GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
---oOo---
50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Sa môn THÍCH THIỆN HOA soạn
Tập II:
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NGÀY NAY
hay
là
50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU
Người Việt Nam mà không biết gì về nước Việt Nam, cũng như người Phật tử Việt Nam mà không biết gì về Phật giáo Việt Nam, đó là một điều khuyết điểm lớn!
Vì thế nên từ lâu, tôi cố tìm hiểu những gì ở nước Việt Nam như văn hoá, giáo dục, phong tục, tôn giáo v.v... Cũng như tìm hiểu trong mỗi tỉnh, nào cổ tích, phong cảnh, tập quán v.v… Tôi tìm và xem qua quyển Địa – Phương – Chí, chỉ biết được phần nào, vì nhiều quyển trình bày sơ sài hoặc quá dài dòng mà không rõ nên tôi chưa thỏa mãn về mọi mặt.
Ngoài sự tìm hiểu Về Quốc gia Dân tộc Việt Nam, tôi còn muốn tìm hiểu rõ ràng về các Tôn giáo tại Việt Nam, nhất là Phật giáo. Tăng Ni và Tín đồ? Về Văn hoá Giáo dục Phật giáo? các cơ sở từ thiện xã hội?.v.v.. thì chưa có một tài liệu nào làm tôi được thỏa mãn!
Cách đây hai mươi năm, vào dịp mùa xuân có khách đến thăm và tặng tôi món quà, trong đó có một tấm lịch Nhật Bản và một quyển “Nhật Bản ngày nay”. Sau khi đọc xong quyển sánh này tôi rất thích thú: về mỹ thuật thì rất khéo và đẹp; về nội dung thì trình bày mọi ngành hoạt động của đất nước Nhật, đã gọn gàng rành rõ và rất khoa học. Người chưa đến nước Nhật, sau khi xem qua quyển này rồi, có thể biết rõ nước Nhật như xem bàn tay.
Rồi tôi hỏi: Tại sao người ta không viết quyển “Việt Nam Ngày nay” như vầy? hay quyển “Phật giáo Việt Nam ngày nay”. Do đó, tôi mới nghĩ đến việc viết quyển “Phật giáo Việt Nam ngày nay”. Từ đó tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu. Thông tư các nơi nhắc lại nhiều lần, nhưng có nhiều nơi chưa gởi tài liệu về. Vì thế nên quyển sách này còn thiếu sót rất nhiều.
Vậy sau khi nhận được bản thảo quyển sách nầy, yêu cầu quí liệt vị Đại diện các tỉnh Giáo hội xem theo mục lục trong đây, nếu thấy quí tỉnh Giáo hội nào chưa gởi tài liệu về thì xin gởi về gấp (xin làm đúng theo mẫu báo cáo của Tỉnh Giáo hội An Giang (Long xuyên): có báo cáo tổng quát toàn tỉnh và chi tiết mỗi quận; xem văn thư số 096-VHĐ/VP ngày 27.O2. 1970 và số 0102-VHĐ/VP ngày 28. 11. 1969); còn tỉnh Giáo hội nào đã gởi báo cáo về rồi mà còn thiếu sót thì xin hoan hỷ viết lại đầy đủ hơn và gởi về để chúng tôi bổ túc lại, sau khi in thành, quí tỉnh khỏi bị thiệt thòi.
Rất mong Quí Liệt vị hoan hỷ lưu tâm cho công tác Phật sự công cộng và cần thiết này.
Nay Kính
Mùa Phật Đản năm 2515 (1971)
Sa Môn THÍCH THIỆN HOA
HÌNH ẢNH
Phần thứ nhất, có các hình ảnh sau đây:
1. Đức Tăng Thống
2. Đức Phó Tăng Thống
3. Thượng tọa Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống
4. Quý Hoà Thượng Hội Trung Ương
5. Thượng tọa Viện Trưởng viện Hoá Đạo
6. Thượng tọa Phó I Viện TrưởngViện Hoá Đạo
7. Thượng tọa Phó II Viện Trưởng Viện Hoá Đạo
8. Thượng tọa Tổng Thủ Bổn Viện Hoá Đạo
9. Thượng tọa Chánh Đại diện Miền Vạn Hạnh
10. Thượng tọa Chánh Đại diện Miền Liễu Quán
11. Thượng tọa Chánh Đại diện Miền Khuông Việt
12. Thượng tọa Chánh Đại diện Miền Khánh Hoà
13. Thượng tọa Chánh Đại diện Miền Huệ Quang
14. Thượng tọa Chánh Đại diện Miền Khánh Anh
15. Thượng tọa Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo
16. Thượng tọa Nguyên Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống
(7 Tổng vụ, hình ảnh in theo mỗi Vụ)