THÀNH THẬT
LUẬN
Ngài HA-LÊ
BẠT-MA tạo
Đời Diêu Tần
Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn
Dịch giả:
Tỳ-kheo THÍCH TRÍ-NGHIÊM
PHẨM KHỔ-TƯỚNG THỨ 174
Nếu pháp xâm hại đấy gọi là khổ. Khổ nầy có ba thứ: khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Hiện tại thật khổ là dao gậy thảy, gọi là khổ khổ. Nếu khi chia lìa ân ái sinh bao nhiêu khổ vì vợ con thảy, gọi là hoại khổ. Nếu được không vô ngã trí biết pháp hữu vi đều có thể xâm hại, gọi là hành khổ. Tùy khổ tâm ấy gọi là khổ tưởng.
Hỏi: Nếu tu khổ tưởng được những lợi gì?
Đáp: Khổ tưởng nầy có quả nhàm lìa. Tại vì sao? Vì kẻ tu khổ tưởng không nương tham mừng, vì không có mừng, vì không có mừng nên không ưa. Lại hành giả nếu biết được pháp ấy là khổ thời chẳng thọ các hành. Nếu pháp tuy vô thường vô-ngã mà chẳng năng sinh khổ thời quyết chẳng bỏ. Vì khổ nên bỏ, vì bỏ khổ nên với khổ được thoát. Lại tất cả chúng-sinh chỗ rất sợ là khổ. Hoặc thiểu tráng, lão niên, hiền ngu, sang hèn biết tướng khổ nầy đều sinh nhàm lìa. Tất cả người tu hành đối với Nê-Hoàn năng sinh tâm yên ổn tịch-diệt, đều ở trong sinh tử sinh khổ tưởng vậy. tướng biết được? Vì nếu chúng-sinh bị khổ buộc cõi Dục làm sao não hại, thời đối với sơ thiền sinh tưởng tịch-diệt.
Như vậy lần lữa
cho đến bị khổ hại cõi hữu đảnh, thời với Nê-Hoàn sinh tưởng tịch diệt. Lại
trong sinh tử có bao nhiêu tội lỗi là khổ vậy. Như trong kinh nói: “Lỗi trong
các sắc ấy là vì khổ tướng sắc vô thường bại hoại.” Lại bởi vô-minh nên tham
đắm khổ nầy. Tại sao biết được? Vì chúng-sinh với trong thật khổ sinh tưởng vui
vậy. Nếu rất sinh khổ tưởng thời được nhàm lìa. Vậy nên Phật nói: “Ta vì giác
ngộ được khổ nên mới thuyết ra khổ-Đế.” Trong ấy Phật nhân thế Đế mới dạy nghĩa
như vậy. tùy tất cả chỗ Thiên nhân thế-gian sinh tưởng vui, thì nói đệ-tử Ta
với trong ấy sinh tưởng khổ. Sinh tưởng khổ rồi mới năng nhàm lìa. Lại chỗ rất
ngu-si là với trong khổ mà sinh tưởng vui. Vì tưởng nầy nên tất cả chúng-sinh
qua lại sinh tử, tâm thức não loạn. Nếu năng tưởng khổ thời được giải thoát.
Lại vì bốn lối ăn nên gây thành thân sau; đem tưởng khổ này dứt được các lối ăn
kia như ăn thịt con, như ăn trâu không da, như ăn đống lửa và như ăn trăm mũi
mâu nhọn. Trong bốn lối ăn như vậy đều là nghĩa khổ. Nhờ khổ tưởng nầy năng dứt
các lối ăn. Lại kẻ tu khổ-tưởng ý chẳng ưa ở trong bốn thức xứ, vì đều thấy là
khổ vậy. Như loại vi trùng si-nga nhào mình vào lửa là vì tưởng vui. Kẻ trí
biết lửa năng đốt thời được tránh xa. Phàm phu cũng như vậy, vì vô-minh si nên
gieo báo thân đời sau vào lửa; kẻ Trí vì khổ tưởng nên năng được giải thoát.
Lại tất cả ba cõi đều là khổ, là nhân duyên khổ: khổ thọ trong ấy là khổ; năng
sinh khổ thọ là nhân duyên khổ; khổ thọ trong ấy là khổ; năng sinh khổ thọ là
nhân duyên khổ. Tuy chẳng khổ liền, nhưng sau chắc bị khổ nên phải quán thế
gian tất cả đều là khổ, sinh tâm nhàm lìa, chẳng thọ các pháp, thời được giải
thoát.
PHẨM VÔ-NGÃ-TƯỞNG THỨ 175
Hành-giả thấy tất cả pháp đều là hoại tướng phá-hoại: như chấp sắc và ngã, khi sắc ấy bại hoại mới biết là tướng bại hoại vậy thời lìa ngã-tâm. Thọ thảy cũng như vậy. Như người bị nước hố núi làm trôi, gặp có chỗ nắm đeo mà vật ấy đều bị trốc dứt mất. Hành-giả cũng như vậy, chấp vật làm ngã, thấy vật ấy hoại thời biết vô-ngã. Vậy nên ở trong vô-ngã, tu vô-ngã-tưởng.
Hỏi: Tu vô-ngã-tưởng được, những lợi gì?
Đáp: Tu vô-ngã-tưởng mới có thể đủ khổ-tưởng. Phàm phu vì ngã-tưởng nên ở trong thật khổ mà chẳng hay thấy khổ. Trái lại dùng vô-ngã-tưởng nên ở trong chút khổ đã biết nó là hại. Lại ở trong vô-ngã-tưởng nên năng tu xả-tâm. Tại vì sao? Vì ngã-tưởng nên lo sợ mất hẳn ngã. Nếu năng thật biết chỉ mất khổ, không ngã khá mất thời năng tu xả. Lại vì vô-ngã-tưởng năng được thường có vui. Tại vì sao? Vì tất cả vô thường; trong ấy, nếu sinh tam ngã và ngã-sở, thời bảo là ngã sẽ không còn và Ngã-sở cũng mất luôn, thời thường có khổ. Nếu khởi nghĩ như vầy: Không có ngã và ngã-sở. Thời khi các pháp bại hoại chẳng sinh đau khổ. Lại hành-giả nhờ vô-ngã-tưởng nên tâm được thanh-tịnh. Tại vì sao? Vì tất cả phiền não đều do ngã-kiến mà sinh. Bởi cho rằng: việc nầy có ích lợi cho ngã ta nên sinh tham dục; trái lại việc nầy có tổn hại cho ngã ta nên sinh giận dữ, vì cho đấy là ngã, tức sinh kiêu-mạn.
Sau khi mạng sống ta lâm chung sẽ tác chẳng tác? tức sinh nghi kiến. Những lỗi như vậy đều bởi ngã nên khởi các phiền não. Chứ dùng vô-ngã-tưởng thời các phiền não kia dứt. Vì dứt phiền não nên tâm được thanh-tịnh. Vì tâm thanh-tịnh, nên mới có thể sánh ngang với vàng đá, chiên-đàn, dao búa, ngợi khen, mắng chưởi, tâm lìa ghét thương, yên ổn tịch diệt. Nên mới biết kẻ vô-ngã-tưởng tâm được thanh-tịnh. Lại trừ vô-ngã-tưởng lại không còn Đạo nào khác năng được giải thoát. Tại vì sao? Vì kẻ nói có ngã, nếu khi biết không ngã và không ngã sở hữu, thì năng tâm quyết định như vậy, liền được giải thoát.
Hỏi: Chẳng phải thế. Hoặc bởi vô-ngã-tưởng lại sinh lòng tham: như tham nữ sắc, đều vì chẳng phải bà con với ta vậy. Do đó tùy dùng kẻ chẳng phải ngã năng nhóm tội phước. Tại vì sao? Vì tự mình làm tổn hay ích cho bản thân, đâu có tội phước?
Đáp: kẻ có ngã
tâm năng sinh tham dục: với trong tự-thân sinh tướng nam tử; với trong tha nhân
sinh tướng nữ-nhân, nhiên hậu tham đắm. Lại khởi tham đắm đều do giả-danh;
tướng kẻ kia tức là giả-danh. Nên chẳng phải vô-ngã mà sinh lòng tham. Lại kẻ
vô-ngã tâm chẳng nhóm các nghiệp. Vô-ngã-tưởng nầy năng dứt tất cả phiền não và
nghiệp, vậy nên cần phải tu tập.
PHẨM THỰC-YỂM-TƯỞNG THỨ 176
Sinh tất cả khổ đều bởi tham ăn; cũng vì ăn nên giúp phát sinh dâm-dục. Ở trong cõi Dục có bao nhiêu thứ khổ đều bởi ăn uống dâm-dục mà sinh; nên dứt tham ăn mới tu được tưởng nhàm chán. Lại như chúng-sinh ở thời kỳ kiếp sơ, từ trên trời đến hóa sinh nơi đây, thân có yến sáng, bay đi tự tại. Bắt đầu ăn vị đất. Kẻ nào ăn nhiều, liền mất oai đức sáng. Như vậy dần dần có già đau chết. Đến ngày nay sống chỉ trăm tuổi, nhiều các thứ khổ não bởi đều tham ăn nên mất những lợi trên. Vậy nên phải chính-quán việc ăn. Lại tham đắm ăn uống nên sinh dâm dục. Do dâm-dục sinh các phiền não; do các phiền não gây các nghiệp bất-thiện; do nghiệp bất-thiện năng tăng thêm ba ác thú, mà giảm bớt chúng Thiên-nhân. Vậy nên tất cả suy não đều bởi tham ăn. Lại tướng già đau chết đều bởi ăn uống. Lại ăn là chỗ rất tham đắm. Dâm-dục tuy nặng nhưng chẳng hay não người, như kẻ vì ăn. Hoặc thiểu-tráng, lão niên, tại-gia hay xuất-gia không ai chẳng bị vì ăn mà làm não-hại vậy. Lại nên ăn nầy thì tâm chẳng đắm, kẻ chưa ly-dục ấy là rất khó, như chịu dao cắt, như uống thuốc độc, như nuôi rắn độc, vậy nên Phật nói: “Phải tu tập, lấy đấy mà ăn, thời chẳng bị khổ tham ăn làm não hoại”. Có các ngoại đạo tu pháp đoạn-thực, vậy nên Phật nói: “Ăn nầy chẳng phải dứt mà được lìa, phải suy nghĩ mà ăn”. Nếu chỉ đoạn thực chẳng hết phiền não, thời chết uổng vô ích. Vậy nên Phật nói: Với trong ăn nầy nên sinh tưởng nhàm lìa, thời không các lỗi như trên.
Hỏi: Làm sao với ăn nên sinh tưởng nhàm lìa?
Đáp: Ăn nầy thể
tính bất-tịnh ăn quả rất thượng vị cũng đều bất tịnh.Vậy nên phải nhàm chán.
Lại như tất cả đồ ăn uống sạch sẽ thơm đẹp, khi bất tức tịnh năng lợi ích cho
thân; lấy răng ngậm nhai ngấm thấm nước miếng, trạng như đồ mửa nhả; rồi cho
xuống bao tử năng lợi ích thân. Nên biết bất tịnh. Lại ăn uống nầy vì bất trí
nên ưa. Nếu người tuy ăn được dồ ăn ngon, rồi nhả ra chẳng thể ăn lại được. Nên
phải biết vì sức bất trí nên cho là ngon đấy thôi. Lại vì nhân-duyên ăn uống mà
chịu bao nhiêu ơn khổ nhọc vất vả việc chứa để giữ gìn của kẻ điền tác nông
phu; do nhân-duyên nầy khởi gây vô lượng tội lỗi. Lại có bao nhiêu đồ bất-tịnh
đều bởi ăn uống. Nếu không ăn uống do đâu mà có da thịt máu xương và phấn uế
thảy các vật bất tịnh? Lại có bao nhiêu ác đạo như những loại trùng ở trong cầu
tiêu, đều bởi vì tham đắm hương vị nên mới sinh vào trong ấy. Như trong nghiệp
phẩm đã nói: Chúng-sinh chết vì đói khát thời sinh làm loại trùng trong nước;
chết chỗ ồn ào sinh vào loại chim; chết vì tham dâm dục thời sinh trong bào
thai. Đại khái như thế thảy. Lại nếu lìa ăn nầy thời được vui lớn: như sinh về
cõi sắc và trong Nê-Hoàn. Lại tùy vì ăn nên mới có khổ cày cấy. Như vậy quán ăn
là khổ bất tịnh, cho nên cần tu tưởng nhàm chán.
PHẨM NHẤT-THIẾT THẾ-GIAN BẤT-KHẢ LẠC TƯỞNG THỨ
177
Hành-giả nhận thấy tất cả thế-gian đều khổ nên tâm không chút vui. Lại hành-giả này du Định ly-hỉ: như vô thường tưởng, khổ tưởng, vô ngã tưởng, thực yểm tưởng, tử tưởng thảy, nên tâm chẳng vui với tất cả thế-gian. Lại người nầy thấy kẻ sở ái thời tăng tham dục; thấy kẻ sở ố thời tăng giận thấy kẻ sở ái thời tăng tham dục; thấy kẻ sở ố thời tăng giận dữ thảy; thấy những kẻ nghèo cùng có khổ thiếu thốn thảy. Lại thấy kẻ ở chỗ tốt sẽ đọa chỗ xấu, thấy kẻ ở chỗ xấu đang chịu các kổ. Lại thấy kẻ giàu sang hiện tại biết chắc sẽ đọa, vì đó cũng là chỗ mà các tham sân phiền não tụ hội; còn những kẻ nghèo cùng hiện biết không có cơ hội có thể ra được. Vậy nên chẳng tham vui tất cả thế-gian. Lại ít có chúng-sinh được sinh chỗ tốt, phần nhiều đọa ác đạo, như trong kinh nói: “Í t sinh chỗ tốt, nhiều sinh chỗ xấu, thấy lỗi ấy rồi, chỉ cầu Nê-Hoàn”. Lại người nầy thấy lỗi tham thảy các phiền não thường bám theo chúng-sinh như kẻ oán rình giết người được cơ hội là hạ thủ ngay. Ở trong oán tặc ấy làm sao vui được? Lại thấy do phiền não sinh nghiệp chẳng lành, nghiệp quả chẳng lành thường theo dõi theo đuổi, quyết chẳng thoát được. Như trong kinh nói: “Nếu người gây ác nghiệp: nay gây, đã gây và sẽ gây, cho đến bay trên hư không, quyết chẳng có thể giải thoát.” Vậy nên chẳng vui.
Lại nữa, sinh thảy tám khổ hãy theo dõi người phước huống là kẻ vô-phước? Như vậy làm sao mà vui với thế-gian. Lại như một hòm rắn độc; kẻ giặc có năm con dao nhọn, giặc phá trống không làng xóm. Các khổ bờ bên nầy thường theo chúng-sinh làm sao mà vui được? Lại như bị trôi trong sông ái-hà mặn đắng. Khổ ngũ-dục là mũi nhọn độc, vô-minh đen tối và trong hầm lữa hừng, thường bám theo chúng-sinh, thì làm sao vui được! Lại hành-giả biết vui yên ổn ít, mà khổ suy não nhiều. Tại vì sao? Vì thấy các thế-gian: ngày tốt, hội vui, cây rừng hoa nở sum-sê, trái xinh thịnh mậu, quốc-độ an vui không được bao lâu, kẻ hưởng vui ấy ít, mà người chịu khổ thời nhiều. Vậy nên chẳng vui được với tất cả thế-gian.
Hỏi: Tu tập với tưởng nầy được những lợi gì?
Đáp: có thể đối
với tất cả sự tướng của thế-gian lòng chẳng tham đắm. Lại nhờ tu tưởng này nên
mau được giải thoát, vì với trong sinh tử chẳng còn ở lâu nữa. Lại hành-giả nầy
được lợi trí-huệ, vì thường học tập tất cả hành tướng tội lỗi vậy. Lại tâm
người này chẳng sinh phiền não, nếu sinh cũng mau diệt như một giọt nước rơi
trên tấm sắt nóng. Hành-giả bởi chẳng vui thế-gian,thời với tịch-diệt chẳng
năng vui lắm. Vậy nên cần tu tập tưởng tất cả thế-gian là chẳng đáng vui.
PHẨM BẤT-TỊNH TƯỞNG THỨ 178
Hỏi: tu bất-tịnh trong là thế nào?
Đáp; Hành-giả nhận thấy hột giống thân bất tịnh nghĩa là từ đường bất tịnh của cha mẹ sinh hai giọt đỏ và trắng hòa hợp. Lại thân này do vật bất tịnh mà thành là đồ ăn uống tan nát lòng chẳng thấm nhuần. Lại sinh ở chỗ bất-tịnh là trong thai mẹ đầy nhẫy bất tịnh. Lại phân uế thảy các vật bất tịnh họp lại mà làm thân; ở trong chín lỗ thường chảy bất tịnh. Lại chỗ để thân là chỗ chẳng tốt chẳng sạch.: Lại ăn uống áo mặc đắp đến thân người đều thành bất tịnh, bị người ta nhờm gớm. Lại vật dụng cho thân nầy đều là bất-tịnh, như nước tắm gội, hoặc bàn tắm thảy. Lại từ thân sinh ra: móng, tóc, mồ hôi và chất mũi dãi thảy đều là bất-tịnh. Lại htấy những thây chết thật là bất tịnh, thì thân ta đây khi chết đâu có khác gì? Phải biết xưa nay thường là bất tịnh. Khi sống chỉ vì ngã tâm che lấp, cho đó là tịnh, mà khi đụng thân người chết, cho đó là bất tịnh; mà tóc móng thảy là các vật thường chết; nhiều loại trùng chết cũng thường ở trong thân. Nên biết thân nầy xưa nay bất-tịnh. Lại loài rận bất tịnh và ruồi muỗi thảy các loại trùng chết cũng thường đến xúc thân. Nên biết bất tịnh. Lại thân nầy như cầu tiêu thường đầy bất tịnh; bởi đấy nên trong cầu tiêu sinh hàng ngàn thứ trùng, thân này cũng như vậy. Lại thân này như cái mả. Tại vì sao? Vì chỗ để thây nên gọi là mả; thân nầy cũng có nhiều trùng chết đang nằm trong ấy. Lại thân nầy hay gây bất tịnh, như chỗ sạch, hoa đẹp, quần áo, chuỗi anh lạc thảy, bởi thân nầy nên đều bị bất tịnh. Lại các kẻ Bà-la-môn chẳng theo thọ-thực những nhà đang có người chết và người đẻ, vì bất-tịnh vậy. Mà ở trong thân nầy có hàng ngàn vạn thứ trùng thường đẻ thường chết, thời không nên theo nó mà thọ ăn uống. Nên biết bất tịnh. Lại chỗ bất tịnh trong thế-gian là lao ngục. Thân nầy tức là ngục ngàn loại trùng, nên gọi bất tịnh. Lại thân nầy thường tắm gội, nếu nói là sạch cần tắm gội làm chi? Lại thấy hoa thường màu đẹp chuỗi anh lạc trang nghiêm cho thân nầy, phải biết thân nầy thể tính bất-tịnh, mới nhờ tịnh vật bên ngoài để nhờ trang điểm. Lại thân người rất là bất tịnh, như da, lông, móng, răng, gân, xương, thịt da của các chúng-sinh khác, hoặc có cần dùng, mà với trong thân người không một món khá lấy, vì là bất tịnh vậy.
Lại như hoa ưu-bát-la, bát-đầu-ma các hoa sen từ chỗ bất-tịnh mà sinh, nên gọi bất-tịnh, thân nầy chẳng như vậy, chẳng bởi các vật khác khiến nó bất tịnh, mà chính là nó bất-tịnh. Lại thân nầy nếu sạch, thời cần gì lấy áo quần che tủ? Như người láy áo che đống phân đại-tiểu để dối gạt kẻ khác. Nữ nhân cũng như vậy, lấy đồ phục sức che đậy tấm thân để dối gạt nam-tử, trái lại nam-tử cũng làm như vậy. Phải biết là bất-tịnh. Lại khắp cả thân nầy thường chảy ra bất-tịnh là chín lỗ cửa bất-tịnh và các lỗ chân lông không một chút sạch. Nên biết bất-tịnh.
Hỏi: Tu bất-tịnh tưởng được những lợi gì?
Đáp: Bởi trong trai gái là sạch nên khởi tham dục, mới mở các cửa tội lỗi. Tu tưởng bất-tịnh thời năng chế-phục tham-dục. Tại vì sao? Vì thân nầy đều là hôi thúi bất-tịnh, chỉ lớp da mỏng che khuất nên chẳng biết được, in như lấy áo che đống bất tịnh; kẻ nào ưa sạch sẽ thời xin tránh xa! Lại kẻ hành giả nầy, nhờ tưởng xanh-bầm thảy mà phá hoại tất cả thân. Vì hoại thân nên chẳng sinh tham dục. Lại cũng chỉ hiện thấy xanh-bầm các sắc.
Hỏi: Như thật chưa xanh tại sao thấy xanh?
Đáp: Hành-giả nhờ sức tín-giải lấy tướng xanh nầy rồi thấy thấy tất cả sắc đều xanh-bầm.
Hỏi: Quán nầy như thế là điên-đảo chứ gì?
Đáp: Trong thân
nầy có phần xanh-bầm. Như trong kinh nói trong nước có tướng xanh. Lại thường
tu tập tướng xanh-bầm nên năng thắng các sắc khác, như ánh sáng viên ngọc
thanh-châu năng làm át sắc trắng. Như vậy tập lâu tướng xanh-bầm thảy, vì tưởng
bất-tịnh đầy đủ. Bất-tịnh đầy đủ thời chẳng khởi dâm-dục. Chẳng khởi dâm-dục
thời đóng bít các cửa tội lỗi, tùy thuận Nê-Hoàn. Tu bất-tịnh-tưởng được lợi
như thế.
PHẨM TỬ-TƯỞNG THỨ 179
Hành-giả dùng tử-tưởng đối với trong thọ mạng tâm chẳng quyết định, nên phải tu tập. Lại người nầy thường rất ưa vui pháp lành, trừ dứt chẳng lành. Tại vì sao? Vì chúng-sinh phần nhiều quên chết, nên mới khởi nghiệp chẳng lành, nếu nghĩ nhớ chết thời năng trừ dứt. Lại thường nhớ chết, nên đối với: cha mẹ, anh em, chị em, bà con, láng giềng, bè bạn thảy, thời mỏng bớt sự tham ái. Lại tu tập tử-tưởng thời được tự lợi nghĩa là năng nhất tâm nhóm các pháp lành; chúng-sinh thế-gian nhiều vui lợi tha mà bỏ tự lợi. Lại người nầy năng mau được giải thoát. Tại vì sao? Vì kẻ thường theo qua lại trong thế-gian nên có chết chóc: người nầy chán sự chết chóc nên mới cầu sự giải thoát.
Hỏi: Nên tu tử-tưởng như thế nào?
Đáp: Như trước đã tổng thuyết tất cả vô thường; nay chỉ nói quán thân vô thường. Dứt ấm luôn nối nhau gọi là chết. Tưởng thân này vô thường lắm hơn sự vật bên ngoài, in như bình chén không có tướng bền chắc. Hành-giả quán thân mong manh hơn các vật kia. Tại vì sao? Vì bình chén kia, nếu gia tâm giữ gìn hoặc có thể còn lâu dài; mà thân nầy có lâu hay chăng nữa không hơn trăm năm, vì không bền chắc như vậy nên phải nghĩ nhớ tử-tưởng. Lại thân nầy nhiều pháp trái hại nhau là: dao, gậy, mũi nhọn, oán giặc, hầm hố, ăn uống chẳng tiêu hóa, các chứng bệnh lạnh, nóng, gió. Tóm tắt mà quan-sát: tất cả chúng-sinh và vật phi chúng-sinh đều là pháp trái hại của thân. Vậy nên phải tu tử-tưởng. Lại hành giả nhận thấy thân, với trong mỗi niệm thường là tướng hư hoại không bảo đảm được một niệm, nên tu tử tưởng. Lại hành-giả hiện thấy: thiểu-tráng, lão-niên, có bệnh, không bệnh, không ai năng đẩy lui được sự chết, mới tự nghĩ thân mình cũng sẽ có như vậy. Vậy nên tu tử-tưởng. Lại hành giả thấy có nghiệp báo bất định, chẳng phải tất cả nghiệp đều chịu hết trong khoản tuổi thọ trăm năm. Vì nghiệp bất định nên chết cũng bất-định nên phải nghĩ nhớ chết. Lại trong vô thủy sinh tử có vô lượng nghiệp; có những nghiệp năng làm hại các nghiệp khác. Ta cũng phải có nghiệp chết phi thời; thì làm sao mà tin được mạng sống nầy ư? Lại hành-giả nhận thảy cái chết nó có đại thế lực, không thể lấy lời mềm mỏng mà dụ dỗ, hay dối gạt bằng của cải, hoặc đuổi bắt và tranh kiện mà thoát được, như núi Đại-sơn-thạch từ bốn pháp áp đến không chỗ chốn tránh.
Hỏi: Nếu người năng khiến vua Diêm-Vương hoan hỷ thời thoát chết được chứ?
Đáp: Nói thế là ngu si. Vua Diêm-Vương không có quyền lực tự tại năng làm cái việc sinh sát ấy, chỉ năng khảo xét việc làm thiện hay ác mà thôi. Vậy nên hành-giả nhận thấy thân không chỗ nương nhờ và cầu cứu ở trong con đường chết. Nên nghĩ nhớ tử-tưởng. Lại hành-giả thường thấy thân nầy bị già đau làm não hai, vì không có tính bền chắc, và niệm niệm sinh diệt nối nhau vì nghiệp thức trói buộc, nên tu tử-tưởng. Lại hành giả nầy thấy chết là định mệnh, thời bất định quyết thắng, vì bất định nên tu tử-tưởng.
Hỏi: Tại sao chẳng nói tưởng già bịnh thảy mà chỉ nói tưởng chết?
Đáp: Già bệnh cướp người chẳng hay hết được: bệnh cướp mạnh khỏe; già cướp thiểu tráng mà giòng họ láng giềng và thân vẫn còn nguyên. Chỉ có chết thời cướp hết sạch. Lại già bệnh thảy là nhân duyên chết, nên chẳng cần nói riêng và không ai cứu giúp, cũng không bè bạn, không chỗ nương cậy, là chỗ rất đáng sợ”. Nên phải nghĩ chết. Lại chúng-sinh vì nhân duyên chết nên sợ hãi đời sau. Lại trong ba cõi tất cả đều có chết, mà già bệnh chẳng như vậy.
Hỏi: Nếu chẳng rời chúng-sinh có chết ấy. Chúng-sinh tức là giả danh. Thì hành-giả tu tập tưởng mà làm chi?
Đáp: Chẳng hoại
tướng chúng-sinh sợ hãi nơi chết. Nếu tu tử-tưởng thời chẳng sinh kinh sợ, nên
cần phải tu tập. Lại vô thường tưởng thảy gọi là cận đạo. Còn bất-tịnh, yểm-thực
và tử tưởng thảy gọi là viễn đạo. Kẻ chưa đắc đạo nhờ các tưởng nầy mới có thể
chế được tâm.
PHẨM HẬU-TAM-TƯỞNG THỨ 180
Đoạn tưởng: Như trong tứ-chính-cần nói: Vì muốn đoạn pháp ác bất thiện đã sinh nên siêng-năng tinh-tiến. Các pháp ác bất-thiện nầy là nhân-duyên khổ-não địa ngục thảy, và cũng là gốc các điều khổ của các tiếng tăm xấu ác và tâm ăn-năn thảy. Vậy nên phải đoạn.
Hỏi: Đoạn bằng cách nào?
Đáp: Đắc pháp bất-tác, bấy giờ là đoạn. Lại nghĩ nhớ tà là nhân tham-dục thảy các phiền não. Đoạn nhớ tà ấy là pháp nầy đoạn.
Hỏi: Tu đoạn tưởng nầy được những lợi ích gì?
Đáp: Người tu tưởng nầy thường chẳng theo ác pháp, mà làm những việc đáng làm. Lại đây là lìa bát-nạn, làm thân người lợi nghĩa là dứt phiền não. Lại ưa dứt phiền não là pháp-phục hủy-hình lợi người xuất-gia. Nếu ai chẳng như vậy thời luống uổng tự hổ thân. Lại nếu hành-giả vui tu đoạn-tưởng, như dục hết chẳng sinh gọi là ly-dục. Nghĩ ly-dục nầy mới gọi ly-tưởng.
Hỏi: Nếu nói đoạn-tưởng tức là ly-tưởng, tại sao còn nói lại?
Đáp: Do đoạn được ly. Đoạn là diệt tham dục. Như trong kinh nói: “Vì dứt tham-dục nên ngũ-ấm dứt”. Lại đoạn-tưởng là ly-dục-tưởng. Tại vì sao? Vì nếu với pháp nầy không tham gọi là đoạn pháp ấy. Vậy nên nếu được ly-dục, thời dứt khổ não. Như trong kinh nói: “Kẻ ly-dục được giải thoát”. Được giải thoát tức là đoạn. Nếu vào được vô dư, đấy gọi là Diệt. Lại trong kinh nói cho ba tính: Đoạn tính, ly dục tính, diệt tính. Nếu đoạn tính, ly dục tính tức là A-La-Hán, đoạn tất cả phiền não, lìa dục ba cõi, trụ hữu dư Nê-Hoàn. Như nói diệt tính tức lâm chung xả thọ mạng dứt ấm nối nhau vào vô dư Nê-Hoàn.
Lại có hai thứ
giải thoát: Huệ giải thoát và tâm giải thoát. Như nói Đoạn tức là Ly vô-minh,
nên Huệ được giải thoát. Như nói ly-dục tức là ái-tâm được giải thoát. Quả của
hai giải thoát nầy gọi là Diệt. Lại như nói dứt tưởng tức là nói dứt
vô-minh-lậu. Như nói ly-dục-tưởng tức là nói dứt dục-lậu hữu-lậu. Như nói
diệt-tưởng là hai quả nầy. Lại như trong kinh nói: “Dứt tất cả các hành nên gọi
là Đoạn, lìa tất cả các hành nên gọi là Ly; diệt tất cả hành nên gọi là Diệt”.
Vậy thời ba pháp này nghĩa một mà tên khác nhau. Nếu tu vô thường-tưởng cho đến
diệt-tưởng thời xong tất cả việc. Diệt các phiền não, Đoạn ấm kiết nối nhau,
vào Vô-dư Nê-Hoàn.
PHẨM TRONG ĐỊNH-CỤ TRƯỚC NĂM ĐỊNH-CỤ THỨ 181
Hỏi: Ông trước nói Đạo-Đế gọi Định-cụ và Định. Đã nói Định, Định-cụ nầy nay cần phải nói. Tại vì sao? Vì nếu có Định-cụ thời Định mới thành được, mà không là chẳng thành?
Đáp: Định-Cụ có tất cả mười một pháp: 1- Thanh-tịnh trì-giới; 2- Được Thiện-tri-thức; 3- Giữ-gìn căn-môn; 4- Ăn uống biết lường; 5- Đầu đêm cuối đêm bớt phần ngủ nghỉ; 6- Đầy đủ thiện giác; 7- Đầy đủ tín giải; 8- Đủ hành giả phận; 9- Đủ chỗ giải thoát; 10- Không bị chướng-ngại; 11- Chẳng chấp mắc.
1- THANH TỊNH TRÌ GIỚI: Lìa nghiệp chẳng lành gọi là trì-giới. Nghiệp chẳng lành: chỗ gọi sát, đạo, tà dâm là ba thân nghiệp vọng-ngữ, lưỡng-thiệt, ác-khẩu, ỷ-ngữ là bốn khẩu nghiệp. Xa lìa tội nầy gọi là trì-giới. Lại lẽ kính rước đưa và cúng dường thảy, tu hành các pháp lành cũng gọi là giới. Vì giới năng làm nhân cho Định. Nên phải thọ-trì. Tại vì sao? Vì in như rèn vàng, trước trừ rét to.Như vậy trước lấy trì-giới trừ lỗi to là phá-giới, sau mới lấy Định thảy trừ các lỗi nhỏ.
Tại vì sao? Vì nếu không trì giới thời không thiền-định. Nhờ nhân-duyên trì giới thiền-định mới dễ được thành như trong kinh nói: “Giới là gốc Đạo và cũng là nấc thang mầu”. Lại nói: Giới là xe đầu tiên, nếu chẳng lên xe đầu làm sao kêu được xe thứ hai thảy. Lại nói: Giới là đất bằng; đứng đất bằng xem được bốn Đế. Lại nói: Hai sức: sức nghĩ và sức tu. Sức nghĩ tức là trì giới; sức tu là Đạo. Trước suy nghĩ so lường tội lỗi phá giới, lợi ích trì giới nên mới có thể trì giới. Sau khi đắc Đạo tự nhiên lìa ác. Lại nói: Giới là rễ cây Bồ-Đề, mà không rễ là không cây. Nên phải trì tịnh giới. Lại lẽ pháp là phải như vậy. Nếu không trì giới thời không thiền-định, in như pháp được trị bịnh, phải dùng như thế trị bịnh phiền não; nếu không trì giới thời pháp được chẳng đủ. Lại nói: Kẻ tịnh trì giới thời tâm chẳng ăn năn, cho đến ly dục tâm được giải thoát, các công đức nầy đều nhờ trì giới. Nên gọi Định cụ. Lại có nghiệp chướng, phiền não chướng, quả hai món chướng nầy gọi là báo chướng. Nếu tịnh giới thời không có ba chướng nầy. Nếu tâm không có bị chướng thời năng thành Định; lại kẻ tịnh trì giới chẳng bại hoại, chắc đến Nê-Hoàn, như gỗ trôi trong dòng sông Hằng. Lại tịnh trì giới nên năng an lập: Trì giới năng nghiệp chẳng lành nơi thân miệng. Thần định năng ngăn nghiệp chẳng lành nơi ý. Ngăn các phiền não như vậy phải được thật chân-trí mới rốt-ráo đoạn. Lại lầu đài của Đạo phẩm lấy giới làm cột-trụ; đô-thành của tâm thiền-định lấy giới làm hồ trì chung quanh; qua biển sinh tử lấy giới làm rường cầu. Vào trong đám đông người lành lấy giới làm ân; ruộng bát thánh đạo lấy giới làm bờ cõi; như ruộng kko bờ thời nước chẳng còn. Cũng như thế, nếu không tịnh giới nước Định chẳng tồn tại.
Hỏi: Làm sao gọi tịnh trì giới?
Đáp: Nếu hành-giả thật thâm tâm chẳng ưa làm ác, sợ hãi đời sau và tiếng xấu, gọi là tịnh trì giới. Lại hành giả đem tịnh tâm nên trì giới thanh-tịnh. Như trong kinh thất dâm dục nói: “Thân tuy chẳng phạm, mà tâm chẳng tịnh nên giới chẳng tịnh”. Lại nhân-duyên phá giới là các phiền não, nên năng chế phục là trì giới được tịnh. Lại Thanh-Văn trì giới chỉ vì Nê-Hoàn; kẻ cầu Phật Đạo đem lòng đại bi vì tất cả chúng-sinh chẳng chấp giới tướng, năng khiến giới ấy, như tính Bồ-Đề. Trì giới như vậy gọi là thanh-tịnh.
2- THIỆN TRÍ THỨC: Trong kinh nói nhờ hai nhân-duyên sinh chính kiến: một theo người nghe pháp; hai tự chính nghĩ nhớ pháp đã được nghe. Đấy gọi là thiện tri thức.
Hỏi: Nếu như vậy, mà sao chỉ nói Thiện tri thức thôi?
Đáp: Trong kinh nói: “A-Nan hỏi Đức Phật: Tôi ngồi yên một chỗ, khởi nghĩ như vầy: Gặp được Thiện tri thức, thế là được một nửa phần nhân-duyên Đắc-Đạo? Phật dạy rằng: Đừng nói lời ấy. Thiện tri thức của nhân-duyên đầy đủ đắc-Đạo. Tại vì sao? Vì chúng sinh lão bệnh tử mà được Ta làm Thiện tri thức, thời với sinh lão bệnh tử mà được giải thoát.” Lại chúng-sinh nhờ Thiện-tri-thức, được tăng trưởng giới thảy năm pháp như cây sa-la đại-thọ nhờ núi Tuyết-Sơn được năm sự tăng trưởng. Lại Phật hãy còn tự vui Thiện-tri-thức, như khi Ngài mới đắc Đạo khởi nghĩ như vầy: “Nếu người mà không thầy thời không có chỗ nào là không sợ hãi; không lòng cung kính thường bị ác pháp che khuất, không hạnh yên ổn. Ta nay phải lấy ai làm Thầy, nương ai mà trụ? Khởi nghĩ như thế rồi mới khắp xem tất cả không ai hơn mình được, liền nảy nghĩ rằng: Pháp mà Ta đã chứng được, nhờ đó mới thành Phật, nay phải trở lại nương pháp ấy”. Các Phạm-thiên cũng khen rằng: Vậy không ai bằng Phật. Tất cả đức Phật đều lấy Pháp làm Thầy. Lại Thiện-tri-thức in như đèn sáng; có mắt mà không đèn thời chẳng thấy gì được. Như vậy hành-giả tuy có lớn căn phước đức nhân-duyên mà không Thiện tri thức thời không được ích gì.
Hỏi: Kẻ như thế nào là Thiện tri thức?
Đáp: Tùy theo năng khiến người tăng-trưởng pháp lành gọi là Thiện-tri-thức. Lại tất cả những người lành là kẻ an-trụ nơi chánh-pháp, đều là Thiện-tri-thức của thiên-nhân và thế-gian.
3- GIỮ-GÌN CĂN-MÔN: Là chính nghĩ nhớ. Hành-giả chẳng nên nhắm mắt mà xem, chỉ nên nhất-tâm chính nghĩ hiện-tiền. Lại gọi là chính-huệ, lấy chính-huệ nầy mới năng phá cảnh-duyên hiện-tiền. Năng phá tiền-duyên nên mới có thể chẳng chấp lấy tưởng. Chẳng chấp lấy tưởng nên chẳng chạy theo giả-danh. Nếu chẳng giữ các căn, để chấp lấy tướng thời các phiền não, rồi lưu lộ ra năm cửa tức thì phá giới thảy pháp lành. Nếu năng giữ gìn căn-môn thời giới thảy được bền chắc.
4- ĂN UỐNG BIẾT LƯỜNG: Chẳng vì sức mạnh, dâm dục, tham vị mà ăn, chỉ vì nuôi thân vậy.
Hỏi: Hành-giả nuôi thân để làm gì?
Đáp: Để tu pháp lành vậy. Nếu bỏ pháp lành thời không đạo pháp. Không đạo pháp thời làm sao mà lìa khổ được! Nếu người chẳng vì tu hành mà ăn, thời là luống uổng nuôi kẻ oán-tặc, và cũng phá hư phước của thí-chủ, tổn hại người cúng dường. Như vậy chẳng đáng ăn vật ăn của người.
Hỏi: Lấy gì mà lường ăn uống?
Đáp: Tùy có thể giúp nuôi thân, đấy gọi là lường.
Hỏi: Nên ăn những món gì?
Đáp: Nếu món ăn chẳng tăng thân bệnh lạnh nóng thảy, tâm bệnh tham giận thảy, thế là nên ăn. Những món ăn nầy cũng phải tùy thời: như biết món ăn ấy đối với thời nầy năng tăng thêm các bệnh lạnh nóng tham giận thảy thời chẳng nên ăn.
Hỏi: Các ngoại đạo nói: “Nếu ăn món thanh tịnh thời năng được tịnh phước, nghĩa là tùy ý thèm muốn sắc, hương, vị, xúc; nước phải lọc lượt chúng nguyện nhiên hậu mới ăn. Đấy gọi là tĩnh. Việc ấy thế nào?
Đáp: Đồ ăn uống không có quyết-định là tịnh. Tại vì sao? Vì nếu cho đồ ăn thừa bất-tịnh, thời tất cả đồ ăn uống không thứ nào chẳng phải thừa; như sữa là vật thừa của bò con, mật là thừa của ong, nước là thừa của trùng, hao là thừa của bướm ong, và trái là thừa của chim chóc. Cứ suy nghĩ thế thảy. Lại thân nầy từ bất-tịnh mà sinh, thể tính bất-tịnh, bất-tịnh đầy nhẫy. Đồ ăn uống trước là bất-tịnh, sau vào trong thân không một chút tịnh. Chỉ vì điên-đảo mê lầm quấy cho là tịnh mà thôi.
Hỏi: Nếu đều là bất-tịnh, thời cùng hạng người hèn hạ, Chiên-đà-la đâu có khác chi?
Đáp: Lại nhờ bất-sát, bất-đạo, bất tà-mạn thảy; đúng như pháp mà được ăn. Đem trí-huệ quán-tưởng lỗi ăn uống, rồi lượt nước xong nhiên hậu mới ăn. Chứ chẳng phải chỉ lượt nước mà cho là tịnh được.
5- ĐẦU ĐÊM CUỐI ĐÊM BỚT PHẦN NGỦ NGHỈ:
Hành-giả biết sự nghiệp do tinh-tiến siêng-năng mà thành nên chẳng ngủ nghỉ. Lại thấy ngủ nghỉ luống-uổng không được gì. Nếu người cho ngủ nghỉ là vui, chút vui hèn ấy chẳng cần nói vậy. Lại hành-giả chẳng ưa đồng-cư với phiền não, như người chẳng ưa ở chung với kẻ oán-tặc; đời đâu có người đang ở trong trận giặc mà ngủ ngon lành? Nên chẳng ngủ nghỉ.
Hỏi: Ngủ nghỉ đến đòi làm sao mà xua đuổi?
Đáp: Người nầy
được ý-vị Phật-pháp, tâm rất vui mừng, nên có thể trừ khiển được. Lại nghĩ tội
lỗi già đau chết trong sinh tử thời tâm sợ hãi nên chẳng ngủ nghỉ. Lại hành-giả
nhận thấy được làm thân người, các căn đầy đủ, lại may được gặp Phật-Pháp, có
thể phân biệt tốt xấu, phải quấy là việc rất khó, mà nay chẳng cầu độ còn đợi
khi nào mới được giải thoát? Vậy nên phải siêng-năng tinh-tiến để diệt trừ ngủ
nghỉ.
PHẨM BẤT-THIỆN GIÁC THỨ 182
6- ĐẦY ĐỦ THIỆN GIÁC: Nếu người tuy chẳng ngủ nghỉ mà khởi bất-thiện-giác, chỗ gọi: dục giác, sân giác, não giác; hoặc thân lý giác, quốc độ giác, bất tử giác, lợi tha giác, khinh tha giác thảy. Thà nên ngủ nghỉ, đừng khởi những thứ bất-thiện giác nầy. Mà cần phải chính nghĩ nhớ xuất thảy các thiện giác, chỗ gọi xuất giác, bất sân não giác, tám bực đại nhân giác. DỤC GIÁC: là nương lòng tham dục mà sinh giác với trong ngũ-dục thấy có hai lợi vui, gọi là dục-giác. Làm suy hại chúng-sinh, gọi là sân giác, não giác. Hành-giả chẳng nên nhớ nghĩ ba món giác nầy. Tại vì sao? Vì nhớ nó thời bị tội nặng. Lại như trước đã nói tội lỗi tham thảy. Bởi tội lỗi nầy chẳng nên nghĩ nhớ.
Hỏi: Tại sao chẳng nói si thảy giác?
Đáp: Ba giác nầy thứ lớp mà sinh, còn các phiền não khác chẳng phải như thế. Hành-giả hoặc nghĩ ngũ-dục nên sinh tham giác, tham mà chẳng được mới sinh giận dữ; hoàn thành giận dữ gọi là não. Vậy nên chẳng nói si thảy. Lại kết quả của si là tham giận, như từ tham giận sinh nghiệp bất-thiện. Ba món giác nầy là nghiệp nhân bất thiện. Như trong kinh nói: “Ví như cục đất, đêm thời khói ra, ngày thời lửa cháy”. Khói tức là giác; lửa gọi là nghiệp.
THẦN-LÝ-GIÁC: Bởi bà con, xóm làng nên khởi nghĩ nhớ muốn khiến bà con, xóm làng được yên ổn vui vẻ. Hoặc nghĩ suy hại thời sinh buồn rầu; hoặc nghĩ muốn cùng làm các việc đồng sự với bà con xóm làng gọi là thân lý giác. Hành-giả chẳng nên nghĩ nhớ thứ giác nầy. Tại vì sao? Vì bản nguyện khi xuất gia đã xả thân-lý, mà nay lại khởi giác nầy là điều chẳng nên. Nếu người xuất gia lại nghĩ thân-lý thời luống bỏ gia thuộc uổng công ích gì. Vì yêu thân-lý nên sinh tham đắm. Vì tham đắm mới giữ-gìn. Vì nhân-duyên giữ gìn mà roi gậy thảy các nghiệp thứ tự sinh khởi. Vậy nên chẳng nên sinh thân lý-giác. Lại cùng thân-lý hòa hợp thời không thể tăng-trưởng pháp lành. Lại hành-giả nghĩ tất cả chúng-sinh trôi lăn trong sinh tử không một ai là chẳng phải thân-lý thời tại sao chấp đắm chênh-lệch. Lại trong sinh tử vì thân-lý nên buồn thương khóc lóc lệ chảy thành biển cả, mà nay lại tham đắm nữa thời khổ vô cùng tận! Lại chúng-sinh vì nhân-duyên lợi ích nên thân ái nhau không có nhất định. Lại kẻ hay nghĩ thân-lý là tướng ngu-si; người ngu ở thế-gian chưa có lợi mình mà muốn lợi người. Nếu nghĩ thân-lý thời ít tự-lợi. Vì những lẽ trên đây nên hành-giả chẳng nên khởi thân lý-giác.
QUỐC-ĐỘ-GIÁC: Hành-giả sinh nghĩ chỗ cõi nước nào đó giàu vui yên ổn nên qua đến kia khá được an vui. Lại tâm nông nỗi muốn dạo xem cho khắp. Hành-giả chẳng nên khởi ý giác như vậy. Tại vì sao? Vì tất cả cõi nước đều có lỗi ác: có nước rất lạnh; có nước rất nóng; có nước nhiều hiểm; có nước nhiều bệnh; có nước nhiều giặc trộm. Có nhiều lỗi trái khác nhau như thế, nên chẳng nên nghĩ tới. Lại kẻ nông nổi thời mất thiền-định. Tùy theo chỗ ưa vui năng được tăng thêm pháp lành thời đấy là tốt, chứ cần gì phải xem khắp cõi nước ư. Tất cả các cõi nước chỉ đẹp xa nghe, đến đó chưa chắc vừa lòng, vì người đời phần nhiều lời nói quá sự thật. Lại những kẻ du ngoạn các nước chịu nhiều sự khổ, vì thân nầy là nhân-khổ, mà mang nhân khổ nầy theo đi đến chỗ nào cũng đều chịu khổ. Lại hưởng chịu khổ vui do nghiệp nhân thì dù đi xa đến đâu cũng không ích gì. Vậy nên chẳng nên khởi quốc-độ-giác.
BẤT TỬ GIÁC: Hành-giả khởi nghĩ như vầy: Ta nên chậm sau sẽ tu Đạo. Trước hết phải đọc tụng kinh tạng, luật tạng, luận tạng, tạp tạng và Bồ-Tát tạng, rộng họp các sách ngoại điển; nuôi nhiều đệ tử; dắt dẫn người lành cúng dường bốn Tháp, khiến họ tu đại bố thí. Nhiên hậu mới tu Đạo. Đấy là bất tử giác. Hành-giả chẳng nên khởi nghĩ như vậy. Tại vì sao? Vì giờ khắc chết chẳng định được, không thể dự biết trước được. Nếu trong khi đang kinh doanh các việc không may mạng tận thời đâu kịp tu Đạo được. Đến khi sắp chết lòng dạ ăn năn buồn rầu thốt lời: Ta luống dưỡng thân nầy uổng không được gì hết, đồng chết như loài súc sinh nào khác. Như trong kinh nói: “Phàm phu nên dùng hai mươi pháp để uốn dẹp tự tâm nghĩa là như vầy: Ta chỉ có hình phục khác với kẻ tục mà luống không được ích gì hết. Cho đến sẽ đem việc chẳng ích đến khi chết”. Lại kẻ trí chẳng làm những việc chẳng nên làm. Như trong kinh Pháp Cú nói: “Việc chẳng nên làm chẳng làm, việc nên làm thời thường làm; nghĩ nhớ tâm an huệ, thời được hết các lậu”. Lại trong kinh nói: “Kẻ chưa được tứ đế, phương tiện vì muốn được, phải siêng thêm tinh tiến, rất hơn chữa lửa cháy dầu”. Vậy nên chẳng nên khởi bất tử giác. Lại bất tử giác là tập khí ngu si, có đâu kẻ trí biết nhân mạng vô thường như hạt sương mai mong manh trên cành dương liễu, há dễ đâu năng bảo tồn một khắc! Lại trong kinh nói: “Đức Phật hỏi các Tỳ-kheo rằng: các ngươi tu tập tưởng chết như thế nào, có vị thưa lại Phật rằng: Tôi chẳng bảo đảm được bảy năm; có vị thưa thấp xuống sáu năm, cứ như thế càng giảm bớt cho đến còn trong chừng giây lát, cũng chẳng bảo đảm được. Phật quở rằng: các ngươi đều là những kẻ buông lung tư tưởng chết vậy. Khi ấy có một vị Tỳ-kheo vai áo bên hữu mới thưa Phật rằng: Tôi đối với hơi thở ra lệch chẳng bảo đảm hít vào; hít vào chẳng bảo đảm ra. Đức Phật mới khen: “Hay thay! Hay thay! Ngươi mới là chân thật tu tưởng chết.” Vậy nên chẳng nên khởi bất-tử-giác.
LỢI-THA-GIÁC: Đối với trong chẳng phải thân-lý muốn khiến cho họ được lợi. Hoặc khởi nghĩ như vầy: khiến kẻ nào đó giàu sang an vui năng tu bố-thí, còn kẻ nào đó thời chẳng tu kịp. Hành-giả chẳng nên khởi giác như vậy. Tại vì sao? Vì chẳng bởi nghĩ mà năng khiến kẻ kia được khổ vi vậy. Chỉ có tự đem nghĩ ấy làm hoại loạn Định tâm mà thôi.
Hỏi: Chứ muốn khiến cho người lợi chẳng phải lòng Từ hay sao?
Đáp: Hành-giả cầu Đạo nên nghĩ lợi Đệ-nhất-nghĩa là vô thường thảy. Trong ấy tuy có ít được phước nhưng vì năng hại Đạo, lợi ít hại nhiều, vì loạn Định tâm vậy. Nếu đem tản-tâm nghĩ lợi người khác thời không thể thấy tội lỗi tham đắm, nên chẳng nên nghĩ.
KHINH-THA-GIÁC:
Hành-giả, hoặc nghĩ người kia; giòng họ, sắc lực, giàu sang, tài năng, trì
giới, lợi căn, thiền-định và trí-huệ thảy đều chẳng bằng ta. Hành-giả chẳng nên
khởi giác-sát như thế. Tại vì sao? Vì tất cả muôn vật đều vô thường vậy, như
thượng trung hạ đâu có sai khác? Lại tóc lông móng răng của người ấy đều gọi là
bất-tịnh, bình-đẳng không có khác. Lại già bệnh chết thảy và suy não cũng vẫn
đồng đều. Lại tất cả chúng-sinh trong ngoài khổ-não đều đồng không khác. Lại
phàm phu mà giàu sang là nhân-duyên gây tội lỗi. Lại giàu sang chẳng bao lâu
rồi cũng nghèo cùng lại. Vậy nên chẳng khởi giác-sát khinh dễ người khác. Lại
kiêu mạn là khí phần của vô-minh, kẻ Trí đâu khởi lối giác-sát ấy.
Thành Thật luận hết quyển 17