Nguyên tác của Sasha Maggio Việt dịch: Hoa Đàm Translations Group
Những người mới bắt đầu tìm hiểuPhật giáo để theo thường bị bối rối trước hai câu hỏi quen thuộc sau đây:
- Đạo Phật có nhiều tông phái, vậy các tông phái có bằng hoặc giống nhau không?
- Làm sao chọn lựa một tông phái để theo?
Hai câu hỏi này tuy hai mà là một.
Bài này có tham vọngtrả lời hai câu hỏi trên.
Theo tâm lý và kinh nghiệm, việc chọn lựa một tông phái để theo, phần lớn tùy thuộc vào sở thích và môi trường sinh sống của từng người. Tuy nhiên, trong trường hợp không biết phải lựa chọn phái nào cho thích hợp với hoàn cảnh và bản ngã, việc tìm hiểu một số những điểm chính yếu về tương đồng (giống nhau) và dị biệt (khác nhau) giữa các tông phái, sẽ giúp quí bạn có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn khi phải quyết định.
Có hai hoặc ba cách để phân loại Phật giáo một cách khách quan và được công nhậnrộng rãi.
- Nếu phân loại theo hai phái thì một Phật tử có thể nằm trong hai môn phái sau: Theravada (Phật giáo nguyên thủy hay Tiểu Thừa hoặc Nam Tông) hoặc Mayhayana (Phật giáoĐại Thừa hoặc Bắc Tông).
- Nếu phân loại theo vùng thì có Phật giáo nguyên thủyNam Tông, Phật giáo Đông Á (vùng Đông Nam Á Châu) và Phật giáo Tây Tạng. Tuy nhiên, ngoài những hệ phái đó ra, trong lịch sửPhật giáo còn nhiều môn phái khác, nhưng ngày nay không còn nữa.
Sự phân loại này chỉ được áp dụng khi một Phật tử nào đó được hỏi theo môn phái nào thì có chứng cớ để trả lời, không nhất thiết để phân biệt.
Vậy thì tất cả các phái đều giống nhau hoặc bằng nhau?
Câu trả lời vừa đúng vừa không.
- Đúng, nếu mọi Phật tử chấp nhật Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đấng Giác Ngộ và là Tôn Sư.
- Đúng, theo cái nghĩa mọi Phật tử đều theo Bát Chánh Đạo (8 con được tu tập để đạt giác ngộ), chấp nhậnTứ Diệu Đế (4 chân lý cao siêu nền tảng của đạo Phật) và tin vào Trung Đạo (Trung Dung) là con Đườngtu đạo ở giữa hai thái cực, chống những gì thái quá như tu trìkhổ hạnh hay cuộc sống xa hoa đồi trụy.
- Và cũng đúng theo nghĩa: cả hai thành viên của Tăng đoàn và Phật tử đều tu tậpđạt đếnGiác Ngộ là mục tiêucứu cánh bằng vào việc học hỏi và thực hànhgiáo lý nhà Phật.
Thế còn không giống nhau thì sao?
Câu trả lời nằm ở trong bối cảnh lịch sử và địa lý
- Theravada (Phật giáo nguyên thủy) có thể diễn giải như là “học thuyết cổ đại,” một môn phái xưa nhất của Phật giáo vẫn còn tồn tại tới ngày này. Tất cả phương phápthực hànhPhật giáo nguyên thủy đều căn cứ vàobộ giáo lý chữ Pali (Phạn) và các tài liệu lên hệ. Môn pháiPhật giáo này hoạt động mạnh tại Tích lan, Thái Lan và Cambodia. Nhưng Phật giáo nguyên thủy cũng hoạt động tại Việt Nam, Trung quốc, Mã Lai, Bangladesh, Hoa Kỳ và một số quốc giaTây phương.
- Phật giáoĐại Thừa tại Ấn Độsuy tàn theo thời gian, nhưng vẫn còn hoạt động tại Sri Lanca (Tích Lan) và nhiều vùng tại Đông Nam Á châu. Phật giáoĐại thừa còn gọi là Bắc Tông, nói chung chấp nhận các kinh điển Đại Thừa như kinh Pháp Hoa và Kinh Tâm Vô Lượng. Đây là dòng Phật giáo chính hoạt động mạnh tại Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Singapore và Việt Nam. Tại Nhật, Phật giáoĐại Thừa bị phân chia thành một số môn phái nhỏ như Nichiren (Nhật Liên), Pure Land, Shingon (Chân Ngôn), Tendai (Thiên Thai) và Thiền Zen. Giữa những môn pháiPhật giáo Nhật Bản có những dị biệt nằm ở chỗ con đườngtu đạo dẫn đến Giác Ngộ (thực hành) và lấy Bồ tát làm trung tâm. Ví dụ, phái thiền Soto Zen tuân giữ đạo lý Kannon như là trung tâm điểm giáo lý Nhà Phật đặt nặng về lòng thương xót và từ bi. Trong khi đó, Phật giáo Pure Land áp dụng đường tu tập theo giáo lý Amida là Bồ Tát chính.
- Tất cả Phật tửĐại Hàn đều theo phái Phật giáo Thiền Đại Hàn được biết như là Son or Chogye.
- Phật giáo Tây Tạng, là một chi nhánh của Đại ThừaBắc Tông, cũng được phân loại là Kim Cương thừa (Vajrayana). Phái này sẽ dùng con đườngthực hành đạo theo phái Mật tông, một loại kinh điển, làm phương cách đạt Giác Ngộ. Vị Đạt Lai Lạt Ma )Tenzin Gyasto) từng nói về thực hành theo phái Mật tông như sau: “Mật tông chỉ dành cho những người có lòng nhân ái vô biên đến nỗi họ không thể nào bỏ phí một thời gianvô ích trong con đườngtu Phật. Họ muốn mau chóng trở thành một nguồn tối thượng để cứu nhân độ thế.”
Làm sao chọn một môn pháiPhật giáo để theo cho thích hợp với hoàn cảnh và sở thích?
Trả lời câu hỏi này không thể nào đúng hay thỏa mãntuyệt đối được. Một khi thông tin về một tông phái hay nhiều tông phái đã được bạn thấu triệt thì việc theo hay không tùy thuộc vào sở thíchcá nhân. Xin đưa ra một số bối cảnh để trả lời câu hỏi này.
- Nếu bạn đến với Phật giáo với hành trang thấm nhuầnlịch sử và văn hóaTây Tạng thì bạn sẽ bị lôi cuốn hòa nhập với văn hóa này. Phật giáo Tây Tạng là cách chọn lựa sở đắc hơn cả.
- Trong khi đó, có người đã học hỏivăn hóaNhật Bản thì lại thích phái Phật giáo Thần tông.
- Quan hệ tiếp xúc cũng là một yếu tốáp lực cho quyết định chọn phái để theo. Nếu một khu vực dân cư có đông người Thái hay người Cam Bốt, còn người Nhật chiếm thiểu số, thì một người muốn theo đạo Phật có khuynh hương tham dự các đền chủa của người Thái hay người Cam Bốt hoặc các phái khác trong khu vực của họ.
Nếu không có môn phái hay chùa, tự việnPhật giáo thì sao?
Nếu động cơ thúc đẩy bạn trở thành một Phật tử bất cứ giá nào, thì không có gì ngăn cản bạn đến một vị sư xin quy y. Trong khu mình ở, không có chùa chiền, trường học hay tông phái thì sao? Hãy dùng mọi phương tiện có trong tay hay tại môi trường xung quanh như thư viện, tiệm sách, Internet, bạn bè là Phật tử để tìm hiểu và tu tập.
Nếu Bồ Tát để cho một người có lòng tu tập mà bị cản trở không thể nào vượt qua thì đạo Phật đã không tồn tại đến ngày nay.
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn họcPhật giáoĐại thừa với tư tưởnguyên thâm về triết học và tâm lý học.
Đã phát khởichí nguyệnĐại thừa, lại kiên quyếtthực hiệnchí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
Đức PhậtA Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phậtthành đạo Bodhigaya
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biếnrộng rãi trong quần chúngViệt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọnggiới thiệutoàn bộPhật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
Nhiều người đọc KinhDược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữliên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.