đời này, có những hạng người có khả năng tự giác, không cần đến sự động viên khuyết khích giúp đỡ của người khác, mà họ cũng có thể thành tựu được ý nguyện của mình.

Và cũng có những hạng người không thể tự giác, không thể tự mình hiểu biết, nên cần phải có sự động viên khuyến khích giúp đỡ của người khác, thậm chí còn phải được dẫn dắt dạy dỗ, thì họ mới có thể thành tựu. Đối với những hạng người này việc giúp đỡ tạo cho họ một cơ hội tốt, một trợ duyên tốt là điều kiện rất cần thiết, để những hạt giống tốt ấy có cơ hội nảy mầm và phát triển.

CÚNG DƯỜNG PHÁP BẢO

Trong thời Đức Phật còn tại thế, có một vị Bàlamôn đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bèn bạch rằng:

- Kính bạch đức Thế Tôn, cúng dường Phật Bảo, cúng dường Tăng Bảo thì có người thọ nhận rõ ràng; còn cúng dường đến Pháp Bảo, thì con phải cúng dường bằng cách nào?

Đức Phật truyền dạy rằng:

“Sacepi Brahmaṇa Dhammaratanaṃ pūjetukāmo ekaṃ bahussutaṃ pūjehi”.

- Này Bàlamôn, nếu muốn cúng dường đến Pháp Bảo, thì con nên cúng dường đến vị đa văn túc trí (bahussuta).

Ông Bàlamôn đảnh lễ Đức Phật xong, xin phép lui ra và đi hỏi chư Đại đức để biết vị nào là đa văn túc trí.

Chư Đại đức chỉ dẫn, giới thiệu Ngài Đại đức Ānanda là bậc Đa Văn Túc Trí, bậc giữ kho tàng Pháp Bảo. Ông Bàlamôn tìm đến đảnh lễ Ngài Đại đức Ānanda, rồi kính dâng đến Ngài bộ tam y giá 1.000 đồng (tiền Ấn Độ ngày xưa).

Ngài Đại đức Ānanda thọ nhận, sau đó, Ngài kính dâng lại bộ tam y đó đến Ngài Đại đức Sāriputtabậc Thống Lĩnh Pháp (Dhammasenāpati).

Hiện nay, Phật giáo tại Myanmar còn có những bậc Đại Trưởng Lão thông thuộc Tam TạngChú giải Pāḷi, nếu thí chủtác ý thiện tâm hướng tâm đến cúng dường Pháp Bảo, thì nên cúng dường đến những vị Đại Trưởng Lão ấy, hoặc thí chủtác ý thiện tâm hướng tâm đến cúng dường Pháp Bảo, thì kính dâng đến vị Pháp sư thuyết giảng chánh pháp, hay cúng dường bốn thứ vật dụng đến chư Đại đức giảng dạy chánh pháp, và đến chư Tỳ-khưu hay Sadi ngày đêm đang học hành chánh pháp, đang giữ gìn duy trì chánh pháp v.v.., cũng được gọi là cúng dường Pháp Bảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 162)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 308)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 337)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 619)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 677)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 636)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 599)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 540)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 685)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 701)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 491)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 667)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 590)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 709)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 702)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 768)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 790)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 767)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 958)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 826)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1382)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 910)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1074)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1059)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 990)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 980)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1120)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1397)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1156)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 965)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 816)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 944)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 970)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1394)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1138)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1171)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1068)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1516)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1394)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1382)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 979)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1372)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1288)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1248)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant