Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhật Ký Hành Hương

15 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 9151)
Nhật Ký Hành Hương


Nhật Ký Hành Hương


 {Xem bản PDF đầy đủ hình ảnh}


Theo Thầy hành hương Thái Lan

Viếng thăm Miến Điện, tham quan Chùa chiền

Bốn ngày tu học…“Như Tiên“

“Cực Lạc Cảnh Giới“… không quên Đạo tràng !

 cuc_lac

(Toàn cảnh của “Hạ Phẩm Hạ Sanh“ chùa Cực Lạc Cảnh Giới)

Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện, kể từ ngày 01. 12. đến ngày 18 tháng 12. năm 2013.

Ngày 01.12.2013 lúc 19.30 gặp gỡ Thầy Phương Trượngphái đoàn tại phi trường Frankfurt. Chuẩn bị Check In để vào chuyến bay lúc 22 giờ, đến phi trường Abu Dhabi lúc 7 giớ 30 sáng (cộng thêm 3 giờ sai biệt). Đây là một phi trường tầm cỡ Quốc tế, hình như tất cả các chuyến bay từ Âu châu sang Á Châu đều quá cảnh tại đây. Nên người đông ơi là đông, thấy họ sắp hàng để chuyển máy bay với hàng hai mà có chiều dài đến cả cây số. Và chuyến bay từ đây qua Bangkok cũng bay khoảng một thời gian tương tự, đến Phi trường Bangkok 16 giờ 30.

Ngày 02.12.2013 chuyển máy bay đi Chiangmai nghỉ lại khách sạn tại đây. Buổi sáng hôm sau tham quan chùa Doi Suthep, một ngôi chùa kiến trúc theo Văn hóa Thái Lan, bên ngoài được “sơn son, phết vàng” trông thật đẹp mắt. Bên trong là một ngôi chánh điện cũng rực rỡ với sắc màu, và hai hành lang hai bên thiết kế hình tượng những vị Sư đi khất thực. Buổi chiều viếng thăm vườn hoa sinh thái nhiệt đới của Hoàng Hậu Sirikrit. Trên đường về chùa Cực Lạc Cảnh Giới, được ghé tắm suối nước nóng thiên nhiên.

Ngày 4 đến 7/12/2013 Tham dự khóa tu học tại chùa Cự Lạc Cảnh Giới. Tất cả các phái đoàn Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Việt Nam hơn 80 người được tham dự tu học bốn ngày tại đây. Khóa tu Phật pháp dưới sự chứng minh của chư tôn đức:- HT.Thích Như Điển – Tổng Thư ký GHPGVNTN Châu Âu, TT.Thích Hạnh NguyệnTrụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT.Thích Nguyên HiềnTrụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng) cùng gần 80 chư Tăng Ni và Phật tử về tham dự. Những người Việt xa xứ đã có dịp cùng nhau tu học Phật pháp tại ngôi chùa Việt Nam rộng lớn của nước Thái xinh đẹp. Khóa tu do TT.Thích Hạnh Nguyện làm trưởng ban tổ chức. * Chương trình tu học như sau:- 5h00: Thức chúng. 5h45: Ngồi Thiền. 6h00: Công phu sáng. 8h00: Điểm tâm. 9h00: Nghe pháp, sinh hoạt đạo tràng (giảng sư: HT.Thích Như Điển). 11h30: Dùng cơm-12h30: Nghỉ trưa-13h30: Thức chúng- 14h00: Nghe pháp (giảng sư: TT.Thích Nguyên Hiền)- 15h30: Giải lao- 16h00: Nghe pháp- 18h00: Cơm chiều- 19h30: Tụng kinhniệm Phật – kinh hành- 22h00: Chỉ tịnh.

* Ngày 4/12/2013-9h00: Lễ xuất gia –Truyền giới Sadi- 14h00: Khai mạc Khóa tu Phật pháp kỳ 2.

* Ngày 7/12/2013- 14h: Pháp thoại (TT.Thích Hạnh Nguyện)- 17h00: Cúng thí thực cô hồn- 19h00: Lễ bế mạc khóa tu học Phật pháp trong bốn ngày qua.

Các Giảng Sư:- Thầy Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Đức Quốc với các đề tài: Giới thiệu tổng quan về các môn phái, tông phái trong Đạo Phật. Từ xuất xứcon đường truyền sang Việt Nam, với hai ngã và trở thành hai hệ phái Nam TôngBắc Tông, cũng như chủ trương các tông phái như Nam Tông thì thực hành đúng theo “Nguyên thỉ“, còn Phật giáo Bắc tông thì theo hướng “Cải cách“…

Thứ hai là Thầy Hạnh Nguyện, Trụ Trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, với đề tài: Kinh nghiệmÝ chí tu tập. Thầy đã hướng dẫn cho học viên bằng những kinh nghiệm tu tập trong cuộc đời làm Tăng sĩ của Thầy. Trong đó quan trọng nhất là sự phát nguyện của hành giả. Và Thầy đã giới thiệu với đại chúng những thành quả tu tập của Thầy, là tạo dựng nên một đạo tràng rất nguy nga giữa vùng núi rừng núi thuộc ngoại ô thành phố Chiang Mai. Chùa Cực Lạc Cảnh Giới, một đạo tràng rất phù hợp và hội đủ những yếu tố cần thiết cho việc tu tập: Trang nghiêm, thanh tịnh, rộng rãi, thoáng mát và cách ly với thế giới bên ngoài.

Thầy là vị sáng lập chùa Cực Lạc Cảnh Giới với bước đầu vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Như lời Thầy tâm sự:- Bước chân đến xứ người với giới hạn về ngôn ngữkiến thức đã là khó, huống là sắp đặtxây dựng một công trình Phật sự lâu dài. Tôi đã phải trải qua rất nhiều kinh nghiệm gian nan để có được sự thành hình như ngày hôm nay. Tất cả chỉ có thể nói là do oai lực của Tam bảo gia hộ. Đất chùa là một vùng đất thiêng vì ai đến tu hoặc ở lại lâu dài cũng đều cảm nhận hoặc thấy những linh ảnh ứng hiện. Có lẽ vì vậy nên mới khiến nhân duyên đưa đẩy tôi đến chốn này để nhận sự cúng dường khu đất từ vị sư người Thái là ngài Buddhayano chăng? Vì trước đây tôi chưa từng khởi lên một ý nghĩ rằng mình sẽ đến ở Thái Lan và lưu lại phần đời còn lại ở xứ xở này. (Trích).

Thật là một nhân duyên thù thắng, và bây giờ ngôi Già Lam của Phật tử Việt Nam trên đất nước Thái Lan, đã hoàn thành hơn hai phần ba công trình rất đồ sộ nầy! (Theo nhận xét của một vị Sư người Thái Lan, là những người địa phương nhưng họ không đủ sức để tạo dựng một công trình như thế nầy.) Thật thế, công trình xây dựng chùa Cực Lạc Cảnh Giới thật vĩ đại. Khuôn viên chùa rất hùng vỹ, được tạo nên một cảnh giới tương tự như trong Kinh A Di Đà: Thượng Phẩm Thượng Sanh- Trung Phẩm Trung Sanh- Hạ Phẩm Hạ Sanh. Cùng với hai ngôi chánh điện dành riêng cho hai giới: Tăng Ni, Ưu Bà TắcƯu Bà Di, cùng với hậu liêu cho tứ chúng nghỉ ngơi, và những tiện nghi vệ sinh và tắm rửa. Có lẽ cảnh trí của chùa Cực Lạc Cảnh Giới là nơi rất thích hợp, thêm vào đó với những kinh nghiệmý chí tu tập của Thầy Hạnh Nguyện, nên trong đạo tràng đã có trên mười giới tử tự nguyện nhập thất vào cuối năm nay. Cũng như thêm một chuyện vui là, đạo tràng có hai vợ chồng thuộc phái đoàn Hoa Kỳ, khi vào tu tập thì gọi nhau bằng “Pháp Danh“ và chỉ có bốn ngày. Khi ra phi trường người hướng dẫn gọi tên chia từng phái đoàn riêng để trở về trụ xứ. Khi gọi đến tên chồng, người vợ đứng đó mà không biết gọi tên ai?!

Thứ ba là Thầy Nguyên Hiền Trụ Trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng). Với lối giảng lôi cuốn, dễ hiểu, và rất bài bản. Đã hướng dẫn cho đại chúng bước vào thế giới “Bồ Đề Tâm“ một cách dễ dàng lãnh hội. Mặc dầu đây là một lãnh vực vừa khoa học vừa tâm linh, được hòa quyện trong một biển duy thức học không bờ bến, rất đa dạng. Mang nhiều vấn đề gai gốc, mà nhiều học giả xưa nay tranh cải, nhưng chưa bao giờ đi đến một kết luận rốt ráo cho định nghĩa về “Tâm Hành“.

Tuy thế, Thầy cũng đã hé mở được một vài khía cạnh chân lý hiện thực, để cho đại chúng bước vào tìm hiểuNgoài ra, thầy còn có tài ăn nói lưu loát đã điều hợp chương trình của các buổi lễ, khai giảng, bế giảng khóa tu học rất tài tình, mang một ấn tượng hết sức đặc biệt: Rất náo nức xôn xao trong các trò chơi, ca hát. Nhưng dừng lại ngay những lúc cần dừng lại để thanh tịnh đạo tràng, để dung hòa các pháp. Không khiến cho đại chúng hụt hẩng chơi vơi. Nhờ vào sáng kiến và nghệ thuật tạo dựng trò chơi, của các buổi sinh hoạt ngoài trời rất hấp dẫn, lôi cuốn

“Nơi đây cực lạc… cảnh chùa

Nguy nga rất mực thượng thừa thế gian

Được gặp “người cũ” hỏi han

Nghe tình còn vẫn nồng nàn hương quê” !

Vừa đật chân đến “Cực Lạc Cảnh Giới Tự“ lòng tôi thấy bâng khuâng lạ. Cảm giác như được sống lại một quảng đời của dĩ vãng êm đềm nơi quê nhà. Cảnh núi rừng tỉnh mặc kia, bổng dưng xôn xao lên một sức sống mới, hòa lẫn với tiếng nói câu chào và nỗi mừng vui sau những tháng ngày bị thất lạc tứ phương, được về đây hội ngộ trong tình đồng đạo.

Những người tha hương được gặp lại phái đoàn từ Việt Nam qua, quây quần trong một đạo tràng thanh tịnh và cùng nhau học đạo giải thoát là một nhân duyên hy hữu. Cảm giác như đang được sống trên quê hương yêu dấu của mình. Đang thọ hưởng đầy đủ những hương vị quê hương, khiến cho khoảnh khắc hạnh phúc, như đang thấm đậm vào tâm hồn lan chảy và dâng lên tràn ngập cả cõi lòng.

Tuy thế nếu ai có hỏi rằng, “hương vị quê hương“ là gì? Thì tôi cũng không biết trả lời như thế nào ! Nhưng đến một bửa, khi ban trai soạn cho đại chúng ngọ trai với các món như: mít kho và canh mướp ngọt, thì tôi mới ngộ ra rằng: “ à, hương vị quê hương đây rồi” ! Đơn sơ chỉ có thế mà tôi không nhận ra, để đến khi cảm nhận rồi mới thấy rằng sự thật dễ hiểu.

Song song với chương trình tu học, pháp hội cũng đã tổ chức một buổi lễ xuất gia cho sáu Chú. Buổi lễ được diễn ra rất trang nghiêmcảm động. Mang tính rất đặc biệt của hai dòng chảy của Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam. Hệ phái Nam TôngBắc Tông:- Mở đầu là lễ trao truyền xuất gia cho các Sa Di, theo truyền thống Bắc tông gồm có lễ phát nguyệnthọ trì giới luật. Dưới sự chứng minh của HT Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác. Cùng với Giáo thọ Bổn sư TT Thích Hạnh Nguyện, sự điều hợp của TT Thích Nguyên Hiền. Các chú được làm lễ xuống tóc, nhưng chừa lại một cái chỏm trước trán, các chú được gọi là những Chú Điệu.

Giai đoạn thứ hai là mời hai vị sư người Thái tại địa phương, chứng minh và chủ trì lễ xuất gia theo truyền thống Nam tông. Lúc nầy các chú được xuống tóc một lần nữa, cạo hết các chỏm của điệu. Và được khoác y áo Cà sa màu đỏ sậm theo kiểu như các Sư người Tái Lan. Kể từ đó, các Chú có thể nhập vào trong dòng sinh hoạt của Phật giáo Thái Lan một cách bình đẳng, như được đi khất thực chung chẳng hạn.

Ngày 08-12-2013. Trên đường đi Chiang Rai, tham quan khu du lịch đồi núi, một làng sinh thái của người Hoa cao hơn 1.000 mét. Nơi đây là những đồi trồng trà Oo long bạt ngàn. Nằm chênh vênh trên các sườn núi, như những đường chỉ vạch trên một tấm thảm khổng lồ màu xanh. Đang chìm trong sương mù buổi sáng, như bức tranh thủy mạc thật tuyệt vời.

Nơi đây có một cơ xưởng chế biến trà, với một kỷ thuật máy móc tân tiến. Qua lời giới thiệu của vị quản xưởng và với nghệ thuật pha trà, gần như biểu diễn cho đại chúng xem qua, thật là một công trình và nghệ thuật uống trà của người Hoa thật điêu luyện.

Buổi chiều viếng thăm “Chùa Trắng” ở thành phố Chiang Rai. Một ngôi chùa có công trình kiến trúc cũng như nền mỹ thuật của Văn hóa Phật giáo Thái Lan rất vĩ đại và đẹp tuyệt vời. Chùa được tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng, tuy kiến trúc theo hình dáng địa phương, nhưng được công nhận là một kỳ quan thế giới. Có lẽ nhờ vào sự tinh xảo của nghệ nhân, nét văn hóa Phật giáo cổ kính, tấm lòng kính ngưỡng của người Phật tử Thái Lan và môi trường cảnh trí đặc biệt ở đây đã tạo nên một phong cảnh thiên nhiênnhân tạo thật tuyệt vời.

Ngày 09-12-2013. Buổi sáng từ phi trường Chiang Mai, chỉ còn lại phái đoàn tiếp tục hành hương Miến Điện. Đáp máy bay đi Bangkok để đổi chuyến bay đi Yangon. Buổi chiều viếng thăm thắng cảnh tuyệt đẹp: Chùa Vàng Shwedagon Pagoda.

 

Nơi đây mới thật quê hương

Con người, đất nước, tâm linh bằng vàng

Dẫu đời không mấy cao sang

Đức tin Phật Pháp hào quang sáng ngời”.


Thật thế, chùa Shwedagon tại thành phố Yangon như một cung vàng điện ngọc. Tọa lạc trên một đỉnh đồi rộng rãi. Chung quanh được bao che với bốn cửa thành vuông vức. Bên trong chính giữa là ngọn tháp lớn nhất, quanh tháp lớn là những ngọn tháp nhỏ kết thành hai hàng bao bọc như một hành lang rộng. Theo truyền thuyết đây là ngôi chùa linh thiêng nhất của xứ sở Miến Điện. Chùa được kiến trúc dựa theo Văn hóa Phật giáo Ấn ĐộTích Lan pha chế văn hóa địa phương, với vật liệu bằng vàng, nên cực kỳ tráng lệ. Chùa có bốn ngôi tháp thờ những báu vật được du nhập từ trên đất Phật đến đây rất lâu đời:

1)- Cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn.

2)- Bình lọc nước của Phật Câu Na Hàm.

3)- Một mảnh áo của Phật Ca Diếp

4)-Tám sợi tóc của Phật Thích Ca.

Nét nguy nga tráng lệ của ngôi chùa, với cung cách đón tiếp khách du lịch, cũng như những quy định cho người quan lâm, đã chứng minh tinh thầnsức mạnh đức tin của Phật tử Miến Điện xưa nay có thể nói là xứng đáng đứng ngang hàng tầm vóc Quốc tế.

Ngôi chùa được tọa lạc tại thành phố Yangon, cố đô của Miiến Điện, một thành phố lớn bậc nhất, nhưng nhìn qua kiến trúc nhà cửa phố xá, có thể gọi là thường thường bực trung. Có nơi còn nghèo hơn các thành phố khác. Thế mà họ dám bỏ ra mấy chục tấn vàng để xây nên bảo tháp Shwedagon Pagoda !.

Cảnh sinh hoạt xã hội của thành phố hàng ngày rất thanh bình. Những người đi mua sắm, dạo phố rất đông nhưng trong vòng trật tự. Mặc dầu, Miến Điện là một đất nước đã trải qua một thể chế quân chủ độc tài. Với những cảnh báo động, đàn áp các tổ chức đối lậpTôn giáo đẩm máu. Như những phong trào xuống đường tuần hành để đòi hỏi được tự do, dân chủnhân quyền. Có lẽ nhờ vậy mà ngọn gió dân chủ đã thổi vào đất nước nầy, chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, mà xã hội Miến Điện đã đổi thay một cách rõ nét, khiến cho nhiều nước trên thế giới khen ngợi, và noi theo tấm gương sáng ấy.

 

Ngày 10-12-2013, phái đoàn viếng thăm các chùa và cảnh đẹp tại trung tâm thành phố Yangon.

Ngày 11-12-2013, đáp mày bay đi Bagan viếng thăm đại tháp vàng Shwezigon, các chùa và hang động Wetkyi in gubyakgyi với tấm bích họa treo trên vách. Thăm chùa Htiominlo với những phù điêu chạm trổ tuyệt đẹp. Viếng thăm công trình Ananda, một tác phẩm kiến trúc độc đáo chùa cổ xưa. Và một số ngôi chùa nổi tiếng Khai Manuha Paya. Buổi chiều khi hoàng hôn sắp buông phủ, được chiêm ngưỡng cảnh Tháp Bupaya hay Shwesandaw sừng sững giữa núi.

 

Ngày 12-12-2013, sau bửa điểm tâm khởi hành đi Popa, chiêm ngưỡng vẽ đẹp hùng vỷ của cảnh núi rừng. Nơi đây từng là đỉnh núi lửa với huyền thoại thần Nat, vị thần linh thiêng nhất của Miến Điện. Viếng thăm Kyauk Padaung, thăm viếng làng dân tộc. Trên đường về khách sạn Bagan, ghé vào chiêm bái Đại tháp Lawkananda.

 

Ngày 13-12-2013, khởi hành bằng xe Bus đi Mandalay. Tham quan chiếc cầu gỗ Teak U Bein, một cảnh đẹp về công trình đặc biệt có một lịch sử 230 năm. Theo chương trình thì buổi chiều viếng thăm và cúng dường trai Tăng tại Tu viên danh tiếng Mahagan -dayone với hơn một ngàn Tăng sĩ . Nhưng sau khi liên lạc với ban Trì sự Tu viện, thì họ cho giờ hẹn ngày mai lúc mười giờ. Nên phái đoàn đã đến thăm viếng các danh thắng nổi tiếng khác như Tháp Mahamuni, Tu viện Shwe Nan Daw Kyaung bằng gổ Teak một lối kiến trúc truyền thống với hơn 100 năm, cũng như viếng khu đồi với nhiều chùa tháp.

 

14-12-2013, sau khi điểm tâm, khởi hành bằng thuyền đi Mingun dọc theo sông Ayeyarwaddy. Và thưởng ngoạn phong cảnh đồng quê tuyệt đẹpđời sống của người dân trong vùng. Đi tiếp đến đồi núi Saging, một khu vực có hơn 700 chùa viện cổ. Đại tháp Kaungmudaw vĩ đại có thể được chiêm ngưỡng từ xa. Tiếp tục đi Ava, sau đó đi xe ngựa đến tu viện Maenu Okkyaung, được xây dựng bởi Hoàng hậu năm 1818. Viếng thăm tu viện Bargayar danh tiếng với những chạm trổ điêu khắc trên 267 cây cột trụ bằng gỗ Teak. Trở về Mandalay và nghỉ tại khách sạn.

 

 Miến Điện (Tên gọi: Cộng Hòa Liên Bang Myanmar)

Theo lịch sử Miến Điện thì thật là ba chìm bảy nổi ! Từ thuộc địa Anh 1824-1842. Nhật Bản chiếm đóng 1842-1845… Tiếp theo năm 1962 “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Miến Điện” do nhóm Tướng lãnh cách mạng thành lập được sự hổ trợ của Trung Cộng… Năm 1990, lần đầu tiên cuộc bầu cử tự do sau 30 năm. Liên đoàn Quốc giaDân chủ, Đảng của Bà Aung San Suu Kyi thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng kết quả bầu cử đã bị huỷ bỏ, từ chối giao lại quyền lực, câu lưu Đảng trưởng đảng đối lập. Họ đổi tên Miến Điện (Burma thành Myanmar) dưới sự lãnh đạo của Tướng Than Shwe… Năm 1992 họ tiết lộ các kế hoạch tiến hành thành lập một Hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia… Năm 1997, Miến Điện được công nhận gia nhập “Hiêp hội các Quốc gia Đông nam Á”, nhưng Hội nghị Quốc gia định triệu tập đã bị hoản lại. Ngày 27.3.2006 Hội đồng Quân sự di chuyển Thủ đô Đất nước từ Yangon đến một địa điểm gần Pyinmana, và đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa là vùng đất của những ông vua ! Họ tuyên bố đổi Quốc hiệu thành “Cộng hòa Liên bang Myanmar” thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca.

Trong thời gian nầy, những làn sống biểu tình của các phong trào Sinh viên học sinh, và các lãnh tụ đối lập đều bị dập tắt nhanh chóng bởi chế độ Quân phiệt. Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang, cơ quan quyết định tối cao của chính quyền Quân sự, đã đàn áp dã man các nhóm sắc tộc, các nhóm đối lập, Sinh viên, các hoạt động tranh đấu cho Dân chủNhân quyền cho đến đầu năm 2011.

Nhưng sau đó lại bùng nổ rầm rộ, với sự tham gia của hàng vạn sư sãi và dân chúng, mục đích lật đổ chế độ quân chủ của Tướng Than Shwe. Diễn biến nầy theo truyền thông văn hóa gọi là cuộc “Cách mạng Cà sa”. Kết quả các Tướng lãnh Quân sự rút lui, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và hàng ngàn tù nhân chính trị được trả tự do. Đảng đối lập được hoạt động trở lại và đắc cử vẽ vang vào Quốc hội.

Sự kiện nầy dẫn đến cuộc bầu cử Dân chủ vào tháng 02 năm 2011. Ông Thein Sein thuộc Đảng Đoàn kết Phát triển Liên bang đắc cử Tổng Thống. Trả tự do cho một số lớn tù nhân chính trị, đây là đợt phóng thích mới nhất dưới thời ông. Ngày 18/5 Tổng thống Thein Sein công du Mỹ. Ông đã nới lỏng lệnh cấm và cho phép lãnh đạo chính trị đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi, vốn bị quản thúc gần hai thập niên qua được tham gia Quốc hội. Giới chức Hoa kỳ tỏ ra rất hài lòng. Do đó, ngày 19/11 sau khi đắc cử nhiêm kỳ hai, Tổng thống Obama vội vã công du các nước Đông Nam Á, đầu tiên là Miến Điện. Ông được gặp Tổng thống Thein Sein và nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi (Giải Nobel Hòa Bình) để bày tỏ hậu thuẩn của chính phủ Mỹ đối với tiến trình dân chủ đang từng bước được thực hiện tại Miến Điện…! Nguyện cầu cho Miến Điện Quốc thái dân an, can qua nạn khỏi ! Để xây dựng một đất nước phú cường, xứng đáng với danh hiệu “Myanmar Golden Land”!

 

Ngày 15-12-2013, Giả từ đất nước vàng Miến Điện (Myanmar- Golden Land). Ra phi trường để đáp máy bay đi Bangkok. Ngoạn cảnh thành phố với các chùa Wat Traimit (Tượng Phật vàng khối cao gần 5 m và nặng 5 tấn rưỡi). Wat Pho (chùa Phật nằm dài 46 mét, cao 15 mét trong chánh điện. Chùa Wat Dharmakaya, ngôi chùa lớn nhất thế giới với 300.000 tượng Phật vàng và khu chánh điện, thiền đường với hơn triệu người sinh hoạt, phải nói rằng hết sức vĩ đại

Ngày 16-12-2013, thăm viếng các chùa Việt nam thuộc phái Anamikaya và chiêm bái nhục thân các thiền sư Việt Nam thờ tại chùa thành phố Bangkok.

 

Ngày 17-12-2013, ngày cuối cùng tại Bangkok ngoạn cảnh thành phố, tự do mua sắm. Sau khi dùng cơm tối tại khách sạn, chuẩn bị đáp máy bay trở về trụ xứ. Hơn hai tuần lễ đã qua, chúng tôi đã được đi qua hai Quốc gia, mà có lẽ ai cũng cảm thấy rằng:- Sự phát triển về phương diện tâm linh của hai dân tộc Thái lan và Miến điện thật tuyệt vời. Người Phật tử Thái lan đã thể hiện ngay trên thương trường. Từ khi xuống máy bay ở phi trường Bangkok đã thấy tiếp viên phi trường cung kính, đến hướng dẫn thầy Phương trượng qua một cửa riêng biệt dành cho Tăng sĩ. Tất cả những thủ tục xuất nhập họ đều lo liệu cả. Người Phật tử Miến điện họ tiếp đón khách quan lâm cũng vô cùng cung kính. Luôn có một khoảng cách với quan khách, nhưng niềm nở hài hòa. Nhất là dáng vẻ từ tốn, khiêm nhường đã tỏa ra một hào quang đạo hạnh.

 

Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: (Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thứcnguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệpvăn hóa.

Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.

Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số.

Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.

 ***

Trong khi chúng tôi chuẩn bị để từ giả Thái Lan vào tối 17-12-2013, thì trên truyền hình đang chiếu cảnh biểu tình, ông Suthep Thaugsuban thủ lãnh đang mở chiến dịch, vận động Quân đội làm đảo chánh để lật đổ chính quyền Nữ Thủ tướng Yingluck Shinawtra. Khí thế biểu tình lên rất cao, họ tuyên bố ngày 13-01-2014 sẽ chiếm thủ đô Bangkok cô lập các hệ thống điều hành của chính phủ như các bộ… Tin mới nhất,

Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, ông Surapong Tovichakchaikul nói, Thủ tướng đã ra lệnh cho Cảnh sát và Quân đội kềm chế tối đa, tìm khả năng thỏa hiệp với phe biểu tình nhằm ổn định tình hình.

Nguyện cầu chư Phật mười phương gia hộ cho Dân tộc Thái Lan chóng qua cơn khủng hoảng chính trị, thiết lập lại nền hòa bình cho một Quốc gia, mà người dân có đức tin mãnh liệt với Tâm linh Tôn giáo. Một Quốc giaPhật giáo đã được tôn lên hàng Quốc giáo./-

 

Trần Đan Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 99)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 128)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 129)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 144)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 181)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 226)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 216)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 230)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 222)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 259)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 240)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 209)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 155)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 183)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 207)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 291)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 302)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 385)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 358)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 337)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 347)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 602)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 572)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 847)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 444)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 677)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 495)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 472)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 384)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 503)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 462)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 650)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 447)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 851)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 573)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 578)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 966)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 679)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 573)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 872)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 544)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 677)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 650)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 624)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 641)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 640)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 533)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 708)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1017)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1196)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant