BỤT HAY PHẬT?
Nguyễn Trọng Phu
I. Lý do đặt vấn đề
Trong khoảng mươi mười lăm năm nay, trong một số các đạo tràng Phật giáo, một số các chùa, nhóm tu học, cũng như một số sách báo Phật giáo, đã xuất hiện một danh từ mới, đó là danh từ Bụt, để tôn xưng bậc Giác ngộ, mà trước đây, người ta vẫn thường gọi là Đức Phật. Và nói rộng ra, Đạo Phật cũng được gọi là Đạo Bụt. Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm, như sau đây sẽ được chứng minh cụ thể hơn, nhưng vì việc sử dụng ấy đã gần như bị đứt đoạn, ít nhất là trên văn chương sách vở, trong một thời gian, nên nay đem ra sử dụng lại, có thể gây nên một số hiểu lầm, nhất là đối với những đồng bào lớn tuổi vốn rất quen thân với danh từ Phật. Những vị này thường cho rằng danh từ Bụt là để chỉ cho các vị Tiên Thần, như trong các truyện cổ tích dân gian, và có tính cách nôm na bình dân, chứ không được hàm súc thiêng liêng như danh từ Phật. Việc hiểu lầm này đã xảy ra khá sâu rộng, chẳng những trong giới bình dân, mà ngay cả trong giới trí thức làm công tác văn học giáo dục nữa. Như một vị cựu Chủ Tịch Văn Bút VN Hải Ngoại đã viết: “Ông... đưa đạo Bụt, chữ của Ông, vào cuộc đời” (Khởi hành 10/97). Tại quốc nội, một vị giáo sư đã viết “thật rung động trong lòng, thì ra Ông Bụt mà chúng ta có dịp làm quen từ các chuyện cổ tích..., cái hình ảnh quen thuộc ấy, hóa ra lại là Đức Phật (Hương Sen 9/96).
Dĩ nhiên, việc thay đổi một tập quán, kể cả tập quán về ngôn ngữ, đòi hỏi cần có một thời gian khá lâu, có thể đôi ba mươi năm, mới có thể thực hiện trọn vẹn được. Nhưng nếu có được một số đông người hiểu biết rõ lý do vì sao nên thay đổi như vậy, thì tiến trình thay đổi nhất định sẽ được thuận lợi nhanh chóng hơn nhiều, và ít nhất cũng sẽ tránh bớt được một số sở tri chướng mà bất kỳ một sự thay đổi lớn nào cũng có thể gây nên.
II. Định nghĩa danh từ Bụt
Trước hết, chúng ta cần tra cứu các từ điển, xem danh từ Bụt nói gì.
1.
Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, xuất bản
lần đầu tại Hà Nội năm 1931.
Bụt:
Tiếng gọi Ông Phật.
Văn
liệu: Lành như Bụt (tục ngữ). Đất Vua, chùa làng, phong
cảnh Bụt (thơ cổ). Bẻ tay Bụt ngày rằm (T.ng.). Bụt trên
tòa sao gà mổ mắt (T.ng.). Gần chùa gọi Bụt bằng anh (T.ng.).
Bụt không thèm ăn mày ma (T.ng.). Bụt chùa nhà không thiêng
(T.ng.). Bụt nhà không cầu, đi cầu Thích Ca ngoài đường
(T.ng.).
Sư
rằng cửa Bụt thênh thênh (Nhị độ mai)
Chỉ
mong cầu khẩn Bụt Trời (Nhị độ mai)
2)
Từ Điển Việt Nam, Khai Trí Sài Gòn, 1971
Bụt:
Ông Phật
Bụt
cũng nực cười ông ngất ngưỡng (Nguyn Công Trứ)
3.
Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà
Nội, 1988
Bụt:
Phật, theo cách gọi dân gian
Lành
như Bụt. Bụt chùa nhà không thiêng (T.ng.)
4.
Việt Anh Tự Điển, Nguyn Văn Khôn, Sài Gòn, 1972
Bụt:
Buddha.
Trên đây, ta đã thử tra một số từ điển xuất bản trong thế kỷ XX này, từ 1931 đến 1988. Bây giờ ta hãy tra một quyển từ điển cổ, xuất bản năm 1651 tại La Mã, xem người Việt hồi thế kỷ XVI đã có sử dụng danh từ Bụt để gọi Phật hay chưa. Đó là quyển Dictionarium Annamitticum, Insitanum et Latinum (Tự điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh) của Alexandre De Rhodes, hiện còn lưu trữ tại La Mã. Theo từ điển này, thì hai danh từ Bụt và Phật đều đã được dùng để gọi Buddhã. Ngoài ra, còn có một tài liệu viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên (1659) của Bento Thiện thuộc Dòng Tên, đã nói về lịch sử và phong tục tập quán của nước Annam, sẽ được nói rõ hơn trong mục III sau này.
III. Việc sử dụng danh từ Bụt qua thời gian
1)
Trong ngôn ngữ hằng ngày
Người
dân quê Việt Nam, từ xa xưa, vẫn thường gọi Buddhã là ông
Bụt, đến nay vẫn còn in rõ dấu tích. Tại vùng Chương Mỹ,
Hà Tây, Bắc bộ, có một ngôi chùa cổ, tên chữ là Hỏa
Tinh, cách Hà Nội 40km trên đường số 6 đi Hòa Bình. Cách
lộ độ một km, trên một ngọn đồi trọc, có một pho tượng
Ông Bụt bằng đá. Khách từ xa đến thăm viếng, nếu hỏi
thăm chùa Hỏa Tinh, nhiều người không biết. Nhưng nếu hỏi
thăm chùa Ông Bụt, thì từ cụ gà đến trẻ em, ai nấy cũng
đều chỉ đúng chùa Hỏa Tinh này.
2)
Trong ca dao tục ngữ
Như
đã trình bày tại mục I, trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt
Nam, có rất nhiều câu dùng danh từ Bụt để chỉ Buddhã.
Sau đây, xin ghi thêm vài câu tiêu biểu, ngoài các câu đã
liệt kê nơi phần định nghĩa.
Đẹp
như Tiên, hiền như Bụt
Đi
với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
Các
ca dao tục ngữ này, phần nhiều đều xuất phát từ miền
Bắc và miền Trung Việt Nam, vì một lẽ rất d hiểu là cái
nôi văn hóa Việt Nam là đồng bằng Bắc bộ, là thành Luy
Lâu và Thăng Long xưa cũ. Cho nên, đối với người dân Bắc
bộ, ngay cả đối với thế hệ trẻ lớn lên sau này, không
có một chút phân vân nào về danh từ Bụt là Phật. Và cả
hai danh từ Bụt và Phật đều có giá trị văn hóa và tâm
linh như nhau.
3)
Trong sách vở và kinh sách
Đây
mới chính là phần quan trọng nhất trong bài này, vì nó sẽ
chứng tỏ cho ta thấy, qua bao nhiêu thế kỷ, ông cha chúng
ta vẫn luôn luôn dùng danh từ Bụt trong văn chương bằng chữ
nôm, tức là văn chương quốc âm, song song với việc dùng
danh từ Phật trong các sách vở viết bằng chữ Hán, là thứ
chữ chính thức dùng trong triều đình và các công việc hành
chánh. Có một điều đáng tiếc là trong thời gian cận đại,
việc sử dụng danh từ Bụt trong văn chương gần như bị
đứt đoạn, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, và có lẽ cũng
nên có một bài khảo cứu riêng về vấn đề này. Chính vì
sự đứt đoạn đó, mà khi được sử dụng trở lại, một
số ít người có phần ngỡ ngàng, cho đó là một danh từ
mới, hay một danh từ cũ với nghĩa khác, nhưng được cưỡng
dụng theo nghĩa Phật.
Nhưng trước khi qua phần dẫn chứng, một câu hỏi ngắn cần nên được giải đáp, là làm sao ta có thể biết được, từ xa xưa, ông cha chúng ta đã gọi Buddha là Ông Bụt, trong khi, lúc bấy giờ, chưa có máy ghi âm hay chữ quốc ngữ như hiện nay. Câu trả lời thật đơn giản là. Đó là:
a) Do các từ cổ xưa còn sót lại trong ngôn ngữ dân gian, trong các ca dao tục ngữ, như đã được đề cập đến trong giai đoạn 1 và 2 của phần III này.
b) Do chữ viết riêng của nước ta là chữ NÔM. Đó là một thứ chữ hình thành từ chữ Hán, giống như trường hợp các nước Á Châu khác, như chữ Hòa văn của Nhật, chữ Triều Tiên v.v... Mới nhìn, ta có thể lầm đó là chữ Hán, vì nó được viết gần giống như chữ Hán, mà không phải là chữ Hán, vì chính người Hoa cũng không thể đọc và hiểu được. Một thí dụ đơn giản: hai chữ Hán bách niên.... .... có nghĩa là trăm năm, thì chữ Nôm viết là.... .... , và chỉ có người Việt mới đọc và hiểu được mà thôi, vì trong chữ Hán, không hề có hai chữ.... .... này. Chứng tích việc sử dụng chữ Nôm để viết thơ văn bắt đầu từ Hàn Thuyên, cuối thế kỷ thứ XIII, dưới thời Nhà Trần, nhưng trước đó khá lâu, đã có nhiều tài liệu viết bằng Hán văn mà ghi tên người Việt bình dân bằng chữ Nôm, như trường hợp các văn bia ở Chùa Miếu, và nhất là tên BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG.... .... .... .... mà nhân dân ta tôn xưng PHÙNG HƯNG khi ngài đánh đuổi quân đô hộ Tàu vào năm 791. Trong danh xưng này, chữ Đại Vương là chữ Hán, còn Bố Cái cũng là chữ Hán, nhưng được mượn để viết ra âm Việt thuần túy, Bố là cha, Cái là mẹ. Nếu dùng chữ Hán, phải gọi là phụ mẫu. Như vậy, từ 1200 năm về trước, tổ tiên ta đã biết sử dụng danh từ Bụt để chỉ Buddhã.
c)
Do tìm thấy chữ Bụt trong các văn bản quốc ngữ cổ. Nhiều
người cứ nghĩ rằng chữ quốc ngữ mới được sáng chế
gần đây, và được phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX, và như vậy, chỉ có thể tìm thấy chứng
liệu cho các sự kiện xẩy ra trong thời kỳ này. Nhưng các
cuộc nghiên cứu về sự hình thành chữ quốc ngữ đã phát
hiện được một số tài liệu viết bằng chữ quốc ngữ
cổ vào khoảng 1622-1659, tức là trước đây khoảng 350 năm,
nay vẫn còn được lưu trữ tại một số thư viện Tây phương,
và trong đó, danh từ Bụt được sử dụng một cách rất
rõ ràng, chính xác.
Bây
giờ, ta có thể đưa ra một số chứng liệu tiêu biểu qua
từng thế kỷ về việc sử dụng danh từ Bụt.
Thế
kỷ XIII và XIV
*
Trần Nhân Tông (1258-1308)
...
Thờ
phụng Bụt Trời
Đêm
ngày hương hóa
Tụng
kinh niệm Bụt
Chúa
Thánh khẩn cầu...
(Đắc
thú lâm tuyền thành đạo ca - Đạo Phật Việt Nam, Thích Đức
Nghiệp, Sài Gòn, 1995)
*
Huyền Quang (1258-1308)
...
Chỉn
ấy Trời Thiêng mở khéo,
Nhèn
chi vua Bụt tu hành
...
Nương
am vắng, Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu, mây nhẹ nhẹ
Kề
song thưa, Thầy ngồi thiền định, trăng vặc vặc, núi xanh
xanh
(Vịnh
chùa Hoa Yên - Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Q.II, Nguyn Lang)
*
Mạc Đỉnh Chi (1284-1361)
Niệm
Bụt ăn chay, Diêm vương mới phục
Dầu
phàm dầu thánh, min được an nhàn
(Phú
dạy con - Đạo Phật Việt Nam, Thích Đức Nghiệp)
Thế
Kỷ XV
*
Nguyễn Trãi (1380-1442)
Thân
đà hết lụy thân nên nhẹ
Bụt
ấy là lòng, Bụt há cầu...
(Mạn
thuật)
...
Thiêu
hương đọc sách quét con am,
Chẳng
Bụt, chẳng Tiên, ắt chẳng phàm...
(Tự
thán)
Dù
Bụt dù Tiên ai kẻ hỏi
Ông
này đã có thú ông này...
(Quốc
âm thi tập)
[Văn
học Việt Nam - Phạm Văn Diêu]
*
Lê Thánh Tôn (1442-1497)
Hái
củi quế tiển trà, khủng khỉnh một bình một bát
Nằm
am mây tắm suối, nghêu ngao nửa Bụt nửa Tiên
(Thập
giới cô hồn quốc ngữ văn - VN Phật giáo Sử luận, Nguyn
Lang)
*
Giai thoại: Ba Ông Tam Thế
Đời
vua Lê Thánh Tôn, có ba ông tiến sĩ đồng khoa là Thế Lịch,
Thế Hiển, Thế Vinh. Hôm ban yến tiệc, vua có ứng khẩu một
câu rằng:
Thế
Lịch, Thế Hiển, Thế Vinh
Tam
thế đồng khoa, Vinh Hiển Lịch
Đến
ngày vinh qui bái tổ, Thế Lịch về đến huyện Trực Minh
thì có bạn là Phạm Văn Uyển ra đón mừng một bài thơ rằng:
Ba
ông Tam thế trên tòa,
Khéo
rủ nhau vào đỗ một khoa
Như
vậy Bụt no nhờ có oản
Chẳng
thì Bụt đói, Bụt ra ma.
Thế
Lịch tức thì họa lại:
Có
tu Bụt mới hóa trên tòa
Một
tháng hai lần, din giáo khoa
Bụt
vẫn ăn chay, không sợ đói
Bụt
đâu có lẽ hóa ra ma.
(Văn
đàn Bảo giám, Trần Trung Viên, Hà Nội, 1926)
Thế
kỷ XVI
*
Nguyn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Làm
chi lẽo đẽo hoài cho nhọc
Cầu
Thích Ca nào, để Bụt nhà
...Cơm
áo bỗng xui người hóa quỷ
Oản
xôi d khiến Bụt nên ma
...
Chưa
d ai là Bụt Thích Ca
Mọi
niềm nhân ngã nhẫn thì qua...
(Nhân
tình thế thái - Đạo Phật V.N. Thích Đức Nghiệp)
Thế
kỷ XVII
Trong
thế kỷ này, ta chọn hai tài liệu tiêu biểu, một của Thiền
sư Chân Nguyên, và tài liệu kia của một thầy giảng Đạo
Thiên Chúa.
*
Chân Nguyên (1646-1726)
...
Thuở
xưa hội cả Kỳ viên
Bụt
cầm một đóa hoa sen giơ bày
...
Niệm
Bụt Di Đà chẳng khuy
Ngày
thì xem tự, đêm thì tụng kinh
...
Cho
hay Đức Bụt Thích già
Hóa
thân bách ức, khắp hòa mười phương
(Thiền
Tông Bản Hạnh - Chân Nguyên Thiền sư, Lê Mạnh Thát, Sài
Gòn, 1972)
Đến
đây, có thể có người hỏi, đồng ý rằng Tổ tiên chúng
ta đã dùng danh từ Bụt để gọi Buddhã, nhưng đó chỉ là
ngôn ngữ thi ca mà thôi, mà ngôn ngữ thi ca khác với ngôn
ngữ bình dân rất nhiều. Thế có tài liệu bằng văn xuôi
chứng tỏ rằng ông cha chúng ta đã dùng danh từ Bụt trong
ngôn ngữ dân gian hằng ngày chăng? Xin đọc tiếp tài liệu
của một người Công giáo VN sau đây:
*
Bento Thiện (sinh 1614)
Bento
Thiện là một thầy giảng thuộc Dòng Tên đạo Thiên Chúa,
sống gần thời với Alexandre de Rhodes (1593-1660) đã học chữ
quốc ngữ đầu tiên với các linh mục Dòng Tên Marini, Gaspar
d'Amiral, Đắc Lộ. Tài liệu sau đây là tài liệu viết tay
vào năm 1659 mà Bento Thiện viết, để kèm theo thư gởi cho
Marini ở La Mã, và vì cùng một nét chữ với lá thư chính
nên được đánh giá như Bento Thiện sáng tác, có tiêu đề
“Lịch sử nước Annam” cũng được đặt ra sau này vì nội
dung của nó. Qua tài liệu này ta được biết khá rõ về tình
hình chính trị cũng như văn hóa xã hội, tập quán của nước
Việt thời Trịnh Nguyn phân tranh, và đặc biệt là giữa thế
kỷ XVII dân Việt Nam gọi Buddhã là gì? Vì vậy tài liệu
chỉ trích đăng những đoạn có nói đến Bụt mà thôi. Tất
cả những tài liệu sau đây đều được trích ra từ quyển
Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ của Đỗ Quang Chính, Tủ sách Đường
Mới, Paris, 1985. Trong những đoạn trích đăng, nếu có những
chỗ nào khó hiểu vì từ cổ hoặc viết sách cổ, người
viết xin được đặt vào dấu ngoặc danh từ thường dùng
tương đương. Và các đoạn trích đăng đều dựa theo thứ
tự trước sau trong nguyên bản.
...
Lại truyền cho Nhân Tông đời nhà Lý là thứ ba lên trị,
đặt có lề luật phép tắt (tắc). Thiên hạ phú quí. Lại
làm chùa thờ bụt mà ở chùa.
...
Lại truyền cho Minh Tông là thứ năm, mà chuộng dùng đạo
bụt, yêu sãi vãi.
...
Thói nước Annam đầu năm mùng một tháng giêng, gọi là ngày
Tết, thiên hạ đi lạy vua, đoạn lạy chúa, mới lạy ông
bà ông vải, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì
lạy Vua Chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước.
(*)
“Đến tháng bãi” (bảy) là Tết mùa thu, ay (ai) có cha mẹ
anh em bợ (vợ) con mới chết, thì đến tháng bãi (bảy) phải
làm cỗ cho làng ăn, nhà giào (giàu) thì làm chai (chay) đọc
Kenh (kinh) mấy (mấy) ngài (ngày) thì mạc (mặc) làu (lòng),
mà xin cũ (cùng) bụt địa tạng mục lien (liên) cho linh hồn
được siêu sinh phật cuác (quốc) lên thiên đàng.”
...Đến
mùng một, liền lên nêu mọi nhà cho kẻo quỉ cướp lấy.
Rằng nhà ai có nêu là đất Bụt, nhà nào chẳng có nêu, ấy
là đất quỉ. Xưa người ta có nói truyền rằng, một bụt
một quỉ thì giành đất nhau. Bụt rằng, tao có một áo casa
này, tao trải đến đâu thì đất tao đến đấy. Bây giờ
Bụt lấy áo mà trải ra, liền hết đất thì quỉ phải ra
ở biển. H là đến ngày hết năm thì quỉ lại ăn cướp
đất nhau. Ai chẳng có nêu, nhà hay là đất, thì về quỉ,
cho nên thiên hạ phải nêu (dựng nêu).
...Chùa
thờ bụt thì một làng là một chùa, nhà thờ thần thì cũng
vậy chẳng kể được cho hết.
Sau
đây là photocopy nét chữ viết tay của Bento Thiện năm 1659,
đoạn (*) “Đến tháng bảy là Tết mùa thu,” để được
biết cách viết chữ quốc ngữ cách đây 340 năm như thế
nào.
..............................................................
***BẢNG
VIẾT TAY TRANG 9 VÀ DẤU TRONG BÀI TRANG 9, CHỖ ĐÁNH DẤU (*)
ĐOẠN ĐẦU Chừa chỗ dán đoạn chữ viết tay, cao 1 in 1/4,
bề ngang bằng trang báo
..................................................................
Thế
kỷ XVIII
*
Kinh Cổ Châu Phật Bản Hạnh (Năm Cảnh Hưng thứ 18)
...A
nan bạch Bụt quì tâu
Rằng
bên Đông độ khẩu cầu tin thay
Đốc
lòng tin Bụt trong thầy
Tôi
xin xuất thế sang rày nên chăng
Thế
tôn Bụt mới phán rằng
Khiến
ai có phép thần thông độ người
(Thích
Đức Nghiệp - Đạo Phật VN)
*
Phan Mậu Hiên (1767-1800)
...
Lẽ công trên cõi nhờ Trời Bụt
Đường
lối trong nhà sẵn đất đai...
(Xử
Thế, Văn học VN, Phạm Văn Diêu)
*
Truyện Phan Trần - Vô danh
...Thoát
thôi về chốn tỉnh đường
Buồn
trông phong cảnh tha hương ngập ngừng
Kìa
thì Bụt nọ thì Tăng
Chẳng
hay từ mẫu lạc chừng phương nao?
(Việt
Nam Thi Văn Hợp Tuyển - Dương Quảng Hàm)
Thế
kỷ XIX
*
Phạm Thái (1777-1813)
Một
tập thơ dày ngâm sang sảng
Vài
nai rượu kếch ních tì tì
Chết
về Tiên Bụt cho xong kiếp
Đù
oả trần gian sống mãi chi?
(Viết
Nam Thi Văn Hợp Tuyển - Dương Quảng Hàm)
*
Lý Văn Phức (viết bài này năm 1834, sau khi đi sứ về)
Nhờ
hòn đất lại nặn nên ông Bụt
Giấc
mộng tàn tỉnh cả chốn cư đình
(Việt
Nam thi Văn Hợp Tuyển - Dương Quảng Hàm)
*
Nguyn công Trứ (1778-1859)
Bụt
cũng nực cười ông ngất ngưởng
(Từ
điển Việt Nam - Nguyn Quốc Hùng)
*
Chu Mạnh Trinh (1862-1905)
...Cầm
bằng nương náu qua ngày Bụt
Đã
chắc nguồn cơn trọn kiếp tu
(Vịnh
Kiều ở chùa, Văn đàn Bảo giám - Trần Trung Viên)
*
Nguyn Khuyến (1835-1909)
Ai
đi Hương Tích chợ trời đi
Chợt
họp quanh năm cả bốn thì
Đổi
chác người tiên cùng khách bụt
Họp
hàng gió chị lại trăng dì
(Chơi
Chợ Trời Hương Tích, Văn đàn Bảo giám - Trần Trung Viên).
Thế
Kỷ XX
*
Tình Si Tử (?)
...Khó
vậy làm em, giàu đã chị,
No
thì nên Bụt, đói ra ma
(Hủ
nho tự trào, Việt Nam Văn Học Sử yếu - Dương Quảng Hàm)
*
Bà Chúa Liu - Tương truyền có bài giáng bút “Khuyến Thế
Nhân” có hai câu được trích sau đây:
Của
Bụt mất một đền mười, xin chớ ăn chay nói dối
Nam
mô một bồ lấy bốn, thà rằng ăn mặn nói ngay
(Văn
đàn Bảo giám - Trần Trung Viên)
*
Tam Thiên Tự - Không rõ tác giả, nhưng vào đầu thế kỷ
20 này, người Việt học chữ Hán thường học tiếng một
chữ Hán kèm theo nghĩa Việt, như sau:
Thiên-trời,
Địa-đất... Tiên-tiên, Phật-Bụt...
Xem
trên, ta thấy rõ ràng kể từ thế kỷ 13, với các tác phẩm
bằng chữ Nôm của Cung đình và Cao tăng triều Trần trở
đi, danh từ Bụt vẫn được sử dụng liên tục qua từng
thế kỷ, bởi các nhà khoa bảng đỗ đạt cao, vừa viết
các tác phẩm bằng chữ Hán, vừa viết văn quốc âm. Duy đến
thế kỷ 20 này, hầu như danh từ Bụt biến mất trên văn
đàn. Ngay cả trong một số lớn chùa chiền, và kinh sách,
cũng rất ít dùng danh từ Bụt. Có ý kiến sơ bộ cho rằng
vì dưới thời Pháp thuộc, mọi nỗ lực của giới sĩ phu
gần như đều dồn vào việc học chữ Hán để đỗ đạt
cao và ra làm quan. Vào thời kỳ tranh tối tranh sáng đó, có
lẽ vì phản ứng với cuộc đô hộ của người Pháp, nên
lớp sĩ phu cuối trào đã gọi chữ Hán với cách viết bằng
bút lông là CHỮ TA, còn chữ quốc ngữ viết bằng ngồi bút
sắt là CHỮ TAÂY. Lại còn có tâm trạng dè bỉu chữ Nôm,
cho rằng Nôm na là cha mách qué. Thêm vào đó kể từ thời
Trịnh Nguyn phân tranh, hai bên đều có xu hướng mời các cao
tăng từ Trung Quốc sang để hoằng hóa. Có lẽ vì những yếu
tố nói trên, mà danh từ Bụt đã lần lần đi vào quên lãng.
May
thay, vào khoảng 15 năm cuối thế kỷ 20 này, đã có một số
thiền sư, tăng ni và trí thức đã mạnh dạn đứng ra gọi
Buddhã là Bụt. Hiện nay, tại một số đạo tràng, như Đạo
tràng Mai thôn ở Pháp, và các khóa thiền tập ở khắp nơi
trên thế giới, với hàng trăm người tham dự, người ta gọi
Buddhã là Bụt một cách rất tự nhiên, như hít thở không
khí bình thường vậy; nhất là đối với thành phần trẻ
từ 30, 40 tuổi trở xuống, không hề có một phân vân nào.
Nhưng như thế đã đủ chưa?
IV. Vì sao ngày nay chúng ta dùng lại danh từ Bụt?
Lẽ
ra, câu hỏi cần được đặt ra từ lâu, ít nhất từ vài
mươi năm về trước, để chuẩn bị dư luận cho việc thay
đổi cách xưng hô này. Nhưng, như đã trình bày trước đây,
việc thay đổi một tập quán không d gì thực hiện toàn vẹn
trong thời gian năm mười năm, mà có khi phải kéo dài đến
đôi ba mươi năm. Cứ xét đến sự kiện, vào cuối năm 1997,
sau khi một số khá đông người gọi Buddhã là Bụt một cách
rất tự nhiên, mà vẫn còn có người cho rằng danh từ Bụt
là chữ của ông... này, ông nọ, thì việc giải đáp thắc
mắc này không phải là vô ích. Ngay cả đối với giới trẻ
đã không có một chút phân vân nào đối với danh từ mới
này, nhưng đôi khi vẫn còn phải trả lời cho các thân nhân
lớn tuổi khi được nêu thắc mắc.
Vậy
thì vì lý do gì, ta dùng lại danh từ Bụt?
Có ba lý do chính sau đây:
1)
Danh từ Bụt được dịch hợp lý từ chữ Phạn Buddhã, vì
cùng một âm B với nhau. Xét chung trên thế giới, thì hai thứ
tiếng phổ biến nhất là Anh và Pháp, cùng đều dùng âm B
để dịch như thế (Pháp: Bouddha, Anh: Buddha). Vả lại nhiều
nước Phật giáo Nam Tông cũng dùng âm B để dịch chữ Buddha
từ tiếng Phạn, tuy giọng đọc có khác nhau đôi chút. Vả
lại, theo trào lưu chung thống nhất cách phiên âm, thì hiện
nay, Phật giáo Bắc phương, mà Trung Quốc là tâm điểm, từ
lâu vẫn dịch Buddhã là Phật đà.... .... nay vừa mới bắt
đầu dùng chữ Bột đà.... .... để gọi bậc Giác ngộ. Theo
Tự điển Phật học Hán Việt, Phân viện Nghiên cứu Phật
học Hà Nội, xuất bản 1992, mà sách tham khảo là Thực dụng
Phật học Tự điển của Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi xuất
bản ở Thượng Hải, thì:
Bột
đà.... .... Buddha (Thuật ngữ)
Còn
gọi là Bột.... đà. Cách gọi cũ là Phật đà. Gọi tắt
là Phật - dịch là Giác. Nên nhớ là các tự điển Hán Việt
của Đào Duy Anh và Thiều Chửu đều không có danh từ mới
này.
Cách
viết mới của Trung Quốc chữ Bột.... rất giống cách viết
chữ Nôm Bụt.... của ta và đều cùng đọc với âm B. Chúng
ta rất tri ân Tổ tiên từ thượng cổ của chúng ta đã khéo
léo dịch danh từ Buddhã ra chữ Bụt và lưu truyền lại cho
chúng ta mãi đến ngày nay.
2) Làm giàu trở lại ngôn ngữ Việt. Có thể có người hỏi, nếu dùng danh từ Bụt thì chẳng lẽ bỏ danh từ Phật? Xin trả lời rằng, chúng ta sẽ dùng cả hai danh từ, như cha ông chúng ta vẫn thường sử dụng vậy. Hồi năm 1659, và dĩ nhiên trước đó hàng bao nhiêu năm, mà đã có người viết về phong tục Việt Nam rằng: “Nhà giàu thì làm chay đọc kinh mấy ngày thì mặc lòng, mà xin cùng Bụt Địa Tạng Mục Liên cho linh hồn được siêu linh Phật quốc lên Thiên đàng.” Trong suốt quá trình lịch sử, các Nho sĩ VN vẫn dùng song hành danh từ Bụt và Phật như thế, thì nay chúng ta dùng cả hai cũng là một điều hợp lý. Có bất hợp lý và kỳ thị chăng, là một người lại chủ trương chỉ dùng danh từ Phật mà thôi, với lý do rất đơn giản rằng danh từ Phật có vẻ linh thiêng hơn, vì từ mấy chục năm qua, tại các chùa, cũng đều dùng như vậy.
3) Bồi đắp gốc rễ tâm linh. Quả thật đối với một số người lớn tuổi, cỡ năm sáu mươi trở lên, không sinh sống gần gũi với nhân dân miền Bắc, và ít có dịp tiếp cận với văn chương quốc âm, thì sử dụng danh từ Bụt có phần ngỡ ngàng và không chừng còn có mặc cảm là có mới nới cũ nữa. Nhưng như đã được trình bày, sự kiện vào thời cận kim, danh từ Bụt có vẻ như bị biến dạng, chỉ là một sự kiện nhất thời và bất bình thường, so với thời gian dài dằng dặc suốt hơn bảy thế kỷ mà cha ông chúng ta đã sử dụng danh từ ấy. Hơn thế nữa, dân ta vẫn có tiếng nói riêng trước khi có chữ viết, có một nền văn hóa riêng khác với văn hóa Trung Quốc, thì các sinh hoạt về văn hóa tâm linh trải dài trong khoảng 13 thế kỷ ấy, tạm kể từ thời Hai Bà Trưng, nhất định phải có tiếng Việt riêng để gọi Buddhã chứ không phải chỉ có một tiếng Phật mượn từ chữ Nho mà thôi.
Trong quyển Thiền sư Tăng Hội, An Tiêm Paris xuất bản 1998, Thiền sư Nhất Hạnh đã cho rằng, vào đầu thế kỷ III, Thiền tập ở Giao Châu, tên cũ của nước ta, đã rất phát triển, còn phát triển hơn cả ở Trung Quốc, và “chắc chắn là hồiấy dân ta đã gọi Buddhã là Bụt, đã biết đọc tam quy ngũ giới và xưng tán tam Bảo bằng tiếng Sanskrit, cũng có thể đã biết tụng đọc bằng tiếng Việt.” Dù sao thì thời gian đứt đoạn việc sử dụng danh từ Bụt chỉ là thời gian ngắn so với trường kỳ lịch sử dân tộc và lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Nếu một vài gia đình, sau khi di cư ra nước ngoài, con cháu chỉ muốn gọi Nội Ngoại của mình là Grandpa, Grandma... làm cho các ông Nội, bà Ngoại buồn phiền không ít, thì Tổ tiên lâu đời của chúng ta, nếu có sống lại, mà không được nghe cái thứ tiếng mà xưa kia Quý vị đã từng được nghe, cũng đã từng sử dụng, thì thử hỏi cái buồn sẽ sâu đậm đến như thế nào? Như vậy, nếu có hiển linh, nếu có cảm ứng, thì sự hiển linh, sự cảm ứng đối với cả một dân tộc, tất sẽ sâu xa rộng rãi hơn đối với một vài người. Vả lại, đối với bản thân mỗi người, thì bất cứ lúc nào, cũng được tự do khấn nguyện Phật hay Buddhã, hay Bụt tùy ý thích.
Ai cũng biết rằng một cây có gốc r sâu thì sức sống và sự chịu đựng mạnh mẽ hơn những cây khác. Cây bông sứ, còn gọi là cây đại, vốn ít chịu lạnh, và gặp lạnh nhiều thì chết, thế nhưng cây đại tại chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, được trồng từ thời nhà Trần, nay đã trên bảy trăm tuổi, mà qua bao nhiêu sương tuyết và sấm sét trên núi qua, vẫn đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt” chính là nhờ gốc r đã bám thật sâu vào lòng đất.
Sinh hoạt tâm linh của chúng ta gần giống như vậy. Nếu những thành tựu tốt đẹp của tổ tiên tâm linh của chúng ta từ xa xưa mà bị vứt bỏ không thương tiếc, thì không chừng chúng ta sẽ trở thành những cô hồn vất vưởng đâu đó. Cho nên, mỗi một chúng ta trong khi tu tập, nên quán chiếu để tìm mọi cách bồi đắp gốc r tâm linh của mình.
Trong niềm tin đó, để kết thúc bài này, tôi xin mượn ý của Nguyn Công Trứ, mà nói rằng: “Cái tiếng Bụt mà ngày hôm nay tôi đang nói đây, chính là cái tiếng Bụt mà cổnhân người Việt chúng ta đã từng nói như vậy trước tôi hàng bao nhiêu thế kỷ rồi.”
Tháng
2 năm 1999
Nguyễn
Trọng Phu
Source: Thế Kỷ 21 Số 123 07-99
Bài Góp Ý của Độc Giả:
Bụt hay Phật?
Ngôn
ngữ của một dân tộc có những tiếng do một lý do nào đó,
không được dùng thường nữa, dần dần biến thành tiếng
cổ. Thường dùng thì có tác dụng đến tâm trí, tình cảm,
không dùng lâu ngày đọc lên nghe xa lạ. Đó là sự khác nhau
giữa sinh ngữ và tử ngữ. Ngay trong truyện Kiều nhiều tiếng
xem ra rất thông thường, không phải là chữ Hán, không phải
là điển tích, mà không được giảng thì người Việt ngày
nay cũng không hiểu, ví dụ:
Gia
tư nghỉ cũng thường thường bậc trung
Ngày
nay, ít nhất là trong ngôn ngữ chính thức của cả nước,
tiếng nghỉ không có một nghĩa nào khác ngoài động từ nghỉ
ngơi. Có thể có rất nhiều người hiểu lầm câu Kiều trên
là Gia tư nghĩ cũng..., trong khi Nguyễn Du dùng “nghỉ” như
một danh từ hoặc đại từ, và từ ấy ngày nay đã thành
tiếng cổ.
Từ
“Bụt” chưa đến nỗi thành tiếng cổ vì vẫn tồn tại
nhiều trong truyện cổ tích và văn thơ, nhưng từ “Phật”
thì sống động hơn nhiều, vì được dùng phổ biến từ
mấy trăm năm, đã biến thành tình cảm sùng mộ của Phật
tử Việt Nam. Cố gắng để thay thế chữ này bằng chữ kia
có ích gì không? Ngôn ngữ đã đóng vai trò của nó, mỗi
tiếng sau một quá trình được sử dụng mang một số “credit”
đối với người dùng (và ngược lại không dùng thì credit
bị mất đi). Tâm thức của ta được tư tưởng bồi bổ
đời này qua đời khác, và tư tưởng thể hiện bằng ngôn
ngữ. Chính ngôn ngữ là phát biểu của tâm thức. Vậy nếu
tiếng “Phật” đã có vai trò vững chắc trong tâm thức
của ta, nó đại diện cho ý niệm từ bi, hiền hòa, giác ngộ
v.v..., bây giờ thay bằng một tiếng từ lâu không còn dùng
thường (vì thế ít hoặc không gợi lên một ý niệm tôn
giáo triết học nào trong lòng chúng ta), thì ta phải chịu
những mất mát khó khăn trong việc thay thế ấy để làm gì?
Tiếng “bụt” cũng còn ảnh hưởng, nhưng chỉ mang lại
một tình cảm cổ tích trong lòng người Việt thôi, còn về
mặt học thuật hay tôn giáo thì không.
Trong đời sống của bất cứ dân tộc nào cũng thế, luôn luôn cái này thay thế cho cái kia, cuộc sống chảy trôi là một cuộc làm mới không ngừng. Ngôn ngữ cũng phải theo sự thay đổi ấy, vì nó là công cụ để din đạt sự việc. Giả dụ bây giờ có một người từ thời Hai Bà Trưng sống dậy và nói với ta một tràng tiếng Việt của thời đó, liệu ta có thể hiểu nổi không? Mọi cái đã được thay thế, từng tí một theo thời gian. Muốn làm sống lại một từ ngữ đã chết hay đang chết là việc rất khó, cần phải phục hồi lại cả một môi trường sử dụng, trong một thời gian rất dài mới mong có kết quả. Trong khi đó dòng đời vẫn trôi, và mọi sự vật tiếp tục biến thiên...
Trên đây là đôi ý thô thiển của tôi sau khi tôi đọc bài “Bụt hay Phật” đăng trên Thế Kỷ 21 số 123, tháng Bảy, 1999.
Lê Vĩnh Kỳ (San Francisco, CA)
Source: Thế Kỷ 21 Số 124 08-99
╉ㅅ