Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bảo vệ hành tinh quan điểm của thiền sư Thích Nhất Hạnh

16 Tháng Tư 201400:00(Xem: 9827)
Bảo vệ hành tinh quan điểm của thiền sư Thích Nhất Hạnh
buddha-bigTrong một cuộc phỏng vấn hiếm có, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh.

Đây không chính xác là buổi đi bộ truyền thống ở miền quê nước Anh khi vị thiền sư Việt Nam 84 tuổi - Thích Nhất Hạnh dẫn gần một ngàn người thiền hành qua những ngọn đồi uốn lượn của Nottinghamshire. Đoàn người im lặng đi như một con rắn khổng lồ đang lướt qua cánh rừng và vườn táo im mát. Mọi người được dạy tiếp xúc sâu sắc với mỗi bước chân đặt trên mặt đất để duy trì chánh niệm ngay trong giây phút hiện tại. Thầy, như mọi người thường gọi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, rời con đường đang thiền hành bước vào đồng cỏ xanh tốt và tĩnh tọa. Nơi Thầy tỏa ra một sự an bình kỳ lạ, đó là hoa trái của 68 năm thực tập.

Mặc dù có hàng trăm ngàn đệ tử trên toàn thế giới và được tôn sùng như Ngài Đạt Lai Lạt Ma, nhưng công chúng ít biết đến Thầy. Bởi Thầy đã chọn cách tránh xa ánh sáng chói lòa của người nổi tiếng để tập trung vào việc xây dựng Tăng thân trên khắp thế giới - những Tăng thân có thể đưa lời Thầy dạy vào thực tế cuộc sống. Có nhiều tu viện ở Pháp, Mỹ và Đức cũng như những Tăng thân như thế trên toàn thế giới, như ở Anh đã có tới hơn 20 mươi Tăng thân. Thầy đang tìm cách chấn hưng lại con đường tâm linh. Một con đường có thể thay thế cuộc sống tiêu thụ hiện nay giúp con người trở về lối sống đơn giảnhiền hòa hơn. Lối sống này dựa trên sự tôn trọng thương yêu nhau và đồng thời cũng tôn trọng môi trường xung quanh.

Hiếm khi cho phỏng vấn nhưng khi nhận thấy thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn, tuổi càng ngày càng cao, sức khỏe càng ngày càng yếu ,Thầy muốn dùng tất cả thời giannăng lượng còn lại của mình làm những gì Thầy có thể để giúp xã hộibảo vệ hành tinh thân yêu này. Ở tuổi 84 rồi, mà Thầy vẫn có chương trình giảng dạy khá dày. Sau buổi pháp thoại cho hàng ngàn người ở London’s Hammersmith Apollo, Thầy đến Nottingham cho khóa tu 5 ngày, rồi đi hoằng pháp 3 tháng ở Châu Á, sau đó Thầy về lại Làng Mai- nơi Thầy đã sống hơn 40 năm kể từ khi bị biệt xứ, để an cư kiết đông 3 tháng. Thầy, một tác giả với hơn 85 đầu sách, đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi khí hậu. Cuốn “Thế giới chúng ta đang có” (The World we have) mới xuất bản gần đây của Thầy hiện đang là sách bàn chạy nhất.

Khỏa lấp bằng sự tiêu thụ quá mức
Trong cuốn “Thế giới chúng ta đang có” (The World we have), Thầy viết: “Đất mẹ trong tình trạng như hiện nay là hậu quả của việc sản xuất và tiêu thụ không chánh niệm. Chúng ta tiêu thụ để quên đi những lo lắng và muộn phiền của mình. Khỏa lấp bằng việc tiêu thụ quá mức không phải là cách.”

Trong cuộc phỏng vấn duy nhất tại Anh, Thầy kêu gọi những nhà báo hãy đóng vai trò của họ trong việc ngăn chặn sự hủy diệt nền văn minh này. Đồng thời, Thầy cũng kêu gọi những người có thẩm quyền hãy chuyển đầu tư cho lợi nhuận sang việc đầu tư cho một xã hội lành mạnh.

Thầy nói rằng giải pháp cho vấn đề hâm nóng Trái Đất dựa vào sự thành tựu công nghệ là một cái thấy sai lầm. Khoa học quan trọng thật nhưng làm việc với cái gốc của những hành xử gây tàn phá của mình còn quan trọng hơn. “Sự khủng hoảng tâm linh ở phương Tây là nguyên nhân của những khổ đau hiện nay. Bởi cái nhìn nhị nguyên mà ta cho rằng Chúa và nước Nước Chúa ở ngoài mình, ở trong tương lai - Ta không biết rằng tính Chúa nằm ngay trong mỗi chúng ta. Ta cần phải đặt Chúa về lại đúng vị trí, trong bản thân mình. Điều đó cũng giống như khi sóng biết rằng nước không ở ngoài nó.”

“Những gì ta tiếp xúc hằng ngày, kể cả thân thể này, đều là phép lạ. Chỉ cần đặt Nước Chúa về đúng vị trí, thì chúng ta có thể sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Nếu thức tỉnh được điều này thì ta không cần phải chạy theo những thứ mình tin rằng nó cần thiết cho hạnh phúc của mình như danh vọng, quyền lựcsắc dục. Một khi dừng việc tạo ra tuyệt vọng và giận hờn, ta sẽ giúp cho bầu khí quyển lành mạnh trở lại.”

“Có thể có đủ công nghệ để cứu hành tinh này nhưng điều đó thôi thì chưa đủ bởi vì loài người chưa thực sự sẵn sàng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tập trung vào khía cạnh còn lại của vấn đề. Sự ô nhiễm môi trường không phải là do khí CO2 mà môi trường bị nhiễm độc bởi cách chúng ta sống; có quá nhiều người đang trở nên bệnh hoạn, nhiều đứa trẻ phải đối mặt với bạo động, tuyệt vọng và tự tử.

Ô nhiễm tâm linh
“Chúng ta nên nói nhiều hơn về vấn đề ô nhiễm tâm linh. Khi chúng ta ngồi lại với nhau và lắng nghe chuông, ta làm lắng dịu thân và tâm mình. Chúng ta cùng tạo ra 1 năng lượng lành và bình an thẩm thấu trong mỗi người. Điều tương tự cũng xảy ra với năng lượng tiêu cực. Khi tạo tác năng lượng sợ hãi, giận dữtuyệt vọng ta tạo ra một bầu khí quyển và môi trường tàn phá tất cả chúng ta. Ta chưa nghĩ thấu đáo về điều này mà chỉ nghĩ về môi trường vật lý.

Cách sống của chúng tanguyên nhân. Ta tìm kiếm hạnh phúcchạy theo hạnh phúc theo cái cách tạo ra giận hờn, sợ hãi và kỳ thị. Chính vì vậy, khi tham dự một khóa tu, bạn có cơ hội nhìn sâu vào gốc rễ sự ô nhiễm này- sự ô nhiễm được tạo ra bởi năng lượng không lành mạnh. “Làm sao ta có thể thay đổi được bầu khí quyển để có năng lượng chuyển hóatrị liệu cho chính mình và cho con cháu mình? Khi đến khóa tu, trẻ em thư giãn được bởi vì người lớn đến đây cũng thư giãn. Ở đây, trong khóa tu này, cùng với nhau, ta tạo ra một môi trường lành mạnh và đó chính là năng lượng tập thể.”

Chủ nghĩa Tư Bản - một bệnh dịch
Thầy nói chủ nghĩa tư bản như một căn bệnh hiện đang lan ra toàn thế giới, mang theo ngọn gió toàn cầu hóa: “Chúng ta xây dựng một hệ thống mà không thể kiểm soát được. Nó thống trị ta, ta trở thành những nạn nhân và nô lệ của nó” Thầy thấy những nước đã từng là quê hương của đạo Bụt như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, đang đi theo chủ nghĩa tiêu thụ như phương Tây: “Sức cuốn hút của khoa học và công nghệ khiến người ta từ bỏ những giá trị văn hóa đã từng là nền tảng căn bản cho nếp sống tâm linh của họ trong quá khứ”. “Bởi học đòi theo những nước phương Tây nên họ bắt đầu có những khổ đau tương tự. Khủng hoảng trên thế giới tăng lên và gốc của vấn đề chính là quá trình toàn cầu hóa. Họ cũng mất luôn cái nhìn bất nhị. Nhiều Phật tử cho rằng Bụt ở ngoài mình và chỉ khi nào chết đi mới đến được cõi Tịnh Độ.

“Trong quá khứ, có nhiều người không giàu nhưng họ cảm thấy thỏa mãn với đời sống của họ, họ cười và hạnh phúc cả ngày. Nhưng khi có nguời bắt đầu giàu lên, nhiều người nhìn vào những người đó và tự hỏi tại sao tôi không có một cuộc sống như vậy- một căn nhà đẹp, xe đẹp, một khu vườn đẹp và rồi họ từ bỏ những giá trị tốt đẹp vốn có của mình để lao theo vật chất.”

Bên cạnh niềm tin về sự chuyển hóa có thể xảy ra, Thầy cũng chấp nhận khả năng nền văn minh này sẽ biến mất. Thầy đề cập đến nguyên tắc tâm linh “buông bỏ’- chỉ khi nào mình thực sự buông bỏ cái ý “muốn” cứu hành tinh này khoát khỏi việc thay đổi khí hậu thì khi ấy nó lại có thể sẽ thay đổi được tình trạng hiện nay.

Thảm họa xảy ra
“Không có sự thức tỉnh tập thể, thảm họa sẽ xảy ra.”, Thầy cảnh báo như vậy. “Văn minh nhân loại đã bị hủy diệt nhiều lần và nền văn minh này cũng không ngoại lệ. Nó có thể bị hủy diệt. Và rồi sự sống sẽ dần dần hồi phục sau hàng triệu năm sau. Vũ trụ hoạt động rất khẩn trương nhưng thời gian địa chất thì khác hẳn.”

“Nếu thiền quán về điều đó thì bạn sẽ không lo lắng quá đến nỗi trở nên hóa cuồng. Bạn chấp nhận được rằng nền văn minh này có thể sẽ trở thành tro bụi và sự sống sẽ bắt đầu lại vài ngàn năm sau đó. Điều tương tự cũng từng xảy ra trong lịch sử hành tinh này rồi. Khi có bình an trong tâm và chấp nhận sự thực, bạn sẽ đủ bình tĩnh để làm một cái gì đó. Nếu không bạn sẽ bị tuyệt vọng cuốn đi và không còn hy vọng làm được gì nữa.

Giống như khi một người mắc bệnh ung thư hoặc Sida (AIDS), họ biết rằng chỉ còn sống một năm hay 6 tháng nữa. Họ khổ đau và phản kháng. Nhưng nếu họ chấp nhận sự thật mình sẽ chết và tận hưởng mỗi phút giây có được, tình trạng có thể thay đổi, bệnh tật từ từ biến mất. Điều đó đã xảy ra với nhiều người”.

Thầy nói, những Tăng thân tiếp hiện đang được xây dựng trên khắp thế giới đã cho thấy ta có thể “sống đơn giảnhạnh phúc, để có thời gian thương yêu và giúp đỡ những người xung quanh. Đó là lý do chúng tôi tin rằng nếu có nhiều tăng thân như thế trên khắp thế giới, chúng ta có thể thức tỉnh mọi người rằng con người có thể từ bỏ được những nhu yếu vật chất. Nếu cùng tạo ra một sự thức tỉnh chung, chúng ta có thể giải quyết được vấn đề hâm nóng địa cầu. Cùng với nhau, chúng ta tạo nên sự tỉnh thức đó.”

Một vị Bụt chưa đủ
Thầy dừng lại một chút rồi nói tiếp một cách nhỏ nhẹ: “một vị Bụt chưa đủ, ta cần nhiều vị Bụt”. Thầy sống một cuộc đời phi thường. Trong suốt chiến tranh Việt Nam, Thầy suýt chết vài lần vì giúp những người dân đang khổ đau do bom đạn. Khi đến Mỹ, Thầy thuyết phục mục sư Martin Luther King công khai phản đối chiến tranh và Thầy là nguồn cảm hứng cho phong trào hòa bình. Vào năm 1968, mục sư King đề cử Thầy cho giải Nobel hòa bình. Trong thập niên sau đó, nhiều tháng Thầy lênh đênh trên biển Đông Dương tìm cách cứu những người tị nạn Việt Nam và Cam-pu-chia trên những chiếc thuyền quá tải. Những năm gần đây, Thầy mở khóa tu 2 ngày cho thành viên quốc hội Mỹ và những khóa tu hòa giải cho người Israel và Palestin tại Làng Mai.

Những giáo lý Thầy dạy dựa trên sự thực tập theo dõi hơi thởthiền hành để an trú trong giây phút hiện tại, không đắm mình trong quá khứ hay lo lắng cho tương lai. Thầy nói, trong mỗi người đều có những hạt giống thương yêuhiểu biết cũng như những hạt giống giận hờn và kỳ thị. Cuộc sống của chúng ta như thế nào phụ thuộc vào cách chúng ta chọn những hạt giống nào để tuới. Để giúp tạo nên 1 nền đạo đức toàn cầu mới và duy trì những hạt giống tốt, những học trò Tiếp Hiện của Thầy đã chắt lọc những tinh hoa đạo Bụt về Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo thành năm nguyên tắc cốt lõi - Năm giới.

Năm giới, được làm mới vào năm ngoái (2009) để phù hợp với tình trạng thế giới đang thay đổi một cách nhanh chóng. Năm giới không phải là những nguyên tắc buộc chúng ta phải theo mà đó là hướng để chúng ta vươn tới. Bên cạnh kêu gọi chúng ta tiêu thụ trong chánh niệm, Năm giới còn khuyến khích ta chấm dứt thói tà dâm cũng như quyết tâm “không uống rượu, không sử dụng ma túy hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phẩm nào có chứa độc tố, trong đó có mạng lưới toàn cầu (Internet), phim ảnh, truyền thanh truyền hình, sách báo và chuyện trò chứa đựng nội dung thiếu lành mạnh”.
____________

Zen and the art of protecting the planet
In a rare interview, zen buddhist master Thich Nhat Hanh
warns of the threat to civilisation from climate change and the spiritual revival that is needed to avert catastrophe

Jo Confino
guardian.co.uk
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 113)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 140)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 157)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 162)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 186)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 233)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 221)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 233)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 225)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 264)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 252)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 211)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 158)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 187)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 209)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 295)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 306)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 386)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 360)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 343)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 355)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 611)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 580)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 852)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 447)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 681)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 500)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 487)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 388)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 505)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 470)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 655)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 452)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 853)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 577)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 580)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 974)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 685)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 575)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 877)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 548)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 678)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 651)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 628)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 641)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 640)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 535)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 709)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1022)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1200)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant