- Lời Nói Đầu Của Dịch Gỉa
- 01. Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi
- 02. Pháp Hội Vô Biên Trang Nghiêm
- 03. Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ
- 04. Pháp Hội Tịnh Cư Thiên Tử
- 05. Pháp Hội Vô Lượng Thọ Như Lai
- 06. Pháp Hội Bất Động Như Lai
- 07. Pháp Hội Mặc Giáp Trang Nghiêm
- 08. Pháp Hội Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt
- 09. Pháp Hội Đại Thừa Thập Pháp
- 10. Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Phổ Môn
- 11. Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh
- 12. Pháp Hội Bồ Tát Tạng
- 12.01. Phẩm Khai Hoá Trưởng Giả Thứ Nhất
- 12.02. Phảm Kim Tỳ La Thiên Thọ Ký Thứ Hai
- 12.03. Phẩm Thí Nghiệm Bồ Tát Thứ Ba
- 12.04. Phẩm Như Lai Bất Tư Nghì Tánh Thứ Tư
- 12.05. Phẩm Tứ Vô Lượng Thứ Năm
- 12.06. Phẩm Đàn Na Ba La Mật Đa Thứ Sáu
- 12.07. Phẩm Thi La Ba La Mật Thứ Bẩy
- 12.08. Phẩm Sằn Đề Ba La Mật Thứ Tám
- 12.09. Phẩm Tỳ Lê Gia Ba La Mật Thứ Chín
- 12.10. Phẩm Tĩnh Lự Ba La Mật Thứ Mười
- 12.11. Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Thứ Mười Một
- 12.12. Phẩm Đại Tự Tại Thiên Thọ Ký Thứ Mười Hai
- 13. Pháp Hội Phật Thuyết Nhơn Xử Thái
- 14. Pháp Hội Phật Thuyết Nhập Thai Tạng
- 15. Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký
- 16. Pháp Hội Bồ Tát Kiến Thiệt
- 16.01. Phẩm Tự
- 16.02. Phẩm Tịnh Phạn Vương Đến Phật
- 16.03. Phẩm A Tu La Vương Thọ Ký
- 16-04 Phẩm Bổn Sự
- 16-05 Phẩm Ca Lâu La Vương Thọ Ký
- 16-06 Phẩm Long Nữ Thọ Ký
- 16-07 Phẩm Long Vương Thọ Ký
- 16-08 Phẩm Cưu Bàn Trà Thọ Ký
- 16-09 Phẩm Càn Thát Bà Thọ Ký
- 16-10 Phẩm Dạ Xoa Thọ Ký
- 16-11 Phẩm Khẩn Na La Vương Thọ Ký
- 16-12 Phẩm Hư Không Hành Thiên Thọ Ký
- 16-13 Phẩm Tứ Thiên Vương Thọ Ký
- 16-14 Phẩm Tam Thập Tam Thiên Thọ Ký
- 16-15 Phẩm Dạ Ma Thiên Thọ Ký
- 16-16 Phẩm Đâu Xuất Đà Thiên Thọ Ký
- 16-17 Phẩm Hoá Lạc Thiên Thọ Ký
- 16-18 Phẩm Tha Hoá Tự Tại Thiên Thọ Ký
- 16-19 Phẩm Chư Phạm Thiên Thọ Ký
- 16-20 Phẩm Quang Âm Thiên Thọ Ký
- 16-21 Phẩm Biến Tịnh Thiên Thọ Ký
- 16-22 Phẩm Quảng Quả Thiên Thọ Ký
- 16-23 Phẩm Tịnh Cư Thiên Tử Tán Kệ
- 16-24 Phẩm Giá La Ca Ba Lợi Bà La Xà Ca Ngoại Đạo
- 16-25 Phẩm Lục Giới Sai Biệt
- 16-26 Phẩm Tứ Chuyển Luân Vương
- 17. Pháp Hội Phú Lâu Na
- 18. Pháp Hội Hộ Quốc Bồ Tát
- 19. Pháp Hội Úc Già Trưởng Lão
- 20. Pháp Hội Vô Tận Phục Tạng
- 21. Pháp Hội Thọ Ký Ảo Sư Bạt Đà La
- 22. Pháp Hội Đại Thần Biến
- 23. Pháp Hội Ma Ha Ca Diếp
- 24. Pháp Hội Ưu Ba Ly
- 25. Pháp Hội Phát Thắng Chí Nguyện
- 26-pháp Hội Thiện Tý Bồ Tát
- 27-pháp Hội Thiện Thuận Bồ Tát
- 28-pháp Hội Dũng Mãnh Thọ Trưởng Gỉa
- 29-pháp Hội Ưu Đà Diên Vương
- 30-pháp Hội Diệu Huệ Đồng Nữ
- 31-pháp Hội Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di
- 32-pháp Hội Vô Uý Đức Bồ Tát
- 33-pháp Hội Vô Cấu Thí Bồ Tát Ứng Biện
- 34-pháp Hội Công Đức Bửu Hoa Phu Bồ Tát
- 35-pháp Hội Thiện Đức Thiên Tử
- 36-pháp Hội Thiện Trụ Ý Thiên Tử
- 36-01-phẩm Duyên Khởi
- 36-02-phẩm Khai Thiệt Nghĩa
- 36-03-phẩm Văn Thù Thần Biến
- 36-04-phẩm Phá Ma
- 36-05-phẩm Bồ Tát Thân Hành
- 36-06-phẩm Bồ Tát Tướng
- 36-07-phẩm Nhị Thừa Tướng
- 36-08-phẩm Phàm Phu Tướng
- 36-09-phẩm Thần Thông Chứng Thuyết
- 36-10-phẩm Xưng Tán Phó Pháp
- 37-pháp Hội A Xà Thế Vương Tử
- 38-pháp Hội Đại Thừa Phương Tiện
- 39-pháp Hội Hiền Hộ Trưởng Gỉa
- 40-pháp Hội Tịnh Tín Đồng Nữ
- 41. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp
- 42. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Sở Vấn
- 43. Pháp Hội Phổ Minh Bồ Tát
- 44. Pháp Hội Bửu Lương Tụ:
- 44.01 Phẩm Sa Môn Thứ Nhất
- 44.02 Phẩm Tỳ Kheo Thứ Hai
- 44.03 Phẩm Chiên Đà La Sa Môn Thứ Ba
- 44.04 Phẩm Doanh Sự Tỳ Kheo Thứ Tư
- 44.05 Phẩm A Lan Nhã Tỳ Kheo Thứ Năm
- 44.06 Phẩm Tỳ Kheo Khất Thực Thứ Sáu
- 44.07 Phẩm Phất Tảo y Tỳ Kheo Thứ Bảy
- 45. Pháp Hội Vô Tận Huệ Bồ Tát
- 46. Pháp Hội Văn Thù Thuyết Bát Nhã
- 47. Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát
- 48. Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân
- 49. Pháp Hội Quảng Bác Tiên Nhân
- 50. Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm
- 51. Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát
- 52. Pháp Hội Bửu Nữ
- 53. Pháp Hội Bất Thuần Bồ Tát
- 54. Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát
- 55. Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát
- 56. Pháp Hội Vô Ngôn Bồ Tát
- 57. Pháp Hội Bất Khả Thuyết Bồ Tát
- 58. Pháp Hội Bửu Tràng
- 59. Pháp Hội Hư Không Mục
- 60. Pháp Hội Nhựt Mật Bồ Tát
- 61. Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
- 62. Pháp Hội Quán Vô Lượng Thọ Phật
- Lời Ghi Nhận Sau Kinh Của Người Dịch
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU
Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Phẩm Lục Giới Sai Biệt
Thứ Hai Mươi Lăm
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU
Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Phẩm Lục Giới Sai Biệt
Thứ Hai Mươi Lăm
Bấy giờ Tịnh Phạn Vương và quyến thuộc thấy A Tu La nhẫn đến trời Quảng Quả cúng dường Phật được thọ ký, cũng nghe trời Tịnh Cư nói kệ tán thán Phật, lại thấy ngoại đạo cũng được thọ ký, nhà vua suy nghĩ rằng : Việc ấy hi hữu chẳng nghĩ bàn được. Đức Thế Tôn rất khéo nói như vậy, tất cả thế gian rồi đều vui mừng.
Do ái luyến con trai mình nên Tịnh Phạn Vương đối với đức Phật tình ý rất ân cần. Đức Thế Tôn nói với Tịnh Phạn Vương rằng : “Pháp của Phật nói, trước giữa sau đều thiện cả, nghĩa ấy sâu xa, vị ấy thuần thiện thanh tịnh không xen tạp thanh bạch không ô nhiễm, nói rõ pháp phạm hạnh. Những phạm hạnh gì ? Đó là pháp môn phân biệt lục giới.
Nay vua nên lắng nghe khéo suy nghĩ sẽ vì vua mà nói ”.
Vua nói : “ Lành thay, nay tôi nghe kỹ xin Phật nói cho”.
Đức Phật nói : “ Nầy Đại Vương ! Gì là pháp môn phân biệt lục giới ?
Nầy Đại Vương lục giới được nói đó là trượng phu, lục xúc nhập cũng là trượng phu, thập bát ý thức cảnh giới cũng là trượng phu.
Nầy Đại Vương ! Cớ gì Phật nói lục giới tức là trượng phu ? Những gì là lục giới ? Đó là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới và thức giới.
Nói rằng lục giới là trượng phu đó là đây vậy.
Cớ gì Phật nói lục xúc nhập gọi là trượng phu? Nhũng gì là lục xúc nhập ? Đó là vì nhãn xúc nhập thấy các sắc, nhĩ tỷ thiệt thân cũng như vậy, nhẫn đến vì ý xúc nhập biết các pháp.
Nói rằng lục xúc nhập là trượng phu đó là đây vậy
Có gì Phật nói mười tám ý thức cảnh giới là trượng phu ? Gì là mười tám ý thức cảnh giới ? Đó là nhãn thấy được sắc khả ý do ức
Tưởng phân biệt mà sanh tư giác, thấy sắc bất khả ý cũng ức tưởng phân biệt mà sanh tư giác, thấy sắc xả ý cũng ức tưởng phân biệt mà sanh tư giác. Nhĩ tỷ thiệt thân cũng như vậy. Nhẫn đến ý biết pháp khả ý, biết pháp xả xứ ý đều ức tưởng phân biệt.
Nói rằng thập bát ý thức cảnh giới là trượng phu đó là đây vậy.
Nầy Đại Vương địa giới có hai thứ : đó là nội và ngoại.
Nội địa giới là trong tự thân được có những thứ cứng rắn có được có lấy như là tóc long móng răng da thịt gân xương tủy não ngũ tạng lục phủ đại tiện
ngoại địa giới là ngoài thân có những thứ cứng rắn chẳng được chẳng lấy.
Nầy Đại Vương ! địa giới trong thân, lúc nó sanh không từ đâu đến, lúc nó diệt cũng không đi đâu.
nầy Đại Vương : Có lúc nữ nhơn tự phân biệt tôi là nư’ nhơn, thấy nam tử kia lại sanh phân biệt kia là nam tử, bèn sanh ý tưởng dục ưa muốn hòa hiệp mà sanh ái nhiễm nơi nam tử ấy.
Có lúc nam tử ấy tự phân biệt tôi là nam tử, thấy nữ nhơn kia bèn sanh phân biệt kia là nữ nhơn rồi sanh ái nhiễm.
Nam tử và nữ nhơn ấy đều sanh ái nhiễm mà cùng hòa hiệp. Do hòa hiệp mà có ca la lã.
Nầy Đại Vương ! Nam tử phân biệt ấy và sự được phân biệt, cả hai đều bất khả đắc, nam tử và tánh nam tử cũng bất khả đắc, do đó chẳng tương tục mà sanh phân biệt. Phân biệt ấy tự tánh cũng bất khả đắc. Như phân biệt tự tánh bất khả đắc, hòa hiệp và hòa hiệp tư( tánh cũng bất khả đắc, ca la lã và ca la lã tư( tánh cũng bất khả đắc.
Nếu tự tánh bất khả đắc thì nó làm sao sanh được yết bồ đàm ?
Nầy Đại Vương ! Nhơn phân biệt mà sanh ra có thứ cứng rắn ấy. Thứ cứng rắn lúc sanh không có từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Có lúc thân nầy rốt cuộc làm tử thi. Tử thi cứng rắn ấy lúc biến hoại nó chẳng về phương Đông cũng chẳng về phương Nam phương Bắc phương Tây bốn cạnh trên dưới.
Như trên ấy, đó là nội thân địa giới.
Nầy Đại Vương ! Có lúc thế gian đây đều trống rỗng, lại sanh Phạm Thiên cung điện thất bửu. Tướng cứng rán của cung điện ấy lúc sanh không từ đâu đến.
Tướng cứng rắn của cung điện thất bửu trời Tha Hóa Tự Tại, trời Hóa Lạc, trời Đâu Suất, trời Dạ Ma, trời Đao Lợi, trời Tứ Thiên Vương, lúc sanh không từ đâu đến.
Núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi cứng rắn,lú sanh không từ đâu đến. Nhẫn đến núi Tu Di, khắp cõi tam thiên Đại Thiên , tất cả thứ cứng rắn trong ấy, lúc sanh không từ đâu đến.
Đại địa nầy dày một trăm sáu mươi vạn do tuần, lúc sanh không từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Có lúc thế giới nầy hư hoại. Lúc sắp hoại, đại địa hoặc bị lửa cháy nát, hoặc bị nước trôi rã, hoặc bị gió thổi tan. Lúc lửa cháy đại địa nầy cho đến khói tro không còn thấy, như dầu tô bị lửa cháy tan biến không sót thừa, như lấy muối bỏ vào nước tiêu tan hết cả. Lúc bị gió thổi hoại cũng không còn sót thừa, như gió mạnh tỳ lam thổi tan mất bầy phi điểu không còn sót thừa. Địa giới trong ấy lúc tan diệt cũng không đi đâu.
Nầy Đại Vương ! Đúng vậy đúng vậy, nội thân địa giới và ngoại thân địa giới, lúc nó sanh không từ đâu đến, lúc nó diệt cũng chẳng đi đâu. Lúc nó sanh cũng không lúc nó trụ cũng không. Sanh và trụ hai thời gian thể tánh đều không.
Nầy Đại Vương ! Thủy giới cũng có hai thứ : nội và ngoại.
Nội thân thủy giới là những thứ nước, tánh nước, thể nước, hoặc nhuần, tánh nhuần, thể nhuần ở trong thân, như nước mắt, nước mũi, mồ hôi, nước miếng, mủ, máu, đàm, mỡ, tủy, sữa, tiểu tiện.
Ngoại thân thủy giới là những nước tánh nước thể nước và nhuần tánh nhuần thể nhuần mà thân chẳng được chẳng nhiếp.
nầy Đại Vương ! Thủy giới trong thân ấy, lúc nó sanh không từ đâu lại, lúc nó diệt cũng chẳng đi đâu. Như líc thấy người yêu thương thì trong mắt chảy nước mà lúc bị khổ trong mắt cũng chảy nước, lúc nghe pháp kính tin nước mắt chảy ra mà bị phong hàn cũng chảy nước mắt, lúc mắt nhặm đỏ cũng vậy.
Nước mắt ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng chẳng đi đâu.
Nầy Đại Vương có lúc thủy giới trong thân tăng trưởng quá nhiều có thể diệt hỏa giới trong thân. Lúc hỏa giới ấy diệt, nó không đi đến đâu. Có lúc hỏa giới trong thân quá tăng thạnh hay làm khô cạn thủy giới trong thân. Lúc bị đốt cạn, thủy giới ấy đi không đến đâu.
Nầy Đại Vương ! Hỏa giới và thủy giới trong thân ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đi đâu. Lúc sanh nó cũng không, thể tánh nó tự không.
Nầy Đại Vương !Có lúc thế giới nầy hư hoại. Lúc thế giới nầy sắp hoại, trong không gian nổi lên ba mươi hai lớp mây đầy trùm trắp tam thiên Đại Thiên thế giới đến năm trung kiếp mưa lớn không dứt, giọt mưa như tượng vương đái. Sau đó lại trải qua năm trung kiếp mưa thật to lớn, nước ngập đầy đến Phạm Thiên.
Nầy Đại Vương ! Thủy giới to lớn ấy, lúc đầu sanh không từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Lại có lúc thế giới nầy hư hoại. Lúc sắp hoại, trong thế giới nầy có hai mặt nhựt xuất hiện, bấy giờ suối nguồn sông nhỏ đều khô cạn.
Kế đến có bốn mặt nhựt xuất hiện, bấy giờ nguồn nước của các sông lớn đều khô hết.
Kế đến có năm mặt nhựt xuất hiện, bấy giờ nước trong đại hải lần lần khô cạn từ một do tuần, lần lần khô cạn đến mười do tuần, trăm do tuần, ngàn do tuần, vạn do tuần, đến bốn vạn bốn ngàn do tuần đều khô cạn.
Bấy giờ nước còn thừa trong đại hải từ bốn vạn do tuần, lần lần còn ba vạn, hai vạn, một vạn, chín ngàn, tám ngàn đến còn một ngàn do tuần, lần lần cạn còn thừa chín trăm tám trăm đến một trăm do tuần, lần lần cạn còn thừa chín mươi đến còn mười do tuần, cạn lần còn thừa chín đến một do tuần, cạn lần còn thừa năm dặm đến mười đa la thọ , chín đến còn một đa la thọ, cạn lần cho đến chỉ còn vũng ướt như dấu chơn.
Bấy giờ trong đại hải chỉ còn chút tướng ẩm ướt như lúc tròi mưa thoạt ướt thoạt khô.
Lần đến lúc trong đại hải hơi nước chỉ còn thắm mặt ngón tay.
Nầy Đại Vương ! Thủy giới ấy lúc lần lần diệt, nó đi chẳng đến đâu, mười phương đều không đến, lúc sanh nó cũng không, lúc trụ nó cũng không, lúc diệt nó cũng không. Tánh thủy giới ây bất khả đắc chỉ có riêng tác dụng thôi. Nhưng tác dụng ấy chẳng phải nam chẳng phải nữ không có tướng để được. Nầy Đại vương hỏa giới cũng có hai thứ : : nội và ngoại.
Nội hỏa giới là trong thân chỗ có hỏa, hỏa thể, hỏa tướngvà nhiệt, nhiệt thể, nhiệt tướng. Đó là trong thân có hơi ấm nóng hay làm tiêu hóa thức uống ăn nhập vào số nhiệt độ ấy.
Ngoại hỏa giới là những hỏa, thể hỏa, tướng hỏa và hơi ấm nóng ở ngoài thân chẳng lấy chẳng thọ ấy.
Nầy Đại Vương ! Có lúc ca la lã trong bào thai, thân nội hỏa giới tăng thạnh làm thủy giới lần kém nên ca la lã đặc lần cứng lần. Như,đồ kim khí do hỏa lực mà lần cứng rắn. Ca la lã cứng đặc thì gọi là yết bồ đàm. Yết bò- đàm do hỏa lực mà thành tên là ty thi ca. Ty thi ca do hỏa lực mà thành tên là kiên cố.kiên cố do hỏa lực mà thành mọc ra năm nhánh.
Đúng vậy, nầy Đại Vương ! Thủy giới ấy do hỏa giới thành thục như vậy như vậy. Thủy giới ấy lần đặc lần cứng mà thành khối thịt.
Nầy Đại Vương! Lúc hỏa giới ấy sanh, nó không từ đâu lại, mà có thể đốt tiêu thủy giới.
Nầy Đại vương ! Có lúc trong thân người hỏa giới lần diệt tận. Vì hỏa giới diệt tận nên đồ ăn uống không tiêu hóa mà người bệnh ấy không thể ăn uống được. Vì không ăn uống được nên ho”a giới diệt hết mà người bệnh phải chết.
Nầy Đại Vương! Hỏa giới lúc diệt, nó chẳng đi đến mười phương. Lúc sanh nó cũng không, lúc diệt nó cũng không, mà hỏa giới ấy từ nào thể tánh nó tự không.
Nầy Đại Vương! Có thời kỳ thế giới hư hoại. Lúc thế giới hoại hỏa giới ngoài thân tăng thạnh cháy đỏ suốt khắp cả tam thiên Đại Thiên thế giới.
Nầy Đại Vương ! Lửa ngoài thân ấy, lúc sanh không tưé đâu đến.
Nầy Đại vương ! Lại có lúc khối lửa lớn ấy cháy khắp cõi Đại Thiên rồi tắt. Lúc lửa ấy diệt, nó chẳng đến đâu, chẳng đến mười phương.
Nầy Đại Vương ! Hỏa giới ngoài thân ấy, lúc sanh cũng không, lúc diệt cũng không, thể tánh nó tự không, chẳng phải có, chẳng thể được. Chỉ là riêng dụng, nhưng riêng dụng ấy chẳng phải nam chẳng phải nữ.
Nầy Đại Vương ! Phong giới cũng có hai thứ : nội và ngoại.
Gì là phong giới trong thân ? Trong thân mình và trong thân người được có phong giới bị thọ bị lấy, thể phong, danh phong, tốc tật, thể tốc tật,, danh tốc tật. Đó là ở nơi tứ chi là phong, ở nơi tỳ vị là phong đi nơi năm vóc là phong, đi nơi lóng đốt chi phần là phong, hơi thở ra vào cũng là phong. Nói tóm lại, đi khắp trong thân thể đều là phong.
Có lúc phong giới trong thân ấy tăng thạnh tập hiệp có thể làm cho thủy giới khô khan, cũng có thể làm tổn giảm hỏa giới, do đó thân người không nhuận trạch cũng không ấm nóng, bụng phình trướng, tay chưn co cúng, các mạch máu căng đầy, gân nóng rút giựt rất đau khổ hoặc phải chết.
Nầy Đại Vương ! Phong giới trong thân ấy, lúc sanh không từ đâu đến.
Nầy Đại vương !
Người bịnh phong ấy hoặc gặp lương y cho đúng thuốc hay nên bịnh phong dứt hết. Lúc phong giới ấy diệt, cũng không đi đâu. Lúc nó sanh cũng không, lúc nó diệt cũng không, thể tánh nó tự không.
Gì là phong giới ngoài thân ?
Nầy Đại Vương ! Ngoài thân được có , thân chẳntg thủ chẳng thọ, thể phong, danh phong, tốc tật, danh tốc tật, đây gọi là phong giới ngoài thân.
Nầy Đại Vương ! Có lúc ngoại phong giới ấy tăng thạnh tập hiệp làm rụng lá gãy nhánh, gãy cây trốc gốc, lở non ngã núi, tan nátthành vi trần, cả cõi Đại Thiên nầy bị gió mạnh ấy thổi lăn chuyển xoay tròn. Như thợ gốm lấy gậy xoay chuyển vòng khuôn, cõi Đại Thiên nầy bị gió thổi xoay tròn cũng vậy. Như chút ít bột mịn bị gió thổi tan khó thấy được, cõi Đại Thiên nầy bị gió mạnh thổi tan thành vi trần cũng khó thấy được . Như lúc có gió lớn lấy nắm đất rải theo gió bay tan khó thấy được, cõi Đại Thiên nầy lúc bị gió mạnh thổi tan cũng khó thấy được như vậy.
Nầy Đại Vương phong giới ngoài thân ấy, lúc sanh không từ đâu đến.
Lại như đầu mùa hạ không gió cây cỏ khô héo.
Nầy Đại Vương ! Ngoại phong giới ấy, lúc diệt nó không đi đâu.
Phong giới ấy lúc sanh cũng không, lúc diệt cũng không, thể tánh nó tự không.
Nầy Đại Vương !Nội phong giới và ngoại phong giới ấy cả hai đều không. Thể tánh nó tự ly, tướng cũng tự ly, tánh cũng bất khả đắc, tướng diệt cũng ly.
Tại sao ? Vì phong giới ấy chẳng phải tác, không có tác giả vậy.
Nầy Đại Vương ! Gì là hư không giới ? Nó cũng có hai thứ : nội và ngoại.
Gì là nội hư không giới ? Hoặc trong thân mình, hoặc trong thân người được thọ được lấy, đó là hư không, thể hư không, danh hư không, trong thân sanh ra ấy nhập vào số các ấm các xứ và các giới bao nhiêu những lỗ huyệt. Đây gọi là nội hư không giới.
Gì là ngoại hư không giới ? Đó là ngoài thân có chẳng phải sắc, rỗng không nhẫn đến không có lông nhỏ ấy gọi là hư không. Đây gọi laé ngoại hư không giới.
Nầy Đại Vương có lúc do nghiệp nhơn duyên nên sanh các nhạ-p. Các nhập ấy được sanh rồi vây quanh không giới, bấy giờ được gọi là vào số nội hư không giới.
Nầy Đại Vương trong mỗi mỗi pháp như vậy suy cầu không một nhãn nhập có thể được, chỉ có tác dụng.
Nầy Đại Vương do có gì mà không ? Vì địa giới thanh tịnh vậy. Như địa giới thanh tịnh nên không, thủy hỏa phong giới thanh tịnh nên cũng không như vậy, nó không từ đâu đến.
Nầy Đại Vương ! Có lúc tất cả các sắc đều hoại diệt làm hư không. Tại sao ? Vì hư không giới vô tận vậy.
Nầy Đại Vương ! Chỉ nội hư không giới an trụ bất động.
Như vô vi Niết bàn giới an trụ bất động, phải biết hư không giới khắp tất cả chỗ cũng vậy.
Nầy Đại Vương !Như có người ở đồng hoang trống đào đất làm ao làm giếng. Ý Đại Vương thế nào, hư không ấy từ đâu đến ?
Bạch Thế Tôn ! Nó không từ đâu đến.
- Nầy Đại Vương ! Nếu người ấy lấy đất đắp lại. Ý Đại Vương thế nào, hư không ấy đi đến đâu ?
- Bạch Thế Tôn ! Nó không đi đến đâu. Tại sao ? Bạch Thế Tôn ! Hư không giới ấy không đến không đi. Tại sao ? Vì hư không giới ấy chẳng phải nam chẳng phải nữ vậy
- Nầy Đại Vương ! Ngoại hư không giới cũng bất động tánh nó không biến đổi. Hư không giới rỗng không chẳng phải là pháp có. Tại sao ? Vì hư không giới chẳng phải nam chẳng phải nữ vậy.
Nầy Đại Vương ! Gì là thức giới ?
Như nhãn làm chủ phan duyên nơi sắc, vì đối sắc mà biết nên thức sanh ra hoặc biết được xanh vàng đỏ trắng các màu sắc, cũng biết được dài vắn to nhỏ các hình sắc. Tất cả những vật sắc mà nhãn thức thấy được ấy gọi là nhãn thức giới.
Cũng vậy, hoặc biết tiếng , biết hương, biết vị, biết xúc, hoặc biết pháp, hoặc biết sáu căn ssở duyên sở tri thì gọi đó là nhĩ thức giới đến gọi là ý thức giới.
Nầy Đại Vương ! Lại thức giới ấy chẳng y nương các căn, cũng chẳng y nương nơi giới. Tại sao ? Vì chẳng phải địa tịnh sắc làm nhãn nhập, chẳng phải thủy hỏa phong tịnh làm nhãn nhập. Tại sao ? Chẳng phải địa giới thanh tịnh và các pháp khác làm nhãn nhập và người có đủ nhãn nhập, chẳng phải thủy hỏa phong giới thanh tịnh sắc và các pháp khác làm nhãn nhập và người có đủ nhãn nhập. Tại sao ? Vì các pháp vô tri vô liễu biệt vậy, không kham năng vậy, chẳng phải sơ trung hậu vậy, chẳng phải nội ngoại trung gian vậy.
Nầy Đại Vương : Thức giới ấy biết cảnh trước rồi liền dứt mất chẳng còn sanh lại. Thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không chỗ đến.
Nầy Đại Vương ! Gì gọi là nhãn nhập ?
Đó là bốn đại chủng cấu thành sắc thanh tịnh. Các pháp thể tánh nếu là tự không, thì có gì là thanh , có gì là trược. trong các pháp không có tịnh uế thì sao lại ở trong các pháp mà thấy có tịnh uế.
Như vậy, nầy Đại Vương ! Vì thế nên biết nhãnh nhạ-p quyết định thể tánbh cứu cánh không tịch, tiền tế hậu tế đều bất khả đắc. Tại sao ?
Vì vị lai chưa đến nên bất khả đắc, quá khứ đã diệt nên cũng bất khả đắc. Vị lai và sự vị lai bất khả đắc. Nhãn xứ ấy cũng bất khả đắc, vì tự tánh ly vậy. Nếu thể tánh bất khả đắc thì cũng không có được tánh nam và tánh nữ. Đã không có tánh nam và tánh nữ thì nào có ngã ngã sở.
Nầy Đại Vương ! Nếu có ngã ngã sở, đó là cảnh giới ma . Không ngã không ngã sở thì gọi là cảnh giới chư Phật Như Lai. tại sao ? Vì tất cả pháp ly ngã ngã sở vậy.
Nầy Đại Vương ! Như thiệt biết rõ nhãn nhập không, nhãn nhập tự tánh không, tại sao ? Vì nhãnh nhập ấy tướng nó bất khả đắc, thế nên nhãn nhập ấy thể tánh nó không tịch. Tánh không ấy ly tướng nhãn nhập, đây gọi là vô tướng. Ở nơi tướng không mong cầu nên gọi là vô nguyện. Đây là ở nơi nhãn nhập ba môn giải thoát hiện ra trước.
Nầy Đại Vương ! Gì là nhĩ nhập giới đến thân nhập giới ?
Nầy Đại Vương! Tất cả pháp ấy đối ba giải thoát môn, hiện tiền quyết định đến pháp giới cứu cánh khắp hư không, chẳng gọi được, chẳng nói được, chẳng dùng được, chẳng chỉ được, không tranh luận, không ngữ ngôn, chẳng đo lường được.
Nầy Đại Vương ! Đem nhãn đối sắc gọi là điên đảo, nhĩ đối thanh, tỷ đối hương, thiệt đối vị, thân đối xúc, ý đối pháp, gọi là điên đảo. Vì thế các pháp gọi là ý cảnh giới.
Nầy Đại Vương ! Nhãn nhập đối sắc qua thấy lấy dính có ba thứ ngại : ngó thấy cảnh thuận sanh ý tưởng ái luyến, nếu thấy cảnh trái sanh ý tưởng sân khuể, thấy cảnh trung dung sanh ý tưởng không tham không sân, năm nhập kia đối cảnh cũng có ba thứ ngại như vậy, nếu duyên cảnh thuận sanh tâm ái, duyên cảnh nghịch sanh tâm sân, duyên cảnh trung dung sanh tâm ngu hoặc. Cảnh giới như vậy là chỗ sở hành của ý. Vì ý đi khắp nên gọi là ý cảnh giới.
Nầy Đại Vương ! Ý ấy hành nơi sắc thuận thì sanh tham dục, hành nơi ssác trái thì khởi sân nộ, hành sắc trung dung thì khởi ngu si. Như vậy, ý hành nơi thanh hương vị xúc cũng đều có ba sự khởi tham sân si. Nghĩa là ý duyên cảnh thuận ý pháp sanh tham dục, ý duyên cảnh trái ý pháp sanh sân khuể, ý duyên cảnh trung dung ý pháp sanh khởi vô minh ngu si.
Nầy Đại Vương !Phải như vậy mà biết nơi các căn dường như ảo hóa, biết cảnh giới ấy như mộng.
Nầy Đại Vương ! Như người trong mộng cùng các thể nữ và đại chúng vui vầy. Người ấy sau khi thức dậy ghi nhớ sự việc trong mộng nào đại chúng nào các thể nữ. Ý Đại Vương thế nào, sự việc được thấy trong mộng có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt
- Nầy Đại Vương ! Người ấy đang lúc ở trong mộng cho là thiệt, có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không phải trí. Tại sao ? Đại chúng và thể nữ được thấy trong mộng cứu cánh là không, cũng là bất khả đắc, huống lại cùng nhau vui vầy. Người ấy chỉ tự khổ nhọc, trọn không có thiêt.
- Nầy Đại Vương ! Các phàm phu ngu si không học chánh pháp, thấy sắc khả ý, mắt thấy sắc rồi sanh lòng chấp trước, sanh chấp trước rồi khởi lòng ái trọng, khởi ái trọng rồi sanh tâm nhiễm trước,sanh nhiễm trước rồi làm nghiệp trước, đó là thân ba nghiệp, khẩu bốn nghiệp và ý ba nghiệp, tạo nghiệp rồi liền dứt mất, nghiệp ấy dứt rồi nó chẳng y nương
Ở mười phương, nghiệp ấy nhẫn đến lúc lâm chung thức tối hậu diệt thấy việc từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Nầy Đại Vương ! Người ấy, tự phần nghiệp dứt hết, nghiệp khác hiện ra, giống như từ mộng thức dậy rồi nhớ sự việc trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy, thức tối hậu làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy mà trong phần sanh thức tâm bắt đầu khởi hoặc sanh địa ngục, hoặc sanh súc sanh, hoặc sanh giới diêm ma la, hoặc sanh A Tu La, hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! không có một pháp nào từ đời nầy đến đời khác, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả ba 1o đều chẳng hư mất. Không có người tác nghiệp, cũng không người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Lúc tối hậu thức ấy diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc nó diệt cũng không đến đâu. Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt không đến đâu. Tử ấy lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức ấy, thể tánh hậu thức không. Duyên ấy, thể tánh duyên không. Nghiệp ấy, nghiệp thể tánh không. Tử ấy, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ, thể tánh thọ không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không.Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Như vậy, tác nghiệp và quả báo không hư mất, không có người tác nghiệp, cũng không có người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã không có tướng thì cũng không có nguyện cầu gọi là vô nguyện giải thoát môn.
Nầy Đại Vương ! Như vậy tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát, cùng với không đi chung, đường trước là Niết bàn, xa rời các tướng, xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương! Nên biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người trong mộng đấu với kẻ oán thù. Người ấy thức dậy rồi ghi nhớ cùng kẻ địch đấu nhau. Ý Đại Vương thế nào, sự thấy trong mộng có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy ở trong mộng cho sự ấy là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không phải là trí . Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có kẻ oán địch, huống là chiến đấu. Người ấy huống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, mắt thấy sắc bát khả ái, lòng họ chẳng vui thích mà sanh chấp trước rội khởi tâm sân khuể làm cho tâm trược loạn mà tạo nghiệp sân nơi thân ba, miệng bốn, ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo xong liền dứt mất. Nghiệp ấy dứt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp ấy đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Nầy Đại Vương ! Người ấy thấy nghiệp ấy hiện rồi, lòng họ kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như lúc thức dậy nhớ sự trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên. Do hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm bắt đầu khởi, hoặc sanh địa ngục súc sanh ngạ quỉ, hoặc sanh A Tu La Nhơn Thiên. Thức trước diệt rồi, sanh phần thức sanh. Sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau nhưng mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng hư mất. Không có người tác nghiệp cũng không có người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc khởi , nó không từ đâu đến, đến lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử cũng không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến , lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức ấy, thể tánh hậu thức không. Duyên ấy, thể tánh duyên không. Nghiệp á-y, thể tánh nghiệp không. Tử ấy, thể tánh tử không. Sơ thức ấy, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh ấy, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi , thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương !Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không nên là vô tướng giải thoát môn.Nếu đã vô tướng thì không có nguyện cầu nên gọi là vô nguyện giải thoát môn. Tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, Niết bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như có người ở trong chiêm bao bị quỉ nhiễu não lòng họ kinh sợ. Thức dậy, người ấy ghi nhớ quỉ trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, quỉ được thấy trong mộng có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy ở trong mộng cho là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không phải là trí. Tại sao ? Vì trong mộng quỉ còn không có huống là sợ. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại vương ! Cũng vậy hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, mắt thấy xả xứ sắc lòng họ chấp trước rồi tạo nghiệp chấp trước nơi thân ba miệng bốn ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt mất. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương.
Nghiệp ấy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã tạo từ trước hiện ra trong tâm tưởng.
Nầy Đại Vương ! Người ấy thấy rồi lòng họ kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sanh ra, giống như thức dậy nhớ sự việc trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước diệt, sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không có người tác nghiệp và thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số. Nếu sơ sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy , lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, Thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không.Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư , không người tác nghiệp cũng không người thọ báo. Chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương !Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không ấy là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Nếu đã vô tướng thì không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát, cùng đi chung với không. Niết bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người trong mộng thấy nữ nhơn đoan chánh đệ nhứt trong nước, ở bên nữ nhơn ấy được nghe âm nhạc vi diệu khả ái. Người ấy gần nữ nhơn nghe âm nhạc thọ vui ngũ dục. Sau khi thức dậy, người ấy ghi nhớ âm nhạc vi diệu khả ái trong mộng. Ý Đại vương thế nào, âm nhạc được nghe trong mộng có thiệt không ?
- Bạch Thế Tôn không thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Trong mộng người ấy cho là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn không phải trí. Tại sao ? Trong mộng nữ nhơn và âm nhạc cứu cánh đều không huống là vui ngũ dục. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy nữ nhơn và nghe âm nhạc thích ý sanh lòng nhiễm trước rồi tạo nghiệp nhiễm trước nơi thân ba miệng và ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung , tối hậu thức diệt, thấy nghiệp đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sinh ra , giống như thức dậy nhớ sự trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai nhơn duyên nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến trong Nhơn Thiên. Thức ấy diệt rồi sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báu đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc không từ đâu đến, lúc diệt cũng chẳng đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy. Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không. Tác nghiệp và quả báo như vậy đều không hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo. Chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả đều có đủ ba môn giải thoát môn cùng đi chung với không, Niết bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! tai nghe ác thanh, sanh khởi ác tâm.
Nầy Đại Vương ! Như người trong mộng thấy nữ nhơn đoan chánh đệ nhứt trong nước, ở bên nữ nhơn ấy được nghe âm nhạc vi diệu khả ái. Người ấy gần nữ nhơn nghe âm nhạc thọ vui ngũ dục. Sau khi thức dậy, người ấy ghi nhớ âm nhạc vi diệu khả ái trong mộng. Ý Đại vương thế nào, âm nhạc được nghe trong mộng có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn ! Không thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự trong mọ-ng là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí, tại sao ? Vì thân ái biệt ly được thấy trong mộng ấy cứu cánh không có huống là buồn khóc. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy nghe ác thanh liền chấp trước nên sanh lòng chẳng ưa rồi giận hờn mà tạo nghiệp sân nơi thân ba miệng bốn và ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng kinh sợ, tự phần nghiệp hết nghiệp khác hiện ra, giống như thức dậy nhớ sự trong mộng. Cũng vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do nhơn duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi hoặc sanh địa ngục v.v… đến sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
-
Nầy Đại Vương không một pháp nào từ đời nầy đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy, lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên , thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử
không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, Niết bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương tai nghe xả thanh, khởi xả tướng.
Như người trong mộng nghe câu chẳng rõ nghĩa. Thức dậy người ấy ghi nhớ tiếng được nghe trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, tiếng nghe trong mộng có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! không thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy nằm mộng cho là thiệt thì có phải là trí không ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có âm thanh để được, huống là có câu liễu nghĩa câu bất liễu nghĩa. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hang phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ nghe xả thanh bèn chấp trước nên mê hoặc mà tạo nghiệp. Nghiệp được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương.
Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy sự đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi tâm sanh chấp trước, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, giống như thức dậy nhớ tiếng câu chẳng rõ nghĩa được nghe trong mộng.
Nầy Đại Vương ! Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v…đến, hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thức thọ sanh phần sanh, sanh phần tâm tương tục chủng hoại chẳng duyệt.
Nầy Đại Vương ! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không có người tạo nghiệp cũng không có người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên thức không. Nghiệp, thể tánh nghiệp thức không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không.Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy đại Vương ! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.
Tất cả pháp không là không giải pháp môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn.Nếu vô tướng thì không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba giải thoát môn cùng đi chung với không, Niết bàn là con đường trước, xa rời tướng, xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! thí như người chiêm bao lấy hương gỗ chiên đàn hoặc hương lá đa ma la và các thứ hương khác để xoa thân mình. Thức dậy người ấy các thứ hương được xoa trong mộng vừa rồi. Ý Đại Vương thế nào?, sự thấy trong mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn! không có thiệt.
- Nầy Đại Vương !Người ấy cho là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có hương huống là xoa thân. Người ấy luống tự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phu ngu si không học chánh pháp, họ ngửi hương thơm bèn mến thích rồi tạo mười nghiệp nhiễm trước nơi thân ngữ ý. Nghiệp được tạo rồi liền dứt mất, khi mất, nghiệp ấychẳng nương ở mười phương. Nghiệp ấy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt, thấy nghiệp đã làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Như trong chiêm bao thức dậy nhớ hương thơm được ngửi trong mộng. Nầy Đại Vương ! Tối hậu thức lám chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu sanh khởi, hoặc sanh địa ngục v.v…đến hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh , sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
-
Nầy Đại Vương ! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo. Nầy Đại Vương ! Lúc hậu thức diệt gọi là tử số.Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệtnó chẳng đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nóchẳng đến đâu.
Thọ sanh ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không.Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp, không người thọ báo, chỉ vì theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.
Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã không tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy tất cả phápđều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không. Niết bàn là con đường trước, xa rời tướng xa rời nguyện, cứu cánh
Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người chiêm bao thấy cổ mình đeo những tử thi rắn, chó, thây người v.v…Thức dậy, người nhớ cảnh mộng rồi sợ sệt. Ý Đại Vương thế nào , cảnh mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy chấp lấy tử thi được thấy trong mộng có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn !Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng tử thi thì không có, huống là cột nơi cổ. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phám phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy thúi xấu thì chấp trước ghét bỏ mà tạo mười nghiệp sân ghét nơi thân khẩu ý? Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng ghét bỏ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra? Như thức dậy nhớ sự việc trong mộng.
-
Nầy Đại Vương ! Tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai nhơn duyên ấymà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v…đến hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh , sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp được làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư , không có người tác nghiệp cũng không có người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lu&c diê(t cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không.Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh của hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không có người tác nghiệp cũng không có người thọ báo, chỉ vì theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn? không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không , trên đường đến Niết bàn, xa lìa tướng, xa lìa nguyện, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người chiêm bao thấy tỷ căn hoại. Thức dậy, người ấy ghi nhớ mũi mình hư. Ý Đại Vương như thế nào, sự thấy trong mộng có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy chấp cảnh mộng là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có tỷ căn huống là hư hoại. Người ấy tự luống nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy tỷ căn hoại thì chấp trước lo sợ mà tạo mười nghiệp chấp trước lo sợ nơi thân khẩu ý.
Nghiệp ấy được tạo xong liền dứt diệt . Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc đã làm hiện trong tâm tưởng. Thấy rồi người ấy sanh lòng sợ sệt, tự phần nghiệp hết nghiệp khác hiện ra. Như thức dậy nhớ việc trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai nhơn duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng hoại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! Không một pháp nầy từ đời nầy đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã tạo và thọ quả báo đều không mất hư, không người tác nghiệp cu’ng không người thọ báo.
Lúc hậu thức ấy diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu tới, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cung không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không.Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. tất cả pháp không là không giải thoát môn.. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, trên đường trước là Niết bàn, xa lìa tướng, xa lìa nguyện, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng thấy mình đói khát được cơm canh ngon tha hồ ăn uống. Thức dậy thấy người ghi nhớ cơm canh ngon được ăn trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mộng là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn !Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có cơm canh huống lại có ăn. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy các thức ăn thì chấp trước tham ưa say nhiễm rồi tạo nghiệp tham nhiễm mười thứ nơi thân khẩu ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, nhẫn lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy việc làm từ reươ&c hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng tham chấp, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
-
Nầy Đại Vương ! Tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên , vì hai nhơn duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, thức sanh trong sáu đạo. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại vương ! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp dã làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Lúc hậu thức ấy diệt gọi là vào tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu dến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên thức không. Nghiệp, thể tánh nghiệp thức không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không.Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không,. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều không mất hư, không người tạo nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước là Niết bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nấy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giớiu như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng thấy miénh quá đói gặp được dưa đắng, trái câu xa, trái nhâm bà v.v…liền lấy ăn. Thức dậy người ấy ghi nhớ trong mộng ăn những trái đắng. Ý Đại Vương thế nào, trong mộng người ấy có thiệt ăn trái đắng chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! không có thiệt.
- Nầy Đai Cương ! Người ấy cho sự mộng là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng còn không có trái đắng huống là có ăn. Người ấy luống sự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, mộng thấy bị đói khổ, họ liền chấp trước mà tạo mười nghiệp chấp trước nơi thân khẩu và ý. Nghiệp được tạo rồi liền dứt mất. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, cho đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt, thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng.
-
Người ấy thấy rồi, trong tâm sanh vọng tưởng, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sanh ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi thác sanh vào sáu loài. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh , sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại !vương ! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ quả báo, đều chẳng mất hư, không có người tạo nghiệp cũng không có người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không.Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không.Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tạo nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát, cùng đi với không trên đường trước, Niết bàn, xa lìa tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như gnười mộng thấy lưỡi mình hư hoại. Thức dậy người ấy ghi nhớ sự trong mộng. Ý Đại vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Đại Vương ! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mọ-ng ấy là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải là trí . Tại sao ? Vì trong mộng lưỡi còn chẳng có huống là hư hoại. Người ấy luống tự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, thấy thiệt căn hư hoại thì chấp trước sanh long chẳng ưa mà khởi mười nghiệp chấp trước nơi thân khẩu ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt, chẳng nương ở mười phương, cho đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy việc làm trước hiện trong tâm tưởng.
-
Người ấy thấy rồi lòng lo sợ, tự phần nghiệp hết nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, do nghiệp zấy làm nhơn duyên, vì hai nhơn duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi sanh vào trong sáu thú. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại vương ! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ báođều không mất hư , không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến; lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không.Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.Thế gian, thể tánh rhế gian không.Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Tác nghiệp và quả báo như vậy đều không mất hư, không người tác nghiệp, không người thọ báo, chỉ thei thế tụcmà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều kho-ng tịch, tất cả pháp không là không giải thoát môn, không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát môn cùng đi chung với không trên đường trước Niết bàn, xa rời tướng xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ đều phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng thấy ôm ấp nữ nhơn đẹp nhất nước. Thức dạ-y, người ấy ghi nhớ sự chạm xúc êm dịu trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có gái đẹp, huống là chạm xúc êm diệu.Người ấy luống tự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu nghu si không học chánh pháp, họ thấy sắc khả ý thì chấp trước mà khởi ái dục sanh lòng nhiễm trước rồi tạo mười nghiệp nhiễm trước nơi tân khẩu và ý.
-
Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương cho đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng, người ấy thấy rồi sanh lòng ưa vui, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai nghiệp ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi sanh vào trong sáu loài.
Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đếu đâu. Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh không ttừ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp, không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhưt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.
Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng tự lấy đồng lá nóng quắn thân mình. Thức dậy, người ấy ghi nhớ trong mộng quấn đồng lá nóng. Ý Đại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng còn không có đồng lá huống là có quấn thân mình. Người ấy tự luống nhọc nhằn đều không có thiệt
Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy sự kinh sợ thì chấp trước nên sợ hải nên tạo mười nghiệp sợ hải thân khẩu và ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương cho đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt, người ấy thấy việc làm hiện trong tâm tưởng liền sợ hải, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, sanh vào trong sáu đạo. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh , sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy việc làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Nầy Đại Vương ! Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không tưù đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh, không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không tưé đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không.Sơ thức, thể tánh sơ thức không.Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thê” tánhNiết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả các pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp tánh , cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng thấy thân căn hư hoại chẳng cảm giác khi xúc chạm . Thức dậy, người ấy ghi nhớ sự hư hoại trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh không có thân căn huống là có hư hoại. Người tự ấy luống nhọc nhằn, đều không có thiệt.
Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp , tự thấy thân căn hư hoại thì chấp trước nên sợ hải rồi tạo mười nghiệp sợ hải nơi thân khẩu và ý . Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã làm hiện trong tâm tưởng?. Người ấy thấy rồi sanh lòng sợ hải, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vật, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy mà trong sanh phần tức tâm sơ khởi vào trong sáu thứ.
Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy việc làm từ trước và thọ báo đều chẳng mất hư không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đậu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu. Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức , thể tánh không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp khôn. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. hoại, thể tánh hoại không.
Nầy Đại Vương ! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng thấy nhà ảo thuật hóa ra ngũ dục, tự thấy thân mình hưởng thọ ngũ dục. Thức dậy người ấy ghi nhớ cảnh ngũ dục trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mộng được thấy là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí . Tại sao ? Vì trong mộng nhà ảo thuật còn cứu cánh không có huống là ngũ dục và hưởng thọ. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy ảo sư thuật ra ngũ dục thì chấp trước mà ái trọng rồi nhiễm trước, do đó họ tạo mười nghiệp ái nhiễm nơi thân khẩu và ý.
Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt, thấy nghiệp đã làm hiện trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng ái nhiễm. Nghiệp trước đã hết, nghiệp khác sanh ra, như mộng thức nhớ cảnh sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai nhơn duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, sanh vào trong sáu loài. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh , sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tạo nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là vào tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cung không đến đâu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Hoại, thể tánh hoại không.
Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn . Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đầy đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không trên đường trước Niết bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các cann như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phảibiết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng thấy nước lớn cuốn trôi thân mình, vợ con quyến thuộc thấy vậy buồn rầu vô lượng. Thức dậy, người ấy nhớ sự nước trôi và buồn rồi trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mọ-ng cứu cánh không có nước, huống
là cuốn trôi và buồn rầu. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, thấy nước cuốn trôi thì chấp trước mà lo buồn rồi tạo mười nghiệp lo buồn nơi thân khẩu và ý.
Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt mất chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng buồn sợ, nghiệp trước đã hết, nghiệp sau hiện ra, như người thức dậy nhớ sự cảnh trong mộng .
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, sanh vào trong sáu thú. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh , sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương ! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau mà có sanh diệt thấy việc làm tưé trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là vào tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy lúc tữ không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tư” không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Khởi, thể tánh khởi khọng. Hoại, thể tánh hoại không.
Tác nghiệp và thọ quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp , cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy tất cả pháp đều là đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết bàn? xa rời tường xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
Nầy Đại Vương ! Như người mộng thấy mình uống rượu say không còn hay biết, chẳng biết phải trái thiện ác tội phước tôn ty ưu liệt. Thức dậy, người ấy ghi nhớ sự việc trong mộng. Ý Đại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Không có thiệt.
- Nầy Đại Vương ! Người ấy cho sự mộng là thiệt thì có phải là trí chăng ?
- Bạch Thế Tôn !Chẳng phải trí. Tại sao ? Vì trong mộng cứu cánh còn không có rượu huống là có uống say mê loạn chẳng biết tội phước tôn ti thiện ác phải trái hơn kém. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Đại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, thấy uống rượu mê loạn họ sanh chấp trước mà nhiễm ái rồi tạo mười nghiệp nhiễm ái nơi thân khẩu và ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt mất chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Thấy rồi người ấy sanh lòng ái trước, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi sanh vào trong sáu đạo. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh , sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
Nầy Đại Vương! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư. không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũ’ng không đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu. Tại sao ? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết bàn, thể tánh Niết bàn không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nghiệp được tạo tác và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà cóchớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
Nầy Đại Vương ! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Đã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết bàn, xa rời tướng, xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nầy Đại Vương ! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ đều phải biết như vậy.
Send comment