Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Ứng Dung Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Phát Triển Trong Khoa Học - Bài Kết

15 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 6512)
Ứng Dung Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Phát Triển Trong Khoa Học - Bài Kết

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC - BÀI KẾT
Làng Đậu

Các Bạn thân mến,

Sau nhiều bể dâu thì bài viết này lại tái diễn như là một trình hiện chia tay cho loạt bài Ứng Dụng các Nguyên Lý Phật Giáo vào Nghiên cứu và Phát Triển trong Khoa Học.

I. Đề:

Chủ ý của loạt bài viết này thật khá rõ: mong muốn người đọc thấu hiểu và xa hơn là vận dụng được các tri kiến Phật học đã đề cập, hay xa hơn một tẹo, là thấm nhập các phương tiện chân lý được chỉ dạy trong Phật học rồi lấy ra làm công cụ mạnh nhằm giải quyết hay tìm kiếm các phương án xử lí các khó khăn hay các trở ngại trong phương diện kĩ thuật nghiên cứu khoa học ngõ hầu mang lại lợi ích chung cho nhân sinh.

Khi nói đến Phật giáo, ngoài hệ thống giáo lý hay triết lý logic rất mạnh mẽ được truyền lại từ đức Phật Thích-ca và sau đó được các đại thiện tri thức như Long Thọ, Phật Hộ, Vực Long, Nguyệt xứng, …hay ngay cả các đại luận sư sau này (như Liên Hoa Giới, Tsongkhapa …) đã góp phần khai giảng một cách tường minh hơn về giáo thuyết Tánh Không thì còn có một hệ thống chỉ dạy song song và tương hợp với các giáo thuyết này, đó chính là các phương cách thực hành để chứng ngộ các chân lý về vô ngã và không phải chỉ có các giảng huấn trong bề mặt suy diễn thuần lý. (Mà hầu như ngược lại, các giảng huấn lí thuyết giảng về chân lý chỉ là các công cụ mềm nhằm giúp tu sinh tinh tấn, tin tưởng vững vàng trong tu tập)

Câu hỏi đề ra là liệu các tôn chỉ hay các phương tiện tu tập thực hành có thể nào được vận dụng một cách hợp lý để giúp người nghiên cứu khoa học có thêm phương tiện sáng tạo và phát minh hay không?

Trước khi bước vào phân tích câu trả lời thì cũng xin nhắn nhủ hay đính chính lại về cụm từ: “phương tiện sáng tạo và phát minh” -- nó chỉ mang theo một ý nghĩa khá tương đối và không mấy thật sự đúng như nội hàm mà cụm từ đó mang vác -- là vì thật ra, có khi người giữ các bằng phát minh hay nắm các lời giải của một biện pháp khoa học thật sự không hoàn toàn 100% là tác giả của các “sáng tạo và phát minh” đó. Tác giả của chúng một cách công bằng đúng đắn thì phải quy trả phần lớn công lao về cho chư Phật Bảo và các đạo sư (chư Tăng Bảo) đã góp nhiều công sức gìn giữ các chân lý các phương tiện mạnh đó (Pháp Bảo) cho hậu duệ chúng con được hưởng. Cho nên kẻ viết bài lần này kính dâng lên chư Tam Bảo mọi công đức thu nhận được từ các nghiên cứu và phát minh khoa học mà từ lâu nay đã lạm báo tên mình.

II. Luận:

Trở lại phần chính của câu hỏi ban đầu. Nếu như câu trả lờikhông thì bài viết này đã không thể ra đời. Ở đây người viết không muốn và cũng không đồng ý việc biện bác cho lý do để trả lời rằng “Vâng! Các tôn chỉ hay các phương tiện tu tập thực hành này hoàn toàn có thể được vận dụng một cách tùy duyên để giúp người nghiên cứu khoa học có thêm phương tiện sáng tạo và phát minh”.

Dầu sao khi câu trả lời là khẳng định thì cần nói chi tiết về cơ sở lý luận và hơn nữa nêu ứng dụng cụ thể như thí dụ dẫn chứng cho điều khẳng định đó.

1. Các phương tiện thực hành tu tập bao gồm cả các mức tu tập về giới định và tuệ đều là công cụ định hướng rèn tâm ý chúng ta đạt đến chân lí. Cơ sở chính của các thực hành là nhằm tạo duyên (hay dễ hiểu hơn là tạo ra một môi trường cần và đủ) nhằm đẩy tu sinh nhận về hậu quả phù hợp vơi với cái duyên đặc thù mà nó tạo ra.

Các phương tiện đó giúp hành giả tinh lọc (hay thanh tịnh hóa) các ngăn trở của vô minh. (Tiện đây xin nhắc nhỏ thêm: vô minh có hai mức độ -- một là thiếu hiểu biết hoàn toàn về vấn đề -- hai là có hiểu biết sai lạc về vấn đề đó. Trong hai mức độ vô minh này, thì mức thứ hai có lẽ nặng nề và khó khăn hơn)

Ở đây, nếu quán chiếu các khó khăn về mặt kĩ thuật cũng là một phần của sự thiếu hiểu biết, thiếu thấu suốt về bản chất sự vật thì rõ ràng các phương tiện tu tập cũng có thể nếu áp dụng một cách phù hợp sẽ góp phần tạo duyên cho hành giả xóa tan đi bóng mờ của vô minh hay các ngăn trở tâm lí tìm đến hiểu biết đúng đắn về bản chất của dề tài.

2. Nếu như cố tình áp dụng các biện pháp tu tập rộng lớn của Phật giáo hay tu tập đặc thù của hành giả lên các khó khăn cụ thể trong nghiên cứu khoa học thì thật là mênh mông, trừu tượng, ngàn trùng xa cách và hầu như … “gió đi lối gió, mây đường mây” khó lòng thấy được đâu là chỗ để dụng võ. Tuy nhiên, nếu đào bới cụ thể hơn, thì ta thấy một điểm quan trọng sau: mỗi phương tiện tu tập riêng biệt đều có một tác dụng cụ thể như là một liều thuốc đặc trị một loại vô minh, một loại tham chấp thì may ra qua nhận xét này, chúng thấy được cách thức áp dụng một cách bớt mông lung và xa vời.

3. Vật chất vốn không tự chủ hoạt hóa. Các phương tiện khoa học có trở nên “thông minh” là do vì tâm thức của con người áp đặt lên, tạo buộc cho chúng các điều kiện (hay các duyên) khiến chúng vận hành theo ý hướng của người sáng tạo ra. Như vậy, nếu tâm thức hay hiểu biết của người hay tập thể (tập đoàn hay chồng chất các kinh nghiệm) sáng tạo ra một đối tượng khoa học nào đó vốn mang trong mình các sai sót, các vô minh hay các hiểu biết không đầy đủ -- thì rõ ràng sản phẩm phát sinh từ nhà sáng tạo đó sẽ hầu như mang theo các sai sót hay vô minh (nói theo ngôn từ programming là các bug) về hiểu biết y hệt như cha đẻ ra chúng.

4. Như vậy thấu suốt được điểm vô minh cụ thể của một thiết kế nào đó, thì vẫn có thế khai thác một cách khéo léo các phương tiện khắc phục có sẵn trong giáo pháp nhà Phật để điều trị các hỏng hóc do loại vô minh cụ thể đó gây ra.

5. Cuối cùng: Thật sự nếu cứ lẽo nhẽo thì các lời nói nãy giờ chỉ đáng đem vứt. Còn muốn đem ra thực hành, rõ ràng cần có các chuẩn bị về hiểu biết nhất là các biện pháp tu tập Phật giáo của hành giả cũng cần tu dưỡng ít nhất là về mặt tri kiến. Tuy nhiên, chúng ta cũng còn một may mắn để dựa vào, đó là một khi chúng ta có thể so sánh hay tương tự hóa được tình huống khó khăn trong vấn đề kĩ thuật với hiểu hiểu biết ngoài đời sống, thì chúng ta có thể mượn các biện pháp thông minh sẵn có từ thế giới tâm thức mà vận dụng vào tình huống.

III. Thực

Rất tiếc người viết không thể đào đâu kiếm cho ra các thí dụ từ các nhà phát minh hay các kỹ sư khác đã đang khai thác cùng các phương tiện tu tập Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề, nên đành mạo muội viết điều mà mình đã thử làm. Đây cũng là thiếu sót lớn của bài viết xin chân thành nhận lỗi. Và xin phép chỉ nêu ra 1 trường hợp làm ví dụ.

Trong một dịp làm việc liên can đến đề án mô phỏng phần cứng bằng các ngôn ngữ lập trình trên Linux. Đề án này là một đột phá nhỏ là vì những người sáng tạo mô hình đã biết tái dụng ý tưởng kiến trúc trên Linux: “tất cả mọi thiết bị (device) phần cứng đều được trình bày dưới dạng các tập tin (tệp)”.

Lợi dụng đặc điểm này, người phát minh hệ thống mô phỏng đã mạnh dạn thay thế các thiết bị phần cứng nối vơi máy chủ bằng các tập tin đặc trưng (xem hình 1)

ungdungphatgiao_1

Sau này khi làm việc trên các phần mềm mô phỏng, họ gặp phải một trở ngại lớn là vì họ gần như không thể mô phỏng bằng phần mềm về các tương tác phức tạp có các liên quan, có ảnh hưởng qua lại giữa các thiết bị.

Vấn đề ở đây được phân tích ra là do sự “chấp ngã” từ việc cho rằng các tập tin trên hệ điều hành Linux là các thực thểtự tính và chỉ thay đổi nội dung tùy theo máy chủ (Linux OS) mà không chịu các ảnh hưởng từ các thiết bị khác . Thật sự chấp thủ này nảy sinh từ việc quan sát cách mà các thiết bị phần cứng nối kết với máy tính thông qua các hình vẽ mô hình thiết kế và hầu như tưởng chừng chúng không hề nối kết trực tiếp nhau. Dù rằng trong thực tế các thiết bị này đều ảnh hưởng lên nhau khá mạnh.

Trong khi đó nếu “xả bỏ” cách hiểu cố hữu là việc các tập tin chỉ phụ thuộc một cách dính mắc vào máy chủ thì có thể thay đổi cho mô hình mô phỏng được mềm dẻolinh hoạt hơn bằng cách xem các thực thể đó là một phần trong tổng thể phụ thuộc và tương tác nhau theo một cách nào đó. Và có thể xem mỗi thiết bị có thể vận hành và có trạng thái máy riêng rẽ của nó thì vấn đề sẽ khác đi.

ungdungphatgiao_2

Cách nghĩ mới này này chẳng những giúp giải quyết được việc mô phỏng các thao tác có ảnh hưởng qua lại giữa các thiết bị (các thiết bị phần cứng vốn hầu như chỉ nối nhau thông qua máy chủ) mà còn giúp người mô phỏng có thêm một phương tiện để trực tiếp thay đổi các tham số hay cấu hình tại chỗ của các thiết bị mô phỏng bao gồm cả việc cấy các lỗi máy (error injection) để quan sát và phát triền mô hình được bền vững hơn. Ý kiến này đã được chấp thuận như là một hồ sơ phát minh đi kèm theo với mô phỏng trên.

VI. Kết:

Một điều mà người viết bài này đã rút ra từ khi có dịp học hỏi cách thức để đột phá sửa chữa các khó khăn là việc “hãy hiểu rằng tất cả các thiết bị nghiên cứu khoa học đều mang nặng nghiệp khí của cha đẻ ra chúng và do đó, trong nhiều trường hợp nếu chúng ta thấy được sự chấp thủ của mô hình (hay của cha đẻ) thì chúng ta bằng cách phá bỏ chấp thủ đó, rất có khả năng nâng cao thay đổi các thiết kế ban đầu để mang lại một mức tiện ích cao hơn hay một thiết bị bền vững hơn. Không nhất thiết là phải dùng đến các phương tiện mạnh của Phật học mà có khi chỉ cần so sánh nó với các tình huống tương tự trong đời sống tâm thức thế tục. Có khi cách giải quyết thật đơn giảnhiệu quả. Tuy nhiên hãy cẩn thận vì có khi do hậu nghiệp khi chấp ngã nặng nề, nên gây ra nhiều hệ lụy không hay L .

Ngoài ra, hãy xin nhận lấy một lời dạy vô cùng quý báu của tổ Tịch Thiên (trong Nhập Bồ-đề Hành Luận) đại ý là: “Người ta không thể có đủ lượng da để bao bọc cho tất cả gai trên quả đất, nhưng chỉ cần miếng da đủ để bọc đôi chân chân trần khỏi các gai góc đó”.

Giáo pháp thực hành này là một lời dạy vô cùng quý báu trong vận dụng nghiên cứu. Ngược lại, nếu biết tựa theo một cách “đối ngẫu” giáo pháp trên ta có thể thấy 1 “hướng đi” mới cho mình: Nếu biết tự thân cá nhân không đủ khả năng tự giải quyết hết một khó khăn, (ngay cả trong việc tu học) thì hãy dẹp bỏ lòng kiêu ngạo tự hào của đôi chân đỏ hỏn mà tìm đến cứu cánh của biển giáo pháp mênh mông được mang đến từ các đạo sư khiêm nhường.

Kính chúc các bạn trẻ thành côngtìm thấy hạnh phúc viên mãn.

Tái bút: Lần viết này người viết đã không còn theo lề thói của các bài viết khoa học thông thường là phải có phần ghi rõ tài liệu tham khảo. Thật xin quý độc giả châm chước. Tất cả ý tưởng của bài viết đều chân thật.

 

Mùa Kiết Hạ năm 2013
Người chưa hề nhập hạ

Làng Đậu.

 

XEM CÁC BÀI TRƯỚC:

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC Bài II

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant