Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lá xa mùa

Sunday, November 28, 201000:00(View: 15951)
Lá xa mùa

image

Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm, chợt tình cờ nhìn thấy.

hình ảnh đó là tuyệt tác phẩm nghệ thuật.

hình ảnh đó long lanh sâu thẳm tâm linh.


hình ảnh đó là hài hòa tuyệt đối giữa mộng và thực, giữa đạo và đời, giữa mong manh và hùng tráng.


Tự thân đã diễm lệ như thế nên không mấy thiền sư, từ nhà Như Lai bước vào đời hoằng pháp mà không ghé qua cánh cửa thơ mộng của thi ca. Ở đó, hạc trắng vỗ cánh bay lên từng không, rơi rụng đôi vọng âm của làn sáo gió, thánh thót của hạt mưa bay, rạt rào của lớp sóng xô bờ. Ở đó, thiền sư quán công án giữa mênh mang trầm bổng thi ca, một lời thốt lên như hoa nở, tiếng mõ nhịp xuống như sương rơi, giòng chuông ngân dài như hồ biếc. Khi nào thiền là thơ? Khi nào thơ là thiền? Những câu như vầy, từ thi sỹ hay thiền sư:


Một con én, một đoạn đường lây lất


Một đêm dài nghe thác đổ trên cao


Ta bước vội qua dòng sông biền biệt


Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao …


Làm sao để tâm thế gian hạn hẹp phân luận được, khi thi sỹ đã đạt tới tuyệt đỉnh của thơ và thiền giả đã đạt tới không tịch của đạo?


Hãy thử một đêm dài nghe thác đổ trên cao, tìm hào khí ngất trời của người xuống núi với thanh gươm Bát Nhã.


Rồi đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao, thắp lên tình tự cực kỳ thơ mộng của thi nhân.


May ra chúng ta mới biết cám ơn hoa trái nhiệm mầu.


Đã nếm hương đạo vị diệu kỳ, ta sẽ an nhiên, dù đi giữa vô minh. Này nghe:


Bóng ma gọi tên người mỗi sáng


Từng ngày qua, từng tiếng vu vơ


Mưa xanh lên tóc huyền sương nặng


Trong giấc mơ lá dạt xa bờ …


Đó, nhẹ tênh! Tiếng ma gọi hay tiếng cai ngục điểm danh chẳng hơn gì tiếng vu vơ trời đất vì trong mỗi chúng ta đã có sẵn một ngôi nhà Phật tráng lệ, vững vàng. Thế nên, thiền sư tĩnh tọa rồi, lại mơ màng thi sỹ:


Người đứng mãi giữa lòng sông


nhuộm nắng


Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa


Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng


Nhưng về đâu, một chiếc lá xa mùa!


Trời hỡi! Âm thanhhình ảnh của “Lá xa mùa” tuyệt diệu quá! Lá xa mùa là lá đâm chồi quá sớm hay úa tàn quá trễ? Quá sớm cũng đã thấy đọt xanh; quá trễ cũng đã thấy nhuốm vàng, nhưng nhìn kỹ đi, chẳng phải lá ấy mùa xuân mới xanh, mùa thu mới vàng mà ngay khi lá nhuốm vàng đã đang dành lại nhựa sống cho mầm xanh; và lá xanh vươn lên, đem hoa trái cho đời rồi lại cùng với đất, vun bón cây cao. Có chiếc lá nào xa mùa đâu! Xanh hay vàng, lá vẫn ở cùng mùa đấy chứ vì TRONG SINH DIỆT VỐN SẴN MẦM BẤT DIỆT. Ấy vậy mà thi sỹ mơ màng đùa cợt để thiền sư thoáng mỉm nụ cười. Có phải nơi giòng thơ này, chúng ta đã thấy thiền sư và thi sỹ là một, nên ngôn ngữ thi ca và nguồn thiền mới hài hòa tuyệt kỷ đến thế!


Người yêu thơ chưa vơi rung cảm, người tọa thiền chưa xả phút tịnh-như, mà gió thơm đã bát ngát không gian, phả xuống tận đáy lòng giòng tự tại Bát Nhã:


Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng


Người mãi đi như nước chảy xa nguồn


Bến bờ lạ, chút tự tình với bóng


Mây lạc loài ôi tóc cũ ngàn năm.


Thời Phật còn tại thế, một lần, đang tĩnh tọa trong rừng lau, Ngài bỗng nghe những tiếng chân chạy rầm rập rồi, năm, bảy thanh niên xuất hiện. Người đi đầu hỏi Phật:


- Thưa sa môn, ngài ngồi đây lâu chưa? Có thấy một cô gái chạy qua đây không?


Phật hỏi:


- Chuyện gì thế?


Đám thanh niện tranh nhau nói về buổi du ngoạn mà họ tổ chức, có đem theo một vũ nữ để ca múa giúp vui, nhưng khi tiệc tan, thừa lúc họ mệt mỏi nằm nghỉ dưới gốc cây thì người vũ nữ kia đã lén lấy hết tiền bạc và bỏ trốn.


Nghe câu chuyện, Phật ôn tồn bảo:


- Thật sự lúc này các em cần tìm người vũ nữ hay cần tìm chính mình?


Đối với đám thanh niên con nhà giầu ấy, có lẽ chưa từng nghe ai hỏi câu hỏi lạ lùng vậy. Nhưng tự thể câu hỏi đầy trí tuệ đã thu hút họ ngồi xuống quanh Phật để rồi được nghe ngài nói về giá trị của phút giây hiện tại. Sau đó, một thanh niên đã rút ống sáo mang theo, thổi một bản nhạc để cám ơn bài pháp bất ngờ. Dứt tiếng, người thanh niên ấy nâng sáo lên, thưa Phật:

- Sa môn lắng nghe chăm chú lắm, sa môn có từng thổi sáo không?


Phật im lặng mỉm cười, nhận ống sáo. Ngước nhìn vạt nắng lung linh qua khe lá, ngài thong thả đưa sáo lên môi và bắt đầu thổi. Thoạt đầu chỉ là tiếng gió thoảng, rồi thông reo, rồi suối róc rách, rồi âm thanh rời rừng cây, vi vút trên đỉnh non, mênh mang qua đại dương, thong thả vuốt ve vườn thượng uyển thành Kapilavatthu năm nào, nơi công nương Yasodhara sai thị nữ đốt một đỉnh trầm hương thơm ngát và mời Thái Tử Siddhatta ngồi bên nàng, thổi sáo. Hương trầm ngát như thế, kỳ hoa dị thảo rực rỡ như thế, nhưng tiếng sáo vẫn nhẹ nhàng bay đi, bay cao, bay xa với tiếng gọi cực kỳ mầu nhiệm của tâm linh …. 


Đám thanh niên rúng động khi Đức Phật buông ống sáo xuống. Họ kinh ngạc nghe Đức Phật nói rằng khi còn là Thái Tử Siddhatta, ngài đã từng thổi sáo nhưng hơn bẩy năm khoác áo sa môn, ống sáo đã là vật quá khứ! Họ không thể tin rằng bẩy năm không tập dợt mà tiếng sáo còn tuyệt vời đến thế; nhưng sau khi xin thọ giới theo tăng đoàn tu học một thời gian, họ mới hiểu rằng, ta chỉ đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật khi tìm thấy chính mình.


Không còn gì hoài nghi để không tin rằng tác giả bài thơ “Mưa cao nguyên” đã tìm thấy chính mình. Cũng không phải chỉ mới bây giờ, mà như ông đã tìm thấy chính mình tự tiền thân, nên nhân gian đã có Thi sỹ Tuệ Sỹ; và chúng sanhThiền sư Thích Tuệ Sỹ.


Lành thay!

Theo: hoangphap.info

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 40)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 54)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 79)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 122)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 128)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 191)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 190)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 168)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 179)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 177)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 350)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 223)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 242)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 232)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 259)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 229)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 254)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 317)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 433)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 326)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 326)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 355)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 407)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 331)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 388)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 468)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 582)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1266)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 506)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 698)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 438)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 425)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 441)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 453)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 449)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 459)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 465)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 459)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 453)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 448)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 454)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 496)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 486)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 651)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 532)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 521)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 514)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 536)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 521)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 548)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant