LÒNG BI MẪN VÔ BIÊN
Của Dilgo Khyentse Rinpoche
Thanh Liên Việt dịch
Mỗi một trong
vô lượng cuộc đời của
chúng ta từ
vô thuỷ,
chúng ta phải có những bậc
cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một
chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi
chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả
chúng sinh này - những người từng là
cha mẹ của
chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp
trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù
lạc đường, thì
chúng ta không
thể không cảm thấy một
lòng bi mẫn lớn lao đối với họ.
Tuy nhiên, tự
bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự. Nhưng
chừng nào tâm ta vẫn còn bị
giới hạn bởi sự
tham luyến, thì có
may mắn lắm việc
ban tặng họ
thực phẩm, quần áo, tiền bạc, hay sự
yêu thương một cách
đơn giản sẽ chỉ mang lại cho họ một
hạnh phúc hạn hẹp và
nhất thời. Điều
chúng ta phải làm là
tìm ra một
phương pháp để
hoàn toàn giải thoát họ khỏi sự
đau khổ. Điều này chỉ có thể được
thực hiện bằng
cách đi theo một
con đường tâm linh và tự
chuyển hoá bản thân để
chúng ta có thể
chuyển hoá được họ.
Lòng bi mẫn phải được hướng tới tất cả
chúng sinh một cách
vô tư mà không
phân biệt giữa những người là bạn hữu và những người là
kẻ thù. Với
lòng bi mẫn thường hằng này trong tâm, mọi
hành vi tích cực, ngay cả việc
cúng dường một bông hoa hay sự trì tụng
duy nhất một câu
thần chú,
chúng ta nên
thực hiện với ước muốn là nó có thể mang lại
lợi ích tất cả các sinh loài không loại trừ ai.
Những bậc Thầy vĩ đại trong
quá khứ đã coi
giáo lý quý báu nhất là sự bất khả phân của
tánh Không và
lòng bi mẫn. Các ngài
nuôi dưỡng từ, bi, hỉ và xả – bốn
tư tưởng vô lượng (
tứ vô lượng tâm) nhờ đó khả năng giúp đỡ những người khác phát khỏi không chút
dụng công. Được
thúc đẩy bởi
lòng bi mẫn đối với tất cả
chúng sinh,
chúng ta nên
củng cố một cách
vững chắc trong trái tim ta
ý hướng đạt tới
giác ngộ vì sự
lợi lạc của
chúng sinh. Không có
ý hướng này,
lòng bi mẫn của
chúng ta sẽ là một
mô phỏng mờ nhạt của cái gì đích thực. Có câu nói rằng: “Ước muốn
hạnh phúc cho người khác, ngay cả đối với những người muốn làm hại
chúng ta, là nguồn mạch của
hạnh phúc viên mãn.”
Cuối cùng, khi
chúng ta đạt được cấp độ này,
lòng bi mẫn đối với tất cả
chúng sinh tự
phát khởi theo một cách thế
hoàn toàn tự nhiên.
Điều tối cần là phải tập trung
toàn bộ cuộc đời chúng ta vào việc hứa nguyện
đạt được Phật Quả vì lợi ích của người khác, cho tới khi điều này trở nên
rõ ràng còn thì
cuộc đời này
hoàn toàn vô nghĩa và đáng
thất vọng biết bao.
Chúng ta sẽ mủi lòng và đau buồn bởi
thân phận bi đát của
chúng sinh trong
thời đại khó khăn này, và một cảm thức mạnh mẽ về sự
quyết định thoát khỏi sinh tử sẽ
phát khởi. Nếu những
thái độ này thực sự bén rễ, những phẩm tính và sự
thành tựu của
Đại Thừa chắc chắn sẽ phát triển từ đó. Nhưng nếu
quyết định chân thực thoát khỏi luân hồi sinh tử đó không cắm rễ
vững chắc trong
tâm thức ta, sự
thực hành Pháp của ta sẽ không bao giờ phát triển một cách
viên mãn.
Tất cả
chúng sinh thì giống nhau trong ước muốn được
hạnh phúc và không bị
đau khổ. Sự khác biệt to lớn giữa
bản thân ta và người khác thì
vô số – tôi chỉ có một, nhưng người khác thật vô vàn. Vì thế,
hạnh phúc và khổ đau của tôi thì
hoàn toàn vô nghĩa khi
so sánh với
hạnh phúc và
đau khổ của
vô lượng chúng sinh.
Vấn đề thực sự cần
quan tâm là
chúng sinh hạnh phúc hay
đau khổ. Đây là nền tảng của
tâm thức đã
quyết định đạt được Giác ngộ.
Chúng ta nên ước muốn người khác
hạnh phúc hơn
bản thân ta, và ta nên
đặc biệt ước mong những người
chúng ta coi như
kẻ thù và những người đối xử
tệ bạc với ta đều được
hạnh phúc.
Nếu không thế thì đâu là
mục đích của lòng bi mẫn?
Khyentse Rinpoche
Trích trong nguyên tác:
Journey to Enlightenment
The Life and World of Khyentse Rinpoche, Spiritual Teacher from Tibet
By Matthieu Ricard
Bản dịch Việt ngữ của
Liên Hoa