Khi
dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏixuất hiện một cách mau lẹ đến
ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
1. Thuyết phápđộ sanh là bản hoài của Phật, vậy tại sao khi Thành Ðạo rồi Ngài lại không muốn thuyết pháp, đợi đến khi Phạm vương thưa thỉnh, Ngài mới thuyết?
- Xin thưa: Như kinh đã nói đến, không phải Phật nhất định không muốn thuyết pháp, song Ngài còn
ngần ngại giữa một bên là giáo lýgiác ngộ quá cao siêu, một bên căn tínhchúng sanh quá thấp kém, sợ đem giáo pháp ấy nói cho chúng sanh ấy có hại hơn có lợi. Trong lúc Phật đang quán xét phải thuyết pháp cách nào mới đưa đến nhiều lợi ích, thì Phạm vương đến thưa thỉnh. Như vậy việc thưa thỉnh này chỉ đáng xem là một việc làmđúng lúc chớ không phải
một quyết địnhtối hậu, mở đầu cuộc thuyết pháp của Phật. Vả lại, thời bấy giờ dân Ấn Ðộ tin thờ Phạm thiên vương là chúa tể. Nay thấy Phạm thiên vươngthỉnh Phậtthuyết pháp như vậy thì họ sẽ tôn kính Phật mà lắng tai nghe, trừ bỏ lòng tự tôn vào giáo pháp của Bà-la-môn xưa nay. (Muốn hiểu rộng hơn xin xem Luận Ðại Trí Ðộ quyển 7).
2. A Nan không thỉnh Phật ở đời lâu thêm vì tâm trí bị Ma vương ám. Nhưng sau đó Ngài nhận lời Ma vương nhập Niết-bàn, như thế phải chăngPhật thiên vị Ma vương?
- Xin thưa: Phàm ở đời việc gì đến nó phải đến. Khi cơ duyênhóa độ đã mãn tất nhiên Phật vào Niết-bàn, dù khi đó có hay không có Ma vương thưa thỉnh. Trái lại, khi cơ duyênhóa độ chưa mãn, lúc Ngài
ở bên sông Ni-liên-thuyền, lúc Ngài vừa Thành Ðạo, dù Ma vương có đến thỉnh Phật vẫn không vào Niết-bàn. Vậy việc Phật nói với Ma vương sau ba
tháng sẽ vào Niết-bàn chỉ là một dịp Phật thổ lộý định của mình mà thôi.
3. Phật là bậc tự tạitự chủ, sao Ngài không duy trì xác thân ở đời mãi mãi để làm lợi ích cho chúng sanh? Nếu Phật còn phải chịu
sự sống chết như mọi người, thì sao gọi Phật là tự tại tự chủ?
-
Xin thưa: Chân lý muôn đời của vũ trụ là hễ có sinh thì có diệt, có hiệp thì có ly, không một ai có thể làm cho khác đi được. Nhưng chúng sanh vì vô minhthường cótham vọng đi ngược lại chân lý nên phải đau khổđời đời. Trái lại chư Phật Bồ -tát giác ngộ, thể nhậpchân lý nên thường được tự tại như chân lý, một sự tự tại siêu tuyệt: Ở nơi sinh mà bất sinh, ở nơi diệt mà bất diệt; bất sinh bất diệt tức giải thoáttự tại ngoài vòng chi phối của bất cứ điều gì, dù là sinh là tử. Cho nên cùng một hình thứcsinh tử, ta thấy về xác thân mà ở nơi chúng sanh thì là luân hồiđau khổ, ở nơi Phật thì lại tự tạigiải thoát.
Còn sự lợi sự hại theo Phật thì chúng sanh lắm lúc không đồng nhau. Cùng một
chuyện chúng sanh thấy lợi, Phật thấy không lợi, chúng sanh thấy hại, Phật thấy không hại. Do đó, dù Phật diệt độ mà Ngài vẫn thấy chúng sanh còn được nhờ giáo pháp Phật để lại, để nổ lực tu hành mà không sanh tâm ỷ
lại vào sự tế độ của Phật. Mỗi người phải lo tự giác ngộ chứ không ai giác ngộthế cho ai được. Hễ ai giác ngộ được, người đó hết đau khổ, dù Phật còn ở đời, mà chúng sanh không chịu tự lo giác ngộ theo phương pháp
Phật chỉ dạy cũng không ích gì.
Một câu chuyệntương tự dưới đây, tuy đơn giản nhưng có thể làm một tiêu chuẩn cho ta suy nghiệm đến đường lối cứu đời của Phật khác xa thường tình nghĩ tưởng: Lúc Phật còn tại thế, có một người đàn bà không may phải làm dâu trong một gia đìnhác độc, bà ta bị hất hủi, bạc đãi đủ điều, nên chỉ còn biết đặt hy vọng vào đứa con độc nhất của mình. Nhưng cũng rủi luôn cho bà, đứa con ấy vừa lên ba thì mệnh yểu. Bà đau khổđiên cuồng ôm thây con đến mấy vị bác sĩ, nhờ cứu chữa. Bác sĩ, lương y nào cũng lắc đầu bó tay. Cuối cùng
có người vẽ cho bà tìm đến đức Thế Tôn, may ra Ngài có thể cứu được con
bà. Một tia hy vọngcuối cùng lại vụt sáng giữa lúc tâm thần đang bối rốiđau khổ, bà ôm xác con chạy gấp đến chỗ Phật, sau khi vái chào, bà liền cầu xin Phật cho đứa con bà sống lại, Phật dạy: Ðược, Bà hãy đi kiếm cho Ta một nắm hạt cải ở nhà nào từ xưa nay không có người chết, đem về đây Ta sẽ cứu cho". Bà mừng rỡ lật đật chạy đi kiếm.
Khi bà đến nhà thứ nhất, được người đem cho nắm hạt cải. Bà liền hỏi chủ nhà: "Nhà này xưa nay có ai chết không?" Chủ nhà trả lời: "đã có mấy người chết". Bà ta nói đức Thế Tôn dặn kiếm thứ hạt cải ở nhà nào xưa nay không có người chết, nên bà ta đem trả lại nắm hạt cải. Bà ta cũng hỏi và cũng không nhận như nhà trước. Cứ như thế bà ta đi từ nhà nọ đến
nhà kia khắp vùng mà vẫn không kiếm ra một nắm hạt cải đúng như lời Phật dặn. Bỗng nhiên một giây phút tỉnh ngộ, lý vô thường bật sáng trong
tâm bà, phá tan bao điều sầu khổ, u ám, bà lặng lẽ đem con đi chôn rồi trở lạitinh xá bạch Thế Tôn: "Việc Ngài dạy con đã làm xong". Rồi bà đảnh lễ Phật xin quy y làm đệ tử.
Khi đọc chuyện này, không khéo lại có người đặt lời phê phán: "Thế Phật có hơn gì mấy ông bác sĩ, lương
y? Phật còn không bằng các đạo sĩ, giáo chủ khác dùng phép lạ cứu người
chết rồi sống lại? Tình thương của Phật như thế tỏ ra một tình thương quá lạt lẽo đến phũ phàng, một tình thương không thực tế! "Nhưng không, nếu cứ ôn tồn suy nghĩ chắc người ta sẽ không phê phán một cách quá nông
nổi và sai lầm đối với lòng từ bi quá thâm thúy và thiết thực như trên của Phật. Ðối với Phật, Ngài đã thấy rõ, sở dĩchúng sanhđau khổ chỉ vì
không giác ngộ được chân lýthực tạivô thường, lại muốn bám chặt vào những mảnh vô thường và nhận chắc đó là ta và của ta, vì vậytình thương
của Ngài là cốt làm thế nào phá trừ vô minh đưa chúng sanh đến nơi giác
ngộ tức hết đau khổ, nếu không như vậy, dù có làm cách nào, cũng chỉ là
cách cứu chữa tạm thời, đôi khi còn vì nó gây thêm đậm nét đau khổ là khác. Ví dụ như ông thầy thuốc không chịu tìm chữa từ bịnh căn, chỉ nghe
con bịnh nói đau mắt, đau đầu bừa, không tìm nguyên nhân thì không bao giờ hết bịnh, vì bịnh căn là mầm mống chưa trừ.
Như vậy đến đây, ta hiểu được rằng tại sao Phật không dùng phép lạcứu sống đứa con người đàn bà kia. Chúng ta cũng biết rõ rằng dù Phật có cứu sống đứa nhỏ
bằng phép lạ đi nữa rồi một ngày kia nó cũng vẫn già, vẫn bịnh, vẫn chết và người đàn bà mẹ nó, cũng vẫn đau khổ như từ bao giờ không hơn không kém, nếu bà không một lầntỉnh ngộ như trong khi đi xin hạt cải: chết sống không phải là khổ mà khổ vì không giác ngộ lẽ chết sống.
4.
Chúng sanhđau khổ nhưng kém hèn không tự cứu lấy mình được mới chạy đến Phật cầu cứu. Thay vì phải soi sáng, cứu độ cho họ, Phật lại dạy: "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi". Như thế nghĩa là sao? Nếu chúng sanh tự thắp đuốc lên mà đi được thì phỏng có lợi ích gì mà họ phải chạy
đến Phật?
- Xin thưa: Phật dạy mỗi người phải tự giác ngộ lấy mình chớ không ai giác ngộthế cho được, đó là lời dạy chí lýhiển nhiên
đúng thật không thể chối cãi được, và câu "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi" đã nằm trong ý nghĩatự giác ngộ đó. Tuy nhiên, nếu suốt một đờigiáo hóa của Phật, thỉ chung Ngài chỉ dạy có một câu ấy bất cứ đối với ai và bất cứ lúc nào, thì cũng đáng cho ta sự thắc mắc trên, bởi nếu
như vậy, chúng ta sẽ không hiểu gì là cái đuốc. Tại sao phải tự thắp, làm thế nào để thắp và đi về đâu. Nhưng đằng này khác hẳn, sau giáo pháp
Phật đã dạy, giáo pháp đó không ích lợi gì cả nếu chúng sanh không chịu
khóhọc hỏikinh nghiệmthực hành, nương giáo pháp để tự tạo lấy sự giác ngộ chính trong lòng mình. Phật vì thương chúng sanh cho nên Ngài lại phải nhắc nhở chúng sanh lo thực hành với lời dạy trên.
Giáo pháp như ngón tay chỉ, chân lýví nhưmặt trăng, Phật truyền dạy giáo pháp khác nào như Phật đã đưa tay chỉ mặt trăng (đây là Phật khai hóacứu độ cho chúng sanh), người muốn thấy mặt trăng, tất phải định thần mở
mắt nhìn theo hướng tay chỉ, không phải chờ ai nhìn thế mà cho thấy được. Nếu Phật có nhìn thấy hay người khác có nhìn thấy, cũng chỉ là Phật thấy, mấy người kia thấy, chớ không phải mình thấy. Giáo pháp lại có thể ví như những điều kiện bên ngoài để tạo ra hạnh phúcchân thật bên trong; khi một người có đủ các điều kiện ấy mà vẫn thấy mình chưa đủ
hạnh phúc thì họ phải lo tự tạo lấy hạnh phúc cho họ, chớ không ai bên
ngoài xen vào hay mang lại một hạnh phúcchân thật trong lòng họ được.
Ðể
hiểu rõ hơn, ta cần xác nhậnthời gian tính lời dạy trên trong quá trình thuyết giáo của Phật. Theo như trong kinh này thì câu "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi" đã được Phật dạy vào lúc sắp nhập Niết-bàn và lúc nhiều giáo pháp đã được Phật nói ra. Như thế có theo Phật ta mới hiểu rõ đường lối tu hành, mới thoát khỏi các ý nghĩỷ lạisai lầm rằng ta có thể nhờ người khác đem lại giác ngộ và hạnh phúcchân thật cho ta,
và mới hiểu tại sao phải tự thắp đuốc lên mà đi và thắp bằng cách nào để khỏi bị ở mãi trong chốn tối tămđau khổ.
5. Ðạo Phật chủ trương lý trí, chú trọng thực tiễn, tại sao trong kinh còn có những chỗ nói đến các vị thần, như thiên thần, lâm thần, thọ thần v.v... Như thế Phật giáo cũng tin có quỷ thần, mơ hồ? Phật giáo cũng là một đa thần giáo?
- Xin thưa: Phật giáo không hề lấy việc tin quỷ thần, cầu khấn, thầm làm phương châm giải khổ, nhưng Phật giáoquan niệm giữa vũ trụ có vô lượngthế giới và vô số chúng sanhxuất hiện dưới vô sốhình thức sai khác, lớn có, bé có, ở hư không có, ở dưới biển có, hữu hình có, vô hình có, tùy theocăn thức và nghiệp cảm. Mỗi chúng sanh cũng chỉ
là mỗi chúng sanh, không chúng sanh nào có thể sáng tạo và cai quản chúng sanh nào, ngoại trừ tánh cách tương quan hổ thành theo luật nhân duyênnhân quả. Do đó, Phật không bao giờ khuyên dạy người ta cầu xinphúc họa nơi quỷ thần, mà dạy người ta lo cầu xin họa phúc ngay nơi mình. Khác với đa số người thế gian và đa thần giáo xem quỷ thần như những vị sáng tạo và có quyền phép ban phướcgiáng họa và người ta cần đến đó cầu xin hoặc sợ sệt kính lễ, trong khi Phật giáo dù nói đến thần này thần kia chỉ có nghĩa tại chỗ kia chỗ nọ mà thôi, có với không có nó
không là việc bận rộn đến tinh thần của những Phật tử chân chánh.
6.
Người ta nói "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách", một thường dân còn có bổn phận đối với quốc gia xứ sở, huống những người cầm quyền trị vì, thế nhưng trong kinh có đoạn kể chuyện vua tôi nước nọ đều xuất gia cả. Xuất gia như thế có hại cho quốc gia không? Có thụ động, trốn trách nhiệm không?
- Xin thưa: giá trị của sự xuất gia ở chỗ khác đã có
nói nhiều, ở đây xin tóm tắt rằng sự xuất giachân chínhbao gồm một ý nghĩatừ bỏdục vọng, tham lam, ngã chấp, để khuôn mình trong lối sốngđạo đức với chí hướng cầu chân thiện mỹ và ban phát chânthiện mỹ. Xuất gia như thế đâu phải là một hành vithụ động, trốn đời, hại đời? Và đâu
dễ có mấy người xuất gia, khiến đến nỗi quốc gia phải suy yếu vì họ? Vả
chăng việc nước là việc chung, không người này còn người khác, một số rất nhỏ người xuất gia có thấm vào đâu với đại đa số dân chúng. Một điều
mà thiết tưởng ai cũng thấy rõ, nước mạnh không nhất thiết phải dân đông nhưng cốt phải muôn dânnhất trí, và muốn cho muôn dânnhất trí là phải có đạo đức, hy sinh, công chính. Mọi người dân trong khi cố côngkiến thiết, họ cũng phải cố côngxây dựng ở họ, ở người khác một sức mạnhđạo đức, biết hy sinh, không ích kỷ, không cố vịtham quyền mới duy
trì được nền an lạc chung.
Như thế suy đến chuyện xuất gia của vua tôi nước nọ, thay vì nói đó là yếm thế, trốn trách nhiệm, ta hãy nói
đó là một cử chỉ cao thượng hiếm có, đã nêu một gương sáng không tham cố quyền lợi, không cố thủ địa vị là điều xưa nay thật khó tìm thấy ở trong bao nhiêu người có địa vị trong tay. Tuy vậy, thật ra việc xuất gia như trên rất hiếm có trong lịch sử và giả sử có ta cũng thấy rõ đâu có làm hại cho quốc gia, xã hội bằng những con người bất nhân vô đạo, cố
vịtham quyền kết tụ lại trong quốc gia hay thế giới, mà xưa nayđâu đâu cũng có. Cứ xem nhân loại ngày nay ta cũng đủ thấy là hiện đang đau khổ vì dục vọng hay những lời dạy ly dục và sự xuất gia như trên?
Tóm
lại, trong khi xem kinh, nên có con mắt trạch pháp để nhận định những lời nào Phật quyền thuyết, những lời nào Phật thật thuyết, những lời nào
là chính yếu, những lời nào là phụ yếu, và suy nghiệm lối thuyết pháptất đàn của Phật mới mong học được những chỗ đáng học, nắm được chỗ chính yếu của giáo lý để khỏi kẹt vào những thắc mắc không trọng hệ nhưng lắm lúc làm trở ngại những giáo lý trọng hệ cần được chú tâm suy tầm tu niệm nhiều hơn.
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
Đạo nghiệp là sự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
Đức PhậtDược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiênchúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinhgiác ngộ.
Về cơ bản, lý duyên khởigiải thoátmô tảtâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầucho đến lúc cuối.
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quanmật thiếtvới nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữPhật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vậtvô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tửĐại Thừa.
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệduyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hộinhân bảnđạo đức.
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
Kính lễThích Ca Mâu NiThế Tôn
Nay con đem tâm phàm phusuy diễnthánh pháp
Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này
Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biếthạn chế của mình.
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cáchthực tiễn đối với sự tu tậpcông án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tậpcông án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
Có hai hình ảnhquen thuộc gợi lên ý tưởngbiến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba.
Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễThế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.