Đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tự là Trọng, vốn người có tài kinh bang tế thế. Ngày còn hàn vi, chưa gặp thời thường
cùng bạn là Bảo Thúc Nha đi buôn chung. Lúc chia lời, Quản Trọng thường
lấy phần hơn. Người ngoài thấy thế bất bình, nhưng Bảo Thúc Nha vui vẻ nói:
- Quản Trọng không phải tham mà lấy tiền ấy, chỉ vì gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ nên ta cũng bằng lòng nhường cho hắn.
Quản Trọng ở chỗ thị tứ thường bị lắm kẻ nạt dọa, hà hiếp mà không một lời phản kháng. Mọi người cười cho là hèn mạt, nhu nhược, nhưng Bảo Thúc Nha cho bạn là người khoan dung.
Quản Trọng thường đàm luận cùng Bảo Thúc Nha nói nhiều điều sai lầm. Bảo nói:
- Đó là con người chưa gặp vận. Chớ lúc gặp thời thì trăm việc không hỏng việc nào.
Lúc theo việc quân, mỗi khi ra trận thì Quản Trọng đi sau; khi thu qua6n về thì Quản Trọng đi trước. Mọi người đều chế giễu cho là nhát. Bảo Thúc Nha nói:
- Quản Di Ngô nào phải nhát gan, chỉ vì người còn mẹ già nên phải giữ thân thể để phụng dưỡng mẹ.
Quản Trọng ba lần ra làm quan, ba lần bị bãi, người người đều khinh. Nhưng Thúc Nha nói:
- Di Ngô không phải là kẻ bất tiếu, vì chưa gặp thời, chưa gặp được vua hiền mà thôi.
Về sau, Quản Trọng phò công tử Củ; Bảo Thúc Nha phò công tử Tiểu Bạch. Công tử Củ và công tử Tiểu Bạch vốn anh em khác mẹ tranh ngôi nhau. Công tử Củ thất bại ở nhà nước Lỗ, bị vua nước Lỗ giết chết. Vua Lỗ lại bắt Quản Trọng và Thiệu Hốt là người phò công tử Củ nộp cho Tiểu Bạch tức Tề Hoàn công đương làm chúa nước Tề.
Thiệu Hốt tự tử. Còn Quản Trọng thì chịu làm tên tù, và chịu tội với Tiểu Bạch vì trước kia đã bắn nhằm đai bụng của Tiểu Bạch. Mến tài của Quản Trọng và do Thúc Nha tiến cử, Tiểu Bạch dùng Quản Trọng làm tướng quốc.
Người ta chê Quản Trọng không giữ được khí tiết như Thiệu Hốt. Nhưng Thúc Nha lại bảo:
- Di Ngô nhẫn nhục thờ Hoàn công không phải vô sỉ mà là người không câu chấp những tiểu tiết thường tình. Đó chính là kẻ có chí làm lợi cho cả thiên hạ.
Quản Trọng nghe được lời phê phán của Bảo Thúc Nha, thường thở dài nói:
- Sinh ra ta là cha mẹ nhưng hiểu biết ta ở đời chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi.
"Tri kỷ" nghĩa là biết mình. Người thật biết được mình là tri kỷ.
Cổ văn có câu: "Đắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận", nghĩa là: "Ở đời có được một người tri kỷ thì không còn ân hận gì nữa".
Ông Tchya (Đái Đức Tuấn), một nhà thơ hiện đại cũng có câu:
Tri kỷ tìm nhau mắt đã mờ.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả lúc Từ Hải gặp Thúy Kiều ở thanh lâu, Kiều đề cao Từ Hải, Từ lấy làm thống khoái, có câu:
- Quản Trọng không phải tham mà lấy tiền ấy, chỉ vì gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ nên ta cũng bằng lòng nhường cho hắn.
Quản Trọng ở chỗ thị tứ thường bị lắm kẻ nạt dọa, hà hiếp mà không một lời phản kháng. Mọi người cười cho là hèn mạt, nhu nhược, nhưng Bảo Thúc Nha cho bạn là người khoan dung.
Quản Trọng thường đàm luận cùng Bảo Thúc Nha nói nhiều điều sai lầm. Bảo nói:
- Đó là con người chưa gặp vận. Chớ lúc gặp thời thì trăm việc không hỏng việc nào.
Lúc theo việc quân, mỗi khi ra trận thì Quản Trọng đi sau; khi thu qua6n về thì Quản Trọng đi trước. Mọi người đều chế giễu cho là nhát. Bảo Thúc Nha nói:
- Quản Di Ngô nào phải nhát gan, chỉ vì người còn mẹ già nên phải giữ thân thể để phụng dưỡng mẹ.
Quản Trọng ba lần ra làm quan, ba lần bị bãi, người người đều khinh. Nhưng Thúc Nha nói:
- Di Ngô không phải là kẻ bất tiếu, vì chưa gặp thời, chưa gặp được vua hiền mà thôi.
Về sau, Quản Trọng phò công tử Củ; Bảo Thúc Nha phò công tử Tiểu Bạch. Công tử Củ và công tử Tiểu Bạch vốn anh em khác mẹ tranh ngôi nhau. Công tử Củ thất bại ở nhà nước Lỗ, bị vua nước Lỗ giết chết. Vua Lỗ lại bắt Quản Trọng và Thiệu Hốt là người phò công tử Củ nộp cho Tiểu Bạch tức Tề Hoàn công đương làm chúa nước Tề.
Thiệu Hốt tự tử. Còn Quản Trọng thì chịu làm tên tù, và chịu tội với Tiểu Bạch vì trước kia đã bắn nhằm đai bụng của Tiểu Bạch. Mến tài của Quản Trọng và do Thúc Nha tiến cử, Tiểu Bạch dùng Quản Trọng làm tướng quốc.
Người ta chê Quản Trọng không giữ được khí tiết như Thiệu Hốt. Nhưng Thúc Nha lại bảo:
- Di Ngô nhẫn nhục thờ Hoàn công không phải vô sỉ mà là người không câu chấp những tiểu tiết thường tình. Đó chính là kẻ có chí làm lợi cho cả thiên hạ.
Quản Trọng nghe được lời phê phán của Bảo Thúc Nha, thường thở dài nói:
- Sinh ra ta là cha mẹ nhưng hiểu biết ta ở đời chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi.
"Tri kỷ" nghĩa là biết mình. Người thật biết được mình là tri kỷ.
Cổ văn có câu: "Đắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận", nghĩa là: "Ở đời có được một người tri kỷ thì không còn ân hận gì nữa".
Ông Tchya (Đái Đức Tuấn), một nhà thơ hiện đại cũng có câu:
Tri kỷ tìm nhau mắt đã mờ.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả lúc Từ Hải gặp Thúy Kiều ở thanh lâu, Kiều đề cao Từ Hải, Từ lấy làm thống khoái, có câu:
Nghe lời vừa ý gật đầu,
Cười rằng: "Tri kỷ trước sau mấy người".
Cười rằng: "Tri kỷ trước sau mấy người".
Send comment