- Phẩm Thứ Nhất: Khuyến Phát Tâm
- Phẩm thứ hai: Luận Về Sự Phát Tâm
- Phẩm thứ ba: Thệ nguyện
- Phẩm thứ tư: Đàn Na Ba La Mật
- Phẩm thứ năm: Giới Ba La Mật
- Phẩm Thứ Sáu: Nhẫn nhục Ba La Mật
- Phẩm Thứ Bảy: Tinh Tấn Ba La Mật
- Phẩm Thứ Tám: Thiền Định Ba La Mật
- Phẩm Thứ Chín: Bát Nhã Ba La Mật
- Phẩm Thứ Mười: Như Thật Pháp Môn
- Phẩm Thứ mười một: Không, Vô Tướng
- Phẩm Thứ mười hai: Công Đức Trì
- Lời bạt
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch
Phẩm Thứ Bảy Tinh Tấn Ba La Mật
Luận nói: Hàng Bồ Tát phải như thế nào là Tu Hạnh Tinh Tấn ? Tu Tinh Tấn là vì lợi ích cho mình và cho người, cũng như cả hai đều lợi ích – Tu pháp Tinh Tấn như vậy, thì mới trang nghiêm được Đạo Bồ Đề.
Hàng Bồ Tát vì muốn điều phục chúng sanh, khiến họ xa lìa khổ não, cho nên phải tu Pháp Tinh Tấn. Người tu Hạnh Tinh Tấn, thì bất luận thời gian nào, hoàn cảnh nào cũng phải thường tu tập, thanh tinh phạm hạnh, xả ly tâm lười biếng, ngã mạn, dù tâm không phóng dật, đối với việc gian nan, dù không lợi ích cho mình, tâm vẫn thường tinh tấn tu tập, trọn chẳng thối thất, lãng quên. Cho nên hàng Bồ Tát khi sơ phát tâm tu tập Pháp Tinh Tấn, nếu có khả năng thành tựu thế gian và xuất thế gian Thượng diệu pháp. Đó là pháp tự lợi. Lại giáo hoá chúng sanh, khiến họ tinh cần tu học thiện pháp, đó gọi là lợi tha. Bởi nhờ công đức tu chánh nhơn Bồ Đề như vậy, nên khi giáo hóa chúng sanh khiến họ đồng lợi ích như mình, vì vậy gọi là cả hai cùng lợi ích.
Chánh nhơn tu Tinh Tấn sẽ chứng đắc quả vị Chuyển Thắng Thanh Tịnh Diệu Quả: Duy thức gọi là Nhị chuyển y quả, tức địa vị thập địa Bồ Tát, siêu việt các cõi (tam giới), cho đến sớm thành tựu Chánh Giác. Đó gọi là tu Tinh Tấn được trang nghiêm Đạo Bồ Đề vậy
TINH TẤN có hai môn:
- Vì cầu Vô thượng Bồ Đề.
- Vì muốn cứu độ chúng sanh rộng khắp.
Do hai lý do do mà khởi tâm tu Pháp Tinh Tấn ba la mật vậy.
Tuy nhiên, hàng Bồ Tát thành tựu 10 niệm, mới có khả năng phát tâm cần hành Tinh tấn.
Những gì là mười niệm?
1. Tưởng niệm vô lượng công đức của Chư Phật.
2. Tưởng niệm công đức Chánh pháp bất tư nghì giải thoát.
3. Tưởng niệm công đức Tăng già thanh tịnh, vô nhiễm vậy.
4. Tưởng niệm tu hành Tâm đại từ, để an vui cho chúng sanh.
5. Tưởng niệm thực hành Tâm đại bi cứu khổ chúng sanh vậy
6. Tưởng niệm Chánh định, khuyến cần chúng sinh an vui tu tập thiện pháp vậy.
7. Ghi nhớ các tà định của chúng sanh để cứu giúp họ trở về chánh định.
8. Tưởng niệm đến cảnh nhiệt não, cơ khát của loài ngạ quỷ mà cứu tế.
9. Tưởng niệm khổ cảnh nơi địa ngục chúng sanh chịu sự thiêu đốt bức não mà cứu tế vậy.
10. Tưởng niệm đến cảnh khổ đau triền miên của loài súc sanh mà cứu giúp vậy.
Hàng Bồ Tát phải tư duy 10 niệm như thế, đối với công đức TAM BẢO, cần phải tu tập Từ bi, chánh định, phải khuyến khích hướng dẫn kẻ tà định trở về chơn chánh, và luôn cứu giúp chúng sanh trong ba đường khổ não, chúng ta phải lo cứu tế. Phải đúng như Pháp mà tư duy, chuyên niệm không tán loạn, ngày đêm cần tu không được dừng nghỉ. Đó gọi là Năng khởi Chánh niệm Tinh Tấn. Pháp tu Tinh Tấn của hàng Bồ Tát lại có 4: Bốn việc đó là tu Tứ Chánh cần:
Một là, ác pháp chưa sanh khởi, cần ngăn chận không để phát sanh.
Hai là, ác pháp đãsanh, phải sớm đoạn trừ.
Ba là, thiện pháp chưa sanh khởi, phải tạo phương tiện khiến cho sớm phát sanh.
Bốn là, thiện pháp đã sanh cần phải tu tập thành tựu viên mãn vậy.
Hàng Bồ Tát tu tập Pháp tứ Chánh cần như vậy, luôn luôn không dừng nghỉ, mới gọi đó là Tinh Tấn Ba La Mật. Cần tu Pháp Tinh Tấn, thì làm hoại được tất cả phiền não, tăng trưởng Vô Thượng Bồ Đề, đó là Chánh nhơn vậy. Bồ Tát nếu có khả năng thọ lãnh tất cả các khổ nơi thân tâm, đó là vì muốn an lập sự vui cho chúng sanh, mà không khởi tâm mệt mỏi, nên gọi đó là Tinh Tấn Ba La Mật.
Bồ Tát tu Tinh Tấn, tức xa lìa sự xấu ác, tâm siểm khúc, và các tà tinh tấn. Phải tu tập Chánh Tinh Tấn, nghĩa là : TÍN, THÍ, GIỚI, NHẪN, ĐỊNH, HUỆ, TỪ BI, HỶ XÃ. Việc làm phải làm cho xong. Việc sẽ làm phải chí tâm làm cho xong (dục tác dĩ tác, dương tác chí tám), thường thực hành tinh cần, không hối tiếc đối với thiện pháp và sự cứu khổ cho chúng sanh, cũng như ta cứu lữa cháy đầu, tâm không quên lãng, không thối lui. Đó gọi là Tinh Tấn Ba La Mật.
Hàng Bồ Tát, tuy là không tiếc thân mạng, nhưng vì đại sự là cứu tế khổ bức cho chúng sanh, và cứu hộ Chánh pháp, cho nên phải quý trọng thân mạng, gìn giữ oai nghi, thường tu thiện pháp.
Khi tu tập thiện pháp thì tâm không giãi đãi, dẫu cho bị mất thân mạng, cũng không xã bỏ chánh pháp. Đó gọi là Bồ Tát, tu hành Đạo Bồ Đề. Vì tu hành Đạo Bồ Đề, nên phải thực hành Pháp Tinh tấn.
Người tâm hạnh giãi đãi, thì không thể nhứt thời tu học trọn vẹn Pháp bố thí, chẳng thể tu Trì giới, tu Tinh tấn, thì đối các khổ cảnh cần phải thực hành pháp nhiếp tâm, niệm, định, tư tưởng, phân biệt thiện ác. Cho nên nói rằng: Lục Ba La Mật nhơn nơi Pháp Tinh tấn mà được tăng trưởng. Nếu hàng Bồ Tát Mahatát tu pháp Tinh tấn tăng thượng diệu hạnh, thì sớm thành tựu quả Vị Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bồ Tát phát khởi hạnh trang nghiêm, tu Pháp Tinh Tấn lại có 4 việc như sau:
Một là, phát tâm đại trang nghiêm.
Hai là, tích tập tâm hạnh dõng kiện.
Ba là, tu tập các thiện căn.
Bốn là, giáo hóa tất cả các chúng sanh.
Thế nào là Bồ Tát phát tâm ĐẠI TRANG NGHIÊM?
Nghĩa là ở nơi các cảnh sanh tử, tâm luôn luôn kham nhẫn, chẳng kể kiếp số, cho đến vô lượng vô biên, trăm ngàn vạn ức na do tha hằng hà sa A tăng kỳ kiếp, cho đến khi thành Phật đạo, tâm hạnh cũng không mệt mỏi. Sự kiện như vậy, gọi là không giãi đãi tu tập Pháp Tinh Tấn.
Thế nào là Bồ Tát tu Tích Tập Dõng Kiện?
Nghĩa là đối với tam thiên đại thiên thế giới như nhà lửa thiêu đốt, chỉ vì mong được thấy Phật, mong được nghe Pháp, vì mong được An chỉ cho chúng sanh đối với thiện pháp. Tất nhiên từ nơi đại hỏa kia mà vượt qua để điều phục cho chúng sanh, tâm tư khéo léo, khiến cho chúng sanh an vui (an chỉ) . Đó là do Tâm đại bi, nên gọi là Dõng kiện Tinh tấn vậy.
Thế nào là Bồ Tát tu Tích Tập THIỆN CĂN ?
Nghĩa là đúng Như pháp mà khởi tâm tu tập tất cả thiện căn, tất cả pháp thiện đều hồi hướng về quả Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác, là thành tựu Nhất thiết trí. Như vậy gọi là tu tập Thiện căn Tinh tấn.
Thế nào là vì giáo hoá chúng sanh mà Bồ Tát tu TINH TẤN?
Nghĩa là đối với tất cả chúng sanh, tánh, loại, không thể đếm, nhiều vô lượng vô biên tính bằng hư không giới. Bồ Tát tu Tinh Tấn lập thệ nguyện rằng: Ta phải cứu độ tất cả, không để thiếu sót một chúng sanh nào. Vì muốn giáo hoá chúng sanh, cho nên phải tu hành Pháp Tinh tấn. Vì vậy gọi là Giáo hóa Tinh tấn vậy.
Tóm lại mà nói, Bồ Tát vì tu tập thành tựu công đức 37 phẩm Trợ đạo, thành tựu Vô thượng trí huệ, vì tu tập Phật pháp, mà phát khởi hạnh Tinh tấn Ba La Mật. Đối với chư Phật và các công đức vô lượng vô biên, Bồ Tát Ma Ha Tát, do phát tâm Đại trang nghiêm, tu tập Tinh tấn cũng phải vô lượng vô biên như vậy. Lại nữa, Bồ Tát vì cứu tất cả chúng sanh khổ cảnh, mà tu Tinh tấn, tâm vì ly dục thà tu Tinh tấn, do đó viên mãn Tinh tấn Ba La Mật.