Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khổ Thánh Đế

Friday, May 1, 201509:00(View: 5956)
Khổ Thánh Đế
KHỔ THÁNH ĐẾ

Chân Hiền Tâm


Khổ Thánh ĐếTôi đến với Phật pháp vì … quá khổ.

Khổ, vì mọi thứ được đặt nền tảng trên cái «quá sướng». Sướng trong hiện tại, dù hiện tại đó đã thành quá khứ, mà có lẽ cả trong quá khứ, là những kiếp về trước khi phước báu khá đầy đủ. Nó đã ghi lại đâu đó trong tiềm thức của tôi, nên khi mới khổ chút, đã thấy khổ vô vàn, khổ cùng cực. «Nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột». Chuyện tất nhiên trong thế giới này. Một thế giới mà giá trị của pháp không phải tự bản thân nó gầy dựng giá trị cho nó mà được hình thành bằng sự đối đãi hoặc tương đãi,[1] Phật gọi là Duyên khởi.

Cái sướng ở quá khứ làm duyên để tôi cảm nhận cái khổ trong hiện tại. Và chính cái khổ đó lại là duyên giúp tôi đến với Phật pháp. Không khổ ít ai nghĩ đến Trời Phật. Khổ và hạnh phúc là một cặp đối đãi làm nên giá trị cho nhau. Lão Tử chiêm nghiệm và ghi lại trong Đạo Đức Kinh: «Thiên hạ đều biết cái đẹp này là đẹp, cái kia xấu. Đều biết cái thiện này là thiện, cái kia là bất thiện. Có và không sinh nhau, khó và dễ làm thành nhau, dài và ngắn so nhau, cao và thấp úp nhau, âm và thanh hòa nhau, trước và sau theo nhau…». Cái này luôn có mối liên hệ với cái kia. Nhờ cái kia mới có cái này. Mọi thứ ở thế gian đều hình thành theo cách như thế. «Dù chư Như Lai xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, bản chất các pháp là thế. Vẫn quyết định tánh ấy. Vẫn theo duyên như thế». Là theo duyên «Do duyên sinh, lão tử có mặt».[2]

Khổ và tập

Khổ, là một chi phần trong Tứ thánh đế. Song nếu chỉ nói đến « khổ » mà cho là « khổ thánh đế » thì kinh Niết Bàn nói: «Nói khổ đó, chẳng phải là Tứ thánh đế, vì nếu nói khổ là khổ thánh đế thì tất cả trâu, dê, lừa, ngựa cùng người ở địa ngục lẽ ra đều có thánh đế».[3] Nhưng trâu dê lừa ngựa không phải là thánh. Nên biết, « khổ » nếu không đi liền với « tập », « diệt » và « đạo » thì « khổ » chỉ là khổ, không phải là « khổ thánh đế ». Kinh nói: «Người nào không tu tập như vậy thì gọi là khổ, không phải khổ thánh đế». Là «Tu tập được giải thoát và chứng biết như thật Như Lai thường trụ không có biến đổi».[4] Khổ chỉ được gọi là « khổ thánh đế » khi có sự tu tập và chứng biết. Tức không lìa « tập », « đạo » và « diệt ». Vì thế nói đến « khổ thánh đế » là phải nói đến « tập », đến « diệt », đến « đạo ».

Schopenhauer, một triết gia ở thế kỷ thứ XIX nói về nỗi khổ ở thế gian như sau: «Nếu ta chỉ cho một người thấy rõ những khổ đau và cay cực ghê ghớm mà cuộc đời của y phải chịu đựng miên viễn, y sẽ vô cùng kinh hãi. Và nếu ta dẫn người lạc quan kinh niên qua những bệnh viện, chẩn y viện, nhà tù, phòng tra tấn, củi nhốt nô lệ, qua bãi chiến trường và hành quyết… thì cả những người lạc quan kia cuối cùng cũng sẽ hiểu được bản chất của cái thế giới tốt đẹp nhất trong mọi thế giới khả hữu này. Từ đâu Dante đã lấy tài liệu cho địa ngục của ông nếu không phải từ chính thế giới thực thụ của chúng ta? Và rồi ông đã làm nó trở thành một địa ngục rất đặt biệt. Trái lại, khi mô tả thiên đường và những lạc thú của nó, Dante gặp một khó khăn không thể vượt, vì thế giới chúng ta không cung cấp một chút gì về điều đó».[5] Một cái nhìn được người đời cho là vô cùng bi quan, nhưng không hề thiếu tính xác thực. Ít ai dám nói thế giới này không khổ.

Người ta không nhận ra khổ hoặc có nhận ra cũng không biết do đâu có khổ và bản chất thực của khổ là gì. Cho nên, dù cách giải quyết khổ không sai, là phá bỏ những gì mang đến khổ cho mình, nhưng kết quả không mấy khả quan. Nếu khả quan, có khi lại tạo ra những nhân khổ mới. Bởi chỉ biết phá bỏ cái khổ từ ngoại cảnh mang đến mà gốc tạo khổ là ở bản thân thì không biết đến.

Với luận Đại Thừa Khởi Tín, « khổ » đơn giản chỉ vì động. «Động tức có khổ. Vì quả chẳng lìa nhân». Cái gì động? Tâm động. Bởi bất giác tâm động mà có quả khổ sinh tử. Do tâm bất giác vọng động mà xuất hiện thế giớichúng sinh. Nói gần hơn chút nữa. Con người khổ là vì có « tập ». « Tập » là sự tích tụ, là chi phần thứ hai trong Tứ thánh đế. Tâm bất giác vọng động rồi xuất hiện sự tích tụ. Vì tích tụ mà có khổ. Vọng động ra sao, tích tụ thế nào chỉ có Phật và hàng đại Bồ-tát mới thấu được, nhưng không vì thế mà ta không kiểm nghiệm được nó ở những việc nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày.

Nghiện, là một dạng của tích tụ. Sự tích tụ của vô số các hành động như nhau, có thể khác nhau ở mức độ nhưng hình thức và nội dung thì không khác. Chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thứ mà ta gọi là thói quen. Nghiện, là hình thức của một thói quen đã thành nặng ký. Nghiện bất cứ thứ gì đều khiến ta trở thành nô lệ cho thứ đó. Khổ xuất hiện khi sự thỏa mãn không được đáp ứng. Song với cái nhìn của đạo và những người mà quan niệm tự do là trên hết thì nô lệ, bản chất của nó đã là khổ, không đợi đến khi sự thỏa mãn không được đáp ứng mới thấy khổ. Khổ nhất là từ cái khổ đó, do muốn thoát khổ, ta lại gây tạo thêm nhiều nhân khổ mới.

Thế gian này có rất nhiều thứ khiến ta bị nô lệ. Làm một kẻ nô lệ tình nguyện. Tiền tài, danh vọng, tình cảm, danh dự v.v... Ta tình nguyện hiến dâng dời mình cho chúng và đánh mất viên minh châu vô giá trong mỗi người.

« Khổ » và « tập », ở mặt khái niệm và giải thích, không có gì khó hiểu. Nhưng để thực hiểu về chúng, đòi hỏi ta phải như thật biết thế nào là « khổ », là « tập ». Kinh Lăng Già Tâm Ấn có đề cập đến ba tướng thánh trí mà Bồ-tát phải tu học, trong đó có tướng «Chỗ tự nguyện của tất cả chư Phật», là chỗ chư Phật trước tự nguyện tu sinh. Đại sư Hàm Thị bàn rằng: «Kinh Anh Lạc nói: ‘Chưa qua khổ đế khiến qua khổ đế, chưa hiểu tập đế khiến hiểu tập đế, chưa an đạo đế khiến an đạo đế, chưa được diệt đế khiến được diệt đế’. Đây là bốn hoằng thệ, y nơi giáo Biệt và Viên, đều duyên hai thứ Tứ thánh đế hữu tácvô tác. Chính là tướng Phật trước tự nguyện. Bồ-tát phát tâm không đồng với Nhị thừa».[6] Kinh qua khổ đế là một trong bốn hoằng thệ của hàng Bồ-tát Đại thừa. Bồ-tát tu hành không sợ khổ xứ. Bởi không tự bản thân mình trải qua, không thể hiểu khổ là gì. Cũng không thể hiểu được tha nhân khổ ra sao mà động chủng từ bi. Không khổ, khó từ bỏ những gì mang đến khổ. Cũng khó nhận ra gốc của khổ. Không nhận ra được thì khó mà giải quyết khổ cho đến nơi đến chốn.

Vào khổ xứ mà có « đạo » và « diệt » làm nền tảng thì khổ là môi trường giúp tâm người tu thêm vững vàng. Cũng là nơi để kiểm nghiệm cái gọi là « đạo » và « diệt » mà mình đã thực hànhthực chứng. Bởi tướng thánh trí cuối cùng mà Bồ-tát phải đạt là «Tất cả chỗ, chứng được cảnh giới tự tâm hiện lượng».[7] Không kinh qua khổ xứ, sao biết « đạo » mình học, « diệt » mình chứng ứng duyên đã tới đâu? Phồn vinh và hưởng thụ là quả báo của phúc đức, nhưng cũng là nhân của sự yếu hèn. Cảnh tĩnh lặng, cần thiết cho việc tu tậpan định tự tâm, song nếu bám vào đó để tìm một sự thanh nhàn thì thành họa cho bản thân. Xem ra, thứ mà người đời cho là quả báo của phúc đức, với người tu cũng chỉ là một loại khổ xứ đáng tỉnh giác hơn cả nghịch cảnh. Bởi nghịch cảnh, khiến con người muốn ly. Thuận cảnh, khiến con người dễ bám víu.

Muốn thẩm thấu được tính Duyên khởi của vạn pháp cũng phải từ thế giới sai biệt mà vào. Kinh nói: «Bồ-tát không bỏ các thứ sai biệt đã có ở thế gianxuất thế gian mà được chỗ thẩm bày của phi 108 câu».[8]

Nói chung, không có phần « chư Phật trước tự nguyện tu sinh » thì mọi thứ chỉ hạn cuộc trên sách vở. Song kinh luận không thể tải hết những gì mà chư Phật muốn nói với chúng sinh. Vì thế, chưa qua khổ đế khiến qua khổ đế…

Chết là khổ. Vì nó là sự ra đi, chia lìa, phân tán. Có những sự phân tán thấy hãi hùngđau đớn, không phải chỉ cho người chết mà cả cho người sống, như hàng loạt các vụ tai nạn xảy ra gần đây. Chết là một trạng thái mà có lẽ sau đó, con người không còn cơ hội để rút kinh nghiệm. Nhưng đa phần đều sợ chết vì nó vẫn in đậm nét đâu đó trong tiềm thức của mình về những lần chết trước. Một sự ẩn tàng chi phối con người khá mạnh khi đủ duyên, khiến ta sợ hãi khi nghĩ về cái chết. Cho đến khi giác ngộ được bản chất của chết là gì.

Sinh cũng khổ. Một đứa bé ra đời là cả một sự kỳ diệu của tạo hóa nhưng cũng chất khá nhiều khổ não trong đó. Chưa lần nào đau đớn mà tôi thực sự giác ngộ «đời là bể khổ» khi sinh con gái đầu lòng. Chỉ là chưa đủ năng lực tỉnh giác trong thân một trẻ sơ sinh để biết cái khổ trong vai trò sở sinh. Song khóc thét, không phải là trạng thái sung sướng hay vui mừng. Con nít chỉ khóc khi nó đau, hoặc nhu cầu ăn uống không được thỏa mãn hay ít nhất là đang cảm nhận một cảm giác bất an khi phải rời khỏi môi trường quen thuộc, một dạng của sự tích tụ, nhân duyên tạo ra khổ.

Còn khoảng giữa của sinh và tử? Không thiếu những khoảng đau khổ hư vọng. Đầy dẫy những bất ổn và lo toan.

Bất an, lo lắng v.v… không phải là trạng thái hạnh phúc khi bạn chưa giác ngộ được bản chất của nó và đặt nó trong tầm kiểm soát của bạn.

Tôi không chỉ có một mình. Tôi có gia đình. Có một ít bạn bè và người thân cùng láng giềng. Kiếm một người thứhai như chồng tôi không phải dễ. Tìm cho ra những đứa con như tôi đang có, không có nhiều. Nhưng tôi vẫn nói với bạn rằng tôi không thấy có gì phức tạp hơn đời sống một gia đình. Đời sống xã hội không phải không phức tạp (nơi nào có tập thể, nơi đó có ít nhiều phức tạp), nhưng vì nó « không phải là của mình », mình không phải đối diện chung chạ nhiều như cùng trong một nhà, nên với tôi đời sống gia đình vẫn là đời sống phức tạp nhất.

Đơn giản đã được phức tạp hóa vì những ý thích và quan niệm không trùng nhau, nhưng lại không biết cách buông xả để hòa hợp. Vì những thứ không thuộc tôi đã trở thành của tôi, nhưng vẫn không thể là của tôi. Sự khác biệt về ý nghĩ cũng như lối sống giữa các thế hệ trong cùng một gia đình khiến mọi chuyện dễ phát sinh. «Chúng ta không hạnh phúc khi đã kết hôn nhưng không kết hôn chúng ta lại không hạnh phúc. Chúng ta bất hạnh khi ở một mình, bất hạnh trong xã hội. Chúng ta giống như những con nhím tụ lại cùng nhau để sưởi ấm và cảm thấy bất tiện khi quá ép lại gần nhau, nhưng lại khổ sở khi rời xa nhau».[9] Đó là những mâu thuẫncon người trong xã hội ngày nay hay gặp phải. Ái dục kéo con người lại gần nhau nhưng quan điểm, định kiến, sở thíchthói quen khác nhau khiến con người không chịu đựng nổi nhau.

Ái dục, gần như là thứ chỉ đạochi phối suy nghĩ cũng như hành động của con người. Cảm giác hoan lạc hạnh phúc trong ái dục, dù chỉ là trên mặt tinh thần, cũng khiến con người dễ dính mắc vào đó. Không phải chỉ người đời, ngay cả người tu cũng không thoát được. Có khi còn mê mờ hơn cả người đời. Cho đến khi mặt duyên khởi của cái hoan lạc ấy xuất hiện. Khổ. Mới lôi người ta ra được ít nhiều. Nhờ khổ, mới biết tỉnh giác mà tính chuyện lìa bỏ. Không thì cũng như người đời, yêu thương, trông mong và cũng thể hiện sự tranh dành ghen tuông một cách rất tự nhiên, quên mất mình đang mặc chiếc áo thanh tịnh của Như Lai. Bởi tập tính ái dục ẩn sâu trong tiềm thức. Đủ duyên liền sinh khởi và dấy lực lôi mình đi. Chỉ khi khổ xuất hiện mới dừng được ít nhiều. Xem ra, ở mặt nào đó, « khổ » chính là « đạo ». Vì nó giúp ta từ bỏ.

Nietzche, trong một phút yếu đuối đã si tình cô nàng Lou Salomé nhưng Lou Salomé không đáp lại. Chàng thất vọngbỏ ra đi. Đi từ Ý đến những miền cao của dãy Alpes ở Sil, không yêu đàn ông cũng không yêu đàn bà mà chỉ cầu nguyện cho con người có thể siêu việt. Trên những miền cao cô quạnh đó, chàng thanh niên đã cảm hứng:

Tôi ngồi đây chờ đợi, chờ đợi hư vô

Đã vượt ngoài thiện ác…

Bây giờ tôi thưởng thức

Ánh sáng và bóng râm

Chỉ có ngày, hồ, ban trưa, thời gian vô tận…

Nhưng bỗng nhiên bạn hỡi ! Một đã thành hai.

Và Zarathustra lướt qua cạnh tôi.

Những câu văn chất đầy mùi đạo: Một tâm thức vượt ngoài thiện và ác, chỉ biết đến những gì đang hiển bày trong hiện tại. Và tâm từ bi nở hoa: «Hỡi những vì sao vĩ đại ! Hạnh phúc của ngươi sẽ là gì, nếu không có những người mà ngươi chiếu cho họ ánh sáng?».[10]

Tuy vậy, « khổ » không phải là « đạo ». Bởi nó giúp người ta từ bỏ nhưng lại không cho người ta một con đường dẫn đến thiên đường hay niết bàn. Người ta có thể từ bỏ cái khổ này nhưng có khi lại bước sang cái khổ khác. Chúng ta loay hoay trong những được, mất, hơn, thua… không có lối thoát và bế tắc với những suy nghĩ và hành động của mình. Cuối cùng là điên hay tự tử. Một cách mà chúng sinh thường dùng để giải quyết nỗi thống khổ ở đời.

Mười mấy năm trước, tôi đã nhìn thấy cảnh này tại bệnh viện Sài gòn: Một người phụ nữ đã tự tử bằng thuốc rầy. Cô nhập vào thân người con gái của gia đình mà cô oán hận và nhảy ra đường cho xe đụng để gia đình đưa cô gái vào đúng cái gường mà cô đã chết. Người mẹ khóc lóc van xin, nhưng người phụ nữ đau dớn đấm vào ngực mình mà nói: «Bà van xin tôi buông tha con bà, nhưng còn cái nóng bức đau đớn tôi đang chịu đây, ai buông tha cho tôi?». Thuốc rầy và nỗi uất hận khi chết đã làm cô đau đớn nóng bức không nguôi. Chỉ muốn trả thù. Tội là ở đó. Khổ có khi giúp ta từ bỏ nhưng có khi… Cho nên, cần « đạo ».

Có « đạo » để nhận ra « khổ », nhận ra gốc của « khổ ». Muốn hết « khổ » cũng phải nhờ « đạo ». Vì thế « đạo » được lập thành một chi phần riêng trong Tứ thánh đế. Nó là nhân đưa đến thiên đường hay niết bàn, chính là « diệt ».

Phần đoạn sinh tử khổ

Biến dịch sinh tử khổ

Theo luận Đại Thừa Khởi Tín, khổ có hai thứ : Khổ của phàm phu và khổ của thánh nhân.

Thánh nhân vẫn còn khổ?

Ngoại trừ Phật, còn lại chưa ai hết động. Dù động ở thánh nhân không thô phù như ở phàm phu nhưng cũng là động. «Động tức có khổ, vì quả chẳng lìa nhân». Song hình thức và mức độ khổ của hai không như nhau.

Phàm phu khổ vì danh lợi, cơm ăn, áo mặc, bất như ý mà khổ v.v... Phật nói chúng sinh có tám thứ khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, ghét mà ở gần nhau, thương lại phải xa nhau, muốn mà không được, và cuối cùngngũ ấm thạnh khổ. Luận Du-già Sư Địa thì nói tám khổ là lạnh, nóng, đói, khát, không được tự do, tự làm khổ lấy mình, bị người khác bức bách, phải chịu ở một tư thế nào đó trong suốt thời gian dài.[11]

Thánh nhân khổ, vì chưa chứng được hoàn toàn tâm chân như, vẫn còn chịu cái khổ biến dịch vi tế của chuyển thức mà gốc trợ nó là Căn bản vô minh, là Vô minh trụ địa nói trong kinh Thắng Man. Vậy nên nói thánh nhân khổ là so với bốn đức thường, lạc, ngã tịnh của Phật mà nói khổ. Không như khổ của phàm phu, do nghiệp trói buộc mà khổ.

Phần đoạn sinh tử, theo luận Thành Duy Thức[12], là các nghiệp hữu lậu do thế lực của phiền não chướng làm duyên trợ giúp mà chiêu cảm ra quả Dị thục thô phù trong ba cõi với thân mạng sống lâu hay chết yểu. Do sức nhân duyên mà có sự hạn định, nên gọi là Phần đoạn sinh tử.

Luận Đại Thừa Khởi Tín nói «Tăng trưởng phân biệt sự thức huân tập khiến cho phàm phu phải chịu cái khổ do nghiệp trói buộc». Là đối với cảnh trước mắt, không biết duy tâm sở hiện, khởi phân biệt mà sinh yêu ghét. Từ cái yêu ghét đó sinh ra khổ vui, thức tâm khởi niệm tương ưng chẳng dứt. Đối với cảnh ưa thích sinh tâm chấp thủ tham muốn. Với cảnh không ưa thích, sinh tâm sân giận rồi tìm cách xa lìa. Từ đó mà tạo nghiệp. Y nghiệp đã tạo mà thọ báo, không thể tự tại, nên nói bị nghiệp trói buộc.

Bất tư nghì biến dịch sinh tử, là các nghiệp vô lậu do thế lực của sở tri chướng làm duyên trợ giúp chiêu cảm ra quả Dị thục với thân mạng thù thắng vi tế. Do sức bi nguyệnthân mạng này chuyển dịch không hạn định, nên gọi là biến dịch. Vì do định vô lậu làm duyên trợ giúp chiêu cảm, diệu dụng khó lường, nên nói «bất tư nghì». Thân biến dịch này là ý sinh thân (tùy ý nguyện mà sinh) của hàng Bồ-tát.

Luận Đại thừa Khởi Tín nói: «Nghiệp thức căn bản huân tập khiến cho A-la-hán, Bích Chi Phật và tất cả Bồ-tát phải chịu cái khổ sinh diệt». Tự thể chân như không có tự tánh, bất giác mà có vô minh. Vô minh huân trở lại chân như biến chân như thành nghiệp thức. Từ nghiệp thức đó mà có chuyển thứchiện thức v.v… tức Tam tếLục thô.

Nếu lấy Trí tướng trong Lục thô làm mốc thì phàm phu có đủ 9 tướng. Thánh nhân, tùy địa vị sâu cạn, chỉ bị các tướng từ Trí tướng trở lên chi phối. Như La-hán, phạm hạnh đã thành, không còn sinh tử, tức không còn bị nghiệp trói buộc, nên không bị cái khổ của phàm phu chi phối. Nhưng vì chưa chứng chân như, chưa mãn thành quả Phật, nên vẫn bị chuyển thức chi phối mà nói khổ.

Thân Biến dịch tuy là sinh tử khổ của thánh nhân nhưng là thành quả tu hành của hàng phàm phu trong một giai đoạn nào đó. Cho nên, với phàm phu, Biến dịch sinh tử không gọi là khổ. Chỉ gọi là khổ khi phàm phu đã thành thánh nhân và đứng ở gốc độ Tam tế Lục thô mà xét. Luận Đại Thừa Khởi Tín chỉ nói phàm phu chịu cái khổ của Phần đoạn sinh tử, không nói chịu hai cái khổ là Phần đoạn và Biến dịch. Lý của pháp Duyên khởi là vậy, niết bàn của hạng này có khi vẫn là khổ của hạng kia.

Theo Lăng Già Tâm Ấn,[13] phải là hàng Bồ-tát từ Sơ địa (đã đoạn hết kiến hoặc) trở lên mới có ý sinh thân. Song luận Đại Thừa Khởi Tín lại nói « tất cả Bồ-tát » là do «nhiếp vào phương tiện ngôn mà nói. Vì mỗi vị cuối cùng đều đến Phật địa».[14]

A-la-hán, Bích Chi Phật và hàng Bồ-tát đại lực đã đoạn hết phiền não chướng (Tứ trụ địa), nên không còn thọ thân Phần đoạn đời sau. Muốn tu Bồ-tát hạnh để được quả bồ-đề, phải nương thân Biến dịch, tức dùng nguyện lực của thắng định vô lậu, mà trở lại tam giới hành Bồ-tát đạo.[15]

Chân Hiền Tâm NSGN số 206
[1] Đối đãi: Đợi có đối nhau mới thành. Như ngón tay áp út, bản thân nó không dài, không ngắn. Chỉ khi so với ngón dài hơn là ngón giữa thì nó thành ngắn. So với ngón ngắn hơn là ngón út thì nó mới có giá trị dài.
Tương đãi: Đợi nhau mà thành. Như ngón tay được hình thành từ nhiều duyên, do tứ đại họp thành.
[2] Bài kinh Thánh Cầu – Kinh Trung Bộ.
[3] Kinh Đại Bát Niết Bàn – HT Trí Tịnh dịch.
[4] Phẩm Tứ đế - kinh Đại Bát Niết-bàn quyển 1.
[5] Câu Chuyện Triết Học – Will Durant – Trí Hải và Bửu đích dịch.
[6] Kinh Lăng Già Tâm Ấn - Đại sư Hàm Thị chú giải – Bản dịch của HT Thanh Từ.
[7] Đại sư Hàm Thị.
[8] Kinh Lăng Già Tâm ẤnĐại sư Hàm Thị trực giải. HT Thích Thanh Từ dịch.
[9] Schopenhauer – Câu Chuyện Triết Học của Will Durant. Bản dịch của Trí Hải và Bửu Đích.
[10] Câu Chuyện Triết Học của Will Durant. Bản dịch của Trí Hải và Bửu Đích.
[11] Tự điển Phật Học Huệ Quang.
[12] HT Thích Thiện Siêu dịch và chú. Phần Biến dịchPhần đoạn sinh tử dều được trích ra từ luận này.
[13] Lăng Già Tâm Ấn - Đại sư Hàm Thị trực giải. HT Thanh Từ dịch
[14] Lời của Tổ Hiền Thủ trong Hoa Nghiêm Thám Huyền Kí - Phẩm Thập Hạnh.
[15] Luận Thành Duy Thức – HT Thiện Siêu dịch và chú thích


Mục Lục
Tuyển Tập Kính Mừng Phật Đản
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2522)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(View: 36388)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(View: 7132)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(View: 7199)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(View: 4170)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(View: 5445)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(View: 12406)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 31035)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(View: 8507)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(View: 13094)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(View: 3496)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(View: 37025)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(View: 53260)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(View: 13718)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(View: 22944)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(View: 10055)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(View: 3292)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(View: 10926)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(View: 13862)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(View: 13482)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(View: 16951)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(View: 14577)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(View: 14885)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(View: 9748)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(View: 12269)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(View: 11952)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(View: 12158)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(View: 13422)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(View: 21415)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(View: 18551)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 32496)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(View: 12566)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(View: 12499)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(View: 4549)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(View: 13260)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(View: 10954)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(View: 17142)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(View: 12563)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(View: 15451)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(View: 12629)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(View: 17602)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(View: 13194)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(View: 54245)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(View: 13193)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(View: 10316)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(View: 15166)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(View: 20921)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(View: 14418)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(View: 16007)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(View: 18029)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(View: 17388)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(View: 13923)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(View: 13036)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(View: 12530)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(View: 13838)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(View: 13073)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(View: 26454)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(View: 15155)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(View: 29150)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(View: 10701)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant