- Phẩm Thứ Nhất: Khuyến Phát Tâm
- Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm
- Phẩm thứ ba: Thệ nguyện
- Phẩm thứ tư: Đàn Na Ba La Mật
- Phẩm thứ năm: Giới Ba La Mật
- Phẩm Thứ Sáu: Nhẫn nhục Ba La Mật
- Phẩm Thứ Bảy: Tinh Tấn Ba La Mật
- Phẩm Thứ Tám: Thiền Định Ba La Mật
- Phẩm Thứ Chín: Bát Nhã Ba La Mật
- Phẩm Thứ Mười: Như Thật Pháp Môn
- Phẩm Thứ mười một: Không, Vô Tướng
- Phẩm Thứ mười hai: Công Đức Trì
- Lời bạt
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch
Phẩm Thứ Sáu Nhẫn nhục Ba La Mật
Luận nói: Bồ Tát phải tu Pháp Nhẫn Nhục như thế nào? Và làm thế nào cho Pháp Nhẫn Nhục được kết quả tự lợi, lợi tha và cả hai đều lợi ích viên mãn?
Hàng Bồ Tát tu Pháp Nhẫn Nhục đúng pháp thì có khả năng trang nghiêm Đạo Bồ đề: Bồ Tát vì muốn điều phục chúng sanh, khiến họ xa lìa khổ não, cho nên phải tu Pháp Nhẫn Nhục.
Người tu Pháp Nhẫn Nhục, thì tám thường khiêm hạ, đối với tất cả chúng sanh có tâm cang cường, kiêu mạn, thì mình phải hỉ xả không chấp trách. Lại khi thấy người bị nguy ác, thì phải khởi tâm thương xót giúp đỡ, ngôn ngữ phải nhu nhuyễn, để khuyến hóa người tu thiện pháp. Khéo léo phân biệt giải thích quả báo sai biệt của tâm sân nhuế, và luôn ôn hòa Nhẫn nhục (hòa nhẫn), đó là bước đầu của hàng Bồ Tát phát tâm tu Pháp Nhẫn Nhục. Tu hành Pháp Nhẫn Nhục, thì được tránh khỏi những điều xấu ác, thân tâm được an lạc đó gọi là tự lợi vậy.
Lại hay hoá đạo chúng sanh, khiến cho họ thảy đều hòa thuận, đó gọi là lợi tha vậy.
Do chỗ tu Pháp Vô Thượng Nhẫn Nhục, nên giáo hóa các chúng sanh, khiến cho họ đồng lợi ích như mình, cho nên gọi là cả hai đều ích lợi vậy. Do chánh nhơn tu Nhẫn Nhục, nên được kết quả đoan chánh, khiến cho mọi người đều cung kính, cho đến
khi thành Phật có các tướng hảo thượng diệu. Đó gọi là thành tựu trang nghiêm Đạo Bồ đề vậy.
Nhẫn nhục có ba trường hợp :
Gọi đó là: THÂN NHẪN - KHẨU NHẫN và Ý NHẪN.
1/ Thế nào gọi là THÂN NHẪN ?
Nghĩa là có kẻ đến mắng chửi, hay đánh đập hủy báng, ác tâm với ta, cho đến đả thương làm đau đớn, ta cũng phải nhẫn thọ cảnh khổ đau ấy. Lại nữa, khi ta thấy các chúng sanh bi uy bức, sợ hãi, ta phải đem thân mà gánh vác cho họ, nhưng lòng không mỏi mệt thối chí, trường hợp làm được như vậy, gọi là Thân Nhẫn Nhục .
2/ Thế nào gọi là KHẨU NHẪN ?
Nếu có người mạ lỵ ta, ta phải mặc nhiên nhẫn thọ, không mắng trả lại lại có kẻ rất là phi lý đến quở trách ta, ta cũng phải tỏ lời ôn hòa, mà thuận ghi nhớ lời (tỏ lời ôn hòa mà đối xử với họ). Nếu có kẻ to lời lớn tiếng chửi rủa phỉ báng ta, ta cũng phải nhẫn thọ. Sự kiện như vậy gọi là tu Khẩu Nhẫn Nhục.
3/ Thế nào gọi là ý NHẪN?
Nếu thấy có kẻ sân hận với ta, lòng ta cũng không ghi nhớ, luôn tránh xa họ. Nếu có kẻ gây sự xúc não, ta cũng phải giữ tâm thanh tịnh chớ dao loạn, nếu có kẻ dùng lời lẽ hủy báng, lòng ta cũng không oán trách. Những sự kiện như vậy gọi là tu Pháp ý Nhẫn Nhục.
Ở thế gian, đánh đập nhau có hai trường hợp,một là sự thật, hai là ngang ngạnh, ẩu xử. Nếu là có lỗi lầm, có người hiềm nghi, vì lẻ đó mà ẩu đả ta, ta phải nhẫn nhục. xem như được uống vị cam lồ? và đối với nguời kia ta còn khởi tâm cung kính.
Vì sao? Vì đó là một sự khéo léo điều phục và giáo huấn ta, khiến ta xa lìa các điều tội lỗi. Nếu có kẻ ỷ quyền cậy thế ngang tàng ẩu đả; làm ta xấu hổ (bỉ mặt), cho đến bị thương tích, thì ta phải suy nghĩ: Ngày nay ta không lỗi lầm nhưng biết đâu quá khứ túc nghiệp sai lầm, nay phải lãnh thọ, cho nên phải Nhẫn thọ vậy.
Vả lại, ta phải tư duy thân tứ đại giả hợp, ngũ ấm duyên hội mà có, thì ai là người bị đánh (hay ai đánh ai?). Rồi lại quan sát: người trước mặt ta, biết đâu không lại là kẻ si cuồng, thì ta oán trách họ làm gì? Cho nên ta phải nhẫn thọ vậy! Lại nữa, kẻ mắng chửi cũng có hai loại: một là thật, hai là hư (giả).
Nếu những lời người kia là thật, thì ta phải khởi tâm tàm quý (ăn năn). Nếu những lời người kia hư ngụy, thì việc đó ta vô can dự, khác nào âm vang gió thổi qua tai, không làm hại ta được. Vì vậy nên phải tu Pháp Nhẫn Nhục.
Lại nữa, sự sân hận cũng như vậy. Nếu có người vô cớ đến sân hận với ta, thì ta phải nhẫn thọ. Nếu ta khởi sân hận với họ, tất đời sau sẽ bị đọa vào ác đạo thọ đại khổ não. Do nhơn duyên như vậy, thân ta dù có bị sự ác tâm của người chẽ chặt phân ly, cũng không nên khởi tâm sân hận, rnà cần phải quán sát sâu xa về NGHIỆP LỰC, NHƠN DUYÊN ở đời trước. Cần phải tu tập TÂM TỪ BI, thường lân mẫn tất cả, nếu cảnh khổ nhỏ mà ta không nhẫn thọ được thì làm sao có thể tự điều phục được
TÂM ta ? Và làm sao có thể điều phục được TÂM CHÚNG SANH? - Khiến cho họ được giải thoát tất cả ác pháp, thành tựu Vô thượng quả. Cho nên, là NGƯỜI TRÍ, tất phải vui vẻ Tu Pháp Nhẫn Nhục, thì người tu hạnh này được dung mạo đoan chánh, lại được rất nhiều tài bảo, khiến cho mọi người trông thấy đều hoan hỷ, kính ngưỡng phục tùng.
Lại phải quan sát, nếu thấy có kẻ hình hài, nhan sắc xấu xa các căn không đủ, thiếu thốn tài vật (cuộc sống nghèo khổ), thì phải biết rằng, đều do nhơn sân hận nên như vậy. Do nhơn duyên đó, NGƯỜI TRÍ cần phải Tu Pháp Nhẫn Nhục thâm thiết vậy.
Pháp sanh nhẫn nhơn duyên có 10 môn:
1/ Không quán sát (cố chấp) ngã và ngã sở.
2/ Không phân biệt, ghi nhớ tộc họ.
3/ Phá trừ tánh kiêu mạn.
4/ Đối với sự ác xấu, không cần báo trả.
5/ Quán sát rõ ràng tướng vô thường.
6/ Tu tập Tâm từ bi.
7/ Giữ tâm không phóng dật.
8/ Xa lìa sự cơ khát, khổ, lạc v.v...
9/ Đoạn trừ sân nhuế.
10/ Tu tập trí huệ.
Nếu người thành tựu 10 pháp như trên, thì người đó thành tựu Pháp Nhẫn Nhục vậy.
Hàng Bồ Tát Mahatát, khi tu tập Nhẫn thanh tịnh rốt ráo, tất vào được Pháp KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN, VÔ TÁT (Tức chứng đắc các pháp ấy), không cùng với Kiến , Giác, Nguyện, Tát mà hòa hợp, cũng không đắm trước (cố chấp) nơi PHÁP KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN, VÔ TÁC, cho nên các Kiến Giác, Nguyện , Tác đều là KHÔNG (đều dứt hết).
Như vậy, Nhẫn Nhục không có hai tướng (vô nhị tướng), cho nên gọi là THANH TỊNH TẤT CÁNH NHẪN.
Nếu đã chứng nhập Nhơn trí, và diệt hết kiết sử, nếu vào cảnh tịch-diệt, cũng không cùng tận sanh tử mà hòa hợp, cũng không ỷ lại chỗ Tận kiết tịch diệt , đối với các sự sanh tử đều là KHÔNG. Pháp Nhẫn như vậy, gọi là Pháp vô nhị tướng, cũng gọi là Thanh Tịnh Tất Cánh Nhẫn vậy.
Lại nữa, TÁNH bất tự sanh, bất tùng tha sanh, bất hòa hợp sanh, lại cũng không từ đâu đến và cũng không thể phá hoại. Vì Bất khả hoại, nên gọi là Bất khả tận: Như vậy Pháp Nhẫn ấy là Pháp vô nhị tướng. Cho nên gọi là “Thanh tịnh tất cảnh nhẫn” vậy.
Lại nữa, “không làm, chẳng phải chẳng làm”, không chỗ nương tựa, không phân biệt, không trang nghiêm. không tu trị (sửa chữa) không tới lui (tấn phát) v.v... trọn chẳng tạo sanh. Pháp Nhẫn như vậy gọi là Đắc Pháp Vô Sanh Nhẫn.
Do đó, khi Bồ Tát tu hành Pháp Nhẫn này, thì đắc Thọ ký Nhẫn. Hàng Bồ Tát,
Mahatát tu hành Pháp Nhẫn Nhục này, thành tựu Tánh Tướng Tận Không, không có
chúng sanh v.v... Cho nên trọn đủ (viên mãn) Nhẫn Nhục Ba La Mật vậy.