Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kalachakra Vấn Đáp

07 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7184)
Kalachakra Vấn Đáp

KALACHAKRA VẤN ĐÁP PHẦN 1:
CHUẨN BỊ CHO VIỆC TIẾP NHẬN LỄ QUÁN ĐỈNH

Question Sessions with H. H. the Fourteenth Dalai Lama Concerning the Kalachakra Initiation
Dharamsala, India, November 5, 1983; August 13, 1984; January 22, 1985; March 25, 1985; March 26, 1986
Anh dịch: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 02/01/2011

giaophapthoiluan-02

MỤC LỤC:
1- Những Chủ Đề Giới Thiệu cho việc Thọ Nhận Lễ Quán Đỉnh
2- Shambhala
3- Tiên Đoán Về Sự Xâm Lăng Của Những Người Hung Tợn
4- Học Tập Về Lễ Quán Đỉnh Và Những Thệ Nguyện Trước Khi Nhận Lễ Quán Đỉnh
5- Tham Dự Như Những Người Quán Sát Đơn Thuần

1- Những Chủ Đề Giới Thiệu cho việc Thọ Nhận Lễ Quán Đỉnh

BERZIN: Khi tôi sang phương Tây năm tới để giới thiệu về lễ quán đỉnh Giáo Pháp Thời Luân, điều gì lợi lạc để giúp mọi người chuẩn bị? Điều gì hữu ích cho mọi người biết như căn bản cho việc tham gia lễ quán đỉnh?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động. Sau đấy, vì lễ quán đỉnh là quan trọng và vì tiếp nhận lễ quán đỉnh, giữ gìn thệ nguyệncăn bản, và trước điều này rèn luyện trong những lộ trình thông thường của bồ đề tâm và khái niệm đúng đắn về tính không là cực kỳ thiết yếu; sẽ rất tốt nếu ông giải thích một ít về những điều này.

Thêm nữa, nếu ông còn thời gian, hãy giảng về cung cách thông thường của việc tiến hành với vô thượng du già, từng bước một, và những đặc trưng mà nó chia sẻ với giáo pháp tương tục (tantra) một cách phổ quát. Không có một nền tảng và sự chuẩn bị tốt, sẽ không có gì trở nên liên hệ với tantra. Tôi cũng sẽ giới thiệu về những điều này như mở đầu.

BERZIN: Còn về việc diễn tả lịch sử của Giáo Pháp Thời Luân và sự lan truyền của nó đến Ấn ĐộTây Tạng thì thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều ấy tốt lắm.

2- Shambhala

giaophapthoiluan-03

SHAMBHALA

BERZIN: Có lợi ích không khi giải thích về Shambhala?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chắc chắn rồi. Ông nghĩ nó ở đâu?

BERZIN: Tôi hoàn toàn không biết. Serkong Rinpoche nói rằng nó không phải ở trên Trái Đất, nhưng có lẻ là ở một thế giới khác nơi của những đĩa bay. Đấy là bởi vì luận điển nói về những người đến từ Shambhala trên những phương tiện máy bay. Họ đến từ Shambhala để xem xét tình hình của chúng ta. Một vài nền văn hóa trong những người bản địa của Nam Mỹ và Nam Phi châu cũng có những huyền thoại như thế, những khách viếng thăm như thế đã đến từ xa xưa ngoài không gian và dạy họ về việc làm lịch cùng thiên văn học. Có lẻ họ đã đến từ Shambhala.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo quan điểm của Phật Giáo, Shambhala là một cõi Tịnh Độ như Cực Lạc Tây Phương, cõi Đâu Suất, và Khachari (cõi Dakini)

BERZIN: Shambhala không phải là một thế giới con người chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu đấy là một cõi tịnh độ, thì không phải là cõi trời (god realm). Có một số tịnh độcon người có thể đến. Ngay cả những người không phải Phật tử cũng có thể đến được và một khi ở đấy, họ sẽ theo đuổi con đường tâm linh.

BERZIN: Shambhala có bao gồm thế giới luân hồi hay niết bàn không? Serkong Rinpoche nói nó là một thế giới luân hồi.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Dường như nó ở trong thế giới luân hồi. Tuy thế, một khi đến cõi luân hồi này, tâm thức và trái tim con người tự nhiên phát triển một cách nhanh chóng hơn. Chắc chắn giống như thế giới nhân gian trong cõi luân hồi lưu chuyển nơi mà những người đặc biệt đã xây dựng một kho tàng to lớn của năng lực tích cực (công đức, khả năng tích cực).

BERZIN: Vậy thì nó không nhất thiết là một cõi tịnh độ, nhưng chỉ là tương tự như một cõi tịnh độ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nó không phải là một cõi tịnh độ trong ý nghĩa của một thế giới chư thiên. Nó là một thế giới con người, nhưng chắc chắn cũng là một cõi tịnh độ.

BERZIN: Nó không ở trên Trái Đất?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nó không ở trên Trái Đất. Nếu thế, chúng ta có thể tìm ra nó. Tuy nhiên, nó chắc chắn ở trong vũ trụ, nhưng chúng ta cần nghiệp thanh tịnh để đến đấy. Tôi tự hỏi, nếu chúng ta có thể thật sự đến đấy một cách trực tiếp bằng một cố phương tiện cơ giới nào đấy, như phi thuyền. Tại sao tôi nghĩ như thế, tôi không biết. Nhưng, những gì mà Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ ba, Palden - yeshey nói làm cho vấn đề hơi phức tạp một chút. Trong ‘Cẩm Nang Hướng Dẫn Con Đường đến Shambhala’, ngài đã viết rằng, nếu quý vị thực hiện một khóa tu thiền quán mãnh liệt, rồi thì quý vị có thể thật sự gặp những bổn tôn và các ngài sẽ giúp quý vị đi đến Shambhala. Ngài viết như thế. Do vậy, đấy không phải là một hành trình vật lý thông thường.

BERZIN: Serkong Rinpoche đã nói với tôi rằng cha của ngài là Serkong Dorjechang đã từng đi đến Shambhala và đã đem về hoa và trái cây, mà họ đã để trong nhà của họ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi quy y với ngài! Đức Ban Thiền Thứ Ba cũng đã đến Shambhala. Một số đạo sự uyên bác cũng đã đến đấy. Có một tường thuật của Taranatha [1] đi đến Shambhala, nhưng tôi nghĩ đấy là qua một thân mộng uyển. Tuy thế, nó không trên trái đất tròn này. Chắc chắn là một tịnh độ với nhân sinh tương tự trên trái đất này. Thật khó để nói.

BERZIN: Luận điển Thời Luân nói về lục địa lớn và nhỏ của Diêm Phù Đề [2]. Về nửa vùng phía Bắc của lục địa nhỏ, sách liệt kê sáu vùng đất về phia Bắc , một vùng là Shambhala.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thật khó khăn. Nếu chúng ta nói trong những dạng thức như vậy, thế thì Shambhala sẽ lầ một nơi trên Trái Đất này. Cũng có đề cập trong sách về núi Phổ Đà La (Potala) ở phương Nam, vùng đất Ugyan (Skt. Oddiyana) ở phía Tây, Núi Ngũ Phong ở phía Đông và Shambhala ở phía Bắc.

BERZIN: Serkong Rinpoche đã nói về những thứ này, một số ở trên Trái Đất và một số thì không.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một cách chính xác, đấy là tại sao. Có hai cho mỗi thứ: những thứ thật sự và những thứ tương tựđại diện cho chúng. Thí dụ, theo học giả Gendun-chopel, Ugyan ở trong Sindhi (Swat Valley ở Pakistan). Ngày nay, đấy là một vùng Hồi Giáo. Nó hoàn toàn không rõ ràng, nhưng đối với Núi Đồng Sắc (Copper-Colored Mountain) mà Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đã đến trong Ugyan, chắc chắn là trong một cõi tịnh độ vô nhiễm.

Bây giờ đối với Núi Phổ Đà La ở phương Nam, thì như một đại diện cho nó, có một núi ở Nam Ấn. Nhưng rồi thì có một ngọn núi Phổ Đà của Quán Thế Âm, là môt cõi tịnh độ (Phổ Đà Sơn). Đối với Núi Ngũ Nhạc, có một nơi quen thuộc ở Trung Hoa , Ngũ Đài Sơn, với tên này như là một nơi thật sự ở phía Đông , mà cũng có một cõi tịnh độ của Văn Thù Đại Sĩ có cùng tên.

Vì vậy, hoàn toàn chắc chắn Shambhala cũng là một cõi tịnh độ như thế, với một vị trí nào đấy đại diện cho nó. Cũng có một tiền lệ trước cho sự biểu hiện của nó. Tuy nhiên, nó không thể tìm thấy trong bất cứ nơi nào. Có nhiều lý do và dấu hiệu để nói về sự hiện hữu của nó, nhưng bởi vì nó không ở trên thế giới này, thế thì ngoại trừ vì nó biểu hiện là một cõi tịnh độ vô nhiễm, không có điều gì khác có thể liên hệ đến những điều trong luận điển.

BERZIN: Và về những chi tiết nói đến những đĩa bay?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có thể nói rằng chúng có liên hệ với Shambhala. Một cách chắc chắn, có những chúng sinh khác trong vũ trụ này. Có những loại chúng sinh khác và dứt khoát vì thế họ ở những thế giới khác, không chỉ trong thế giới chúng ta. Điều ấy là rõ ràng. Có nhiều thiên hà.

Bây giờ, Shambhala bao hàm trong thiên hà của chúng ta, có lẻ ngay cả trong thái dương hệ của chúng ta, vì luận điển nói nó bao gồm trong Diêm Phù Để (hệ thống thế giới cua chúng ta). Do thế, nó nói về một cõi tịnh độ trong hệ thống thế giới của chúng ta, tuy vậy, có thể rộng lớn hơn, nơi chỉ có những chúng sinh với nghiệp thanh tịnh có thể đến và nơi mà những chúng sinh với thân thể con người.

BERZIN: Ở phương Tây, chúng tôi đã từng nói về Shangrila. Điều này có liên hệ gì không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nó là một nơi thanh khiết, có phải không? Tôi không biết, nhưng chắc chắn là thế. Tên gọi biểu thị cho một nơi thanh tịnh, vì thế tôi nghĩ tên gọi chắc chắn có nguồn gốc từ Shambhala.

3- Tiên Đoán Về Sự Xâm Lăng Của Những Người Hung Tợn

BERZIN: Giải thích cách nào hay nhất về những tiên đoán về những kẻ xâm lược hung tợn không phải người Ấn, người Lalo?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chúng ta thật sự có thể nói rằng họ là những người Hồi hay những nhóm cùng chia se những phong tục thông thường với họ không? Hoàn toàn không chính xác. Tôi không biết nói thế nào. Thí dụ, ở Mông Cổ, họ gọi người Nga “Turuka,” tên khác xuất hiện trong văn bản cho những kẻ xâm lược Lalo. Những người Cộng sản thông thường bị gọi Turuka hay Lalo. Lolo, thế thì, là những kẻ cố gắng tiêu diệt Phật Giáo một cách chủ tâm.

BERZIN: Có phải tốt nhất chỉ gọi họ là Lalo trong tiếng Anh?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, Lalo có lẻ là tốt nhất. Nếu ông nhìn vào Tantra Thời Luân Tóm Lược, nói rằng Lalo ăn thịt bò và trứng. Liên hệ đến những kẻ không phải người Ấn [vì người Ấn không ăn thịt bò và trứng], và không nghi ngờ gì nữa là những người đến từ vùng khí hậu ấm. Rõ ràng là Âu châu, những vùng khí hậu mát, không có gà. Tôi cũng không nghĩ nó phải ở vào những thời xa xưa. Người Hy Lạp và La Mã chắc chắn ăn gà [và người Ấn ban sơ dùng thuật ngữ Lalo (skt. Mlecha) cho quân đội xâm lược của Alexander Đại Đế của Macedonia]. Ở Tây Tạng, chúng tôi đặc biệt không ăn trứng. Đấy là phong tục Ấn Độ, thế thì tại sao liên hệ đến trứng?

Turuka liên hệ đến người Turkic [3], có phải không? Trong những người Hồi xâm lược Ấn Độ, có vài làn sóng của người Turkic. Tuy thế, những người Mughal không phải Turkic và họ xâm lược về rất sau này. Có phải những người vào lúc ấy [và cuối thế kỷ thứ chín hay thứ mười khi giáo huấn Thời Luân đến Ấn Độ] bị gọi là Thổ (Turk)? Tôi nghĩ rằng nếu luận điển có một liên hệ lịch sử, họ liên hệ đến những người Turkic xâm lược Ấn Độ.

Tuy thế, Turuka liên hệ thông thường đến những ai tàn phá Phật Giáo [cho dù những bộ lạc ở Trung Á hay những nơi khác, cho dù Hồi Hồi, Cộng sản, hay bất cứ tín ngưỡng nào khác.]

BERZIN: Có phải người Lalo có thể chỉ là biểu tượng và chỉ liên hệ đến những năng lực tàn phá mà chúng ta phải chiến đấu trong một trận chiến tâm linh nội tại hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi tự hỏi nó có phải chỉ là biểu tượng hay không? Khi luận điển nói về chiến tranh và Đại lĩnh Thần hầu [4], nó chỉ là biểu tượng hay thật sự, tôi không biết.

BERZIN: Nhưng chúng thật có những ý nghĩa biểu tượng, như luận điển Thời Luân giải thích.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, nhưng những luận giải của những đạo sư uyên bác không chỉ xem chúng một cách biểu tượng, mà cũng là đúng như thế. Tuy nhiên, nếu sự liên hệ nói đến một cuộc chiến nguyên tử, nó sẽ không có cho đến gần như 400 năm nữa. Nhưng nó sẽ như thế nào, tôi không biết.

BERZIN: đôi khi người Tây phương hỏi trận chiến này và vị Phẩn Nộ Chuyển Luân Thánh Vương [5][vị lĩnh đạo của Shambhala đánh bại người Lalo] có sẽ xuất hiện sớm hơn không. Điều đấy có thể chứ?

giaophapthoiluan-04

PHẨN NỘ CHUYÊN LUÂN VƯƠNG

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không biết. Thật khó khăn để nói. Nhưng nếu Shambhal xuất hiện sớm hơn, thế thì chúng tôi sẽ có thể trở lại Tây Tạng sớm hơn. Shambhala đến càng sớm; sự giải thoát sẽ càng sớm hơn.

4- Học Tập Về Lễ Quán Đỉnh Và Những Thệ Nguyện Trước Khi Nhận Lễ Quán Đỉnh

BERZIN: Như một giới thiệu cho lễ quán dỉnh, như thế có cho phép diễn tả mạn đà la, bao nhiêu bổn tôn, màu sắc, và v.v…?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Được thôi. Nếu người ta biết một ít về những chương trình của lễ quán đỉnh là điều rất tốt. Sau này, trong lễ quán đỉnh thật sự, tôi sẽ giới thiệu mỗi phần. Nhưng nếu mọi người biết trước một ít, sẽ rất hữu ích.

BERZIN: Về phần những thệ nguyện Mật tông và cam kết thầy trò (samaya), có được phép để nói cho mọi người trước hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo tiến trình Mật thừa, người ta không được công khai những thệ nguyện này trước lễ quán đỉnh. Tuy nhiên, đối với những ai chân thành tiếp nhận lễ quán đỉnh nếu họ biết trước một ít, rồi thì lễ quán đỉnh sẽ xãy ra một cách thật sự mạnh mẽ và toàn hảo. Nhưng những người như vậy cần phải là những Phật tử thành tâm và xác định rõ về việc tiếp nhận lễ quán đỉnh hay những ai đã từng tiếp nhận những lễ truyền pháp Vô Thượng Du Già trước đây. Để giải thích cho những người như vậy, sẽ không có gì lỗi lầm. Một cách đặc biệt nếu những người đã tiếp nhận những lễ truyền pháp Vô Thượng Du Già khác, thế thì không có sai trái với sự giải thích những cam kết (samaya) Thời Luân Kim Cương.

Đối với những ai chưa nhận lễ quán đỉnh Vô Thượng Du Già (anuttarayoga) và không có ý định tiếp nhận lễ truyền pháp, thí dụ, những ai chỉ là những học giả, thì không tốt để giai thích cho họ. Tốt hơn là có một số hạn chế. Tuy nhiên, nếu những thệ nguyện Mật thừa và những cam kết samaya đã phổ biến rồi và người ta hiểu sai chúng và chấp giữ những quan niệm sai lầm về chúng, điều cần thiết là để qua một bên sự cấm đoán. Tốt hơn là cho mọi người một sự giải thích đúng đắn, hơn là để họ làm mất uy tín Mật tông do bởi những tin tức sai lầm hay sự giảng giải nghèo nàn.

5- Tham Dự Như Những Người Quán Sát Đơn Thuần

BERZIN: Trong những người sẽ tham dự lễ quán đỉnh, hầu hết thích thú trong Phật Giáo, nhưng thật khó để nói họ sẽ chấp nhận Đạo Phật hay không. Những ai không theo Phật Giáo, nhưng tham dự lễ quán đỉnh sẽ không muốn thọ giới Bồ Tát và những thệ nguyện Mật Tông.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đây là một điều mà tôi thường nói đến vào lúc lễ quán đỉnh. Rồi thì họ chỉ muốn như những người quán sát hay chứng kiến. Tôi nói như thế lần cuối tôi truyền pháp ở Hoa Kỳ. Cũng thế, ở Pháp, khi tôi truyền trao lễ quán đỉnh tám biểu hiện Liên Hoa Sinh Đại sĩ (Guru Rinpoche), trong ngày thứ hai, Thị Trường Jacques Chirac [7] đến và tôi đã mời ông tham dự như một người chứng kiến. Ông ta không phải là Phật tử, mặc dù thích Đạo Phật. Vì thế không có gì tai hại.

Vì vậy, lúc truyền giới Bồ Tát, tôi thường giải thích rằng chỉ những Phật tử, muốn tiếp nhận và những ai có thể giữ giới, mới cần quán tưởng điều này. Rồi thì, tôi cũng làm như thế với thệ nguyện Mật Tông. Những ai không có nguyện ước thọ nhận giới nguyện chỉ như những người quán sát hay chứng kiến [và đừng theo đuổi những tiến trình tương tựquán tưởng].

BERZIN: Khi người ta ở đấy như vậy và quán chiếu, điều gì tốt nhất cho họ để suy tư và những gì lợi ích cho họ đối với những người quán chiếu?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không thể nói. Mặc dù người ta có thể đề xuất những tư tưởng hữu ích nếu người như vậy tiếp nhận, nhưng chúng ta không có quyền khuyến khích họ nên suy nghĩ như thế này hay thế nọ. Chỉ đơn giản là những người quán chiếu. Một số ngay cả đi đến phê bình Phật Giáo. Điều ấy là có thể. Tuy nhiên, chúng ta không bình phẩm. Đấy là quyền của họ. Đối với những người chúng taPhật tử, chúng ta có thể cho họ những lời hướng dẫn đến những gì để suy tư và hành động trong lễ quán đỉnh; những đối với những người khác, chúng ta không thể đề xuất những hướng dẫn cho họ. Chúng ta chỉ có thể nói quán chiếu và đấy là tất cả.

Một số có thể đi đến những cảm giác bệnh hoạn, nhưng hầu hết không có cảm giác như vậy. Đối với những ai không có cảm giác bệnh hoạn, không có vấn đề gì với họ. Nhưng, đối với những kẻ đi đến với cảm giác như thế đối Đạo Phật, thì họ không cần phải đến. Đối với những người với cảm giác bệnh hoạn đối với Phật Giáo thì tốt hơn là ở nhà. Tuy nhiên, không có điểm nào trong việc nói rằng đừng có cảm giác bệnh hoạn. Vì vậy, tốt hơn thật sự là những người quán sát vô tư và thế rồi không có gì để nói. Có phải như thế không?

Phụ chú trong ngoặc vuông của Giáo sư Berzin

[1] Taranatha: tên của một học giả sử gia người Tây Tạng thuộc dòng Jonangpa, truyền thống bị cấm đoán vởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vì cho rằng đấy là truyền thống ngoại đạo. Tác phẩm nổi tiếng của ông có nhan đề là “Lịch Sử Phật Giáo ở Ấn Độ”.

[2] Jambuvipa: châu Diêm Phù Đề, Nam Thiệm Bộ Châu, Nam Châu, Nam Bộ, Nam Diêm Phù Đề, Nam Phù.

[3] Turkic: những người nói tiếng Altaic bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmen, Kirghiz, Tarta…từ Thổ Nhĩ kỳ đến Tây Bắc Trung Hoa, đặc biệt ở Trung Á.

[4] Hanuman – Cáp Nô Man – nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ

[5] Dragpo Korchen (Drag-po 'khor-can, Skt. Rudrachakrin)

[6] Hứa nguyện, hay thệ nguyện thiêng liêng mà đấy sẽ kết chặc hành giả Kim Cương Thừa với vị Kim Cương Sư và Yidam. Hành giả cam kết và cố găng giữ gìn thệ nguyện cũng như những thực hành nào đấy. Samaya – damsig: Cảnh nhà tu quyết đắc Phật huệ. Từ này gồm những nghĩa: Tam bình đẳngTam mật tương ưng: thân – khẩu – ý như nhau. Thệ nguyện giữ giới. Cảnh giác làm thức tỉnh giác ngộ. Trừ cấu chướng: diệt trừ phiền não chướng ngại đối với thân tâm.

[7] Jacques René Chirac (trợ giúp·chi tiết) (sinh ngày 29 tháng 11năm 1932 tại Paris) là một nhà chính trị người Pháp. Ông đã được bầu làm Tổng thống Pháp vào năm 1995 và 2002. Từng giữ những chức vụ Bộ trưởng bộ Nông nghiệp, Thủ tướng, Thị trưởng Paris và rồi Tổng thống Pháp.

Ẩn Tâm Lộ ngày 08/01/2011



KALACHAKRA VẤN ĐÁP PHẦN 2:
GIÁO PHÁP THỜI LUÂN VÀ KHOA HỌC TÂY PHƯƠNG

Question Sessions with H. H. the Fourteenth Dalai Lama Concerning the Kalachakra Initiation
Dharamsala, India, November 5, 1983; August 13, 1984; January 22, 1985; March 25, 1985; March 26, 1986
Anh dịch: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 02/01/2011


kalachakra-dalailamaMục lục

1- Quan Hệ Giữa Giáo Pháp Thời Luân Và Người Tây Phương
2- Quan Hệ Giữa Giáo Pháp Thời Luân Và Khoa Học Tây Phương
3- Những Hạt Vi Tế trong Thời Luân Kim Cương
4- Giáo Pháp Thời Luân Và Sự Miêu Tả Vũ Trụ
5- Tìm Những Sự Tương Đồng Xa Hơn trong Thời Luân và Khoa Học
6- Yêu Thương trong Ki Tô Giáo và Phật Giáo
7- Xác Nhận Một Cách Khoa Học, Núi Tu Di có Thật Sự Hiện Hữu Không
8- Giá Trị của Sự Trình Bày Thời Luân về Vũ TrụThân Thể như Căn Bản cho Việc Tịnh Hóa
9- Thời Luân Kim Cương và Y Dược Tây Tạng

1- Quan Hệ Giữa Giáo Pháp Thời Luân Và Người Tây Phương

BERZIN: Người Tây phương có một mối quan hệ đặc biệt với Giáo Pháp Thời Luân không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi tự hỏi, họ thật sự có không? Một cách tổng quát, giáo huấn Nhà Phật là vì lợi ích của tất cả chúng sinh, không phải chỉ cho một số người đăc biệt.

BERZIN: Một số người có thành kiến về nó.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ trong vấn đề Thời Luân Kim Cương, nó nói về Shambhala và một cuộc chiến chống lại những người xâm lược Lalo. Có thể đã từng có một mối quan hệ quan trọng đối với những ai đã sống trong thời kỳ được biết nhiều đến những cuộc xâm chiếm của người Hồi với Ấn Độ. Tôi tự hỏi có hay không một sự liên hệ nào đấy trong phổ quát với những ai sống trong những thời kỳ đó về hiểm họa của chiến tranh. Nhưng, như cho một mối quan hệ đặc biệt với người Tây phương chung chung, tôi không biết? Serkong Rinpochey đã nói gì?

BERZIN: Người Tây phương thích khoa học và kỷ thuật, và Shambhala có liên hệ nhiều đến kỷ thuật cao. Có lẻ, có một sự liên hệ trong những dạng thức ấy.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, ông có thể nói có một sự liên hệ thế nào ấy như thế. Nhưng, vấn đề của loại liên hệ ấy là gì? Có một số tương tự nào đấy, nhưng có phải là nó không luôn luôn gần gũi đến hoàn cảnhcon người ở khắp nơi nói về chiến tranh hay không? Do vậy, lý do ấy là không chính xác.

 

2- Quan Hệ Giữa Giáo Pháp Thời Luân Và Khoa Học Tây Phương

BERZIN: Có mối quan hệ nào giữa Giáo Pháp Thời Luân và khoa học Tây phương không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi có thể nói như thế.

BERZIN: Đôi khi, Thánh Đức nói về một điểm gặp gở thông thường giữa Phật học và khoa học, có phải ở trong hình thức của Thời Luân?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không. Không nhất thiết đặc biệt trong những dạng thức của Thời Luân Kim Cương; một cách phổ thôngCăn bản tin tưởng trong Đạo Phật là nếu điều gì được hổ trợ bởi lý trí, thế thì chúng ta phải chấp nhận nó; và nếu điều gì đấy không có lý trí hay vố lý, thế thì không cần phải chấp nhận. Ngay cả những lời của chính Đức Phật cũng phải được diễn dịch trong một cung cách khác không bóng bẩy nếu chúng vô nghĩa hay vô lý.

Thí dụ, chúng ta chấp nhận trích dẫn “A” từ Đức Phật, trong khi chúng ta không chấp nhận trích dẫn “B”. Tại sao? Vì nếu tính chất có thể chấp nhận của Đức Phật, chúng ta phải căn cứ trên những từ ngữ khác của Đức Phật, rồi thì những thứ này sẽ đòi hỏi những từ ngữ khác của Đức Phật [được thừa nhận] và nó là một sự thoái bộ vô tận, có phải không? Do vậy, trong những dạng thức thực tế, chúng ta cần phải giải thích một có ngôn từ của Đức Phật chỉ khi có những ý nghĩa có thể diễn dịch và chỉ chọn lựa những từ ngữ khác khi có thể xác định rõ. Nếu đấy là trường hợp, có nghĩa là ý nghĩa tối hậu của Đức Phật phải phù hợp với lý trí.

Bây giờ, trong dạng thức của khảo sát khoa học, nếu điều gì đấy có thể minh chứng như thực tế, thể thì nó được chấp nhậnHoạt động khoa học trên căn bản ấy, có phải không? Thí dụ, một nhà khoa học làm một thí nghiệm và điều gì đấy xãy ra. Rồi thì, ai đấy tiến hành cùng thí nghiệm và cùng có một kết quả. Tiến trình này thiết lập điều gì đấy như một sự kiện thực tế. Đấy là hoạt động của khoa học như thế nào. Vì thế, thái độ căn bản của khoa học là nếu điều gì đấy là một sự kiện có thể xác minh thực tế, chấp nhận nó; và nếu nó không thể xác minh, đừng tin tưởng nó.

Đấy cũng là thái độ căn bản của Phật học, có phải không, đặc biệt trong Đai Thừa. Tôi tự hỏi hệ thống giáo thuyết Tiểu Thừa thật sự giải thích lời Phật dạy có một sự diễn dịch và xác định ý nghĩa khác biệt hay không? Một cách chắc chắn, họ không có. Trong họ, tất cả lời Phật dạy là xác định rõ ràng một cách cùng khắp. Tuy thế, hề thống giáo nghĩa Đại Thừa giải thích hai cách – lời Phật dạy là có thể diễn dịch và một bộ phận là xác định rõ ràng ý nghĩa.

Nếu đây là vấn đề thừa nhận, thế thì, như tôi đã giải thích, quyết định những gì là dứt khoát thuộc về lý trí. Nó không thể bị căn cứ trên tín lý. Nếu đấy là trường hợp, thế thì nếu những nhà khoa học tìm thấy một kết quả cụ thể nào đấy hay chứng minh rằng không có đời sống tương lai, không có tái sinh – nếu họ có thể chứng minh thật sự điều đó – chúng ta phải chấp nhận nó như thái độ căn bản của Phật học. Do vậy, sự tiếp cận nền tảng của Phật Giáo là một mà nó phù hợp với sự thậtlý trí. Đấy là một điểm.

Bây giờ điều thứ đến, có những sự giải thích đặc thù trên những điều mà cả Phật học và khoa học nhất tríThí dụ, Phật Giáo thừa nhận rằng tất cả mọi hiện tượng bị điều kiện hóa hay tác động bởi những hiện tượng khác hoại diệt từ thời khắc này đến thời khắc khác mà không bao giờ duy trì bất động. Mọi thứ thay đổi một cách liên tục từ thời khắc này đến thời khắc khác, một cách vi tế, không bao giờ đứng yên tĩnh. Những nhà khoa học cũng đồng ý rằng những hiện tượng vật lý thay đổi một cách vi tế mỗi thời khắc, mà không đứng bất động – đấy là, bởi vì chúng lệ thuộc trên những nguyên tử - và tuy thế, trên mức độ thô, chúng hiện hữu không thay đổi. Không phải chứng minh rằng chúng hiện diện duy trì hình thể chúng như thế, không có bất cứ sự thay đổi nào: chúng ta có thể thấy điều ấy với đôi mắt của chúng ta. Do vậy, liên hệ đến vấn đề rằng trên mức độ thô mọi thứ dường như bất động, bất biến, nhưng ở mức độ vi tế chúng không duy trì tĩnh lặng dù chỉ trong một khắc, khoa học và Phật học nhất trí điều này là sự thật.

Xa hơn nữa, có sự tương đối; do thế, giáo lý vạn pháp tương sinh duyên khởi. bất cứ điều gì hiện hữu được thiết lập như duyên sinh hay trên sự liên hệ đến những thứ khác. Điều này cũng thông dụng giữa hai hệ thống. Mặc dù các nhà khoa học không thảo luận những hiện tượng (tĩnh) không động, nhưng họ vẫn đồng ý rằng tối thiểu với hình tướng hay những điều xãy ra theo thời gian cũng duyên sinh với những nhân tố khác, thí dụ trên nguyên nhânđiều kiện. Những sự xác chứng này được thiết lập trong mối quan hệ đến những nhân tố khác hơn chính chúng.

Điều mới nhất mà các nhà khoa học đang thảo luận trong dạng thức của vấn đề quan tâm đến lý thuyết lượng tử và những hạt vi lượng. Người ta khám phá và đang bắt đầu thấu hiểu rằng mức độ cực kỳ vi tế này của vật chất được liên kết với sự lĩnh hội một cách mật thiết. Nói cách khác, tâm thức nhận thức trình độ này như sự nhận thức đối tượng của nó trở nên liên hệ.

[Thí dụ, thời giankhông gian của một đối tượng liên hệ đến thời gian và tốc độ của đối tượng và của người quán sátPhương hướng và tốc độ của người quan sát liên hệ đến phương hướng và đến tốc độ của đối tượng bị quán sát mà điều ấy ảnh hưởng sự định lượng của người quán sát đối với vị trí và thời gian/không gian của đối tượng.]

Khi ông nghiên cứu sóng, đấy là vật chất hay năng lượng? Từ một cách quán sát, nó là vật chất và từ một cách nhận thức khác, nó là năng lượngĐạo Phật gọi mối quan hệ “hai thực tế về cùng khía cạnh của một hiện tượng” và giải thích nó như hai thứ chia sẻ cùng bản chất tự nhiên, nhưng biểu hiện như những thứ biệt lập khác nhau một cách nhận thức.

Vì thế, sự xác định quy ước của sóng như yếu tố hay như năng lượng là một chức năng định danh của tinh thần. Điều này hàm ý rằng sự khác biệt giữa yếu tốnăng lượng phải được thấu hiểu trong dạng thức của người nhận thức [và không vốn dĩ như thế trong tự đối tượng.] Điều này cho thấy mối liên kết gần gũi giữa nhận thứcvật chất.

Trong quá khứ, khoa học cổ điển có thể có một số năng lực bên cạnh vật chất hay không, nó có phải là ý thức hay bất cứ điều gì khác hay không. Khi chúng ta quan tâm đến vấn đề này, thế thì, khi bất cứ hệ thống này, không chỉ Phật giáo, thừa khẳng định những hiện tượng nào đấy là không sai lầm, vấn đề là có hay khong điều gì đấy là không sai lầm tùy thuộc trên nhận thức; và nhận thức là điều gì đấy nội tại, chứ không phải ngoại tại. Nhận thức là điều gặp gở và liên hệ với những đối tượng và điều làm sự định danh việc gì đấy là sai lầm hay không.

Sự phân định và thảo luận chi tiết nhất của sự định danh của nhận thứctinh thần không nghi ngờ gì nữa được tìm thấy trong Đạo Phật. Trong Phật Giáo, những truyền thống khác nhau của A tỳ đạt ma (những chủ đề đặc biệt của nhận thức) giải thích nhiều về ý thức chính (tâm vương) và những nhân tố tinh thần (tâm sở). Tantra, đặc biệt là tantra yoga tối thượng (mật điển vô thượng du già), thảo luận về những ý thức thô và vi tế và mối quan hệ giữa tâm thức và năng lượng/gió vi tế. Tôi chắc chắn rằng trong thế kỷ tới sẽ trở nên rõ hơn là nơi gặp gở của khoa học Tây phươngtriết học Đông phương sẽ quan tâm đến mối quan hệ giữa tâm thức (nhận thức) và vật chất trong dạng thức của những chủ đề. Đó thật sự chính là nơi mà khoa học Đông và Tây có thể gặp gở.

 

3- Những Hạt Vi Tế trong Thời Luân Kim Cương

BERZIN: Có bất cứ điều gì trong Giáo Pháp Thời Luân có thể phục vụ như một nơi gặp gở cho một cuộc thảo luận tức thời về những hạt vi tế không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, điều này sẽ là trong dạng thức của những hạt vi tế. Một cách tổng quát, cho dù có hay không sự đề cập của Tôn giả Thiên Thân trong A tỳ đạt ma câu xá luận, trong Giáo Pháp Thời Luân ông có những hạt không gian. Trong không gian trống rỗng, có những hạt không gian và đấy chính là căn bản thật sự của những hạt tiến triển thô hơn, đấy là của bốn đại: đất, nước, gió, lửa. Một vũ trụ trước đây biến mất và có một thời kỳ của không – một cách đặc biệt hơn, có những thời kỳ hoại, theo đấy là những thời kỳ của không và trong hai mươi thời kỳ trung gian của không, có những hạt không gian. Theo đấy, trong những thời kỳ sinh khởi, căn bản cho sự sinh khởi của không gian, gió, lửa, nước, và đất là những hạt không gian.

BERZIN: Chúng ta hiểu những hạt không gian như thế nào? Có phải chúng là sắc [chất]?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MAchắc chắn là như thế này. Luận Trung Quán và Kinh Đại Bát Nhã thừa nhận năm loại sắc chỉ trong cội nguồn nhận thức tất cả là những hiện tượng pháp (sắc chỉ trong nguồn gốc nhận thức của Giáo Pháp). Đây là những sắc đến từ sự tích tập, đây là những thứ sinh khởi một cách rõ ràng từ sự tiếp nhận chúng (chẳng hạn như thệ nguyện), những thứ ấy tồn tại trong những hoàn cảnh thực sự [chẳng hạn như những khoảng cách thiên văn [rất lớn] và kính hiển vi [rất nhỏ] giữa những vật], đấylà những thứ tưởng tượng một cách hoàn toàn [chẳng hạn như nhận thức trong mơ], và những thứ từ sự đạt được kiểm soát những yếu tố.

Đối với những thứ đến từ sự tích tập, chúng được giải thích như những hạt vi tế và chúng có một hình cầu. Đây là những thứ chắc chắn đến từ Bát nhã ba la mật đa và, ở đấy những hạt vi tế là những sắc chất chỉ ở trong cội nguồn nhận thức Pháp. Chúng không thể bằng mắt thường. Tuy thế, chúng là sắc nhưng chỉ có thể được biết bằng tâm thức. Chúng dạng hình cầu. Những thứ này không nghi ngờ gì nữa là những nguyên tử trong thế giới ngày nay của chúng ta. Chúng tất cả hình cầu, có phải thế không? Chúng dường như thật sự tương tự.

[Chú ý: Sắc [chất] có hình dáng và màu sắc. Để nói rằng chúng có màu sắc hàm ý bước sóng thường trên một cái đo phổ, mà nguyên tử hay hạt có.]

BERZIN: Và những nguyên tử của không gian?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Những gì tôi vừa giải thích là những nguyên tử như được trình bày trong a tỳ đạt ma, và tôi nghĩ rằng những hạt được giải thích trong Giáo Pháp Thời Luân thậm chí vi tế hơn thế. Những nguyên tử a tỳ đạt maliên hệ đến bốn yếu tố: những yếu tố của đất, nước, gió, lửa – chắc chắn tương ứng ở đây với những hạt đất của Thời Luân. Những thứ này thường được gọi là những nguyên tử. Rồi thì, đối với những hạt không gian trong Thời Luân, chúng ta có bốn hạt hạ nguyên tử vi tế hơn những nguyên tử a tỳ đạt ma. Đối với điều gì là tính tự nhiên căn bản của chúng (chúng là gì). Tôi không biết một cách rõ ràng.

Tuy thế, có một điểm liên hệ, trong Tantra Tối Thượng của Di Lặc. Một cách ngoại tại, có sự tan rả liên tục của đất, nước, gió, lửa, và không gian; và đối với thế hệ liên tục, gió, lửa, nước, và đất sinh ra. [chú ý rằng trong Tantra Tối Thượng không có ‘lửa’]. Một cách ngoại tại, những gì mà những yếu tố phát triển ra là không gian và những gì chúng tan biến trong không gian.

Giống như thế, nội tại, tính tự nhiên trỗng rỗng của chúng ta, như một nhân tố Phật tính (một bào thai chứa đựng một Như Lai), từ điều mà những thứ sinh khởi và được tích lũy lại. Khi ông áp dụng điều này một cách nội tại đến tâm thức, không gianhành vi tinh thần ánh sáng trong suốt, hay tính không của tịnh quang, hay không gian của tịnh quang.

Giáo Pháp Thời Luân thảo luận không gian bao gồm trong không gian – như sự tương tục tinh thần, không gian bao gồm trong hạt xanh dương. Khi người ta có thể nhận ra không gian này, không gian này chắc chắn có thể được giải thích như một hạt không gian. Tôi không biết một cách rõ ràng hay tường tận. Tuy thế, đây là một ít đặc trưng đặc biệt.

BERZIN: Có phải những hạt không gian này tĩnh (thường trụ)?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: chúng có thể thật sự tĩnh không? Không chúng không tĩnh. Tuy thế, đối với việc Zijin-nyingpo giải thích trong luận giải của ông, điều ấy sẽ làm nó chắc chắn hơn không? Tôi không biết.

 

4- Giáo Pháp Thời Luân Và Sự Miêu Tả Vũ Trụ

BERZIN: Có lợi ích không cho những người Tây phươngniềm tin trong Đạo Phật và những người thích thú trong khoa học nghiên cứu Giáo Pháp Thời Luân? Có lợi ích cho họ không trong việc tìm kiếm những sự tương quan giữa Giáo Pháp Thời Luân và khoa học?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không thật biết. Giáo Pháp Thời Luân tự nó giải thích rất nhiều thứ. Thí dụ, một người như tôi, tôi có sự hấp dẫn trong Thời Luân và tôi có thể cảm thấy thoãi mãi với nó. Có thể nói, tôi thích ứngtương hợp với nó. Nhưng nếu một số nhà khoa học chỉ đọc thoáng nhanh qua, nó sẽ không thể biểu lộ thích ứng với tâm thức họ như thế này. Để bắt đầu, người ta sẽ đón nhận sự trình bày về ngoại, nội, và luân phiên Thời Luân và điều ấy có thể làm nên nhiều phức tạprắc rốiThí dụ, chương một, Cảnh Giới Thế Gian, giải thích núi Tu Di và Lục Địa Phương Nam, Diêm Phù Đề. Điều này trở nên hoàn toàn hổn độn. Nó hoàn toàn vô nghĩa, có phải không?

BERZIN: Tôi đã nghe ngài một lần nào đấy nói rằng Núi Tu Di có thể ở dãy Ngân Hà.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, tôi chỉ nói một cách ngẫu nhiên. Tôi không thật sự cứng nhắc lắm.

Tuy thế trong truyền thống Sakya giải thích một điểm liên hệ về Thời Luân trong sự phối hợp với giáo huấn ‘con đường cùng với kết quả của nó’ (lamdray ). Theo sự giải thích này, tất cả những hiện tượng ngoại tại là hoàn toàn trong thân thể con người. Cung cách an trú [tồn tại] của thân thể con ngườihoàn toàn trong những kinh mạch năng lượng. Cung cách tồn tại của những kinh mạch là chúng hoàn toàn trong những âm tiết. [Cung cách an trú của những âm tiết là chúng hoàn toàn ở trong những hạt năng lượng cấu thành nguồn gốc. Cung cách an trú những hạt năng lượng cấu thành nguồn gốc là chúng hoàn toàn ở trong khí năng lượng.] Điểm căn bản cuối cùng của điều này là [cung cách an trú hay sự tồn tại của mọi thứ] là hoàn toàn trong tâm thức nền tảng [tàng thức alaya].

[Trong hệ thống lamdray, tâm thức nền tảng liên hệ đến tương tục nhân của tàng thức alaya, đấy là trình độ tịnh quang vi tế nhất của hoạt động tinh thần. Nó không liên hệ đến tâm thức nền tảng như được thừa nhận trong Duy thức học.]

Vì thế, với tất cả những hiện tượng ngoại tại biểu hiện hoàn toàn ở trong thân thể con người, rồi thì trên một phía chúng ta có thể thấu hiểu điều này trong dạng thức của những biểu tượng. Bốn châu (lục địa) và Núi Tu Dihoàn toàn ở trong thân thể con người, một cách biểu tượngGiáo Pháp Thời Luân trình bày điều gì đấy tương tự như thế. Núi Tu Di là một phần của xương sống, trong khi những trình độ của tham dục cảm giác (dục giới), những hình sắc siêu trần (sắc giới), và chúng sinh vô sắc (vô sắc giới) là những bộ phận của thân thể từ gót chân đến đỉnh đầu.

[Núi Tu Di là xương sống, từ chỗ tiếp giáp với xương mông đến xương cổ. Dục giới, thế giới tham dục mở rộng từ gót chân đến một phần ba xương cổ. Sắc giới, thế giới hình sắc siêu trần từ đấy đến trán, và Vô sắc giới, thế giới không hình thể từ trán đến đỉnh đầu].

Nói cách khác, trong thân thể con người, từ gót chân đến đỉnh đầu, có ba thế giới luân hồi (tam giới) được giải thích trong Giáo Pháp Thời Luân, đấy là ba mươi mốt thế giới của trần gian là hoàn toànDo bởi điều ấy, chúng ta có thể nói là thân thể con người chứa đựng những biểu tượng.

Rồi thì, về phía khác, chúng ta có thể giải thích ba cõi thể hiện hoàn toàn trong thân thể con người trong một cách khác. Hành vi tinh thần (tâm thức) có nhiều trình độ thô và vi tế hay phương diện. Thế thì ,t rong quan điểm của tình trạng này, thí dụ, có những cảm nhận thô; và từ những cảm nhận thô, có cảm nhận thô của khoái lạc.

Thế rồi, như Đại Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nói trong Con Đường Tiệm Tiến Lamrim: Những Hướng Dẫn Cá Nhân từ Văn Thù Sư Lợi, chúng sinh tiến hành trong những hành vi nghiệp báo vì việc đạt đến những kinh nghiệm cảm nhận khoái lạc và hạnh phúc. Những ai tìm kiếm sự hiện thực những cảm giác dữ dội của khoái lạc [bởi hành động tàn hoại] tích tập nghiệp báo không đáng khen [bị tái sinh một trong những tình trạng tệ hại của tái sinh]. Tuy thế, trong phổ quát, những ai với tư tưởng chính yếu chạy theo một cảm giác khoái lạc từ những giác quan xây dựng cho việc tái sinh trên [những thể trạng tệ hại hay tốt hơn của] thế giới tham dục [tùy thuộc trên việc hoặc là họ hành động một cách tàn hoại hay xây dựng.]

Rồi thì, có những ai chuyển từ khao khát cho những cảm giác ngoại tại, mà tìm cầu những cảm giác hỉ lạc nội tại từ tập trung thẩm thấu (tam muội hay định chỉ) và người tích tập nghiệp báo. Một tâm thức hành động như thế bồi đắp nghiệp nhân cho việc tái sinh trên những cõi sắc giới, từ thể trạng thứ nhất đến thứ ba của tinh thần ổn định (sơ thiền đến tam thiền). Nhưng ai khao khát một cảm giác bình đẳng đến một cách nội tại từ tam muội, vượt khỏi cảm giác khóa lạc, xây dựng nghiệp nhân cho thể trạng thứ tư của ổn định tinh thần (trên sắc giớitứ thiền).

Rồi thì, khi sự giải thích những sự khác nhau giữa sắc giớivô sắc giới, khi sau khi ngăn chặn sự xuất hiện tất cả mọi hình sắc, chúng ta thiền quán trên không hay trên bức màn tính không như không gian, và v.v…, chúng ta xây dựng nghiệp nhân cho việc tái sinh trong một của bốn cõi vô sắc: thế giới chư thiên của không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, và phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Vì thế, khi chúng ta nhìn vào nó từ một phía, vì có những trình độ thô và vi tế của hành vi tinh thần, rồi thì, dưới sự ảnh hưởng của tâm thức nọi tại thô và vi tế này [liên hệ đến những khoái lạc thô và vi tế và những khát vọng tìm kiếm sau chúng], chúng ta tích tập nghiệp nhân. Dưới năng lực của nghiệp nhân này, ba cõi luân hồi được thiết lậphiện hữu.

Điều ấy hiện hữu như thế, rồi thì khi chúng ta nói rằng ba cõi luân hồi được thiết lậphoàn thành trong thân thể con người qua những biểu tượng; sau đó, suy nghĩ về nó trong một cách, chúng ta có thể thấu hiểu điều này trong dạng thức của sự ảnh hưởng của nghiệp. Tâm thức hay hành vi tinh thần là một khía cạnh của Phật tính (cội nguồn chuyển hóa chân thật); và nó dưới sự ảnh hưởng của tâm thức, hay căn cứ trên tâm thức, mà chúng ta tích tập nghiệp nhân. Từ đấy, chúng ta có một cách thiết lập thân thể con người. [nói cách khác, thân thể của thể trạng tái sinh đến từ tâm thức đã có một sự tích lũy nghiệp nhân cho những kinh nghiệm của thể trạng tái sinh ấy.]

Với [sự thiết lập của thân thể vật lý này từ nghiệp nhân] như một hoàn cảnh, chúng ta cũng có thể thiết lập [từ Phật tâm bản nhiên tích tập nghiệp] vị trí vật lý dục giới, mà trong ấy những con người sống chủ yếu. Không có nghi ngờ gì về đặc trưng đặc biệt này.

Sự hiện hữu như thế, rồi thì núi Tu Di và v.v… được giải thích trong Giáo Pháp Thời Luân, trong thực tế, có một ý nghĩa sâu xa hơn. Chúng liên hệ một cách chính yếu đến hoàn cảnh kham nhẫn của thân thể của một con người của Nam Lục Địa (Diêm Phù Đề). Sự trình bày của một Diêm Phù Đề ngoại tại ở đấy trong Giáo Pháp Thời Luân do bởi sự cần thiết cho sự giải thích sự liên hệ giữa thế giới ngoại tại và nội tại – mỗi biểu tượng của chúng là tương đương với nhau. Trong ý nghĩa này, không nhất thiết rằng Núi Tu Di hiện hữu như một quả núi khổng lồ đứng nơi nào đấy trong thực tế trong một vị trí riêng biệt nào đấy.

BERZIN: Serkong Rinpoche nói rằng Núi Tu Di trong Giáo Pháp Thời Luân trông giống như nó ngang qua đầu chúng ta và sắp rơi xuống trên chúng ta. Điều đó liên hệ đến vấn đề gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong A tỳ đạt ma câu xá, Núi Tu Di là vuông và ở đây, trong Giáo Pháp Thời Luân, nó tròn và phình ra trên đỉnh. Diêm Phù Đề là tròn ở phần dưới của nó vì thế khi chúng ta nhìn lên phần đỉnh to rộng hơn của Núi Tu Di, nó hiện hữu lơ lững trên đầu chúng ta. Vì thế, nó trông như nó sắp rơi xuống.

 

5- Tìm Những Sự Tương Đồng Xa Hơn trong Thời Luân và Khoa Học

BERZIN: Những phẩm chất của một vị Phật bao gồm khả năng tiếp nhận một giáo huấn thế tục và biến nó thành một lộ trình cho Phật PhápTuy thế, điều này đòi hỏi phương tiện thiện xảo. Câu hỏi của tôi quan tâm đến việc làm thế nào phát triển phương tiện thiện xảo để làm việc gì đấy tương tự trong trình độ của chúng ta.

Thí dụ, trong Chương Nghi Quỹ của Mật Điển Thời Luân, quan tâm đến những điểm ẩn tàng về hiến tế từ tự và v.v… trong kinh Vệ Đà, mật điển giải thích rằng khi Vệ Đà nói hiến tế súc vật, điều này giống như những liên kết gần gũi trong Bí Mật Tập Hội hay Thời Luân để giết mạng sống. Lấy mạng sống có một ý nghĩa ẩn dụphương tiện để hóa giải những luồng khí hổ trợ sự sống.

Xa hơn, khi Vệ Đà nói về âm thinh nada không thể phá vở, chúng ta phải thấu hiểu điều này có nghĩa hạt chất nguyên sơ không thể hủy hoại [1] và đặc trưng âm thinh của yếu tố không gian.

Tuy nhiên, trong những nơi khác, thí dụ trong chương Cảnh Giới Thế Gian, khi đức Vua giải thích thiên văn đến tiên nhân Suryaratha, ngài nói rằng lời trong Vệ Đà về cảnh giới Phạm Thiên có kích thước mười triệu do tuầnkhông thật.

Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng đôi khi những gì được nói trong Vệ Đà là những biểu tượng ẩn dụ và đôi khi được thừa nhậnkhông thật.

Tương tự thế, trong Đại Luận Giải Mật Điển Thời Luân, Kaydrubjey [2] giải thích rằng đôi khi Đức Phật đã nói sự vật có sự tồn tại cố hữu (có tự tính), nhưng Ngài có một khuynh hướng khác và nó chỉ đơn thuần là một ẩn dụTuy thế, Đức Phật chưa bao giờ nói có một tự ngã độc lập, nguyên khối, bất biến. Đấy là một điều không thật hay lừa dối.

Nếu đấy là trường hợp, thế thì khi giải thích Giáo Pháp đến những người phương Tây và nói về tôn giáo và khoa học phương Tây, làm thế nào chúng ta phân biệt những gì được nói là biểu tượng ẩn dụ và những gì là sai lạc? Lý do cho câu hỏi của tôi là rất dễ dàng để làm nên những sự tương đồng sắc sảo cho Giáo Pháp Thời Luân. Đôi khi, những vấn đề trong Mật Pháp Thời Luân và trong tôn giáo cùng khoa học Tây phương sẽ là những sự tương đồng với nhau, nhưng đôi lúc những điều trong thứ này hay thứ kia sẽ là những điều tin tưởng sai lầm.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MAMật điểnkinh điểntài liệu làm căn cứ đáng tin. Ngoại trừ có một liên hệ kinh điển trong ấy, chúng ta không cần tạo nên những điều ấy và khẳng quyết rằng từ trong tâm Đức Phật đã có một sự tương đồng với tôn giáo hay khoa học phương Tây.

 

6- Yêu Thương trong Ki Tô Giáo và Phật Giáo

BERZIN: Ki Tô Giáo nói về yêu thương, vì vậy điều này có giống như yêu thương của chúng ta trong Phật Giáo không? Chúng ta có thể nói gì về điều này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ki Tô Giáo dạy về tình yêu đối với Thượng Đế và tình yêu đối với con người. Khi người ta nói chúng ta phải yêu mến Thượng Đế, họ muốn nói là chúng ta phải giữ Thượng Đế gần trái tim của chúng ta, và chúng ta phải thích ngài và yêu mến ngài. Phật Giáo cũng dạy phải tôn kínhquý mến Đức Phật. Ki Tô Giáo nói chúng ta phải có một trái tim và cảm giác nồng ấm, không cho tất cả chúng sinh bao gồm những con bọ, mà đặc biệt cho con người chúng ta mà thôi. Do vậy, nếu chúng ta nói một cách tổng quát, chúng ta có thể thấu hiểu điều này giống như yêu thương trong Phật Giáo và nó là giống nhau.

Nhưng, đối với Ki Tô Giáo nói về một đấng tạo hóa, nếu chúng ta nói rằng trong Đạo Phật thuật ngữ này có thể được hiểu là tính không, mặc dù chúng ta có thể làm nên một sự diễn dịch như vậy, nhưng điều này sẽ không thế. Thí dụ, ông có thể có thể nói tính không, như một bào thai chứa đựng Như Lai, (như một nhân tố Phật tính) là tạo hóa. Nó là vô tướng, không thể tưởng tượng được, và không thể đặt trong ngôn ngữ, như Thượng Đế. Mặc dù chúng ta có thể nói thế, tôi nghi ngờ nói như thế sẽ không thực tế. Tôi không nghĩ điều đó là có thể chấp nhận, có thể Okay.

Giống như thế, khi đến với triết học, có những sự bất đồng thuận. Đạo Phật không thừa nhận một đấng tạo hóa trong cách mà Ki Tô Giáo thừa nhận Thượng Đế như đấng tạo hóa. Phật Giáo không chấp nhận. Đạo Phật sẽ nói rằng tâm thức căn bản của một người, trong một ý nghĩa, là một tạo hóa (nhất thiết duy tâm tạo), nhưng không có Đấng Tạo Hóa Toàn Năng cơ bản. Chúng ta có thể nói như thế và giải thích nó như thế.

 

7- Xác Nhận Một Cách Khoa Học, Núi Tu Di có Thật Sự Hiện Hữu Không

BERZIN: Vậy thì tốt nhất là không nên nói rằng những gì khoa học nói là giống như Phật học?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khoa học có sự tiếp cận như Phật học. Tôi nghĩ rằng từ nhận thức này, cả hai đều đến cùng một vấn đề. Đấy là một là trên những thái độ căn bản của Phật họcThí dụ, có hai loại đối nghịch xuyên tạc: đấy là những sự tự ý thêm vào và những thứ là hoàn toàn tưởng tượng [tương ứng với sự phủ nhận]. Những đặc trưng này liên hệ đến điều gì? Một thái độ đối nghịch tin rằng điều gì đấy tồn tại không tồn tại là một thái độ xuyên tạc là phủ nhận. Một thái độ khác tin rằng điều gì đấy không tồn tại tồn tại là một thái độ tự ý thêm vào xuyên tạc.

Thí dụ, nếu Núi Tu Di hiện hữuchúng ta nói rằng nó không hiện hữu, đó là một thái độ xuyên tạc. Nếu nó không tồn tạichúng ta nói nó tồn tại, đó cũng là một thái độ bóp méo. Điều ấy có nghĩa rằng bất cứ điều gì là sự thật, đó là điều chúng ta phải chấp nhậnThí dụ, nếu trên mặt đất, có một con voi và nó là có thể thấy được, chúng ta phải thấy nó bởi vì nó có thể thấy. Sử dụng luận lý kiểu này, nếu điều gì đấy hiện hữu (và có thể thấy), chúng ta phải thấy nó. Và nếu nó có thể thấy mà chúng ta không thấy, thế thì nó không hiện hữu.

Vậy thì giống như thế, liên hệ đến việc Núi Tu Di hiện hữu hay không, khi chúng ta khám phá trong phi thuyền không gian và nếu có có thể được thấy một cách rõ ràng – bởi vì nó được diễn tả như một đối tượng của thị giác – và nếu chúng ta không thấy – dĩ nhiên, nếu nó là điều gì đấy tồn tại nhưng nó không thể được thấy, đấy là điều gì đấy hoàn toàn khác biệt – nhưng nếu nó là trường hợp rằng nếu nó tồn tại phải được thấy, rồi thì nếu nó không thể được thấy, chúng ta có thể quyết định rằng nó không tồn tại. Vì những luận điển nói rằng Núi Tu Di thật hiện hữu, thế thì chấp nhận đối với chúng thể hiện một ý nghĩa diễn dịch [y nghĩa bất y ngữ], [không có khả năng nào khác].

Nếu chúng ta nghiên cứu một cách khoa học, rồi thì nếu điều gì đấy tồn tại chúng ta phải có thể chứng thực nó một cách chính xácthí dụ, đường kính của mặt trờimặt trăng. Tôi không nhớ con số chính xác, nhưng đường kính của mặt trời thì lớn hơn mặt trăng nhiều. Chúng ta có thể thấy điều này với nhận thức giá trị thị giác vững chắc; nó được thấy. Tuy nhiên, A tỳ đạt ma câu xá nói rằng đường kính của mặt trăng là năm mươi do tuần và của mặt trời là năm mươi mốt do tuần – chi khác nhau môt do tuần.

Bây giờ, hãy để một bên khả năng tồn tại của Núi Tu Di nhưng chỉ không thấy (bì nó không thể thấy); chúng ta có thể trực tiếp thấy kích thước của mặt trờimặt trăng. Chúng ta có thể thấy mặt trờimặt trăng và nếu mặt trờimặt trăng là thấy được, thì không thể là chúng ta không thể thấy kích thước của chúng. Chúng ta có thể thấy hình tròn của chúng. Chúng ta có thể cảm nhận sức nóng của chúng; chúng ta có thể thấy quỹ đạo của chúng; và chúng ta có thể thấy kích thước của chúng. Vì chúng ta có thể thấy chúng, thế thì khi chúng ta nhìn vào chúng, chúng ta có thể thấy có một độ lớn khác nhau.

Do thế, khi A tỳ đạt ma câu xá nói rằng đường kính của chúng là năm mươi và năm mươi mốt do tuần riêng từng cái, điều này phải bị bác bẻ lại như một mức độ có thể giải thích được của ý nghĩa. Để nói rằng những gì chúng ta thấy trong dạng thức đo lường vật chất không phải là trường hợp – đó là một hiện tướng lừa dối – và những gì Thiên Thân Tôn Giả nói trong Câu Xá về về kích thước năm mươi và năm mươi mốt do tuần của chúng là thật, chúng ta không thể nói thế. Đó là thái độ căn bản của Phật học: khi chúng ta có một sự khám phá khoa học đã chứng minh, chúng ta phải chấp nhận nó.

Khi khoa học không tìm ra điều gì đấy, có hai khả năng: sự không tìm ra của một điều gì đấy không hiện hữutrường hợp của mặc dù điều gì đấy tồn tại, nhưng không thể tìm thấy. Chúng là khác nhau. Thí dụ, về đời sống quá khứ và tương lai và không thể minh chứng chúng một cách khoa học, chỉ là những nhà khoa học không thể tìm thấy chúng, nhưng điều đó không chứng tỏ rằng chúng không tồn tại.

 

8- Giá Trị của Sự Trình Bày Thời Luân về Vũ TrụThân Thể như Căn Bản cho Việc Tịnh Hóa

BERZIN: Cả Kaydrubjey và Kaydrub Norzang-gyatso nói trong luận giải Thời Luân của họ rằng nếu căn bản cho việc tịnh hóa không được thiết lập một cách có giá trị, thì khó khăn để thành lập một lộ trình hiệu lực trong tâm thức cho việc tịnh hóa. Nếu đấy là trường hợp, đâu là một phương pháp thiện xảo để trình bày đến những người phương Tây những căn bản ngoại tại và nội tại cho việc tịnh hóa trong Giáo Pháp Thời Luân là có giá trị?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Như đối với vấn đề môi trường bên ngoài là một căn cứ được tịnh hóa, không nhất thiết chính xác như được diễn tả trong Thời Luân, nhưng trong tổng quát có một căn cứ được tịnh hóa. Có một môi trường bên ngoài: đó là ngoại Thời Luân. Có hoàn cảnh bên trong: đó là nội Thời Luân. Rất đơn giản. Chúng là những căn cứ được tịnh hóa.

BERZIN: Nhưng một cách đặc biệt, chúng ta thiền quán trên tầng bậc phổ thông trong sự tương đồng với núi Tu Di, bốn yếu tố, và v.v…

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có bốn yếu tố: đất, nước, lửa, và gió. Không cần chúng giống như thế này hay thế kia một cách đặc biệt. Đối với núi Tu Di, vì có những phía và vì có những phương hướng [trong thiên hà], phải có một trung tâm – đấy là núi Tu Di. Nó không nhất thiết hình dáng như thế này hay kích thước như thế nọ.

BERZIN: Tuy thế, thiền quán Thời Luân thật sự đòi hỏi thực hành với một lộ trình tâm thức đấy là tịnh hóa và là trong sự tương hopcj vói căn bản cho việc tịnh hóa. Chúng ta có nên giải thích trong những dạng thức của điều này không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, chắc chắn giải thích. Có những thứ này, nhưng không cần giải thích có bao nhiêu tảng đá trên đỉnh núi Tu Di, giống như không cần giải thích hay thừa nhận có bao nhiêu cây cối trên thế giới và có bao nhiêu núi non. Tuy thế, trong tổng quát, có một thế giới (Diêm Phù Đề). Thiết lập điều ấy như một căn bản cho việc tịnh hóa là đấy đủ.

Thí dụ, đối với việc tịnh hóa những tập hợp uẩn của chúng ta có sự tịnh hóa của những kinh mạc năng lượng, nhưng không cần một sự tính đếm chính xác những điều này và những kinh mạch ấy. Tương tự, những tập hợp uẩn của chúng ta là được tịnh hóa, nhưng không cần giải thích, hay biết con số những nguyên tử hay vi trần trong chúng.

[Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng sự tính đếm đặc thù trong Thời Luân về những kinh mạch năng lượng, và v.v…, là một sự minh họa. Nó cho phép chúng ta hành động với chúng song song với những hệ thống thiên văn học, y học, và thiền học với những sự quán tưởng trong một số lượng nào đấy của những hình tượng Phật với một số tay nào đó và v.v… Tuy thế, sự tính đếm thật sự không phải tùy ý. Nó có sự quyết định thẩm quyền của Đức Phậtkinh điểnChúng ta cần một lối trung đạo: không căn cứ cực đoan trên chữ nghĩa của kinh điển giống như chúng là giáo điều, cũng không xem những gì trong kinh điểnhoàn toàn tùy tiện một cách cực đoan và do thế không có sự tôn trọng đối với kinh điển hay nghĩ rằng không có can hệ gì với kinh luận - y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết].

Thí dụ, chúng ta có mười hai tỉ tế bào não trong thân thể chúng ta. Nhưng không nhất thiết phải có mười hai tỉ lộ trình để tịnh hóa chúng. [Do thế, chúng ta chỉ sử dụng những con số minh họa được Đức Phật lựa chọn, một thẩm quyền hiệu lực, người đã có nhiều mục tiêu khác trong tâm thức khi ban bố chúng. Thí dụ, những kinh luận thẩm quyền liệt kê năm mươi mốt nhân tố tinh thần (51 tâm sở). Không phải tất cả chúng, nhưng là một con số minh họa cho những mục tiêu đặc thù.]

Do vậy, trong tổng quát, hãy chỉ suy nghĩ rằng thân thể có những kinh mạch năng lượng, khí năng lượng và những hạt năng lượng gốc cấu tạo, và ba loại này là được tịnh hóa. Giống như thế, có ngoại môi trường, bốn yếu tố, những lục địa và tiểu lục địa, và chúng cũng được tịnh hóa.

Bây giờ, đối với việc núi Tu Di là tròn, điều này là gì? Thật khó để mà giải thíchTuy thế, dãi Ngân Hà có một trung tâm chung quanh mà nó xoay quanh. Dãi Ngân Hà có một tỉ năm ánh sáng xuyên qua, vì thế nó có một trung tâmChúng ta có thể thiết lập điều ấy như núi Tu Di và rồi thì hình dạng có thể được thôi, Okay thôi, vì nó phồng ra ở đỉnh và tròn.

 

9- Thời Luân Kim Cương và Y Dược Tây Tạng

BERZIN: giáo huấn Nội Thời Luân giải thích những khí năng lượng và v.v… Quan hệ của Nội Thời Luân và ý dược Tây Tạng là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không biết một cách chi tiếtTuy thế,, những chứng chỉ [cấp cho sự hoàn tất việc học tập Y dược Tây Tạng] đề cập Ý nghĩa Nội tại Sâu xa (Chương)[một tiểu luận của Đức Karmapa thứ Ba Rangjung Dorje trong chương thứ hai của luận giải Cô Đọng Mật Điển Thời Luân của Pundarika, Vô Cấu Quang - Vimalaprabha]. Do bởi đề cập này, tôi tự hỏi mối liên hệ giữa học tập y dược và học tập luận giải này. Tôi đã từng hy vọng được thấy nó. Nếu sự giải thích của nó về những kinh mạch, khí, và hạt năng lượng là giống nhau trong tầng bậc hoàn thành của Thời Luân, thế thì trên căn bản của điều này, chúng ta sẽ biết ở đấy là sự liên hệ với y dược tổng quát Tây Tạng trong dạng thức của những điểm này. Trái lại, tôi không biết.

Bây giờ, ông hỏi những điểm đặc thù trong y dược Tây Tạng xuất phát từ Thời Luân, thì có một công thức cho việc chế tác một trong những viên thuốc quý giá ngulchu-tsodey từ thủy ngân. Điều này đến từ Cô Đọng Mật Điển Thời Luân. Có một đề cập nào đấy về nó trong Mật Điển Hai Chương Hô Kim Cương, nhưng nhiều sự giải thích hơn trong Thời Luân. Việc chế tác những viên ngulchu-tsodey đến từ sự thực hành của Nyingma đại thành tựu giả Drubtob Ogyen-lingpa [thế kỷ thứ mười bốn]. Ngài là một đại hành giả về Thời Luân và có những sự thực chứng lớn lao về điều này. Có sự liên hệ ấy. Nhưng, về việc có một sự liên hệ khác hơn với y dược Tây Tạng tổng quát, tôi không biết.

Phụ chú:

[1 ] the undissipating drop (mi-shigs-pa'i thig-le)

[2 ] một học giả Gelug vào thế kỷ 15

Ẩn Tâm Lộ ngày 24/01/2011
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/kalachakra/attending_kalachakra_initiation/question_sessions_hh/question_hh_initiation_02.html
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1217)
Vũ trụ chúng ta sinh ra đã được gần 14 tỷ năm. Đó là quá trình tiến hóa, từ vật chất không có sự sống đến vật chất có sự sống, lên đến
(Xem: 1995)
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giớiHòa thượng Thích Quảng ĐứcBác sĩ Yersin.
(Xem: 4834)
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản
(Xem: 4264)
Mùa Phật Thành Đạo năm nay Phật lịch 2564 - Dương lịch 2021, chúng ta đồng nhất tâm cầu nguyện...
(Xem: 12008)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 6517)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4196)
Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh.
(Xem: 4649)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 5909)
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
(Xem: 12453)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 5035)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 5932)
Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si).
(Xem: 7982)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 5231)
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
(Xem: 5509)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệtừ bichúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
(Xem: 3548)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện
(Xem: 4949)
“Chánh niệm là tỉnh giác, tu tập bằng cách đặc biệt duy trì chú tâm: mục đích tập trung vào hiện tiền và không phán đoán.”
(Xem: 7598)
Đức Phật hay Đạo Phật, mặc nhiên đã đóng góp sự lành mạnh, và hiện hóa vào trong mọi tầng lớp xã hội loài người, và muôn loài ...
(Xem: 7289)
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật
(Xem: 5927)
Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi, Ông Scott Morrison; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 4934)
Đạo Phật xuất hiệnthế gian, khởi đầu từ vườn Lâm-tỳ-ni, xứ Nepal, Ấn Độ cổ (nay là Brumindai vùng Terai), và bừng sáng tại Bồ đề Đạo tràng, nước Magadhi (Ma-kiệtđà),
(Xem: 4753)
Thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
(Xem: 5645)
... Tôi hân hoan đón mừng ngày Phật Đản, ngày ra đời của một con người trí tuệ, bậc Thầy của muôn loài chúng sinh.
(Xem: 12354)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11601)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12711)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 8375)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 8293)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6760)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8441)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 6178)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 6912)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5440)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 9176)
Mặc dù Đức Phật đã xuất hiện trên hành tinh trái đất màchúng ta đang có mặt cách nay 2.642 năm về trước, và hiện nay đang bước sang thập niên thứ 2 ...
(Xem: 9408)
Có nhiều câu hỏi về tái sanh thường được nêu ra đối với các Phật tử. Có tái sanh không? Nếu có, có thể nhớ chuyện kiếp trước không? Cái gì tái sanh? Có thân trung ấm hay không?
(Xem: 6091)
Nhân ngày lễ vía Xuất gia của Đức Phật, nhằm vào ngày mồng Tám tháng Hai mỗi năm, tôi xin tóm lược lại một vài sự kiện mà trong Kinh Phật Bản Hạnh đã ghi lại để làm quà cho tất cả quý Phật Tử xa gần.
(Xem: 8649)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6381)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6511)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 8194)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
(Xem: 10478)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9215)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 8019)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6109)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 8768)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 6933)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ
(Xem: 6559)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 9904)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 8907)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8400)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 8987)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7367)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 7024)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6398)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 5960)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 7945)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7841)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 11057)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 11568)
Nơi biển khơi ngàn con sóng bạc đầu, hay trên cánh đồng xanh lúa chín rì rào đâu đâu cũng thấy hiện thân nỗi binh an khắp tất cả.
(Xem: 7726)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai...
(Xem: 10145)
Một hiện thể độc nhất, này các Tỷ-kheo, một nhân thể phi thường trác việt khi xuất hiệnthế gian, sự xuất hiện ấy đem lại hạnh phúc cho...
(Xem: 7986)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 8151)
Ngày 4-5 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã gởi đi Thông điệp nhân Ngày Vesak 2641 (2017)
(Xem: 7498)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8167)
Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống...
(Xem: 7113)
Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động.
(Xem: 8200)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 10141)
Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt...
(Xem: 11678)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 9713)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10266)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9212)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11435)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 8232)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10190)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 10572)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10339)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 11499)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 9289)
hật giáo truyền nhập Tây tạng được xem như chính thức từ vua Srong-btsan sGam-po (569–649?/605–649 Tl?); nhưng phải đợi hơn một thế kỷ sau, dưới triều vua...
(Xem: 22680)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 10384)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 9942)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 10169)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10290)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10227)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 10670)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 13017)
Ngày Lễ Phật Đản Visak là ngày quan trọng nhất đối với tất cả Phật tử trên toàn thế giới. Đây là ngày...
(Xem: 14569)
Cách đây hơn 2.600 năm, vào ngày trăng tròn tháng Tư, tại vườn ngự uyển Lumbini, thành Kapilavastu...
(Xem: 13283)
Theo truyền thống Phật Giáo, nói về các thời điểm nhất định, thí dụ như Sự Ra Đời Và Sự Giác Ngộ Của Đức Phật, có một nguồn ánh sáng...
(Xem: 12595)
Vẫn như mọi năm, tháng Tư âm lịch ngày trăng tròn là ngày kỉ niệm Đức Phật đản sanh. Theo truyền thống Phật giáo thì ...
(Xem: 9595)
Xin chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện hương linh Đạo hữu Thiện Mẫn Nguyễn Minh Cần vãng sanh Cực Lạc Quốc
(Xem: 11105)
Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là ...
(Xem: 10675)
Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp.
(Xem: 14430)
Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu kính gởi đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử
(Xem: 12324)
Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới ...
(Xem: 11634)
Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
(Xem: 11589)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 23268)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2560 do Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày 01.05.2016 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley 92708
(Xem: 11220)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 10426)
Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant