Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Quán Niệm Sáu Sai Lầm

Friday, July 12, 201300:00(View: 7270)
Quán Niệm Sáu Sai Lầm

QUÁN NIỆM SÁU SAI LẦM
MICHAEL CARROLL 
Chuyển ngữ : Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh &
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

 

awakeatworkNếu muốn tỉnh thức trong công việc, trước tiên chúng ta cần phải hiểu “ngủ” trong công việc là như thế nào. Khám phá được điều này là một vấn đề thực sự rất riêng tư. Nhận ra được các yếu điểm, các thói quen khó chịu, những niềm hy vọnglo âu của chúng ta, có thể làm cho chúng ta cảm thấy bị vạch trần, bị tổn thương. Chúng ta có thể cảm thấy xấu hổ do thiếu tự tin và lo âu, coi vấn đề chỉ là những phiền nhiễu hoặc tự giận bản thân mình “yếu đuối” và “hèn nhát”. Mỗi người chúng ta phải đối mặt với lo âusai lầm theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, chiêm nghiệm những sự sai lầm như thế không nhất thiết phải là điều đáng xấu hổ hay ghê gớm gì. Việc quán sát cẩn thận cách chúng ta tự giam hãm bản thân như thế nào trong công việc có thể là một hành động cao quý, một cử chỉ thẳng thắn, có thể hướng ta đến con đường phát triển tính xác thực trong công việc.

Trong Phật giáo Tây Tạng, các hành giả chiêm nghiệm sáu sai lầm như là một cách để hiểu chúng ta bị trói buộc trong cuộc sống như thế nào. Sáu sai lầm minh họa việc chúng ta chạy đuổi theo sự bền vững như thế nào trong một cuộc sống luôn thay đổi và không có gì bảo đảm. Thay vì tỉnh giác trước thực tại là không có gì để bám víu vào, thì chúng ta lại xây dựng một sự tự lừa mị to lớn, sống với một nỗ lực sai lầm để xác nhận cảm giác về ngã một cách vững bền - một cảm giác rằng “tôi sẽ ổn thôi”. Nỗ lực để chắc chắn về bản thân – rằng cuộc sống của ta, công việc làm của ta, thực ra chính sự hiện hữu của chúng ta dường như được bảo đảm - thường được mô tả như là một bánh xe với sáu cây căm quay tròn, quay tròn trong một cuộc đấu tranh đau khổ không dừng dứt được gọi là vòng luân hồi.

Cốt lõi của cuộc đấu tranh này là nỗi sợ hãi của con người rằng cuộc sống có thể chấm dứt hay bỗng nhiên trở nên bất ổn vào bất cứ giây phút nào. Chúng ta trở nên hoang mang bởi thực tại này và tìm kiếm sự đảm bảo rằng nó không phải thế. Chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong thế giới này một cách mù quáng, bao bọc bản thân với những thứ quen thuộc và có thể dự đoán trước được, cố gắng loại bỏ bất cứ điều gì đáng ngờđe dọa. Để rồi cuối cùng, chúng ta trở nên hoảng loạn khi thấy việc làm này là vô ích; đơn giảnchúng ta không thể tránh được cái chết hoặc sự bất toàn trong cuộc sống. Trong cơn hoảng loạn chúng ta càng vùng vẫy, thì chúng ta ngày càng trở nên bất mản với cuộc sống hơn và dễ bị hoàn cảnh làm chủ mình.

Vòng quay của sáu sai lầm thể hiện một sự mỉa mai sâu sắc. Nó cho ta thấy rằng khi cố gắng tự giải thoát khỏi các vấn đề trong cuộc sống thì ta thực sự kết thúc bằng sự giam hảm bản thân trong đó. Càng cố gắng để bảo vệ bản thân, thì chúng ta càng bị lầm lạc. Sáu sai lầm thực sự ra là sáu phong cách hoặc sáu nếp suy nghĩ mô tả chúng ta đã tự giam mình trong công việc như thế nào.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ NHẤT: XEM CÔNG VIỆC NHƯ GÁNH NẶNG

Công việc là gánh nặngtrạng thái tâm lý nghĩ mình làm thân trâu ngựa - bướng bỉnh, hẹp hòi và cộc cằn. Chúng ta cúi đầu, làm theo chỉ thị và chỉ biết đưa tay ra lãnh lương. Chúng ta lùi bước trước bất cứ điều gì khác thường hoặc mới lạ. Chúng ta thích cuộc sống với những công việc dễ dàng, không mang tính bất ngờ, nên ta trôi lăn, bám chặt vào điều lệ, bất chấp các khả năng thay đổi và thể nhập của tất cả mọi thứ. Một thái độ như vậy có thể làm cho chúng ta cảm thấy không bén nhạy, ù lì. Đó là tâm trạng của người thâu ngân bất đắc dĩ, của viên kế toán bướng bỉnh, của người cảnh sát không thân thiện, và của tất cả những ai có nếp suy nghĩ rằng công việc là gánh nặng.

Người có tâm lý xem công việc là gánh nặng thường âm thầm mong mình đang ở một nơi nào khác, lảng tránh công việc để quay về cuộc sống. Chúng ta cảm thấy công việc là một trở ngại cho cuộc sống chứ không phải là một cơ hội để sống. Chúng ta tách việc mưu sinh ra khỏi các sinh hoạt còn lại của cuộc đời: Công ăn việc làm trở thành một thứ sưu thuế mà ta phải trả trước khi được trở về nhà. Khi chấp nhận tâm lý đó, chúng ta trở thành câm điếc với môi trường làm việc quanh ta, không thể đóng góp hay giúp ai một tay. Chúng ta cảm thấy vụng về và có phần xấu hổ về sự mưu sinh của mình, không sẵn sàng để thấy bất cứ điều gì ngoài nhu cầu sinh tồn. Giống như thân trâu ngựa, chúng ta muốn luôn đeo miếng che mắt, và chỉ muốn quay về chuồng, nơi chúng ta có thể được sống cuộc sống của mình.

Nếu quan sát kỹ hơn trạng thái tâm lý xem công việc là gánh nặng này, chúng ta khám phá ra rằng gánh nặng không phải là do công việc làm mà là do thái độ đối kháng của ta. Việc chúng ta không sẵn lòng để ngẩng đầu lên chính là gánh nặng chớ không phải do công việc.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ HAI: XEM CÔNG VIỆC LÀ ĐẤU TRANH

Một nếp suy nghĩ khác của chúng ta là xem công việc là đấu tranh. Đây là tâm trạng thành-bại, được-thua. Sự mưu sinh của ta chỉ có ý nghĩa khi ta thắng cuộc, vì kẻ bại trận thường phải chịu sự dè bĩu, khinh khi, và vị thế đó đối với chúng tathấp kém. Chúng ta gạn lọc việc mưu sinh của mình xuống thành một định đề đơn giản: Tất cả mọi thứ liên quan đến công việc đều là thù địch trừ khi chúng được chứng minh ngược lại. Chúng ta liên tục thử nghiệm thế giới của mình: Bất cứ người nào, điều gì, hay hoàn cảnh ra sao, nếu không ích lợi gì cho ta thì bị gán chothù địch hoặc nhẹ hơn một chút, là không đáng kể. Mỗi hành động của chúng ta nhắm vào việc bảo đảm thành công và loại trừ thất bại. Chúng ta bị giam hãm trong trò chơi một-người-chiến-thắng không dừng dứt trong thế giới công việc của mình.

Tâm lý xem công việc làm như đấu tranh, là nếp suy nghĩ rất phổ thông: Thí dụ, các chính trị gia chiến-thắng-bằng-mọi-giá, các thương nhân ở Phố Wall, những kẻ đột kích công ty, các luật sư về ly hôn. Phong thái hung hăng như thế trong công việc giam giữ ta trong bản năng luôn muốn giữ vững quan điểm của mình. Cả thế giới của ta luôn phải trong trạng thái “đối phó” và làm chủ. Chúng ta trở nên vướng mắc trong trò chơi sân hận để bảo vệ cái nhìn của ta về việc ta là ai.

Nếu quan sát kỹ tâm lý công việc-là-đấu tranh, chúng ta phát hiện ra rằng cuộc chiến của ta không phải là với công việc, mà là với chính sự bất an trong ta. Xấu hổ vì các nỗi sợ hãi và tính dễ bị tổn thương của mình, trước tiên chúng ta tấn công thế giới làm việc của mình để ngăn chặn bất kỳ khả năng có thể bị thua cuộc hoặc bị mất mặt. Do đó chính sự bất an trong ta mới là kẻ thù thực sự, chứ không phải công việc của ta.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ BA: NGHIỆN LÀM VIỆC

Nghiện làm việc là một trạng thái tâm lý bị ám ảnh bởi việc phải khắc phục một cảm giác thiếu sót. Bất cứ chúng ta làm gì ở cơ quan và dù chúng ta luôn tham gia vào các công việc khó khăn nhưng lúc nào ta cũng thấy như chưa đủ. Vì vậy, chúng ta bắt mình phải làm nhiều, nhiều hơn, và nhiều hơn nữa. Chúng ta có thể thấy mình làm việc tám mươi giờ một tuần, cuối tuần lại xem xét giấy tờ, sổ sách. Chúng ta bị ám ảnh về công việc, nghĩ suy về công việc, suy gẫm về các vấn đề và lập kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta có thể tự thấy mình quá tải, khiến việc mưu sinh, và các hoạt động nơi làm việc thành quá phức tạp. Chúng ta luôn bị ám ảnh bởi một cảm giác rằng còn nhiều việc nữa phải làm.

Tâm lý nghiện-làm-việc thường bị các trở ngại, những sự gián đoạn làm cho hụt hẫng. Nhân viên “thiếu khả năng”, máy vi tính bị trục trặc, bút chì bị gãy - bất cứ điều gì cản trở ta hoàn thành công việc - đều khiến ta bực bội, đôi khi khiến ta muốn điên lên. Người nghiện làm việc (workaholic), cũng thường là kẻ cầu toàn. Mỗi sáng dậy đúng bon giờ giấc; nhạy bén, đáng tin cậy trong công việc, và rất tự hào về các tiêu chuẩn cao cấp của mình. Những lời khen ngợi từ cấp trên hay đồng nghiệp đều làm ta sung sướng, nhưng sự hài lòng chỉ là thoáng qua và không bao giờ đủ. Chúng ta cảm thấy mình nằm trong vòng xoáy của sự thất vọng lặp đi, lặp lại - không thỏa mãn, nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình trong cơn nghiện làm việc.

Nếu quán sát kỹ sự nghiện ngập này, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng không phải ta nghiện làm việc nhưng ta bị tê liệt bởi chính cảm giác nghèo nàn, đông cứng trong một mô hình của sự thất vọng về nhiều ước muốn chưa thành hiện thực. Công việc trở thành một loại thuốc tê – loại thuốc làm tê cứng nỗi đau.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ TƯ: XEM CÔNG VIỆC LÀ TRÒ GIẢI TRÍ

Quan niệm xem công việc là trò giải trí dựa trên mối hoài nghi sợ rằng chúng ta sẽ bỏ lỡ bao niềm vui. Ta nhìn quanh cơ quan, thấy người khác hớn hở, tươi cười, vui vẻ trong công việc, nên ta nghi rằng ta đã bị bỏ quên. Người khác thì thăng tiến, được bay đến Bahamas để dự các buổi hội thảo kinh doanh, họ mặc quần áo thời trang hiện đại, tham dự các cuộc họp quan trọng có thết đãi bánh ngọt Đan Mạch. Người khác dường như làm chủ công việc của họ, còn ta thì tụt hậu. Chúng ta cũng muốn được hưởng những niềm vui, sự phấn khởi trong công việc; chúng ta muốn được có danh dự và được ăn bánh Đan Mạch miễn phí.

Khi phát triển tâm lý xem công việc như trò giải trí, chúng ta hướng đến công việc như là một nguồn vui và chỗ nghỉ ngơi. Chúng ta tập trở thành bậc thầy của sự đề cao, quảng cáo, khoa trương sự thành công, quyền lực, và những gì có lợi cho mình - dĩ nhiên là với sự kiềm chế, nhưng đủ rõ ràng để thu hút sự chú ý. Chúng ta tích lũy những gì có lợi cho mình tựa trẻ con với đồ chơi, thâu thập các nút để bấm ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào - tại nhà, trong xe hơi, nơi văn phòng và trên máy bay - để điều khiển mọi việc. Công việc của chúng ta trở thành một loại trò chơi, trò giải trí. Chúng ta tin rằng mình có quyền hưởng những tiện nghi đó, rằng chúng ta rất xứng đáng với vị thế và những sự hưởng thụ.

Để công việc có thể khiến ta cảm thấy nhẹ nhàng, như một trò giả trí, thì những cái không tốt đẹp thường bị dẹp khuất mắt, vì vậy chúng ta trở thành chuyên viên ém nhẹm các tin không tốt lànhrắc rối. Chúng ta cố gắng lôi kéo người khác vào việc làm cho công việc có vẻ ngăn nắp, êm xuôi. Thư ký, phụ tá, kế toán, công ty tư vấn, thậm chí các tổ chức từ thiện, tất cả đều được coi như những cánh tay giúp che giấu các khó khăn trong công việc. Chúng ta muốn thế giới của mình được êm xuôi, dễ đoán, và khăng khăng - thường là thông qua một người nào đó - rằng những mong đợi của chúng ta được đáp ứng và như vậy là chúng ta ngồi thoải mái mà tận hưởng thành quả. Tâm lý xem công việc như trò giải tríthái độ coi thường công việc nhưng lại muốn tận hưởng quyền lợithành quả mà công việc mang đến.

Các nơi như tổ chức chính phủ, trường đại học, văn phòng đầu não các công ty, văn phòng các chủ tịch, đầy rẫy các nhân sự có tâm lý này. Nhưng hiện tượng này không chỉ xảy ra ở các tổ chức lớn. Nó cũng dễ dàng có mặt ở một tòa án nhỏ hoặc ở một tiệm bán bàn ghế. Chính sự mê đắm quyền hành, uy tín, hoặc vị trí có thể được dàn xếp từ những nơi tồi tàn hay cao sang nhất đã giam giử chúng ta. Nếu phân tích kỹ tâm lý xem công việc-là-trò-giải-trí này, chúng ta sẽ khám phá ra rằng ta không thực sự hưởng thụ lạc thú cuộc đời mà lại bị mắc kẹt trong một ‘thiên đường’ mật ngọt xa rời thực tế - thậm chí không thể biết trong đời còn có gì khác hơn là tích lũy các trò tiêu khiển và đắm mình trong dục lạc.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ NĂM: XEM CÔNG VIỆC LÀ PHIỀN TOÁI

Tâm lý xem công việc là phiền toái cho rằng nhu cầu kiếm sống là một thứ tai họa đã xảy đến cho chúng ta. Chúng ta không đáng bị những khó khăn trong công việc gây phiền phức. Chúng ta đáng được nhiều hơn nữa. Chúng ta có quyền có một cuộc sống tốt đẹp và tất cả bao bề bộn trong công việc - như giải quyết xung đột, sửa chữa sai lầm, khiến cho tàu “chạy đúng giờ” - là một sự áp đặt, một cái gì đó hạ cấp đối với chúng ta.

Chúng ta mường tượng rằng mình là một nghệ sĩ, một thi sĩ hay người làm vườn hữu cơ; thì việc phải kiếm một ngân phiếu lãnh lương quả là một bước ngoặt khó chịu khỏi những điều vĩ đại như thế. Chúng ta cần cống hiến cho những chuyện quan trọng hơn chẳng hạn như tô màu cho bức tranh hay viết lách diễn tả tâm tư. Hoặc chúng ta có thể là một nhà quản lý, một bác sĩ hay giáo sư thành công được mời tham gia trong ban chấp hành của tổ chức từ thiện để giúp đỡ người vô gia cưphù hợp với khả năng và sự hiểu biết của ta - nhưng trước khi chấp nhận vào cuộc, chúng ta muốn chắc rằng sự mạo hiểm đó phải tương xứng với vị trí xã hội của chúng ta. Thí dụ, có thể vị thống đốc đã ký chứng từ xác nhận rằng đó một tổ chức từ thiện quan trọng hoặc có thể là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đã tham dự một hoặc hai cuộc họp trong quá khứ và đã chụp ảnh lưu niệm với các thành viên hội đồng quản trị khác. Chúng ta không coi công việc chứng nhận đó là phiền phức, vì ta nghĩ là mình xứng đáng được có những sự công nhận cao quý như thế.

Tâm lý xem công-việc-là-phiền-toái khiến ta ở trong trạng thái phòng thủ và kiêu ngạo, luôn luôn cảnh giác đối với việc mình có thể là nạn nhân của các tình huống trong công việc. Ta trở nên hoang tưởng và luôn lo sợ mình bị ‘hố’. Chúng ta luôn so sánh số phận, vị thế của mình với kẻ khác, và luôn cảm thấy bị lừa dối. Không tin tưởng vào những gì mắt thấy, tai nghe, chúng ta bắt đầu sàn lọc các thông điệp liên quan đến công việc, bỏ qua các ý kiến phản hồi mà ta thấy không phù hợp với cách đánh giá của ta.

Nếu phân tích kỹ tâm lý đó, chúng ta khám phá ra rằng không phải công việc làmphiền toái mà chính cái cảm giác đáng được hưởng quyền lợi luôn ám ảnh, khiến ta quá mệt mỏi. Chính nỗi sợ bị làm nạn nhân là phiền phức, chớ không phải là công việc làm.

ĐIỀU SAI LẦM THỨ SÁU: XEM CÔNG VIỆC LÀ VẤN ĐỀ

Tâm lý xem công việc là vấn đề giả định rằng chúng ta cần phải giải quyết công việc – bắt công việc phải theo ý ta, không được quá bất ngờ và bề bộn. Chúng ta cho rằng mình có thể làm chủ công việc nếu mọi thứ đều diễn ra một cách trật tự - và chúng ta chính là người thực hiện điều đó! Quan niệm đó thật là lý tưởng và ngây thơ một cách kỳ quặc. Chúng ta tin một cách đầy thuyết phục rằng có một giải pháp tốt nhất, một cách làm hay, làm đúng đối với công việc của mình, và ta khao khát được làm người đóng góp phần quan trọng đó.

Người mang tâm lý này luôn đầy tham vọng, luôn tìm kiếm kỹ thuật, chiến lược mới. “Nếu tất cả mọi người làm theo những lời khuyên trong quyển sách nhỏ này, Who Stole My Baloney? (Ai đã trộm món Baloney của tôi?), thì cuối cùng chúng ta sẽ có thể hiểu vấn đề trong công việc và tất cả sẽ được dễ chịu hơn”. Hoặc có thể thiền sẽ giải quyết vấn đề, giảm bớt căng thẳng cho chúng ta, rồi công việc sẽ trở lại dễ dàng đúng như bản chất của nó – vui, sáng tạo, và xuôi chèo mát máy. Trong thâm tâm, ta muốn thực hiện một sự đóng góp có tính cách anh hùng như thế, một đóng góp đáng được khen ngợi, được công nhận. Chúng ta có thể ngưỡng mộ một ai đó tại nơi làm việc, một người thực sự hành thiền, hoặc sống đúng theo lời chỉ dẫn trong quyển “Ai đã trộm món Baloney của tôi?Chúng ta muốn được giống như người đó. Những người không thực hành theo sách Baloney khiến ta khó chịu, và thất vọng. Tâm lý xem công-việc-là-vấn-đề khiến ta tin rằng công việc, về cơ bản, là một bài thực tập đầy logic, và những vấn đề như là xung đột trong quan hệ, phán đoán sai lầm, các lầm lỗi thông thường, các cảm xúc – tất cả các khía cạnh đầy lộn xộn, vô trật tự này của công việc, có thể được “sửa chữa” nếu ta học được các bài học phù hợp, áp dụng đúng kỹ thuật, và thu thập thông tin chính xác.

Nếu phân tích tâm lý này, chúng ta sẽ khám phá ra rằng công việc làm không phải là vấn đề. Chính là tham vọngsự cố gắng không ngừng để giải quyết công việc, mới là vấn đề thực sự, chứ không phải công việc với bản chất luôn bề bộn và khó kiểm soát của chúng.

Khi chiêm nghiệm sáu sai phạm này, chúng ta có thể nhận ra được tâm tính của mình. Có thể chúng ta bị ‘nghiện’ làm việc, quá đắm mình trong công việc, không thể để việc làm lại phía sau. Hoặc có thể chúng ta đang không thích công việc của mình, do đó công việc đã trở thành một gánh nặng. Khi quá căng thẳng, ta nhận thấy mình có xu hướng tỏ ra cao ngạo, hung hăng - tâm lý xem công-việc-như-đánh-giặc. Các khía cạnh của tất cả sáu tâm lý này có thể phát sinh và diệt tùy theo trường hợp. Bằng cách chiêm nghiệm và phân tích sáu sai lầm ngày càng nhiều, chúng ta bắt đầu nhận ra các tính cách thiếu tự tin của mình, và hiểu rõ hơn về cách chúng ta tự giam mình trong công việc. Càng tìm hiểu, chúng ta càng tự hỏi: “Làm thế nào để có thể ra khỏi vòng lẩn quẩn? Làm thế nào để đừng tự giam cầm bản thân?’’.

Chỉ chiêm nghiệm sáu điều sai lầm không thôi thì không thể giúp chúng ta thoát khỏi nỗi sợ hãi và sự lo lắng đã gắn chặt với công việc. Phát triển nỗ lực cân bằng, quay về bản tính chân thật của mình, buông bỏ thiên kiến, và nhiều thứ nữa là điều cần thiết để giúp ta vượt qua các thử thách của sáu tâm lý sai lầm. Tuy nhiên, nhận thức được rằng chính chúng ta chớ không công việc đang gò bó, giam giữ ta là điều quan trọng, nếu như ta muốn tìm lại sự bình an trong việc mưu sinh của mình. Lòng sân hận, sự mệt mỏicảm giác phải có quyền là các chấn song của ngục tù ở nơi làm việc; chúng là các gánh nặng bào mòn ta, làm cho ta lo lắngsợ hãi về những gì có thể xảy ra. Chiêm nghiệm sáu sai lầm này giúp chúng ta nhìn lại thực tế hiển nhiên của công việc trong cuộc sống. Chúng ta không cần phải đổ lỗi cho công việc, cho đồng nghiệp hoặc cho các tình huống xảy ra trong công việc vì những sai lầm của bản thân. Chúng ta cũng không cần phải trách bản thân. Tuy nhiên chúng ta cần phải có một cái nhìn nghiêm túc về việc chúng ta đã để những cố gắng để bảo vệ mình khỏi những vấn đề trong công việc đã giam cầm ta hết lần này đến lần khác như thế nào.

Nguyên tác: Awake at Work (Tỉnh Thức Trong Công Việc)

 

VỀ TÁC GIẢ

Michael Carroll, trong sự nghiệp kinh doanh suốt 25 năm của mình đã giữ các chức vụ điều hành ở nhiều công ty như American Express, Simon & Schuster và Walt Disney. Ông con tư vấn và tập huấn về kinh doanh thương mại cho các công ty như Procter & Gamble, Starbucks, AstraZeneca, v.v...

Michael đã nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng từ năm 1976, đã hoàn tất chương trình Phật học năm 1982, và là một giáo thọ được truyền thừa trong dòng thiền của thiền sư Tây Tạng Chogyam Trunpa.

Michael đã dạy ở các trường như đại học Columbia, đại học St. Mary, trường Cao Đẳng Swarthmore, Tu viện Sơn Thiền (Zen Mountain) và nhiều trung tâm tu học khác ở khắp nước Mỹ , Canada và Âu Châu.


 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant