BÀI KINH NGẮN VỀ TÁNH KHÔNG Kinh Culasunnata-sutta
(dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu) Bản dịch Việt: Hoang Phong
Tôi từng được nghe như thế này:
Có một lầnĐấng Thế Tôn ngụ nơi tịnh xá của thân mẫu vị Migâra-Mita tại nơi Tu Viện Phía Đông (Pubbarama) thuộc thành Xá Vệ (Sâvathi). Sau khi chấm dứt buổi thiền địnhmột mình vào lúc trưa thì vị Tôn Kính A-nan-đà (nguyên bản trong kinh là Ayasmanta Ananda, chữ Ayasmanta có thể dịch là vị Tôn Kính hay vị Đáng Kính. Tuy nhiên cũng nên lưu ý là trong các kinh sách "nguyên thủy" bằng tiếng Pa-li thì chữ Ayasmanta chỉ duy nhất được dùng để gọi các vị đệ tử trực tiếp của Đức Phật) đứng lên và tiến về phía Đấng Thế Tôn. Khi đến gần thì vị Tôn Kính A-nan-đà đảnh lễĐấng Thế Tôn rồi lùi lại và ngồi sang một bên. Sau khi an tọa thì vị Tôn Kính A-nan-đà bèn cất lời như sau:
- "Bạch Thế Tôn, có lần Ngài ngụ ở thị trấn Nagaraka thuộc xứ của dân Sakka (Sakka là tiếng Pa-li, tiếng Phạn là Sakya, dịch âm ra tiếng Việt là Thích-ca, và đấy cũng là tên gọi của bộ tộc thuộc dòng họ của Đức Phật). Vào dịp ấy và trước mặt Ngài tôi đã được nghe chính Ngài nói lên như thế này: 'Này A-nan-đà, Ta luôn an trú trong tánh không, và đang trong lúc này thì Ta lại càng an trúsâu xa hơn nữa'. Bạch Thế Tôn, tôi nghĩ rằng tôi đã nghe đúng như thế, và hiểu đúng như thế"
Đấng Thế Tônđáp lại như sau:
- "Quả đúng như thế, này A-nan-đà, những gì người đã được nghe thấy đúng là như thế; những gì người hiểu được cũng đúng là như thế. Đang trong lúc này, và cũng tương tự như trước đây Ta từng an trú trong tánh không thì nay Ta lại càng an trúsâu xa hơn trong tánh không. Cũng chẳng khác gì như gian tịnh xá này do Migâra-Matâ xây cất hoàn toàn trống không, không có một con voi nào, không có một con bò cái nào, không có một con ngựa đực nào, không có một con ngựa cái nào, không có vàng cũng chẳng có bạc, hoàn toàn trống không, chẳng có đám đàn ông hay đàn bà nào tụ tập. Gian tịnh xá chỉ duy nhất không-trống-không về cái đặc tính độc nhất [của nó] thiết lập bởi tập thể Tăng Đoàn(tức là danh xưng mà Tăng Đoàn đã sử dụng để gọi đấy là gian tịnh xá).
1- Cảm nhận về rừng
Tương tự như thế, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đến ngôi làng, không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đếncon người, [mà chỉ] tập trung vào đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến khu rừng (Thanissaro không dịch là "khu rừng" mà gọi là "nơi hoang dã" - wilderness, trong nguyên bản bằng tiếng Pa-li thì chữ này là khu rừng). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về khu rừng. Tư duy của người ấy cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy cũng hiểu rằng: 'Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do sự cảm nhận về ngôi làng. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do sự cảm nhận về con người. Nơi này chỉ có mối quan tâm về đặc tínhduy nhất của tư duythiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến khu rừng'. Do đó người ấy sẽ hiểu rằng: 'Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về ngôi làng. Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về con người. Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tínhduy nhất được thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến khu rừng' (tất cả đều trống không và hoang dã - không có làng mạc cũng như không có con người - duy nhất chỉ ý thức được "khái niệm" về khu rừng). Tương tự như thế, nếu không có một sự vật nào (trong khu rừng chẳng hạn) thì người ấy cũng sẽ nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu có một chút tàn dư (résidu / remains) nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này sẽ hiểu rằng: "Khi cái này có, [thì] cái kia có" (đấy là quy luật tương liên - interdependence - có nghĩa là mọi hiện tượngsở dĩhiện hữu là nhờ lôi kéo nhau mà có, không có một hiện tượng nào tự chúng hiện hữu một cách độc lập, riêng rẽ và tự tại được. Câu kinh trên đây có nghĩa là nếu trong khi thiền định về sự trống không của khu rừng mà vẫn còn cảm nhận có một cái gì khác nữa thì đấy cũng chỉ là một sự lôi kéo tự nhiên của các hiện tượng làm phát sinh ra nó). Này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người tu tập hội nhập với tánh không mang tính cách đích thật, không sai lầm và tinh khiết(dù vẫn còn trong cấp bậc sơ khởi thế nhưng đấy cũng đã là cách khởi sự bước vào tánh không đích thật).
2- Cảm nhận về đất
"Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đếncon người, không tập trung vào sự cảm nhận liên quan đến khu rừng, [mà] chỉ tập trung vào đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến đất. Này A-nan-đà, đấy cũng chẳng khác gì một tấm da bò được căng thật thẳng bằng một trăm cái cọc, và không còn dính một chút mỡ nào cả. Cũng thế, này A-nan-đà, người tỳ kheo không tập trung vào những thứ thuộc về đất, chẳng hạn như những vùng đất cao, những vùng đầm lầy, sông ngòi, cây cối với cành lá và gai góc... hoặc núi non, thung lũng, v.v..., [mà] chỉ tập trung vào đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận về đất. Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận liên quan đến đất (cảm nhận về đất và chỉ thấy có đất, không thấy nơi cao chỗ thấp, sông ngòi, cây cỏ, tương tự như chỉ thấy tấm da bò căng thẳng mà không thấy con bò đâu cả, kể cả những vết mỡ dính trên tấm da cũng không còn). Tư duy của người ấy cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó người ấy cũng hiểu rằng: 'Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về con người. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về rừng. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tínhduy nhất của tư duythiết lập trên sự cảm nhận về đất' (chỉ cảm nhận toàn là đất, ngoài ra không có gì khác). Vì thế, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
3- Cảm nhận về không gianvô tận
"Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ kheo không tập trung vào sự cảm nhận về rừng, không tập trung vào sự cảm nhận về đất, [mà] chỉ tập trung vào đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận về "bầu không gian vô tận" (sphère de l'espace infini / infinitude of space). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về "bầu không gian vô tận". Tu duy của người ấy cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy cũng hiểu rằng: 'Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về rừng. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về đất. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tínhduy nhất của tư duythiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến ''bầu không gian vô tận"' (có nghĩa là chỉ duy nhất cảm nhận được một bầu không gianvô tận mà thôi). Vì thế, nếu không có một sự vật nào thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào thì đối với sự tàn dư ấy, người này cũng hiểu rằng: "Khi cái này có [thì] cái kia có". Do đó, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hội nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
4- Cảm nhận về bầu không gian của tri thứcvô tận
"Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận về đất, không tập trung vào sự cảm nhận về "bầu không gian vô tận", [mà] chỉ tập trung vào "bầu không gian của tri thức vô tận" (sphère de conscience infinie / the infinitude of consciousness. Xin lưu ý bầu không gianvô tận trong phần trên đây là cách hình dung ra sự bao la của không gian bên ngoài. Trong giai đoạn này hay cấp bậc này là cách hình dung ra một tri thứcbao la bên trong nội tâm của người hành thiền). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về "bầu không gian của tri thức vô tận". Tư duy của người ấy cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: 'Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về đất. Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về "bầu không gian vô tận". Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tínhduy nhất của tư duythiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "bầu không gian của tri thức vô tận" '. Do đó người ấy sẽ hiểu rằng: Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về đất. Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về 'bầu không gian vô tận'. Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "bầu không gian của tri thức vô tận" '. Vì thế, nếu không có một sự vật nào (xảy ra trong bầu không gian của tri thứcvô tận đó), thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này cũng hiểu rằng: "Khi cái này có, [thì] cái kia có". Do đó, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
5- Cảm nhận về thể dạng hư vô
"Hơn thế nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận về "bầu không gian vô tận", không tập trung vào sự cảm nhận về "bầu không gian của tri thức vô tận", [mà] chỉ tập trung vào đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "thể dạng hư vô" (sphère du néant / dimension of nothingness / sự trống không, sự vắng lặng không hàm chứa một thứ gì cả). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về "thể dạng hư vô". Tư duy của người ấy cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: "Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về "bầu không gian vô tận". Nơi này, không có mối quan tâm phát sinh từ "bầu không gian vô tận". Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về "bầu không gian của tri thức vô tận". Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ đặc tínhduy nhất của tư duythiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "thể dạng hư vô" '. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: "Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về "bầu không gian vô tận". Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về "bầu không gian của tri thức vô tận". Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tínhduy nhất của sự cảm nhận về "thể dạng hư vô" '. Vì thế, nếu không có một sự vật nào (hiện ra trong thể dạng hư vô đó), thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này cũng hiểu rằng: "Khi cái này có, [thì] cái kia có". Do đó, này A-nan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập với tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
6- Không-cảm-nhận thế nhưng cũng Không-phải-không-cảm-nhận
"Hơn nữa, này A-nan-đà, người tỳ-kheo không tập trung vào sự cảm nhận về "bầu không giantri thức vô tận", không tập trung vào sự cảm nhận về "thể dạng hư vô", [mà] chỉ tập trung vào đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận" (sphère sans perception ni non-perception / dimension of neither perception nor non-perception / chữ này trong bản kinh gốc tiếng Pa-li là nevasannânâsannâyatana, các chữ sanna-na-sanna trong từ ghép này có nghĩa là: cảm-nhận không cảm-nhận). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về "thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận". Tư duy của người ấy cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: 'Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về "bầu không gian của tri thức vô tận". Nơi này, không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân cảm nhận về "thể dạng hư vô". Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ nguyên nhân của đặc tínhduy nhất của tư duythiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận" '. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: "Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về "bầu không gian của tri thức vô tận". Sự nhận thức ấy trống-không về sự cảm nhận về "thể dạng hư vô". Sự nhận thức ấy chỉ không-trống-không về đặc tínhduy nhất của tư duythiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận" '. Vì thế, nếu không có một sự vật nào (hiện ra trong thể dạng đó), thì người ấy cũng nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy. Nếu vẫn còn một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này cũng hiểu rằng: "Khi cái này có, [thì] cái kia có". Do đó, này A-lan-đà, đấy chính là cách mà người ấy hòa nhập với tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
7- Cảm nhận về thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích
"Hơn nữa, này A-nan-đà, một người tu tập không tập trung vào sự cảm nhận về "thể dạng hư vô", không tập trung vào sự cảm nhận về "thể dạng không-cảm-nhận cũng không-phải-không-cảm-nhận", [mà] chỉ tập trung vào đặc tínhduy nhấtthiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến "thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích" (concentration mental sans indice / theme-less concentration / tiếng Pa-li là animitta-ceto-samâdhi, có nghĩa là định tâm nhưng không hướng vào gì cả ). Tư duy của người ấy lắng sâu vào sự cảm nhận về "thể dạng tập trung tâm thần không chủ đích". Tư duy của người ấy cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy. Do đó, người ấy sẽ hiểu rằng: 'Thể dạng tập trung tâm thức không chủ đích ấy sở dĩ có là nhờ vào nhiều điều kiện tạo ra nó, tức là liên đới với lục giác (ngũ giác và tri thức). Vì thế nếu nó là một thể dạng được tạo tác bởi tư duy; [thì] nó cũng sẽ không tránh khỏi sự tan biến'. Khi người ấy hiểu được điều này và nhìn thấy được điều này, thì tư duy [của người ấy] cũng sẽ loại bỏ được sự ô nhiễm của sự thèm muốndục tính; tư duy [của người ấy] cũng sẽ loại bỏ được vô minh. Khi nào người ấy đã loại bỏ hết [những thứ ấy] thì sự hiểu biết sẽ hiện ra [và người ấy sẽ vụt thốt lên]: 'Thế ra sự giải thoát chính là như thế ấy!'. Do đó người ấy sẽ hiểu rằng: 'Tất cả mọi sự sinh mới đều được tiêu trừ, những gì phải thực hiện đều đã được hoàn tất, không còn lưu lại bất cứ gì để phải thực hiện nữa' (có nghĩa là đã đạt đượcsự giải thoát). Người ấy sẽ hiểu rằng: 'Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh từ nguyên nhân của sự ô nhiễm do sự thèm muốndục tính. Nơi này không có mối quan tâm nào phát sinh do nguyên nhân của sự ô nhiễm vì thèm muốn được hiện hữu và được hình thành. Nơi này không có mối quan tâm phát sinh do nguyên nhân của sự ô nhiễm vì vô minh. Nơi này chỉ có mối quan tâm phát sinh từ nguyên nhân của sáu lãnh vực giác cảm (six sphères sensorielles / six sensory spheres / sáu lãnh vực giác cảm: gồm ngũ giác và tri thức)lệ thuộc vào sự sống này, lệ thuộc vào thân xác này'. Do đó người ấy cũng hiểu rằng: 'Sự nhận thức ấy trống không về mọi thứ ô nhiễm gọi là sự "thèm muốn dục tính". Sự nhận thức ấy trống không về mọi thứ ô nhiễm gọi là "sự thèm muốn được hiện hữu và được hình thành". Sự nhận thức ấy trống-không về sự ô nhiễm gọi là "vô minh" '. Nơi này, những gì không-trống-không là sáu lãnh vực giác cảm liên hệ đến sự sống này, liên hệ đến thân xác này. Do đó, nếu không có một sự vật nào (hiện ra trong thân xác và sự sống đó), thì người ấy cũng sẽ nhận thấyrõ ràng được sự vắng mặt ấy. Nếu có một chút tàn dư nào, thì đối với sự tàn dư ấy, người này sẽ hiểu rằng: "Khi cái này có, [thì] cái kia có" (không liên hệ gì đến tánh không của sự hiện hữu này). Do đó, này A-nan-đà, chính đấy là cách mà người ấy hội nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết.
"Này A-nan-đà, trong quá khứ thật xa xưa nếu có những người tu hành và giáo sĩ(tức là những người luyện tập du-già và các vị Bà-la-môn) từng hội nhập và thường trú trong tánh khônghoàn toàntinh khiết, vô song và tối thượng, thì tất cả những người ấy cũng đã hội nhập và thường trú đúng trong chính cái tánh khônghoàn toàntinh khiết, vô song và tối thượng ấy. Này A-nan-đà, trong tương lai thật xa sau này nếu có những người tu hành và giáo sĩ sẽ hòa nhập và thường trú trong tánh khônghoàn toàntinh khiết, vô song và tối thượng, thì tất cả những người ấy cũng sẽ hòa nhập và thường trú đúng trong chính cái tánh khônghoàn toàntinh khiết, vô song và tối thượng ấy. Này A-nan-đà, trong thời hiện tại nếu có những người tu hành và giáo sĩ đang đạt được và an trú trong tánh khônghoàn toàntinh khiết, vô song và tối thượng, thì tất cả những người ấy cũng đang hội nhập và thường trú đúng trong chính cái tánh khônghoàn toàntinh khiết, vô song và tối thượng ấy. Chính vì thế, này A-nan-đà, người nên tập luyện bằng cách tự nhủ rằng: "[Khi đã] hội nhập vào tánh khônghoàn toàntinh khiết, vô song và tối thượng ấy thì tôi [cũng sẽ] thường trú ở nơi ấy" (đoạn trên đây cho biết khi đã hòa nhập đúng vào tánh không đích thật thì sẽ vĩnh viễn thường trú trong thể dạng đó, vượt thoát khỏikhông gian và thời gian).
Đấng Thế Tônthuyết giảng như trên đây, vị tôn kính A-nan-đà vui sướng và hân hoantiếp nhận những lời giảng ấy của Đấng Thế Tôn.
Vài lời ghi chú
Một trong những điểm nổi bật nhất trong bài kinh trên đây là tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyếtđơn thuầntriết học mà còn mang tính cáchvô cùngthực dụng và thiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát. Do đó tánh không có thể được hình dung dưới ba khía cạnh khác nhau:
1- tánh không là một đối tượng của sự chú tâm hay thiền định
2- tánh không là bản chất hay đặc tính của tất cả mọi hiện tượng
3- tánh không là một phương tiện giúp người tu tậpđạt đượcsự giải thoát
Bài kinh trên đây bao gồm và trình bày toàn diện cả ba khía cạnh này dưới những hình thứcứng dụng trực tiếp và thực tiễn, không nêu lên một sự biện luận mang tính cách siêu hình nào cả. Thanassaro Bikkhu phân tích và phân chiabài kinh này thành bảy cấp bậc hay bảy giai đoạn luyện tập khác nhau. Buddhadasa Bikkhu trong quyển sách "Cốt lõi của cội Bồ-đề" cũng đã phân chia phép tu tập về tánh không thành bảy cấp bậc từ thấp đến cao đúng với bài kinh này. Dù sao cũng xin lưu ý về một chi tiết nhỏ là bài kinh gốc trong Trung A Hàm mang tính cáchliên tục, sở dĩ Thanassaro Bikkhu đã phân chia thành bảy phân đoạn là chỉ nhằm vào mục đích giúp người đọc dễ theo dõi. Vậy cũng xin mạn phép ghép thêm một vài ghi chú nhỏ nhằm giải thích thêm từng cấp bậc như dưới đây.
1- Cảm nhận về sự hoang dã, tiếng Pa-li là arannasanna (aranna có nghĩa là rừng, sanna là sự cảm nhận). Ở cấp bậc sơ khởi này Đức Phật dạy người hành thiền hãy hình dung ra một cảnh tượnghoang dãmênh mông và an trú trong cảnh hoang dã đó: tất cả đều trống không, không có sự hiện diện của một người nào cả trong ngôi làng cũng như trong khu rừng. Trong cảnh giới đó không có một nhân dạng nào hay một sự vật nào hiện hữu có thể mang lại mối bận tâm và sự xao lãng cho người hành thiền. Tuy rằng cách hình dung ra sự vắng mặt của mọi nhân dạng và mọi sự vật ấy chỉ biểu trưng cho một thể dạng "thô thiển" nhất của tánh không, thế nhưng cũng đủ để cho người hành thiền tìm thấy cho mình một sự giải thoát đích thật nào đó trong cấp bậc tiên khởi của quá trình luyện tập. Nên hiểu rằng một sự luyện tập sai lầm có thể đưa đến những thể dạng lệch lạc của sự nhận định về tánh không.
2- Cảm nhận về đất, tiếng Pa-li là pathavisanna (pathavi có nghĩa là đất). Ở cấp bậc này bài kinh giảng thật rõ: người hành thiền hình dung ra chung quanh mình chỉ toàn là đất và "xóa bỏ" tất cả những gì liên hệ đến đất, từ núi đồi đến cây cỏ, từ sông ngòi đến biển cả. Thí dụ mà Đức Phật đưa ra trong bài kinh để nhấn mạnh thêm đối tượng thiền định này thật hết sức điển hình và dễ hiểu: khi trông thấy một con bò thì cũng chỉ nhìn thấy một tấm da căng thật thẳng bằng một trăm cái cọc, không còn dính một chút mỡ nào cả. Ngoài tấm da căng thật thẳng thì con bò bằng xương bằng thịt đang gặm cỏ đã bị loại ra khỏi tâm thức của người hành thiền và hoàn toàn biến mất. Người hành thiền xóa bỏ tất cả những gì mà tâm thứcdiễn đạt khi phóng nhìn vào cảnh tượng chung quanh, tương tự như lấy một cục gôm (cục tẩy) xóa bỏ những nét bút chì trên một tờ giấy trắng mà sự vận hành của xung năng và tác ý trong tâm thứcxui khiến mình vẽ lên đấy.
Thế nhưng tại sao cấp bậc này lại cao hơn cấp bậc thứ nhất trên đây. Cấp bậc cảm nhận về sự hoang dã thật ra dưới một khía cạnh nào đó chỉ là một cách tự đánh lừa mình. Đấy chỉ là một cách "tưởng tượng" ra trong gian nhà, trong ngôi làng, trong khu rừng, tất cả đều trống không. Ở cấp bậc thứ hai người hành thiền nhận thấy trực tiếp các hiện tượng bên ngoài thế nhưng không tạo ra bất cứ một sự diễn đạt nào, tương tự như khi trông thấy con bò nhưng thật ra trước mặt mình chỉ là một tấm da căng thật thẳng không còn dính một chút mỡ nào.
3- Cảm nhận về không gianvô tận, tiếng Pa-li là akasananacayatana (akasa là không khí, không gian, bầu trời..., nanaca: không có gì cả, yatana: sự cố gắng, sự cảm nhận). Trong cấp bậc này người hành thiền chỉduy nhất cảm nhận "một bầu không gian vô tận", bầu không gian đó trống không và vắng lặng không hàm chứa và chuyển tải bất cứ gì cả, kể cả ngôi làng trống không, khu rừng hoang dã và cả mặt đất mênh mông và bằng phẳng. Người ấy an trú trong cảnh giớivô tận và "bầu không gian trống không đó".
Trong ba cấp bậc vừa kể người hành thiền cố gắngxóa bỏ các đối tượng vật chất và cụ thể, tức là các hiện tượng thuộc vào lãnh vựchình tướng (rupavacara bhumi). Nên hiểu rằng không gian cũng là một thành phần mang tính cách "cụ thể" và "hình tướng", không phải là tánh không. Tuy nhiênchúng tavẫn có thể nhận thấy một sự thăng tiến tuần tự và tinh tế nào đó trong ba cấp bậc trên đây: cấp bậc thứ nhất là sự vắng mặt của các đối tượng mang tính cách thật cụ thể như nhân dạng, ngôi làng, khu rừng; đối tượng của cấp bậc thứ hai là mặt đất bao la, không còn con người, làng mạc, núi đồi, cây cỏ, sông ngòi gì cả...; sau cùng là cấp bậc thứ ba, và đối tượng của cấp bậc này là không gianbao la. Sự trống không của không gian cũng tượng trưng cho một sự chuyển tiếp khi phép thiền định chuyển sang các đối tượng thuộc lãnh vực phi-hình-tướng trong các cấp bậc tiếp theo sau đó.
4- Cảm nhận về tri thứcvô biên, tiếng Pa-li là vinnanacayatana (vin có nghĩa là tự nhiên như thế, không sáng tạo hay tạo dựng ra gì cả): là cách hướng tư duy vào sự vô tận của tri thức, không dừng lại ở một đối tượng tâm thần nào cả, chỉ cảm nhận được tri thức của mình mở rộng ra trong bầu không gianbao la của tâm thức. Bắt đầu từ cấp bậc này người hành thiền chuyển sang một lãnh vựctinh tế và khác hẳn so với ba cấp bậc trước đây, người hành thiền bắt đầu tập cảm nhận các hiện tượng phi-hình-tướng có nghĩa là các đối tượng thuộc lãnh vựctâm thần (arupavacara bhumi / lãnh vựcvô sắc giới). Khi đã tiếp cận với lãnh vựcvô sắc thì người hành thiền cũng sẽ không còn cảm nhận được các hiện tượng thuộc lãnh vực của sắc giới nữa - tức là thuộc vào ba cấp bậc đầu tiên.
5- Cảm nhận thể dạng hư vô, tiếng Pa-li là akincannayatana (akincanna: không có gì gần bên cạnh): trong thể dạng này người hành thiền không còn cảm nhận được tri thức của mình tỏa rộng trong một bầu không gianvô tận, mà chỉ cảm nhận được một bầu không gianhoàn toàn trống không, một sự trống không tuyệt đối. Sự trống không ấy không phải là một đối tượng nhận biết mang tính cách một "thực thể", chẳng hạn như không gian hay tri thức, mà chỉ là một "tên gọi", một sự " chỉ định" (pannatti / designation / appellation) của tâm thức và do tâm thức "hình dung" ra. Bầu không gian trống không và vô tận đó không phải là một thực thể gọi là không gian mà chỉ là một sự "chỉ định" hay một sự "nhận biết" bởi tri thức(a mental index). Trong cái không gian trống không đó không hàm chứa hay tồn lưu bất cứ gì cả, mà đơn thuần chỉ có cảm tính về sự trống không.
6- Cảm-nhận-không-cảm-nhận, tiếng Pa-li là nevasannanasannayatana (sanna-na-sanna: cảm-nhận-không-cảm-nhận): là một thể dạng tâm thức không-cảm-nhận vô cùngtinh tế. Tuy nhiên người hành thiền cũng không phải là đã trút bỏ hay đã hoàn toànđình chỉ được sự cảm nhận. Cũng dễ hiểu bởi vì thể dạng không cảm nhận đó luôn luôn phải đi kèm với một sự "ghi nhận" hay "nhận biết" tâm thần(a mental index). Nói cách khác thì dù đấy là một tư duy thăng bằng trụ vào một sự suy tư duy nhất đi nữa - trong trường hợp này là thể dạng không-cảm-nhận - thì đấy cũng là một tư duy đang vận hành, đang "nhận biết" được thể dạng ấy, tức là thể dạng cảm-nhận-không-cảm-nhận.
7- Cảm nhận tánh khôngtối thượng, tiếng Pa-li paramanuttarasunnata (para: một thứ gì khác / another, anuttara: không vượt hơn được / insurpassable, sunnata: tánh không) Buddhadasa gọi thể dạng này là "tánh không tối thượng không có gì vượt hơn được", Thanassaro Bhikkhu và Môhan Wijayaratna thì gọi là một sự "tập trung tâm thần không chủ đích" (concentration sans indice / theme-less concentration / nimitto-ceto-samadhi) tức là tập trung tâm thức thật mạnh nhưng không hướng vào một đối tượng nào cả.
Trong thể dạng này tư duy sẽ trút bỏ được tất cả mọi sự diễn đạt và nhờ đó sẽ đạt được sự hiểu biết về mọi sự vật đúng như thế, nói cách khác là quán thấy được hiện thực và đấy cũng là cách loại bỏvô minh. Khi vô minh đã bị loại bỏ thì sự vận hành của uẩn thứ tư (sankhara / formation karmique / "hành", tức là sự hình thành của tác ý, và còn gọi là sự tạo nghiệp) cũng sẽ bị đình chỉ. Sự đình chỉ của uẩn thứ tư này sẽ không làm phát sinh ra uẩn thứ năm tức là tri thức (vinnana / consciousness / "thức"), do đó "cái tôi" và cái "của tôi" cũng sẽ không có. Đấy là sự Giải Thoát.
Bài kinh cũng cho biết rằng trong từng cấp bậc thuộc quá trình trên đây "tư duy của người tu tập cũng sẽ cảm thấythích thú nơi ấy, trụ vào nơi ấy, tìm thấysự giải thoát cho mình trong cảnh giới ấy", điều này cho thấy rằng người tu tập trong các giai đoạn đầu cũng đã thừa hưởng được kết quả mang lại từ trình độ luyện tập của mình, chẳng hạn như ngay trong cấp bậc thứ nhất khi mới hình dung ra được sự trống không của gian nhà, của ngôi làng và của khu rừng, thì người hành thiền cũng đã có thể an trú trong những nơi ấy để tìm cho mình một sự giải thoát nào đó, dù đấy chỉ là một hình thức thật thô thiển của tánh không.
Ở mỗi cấp người hành thiền đều "hội nhập vào tánh không đích thật, không sai lầm và tinh khiết", điều này cho biết rằng tánh không không phải là một thứ gì huyền bí và linh thiêng nằm bên ngoài tâm thức của người tu tập, mà đấy chỉ là một thể dạng tâm thức mà chính mình phải tạo ra cho mình và cái thể dạng đó gồm có nhiều cấp bậc khác nhau. Cấp bậc cao nhất là "sự đình chỉvận hành của sankhara"(uẩn thứ tư, tức là quá trình diễn đạt các cảm nhận của ngũ giác tạo ra sự hình thành của tác ý còn gọi là sự tạo nghiệp)", là "sự tập trung cao độ của tâm thức không hướng vào một chủ đích nào", là "tánh không tối thượng không có gì vượt hơn được", là "tánh không của tánh không", là "niết-bàn".
Sau đây là phần chuyển ngữ của Bài kinh dài về tánh không, đúng ra bài kinh này là một bài kinh nhằm bổ túc thêm cho bài kinh trên đây.
I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Savatthi in the Eastern Monastery, the palace of Migara's mother. Then in the evening, Ven. Ananda, coming out of seclusion, went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One: "On one occasion, when the Blessed One was staying among the Sakyans in a Sakyan town named Nagaraka, there — face-to-face with the Blessed One — I heard this, face-to-face I learned this: 'I now remain fully in a dwelling of emptiness.' Did I hear that correctly, learn it correctly, attend to it correctly, remember it correctly?"
[The Buddha:] "Yes, Ananda, you heard that correctly, learned it correctly, attended to it correctly, remembered it correctly. Now, as well as before, I remain fully in a dwelling of emptiness. Just as this palace of Migara's mother is empty of elephants, cattle, & mares, empty of gold & silver, empty of assemblies of women & men, and there is only this non-emptiness — the singleness based on the community of monks; even so, Ananda, a monk — not attending to the perception[1] of village, not attending to the perception of human being — attends to the singleness based on the perception of wilderness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its perception of wilderness.
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of village are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of human being are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of wilderness.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of village. This mode of perception is empty of the perception of human being. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of wilderness.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.
The Perception of Earth
"Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of human being, not attending to the perception of wilderness — attends to the singleness based on the perception of earth. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its perception of earth. Just as a bull's hide is stretched free from wrinkles with a hundred stakes, even so — without attending to all the ridges & hollows, the river ravines, the tracts of stumps & thorns, the craggy irregularities of this earth — he attends to the singleness based on the perception of earth. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its perception of earth.
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of human being are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of wilderness are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of earth.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of human being. This mode of perception is empty of the perception of wilderness. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of earth.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.
(The Infinitude of Space)
"Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of wilderness, not attending to the perception of earth — attends to the singleness based on the perception of the dimension of the infinitude of space. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its perception of the dimension of the infinitude of space.
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of wilderness are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of earth are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of the dimension of the infinitude of space.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of wilderness. This mode of perception is empty of the perception of earth. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of the dimension of the infinitude of space.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.
(The Infinitude of Consciousness)
"Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of earth, not attending to the perception of the dimension of the infinitude of space — attends to the singleness based on the perception of the dimension of the infinitude of consciousness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its perception of the dimension of the infinitude of consciousness.
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of earth are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of the dimension of the infinitude of space are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of the dimension of the infinitude of consciousness.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of earth. This mode of perception is empty of the perception of the dimension of the infinitude of space. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of the dimension of the infinitude of consciousness.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.
(Nothingness)
"Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the dimension of the infinitude of space, not attending to the perception of the dimension of the infinitude of consciousness — attends to the singleness based on the perception of the dimension of nothingness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its perception of the dimension of nothingness.
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of the dimension of the infinitude of space are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of the dimension of the infinitude of consciousness are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of the dimension of nothingness.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of the dimension of the infinitude of space. This mode of perception is empty of the perception of the dimension of the infinitude of consciousness. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of the dimension of nothingness.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.
(Neither Perception nor Non-Perception)
"Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the dimension of the infinitude of consciousness, not attending to the perception of the dimension of nothingness — attends to the singleness based on the dimension of neither perception nor non-perception. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in the dimension of neither perception nor non-perception.
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of the dimension of the infinitude of consciousness are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of the dimension of nothingness are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the dimension of neither perception nor non-perception.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of the dimension of the infinitude of consciousness. This mode of perception is empty of the perception of the dimension of nothingness. There is only this non-emptiness: the singleness based on the dimension of neither perception nor non-perception.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.
Theme-Less Concentration
"Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the dimension of nothingness, not attending to the perception of the dimension of neither perception nor non-perception — attends to the singleness based on the theme-less concentration of awareness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its theme-less concentration of awareness.
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the perception of the dimension of nothingness are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of the dimension of neither perception nor non-perception, are not present. And there is only this modicum of disturbance: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the perception of the dimension of nothingness. This mode of perception is empty of the perception of the dimension of neither perception nor non-perception. There is only this non-emptiness: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, & pure.
Release
"Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the dimension of nothingness, not attending to the perception of the dimension of neither perception nor non-perception — attends to the singleness based on the theme-less concentration of awareness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, & indulges in its theme-less concentration of awareness.
"He discerns that 'This theme-less concentration of awareness is fabricated & mentally fashioned.' And he discerns that 'Whatever is fabricated & mentally fashioned is inconstant & subject to cessation.' For him — thus knowing, thus seeing — the mind is released from the effluent of sensuality, the effluent of becoming, the effluent of ignorance. With release, there is the knowledge, 'Released.' He discerns that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.'
"He discerns that 'Whatever disturbances that would exist based on the effluent of sensuality... the effluent of becoming... the effluent of ignorance, are not present. And there is only this modicum of disturbance: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.' He discerns that 'This mode of perception is empty of the effluent of sensuality... becoming... ignorance. And there is just this non-emptiness: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.' Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: 'There is this.' And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, pure — superior & unsurpassed.
"Ananda, whatever contemplatives and brahmans who in the past entered & remained in an emptiness that was pure, superior, & unsurpassed, they all entered & remained in this very same emptiness that is pure, superior, & unsurpassed. Whatever contemplatives and brahmans who in the future will enter & remain in an emptiness that will be pure, superior, & unsurpassed, they all will enter & remain in this very same emptiness that is pure, superior, & unsurpassed. Whatever contemplatives and brahmans who at present enter & remain in an emptiness that is pure, superior, & unsurpassed, they all enter & remain in this very same emptiness that is pure, superior, & unsurpassed.
"Therefore, Ananda, you should train yourselves: 'We will enter & remain in the emptiness that is pure, superior, & unsurpassed.'"
That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One's words.
KINH TRUNG BỘ Majjhima Nikaya "The Middle Length Discourses of The Buddha" Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch Việt TẬP III 121. KINH TIỂU KHÔNG (Cùlasunnata Sutta)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Pubbarama (Đông Viên), lâu đài của Migaramatu (Lộc Mẫu). Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi chiều, từ Thiền tịnhđộc cưđứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễThế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Một thời, bạch Thế Tôn, Thế Tôn trú giữa các Sakka (Thích-ca). Nagaraka là tên một thị trấn của các Sakka. Tại đấy, bạch Thế Tôn, con được nghe trước mặtThế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt (Thế Tôn) như sau: "Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều". Phải chăng, bạch Thế Tôn, điều con đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng?
-- Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ-kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thúhân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có thôn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhân tưởng". Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tác ý nhân tưởng, không tác ý lâm tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Ví như, này Ananda, tấm da con bò đực được căng thẳng trên một trăm cọc gỗ, đặc tánh tấm da được đoạn trừ (vigatavasika); cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo, không tác ý đối với tất cả vật gì trên đất này: đất khô và vùng lầy, sông và vùng lầy, các cây có thân và có gai, núi và đất bằng, vị ấy tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, sự nhất trí do duyên địa tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhơn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có lâm tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên địa tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý lâm tưởng, không tác ý địa tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Không vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền, do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có địa tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý địa tưởng, không tác ýKhông vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Thức vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có địa tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ýKhông vô biên xứ tưởng, không tác ýThức vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô sở hữu xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ýThức vô biên xứ tưởng, không tác ýVô sở hữu xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy biết như sau: "Các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ýVô sở hữu xứ tưởng, không có tác ýPhi tưởng phi phi tưởng xứ, tác ý sự nhất trí do duyên Vô tướngtâm định Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướngtâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này Ananda, vị Tỷ-kheo không tác ýVô sở hữu xứ tưởng, không tác ýPhi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhứt trí do duyên Vô tướngtâm định. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướngtâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: "Vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt", vị ấy tuệ tri như vậy. Do vị ấy tuệ tri như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, là sự hiểu biết (nana) rằng đã được giải thoát. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lạitrạng thái này nữa". Vị ấy tuệ tri: "Các ưu phiền do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên hữu lậu không có mặt có ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu không có mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có dục lậu". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có hữu lậu". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có vô minh lậu. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiệnhoàn toànthanh tịnh, Không tánh.
Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ sau khi chứng đạt, đã an trúcứu cánhvô thượngthanh tịnhKhông tánh (Sunnatam), tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều chỉ an trúcứu cánhvô thượngthanh tịnhKhông tánh này. Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai, sau khi chứng đạt sẽ an trúcứu cánhvô thượngthanh tịnhKhông tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều sẽ an trúcứu cánhvô thượngthanh tịnhKhông tánh này. Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại, sau khi chứng đạt và an trúcứu cánhvô thượngthanh tịnhKhông tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt nếu an trúcứu cánhvô thượngthanh tịnhKhông tánh này. Do vậy, này Ananda, sau khi chứng đạt Ta sẽ an trúcứu cánhvô thượngthanh tịnhKhông tánh. Như vậy, này Ananda, các Ông cần phải học tập.
Thế Tônthuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷtín thọ lời Thế Tôn dạy.
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn họcPhật giáoĐại thừa với tư tưởnguyên thâm về triết học và tâm lý học.
Đã phát khởichí nguyệnĐại thừa, lại kiên quyếtthực hiệnchí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lượcca ngợicông đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng tacần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
Đức PhậtA Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phậtthành đạo Bodhigaya
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biếnrộng rãi trong quần chúngViệt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Nithành đạo), và đã tồn tạiliên tục, phát triển không ngừng trên ...
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quảchi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúc ở thế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
Xin dâng hết lên Tam Bảochứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọnggiới thiệutoàn bộPhật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.