Hôm
nay tôi muốn nói về qui y Tam Bảo–Phật, Pháp, Tăng–và
ý nghĩa của qui y Tam Bảo.
Khi
còn là những đứa trẻ nhỏ, chúng tatùy thuộchoàn toàn
vào sự chăm sóc của người khác. Chúng ta không thể tự
ăn uống và tự săn sóc cho mình. Nếu không vì sự thiếu
khả năng ấy của trẻ con thì sẽ không có sự nuôi dưỡng.
Thật lý tưởng, thời kỳnuôi dưỡng ấy là một thời kỳ
mà lòng từ. sự thương yêu có thể được kích thích trong
ta. Giáo lý Shambhala dạy chúng ta rằng những người lính chiến
trẻ con được đặt trong những chiếc nôi của tình yêu thương.
Thật lý tưởng, trong số những người đang nỗ lực để
tạo nên một xã hộitỉnh thức, trong thời kỳnuôi dưỡng,
cá nhân cần phát triển tự nhiênlòng nhân từ, sự tôn trọng
chính họ và có một ý niệm về cảm giác thư giãn, thoải
mái với chính mình. Trong một xã hội đầy tỉnh thức, sẽ
có một số buổi lễtruyền thông điệp, cũng như nhiều
truyền thống đã có, trong đó đứa trẻ trở thành một thanh
niên hay một thiếu nữ một cách trịnh trọng. Dường như
rất thường chúng ta là nạn nhân của sự không được nuôi
dưỡng đầy đủ ban đầu, và chúng ta không biết khi nào
chúng ta lớn lên. Một số người dù ở tuổi 50 hoặc 60,
70 vẫn còn phân vân không biết mình đã lớn lên như thế
nào. Chúng ta vẫn còn trẻ con trong tâm hồn, có thể nói như
vậy.
Trong
bất kỳ trường hợp nào, cho dù chúng tacảm thấy rằng
mình không được nuôi dưỡng đàng hoàng, hay dù chúng tacảm
thấymay mắn được nuôi dưỡng đàng hoàng–bất cứ tình
cảnh nào của chúng ta–trong giây phút hiện tạichúng ta
có thể luôn nhận ra rằng nền tảng chính là sự phát triển
lòng từ ái đối với chính chúng ta–bởi chúng ta và cho
chúng ta. Toàn bộ tiến trình của Thiền tập là một quá
trình tạo nền tảng vững chắc, tạo một chiếc nôi của
lòng từ ái nơi đó chúng ta thật sự được nuôi dưỡng.
Chất liệu nuôi dưỡng là niềm tin vào trí tuệ, sức khoẻ,
sự dũng cảm và lòng chân thành của chúng ta. Chúng ta phát
triển nhận thức rằng con đườngchúng ta đang đi, loại
tính cáchchúng ta có và cách chúng ta biểu hiện đời sống–là
tốt, và rằng bằng cách hãy là con ngườichúng ta đang là
một cách đầy đủ và chấp nhậnhoàn toàn điều đó, tôn
trọng chính mình, chúng ta sẽ đứng vững trên nền tảng
của tình thương yêu.
Tôi
luôn nghĩ rằng cụm từ “qui y” là rất hiếu kỳ bởi vì
nó nghe có vẽ hữu thần, mang tính đối ngẫu và tùy thuộc
sự nương tựa vào một điều gì đó. Tôi nhớ rất rõ vào
lúc bị stress cực độtrong đời, tôi đã đọc Alice in Wonderland.
Alice trở thành một nữ anh hùng đối với tôi vì cô ta rơi
vào trong chính hố thẳm này và cô ta rơi một cách tự do.
Cô ta không bám níu bờ mé, cô ta không hoảng sợ, không nỗ
lựcchấm dứt sự rơi, cô ta chỉ rơi xuống và quan sát sự
vật khi cô đang rơi xuống. Rồi khi rơi xuống, cô ta đang
ở một nơi hoàn toàn mới lạ. Cô ta không nương tựa vào
điều gì cả. Tôi thường mong muốn như vậy bởi vì tôi
thấy chính tôi đến gần hố thẳm và gào thét, bám víutrở
lại, không muốn đi đến nơi không có chỗ bám víu.
Trong
mỗi cuộc sống con người, bạn được sinh ra và sinh ra một
mình. Và rồi một quá trình bắt đầu. Và khi bạn chết,
bạn chết một mình, không ai đi theo bạn. Hành trình mà bạn
thực hiện, cho dù niềm tin của bạn về hành trình đó là
gì, thì bạn thực hiện nó một mình. Ý tưởngcăn bản về
qui y là giữa sống và chết chỉ có một mình. Cho nên, qui
y Phật-Pháp-Tăng không có nghĩa là tìm sự an ủi nơi mẹ
và cha, mà là sự biểu hiện cơ bản mong muốn nhảy ra khỏi
tổ, cho dù bạn cảm thấy sẵn sàng hay chưa, để đi qua những
nghi thứcrườm rà và trở thành một người lớn không có
chỗ dựa nào cả. Nó diễn tả sự nhận thức của bạn rằng
cách duy nhất để bắt đầu một hành trình thật sự của
cuộc đời là cảm thấy nền tảng của lòng từ ái và sự
tôn trọng chính bạn. Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó,
chúng ta không bao giờ đến điểm mà chúng tacảm thấychắc chắn 100%: “Tôi có chiếc nôi nuôi dưỡng của tôi.
Quá trình nuôi dưỡng ấy đã hoàn thành. Bây giờ tôi có
thể bay nhảy”. Chúng ta luôn phát triển Từ tâm và tiếp
tục bay nhảy. Lần trước, tôi đã nói về việc gặp bờ
mé và khao khát nắm giữ một cái gì đó khi chúng ta tiến
đến giới hạn của chúng ta. Rồi chúng ta thấy rằng có
nhiều từ ái hơn, nhiều tôn kính với chúng ta hơn, nhiều
tin tưởng cần được nuôi dưỡng hơn. Chúng ta tiến hành
quá trình đó và chúng ta cứ tiếp tục bay nhảy.
Vì
thế đối với chúng ta, qui y có nghĩa là cắt bỏ sự ràng
buộc, cắt cuốn rốn đi và một mình bắt đầu cuộc hành
trình của con người đầy đủ, không có sự thêm sức của
người khác. Qui y là phương thức mà chúng ta bắt đầu trau
dồi sự cởi mở và sự chân thậtcho phépchúng ta ngày càng
ít phụ thuộc. Chúng ta có thể nói: “Chúng ta không nên tùy
thuộc người khác nữa, chúng ta nên cởi mở” nhưng đó
không phải là mấu chốt. Mấu chốt là bạn bắt đầu từ
nơi bạn đang là, bạn xem bạn trẻ con như thế nào và bạn
không phê phán điều đó. Bạn bắt đầu khám phá với tính
hài hước và nhân ái với chính bạn, tất cả những nơi
bạn đeo bám, và mọi lúc bạn nắm giữ, bạn nhận ra: “A!
Đây là nơi mà qua chánh niệm và sự thực tập Tonglen của
tôi và qua mọi việc tôi làm: cả cuộc đời của tôi là
một quá trình học cách làm bạn với chính tôi”. Mặt khác,
nhu cầu đeo bám, nhu cầu nắm giữ hay khóc đòi mẹ cũng cho
bạn thấy rằng đó là bờ mé của tổ ấm. Bước ngang qua
đúng ở đó– là một cú nhảy–trở thành động cơ để
trau dồi lòng Từ ái. Bạn nhận ra rằng nếu bạn bước ngang
qua bậu cửa ấy là bạn đang tiến về phía trước, bạn
đang lớn dần lên, trở thành một người trưởng thành.
Nói
cách khác, trở ngại lớn nhất chính là sự si mê. Khi bạn
gọi “Mẹ!” hoặc khi bạn cần một bàn tay để nắm giữ,
nếu bạn chối từ nhìn vào toàn bộ tình huống, bạn không
thể thấy nó như một lời dạy–một gợi ý để nhận ra
rằng đây là nơi mà bạn có thể đi xa hơn nơi bạn có thể
yêu mình hơn. Nếu bạn không thể nói với mình vào lúc đó
“Tôi sẽ xem xét điều này, bởi vì đó là tất cả những
gì tôi cần làm để tiếp tụchành trình tiến về phía trước
và cởi mở hơn” thì bạn đã bị kết dính với trở ngại
của sự si mê.
Làm
việc với các trở ngại là một hành trình của cuộc sống.
Con người luôn phải đối mặt với những tình huống bất
ngờ. Dĩ nhiên, con người có thể khiếp hãi, đặc biệt là
trước những tình huống nguy hiểm. Đó là một sự sợ hãi.
Nhưng với một trái tim mềm yếu, run rẩy, con ngườinhận
ra rằng anh ta chỉ sắp bước vào cái chưa biết, và rồi
đi về phía trước để gặp đối thủ. Con ngườinhận ra
rằng kẻ thù không là gì cả ngoài công việc chưa hoàn thành
của mình, và rằng nỗi sợ hãi đó thật sự cần được
đối mặt. Trở ngại chỉ là một vài hình ảnhxuất hiệnđâu đó, và nó xuất hiện trong nhiều hình thức: như người
yêu phụ bạc chúng ta, bố mẹ không thương yêuchúng ta đầy
đủ, một ai đó lợi dụngchúng ta... Một cách cơ bản, những
gì chúng ta đối mặt là nỗi sợ hãi và sự bám víutrở
lại, là những trở ngại không cần thiết. Trở ngại duy
nhất là sự si mê, từ chối nhìn vào công việc chưa hoàn
tất của chúng ta. Ví như khi mỗi lần con người đi ra và
gặp kè thù, anh ta nói: “A! lại chính là kẻ thù, và không
đủ sức để đối mặt với nó” và rồi rút lui. Cuộc
sống như vậy sẽ trở thành một câu chuyệntái diễn về
sự thức dậy vào buổi sáng, đi ra ngoài, gặp kẻ thù và
nói “Không có cách nào khác” và rút lui. Trong trường hợp
đó bạn trở nên rụt rè, sợ hãi hơn và trẻ con hơn. Không
ai nuôi dưỡng bạn nhưng bạn vẫn ở trong chiếc nôi đó,
và bạn không bao giờ đi qua những lễ nghitrưởng thành của
bạn.
Trong
một bài hát Oryoki chúng ta hát: “Sự thánh thiện của Phật-Pháp-Tăng
là khó nghĩ bàn”. Và “Tôi lễ Phật, lễ Pháp và lễ Tăng.
Tôi kính lễ và luôn kính lễ 3 ngôi Tam bảo”. À, chúng ta
không phải đang nói về việc tìm sự an ủi nơi Phật-Pháp-Tăng.
Chúng ta không phải đang nói về lễ lạy để được cứu
rỗi. Chúng ta nói một cách truyền thống, đức Phật là một
tấm gương cho những gì chúng ta có thể trở thành. Đức
Phật là một người tỉnh thức, và chúng ta cũng là một
đức Phật. Điều đó thật đơn giản, chúng ta là những
vị Phật. Đó không phải là một cách nói. Chúng ta là một
người tỉnh thức, nghĩa là một người luôn tiến bộ, luôn
cởi mở, luôn tiến về phía trước. Điều đó không dễ
dàng gì và thậm chí nó còn đi kèm với nhiều sợ hãi và
nghi ngờ. Đó là những gì có nghĩa là con người, đó là
những gì có nghĩa là một chiến sĩ.
Để
bắt dầu, khi bạn rời khỏi chiếc nôi yêu thương, bạn đang
mặc bộ giáp tuyệt đẹp này, bởi vì trong ý nghĩa nào đó,
bạn được bảo vệ và bạn cảm thấyan toàn. Rồi bạn
đi qua lễ nghitrưởng thành, một quá trình cởi bỏ đi chiếc
áo giáp mà bạn có ảo tưởng là nó đang bảo vệ bạn tránh
một điều gì đó chỉ để nhận ra rằng thật sự nó đã
ngăn chặn bạn sống đầy đủ và tỉnh thứchoàn toàn. Rồi
bạn tiến về phía trước và gặp những kẻ thù, và mỗi
cuộc gặp gỡ sẽ chỉ cho bạn lúc cần cởi những chiếc
áo giáp để tiến về phía trước.
Qui
y Phật có nghĩa là bạn đang sẵn sàng bỏ cả cuộc đời
để nhận thức và nối kết với sự tỉnh thức của bạn,
học hỏi rằng mỗi lần bạn gặp trở ngại, bạn cởi bỏ
nhiều lớp áo si mê hơn, đặc biệt là chiếc áo che phủ
tâm hồn bạn. Đó là những gì chúng ta đang làm ở đây suốt
kỳ thực tập này, cởi bỏ áo giáp, cởi bỏ sự bảo vệ,
cởi bỏ tất cả những thứ che phủ trí tuệ của chúng ta.
Chúng ta không phải cố gắng để trở thành những gì chúng
ta không phải, mà đang khám phá lại, nối kết lại với con
ngườichúng ta đang là. Vì thế khi chúng ta nói: “Tôi qui
y Phật” có nghĩa là tôi nương tựa sự dũng mãnh và khả
năng không hãi sợ khi cởi bỏ tất cả những áo giáp che
phủ sự tỉnh thức của tôi. Tôi tỉnh thức, tôi sẽ bỏ
cả đời tôi để cởi bỏ được chiếc áo giáp si mê này
đi. Không ai có thể cởi bỏ nó được bởi vì không ai khác
biết được những chiếc khóa nhỏ ở đây, không ai khác
biết được nó bị may chặt ở đâu, biết được nơi mà
phải mất nhiều công trình để tháo mở được sợi chỉ
thép đặc biệt ấy ra. Tôi có thể có một sợi dây kéo thòng
xuống phía trước và có những khóa móc từ trên xuống. Mỗi
lần tôi gặp những trở ngại, tôi cởi bỏ càng nhiều khóa
móc càng tốt, thậm chí tôi có thể cởi bỏ luôn dây kéo.
Tôi có thể nói với bạn: “Đơn giản. Khi bạn gặp trở
ngại, bạn chỉ cần cởi mở một trong những khóa móc và
rồi dây choàng sẽ rơi ra”. Và bạn nói: “Cô ta đang nói
gì vậy”. Bởi vì bạn đã may một đường dưới cánh tay
trái của bạn với một sợi chỉ thép. Mỗi lần gặp trở
ngại, bạn phải lấy ra những con dao đặc biệt mà bạn giấu
trong một chiếc hộp với tất cả những vật quí giá của
bạn và cắt bỏ một vài sợi chỉ này đi, càng nhiều càng
tốt, cho đến khi bạn bắt đầu kêu lên với kinh ngạc: “Như
vậy đã quá đủ cho bây giờ”. Rồi bạn bắt đầu tỉnh
thức nhiều hơn và liên hệ nhiều hơn với tính Phật, và
bạn biết đầy đủ ý nghĩa của qui y Phật. Đối với người
tiếp theo mà bạn gặp, bạn nói: “Thật dễ dàng. Tất cả
những gì bạn phải làm là lấy những chiếc dao nhỏ của
bạn ra khỏi chiếc hộp quí và bắt đầu” và họ nhìn vào
bạn và nói: “Anh ta đang nói gì vậy?”. Bởi vì họ có
những chiếc áo lớn che phủ cả thân thể và đầu óc họ.
Cách hay nhất để cởi những chiếc áo này đi là bắt dầu
nắm những đầu mối của chúng, và họ biết rằng mỗi khi
họ gặp trở ngại, họ thật sự bắt đầu cởi bỏ. Vì
vậy bạn phải làm điều đó một mình. Hướng dẫn cơ bản
rất đơn giản: Bắt đầu cởi bỏ áo giáp si mê. Đó là
điều mà tất cá mọi người có thể nói với bạn. Không
ai có thể nói với bạn cách làm điều đó bởi vì bạn là
người duy nhất biết bạn bị khóa buột trong đó như thế
nào để bắt đầu.
Theo
truyền thống, qui y Pháp là nương tựa vào giáo pháp của
đức Phật. Lời dạy của đức Phật là: Hãy buông bỏ và
cởi mở đối với các pháp. Nhận ra rằng cố gắngbảo
vệ chính mình, cố gắng giữ cho lãnh thổ của bạn được
an toàn và được khoanh vùng, là đầy dẫy khổ đau. Nó giữ
bạn trong một thế giới hướng nội nhỏ bé, ẩm thấp, tạo
nên ngày càng nhiều ngột ngạt và sản sinh nhiều khổ dau
khi bạn lớn hơn. Khi bạn lớn lên hơn thật khó và ngày càng
khó tìm racon đường. Khi tôi lên 12 tuổi, tôi đọc tạp
chí ‘Tôn giáo thế giới”. Bài báo về Khổng giáo nói thế
này: “Vào độ tuổi 50, nếu bạn đã phí cuộc đời bạn
cho đến khi đó mới cởi bỏ áo giáp ra (Khổng Tửdiễn
tả điều này bằng ngôn ngữ của ông), lúc đó bạn đã
thiết lập một kiểu đầu óc mà phần còn lại của cuộc
đời, bạn không thể thay đổi. Nhưng nếu vào độ tuổi
50, bạn trở nên giỏi giang trong việc giữ chiếc áo giáp
đó trên người, bạn giữ con dao cắt nút ấy với bất kỳ
giá nào thì dù gì đi nữa, dù bạn ở trong một trận động
đất đi nữa thì cũng rất dễ thay đổi”. Dù nó đúng hay
không, nó làm tôi sợ chết khiếp khi tôi lên 12 tuổi. Nó
trở thành một động cơ chủ yếu cho đời sống của tôi.
Tôi được xác định phương cách để trưởng thành hơn là
để bị mắc kẹt.
Vì
vậyqui y Pháp–giáo pháp của đức Phật–là những gì như
vậy. Từ một nhận thứcrộng rãi hơn, Pháp cũng có nghĩa
là toàn bộ cuộc sống. Giáo pháp của đức Phật dạy về
buông bỏ và cởi mở, bạn làm điều đó trong cách mà bạn
quan hệ với mọi người trong cuộc sống của bạn, trong cách
bạn quan hệ với những tình huống bạn mắc phải, trong cách
bạn quan hệ với tư tưởng, ý nghĩ của bạn, với tình cảm,
xúc cảm của bạn. Mục đích của toàn bộ cuộc sống không
phải là kiếm cho nhiều tiền, không phải là có một cuộc
hôn nhânhoàn hảo, không phải là xây dựngtu viện Gampo.
Nó không phải là làm bất cứ điều gì đại loại như vậy.
Bạn có một cuộc sống rõ ràng và bất cứ cuộc sống nào
mà bạn có cũng là một phương tiện để tỉnh thức. Nếu
bạn đơn độc và bạn cảm thấy đơn cô, bạn ước mong
có một người bạn, đó là một phương tiện để tỉnh thức.
Nếu bạn có một gia đình lớn và bạn muốn mình có một
chút ít thời giờnhàn rỗi hơn, đó là một phương tiện
để tỉnh thức. Bất cứ cái gì bạn có đều là phương
tiện để thức tỉnh. Không có tình huống tốt hơn những
gì bạn có. Nó đã tạo ra cho bạn, nó chỉ cho bạn mọi thứ
bạn cần để biết nơi mà dây kéo áo choàng của bạn bị
mắc kẹt và nơi bạn có thể cởi bỏ. Vì vậy, đó là những
gì nói lên về qui y Pháp. Nó phải được làm với việc tìm
một không gian cởi mở chứ không phải bị bao phủ bởi chiếc
áo giáp si mê.
Qui
y Tăng cũng có nhiều điểm tương tự như vậy. Quy y Tăng
không phải là chúng ta nhóm họp trong một câu lạc bộ nơi
mà tất cả chúng ta đều là bạn tốt, nói về đạo Phậtvới nhau, gật gù có vẻ thông thái, phê phán những người
không đi theocon đường của chúng ta. Qui y Tăng có nghĩa là
nương tựa trong tình huynh đệ của những người đã tự
hứa cởi bỏ áo giáp si mê. Nếu chúng ta sống trong một gia
đình mà tất cả mọi người đều cam kết cởi bỏ áo giáp
si mê, thì một trong những phương tiện đầy năng lực nhất
để biết cách thực hiện điều đó là ý chíphản ảnh
mà chúng ta đưa ra cho nhau, sự tử tế mà chúng ta bày tỏ
với nhau. Thông thường, khi một người đang cảm thấy có
lỗi với chính mình và bắt đầu ân hận, mọi người vỗ
lưng người ấy và nói rằng: “Ồ, bạn thật tội nghiệp”
hay “Vì lợi ích chung, hãy quên nó đi”. Nhưng nếu bạn
tự cam kết cởi bỏ áo giáp và bạn biết rằng người khác
cũng vậy, có một cách mà bạn có thể thực sự cho họ món
quà giáo pháp. Với tình thương và lòng tốt bằng chính kinh
nghiệm của bạn về những gì có thể, bạn cho họ sự khôn
ngoan mà người khác có thể đã cho bạn một ngày trước
đó khi bạn đang đau khổ. Bạn khuyến khích họ dừng than
thân trách phận mà hãy nhận ra rằng đó là một cơ hội
để phát triển và rằng mọi người đều phải trải quakinh nghiệm này. Nói cách khác, Tăng là những người cam kết
giúp đỡ lẫn nhau để cởi bỏ chiếc áo giáp si mê, bằng
cách không khuyến khích sự yếu đuối của họ hay khuyến
khích khuynh hướng giữ áo giáp của họ luôn được mặc. Khi chúng ta nhìn nhau ngã quỵ hay nói một cách bướng bĩnh:
“Không, tôi thích chiếc áo giáp này”, có một cơ hội để
nói rằng dưới tất cả áo giáp đó có nhiều chỗ đau đang
mưng mủ, và một ít ánh sáng mặt trời sẽ không thể làm
lành được vết thương. Đó là khái niệm về qui y Tăng.
Khi
chúng tanhận ra sự cần thiết cởi bỏ áo giáp si mê, chúng
ta có thể nương tựa nơi sự tỉnh thức và chúng ta mong muốn
không mặc nó nữa bằng cách qui y Phật. Chúng ta có thể nương
tựa nơi giáo pháp của đức Phật và chúng ta có thể nương
tựa Tăng bảo, gia đình của chúng ta, những người đã cam
kết theo giáo pháp của Phật, những người mà chúng ta có
thể chia sẻ khổ đau và niềm vui.
Trungpa
Rinpoche đưa ra một định nghĩa về qui y đã được viết
trên bảng thông báo của chúng ta ngày hôm kia. Nó bắt đầu
bằng một lời khẳng định tuyệt đối: “Vì mọi vật đều
chân chất, rõ ràng, không mập mờ khó hiểu nên không có
gì để đạt lấy hay để nhận ra”. Nhưng rồi Rinpoche đã
đi xa hơn và làm nó trở nên rất thực tế: “Sự thực hànhhằng ngày chỉ đơn giản là để phát triển một sự chấp
nhậnhoàn toàn và sự cởi mở đối với mọi tình huống,
mọi cảm xúc và đối với mọi người. Một sự chấp nhận
và cởi mở hoàn toàn đối với tất cả tình huống, tất
cả cảm xúc, tất cả mọi người, kinh nghiệm mọi điều
một cách hoàn toàn, đầy đủ, không ôm lấy, không chứa
chất, để con người không tự thu mình lại cũng không tự
xem mình là trung tâm”. Đó là lý dochúng ta đến đây để
thực tập.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêm và tọa thiền tại Chánh điện.
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đíchtu hoặcxuất gia là cầu giải thoátsinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
Sống Trong Từng Sát Na là phương phápthực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tậpdựa trêntinh thần Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm.
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhụcthành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giảthành tựutừ tâmgiải thoát và bi tâmgiải thoát.
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tửthân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhận là giáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích NữTrí Hải dịch
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duysáng tạo mà là đọc những chứng tíchlịch sửthời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giảxuyên qua những chặng đường thời gian...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.