Bố thí là một trong những hạnh lànhcăn bản mà những người con Phật thường thực thi trong đời sống hàng ngày. Bố thí là đem cho, cho những cái mình có, cho những thứ mà chúng sanh (người và vật) cần, cho đi một cách trân trọng và vui vẻ. Người thực hành bố thí hẳn nhiên có phước báo lớn. Ngay cả những người không có gì để cho, chỉ có một tấm lòng hân hoan với hạnh lành của người khác thôi (tùy hỷ thí) mà vẫn được phước báotràn trề.
Bố thí có nhiều cung bậc, tâm nguyện nhưng quan trọng là trước, trong và sau khi bố thí tất cả đều hoan hỷ, an vui. Vì chúng sanh đáng thương mà bố thí tuy là việc khó nhưng vẫn dễ làm. Nhưng khi chúng sanh không dễ thương, ít thiện cảm liệu chúng ta còn hoan hỷbố thí được không? Có khi nào chúng ta bình tâm để thấy rằng mình bố thí cho chúng sanh hay có phần cho chính mình, vì chính mình? Nên chữ “cho” trong đời thực có đến năm bảy đường. Vì vậy, người con Phật hãy đem cho với tâm bình đẳng và rộng rãi thì phước báo mới đủ đầy, công đức mới vô lượng.
Kinh Tăng nhất A-hàm, Phật dạy về bố thíbình đẳng và rộng khắp:
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ trưởng giả A-na-bân-trì liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên, Thế Tôn bảo rằng:
- Thế nào Trưởng giả, Ông có thường bố thí cho người nghèo thiếu không?
- Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Con hằng bố thí cho người nghèo thiếu, bố thírộng rãi tại bốn cửa thành, còn ở tại nhà cấp thứ cần thiết cho người. Bạch Thế Tôn, có lúc con nghĩ rằng muốn bố thí cho tất cả loài chim rừng, heo chó. Con cũng không nghĩ: đây nên cho, đây không nên cho, cũng không nghĩ: đây nên cho nhiều, đây nên cho ít. Con hằng nghĩ: tất cả chúng sanh đều do ăn mà còn tính mạng, có ăn thì sống, không ăn thì chết.
Thế Tôn bảo rằng:
- Lành thay, lành thay! Này Trưởng giả! Ông đã đem lòng Bồ-tát, chuyên ròng một ý mà bố thírộng rãi. Đúng là các chúng sanh đều do ăn mà được sống, không ăn liền chết. Này Trưởng giả, Ông sẽ thâu hoạch được quả báo lớn, được tiếng tăm lớn. Đã có quả báo lớn, tiếng đồnmười phương, lại được pháp vịcam lồ. Sở dĩ như thế là vì Bồ-tát hằng đem tâm bình đẳng mà bố thí, chuyên ròng một lòng nghĩ nhớ các loài chúng sanh, họ do ăn mà còn, có ăn liền được cứu tế, không ăn liền chết. Đó là, này Trưởng giả, Bồ-tát tâm được an ổn mà bố thírộng rãi.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:
Hãy nên bố thí khắp
Trọn không tâm lẫn tiếc
Ắt sẽ gặp bạn lành
Được giúp đến bờ kia.
Thế nên, Trưởng giả, hãy đem tâm bình đẳng mà rộng bố thí. Như thế, Trưởng giả, hãy học điều này!
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hộ tâm, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.113)
Mới hay, khi mới phát tâmtu tập, nhất là thực thi hạnh lànhbố thí, tất nhiên cần “phân biệt” cho cái gì, cho như thế nào, ai đáng được cho… Cái thấy biết này rất cần nhưng nó chỉ là thức tri, toan tính của phàm tình. Nhưng sau một thời gianthực hành bố thí, mình phải nâng tâm trí và hạnh nguyện của mình lên một tầm cao mới. Dù thấy biết rõ hết tất cả nhưng vẫn “vô phân biệt”, hoan hỷ cho đi rất nhẹ nhàng, thậm chí cho hết những gì mình đang có; cho hết chỉ đơn giản vì quá thương, điều mà chỉ xảy ra khi trong tâm mình bi trí đã đong đầy.
Khi từ bi và trí tuệ đều tròn đủ và hòa quyện với nhau không thể tách rời, Bồ-tát hướng tâm nguyện vào đâu thì nơi ấy trở nên nhiệm mầu. Thế nên, tập cho đi những cái bên ngoài để rồi “cho” cả chấp ngã bên trong, cho người mà cũng là cho mình, mình và người đều an vui, đều sang đến bờ kia (đáo bỉ ngạn, ba-la-mật).
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnh mà chúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụ ở Bành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp mônquán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảngDuyên khởi là bất diệt và bất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chíxuất giahọc đạo. Đức Phậtthành đạotại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
Có phải bạn rất đỗingạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phậtxưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọngý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chíhướng thượng.
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
Đạo nghiệp là sự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
Đức PhậtDược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiênchúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinhgiác ngộ.
Về cơ bản, lý duyên khởigiải thoátmô tảtâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầucho đến lúc cuối.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.