Lời giới thiệu
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn
đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu
Lời giới thiệu Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
Sa môn Thích Thông Bửu - 2004
Nhà
nghiên cứu Phật học Lý Việt Dũng là
giáo thọ của Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam (
Vạn Hạnh) cùng nhiều
đạo tràng khác trong Tp.HCM, đặc
trách mục "Hỏi đáp Phật học" của Nguyệt san ‘
Giác Ngộ’,
đồng thời cũng là người góp ý
thường xuyên về mặt
biên soạn kinh điển của Tổ đình
Quán Thế Âm chúng tôi.
Ngoài
thì giờ dạy học và viết
báo Phật giáo,
ông
thường xuyên chú tâm phiên dịch kinh Phật không
phân biệt Thiền hay
Giáo. Riêng về Thiền, ông chủ trương
biên soạn các
tác phẩm Thiền tông Hoa – Việt mảng Hán Tạng,
tuần tự sau Việt tới Hoa,
cụ thể như sau "Tuệ Trung
Thượng Sĩ Ngữ Lục" là đến ‘Cảnh Đức
Truyền Đăng Lục’.
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục là một bộ Thiền sử Trung Hoa có thể nói là xưa nhất nhì và hoàn bị nhất mà từ khi ra đời vào năm đầu niên hiệu Cảnh Đức
nhà Tống (1004)
cho đến nay (2004),
trải qua 1.000 năm mà chưa có ai
phiên dịch hay
chú giải vì sách vừa đồ sộ về
dung lượng (Tiểu truyện 1.701
Thiền sư), lại vừa rất khó hiểu ở
văn Lý và Thiền ý. Cho nên một dịch phẩm đầy đủ,
trọn vẹn,
nhất quán mà lại có chất lượng là rất cần không chỉ riêng cho các tăng, ni sinh mà cho cả những ai trong nước
Việt
Nam ta, muốn hiểu
Thiền phong Trung Hoa nói riêng và
lãnh vực Thiền nói
chung.
Do
ý thức được sự
cần thiết của bản dịch,
trân trọng tính
chịu khó cần cù của dịch giả, nên
ban đầu chúng tôi gợi ý động viên rồi sau đó trong
phạm vi khả năng
cho phép, đã
hết sức ủng hộ dịch giả về mặt
vật chất, vì
nói thẳng, ông rất nghèo, và
tinh thần, vì không mấy khi ông được
mạnh khỏe, để
hoàn thành công trình.
Sau khi
hoàn thành bản thảo, nhà
nghiên cứu có nhờ
chúng tôi xem lại và viết mấy dòng
giới thiệu. Đọc xong bản thảo
chúng tôi vô cùng cảm động vì bản dịch được truyền tải từ nguyên văn chữ Hán qua chữ Việt một cách
tự nhiên nhưng
trong sáng dễ hiểu, nên đặt bút viết ngay mấy lời mà không có chút e ngại vì
dĩ nhiên tác phẩm phải có chỗ khiếm khuyết, nhưng nhìn chung, công có thể lấn át tội. Vậy nên mạnh dạn có mấy lời
giới thiệu thô thiển đến
độc giả.
Tổ đình
Quán Thế Âm 2004
Trụ trì
Sa môn Thích Thông Bửu
Lời giới thiệu Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
HT.Thích Phước Sơn
Sau khi bộ Thiền Luận của
thiền sư Suzuki được
chuyển ngữ sang tiếng Việt, những
độc giả hâm mộ Thiền tông
có dịp
thưởng thức một bộ Luận thư đầy
lý thú, xem đó như là một bộ sách khái yếu về
Thiền học rất đáng
trân trọng, nhưng vẫn mơ ước được đọc một bộ Thiền sử hoàn bị hơn. Khát vọng
chân chính ấy giờ đây đã
trở thành hiện thực.
Đó là sự
xuất hiện của dịch phẩm
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. Bộ lục này do
Thiền sư Đạo Nguyên người đời Tống
biên soạn, gồm 30 quyển, trình bày từ bảy
đức Phật đến 27 vị Tổ
Tây Thiên, sáu Tổ
Đông Độ và
Ngũ gia thất phái, bao quát 52
thế hệ, 1.701 người.
Sau khi soạn xong,
Đạo Nguyên đem dâng lên vua
Tống Chân Tông, vào năm Cảnh Đức thứ nhất (1004). Nhận được sách,
Chân Tông rất
hân hoan, liền truyền lệnh cho quan
Hàn lâm học sĩ Dương Ức hợp lực cùng các bạn
đồng liêu giám định, rồi bảo ông viết lời tựa. Qua đó
chúng ta thấy rõ
giá trị của bộ sách như thế nào.
Vì vậy mà các nhà
Phật học xem nó như kim chỉ nam của
Thiền tông nói chung và của
Thiền tông Trung Hoa nói riêng. Giờ đây, bộ sách đã được nhà dịch thuật Lý Việt Dũng
phát tâm phiên dịch.
Khi đề cập đến vị dịch giả này, có lẽ ít ai trong
chúng ta là không biết
đến ông.
Bản tính ông vốn
cẩn trọng,
phải chăng do chịu
ảnh hưởng quan điểm được xem là của
Lão Tử: Làm
văn hóa mà
sai lầm thì hại cả muôn đời.
Vì thế mà trước đây khi nhận
trách nhiệm dịch quyển
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, ông đã tốn khá nhiều
công phu thôi xao tư liệu, đắm mình trong
Thiền tịch; và nhờ
vậy mà khi
phiên dịch, ông đã có cơ hội kiểu chính không ít những
thuật ngữ Thiền học bị nhầm lẫn trong các tư liệu
Phật giáo Việt Nam từ trước
đến nay. Sau khi sách xuất bản, ông đã nhận được sự phản hồi đầy
ưu ái của các bạn đọc có nhiều tâm huyết.
Với niềm khích lệ lớn lao ấy, ông
tiếp tục dấn thân vào
lãnh vực chuyên môn của mình trong công việc dịch thuật. Phải
công nhận rằng ông vốn có năng khiếu bẩm sinh về Hán học,
đồng thời có biệt nhãn sắc bén về Thiền lý,
vô sư tự ngộ, và
đặc biệt rất ngưỡng mộ phong thái kỳ đặc của các
Thiền sư trác việt.
Mặc dù không
xuất thân từ
danh môn chánh phái, cũng chưa từng
tham thiền
nhập định mòn rách
bồ đoàn, thế mà khi đọc những
vấn đáp nghịch thường của các
Thiền sư, ông
lãnh hội một cách dễ dàng như những
câu chuyện nhàn đàm trong cuộc sống đời thường. Điều này gợi cho
chúng ta liên tưởng đến
truyền thuyết cho rằng
thi hào Tô Đông Pha là
hậu thân của một
Thiền sư.
Quí mến mối
chân tình tri ngộ, cảm kích tấm lòng nhiệt thành đối với
tiền đồ Phật giáo và
tin tưởng bản lĩnh của dịch giả,
chúng tôi trân trọng giới thiệu dịch phẩm
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục với chư vị
Tôn túc,
Tăng Ni,
Phật tử và
độc giả bốn phương.
Hy vọng dịch phẩm này sẽ
đáp ứng
phần nào niềm khát khao của những người muốn tìm về nguồn mạch
tâm linh
và nâng
kiến thức Thiền học của
Phật tử Việt Nam lên ngang tầm với
thời
đại.
Thiền viện Vạn Hạnh, mùa Vu lan năm 2004, PL.2548
Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam
HT.Thích Phước Sơn
Lời giới thiệu Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
Tỷ-kheo Viên Minh
Ngôn ngữ Thiền là
ngôn ngữ phi
ngôn ngữ, bởi nó không giống như
ngôn ngữ
triết học,
tôn giáo hay bất kỳ thể loại nào khác. Nó không nhằm dẫn đến
một
hệ thống luận thuyết hay
quan điểm nào cả. Tuy vậy, qua nó
chúng ta
có thể bắt gặp chiều sâu mà
hành trạng, sự
tu chứng hay thân giáo
phong
phú,
trung thực của các vị
Thiền sư biểu thị.
Ngôn ngữ Thiền có vẻ như rất kỳ bí nhưng
thực ra lại quá
rõ ràng và trực tiếp đến độ dường như trong đó
ngôn ngữ không hề có mặt.
Trớ trêu thay, hầu như tất cả
Ngữ Lục đều viết bằng chữ Hán, dù cho đó là
Ngữ Lục của các
Thiền sư Nhật Bản, Hàn Quốc hay
Việt Nam. Để đọc được
những
tác phẩm ấy
chúng ta cần có những bản dịch
tương đối chính xác, đòi hỏi người dịch không những phải có một
trình độ uyên thâm về Hán ngữ, Việt ngữ cũng như Thiền lý, mà còn phải
dày công tra cứu,
so sánh,
đối chiếu... rất nhiều
tài liệu mới có thể
chuyển ngữ được một cách
trung thực,
ít nhất là trên
phương diện ngữ nghĩa.
Ngữ nghĩa sai thì khó có thể tiếp cận được với những ngụ ý mà chư Thiền đức muốn khải thị huống chi là chạm đến chiều sâu
thân chứng của các ngài. Dịch
thuật Ngữ Lục quả là khó hơn bất kỳ loại
phiên dịch nào khác,
bởi dịch giả không những phải dịch đúng từng câu từng chữ mà còn phải đọc được những
ẩn ý vô ngôn giữa những từ, những cú như một thứ
cạm bẫy thường giăng ra để
thử thách căn cơ của chư Thiền giả.
Xem ra, ngoài
tinh thông ngữ nghĩa người dịch còn phải có
trực giác thấy được "Ý tại ngôn ngoại" mới mong chuyển tải được ý chỉ
thâm mật của Thiền.
Trong tất cả
Ngữ Lục thì
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục mà
Thiền sư Đạo Nguyên
đã sưu tập được 52 đời
truyền thừa của
Thiền tông Trung Hoa với 1.701 vị
Thiền sư xuất chúng, có thể xem là
tiêu biểu, nòng cốt và mẫu mực cho
hầu hết các
Ngữ Lục về sau, do đó là
tài liệu quí giá cho những ai muốn
khám phá thế giới Thiền
Đông Độ. Bởi vậy một bản dịch
chính xác,
trung thực sẽ đem lại
lợi ích lâu dài cho nhiều
thế hệ Thiền học Việt Nam.
Đọc bản dịch
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi
thán phục khi biết
sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu
kiên trì để
hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch
như ý định
ban đầu. Với
trực giác bẩm sinh về
ngôn ngữ, với
trình độ tinh tường về Hán học, với
thời gian chuyên
nghiền ngẫm tham cứu lâu dài
về Thiền, anh vẫn
thận trọng làm việc một cách nghiêm túc,
cần cù và tỉ
mỉ để tránh tối đa những sai sót mà người trước đã vấp phải.
Tuy vậy, không tự mãn, anh luôn
tham vấn, thỉnh ý
chư tôn Thiền đức hoặc
bàn bạc với các Thiền hữu
cho đến khi khai thông được những điều chưa
sáng tỏ. Đó chính là
lương tâm khả kính của một người làm công tác dịch thuật.
Những sáng kiến mà anh thêm vào, như phần
Phụ Lục, có thể giúp cho những
người
nghiên cứu khỏi
mất thì giờ tìm kiếm tài liệu đối chiếu,
tra cứu;
phần Gợi Ý
của riêng anh, dù
chủ quan hay khách quan, vẫn là những
ý kiến cần được
tôn trọng như là
thiện ý muốn giúp cho người
nghiên cứu rộng đường tầm cầu Thiền lý, mặc dù khi tâm sự với tôi về những góp ý của mình anh
tỏ ra khiêm nhường, rằng phần này chỉ
đặc biệt dành cho
tăng ni sinh trong các lớp
Thiền học mà anh hướng dẫn thôi chứ không xem
đó như là những
kiến giải mẫu mực.
Thực ra chưa ai dám tự cho
kiến giải
của mình là đúng, nên mới cần đến sự
ấn chứng của chư vị
Thiền sư đạt ngộ. Do đó,
thái độ khiêm nhường của anh cũng là một phẩm chất đáng quí.
Tuy nhiên, theo tôi,
kiến giải vẫn là giai đoạn tất yếu có trước và sau
khi ngộ.
Tôi không dám bàn gì thêm về
giá trị nguyên tác hay
phê bình phẩm chất bản dịch cũng như những góp ý
chân tình của anh, vì tất cả đã được trình
bày đầy đủ, xin nhường lại cho chư
độc giả rộng quyền phán xét.
Dĩ nhiên, không có bất kỳ một bản dịch nào
hoàn hảo, nhưng với những gì
đạt được trong dịch phẩm này không những là một
cống hiến lớn lao của anh cho
Thiền học Việt Nam nói riêng mà còn làm
phong phú cho kho tàng
văn học nước nhà nói chung.
Chân thành cám ơn anh Lý Việt Dũng đã cho tôi
xem lại bản thảo dịch phẩm
Cảnh Đức Truyền Đăng Lục trước khi xuất bản. Cẩn bút.
Tổ đình Bửu Long,
mùa An cư 2548
Tỷ kheo Viên Minh
Sách do Nhà xuất bản Hồng Đức ấn
hành, có bán tại Nhà sách Văn Thành, http://nhasachvanhoaphatgiao.com/
Nhà
Sách Văn Thành, ĐT: 38 482 028 – 0908585 560, <nhasachvanthanh@gmail.com>
411 Hoàng Sa,
P8, Q3, TP. HCM
Người gửi bài: Nguyên Định