TIỂU SỬ GATON NGAWANG LEKPA &
TULKU BHAKHA & KHANDRO RINPOCHE
TIỂU SỬ GATON NGAWANG LEKPA RINPOCHE
(1864-1941)
Khi đọc
tiểu sử của những
Đạo sư tâm linh Phật Giáo vĩ đại, ta thấy rất nhiều vị ngay từ khi còn nhỏ đã được
xác nhận là
Hóa Thân của những
Đạo sư Phật Giáo nổi tiếng và
chứng ngộ cao cấp. Đôi khi ta có thể có
cảm tưởng rằng
chúng ta không
thể đạt được những
thành tựu của các ngài. Ta có thể nghĩ rằng những
Đạo sư này, là những
tái sinh của các
hành giả vĩ đại, đã
đạt được những đỉnh cao của
thành tựu tâm linh mà
chúng ta chẳng bao giờ có thể chạm tới
trong đời này.
Tiểu sử của Gaton Ngawang Lekpa Rinpoche vĩ đại đã gây hứng khởi cho
chúng ta, nhờ đó
chúng ta tin vào những khả năng và sự nhẫn nại của mình, bởi
cuộc đời ngài là một tấm
gương sáng cho ta thấy làm thế nào một người sinh ra trong những
hoàn cảnh bình thường đã
đạt được tuyệt đỉnh của sự
chứng ngộ tâm linh.
Lekpa Rinpoche là một
hành giả vĩ đại và là
Đạo sư của Dezhung Rinpoche III (1906-1987), một
Đạo sư cao cấp của
truyền thống Sakya. Ngài sinh tại làng Dzinda thuộc tỉnh Kham,
Tây Tạng vào năm Mộc Tí (1864) trong một
gia đình bình thường. Ngài được nuôi dạy như bất kỳ đứa trẻ trung bình nào khác, không có những
thuận lợi và
của cải vật chất lớn lao.
Thân phụ của ngài là Kunga Trakpa và
thân mẫu là Lhamo Dronma. Khi mang thai ngài, mẹ ngài mơ thấy thân bà là một
tu viện. Lhamo Dronma cũng có một linh kiến về vị
bảo hộ Citipati nhảy múa kế bên hang động của Ngawang Shedrup Gyatso. Vị Thầy này nói với bà rằng Lekpa Rinpoche là
hóa thân của Ngor Ewam Ponpop.
Lạt ma Ngawang Shedrup rất
thông thạo các
thực hành Vajrayogini, đã dạy Lekpa Rinpoche đọc. Citipati, vị
bảo hộ vĩ đại của Lekpa Rinpoche, đã
xuất hiện. Trong giai đoạn này của
cuộc đời ngài, mặc dù sống gần một
tu viện của phái Drikung, Rinpoche luôn luôn trốn khỏi nhà và
cố gắng đi tới
tu viện Tharlam (1) ở cách đó khá xa. Năm lên bảy tuổi, ngài nhận những giới nguyện
cư sĩ, những
nhập môn Hevajra
Nguyên nhân và
Con Đường và Sarasvati Trắng từ
Đạo sư Ngor Khenchen Dorje Chang Kunga Tenpa’i Lodro. Khi
thọ giới cư sĩ ngài được ban
pháp danh Tsultrim Gyaltsen. Vào lúc này Ngor Khenchen nói rằng
trong đời trước Tsultrim Gyaltsen là một tulku của
tu viện Tharlam. Việc
xác nhận ngài là một
Hóa Thân của Ngor Ewam (2) chỉ là thứ yếu. Không lâu sau đó vị Thầy linh thánh này qua đời. Năm lên chín tuổi, Rinpoche
hoàn tất các khóa
nhập thất Tara Trắng và Bhutadamara Vajrapani. Năm lên mười tuổi, ngài nhận lãnh đầy đủ
nhập môn và những
giáo huấn của Nara Khachodma. Từ mười hai tới mười sáu tuổi ngài được Oumsey Lodro Zangpo chăm sóc và đó là một giai đoạn khó khăn
trong đời ngài. Năm mười sáu tuổi ngài nhận từ Kenpo Thutop Wangchug Jamyang Tenzin Thinley
toàn bộ Bốn Dòng Mahakala trong
thân tướng hai tay, bên ngoài, bên trong và
bí mật. Sau khi
thực hiện xong một khóa
nhập thất ba tháng
hoàn thành 100.000.000
thần chú ngắn và 6.400.000
thần chú dài, Rinpoche thực sự nhìn thấy Mahakala. Trong khóa
nhập thất, torma
cúng dường phát triển thành lông đen và dày giống như lông của một con bò yak, và dưới
ánh nắng mặt trời chúng
phản chiếu nhiều màu sắc khác nhau như một cầu vồng. Trong bản văn
lịch sử Caturmukha Mahakala, torma phát triển thành lông đen là một dấu hiệu của việc
đạt được những siddhi (
thành tựu). Điều này cũng được
tìm thấy trong những
tiểu sử của nhiều
Lạt ma vĩ đại. Bốn Dòng Mahakala là từ Vajrasana, Gyadhara, Mal Lotsawa, và Kashmiri Pandita Shakyashri. Từ Khenpo Thutop Wangchug ngài cũng nhận
nhập môn và những
giáo huấn rất rộng lớn của Naro Kachodma, việc
đọc Kinh sách (lung) đối với Tuyển tập của Morchen, Yogini, và
nhập môn Citipati, v.v..
Năm mười tám tuổi, sau khi
chứng kiến cảnh các
thú vật bị làm thịt, ngài
trở thành người
ăn chay.
Du hành tới
Tu viện Ngor Ewam Choden, ngài ở đó hai năm, nhận từ Khangsar Khenpo Chetsun Ngawang Lodro Nyingpo ba
nhập môn chuẩn bị Bhutadamara, Ushnishavijaya và Parnashavari. Sau đó ngài nhận lung (tụng
đọc Kinh sách) Lamdre Tsoshe, Pod Ser, Pod Mar, Thartse Panchen Cho Chod, và
nhập môn cùng các
giáo huấn đối với Shri Caturmukha. Như tập quán tại
tu viện Ngor Ewam, trong Lamdre này, Rinpoche
thọ giới Tỳ Kheo và được ban
Pháp danh Ngawang Lekpa. Từ lúc này cho tới cuối đời ngài
triệt để giữ gìn giới luật thật
hoàn hảo và không ăn sau
giờ ngọ.
Sau đó, Rinpoche
du hành tới Sakya, ở đó ngài nhận
giáo huấn về Luật từ Rabjam Sherab Chophel, và “Ba Giới nguyện” của Sakya Pandita
trước mặt Tu viện trưởng Lhakang Chenmo Champa Cho Tashi. Ngài nhận những sự
ban phước từ Sakya Trizin Kunga Tashi. Trong mùa hè ngài nhận
giáo lý Vajramala cùng với việc tụng
đọc Kinh sách (lung).
Trở về Ngor,
trước mặt Kunu Lama vĩ đại của Ngor là ngài Chogtrul Jamyang Sherab Gyatso, ngài nhận Lamdre thật
chi tiết; “Ba Thị Kiến,” và “Ba Tantra” của Ngorchen Konchog Lhundrup và “Những
Tia sáng Mặt trăng” của Ngorchen Kunga Zangpo, và “Tia sáng Mặt trời” của Tsarchen Losal Gyatso, Dòng
Thành tựu Vương giả của Hevajra cùng những
giáo huấn về Các
Giai đoạn Phát triển và
Thành tựu, cùng nhiều
giáo lý khác; Tám Bổn Tôn Mahakala của
truyền thống Ngor; việc tụng đọc Bodhicaryavatara (
Bồ Tát Hạnh). Lekpa Rinpoche rất được ngưỡng mộ ở Ngor và khi tới lúc
trở về Kham thì các Dharmapala (
Hộ Pháp) làm cho ngài
bị thương ở đầu gối khiến ngài không thể
trở về.
Sau khi viếng thăm pho tượng Jowo ở Lhasa lần đầu tiên, Rinpoche
trở về nhà tới
tu viện Tharlam ở Kham và
nhập thất Hevajra trong tám tháng. Sau đó, năm hai mươi mốt tuổi, ngài đi gặp Jamyang Khyentse Wangpo. Trên đường ngài viếng thăm Drolma Lhakang (chùa của những
công chúa, con của các vị Vua
Tây Tạng). Ở đó, ngài
cúng dường đèn bơ thật
thịnh soạn. Dùng tất cả
tiền của mình, ngài
cầu xin chư vị
gia hộ cho ngài trong việc
nghiên cứu và
thành tựu giác ngộ. Lekpa Rinpoche không thể sắp xếp để được gặp Khyentse Rinpoche nhưng đã
tham dự năm
nhập môn do vị Thầy này
ban cho và
ngay lập tức bị ném ra ngoài tất cả năm lần. Với lòng sùng mộ Guru
hoàn hảo, ngài coi những hành động của vị Thầy đều là những hành động
giác ngộ và vượt lên những
trói buộc của sự
nhiễm ô sinh tử. Lekpa Rinpoche không
giận dữ mà coi việc này như một sự tịnh hóa
cần thiết cho nghiệp
tiêu cực của ngài. Lekpa Rinpoche rất nhẫn nại và
cuối cùng ngài đã nhận nhiều
giáo lý từ Dzongsar Khenpo Yontan Dondrup; nhận Madhyamika (
Trung Đạo) từ Minyak Khenpo Norbu Tenzin. Từ Tsering Tashi,
thư ký của Khyentse Rinpoche, ngài nhận những
giáo lý về
văn phạm,
thi ca v.v.. Ba vị Khenpo này nói với Khyentse Rinpoche về Lekpa Ngawang và sau đó khi Jamgong Kongtrul tới
thỉnh cầu nhiều
giáo lý thì Lekpa Rinpoche được phép
tham dự - Khyentse Rinpoche ở trong ẩn thất từ năm 40 tới 73 tuổi. Lekpa Rinpoche cũng nhận 95
nhập môn và
giáo huấn từ Kongtrul Rinpoche.
Với
mục đích ban Lamdre (3), Ngor Khenpo Rinchen Dorje viếng thăm
Tu viện Gigu cùng 173 vị sư. Lekpa Rinpoche giảng dạy ‘Mangtri’ và nhận Lamdre
một lần nữa. Tại
Tu viện Tharlam, ngài
nhập thất ‘Yung Nas của Đức Avalokiteshvara (
Quán Thế Âm) trong hai trăm ngày
liên tiếp không
gián đoạn. Trong một ít năm, do sự đòi hỏi của nhiều
thỉnh cầu ‘shapten’ và những
giáo lý nên việc
nhập thất không thể tổ chức được. Trong
thời gian này
thân phụ ngài và nhiều
Lạt ma gốc qua đời. Sau
sự kiện này ngài ước muốn
nhập thất Guruyoga Sakya Pandita Kunga Gyaltsen và đi tới chỗ ở của Khyentse Rinpoche, nhận được những
giáo huấn. Lekpa Rinpoche có một giấc mơ trong đó Lama Nyika Dorje Chang mặc y màu đen ngồi giữa một
mạn đà la, vây quanh là mười guru cũng mặc y đen.
Nghe được điều này, để
bảo vệ cho cuộc
nhập thất không bị những
chướng ngại, ngài Nyika Dorje Chang đã
ban cho Rinpoche
nhập môn Panjarnatha Mahakala.
Sau khi
thân phụ ngài mất, Lekpa Rinpoche
thực hiện một khóa
nhập thất dài hạn từ năm 37 tới 52 tuổi, tập trung vào
giáo lý “Con Đường và Quả”. Suốt
thời gian này, cửa thất được đóng kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ để đưa
thực phẩm vào. Ngồi trong hộp
thiền định, ngài nguyện không bao giờ nằm. Như một chuẩn bị cho các
thiền định về “Con Đường và Quả”, Lekpa Rinpoche
quyết định rằng trước hết ngài cần phát triển
trí tuệ thích đáng. Để làm được điều này, ngài tụng 2.400.000
lời nguyện Quy y,
lễ lạy Đạo sư vĩ đại Sakya Pandita (1182-1252) -
hiện thân của
Đức Phật Văn Thù – và tụng bài nguyện bốn dòng của Sakya Pandita 4.100.000 lần.
“Với đôi mắt mở lớn
tri giác mọi sự,
Và
thành tựu một cách bi mẫn điều
tốt lành của tất cả
chúng sinh;
Có
năng lực để
thực hiện những
công hạnh không thể nghĩ bàn.
Guru Manjunatha, con
đảnh lễ dưới chân Ngài.”
Trong thất, ngài cũng tụng 1.800.000
thần chú Vajrasattva (
Kim Cương Tát Đỏa) và chữa khỏi những
vấn đề tiêu hóa trong khóa
nhập thất. Đối với pháp Guru Yoga,
một lần nữa với Sakya Pandita như một suối nguồn của sự sùng mộ, ngài đã tụng 2.500.000
lời nguyện guru yoga,
cúng dường mạn đà la 1.000.000 lần. Đối với Mahakala, ngài tụng 10.000.000
thần chú ngắn và 2.200.000
thần chú dài. Đối với Đức Tara Xanh, ngài tụng 10.000.000
thần chú. Ngài cũng tụng 100.000.000
thần chú của Đức Avalokiteshvara. Ngài bỏ cả năm để
thiền định về sự
vô thường. Thêm vào đó, ngài
cúng dường 700.000 chén nước và 1.500.000
ngọn đèn. Suốt
thời gian nhập thất, ngài không cắt tóc.
Trong khóa
nhập thất có nhiều
giấc mộng và dấu hiệu
tốt lành. Từ
Lạt ma Nyika ngài mơ thấy được
ban cho một tượng Đức
Văn Thù bằng vàng,
tượng trưng cho sự thấu suốt của ngài về Lamdre và tất cả những
giáo lý của dòng Sakya, và được
ban cho mực Tàu để
biên soạn nhiều luận giảng. Từ Ngawang Shedrup Gyatso ngài được ban hột đầu tiên của một xâu chuỗi và một con mắt là
biểu tượng của việc ngài là
đệ tử xuất sắc. Một hôm, khi uống bảy viên thuốc
Văn Thù, ngài mơ thấy được ban một
hoa sen làm bằng ‘tsampa’ màu vàng,
thần chú Văn Thù được viết trên khắp
hoa sen. Sau khi ăn
hoa sen này thì
toàn thân ngài phủ đầy
thần chú Văn Thù.
Một lần khác, khi đang
lễ lạy Sakya Pandita, từ miệng của vị Thầy này trên
bức tranh ánh sáng
tỏa ra tràn ngập gian phòng. Sau
sự kiện này ngài
cầu nguyện thật mãnh liệt và thấy những ngón tay trong
bức tranh chuyển động. Sau này ngài không chỉ nhìn thấy những ngón tay chuyển động mà còn thấy bức hình trong tranh
mỉm cười, đủ để ngài nhìn thấy những chiếc răng của Sakya Pandita. Những
sự kiện này xảy ra tổng cộng ba lần. Một đêm, Lekpa Rinpoche mơ thấy Lama Namza Ritrupa. Vị
Lạt ma vĩ đại được cho là
hiện thân của Virupa (4) và đã tụng tổng cộng 26.000.000
thần chú dài của Hevajra. Trong giấc mơ, Lekpa Rinpoche đi tới nhà của vị Thầy này và gặp ngài ở cửa. Ritrupa mời Lekpa Rinpoche vào, mời Rinpoche ngự trên một chiếc ngai cao và
cúng dường đủ thứ cho Rinpoche. Sau giấc mơ này,
trong đời sống hàng ngày, Lekpa Rinpoche luôn luôn có tất cả những gì ngài cần. Giấc mơ này xảy ra trong lễ
cúng dường mạn đà la. Rinpoche cũng mơ thấy mình
cúng dường cho một
bức tranh tường của Virupa tại Ngor Ewam; Ngài Virupa
biến thành người thực và bảo ngài: “Pháp của ta sẽ
không tồn tại lâu ở
Tây Tạng.” Ngài cũng có nhiều giấc mơ về Năm
Đạo sư Siêu việt và về Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Lekpa Rinpoche cũng có thể
quán tưởng rõ ràng tất cả 157 Bổn Tôn của
mạn đà la thân bên trong của Hevajra, và tất cả những vị Thầy nói rằng hầu
như không ai có thể
quán tưởng điều đó
hết sức rõ ràng như thế.
Khóa
nhập thất kết thúc sau mười lăm năm. Lekpa Rinpoche ra khỏi thất. Tóc ngài phủ tới ngực và móng tay mọc rất dài. Bởi quá nhiều năm thiếu
ánh nắng mặt trời, nước da ngài ngả sang màu xanh.
Tuy nhiên, sự
chứng ngộ cao vút của ngài bắt đầu
hấp dẫn nhiều
đệ tử và ngài được
thừa nhận là một
Đạo sư Phật Giáo có những
chứng ngộ vô song. Lekpa Rinpoche
sử dụng phần đời còn lại của mình để giảng dạy nhiều
đệ tử và
tham gia nhiều họat động làm
lợi lạc vô số chúng sinh. Ngài
trông nom việc
xây dựng các đền chùa, stupa (tháp), các pho tượng và là
Đạo sư của nhiều
đệ tử mà sau này họ
trở thành những
Đạo sư vĩ đại. Vào lúc này Dezhung Rinpoche lên mười tuổi. Lekpa Rinpoche ban Drup Thab Kuntus và một năm sau ban Lamdre Lobshe. Sau đó ngài
du hành tới
Tu viện Dezhung, ban Lamdre và
trải qua vài năm ở đó. Khi
trở về Tharlam ngài bắt đầu dùng tất cả tiền bạc được
cúng dường cho việc tái thiết
Tu viện Tharlam. Ngài
xây dựng một pho tượng
Đức Phật bằng vàng cao ba tầng, bên phải là Đức Sakya Pandita và bên trái là Ngorchen Kunga Zangpo, cả hai đều bằng vàng và cao hai tầng. Ngài ban Lamdre Lopshe tất cả chín lần, bốn lần trong số đó được ban
liên tục trong hai mươi ngày tại
Tu viện Dezhung. Jamyang Khyetse Chokyi Lodro đã thọ nhận và
hộ trì dòng Lamdre của Lekpa Rinpoche cùng với nhiều
Lạt ma vĩ đại khác như Dezhung Ajam, Dezhung Lungrig Nyima và Phende Shabdrung Rinpoche. Lekpa Rinpoche đã ban
nhập môn và những
giáo lý viên mãn Naro Kachodma hai mươi hai lần,
nhập môn và những
giáo lý viên mãn Mahakala ‘Drag Dzong’ mười lần, Chín Bổn Tôn Vajrabhairava của
Truyền thống Rwa và những
giáo lý của Rwa Tse Sems tám lần, Mười Ba Bổn Tôn Bhairava của
truyền thống Tsar ba lần, Tara Trắng Cintacakra tám lần và ‘Drup Thab Kuntus’
một lần. Những
giáo lý này được ban dạy
hết sức cặn kẽ trong những cơ hội
tốt lành.
Lekpa Rinpoche cũng
cảm thấy có một mối
liên hệ sâu xa với Đức Avalokiteshvara. Thậm chí có lần ngài bật khóc khi đọc “Mani Kabum”, một bản văn về Đức Avalokiteshvara. Mỗi ngày ngài tụng
ít nhất 5000 ‘mani’ (
Thần chú Sáu Âm) “OM MANI PADME HUM” của Đức Avalokiteshvara. Ngài thường tụng chậm rãi nhưng
phát âm hết sức rõ ràng. Các
đệ tử của ngài đã lập nguyện tụng 5.000
Thần chú Sáu Âm mỗi ngày
trong đời họ. Ngài
ban cho mỗi người trong số
đệ tử này một viên thuốc ‘mani’
đặc biệt. Mãi cho tới ngày Dezhung Rinpoche
viên tịch - vị Thầy này cũng đã hứa nguyện – Dezhung Rinpoche vẫn
tiếp tục tụng 5.000 ‘mani’ mỗi ngày.
Trong lịch sử, năm
Lạt ma vĩ đại nhất mang lại sự hứng khởi cho Lekpa Rinpoche là Sakya Pandita, Ngorchen Kunga Zangpo, Rabjam Kunga Yeshe, Gyalse Thogmed và Milarepa. Bản văn ngài
ưa thích nhất là Bodhicaryavatara (
Bồ Tát Hạnh).
Vào một lúc nào đó
trong đời, Lekpa Rinpoche muốn lại
tái sinh làm một
tu sĩ Sakya để giúp cho
truyền thống Sakya nở rộ trong xứ
Tây Tạng.
Tuy nhiên, bằng sự thấu thị, ngài thấy rằng trong
thời gian không lâu
Tây Tạng sẽ bị xâm chiếm và các
tu viện Sakya sẽ bị
phá hủy. Thấy rằng việc
trở lại như một
tu sĩ Sakya không có
lợi lạc, Lekpa Rinpoche
quyết định đi tới cõi Sukhavati,
cõi Tịnh Độ của
Đức Phật A Di Đà. Lekpa Rinpoche đã dạy các
đệ tử rằng muốn
tái sinh vào
cõi Tịnh Độ của Đức
A Di Đà thì phải hội đủ bốn
điều kiện.
Trước tiên, phải có
Bồ Đề tâm,
động lực muốn
thành Phật để
giải thoát tất cả
chúng sinh khỏi nỗi khổ của họ. Thứ hai,
cần phải dấn mình vào việc tích tập
công đức và
trí tuệ. Thứ ba, phải
thường xuyên ghi khắc trong tâm
hình ảnh của
Đức Phật A Di Đà và
cõi Tịnh Độ của Ngài.
Cuối cùng,
cần phải liên tục cầu nguyện được
tái sinh vào
cõi Tịnh Độ.
Buổi sáng ngày Lekpa Rinpoche
thị tịch, trước hết ngài tụng những lời
cầu nguyện như thường lệ và những
thực hành thiền định. Lekpa Rinpoche có nhiều viên thuốc của Khyentse Rinpoche, Kongtrul, v.v.. và của Guru Rinpoche, Đức Manjushri (
Văn Thù) v.v.. Ngài trộn chung tất cả những viên thuốc này vào một chiếc bình và
cầu nguyện được
tái sinh trong
Cõi Phật Sukhavati và
thị tịch nhanh chóng. Ngài
biểu lộ vẻ đau bệnh
trầm trọng và
di chuyển tới phòng của Dezhung Rinpoche ngay bên ngoài
tu viện. Vào thời điểm đó Dezhung Rinpoche không có ở nhà. Một bức hình
Đức Phật A Di Đà được đặt
trước mặt ngài. Lekpa Rinpoche dùng vài viên thuốc
ban phước và chăm chú nhìn bức họa
Đức Phật A Di Đà và cõi
Cực Lạc. Ngài bảo những người ở
xung quanh rằng ngài sắp
thị tịch. Ngài bảo
mọi người ra ngoài, ngoại trừ Khenpo Ngawang Rinchen. Nghĩ rằng ngài sắp mất, Ngawang Rinchen bắt đầu khóc, nhưng Lekpa Rinpoche bảo ông là không
cần phải khóc, bởi ngài sắp
tái sinh trong Cõi
Cực Lạc, chứ không vào
cõi địa ngục “là nơi có
lý do để khóc.”
Ngài tụng
lời nguyện được
tái sinh vào
cõi Tịnh Độ. Ngồi thẳng lưng, Lekpa Rinpoche tụng một chuỗi
OM MANI PADME HUM trước khi ngừng lại và
đi vào thiền định. Thân ngài giật ba lần, và người ta nghe thấy một
âm thanh ‘hic’
yếu ớt. Lekpa Rinpoche đã
thị tịch,
hoàn toàn tự chủ trong
trạng thái thiền định. Việc
thị tịch của ngài là một lời giảng dạy rằng với
thực hành tâm linh, ta cũng có thể
hoàn toàn làm chủ và
kiểm soát được cái chết, và sẽ có thể ra đi một cách
bình an,
thoải mái, và làm chủ được sự
tái sinh kế tiếp của ta.
Thân ngài được
giữ gìn trong ba ngày theo phong tục
Phật Giáo, và sau đó được
trà tỳ. Những
nghi lễ lửa của nhiều Bổn Tôn khác nhau được
cử hành và một stupa được
xây dựng để thờ tro cốt của ngài. Những
vật dụng còn lại của ngài được
ban tặng cho các
tu sĩ của nhiều
tu viện. Nhiều món trong số những vật phẩm
tôn giáo cá nhân của ngài được để lại cho Dezhung Rinpoche Lungrig Nyima, là
đệ tử đã sống cạnh Lekpa Rinpoche từ khi lên mười cho tới ba mươi tuổi.
Lekpa Rinpoche cũng để lại một lá thư cho Dezhung Rinpoche, người kế nhiệm và
đệ tử thân thiết nhất của ngài. Trong lá thư này, ngài bảo Dezhung Rinpoche làm điều thiện, tránh làm điều ác, và tụng
thần chú OM MANI PADME HUM của Đức Avalokiteshvara.
Lekpa Rinpoche là một trong những
Đạo sư vĩ đại nhất mà
Phật Giáo từng sản sinh được.
Cuộc đời của ngài là một nguồn
cảm hứng cho tất cả
chúng ta, và chỉ cho ta thấy rằng
chúng ta chắc chắn đạt được giác ngộ và sự
thành tựu tâm linh viên mãn với
điều kiện là ta
quyết chí đặt mọi
nỗ lực cần thiết vào việc
tu hành./.
Chú thích:
- (1)
Tu viện Tharlam: Lúc
ban đầu tu viện Tharlam được
xây dựng ở miền Đông
Tây Tạng vào năm 1436 và bị
phá hủy năm 1959. Dezhung Rinpoche đã
xây dựng lại
tu viện 500 tuổi này tại một địa điểm mới tại Kathmandu, Nepal.
- (2) Ngor Ewam:
Tu viện chính của Phái Ngor ở Tỉnh Tsang,
Tây Tạng. Hiện nay Ngor Ewam thứ hai được
thiết lập ở Manduwala, U.P.
Ấn Độ.
- (3) Lamdre: (
Con Đường và Quả) –
giáo lý cốt tủy của
đại thành tựu giả Virupa
giới thiệu một khuôn mẫu để
đạt được Giác ngộ dựa trên Hevajra Tantra,
giáo lý siêu việt của Phái Sakya.
- (4) Virupa:
Pháp Vương của Yoga (TT: nal jor wang chug), một trong 84
đại thành tựu giả kiệt xuất nhất của
Ấn Độ. Sống vào thế kỷ thứ 8 tại
Ấn Độ, ngài
nổi tiếng trong việc giảng dạy những giáo khóa Hevajra Tantra, Vajrayogini và Rakta Yamari.
Thanh Liên biên dịch theo các bài:
- “Ngawang Lekpa Rinpoche - Biography (1864 - 1941)”
http://mypage.direct.ca/w/wattj/jw/lekpa-1.htm
- “Gaton Ngawang Lekpa Rinpoche”
http://www.thekchencholing.org/index.php?option=com_content&task=view&id=69&Itemid=49
Ngawang Lekpa Rinpoche
Biography (1864 - 1941)
Based on oral teachings of Dezhung Rinpoche and notes from the biography of Lekpa Rinpoche by sDe-gzhung A-'jam sprul-sku Kun-dga' -bstan-pa'i-rgyal-msthan.
Compiled and translated by Jeff Watt
Ngawang Lekpa Rinpoche was born in Kham Provence, Tibet, in the Wood Mouse year of 1864, the son of Kunga Trakpa and Lhamo Dronma. While in the womb his mother dreamt that her body was a monastery. Again, Lhamo Dronma had a vision of seeing the protector Citipati dancing by the cave of Ngawang Shedrup Gyatso who in turn told her that Lekpa Rinpoche was the incarnation of Ngor Ewam Ponlop. Lama Ngawang Shedrup, well versed in the practices of Vajrayogini, taught Lekpa Rinpoche to read. Citipati appeared because it is a great protector for Lekpa Rinpoche. During this period of his life although living near a Drikung monastery Rinpoche was always running away from home trying to reach Tharlam monastery some distance away. At age seven, from the Ngor Khenchen Dorje Chang Kunga Tenpa'i Lodro, he received upasaka vows, the Cause and Path Hevajra initiations and White Sarasvati. For the upasaka vows Rinpoche was given the name Tsultrim Gyaltsen. At this time Ngor Khenchen stated that Tsultrim Gyaltsen's previous life was that of a tulku of Tharlam monastery. His prior recognition as a Ngor Ewam Tulku is secondary. This Holy Lama passed away soon after.
At the age of nine Rinpoche completed the retreats of White Tara and Bhutadamara Vajrapani. In front of Ngawang Shedrup, at the age of ten, he completely received the initiation and intsructions of Naro Khachodma. From the ages of twelve to sixteen he was looked after by Oumsey Lodro Zangpo and it was a very difficult period of time for him. At the age of sixteen in front of the Khenpo Thutop Wangchug Jamyang Tenzin Thinley he received the entire Four Lineages of Mahakala in the two armed form, outer, inner and secret. After completing a three month retreat accomplishing one- hundred-million of the short mantra and six-million-four-hundred-thousand of the long, Rinpoche actually saw Mahakala. During the retreat the offering torma grew thick black hair like those of a yak, and in the sun they reflected many different colours like a rainbow. In the Caturmukha Mahakala history text the growing of black hair from the torma is a sign of attaining the siddhis. This is also found in the biographies of many great lamas. The Four Lineages of Mahakala are from [1] Vajrasana, [2] Gayadhara, [3] Mal Lotsawa, and [4] Kashmiri Pandita Shakyashri. From Khenpo Thutop Wangchug he also received the very extensive initiation and instructions of Naro Kachodma, the scriptuarl reading for the Collected Works of Morchen, Yogini, and the initiation of Citipati, etc.
At the age of eighteen, after seeing animals being slaughtered, he became vegetarian accompanied by a life long fondness for rock candy. Travelling to Ngor Ewam Choden Monastery, he stayed for two years, receiving from Khangsar Khenpo Chetsun Ngawang Lodro Nyingpo the three preliminary entrance initiations of Bhutadamara, Ushnishavijaya and Parnashavari, afterwards he received the Lamdre Tsogshe, the Pod Ser, Pod Mar, Thartse Panchen Cho Chod scriptural readings, and the initiation and instructions for Shri Caturmukha. As is the custom at Ngor Ewam, during this Lamdre, Rinpoche's recieved Bhikshu ordination and was given the name Ngawang Lekpa.
After Ngor, Ngawang Lekpa Rinpoche travelled to Sakya where he received vinaya instruction from Rabjam Sherab Chophel, and the "Three Vows" of Sakya Pandita in front of the abbot of Lhakang Chenmo Champa Cho Tashi. He received blessings from Sakya Trizin Kunga Tashi. During the summer he received the Vajramala teaching together with the scriptural reading.
Again, back at Ngor, in front of the great Kunu Lama of Ngor, Chogtrul Jamyang Sherab Gyatso, he received Lamdre in extensive detail; the "Three Visions," and "Three Tantras" of Ngorchen Konchog Lhundrup and "The Moon's Rays" of Ngorchen Kunga Zangpo, and "The Sun's Rays" of Tsarchen Losal Gyatso, the Royal Accomplishment Lineage of Hevajra together with the instructions on Generation and Completion Stages, along with many other teachings; the Eight Deity Mahakala of the Ngor Tradition; the scriptural reading of the Bodhicaryavatara. Lekpa Rinpoche was extremely popular at Ngor and when time to return to Kham the Dharmapalas caused him a knee injury so that he might not go back, also a family dzo was killed.
First visiting the Jowo in Lhasa, Rinpoche returned home to Tharlam monastery in Kham (when Rinpoche travels long distances he doesn't wear his robes) and entered into an eight month Hevajra retreat. Afterwards, at the age of twenty-one, went to meet Jamyang Khyentse Wangpo. On his way he visited the Drolma Lhakang (the temple of the Tibetan Kings daughters). There, he made extensive offerings of butter lamps, spending all his money, he prayed for her help in his studies and for reaching enlightenment. Lekpa Rinpoche was unable to arrange a meeting with Khyentse Rinpoche but attended five initiations given by him and was promptly thrown out of all five. Subsequently he received many teachings from the Dzongsar Khenpo Yontan Dondrup; from Minyak Khenpo Norbu Tenzin he received madhyamika; from Tsering Tashi, the secretary to Khyentse Rinpoche, he received teachings on grammar, and poetry etc. These Three Khenpos told Khyentse Rinpoche about Ngawang Lekpa and after that when Jamgon Kongtrul arrived to request many teachings Lekpa Rinpoche was permitted to attend. Khyentse Rinpoche remained in retreat in his home from the age of forty until the age of seventy-three.
For the purpose of giving Lamdre Ngor Khenpo Rinchen Dorje visited Gigu Monastery with 173 monks. Lekpa Rinpoche taught the 'Mangtri' and received Lamdre again. At Tharlam monastery Rinpoche entered into an Avalokiteshvara 'Yung Nas' retreat for two hundred consecutive days without break. For a few years, due to the demands of many requests for 'shapten' and teachings, retreat was impossible. During this time his father along with many root lamas passed away. After this he wished to do the retreat of Sakya Pandita Kunga Gyaltsen Guruyoga and went to Khyentse Rinpoche and obtained instructions. Lekpa Rinpoche had a dream of Lama Nyika Dorje Chang sitting in the middle of a mandala wearing black robes, surrounded by ten more gurus in black robes. Hearing of this, Nyika Dorje Chang, in reality, to protect from obstacles during the retreat immediately gave Rinpoche the initiation of Panjarnatha Mahakala. Rinpoche also had a large painting of Sakya Pandita made.
Entering into a retreat which lasted from the age of thirty-seven to fifty-five years old, Lekpa Rinoche's door was sealed up with only a hole for food to enter through. Sitting in his meditation box he promised to never lay down. For twelve months he meditated on impermanence. For Refuge he performed every prayer, long medium and short, several times for a total of twenty-four sets of one-hundred-thousand; for prostrations, the source of homage being Sakya Pandita, accompanied by Sakya Pandita's four-line prayer, he accomplished forty-one sets of one-hundred-thousand.
"With wide eyes perceiving all things,
And compassionately achieving the good of all beings;
Having power performing acts beyond thought.
Guru Manjunatha, to your feet I bow my head."
For Vajrasattva, he completed eighteen sets of one-hundred-thousand and cured 'retreat' digestive problems in the process. For the Guruyoga, again with Sakya Pandita as the source of veneration he accomplished twenty-five sets of one-hundred-thousand guruyoga prayers; for the mandala offering - ten sets of one-hundred-thousand 'Thirty-Seven Heaped Prayer.' For Mahakala - one hundred sets of one-hundred-thousand of the short mantra and twenty-two sets of one-hundred-thousand of the long mantra. For Green Tara - one-hundred sets of one-hundred-thousand. For Avalokiteshvara - one-hundred-million; butter lamp offerings - one-hundred-thousand; water offerings - seven- hundred-thousand. During retreat he never cut his hair.
Alos during retreat there were many auspicious dreams and signs. From Lama Nyika he dreamt he was given a golden statue of Manjushri, symbolizing his understanding of Lamdre and all the teachings of Sakya, and given Chinese ink so as to write many commentaries. From Ngawang Shedrup Gyatso he was given the head bead from a mala and an eye symbolizing that he was the foremost student. One day, taking seven Manjushri pills, he dreamt he was given a lotus made of 'tsampa' yellow in colour written all over with the Manjushri mantra; after eating this his entire body became written with and filled with the mantra. Another time, doing prostrations to Sakya Pandita, from the mouth on the painting light came out to fill the entire room. After this he prayed very hard and saw the fingers of the painting move. Later he could see not only the fingers move but also the painting smile, enough that he could see Sakya Pandita's teeth. This happened a total of three times. One night, Lekpa Rinpoche dreamt of Lama Namza Ritrupa. This great lama was said to be Virupa himself and had recited the long mantra of Hevajra a total of sixty-five sets of one-hundred-thousand four times. In the dream, Rinpoche went to his house and was met at the door. Ritrupa invited him in and placed him on a high throne and all kinds of offerings were made to him. In waking life, after this dream, Lekpa Rinpoche always had whatever he needed. This dream occured during the mandala offerings. He also dreamt of making offerings to a certain Virupa mural at Ngor Ewam; the Virupa became real and said to him, "my Dharma will not stay long in Tibet." He also had many dreams of the Five Superior Masters and of Jamyang Khyentse Wangpo. Also, Lekpa Rinpoche was able to clearly visualize all 157 deities of the Hevajra internal body mandala, and all teachers would say that virtually nobody could do it perfectly clearly.
Finally, after fifteen years the retreat was concluded. At this time Dezhung Rinpoche was ten years old. Lekpa Rinpoche gave the Drup Thab Kuntus and a year later the Lamdre Lobshe. After that he travelled to Dezhung Monastery, gave Lamdre and spent several years. He later returned to Tharlam very wealthy. He set about spending all the money he had recieved as offerings on the re-construction Tharlam Monastery. He constructed a three story high gold Buddha flanked on the right by Sakya Pandita and on the left by Ngorchen Kunga Zangpo, both of gold and two stories high. He gave Lamdre Lopshe nine times in all, four of them at Deshung Monastery twenty days travel away. Jamyang Khyentse Chokyi Lodro recieved and held the Lamdre lineage of Lekpa Rinpoche along with many other great Lamas such as Dezhung Ajam, Dezhung Lungrig Nyima and H.E. Phende Shabdrung Rinpoche. Lekpa Rinpoche gave the initiation and complete teachings of Naro Kachodma twenty-two times. The initiation and complete teachings of Mahakala 'Drag Dzong' ten times. The initiations and complete teachings of the Five mandalas of Mahakala three times. The Nine Deity Vajra Bhairava of the Rwa Tradition and the 'Rwa Tse Sems' teachings eight times. The Thirteen Deity Bhairava from the Tsar tradition three times. The White Tara Cintacakra eight times and the 'Drup Thab Kuntus' once. Understand that these teachings were given in their most detailed on these auspicious occasions. Lekpa Rinpoche taught the entire breadth of Sutra and Tantra. Of his students five thousand made the promise to recite one-hundred -million 'mani' mantras in their lives. To these he gave each a special 'mani' pill. Up until the day of Dezhung Rinpoche's passing, he also having promised, continued to recite five- thousand 'manis' a day. The five greatest historical Lamas that Lekpa Rinpoche took inspiration from were Sakya Pandita, Ngorchen Kunga Zangpo, Rabjam Kunga Yeshe, Gyalse Thogmed and Milarepa. His favourite sutra text was the Bodhicaryavatara.
In regards to his passing, Lekpa Rinpoche expressed the wish to be reborn as a lama of either of the four Ngor Ladrangs and continue to help Sa-Ngor, but further stated that Sa-Ngor lamas would not stay long in Tibet, so he will go to Sukhavati instead. To go to Sukhavati, four things are required; to meditate on that place; to have a bodhisattva mind; to give everything away and to actually pray to go there. Lekpa Rinpoche had many special pills from Khyentse Rinpoche, Kongtrul, etc and of Guru Rinpoche, Manjushri etc. He mixed all of these into one bowl and prayed to be reborn in the Buddha Realm of Sukhavati and pass away quickly. He gave the appearance of becoming very sick and moved to Dezhung Rinpoche's room just outside of the monastery. Dezhung Rinpoche was away at this time. Lekpa Rinpoche called for his brother and divided up the pills between himself, his brother, the two abbots of the monastery and whoever else was there. Many others sat outside. A painting of the Buddha Amitabha was placed in front of him. With his left hand in meditative equipoise and the right in the mudra of generosity he recited one round of 'manis' on the mala then recited 'HIK' and passed away at the age of 78. The body was kept for three days, as is Buddhist custom, and then burnt. Fire rituals of many different deities were performed and a stupa was made for his ashes. His remaining possessions were offered to the monks of many different monasteries. Many of his personal religious articles were left to Dezhung Rinpoche Lungrig Nyima who had lived at Lekpa Rinpoche's side from the age of ten until thirty years old.
http://mypage.direct.ca/w/wattj/jw/lekpa-1.htm
TIỂU SỬ BHAKHA TULKU
Lịch sử của các Tulku Bhakha
Các Tulku Bhakha là những
hóa thân của đại terton Dorje Lingpa - một
hiện thân của Vairotsana, một trong những dịch giả
lỗi lạc và
Đạo sư Dzogchen. Các ngài còn là
hiện thân của đại terton Pema Lingpa và đại terton Shikpo Lingpa.
Bhakha Tulku Thứ Nhất đã
thiết lập Tu viện Bhakha ngay cạnh nơi ngài trồng cây gậy chống. Thật
kỳ diệu, cây gậy
nảy chồi xanh và phát triển thành một cây
thông đồ sộ vẫn còn sống tới ngày nay.
Hóa thân Bhakha Tulku Thứ Hai là một
tu sĩ tên là Rigzin Chokyi Gyamtso. Ngài tập trung đời mình vào việc
thực hành Dzogchen (Đại
Viên mãn),
đặc biệt là
truyền thống Chetsun mà ngài đã
thành tựu viên mãn. Ngài sống cùng thời với Đức
Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm, và
nổi tiếng là vị Thầy đầu tiên của Pema Rigzin xứ Derge - Dzogchen Rinpoche Thứ Nhất. Ẩn thất của ngài là một hang động giữa những tảng đá trên sườn một ngọn núi tuyết
đối diện với một
tu viện ở bên kia một con sông.
Tiểu sử của ngài tả lại rằng ngài đã bay qua lại giữa hang động và
tu viện.
Vào lúc đó, những người
Mông cổ Dzungar đang tàn phá khắp xứ
Tây Tạng. Mặc dù ở nơi hẻo lánh và khó đi tới, thung lũng Powo cũng không
thoát khỏi tay những người
Mông Cổ. Họ
phá hủy lâu đài của Kanam Gyalpo, vua Powo và Pemako, cùng một vài
tu viện. Nhà vua là người nối dõi của Trigum Tsenpo, nhà cai trị xứ
Tây Tạng từ lâu trước
thời đại của vua
Tây Tạng Songtsen Gampo. Sau khi
phá hủy Lâu đài Kanam, những người
Mông Cổ nhìn thấy
tu viện Bhakha ở xa và cũng bắt đầu
lên đường tấn công
tu viện này. Họ phải dừng lại vì bị con sông cản bước và không đủ thuyền để
vượt qua dòng nước chảy xiết. Vị
chỉ huy của họ ra lệnh Rigzin Gampo qua sông tới bên cạnh họ. Rigzin Gampo
tới gần con sông với một
thị giả duy nhất, nhưng họ tráo đổi hình dạng của mình. Vị
thị giả của ngài đội một cái mũ gấm thêu lộng lẫy, trong khi Rigzin Gampo đội một chiếc mũ theo kiểu
hoa sen là một terma được
tìm thấy trong một cuộc
khám phá terma đất.
Với một
năng lực phi thường, Bhakha Tulku trải
thượng y của mình trên mặt nước giống như một chiếc bè, và cùng vị
thị giả, ngài chèo sang bên kia bờ với một cây gậy làm mái chèo. Ngài
tới gần những người
Mông Cổ và
lễ lạy ba lần trước ngai của vị
chỉ huy. Người này bất
thần ngã xuống khỏi ngai, máu trào ra khỏi miệng và chết ngay. Sau đó ngài bảo những người lính yên tâm
trở về quê hương sau khi ngài
giải thoát cho vị
chỉ huy.
Những người
Mông Cổ rút khỏi Powo và không bao giờ
trở lại. Vì ngài cứu đất nước
thoát khỏi họa
xâm lược nên Rigzin Gyamtso được triều đình
Tây Tạng ban tặng phẩm trật
danh dự và một ấn triện đỏ.
Bhakha Tulku Thứ Hai là vị
hộ trì dòng truyền thừa của những
giáo lý khác nhau từ những
Đạo sư lừng danh của
thời đại bấy giờ, kể cả Rigdzin Pema Lingpa, Rigdzin Jatson Nyingpo, Namcho Mingyur Dorje, và Rigdzin Dudul Dorje.
Không thấy nhắc tới
tiểu sử của các Bhakha Tulu thứ ba, tư, năm và thứ sáu, nhưng
rõ ràng là
năng lực tâm linh của những
hóa thân sau đó đã khiến các ngài
giữ gìn một cách
vững chắc sự
thanh tịnh của
ý hướng giác ngộ.
Được gọi là Kunsang Tenpai Gyaltsen, Bhakha Tulku Thứ Bảy ra đời để khai mở đóa sen
trí tuệ của các
Kinh điển và Tantra (
Mật điển) vào năm Thổ Mùi (1799).
Trong đời đó ngài là nam tử của Pema Lingpa thứ bảy. Pema Lingpa
ban cho con trai những
khẩu truyền, những
giáo lý kho tàng (kama và terma), những dòng thị
kiến thanh tịnh của
truyền thống Cựu dịch, và
đặc biệt là những giảng khóa
viên mãn của Pema Lingpa: những
quán đảnh,
giáo lý, và những
giáo huấn đặc biệt. Trong tất cả những
đệ tử của
thân phụ, Bhakha Rinpoche là người
duy nhất được trao truyền sự
chứng ngộ của
dòng truyền thừa thuần túy. Ngài
trở thành vị
hộ trì của những
giáo lý, và nhờ đó,
trưởng tử tâm yếu tâm linh còn
quý báu hơn một nam tử trong thân người.
Sau này, Kunzang Tenpai Nyima - Pema Lingpa Thứ Tám –
trở thành đệ tử của Bhakha Tulku Thứ Bảy, và nhận từ
Đạo sư này các Tantra
Cựu dịch (Nyingma Gyud Bum); Bảy Kho tàng của Longchenpa; Bộ Ba của sự
Thoải mái (Ngalso Korsum); Dòng
Thì thầm bên tai của Thangtong Gyalpo; và những
giáo lý của Guru Chowang và Pema Ledrel Tsal. Bhakha Tulku cũng
ban cho Pema Lingpa Thứ Tám (
thân phụ trước đây của ngài) những
quán đảnh viên mãn,
giáo huấn, và dòng trao
truyền Giáo khóa của Pema Lingpa, cũng như tuyển tập những
tác phẩm của
hóa thân trưởng tử tâm yếu thứ năm của Pema Lingpa (Thuksey Rinpoche Thứ Năm).
Rigdzin Khamsum Yongdrol, Bhakha Tulku Thứ Tám, được coi là một
hóa thân hợp nhất của Dorje Lingpa và Pema Lingpa. Ngay từ thời
thơ ấu, đóa sen
trí tuệ của ngài đã đâm chồi. Ngài hầu hạ Pema Lingpa thứ tám (
đệ tử của ngài
trong đời trước), nhận những luận văn thông thường về luận lý, những
Kinh điển và Tantra (
Mật điển) hiếm có, những dòng
khẩu truyền và kho tàng nói chung, và
đặc biệt là Giáo khóa
viên mãn của Pema Lingpa. Pema Lingpa Thứ Tám đã chỉ thị cho
Đạo sư, Bhakha Tulku, đi tới Kham, ở đó Tulku nhận lãnh
vô số giáo lý từ những
Đạo sư tâm linh khác nhau, kể cả Jamyang Khyentse Wangpo 1820-1892) và Jamgon Kongtrul Lodro Thaye (1813-1899) . Điều đáng chú ý nhất là ngài đã nhận từ Jamyang Khyentse Wangpo dòng
quán đảnh Tsedup Norbulam Khyer (Hợp
nhất Bảo Ngọc của sự
Trường Thọ) của Pema Lingpa mà trước đây đã bị thất lạc. Jamyang Khyentse Wangpo đã nhận những
quán đảnh và
giáo huấn này trong một linh
kiến thanh tịnh trực tiếp từ chính Pema Lingpa. Như vậy Bhakha Tulku
trở thành người đầu tiên nhận
dòng truyền thừa ngắn và
đặc biệt này. Bhakha Tulku đã truyền nó cho Jigme Rangdrol Dorje, cũng được gọi là Lama Phuntsog, và vị Thầy này
tiếp tục truyền bá rộng rãi dòng trao truyền của
quán đảnh này. Sau đó Bhakha Tulku Thứ Tám dâng những
quán đảnh và
giáo huấn viên mãn của Giáo khóa của Pema Lingpa cho vị Thầy của mình - ngài Jamgon Kongtrul Lodro Thaye.
Rigdzin Khamsum Yongdrol, Bhakha Tulku Thứ Tám đã
thực hành ở tất cả những nơi này: Tharpaling, Kundrak, Shugdrag, Tamshing, và tại Buli Ogmin Lhundrup Choling, trụ xứ của Dorje Lingpa. Ngài cũng
biên soạn thông tin về những
thánh địa như Shugdrak và Kundrak. Bhakha Tulku Thứ Tám là một nghệ sĩ
tài hoa, và tại Bumthang trong chùa Uru Rangbi, ngài đã tạo những pho tượng của tám
hóa thân (tám
hiển lộ) của Guru Rinpoche, cũng như một bức hình của Pema Lingpa Thứ Tám mà ngày nay
chúng ta vẫn còn nhìn thấy. Ngài
biên soạn và tuyển tập Norgyam Thinley Nyingpo, Ngakso Yeshe Chugyun, Tsedrup Norbu Lamkhyer, Phagmo Yangsang Lame, và sadhana của Chagdor Tumpo. Nhiều năm sau, vị
khám phá kho tàng vĩ đại Düdjom Rinpoche đã thốt ra những lời
tán thán nồng nhiệt
công trình biên soạn của Khamsum Yongdrol, cũng như của Thugsey Rinpoche Thứ Năm.
Vào cuối đời, Bhakha Rinpoche Thứ Tám an trụ tại Lagyap Khenlung và Lhalung ở Bhutan. Ngài cũng là vị
hộ trì ngai tòa và vị Thầy chính của
Tu viện Lhalung, ở đó ngài
yêu thương tất cả các
tu sĩ,
ban cho họ
giáo lý cũng như sự hỗ trợ
vật chất.
Rigzin Khamsum Yongdrol - Bhakha Tulku Thứ Chín - là bạn và người cùng thời với Đức Düdjom Rinpoche. Ngài rất
nổi tiếng ở Bhutan là Thầy của Jigmed Ugyen Wangchuk - vị vua đầu tiên của xứ Bhutan. Bhakha Tulku Thứ Chín là
đệ tử của Jamgon Kongtrul Vĩ đại và cũng là
đệ tử chính của Lhalung Sungtrul Tenpai Nyima. Ngài
trải qua hầu hết đời mình ở Bhutan tại Lhodrak Lhalung, trụ xứ của Pema Lingpa. Vua Bhutan
cúng dường ngài nhiều
pháp khí trân quý như gyaling (kèn cổ của
Tây Tạng) bằng ngà voi, damaru, và bình nước, cũng như những đồ dùng quý giá khác bằng vàng và bạc. Tất cả những món đồ này được gởi về Powo, tới
Tu viện Bhakha. Bhakha Tulku Thứ Chín cũng là một nghệ sỹ
tài danh: ngài
xây dựng pho tượng Guru Rinpoche khổng lồ ở Bumthang tại Bhutan. Ngài cũng có một người con trai kết hôn với con gái của Khakyab Dorje – Karmapa Thứ Mười Lăm (1871-1922).
Ngài được coi là rất đẹp trai, và các
phụ nữ thường hát một bài về ngài, bắt đầu bằng:
Ồ Bhakha Tulku Rigzin Gyamtso,
nhìn mặt ngài
con chỉ
mong ước lại được nhìn thấy ngài
ngài là bảo ngọc trong trái tim con!
Thật không may, ngài không thể làm
lợi lạc nhiều cho
tu viện bởi ngài mất sớm khi mới ba mươi hai tuổi. Khi ngài mất các vị
bảo trợ của ngài ở Powo được
giao phó trách nhiệm trông nom tu viện, và
cuối cùng Bhakha Tulku
hiện tại tái sinh vào
gia đình các vị
bảo trợ này.h ng
Bhakha Tulku Thứ 10 Bhakha Tulku
hộ trì cả hai dòng Nyingma và Kagyu, kể cả dòng của Rigdzin Pema Lingpa,
tái sinh trực tiếp của Longchenpa,
Đạo sư Dzogchen vĩ đại và là người
sáng lập truyền thống Longchen Nyingtik của dòng Nyingma. Pema Lingpa cũng là một trong Năm Terton Vương giả Vĩ đại của
truyền thống Nyingma. Bhakha Tulku cũng là
hóa thân của vị
khám phá kho tàng vĩ đại - Terton Dorje Lingpa - và là một
hiện thân của
học giả, dịch giả, và
thiền sư thế kỷ thứ tám Vairotsana (một trong bảy
tu sĩ đầu tiên ở
Tây Tạng). Bhakha Tulku cũng là vị
hộ trì của dòng Dzogchen của
truyền thống Namchoe, dòng Longchen Nyingthig và Chetsun Nyingthig.
Khi còn rất nhỏ, Bhakha Tulku Rinpoche thứ 10 (
hiện tại) được
Đạo sư vĩ đại Jamyang Khyentse Chokyi Lodro (1893-1959)
xác nhận là
hóa thân của Pema Lingpa. Vị Thầy này
yêu cầu cậu phải được
gia đình chăm sóc thật
cẩn thận và không để bị
ảnh hưởng bởi những điều
ô nhiễm và
bất tịnh. Sau đó Bhakha Tulku được Đức Karmapa thứ 16 (1924-1981)
xác nhận. Đức Düdjom Rinpoche (1904-1987) cũng
xác nhận cậu là
hóa thân của người bạn cũ và cùng thời với ngài là Rigzin Chamsum Yongdrol – Bhakhar Tulku thứ chín. Sau khi nhận những
quán đảnh và trao truyền của những
dòng truyền thừa Rinchen Terzöd và Düdjom từ Đức Düdjom Rinpoche tại
Tu viện Yurigon ở Powo thượng, Bhakha Rinpoche đi Kongpo với Đức Düdjom Rinpoche, ở đó ngài nhận thêm những
giáo lý quý báu, kể cả 13 giảng khóa của các kho tàng Pema Lingpa. Sau đó ngài
thực hành mãnh liệt dưới sự dẫn dắt của Đức Düdjom Rinpoche.
Khi còn là một
thiếu niên, Bhakhar Tulku được Đức Düdjom Rinpoche gởi tới
tu học tại Mindroling -
trung tâm Nyingma vĩ đại của việc
tu học tại miền trung
Tây Tạng – để
khám phá những
phương diện khác của
triết học Phật Giáo và đẩy mạnh việc
nghiên cứu những
truyền thống nghi lễ của dòng Nyingma. Năm 1959, ngài
đào thoát sang Bhutan khi
Trung quốc xâm lăng
Tây Tạng. Vài năm sau, Đức Düdjom Rinpoche gởi ngài tới
tu học tại trường dành cho các Tulku trẻ ở Dalhousie (
Ấn Độ), và từ năm 1965 tới 1972, ngài
phụng sự Đức Düdjom Rinpoche với
tư cách một
thư ký. Ngài lại nhận tất cả 13 giảng khóa của các kho tàng Pema Lingpa từ Tamshing Lama P’huntsok, vị
hộ trì chính của dòng Pema Lingpa tại Bhutan. Ngài đã
thực hành thấu đáo tất cả những
giáo lý đã nhận từ Thuksey Rinpoche trong ẩn thất tại những
thánh địa như Shugdrag và Kundrag. Ngài cũng nhận nhiều
giáo lý từ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche; Đức Dodrupchen Rinpoche; Đức Penor Rinpoche; và
Đạo sư Dzogchen vĩ đại Chatral Rinpoche.
Những
hoạt động giảng dạy và
thực hành của Bhakha Tulku Rinpoche đã đưa ngài tới
Ấn Độ, Nepal, Bhutan,
Tây Tạng,
Đài Loan và Hoa Kỳ trong hơn 15 năm qua. Những
Phật sự và việc dịch thuật của Rinpoche ở
Tây phương đã mang lại
lợi ích lớn lao cho nhiều người. Theo khẩn cầu của nhiều
hành giả, Rinpoche đã đến Hoa Kỳ để đẩy manh việc
truyền bá Phật Pháp ở đây.
Vairotsana Foundation Để
phụng sự cho
mục đích này, ngài đã
di chuyển tới Santa Barbara để
thiết lập một
trung tâm thiền định Tây Tạng nhờ tổ chức phi-lợi nhuận Vairotsana Foundation (Tổ chức Vairotsana) của ngài.
Động lực của ngài là hiến tặng
kinh nghiệm thiền định và
tu hành triết học Phật Giáo và
tu hành chánh niệm cho càng nhiều
hành giả càng tốt, kể cả các trẻ em và
thiếu niên. Rinpoche nói tiếng Anh
trôi chảy và
bản tánh cởi mở,
đơn giản,
thân thiện của ngài đã khiến cho tất cả những ai tiếp cận với ngài đều
cảm thấy dễ dàng và
thoải mái. Một trong những mối
quan tâm chính yếu của Rinpoche là sống
chánh niệm để khỏi làm
xáo trộn, gây
ô nhiễm và nguy hiểm cho môi trường. Bhakhar Tulku là một nghệ sỹ thổi sáo tự học
tài hoa. Ngài
biểu lộ sự
cầu nguyện và
thiền định của mình qua việc
điêu khắc và chạm trổ khéo léo các
thần chú trên các hòn đá và khối đá.
Mọi người được mời tới để thọ nhận
miễn phí sự
tu hành triết học Phật Giáo Tây Tạng và
thực hành thiền định. Tổ chức Vairotsana được hiến tặng cho việc
bảo tồn và giảng dạy
triết học Phật Giáo Tây Tạng và
thực hành thiền định. Tổ chức cũng
bảo trợ cho công cuộc dịch thuật các bản văn và các bài
nguyện Phật Giáo cổ xưa của
truyền thống Nyingma của
Phật Giáo Kim Cương thừa. Tổ chức Vairotsana có ba
thiền sư Tây Tạng giảng dạy,
phiên dịch, và hướng dẫn các
thực hành thiền định dưới sự
chỉ đạo của Bhakha Tulku Rinpoche.
Trong một
thời gian ngắn từ khi Rinpoche tới Santa Barbara, ngài đã đưa Tulku Orgyen P’huntsok tới đó. Tulku Orgyen P’huntsog đã
hoàn tất những
nghiên cứu chương trình Khenpo ở miền nam
Ấn Độ trong
tu viện của Đức Penor Rinpoche. Tulku Orgyen giảng dạy
triết học Phật Giáo và các lớp
ngôn ngữ Tây Tạng và hướng dẫn các lễ puja khi Bhakha Tulku bận
du hành để
làm Phật sự. Với quá trình
tu hành thâm sâu tại
tu viện của Đức Penor Rinpoche ở miền nam
Ấn Độ và ba năm
tu hành nghi lễ ở
Tây Tạng, Sonam Lama đã được
bổ nhiệm làm
Đạo sư Nghi lễ của Tổ chức Vairotsana.
Ngoài Vairotsana California Foundation, Rinpoche cũng
thành lập Vairotsana New Mexico Foundation, và Orgyen Choling ở Tularosa, New Mexico.
Hiện nay, tất cả những
Đạo sư cùng thời với ngài tại trụ xứ chính của Pema Lingpa -
Tu viện Lhalung ở
Tây Tạng - cũng như tại
Tu viện Tamshing ở Bhutan đều
tôn kính Bhakha Tulku Rinpoche thứ mười như vị
hộ trì của
dòng truyền thừa vĩ
đại không đứt đoạn này.
Tu viện Bhakha ở Tây Tạng Tu viện của Rinpoche –
Tu viện Bhakha - ở Powo, tại miền đất ẩn dấu Pemakod của Guru Rinpoche ở
Tây Tạng,
trung tâm linh thánh của Vajra Dakini, phía bắc
biên giới Ấn Độ. Bhakha có nghĩa là “nơi chôn cất.” Nó cũng có nghĩa là một nơi nước sông bị khuấy đục. Có một
truyền thuyết nói về
công chúa Trung Hoa Wundrung Kongjo (Văn Thành), người được coi là món quà tặng cho Vua
Tây Tạng Songtsen Gampo vào thế kỷ thứ bảy. Vị thượng thư đầy
năng lực Gar Tongtsen chịu
trách nhiệm tổ chức việc trao tặng món quà
liên kết này, và phải giao
công chúa cho triều đình Lhasa. Trên đường đi, vị thượng thư đâm ra
yêu thương nàng
công chúa, và trong cuộc
hành trình gian khổ tới
Tây Tạng nàng đã hạ sanh một đứa bé. Đứa trẻ chết khi họ đang đi qua Powo, hiện nay là nơi
Ấn Độ tiếp giáp với
Tây Tạng.
Công chúa Wunshing là một người lão luyện trong khoa bói đất và chiêm tinh, và cô chọn một
dốc đứng nhìn xuống Sông Powo ở dưới thấp như một nơi chôn cất đứa con của cô.
Công chúa nói địa điểm này “như một cái nút trong trái đất.”
Tu viện Bhakha tại Powo, Tây Tạng Trụ xứ Pema Lingpa của Rinpoche được
duy trì ở
Tu viện Tamshing tại Bumthang, xứ Bhutan.
Nối kết
- Vairotsana Foudation - Santa Barbara
1524 Anacapa St
Santa Barbara, CA 93101
805-899-8177
vairotsana@verizon.net
- Vairotsana Foundation - Garden Grove
10311 Kern Ave
Garden Grove, CA 92843
714-531-5108; hoặc
liên lạc với Maithy Lam: 714-987-0809, maithylam@yahoo.com
- Vairotsana NM
6316 Prairie NE
Albuquerque NM 87109
Liên lạc với Jacqueline Walters: 505-883-0274
Thanh Liên biên dịch theo các bài:
- “The Venerable Bhakha Tulku Rinpoche”
http://www.vairotsana.org/lamas/bhakatulkurinpoche.htm
- “Bhakha Rinpoche's Connection to H.H. Düdjom Rinpoche”
http://www.vairotsana.org/history/bhakhaconnectiondudjom.htm
- “The Seventh Bhakha Tulku”
http://www.vairotsana.org/history/bhakhaseventh.htm
- “The Eighth Bhakha Tulku”
http://www.vairotsana.org/history/bhakhaeighth.htm
- “The Tenth Bhakha Rinpoche”
http://www.vairotsana.org/history/bhakhatenth.htm
- “Bhakhar Tulku Rinpoche”
http://www.zunimountainstupa.org/bhakha.htm
- “History of Bhakha Tulkus”
http://www.zunimountainstupa.org/history/history1.htm
- “Bhakhar Monastery in Tibet”
http://www.zunimountainstupa.org/monastery.htm
- “The Venerable Bhakha Tulku Rinpoche & Vairotsana Foundation Schedule”
http://www.snowcrest.net/ksnow/bhakha_tulku_rinpoche.htm
The Venerable Bhakha Tulku Rinpoche
The Venerable Bhakha Tulku Rinpoche is the main lineage holder of the Tibetan lineage of Rigdzin Pema Lingpa, one of the Five Great Kingly Tertons (Treasure Finders) of the Tibetan Nyingma tradition. He is also the incarnation of the great treasure revealer, Terton Dorje Lingpa, and an emanation of the eighth century scholar, translator, and meditation master Vairotsana, (one of the first seven monks ordained in Tibet). Bhakha Tulku Rinpoche was recognized as such by both H.H. the 16th Karmapa and H.H. Dudjom Rinpoche.
The present Bhakha Tulku is the 10th incarnation of the Bhakha Tulku line. The Bhakha monastery is in the Powo region of southeastern Tibet, but the line has many ties with Bhutan as well, as Pema Lingpa is one of the most revered figures in the Tibetan Buddhist tradition in Bhutan. The 8th Bhakha Tulku served as royal priest and was a close friend of the first King of Bhutan. Rinpoche's seat in Bhutan is the Tamshing Gonpa in the Bumthang Valley.
Bhakha Tulku Rinpoche holds many lineages, including the Pema Lingpa lineage, the Dzogchen lineage of the Namchoe tradition, the Longchen Nyingthig, and the Chetsung Nyingthig. He received the Rinchen Terzod and many other teachings from H.H. Dudjom Rinpoche. He studied at Mindroling, the great Nyingma center of learning in central Tibet, but fled Tibet to Bhutan in 1959 during the Chinese occupation. He studied at the school for young Tulkus in Dalhousie, India and served H.H. Dudjom Rinpoche for a number of years. He has also received many teachings from other great masters including H.H. Dilgo Khyentse Rinpoche and Dodrup Chen Rinpoche. He has since done much translation work for westerners and has served H.H. Penor Rinpoche, the current head of the Nyingma School, and H.H. Chatral Rinpoche, the great Dzogchen master. Bhakha Tulku Rinpoche's teaching and practice activities have taken him to India, Nepal, Bhutan, Tibet, Taiwan and the United States over the past 10 years.
Rinpoche's teaching activities and translations in the West have been of great benefit to many people. Rinpoche has agreed to come to the United States at the request of many to further spread the teachings of the Buddha-Dharma here. He has established the Vairotsana Foundation to serve this purpose.
http://www.vairotsana.org/lamas/bhakatulkurinpoche.htm
TIỂU SỬ KHANDRO RINPOCHE (Khandro Rinpoche)
Sự ra đời và dòng dõi tâm linh Trong những giấc mơ, Đức Karmapa thứ 15 Khakyab Dorje (1871-1922) được mách bảo là để kéo dài
thọ mạng, Ngài cần có một vị phối ngẫu là
hiện thân của Yogini Yeshe Tsogyal (phối ngẫu,
đệ tử, và người
kế thừa tâm linh của Đức Padmasambhava.) Vị
hiện thân được tiên đoán trong những giấc mơ của Đức Karmapa là Urgyen Tsomo, sinh trong một
gia đình ở gần Tsurphu. Urgyen Tsomo mười sáu tuổi khi được
tìm thấy,. Với sự
chứng ngộ tự nhiên, Urgyen Tsomo đã
thực hành pháp tịnh hóa của Dorje Namdjoma cho Đức Karmapa, bởi lúc đó Ngài đang bị bệnh rất nặng. Mỗi ngày Urgyen Tsomo phải lập lại
thực hành này và nhờ đó có thể kéo dài
thọ mạng của Đức Karmapa thêm chín năm nữa. Sau khi Đức Karmapa
thị tịch, Urgyen Tsomo - được gọi là Khandro Vĩ đại của Tsurphu - sống trong
trung tâm nhập thất tại Tsurphu,
thực hành nhiều khóa
nhập thất và dẫn dắt những người khác trên
con đường tới
giải thoát. Khi Urgyen Tsomo sắp tịch, các
ni cô sống với ngài đã khẩn cầu ngài
tái sinh để cứu giúp
chúng sinh, và ngài nói rằng ngài sẽ sinh ở Zangdok Palri và họ sẽ gặp lại ngài ở đó. Khandro Tsering Paldrön đã
tái sinh trong
dòng truyền thừa Mindrolling, là dòng có nhiều nữ
Đạo sư thành tựu trong suốt lịch sử của nó.
Khandro Urgyen Tsomo Rinpoche sinh tại
tu viện Zangdok Palri ở Kalimpong năm Hỏa Mùi theo lịch
Tây Tạng (1967), là trưởng nữ của His Holiness Mindrolling Trichen Rinpoche – vị
lãnh đạo Phái Nyingma của
Phật Giáo Tây Tạng và là một trong những
Lạt ma Tây Tạng lừng danh hiện còn sống.
.
Năm Khandro Tsering Paldrön một tuổi, cô đã
biểu lộ nhiều dấu hiệu
tốt lành, do đó Đức Karmapa thứ 16 Rigpe Dorje (1924-1981) đã
xác nhận cô là
hóa thân của Khandro Urgyen Tsomo, Dakini Vĩ đại của Tsurphu, một trong những nữ
Đạo sư lừng danh trong
thời đại của bà.
Sự kiện này được
chính thức thông báo khi cô lên ba tuổi và sau đó Khandro Tsering Paldrön được tôn phong.
Khandro Tsering Rinpoche, được gọi là Khandro Rinpoche, cũng được Dilgo Khyentse
xác nhận. Vị Thầy này cũng
trở thành một Đạo sự
thân thiết của Rinpoche.
Khandro Rinpoche là vị
hộ trì dòng truyền thừa và là một trong những nữ
Đạo sư có
ảnh hưởng nhất trong cả hai
truyền thống Nyingma và Kagyu của
Phật Giáo Tây Tạng.
Khandro Rinpoche khi còn nhỏ
Khandro Rinpoche khi là
thiếu nữ Việc tu học và trao truyền Rinpoche đã
hoàn tất một nền
giáo dục Tây phương ở nữ
tu viện St. Joseph, Wynberg Allen, và nữ
tu viện St. Mary, tất cả đều ở
Ấn Độ. Rinpoche
nói lưu loát tiếng
Tây Tạng, Anh và Hindi (
Ấn Độ), Rinpoche
sở hữu phẩm tính của popba
Tây Tạng: tài hùng biện đầy
dũng lực. Mỗi câu nói của Rinpoche đều sáng sủa nhưng
chắc chắn – tự nó đã là một
giáo lý viên mãn, không chút
do dự hay
tìm kiếm.
Khandro Rinpoche đã nhận lãnh những
giáo lý và sự truyền dạy từ một số vị Thầy trong những
Đạo sư thành tựu nhất của thế kỷ 20, kể cả Đức
Đạt Lai Lạt Ma, Đức Mindrolling Trichen, Đức Dilgo Khyentse Rinpoche, Trulzhig Rinpoche, Tenga Rinpoche, Tsetrul Rinpoche và Tulku Urgyen Rinpoche.
Việc Giảng dạy Rinpoche
duy trì một
kế hoạch làm việc nghiêm ngặt, giảng dạy các
truyền thống Kagyu và Nyingma ở Hoa Kỳ kể cả Hawaii, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Cộng Hòa Séc, và Hy Lạp.
Thành lập Samten Tse ở Ấn Độ Rinpoche đã
thiết lập và
lãnh đạo Trung tâm Nhập thất Samten Tse ở Mussoori,
Ấn Độ,
hiện có 30
ni cô tu tập và cũng
thiết lập một địa điểm dành cho việc
nghiên cứu và
nhập thất cho các
hành giả tu sĩ và
cư sĩ Tây phương, cũng như
thiết lập một
cộng đồng tâm linh cho các
hành giả tu sĩ và
cư sĩ với những
đệ tử Đông phương lẫn
Tây phương cùng chung sống
với nhau.
Các đề án Từ thiện Khandro Rinpoche cũng
lãnh đạo nhiều đề án
từ thiện nhằm chăm sóc
sức khỏe và
giáo dục Phật Giáo ở những nơi hẻo lánh, đề án về bệnh cùi, và Tập san Dharmashri, hơn nữa Rinpoche cũng có mối quan hệ
tích cực với
Tu viện Mindrolling ở Dehra Dun,
Ấn Độ.
Thành lập Liên Hoa Viên (Pema Gatsal) ở Hoa Kỳ Trong
tinh thần hòa hợp với cái nhìn của
phong trào Rimé của
Phật Giáo Tây Tạng nhằm đẩy mạnh sự tiếp cận không
bộ phái với việc
nghiên cứu và
thực hành Phật Giáo, Rinpoche đã
thiết lập Liên Hoa Viên ở Stanley, Virginia, Hoa Kỳ.
Liên Hoa Viên sẽ hiến tặng những
điều kiện thuận lợi cho các
Đạo sư Phật Giáo thuộc mọi trường phái
Phật Giáo Tây Tạng trong việc giảng dạy và
nhập thất theo nhóm, cũng như cho những
cá nhân quan tâm tới việc
nhập thất ở những nơi cô tịch. Việc
thiết lập Phật Giáo ở
Tây phương sẽ được
xúc tiến tại
Liên Hoa Viên nhờ cơ hội
nghiên cứu chuyên sâu
triết học, các bản văn
Phật Giáo và các khoa học.
Liên Hoa Viên cũng là trụ sở dành cho một ủy ban dịch thuật và
ấn hành của Tập san Dharmashri, một nhà xuất bản của
Phật Giáo Tây Tạng.
Tác phẩm Tác phẩm đầu tiên của Rinpoche có tựa đề This Precious Life: Tibetan Buddhist Teachings on the Path to Enlightenment (
Cuộc Đời Quý báu này: Những
Giáo lý Phật Giáo Tây Tạng trên
Con Đường dẫn tới
Giác ngộ), do Nhà Xuất bản Shambhala xuất bản năm 2003.
Nối kết Để có thêm thông tin, xin viếng thăm web site của Rinpoche tại http://www.vkr.org và website Lotus Garden (Pema Gatsal,
Liên Hoa Viên) tại http://lotusgardens.org ./.
Thanh Liên biên dịch theo các bài:
- “Biography”
http://www.vkr.org/biography.cfm
- “Lineage & Teachers”
http://www.gomdeusa.org/lineage.html
- “Female Masters : Jetsun Tsering Paldron”
http://www.mindrolling.org/history/femaleMasters/jtp.cfm
- “Spiritual Lineage”
http://www.vkr.org/lineage.cfm
History
Female Masters : Jetsun Tsering Paldron
Birth and Ancestry
As the daughter of His Holiness Mindrolling Trichen, head of the Nyingma School, Venerable Khandro Rinpoche, as she is widely known, was born in the lineage of Mindrolling, which throughout its history has had many accomplished and renowned female masters. At the age of two, Rinpoche was recognized by His Holiness the 16th Karmapa as the re-incarnation of the Great Dakini of Tsurphu, Khandro Ugyen Tsomo who was a one of the most well known female masters of her time. Thus, the present Khandro Rinpoche came to hold the lineages of both the Nyingma and Kagyu schools.
Studies and Transmissions
Khandro Rinpoche studied under many learned teachers and received numerous transmissions within both the Nyingma and Kagyu traditions. Besides studying from various khenpos, Rinpoche also received teachings and transmissions from some of the most accomplished masters of recent times, such as His Holiness Mindrolling Trichen, His Holiness Dilgo Khyentse Rinpoche, His Eminence Trulzhig Rinpoche, His Eminence Tenga Rinpoche, His Eminence Tsetrul Rinpoche, and His Eminence Tulku Ugyen Rinpoche.
Teaching in Europe and North America
Rinpoche has been teaching for over twelve years and has developed a vast activity in both Europe and North America, teaching within both the Kagyu and Nyingma schools.
Establishment of Samten Tse in India
Rinpoche has also established and heads the Samten Tse Retreat Centre in India for nuns as well as western practitioners. Rinpoche’s efforts at Samten Tse are directed towards fulfilling her vision of providing a place of study and retreat for both nuns and lay practitioners, as well as establishing a spiritual community of both monastics and lay-practitioners with students from both East and West living together.
Charitable Projects
Rinpoche also heads various charitable projects such as initiatives for health care and education in remote areas, the leprosy project, and the Dharmashri Journal, besides being very actively involved with the Mindrolling monastery in India.
Establishment of Lotus Garden (Pema Gatsal) in the USA
In keeping with the vision of the Rimé movement of Tibetan Buddhism to promote a non-sectarian approach to the study and practice of Buddhism, Rinpoche established Lotus Garden in Stanley, Virginia, USA. Lotus Garden will offer its facilities to Buddhist teachers of all of the schools of Tibetan Buddhism for group teachings and retreats, as well as to individuals interested in solitary retreats. The establishment of Buddhism in the West will be furthered at Lotus Garden by the opportunity for intensive study of Buddhist philosophy, texts and the sciences. Lotus Garden will also be home for a translation committee and production of the Dharmashri Journal, a Tibetan Buddhist publication.
VKR on the Web
For more information, please visit Rinpoche's web site at http://www.vkr.org and the Lotus Garden (Pema Gatsal) site, http://lotusgardens.org.
Overviewhttp://www.mindrolling.org/history/femaleMasters/jtp.cfm
http://www.vkr.org/biography.cfm
http://www.gomdeusa.org/lineage.html
http://www.vkr.org/lineage.cfm