Nhân
loại tôn vinh Mahatma Gandhi (1869- 1948) là một trong mười thiên tàisáng tạo nhất trong lịch sử. Mahatma Gandhi là bậc thiên tàitâm linh, hòa hợptâm hồn và thể xác. Một con người mạnh mẽ, rắn chắc luôn hoạt động cả trong suy nghĩ và hành động. “Chính chúng ta phải là sự thay đổi
mà chúng ta muốn thấy trên thế giới”. Với tư tưởng đột phá ấy Mahatma Gandhi đã trở thành một thiên tàicách mạngtinh thần.
Người
có thể cho chúng ta nhiều lựa chọn. Gandhi - người đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng chính trị thành công mà không cần tới vũ lực, đã thay đổi
thế giới bằng sức mạnh mà ông gọi là “Quyền lực tâm linh”. Một sự kết hợpthú vị giữa đạo đứcchính trực, sự phục tùng, lòng khoan dung, cầu nguyện, khả năng tự lực, tự thanh lọc và tình yêu. Từ đó chúng ta học được nhiều điều.
Bằng
quyền lựctâm linh Gandhi giành được độc lập cho Ấn Độ từ tay thực dân Anh năm 1947. Chiến lược đối khángthụ động hay phòng thủ không vũ lực chưa từng có trước đây của ông tôn vinh lý tưởngchân lý và bất bạo lực,
thậm chí bao gồm cả khả năng yêu thươngkẻ thù. Triết lý thiết thực và những cuộc biểu tình khôn khéo của Gandhi đã gây ảnh hưởng tới các nhà lãnh đạo vĩ đại như Martin Luther King, Nelson Mandela, Dalai Lama và nhiều người khác.
Là một nhà lãnh đạophong tràobất bạo động, Martin Luther King (1929-1968) nhấn mạnh: “Gandhi có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử nâng lòng kính Chúa lên trên sự tương tác giữa các cá
nhânquyền lực và lực lượng xã hội trên một phạm vi rộng lớn.” Về con ngườicá nhân, Gandhi là một tấm gương cho tất cả những người đang tìm kiếmTự Do trong tâm thức và Sức MạnhTâm Linh trong cuộc sống thường ngày.
Gandhi sinh năm 1869 trong một gia đìnhthương nhân có tiếng nói chính trị lớn tại Porbandar - Ấn Độ. Gia đình theo Ấn Độ giáo nên Gandhi được học đạo từ nhỏ, thấm đẫm phẩm hạnh cao đẹp. Cậu bé Gandhi được ghi nhận là “Thần đồng đức hạnh”. Cậu vô cùngnhạy cảm về lòng tốt, biết tự mình chuyển biến hành động xấu thành tốt. Trong
cuốn tự truyện “Trải nghiệm chân lý” Gandhi viết: “Một thứ ăn sâu trong
tôi, đó là niềm tinvững chắc rằng đạo đức là nền tảng của vạn vật và chân lý là cốt lõi của đạo đức. Chân lýtrở thànhmục tiêuduy nhất của tôi. Tầm quan trọng của nó ngày càng lớn và định nghĩa mà tôi đưa ra cũng trở nên rộng lớn chưa từng có”.
Trong
một lầnchống lạiphương phápăn chay của bố mẹ, chàng Gandhi bí mậtăn
thịt dê cùng một người bạn theo đạo Hồi. Đêm đó, anh gặp ác mộng, mơ thấy một chú dê đang kêu “be, be” trong bụng. Mặc dù vẫn cố chấp và ăn thịt vài lần trong năm tiếp theo, nhưng cuối cùng chàng tự nhận ra việc lừa dối bố mẹ còn tồi tệ hơn việc không ăn thịt. Gandhi viết:“Nói dối là
không tốt” và nhận ra “Chính điều này đã cứu tôi thoát khỏi nhiều cạm bẫy”.
Năm 1883, Gandhi cưới Kasturbai khi cả hai mới mười ba tuổi. Đó là cuộc tảo hôn, mai mối, nhưng Gandhi rất yêu vợ. Bà sinh cho ông bốn người con trai và luôn ủng hộ ông trong suốt cuộc đấu tranh giànhđộc lập và phát triển năng khiếu bản thân. Tuy nhiên sau đó ông phản đốicông khai việc hôn nhân theo sắp đặt. Ông viết: “Tôi không hề thấy đạo đức nào ủng hộ việc tảo hôn phi lý này”.
Năm 1887, gia đìnhmiễn cưỡng để Gandhi rời Ấn Độ sang London học luật. Mẹ ông bắt ông
phải thề không đụng tới thịt, rượu và đàn bà ở đó. Ông gia nhập Hội người ăn chay London. Trở vềẤn Độ, Gandhi hành nghềluật sư. Năm 1893, ông bỏ nghề luật sưgiàu có ở Bombay, đến Nam Phi sống với một bảng một tuần. Ông đi du lịch từ Pretoria, người ta yêu cầu ông phải rời khỏi toa
hạng nhất chỉ vì ông không phải người da trắng. Ông không chịu chuyển sang toa dưới, bị người ta đẩy xuống tàu. Ông đã sống ở Nam Phi trong 21
năm sau đó để chống chính sách kỳ thị chủng tộc.
Tuổi thơ Gandhi
là cậu bé nhút nhát. Học trung học, cậu luôn sợ những học sinh nhỏ bé hơn mình. Người vú nuôi Rambha đã đưa ra một lời khuyên làm thay đổi cuộc đời Gandhi. Bà nói: “Việc con sợ là không sai, nhưng khi con sợ một
cái gì đó, thay vì bỏ chạy, con hãy đứng yên, và đọc đi đọc lại câu thần chú “Rama, Rama”. Khi đó, nỗi sợ hãi sẽ tan biến.”
Hãy giữ chặt tâm trí và trái tim tôi.
Cách
tiếp cận tôn giáo của Gandhi âm vang đến ngày nay. Việc theo đuổi ngành
luật không cản trở sự phát triển tinh thần của Gandhi. Ông nghiên cứu các tôn giáo hàng đầu trên thế giới và những điều luật của chúng để tìm ra mối liên hệ và điểm chung trong các tôn giáo khác nhau. Khả năng kết hợp các tôn giáohoàn toàn khác biệt nhau như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Do Thái, đạo Hồi, và Ấn Độ giáo, đã góp phần tạo nên Gandhi - Một thiên tàitâm linh.
Ông dành cả cuộc đời để theo đuổi, áp dụng sự uyên thâm, và những tư tưởng đầy tính thuyết phục của các tôn giáo này vào chính trị và xã hội. Gandhi viết: “Điều mà tôi mong muốn đạt được là phát triển năng khiếu bẩm sinh để được gặp Chúa. Toàn bộ các
bài viết, bài diễn thuyết và tất cả những việc tôi làm trong lĩnh vực chính trị, đều nhằm đến kết quả cuối cùng này.” Gandhi nhận ra rằng tình
yêu, lòng khoan dung và lòng trắc ẩn đều hiện diện trong trái tim của mỗi con người, bất kể tín ngưỡng nào. Ông thấy điều này thể hiện trong đoạn kinh của đạo Hindu:
Một bát nước mang lại một bữa ănthịnh soạn Một lời chào tạo nên lòng nhiệt huyết Một mẩu bút chì đơn giản có thể đem lại thỏi vàng thoi Do đó, từng lời nói, từng hành động quan tâm Từng cử chỉ giúp đỡ nhỏ cũng có giá trị gấp mười lần Nhưng một người quý tộc Thật sự hiểu rằng tất cả mọi người đều như nhau Sẽ đem lại niềm vui sau những tai ương đã xảy ra.
Đức
tin của Gandhi chặt chẽ, thuyết phục. Lương tâmtrong sáng của ông luôn
song hành với một ý chí không thể bị khuất phục. Một phụ tá thân cận của ông nói: “Hầu hết mọi người đều nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu khác. Nhưng Gandhi thì không như vậy. Ông nói những gì mình tin
và thực hiện những gì mình nói, nên tâm hồn, trí tuệ và thân xác của ông hòa làm một”. Ông là một khối sức mạnhnội tâmvững vàng “Hãy giữ chặt tâm hồn và trái tim tôi”.
Tâm hồn vĩ đại Rabindranath
Tagore (1861- 1941) nhà thơ Ấn Độ đoạt giải Nobel gọi Gandhi là “Mahatma” với ý nghĩa là Tâm hồn vĩ đại. Một tâm hồn cao đẹp và khả năng
kết hợpchân lý của mọi tôn giáo trên thế giới. Sự tận tâm giúp đỡ, lòng vị tha và cầu nguyện của Gandhi được rèn luyệntừ gia đình theo văn
hóaẤn Độ giáo. Ấn Độ giáo coi giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc và được khai sáng. Tagore nói: “Tôi tỉnh dậy và nhận ra sống là để giúp đỡ người khác. Tôi đã hành động và coi đó là niềm hạnh phúc”.
Gandhi
nhận ra rằng tình yêu, lòng khoan dung và lòng trắc ẩn, đều hiện diện trong trái tim của mỗi người, bất kể tín ngưỡng nào. Bằng cách gỡ bỏ nguyên tắc đạo đức hàng đầu của mình ra khỏi những hạn chế của bất cứ tôn giáo nào, cuộc khảo sát của ông trở thành một sứ mệnh tinh thần thực
sự, vượt qua mọi biên giớitôn giáo. Trung tâmtư tưởng không bạo lực, không sát sinh của Gandhi có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng toàn bộ cuộc sống của chúng ta được đan dệt trong tấm thảm tình yêu. Ông viết: “Không bạo lực thì không có bệnh tật trong cuộc sống. Do đó không bạo lực là thể thức đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Đó là tình yêu
tinh khiết. Tôi đã đọc được điều đó trong Kinh thánh Ấn Độ giáo, Kinh Phúc Âm, Kinh Koran”.
Với mong muốn dành Tự do cho Ấn Độ, Gandhi trở lạiẤn Độ vào năm 1914, nhanh chóng giữ vai tròlãnh đạoLiên hiệp tự trị toàn Ấn Độ, trở thành lãnh tụ Quốc dân đại hộiẤn Độ. Ông tổ chức
các chiến dịch bất phục tùng trong nước dựa trên phương thức bất bạo động. Ông nhiều lần bị thực dân Anh bắt tù. Thảm kịch xảy ra khi Gandhi bị ám sát tại Delhi ngày 30 tháng 1 năm 1948, do một môn đồHồi giáocực
đoan. Trước khi nhắm mắt, Gandhi đã gọi tên Thượng đế. Sau cái chết của
Gandhi, Tổng thống Ấn Độ Jawaharlal Nerhu đến Princeton thăm Albert Einstein. Hai người thảo luận về sự tồn tại song song nghịch lý giữa sự phát triển bom nguyên tử và sự phát triển tư tưởng Gandhi.
Einstein
bình luận: “Gandhi đã chứng minh việc tập hợp thành côngsức mạnhquần chúng không thể bằng cách sử dụng các thủ đoạn chính trị xảo trá, khéo léo, thông thường mà phải bằng tấm gương đạo đức cao đẹp giàu tính thuyết phục. Trong thời đạiđạo đứcsuy đồi ngày nay, ông là một chính khách chân chính, bảo vệ cho quan hệ nhân văn giữa người với người trong
lĩnh vực chính trị… Cho đến nhiều thế hệ sau, người ta không thể tin rằng một con người bằng da bằng thịt như vậy đã bước đi trên trái đất này”.
Gandhi đã sống với một hình mẫu khắt khe của “đại số học đạo đức”. Sự tận tâm giúp đỡ, lòng vị tha và cầu nguyện của Gandhi được rèn luyện trong môi trường gia đình. Ấn Độ giáo coi việc giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc và được khai sáng. Trong triết lý của Gandhi, sự giúp đỡ xuất phát từ đáy lòng, là niềm vui sướng tột đỉnh và là bí mật của sự phát triển năng khiếu bản thân. Ông viết: “Nếu tôi bị cuốn hút vào sự giúp đỡ cộng đồng thì lý do ẩn sau chính là sự khát khao được thấu hiểu. Tôi tạo ra tôn giáo của sự giúp đỡ vì tôi cảm thấy người ta chỉ nhận thấy Chúa thông qua sự giúp đỡ”. Với ông, lòng vị tha là sức mạnh “Tha thứ là đức tính của người mạnh mẽ”.
Gandhi học được tính vị tha từ cha mình. Ông kể: “Tôi đã lấy trộm một thứ đồ của cha và phải chịu day dứt, ân hậnđau đớn. Tôi quyết định viết lời thú tội nộp cha để xin ông tha thứ. Tôi hứa từ nay sẽ không bao giờ ăn trộm nữa. Tôi
tự tay đưa tờ giấy cho cha. Cha tôi đọc, những giọt nước mắt lăn trên má, rơi xuống làm ướt tờ giấy. Ông nhắm mắt lại trong giây lát và suy nghĩ. Ông ngồi xuống và đọc. Tôi thấy sự đau đớn tột cùng của cha. Tôi khóc. Hai cha con cùng khóc. Những giọt nước mắt của tình yêu đã thanh lọc trái tim tôi và xua tan bóng mây tội lỗi. Chỉ có ông, người có tình yêu ấy, mới biết nó là cái gì”.
“Những kẻ yếu đuối không biết tha thứ Tha thứ là đức tính của người mạnh mẽ” (Mahatma Gandhi)
Gandhi tôn thờ sức mạnh của cầu nguyện. Ông
nói: “Việc cầu nguyện đã cứu vớt cuộc sống của tôi… Tôi đã chia sẻ trải
nghiệm cay đắng nhất của bản thân và của cộng đồng. Họ ném tôi vào tận cùng tuyệt vọng. Tôi thoát ra được nỗi tuyệt vọng đó là nhờ cầu nguyện. Khi tôi đau khổ, chỉ có cầu nguyện mang lại niềm vui cho tôi”. Với ông, cầu nguyện là chất xúc tác của “quyền lực tâm linh” và là công cụ quan trọng nhất của hành động. Ông viết: “Sự thỉnh cầu, sùng bái và cầu nguyện không phải là mê tín dị đoan. Đó là những hành động thực tế hơn cả hành động ăn, uống, ngồi hoặc đi. Cầu nguyệnthành tâm có thể gặt hái
được những thứ mà không điều gì khác trên thế giới này có thể làm được.”
Bất bạo lực Lòng vị tha, sự giúp đỡ và cầu nguyện của Gandhi được thể hiện ra trong triết lý chính trị về đối khángthụ động hay đấu tranh hòa bình của ông. Cuộc đụng độ định mệnh trên chuyến tàu tới Pretoria mà sau đó ông đã quyết lưu lại hai mươi năm ở Nam Phi. Sau này ông viết về ngày hôm đó: “Tôi bắt đầu suy nghĩ về nhiệm
vụ của mình. Thật là hèn nhát khi trở lạiẤn Độ mà chưa làm tròn bổn phận của mình. Thử thách thật sự nằm trong căn bệnh phân biệt sắc tộc ăn
sâu, bào mòn trong suy nghĩ của con người. Tôi phải cố gắng triệt tận gốc căn bệnh này.”
Trung tâm của học thuyết Gandhi là khái niệm không sát sinh hay không bạo lực. Nó có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng toàn bộ cuộc sống của chúng ta được đan dệt trong tấm thảm tình yêu. Ông
viết: “Không bạo lực thì không còn bệnh tật trong cuộc sống. Do đó không bạo lực là thể thức đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Đó là một tình yêu tinh khiết. Tôi đã học được điều đó trong Kinh thánh Ấn Độ giáo, Kinh Phúc Âm, Kinh Koran”.
Trong cuộc đấu tranh giành Quyền và Lợi cho người dân, với thực dân Anh ở Ấn Độ, Gandhi hướng dẫn nhân dân Ấn Độtự lực. Ông chủ trương phát cho mỗi người một guồng xe sợi (charkha), để họ tự dệt áo, tự trồng cấy chăn nuôi, tự cứu sống mình
bằng lao động. Sự kiện này gây chấn động chính trị, vì Gandhi dùng biện
pháp này để phản đối chính sách bài trừ ngành công nghiệp may Ấn Độ của
thực dân Anh. Ông đứng đầu cuộc biểu tình đốt quần áo do người Anh sản xuất. Charkha trở thànhbiểu tượngtượng trưng cho lối sốngtruyền thống
của người Ấn Độ. Biểu tượng này được đưa vào lá cờ của Quốc dân Đại hộiẤn Độ. Nó có sức mạnh tập hợp nhân dânẤn Độ đứng lên chống lại thực dân Anh.
Nhưng Charkha ông chỉ đơn giản là biểu tượng chính trị. Nó thể hiệntinh thầnthực tiễn của Gandhi. Ông cho rằng việc ngồi xe sợi là một cơ hội để suy ngẫm. Người ta thường thấy hình ảnh ông ngồi bên guồng xe sợi. Ý nghĩa của việc mặc áo tự dệt là đạo đứcnguyên thủy của con người với tinh thầnđộc lậptự chủ trong cuộc sinh tồn. Năm 1945, trong thư gửi Nerhu, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độđộc lập, Gandhi nhấn mạnhbiểu tượng Charkha mà mình chọn: “Tôi thấu hiểu rằng nó không nằm ngoài chân lý và bất bạo động. Chúng ta có thể nhận rachân lý và bất bạo động trong sự giản dị của cuộc sống. Sự giản dị này được thể hiện đậm nét qua hình ảnh guồng xe sợi và tất cả những hàm ý khác. Con người nên tự tạo ra những gì mà mình thật sự cần hay nói cách khác là tự
cung cấp”. (Sách Khám phá Thiên Tài… của Michael J. Gelb- NXB Lao động-
Xã hội- 2008)
Sự khai sáng mà Gandhi theo đuổi buộc ông phải luyện tập một chế độ ăn kiêng ngặt nghèo, nhằm kiểm soát cơ thể, biến đổinăng lượng của ham muốn, thông qua việc tự thanh lọc và phát triển năng khiếu bản thân. Điều này bao gồm cả lời thề sống độc thân, bởi vì “không thể trong sạch khi vẫn còn nhục dục” và ông nghiêm khắcthực hiện
chế độ ăn kiêng.
Cách tiếp cận thế giớitâm linh của Gandhi vẫn âm vang tới tận ngày nay: “Có rất nhiều cách định nghĩa Thượng đế bởi vì
Ngài có rất nhiều cách thể hiện. Những định nghĩa ấy làm tôi liên tụcngạc nhiên, sợ hãi và choáng váng. Nhưng tôi chỉ tôn kính Ngài như một chân lý. Tôi chưa từng thấy Ngài, nhưng tôi đang tìm Ngài. Tôi sẵn sàng cống hiến những gì quí báu nhất để đi tìm. Ngay cả sự cống hiến đòi hỏi sinh mệnh của tôi thì tôi cũng sẵn lòng dâng hiến”.
Với mong muốn
giành tự do cho Ấn Độ như đã công bố trước công chúng năm 1908, Gandhi trở lạiẤn Độ năm 1914 và nhanh chóng giữ vai tròlãnh đạoLiên hiệp tự trị toàn Ấn Độ, trở thành lãnh tụ Quốc dân Đại hộiẤn Độ. Từ năm 1920 trở đi ông tổ chức các chiến dịch bất phục tùng trong nước dựa trên phương thức bất bạo động. Triết lý của Gandhi có ảnh hưởng sâu sắc tới các phong trào chính trị hiện đại, đặc biệt là phong tràovận động quyền
công dân của Mỹ do Tiến sĩ Martin Luther King lãnh đạo. Ông nói: “Trong
đời mình, Gandhi có thể huy động và kích động một lực lượng mạnh hơn bất kỳ ai trong lịch sử. Và chỉ với tình yêu, sự hiểu biết, thiện chí và
sự khước từ những luật lệ tàn ác, ông có thể bẻ gãy sức mạnh của đế chế
Anh. Đây là một trong những điều ý nghĩa nhất từng xảy ra trong lịch sửthế giới. Hơn ba trăm triệu người đã giành được tự do mà không phải đổ máu”.
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quanmật thiếtvới nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữPhật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vậtvô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tửĐại Thừa.
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệduyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hộinhân bảnđạo đức.
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
Kính lễThích Ca Mâu NiThế Tôn
Nay con đem tâm phàm phusuy diễnthánh pháp
Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này
Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biếthạn chế của mình.
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cáchthực tiễn đối với sự tu tậpcông án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tậpcông án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
Có hai hình ảnhquen thuộc gợi lên ý tưởngbiến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba.
Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễThế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ.
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôithảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng tatìm thấy nhiều từ ngữliên quan đếný nghĩasám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành pháp và chánh pháptrở thànhđời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
Sự ra đời của Đức Phậtnghiễm nhiên đã trở thànhsự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởngĐông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượngđặc sắc đáng để mọi ngườinghiên cứuPhật họcquan tâm.
Theo truyền thốngPhật giáoNam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểusơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sưHuyền Trang dịch ra tiếng Hán.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.