Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

4. Quy Sơn Cảnh Sách Văn

24 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 3264)
4. Quy Sơn Cảnh Sách Văn

GIỚI SA DIGIỚI SA DI NI
Hoà Thượng Thích Trí Quang dịch giải

IV

Quy Sơn Cảnh Sách Văn
(Bài Văn Cảnh Sách Của Ngài Quy Sơn)

(Đề này còn viết "Qui sơn Đại viên thiền sư cảnh sách",
nghĩa: Bài văn Cảnh sách của Đại viên thiền sư ở núi Quy sơn.)


(1) Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cọng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vị bội.

nghiệp lực kết buộc mà có thân thể, thì chưa ai thoát khỏi cái lụy của hình hài. Nên bẩm thụ thể chất tiết ra của cha mẹ, vay mượn những yếu tố tương quan mà hợp thành. Tuy được bốn thứ đại chủng hỗ trợ, nhưng chính bốn thứ này lại luôn luôn đối nghịch lẫn nhau.

(2) Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?

Do đó mà vô thường già bịnh không hẹn với ai cả. Sớm còn tối mất, trong một sát na là qua đời khác. Khác nào sương mùa xuân, móc sáng sớm, chốc lát đã không ; cây bên bờ, dây trong giếng, đâu được lâu bền. Như ý nghĩ này nối tiếp ý nghĩ khác, chuyển biến cực kỳ mau chóng, nên trong một sát na, chuyển hơi thở đã là đời sau. Như vậy tại sao vẫn an nhiên để đời mình trôi đi một cách vô ích ?

(3) Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự, miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức, huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly.

Đối với cha mẹ thì không cung phụng ngọt ngon, đối với thân quyến cố nhiên rời bỏ xa cách, đối với đất nước không có khả năng bình trị, đối với gia tộc bỏ hết nghĩa vụ thừa kế, xa làng bỏ xóm, cắt tóc, bẩm thụ Phật pháp với bổn sư. Như vậy lẽ đáng trong thì siêng về công phu khắc niệm, ngoài thì bủa ra đức tính hòa bình, xa hẳn trần tục, kỳ vọng giải thoát.

(4) Hà nãi tài đăng giới phẩm, tiện ngôn ngã thị tỷ kheo. Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trú, bất giải thỗn tư lai xứ, vị ngôn pháp nhĩ hiệp cúng. Khiết liễu tụ đầu huyên huyên, đãn thuyết nhân gian tạp thoại. Nhiên tắc nhất kỳ sấn lạc, bất tri lạc thị khổ nhân. Nẵng kiếp tuẫn trần, vị thường phản tỉnh. Thời quang yểm một, tuế nguyệt sa đà, thọ dụng ân phồn, thí lợi nùng hậu, động kinh niên tải, bất nghĩ khí ly. Tích tụ tư đa, bảo trì huyễn chất. Đạo sư hữu sắc, giới húc tỷ kheo, tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc. Nhân đa ư thử đam vị bất hưu, nhật vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ. Hậu học vị văn chỉ thú, ưng tu bác vấn tiên tri, tương vị xuất gia quí cầu y thực.

Sao lại mới bước lên phẩm bậc của giới pháp, mà đã tự thị ta đây là vị tỷ kheo. Dùng của thí chủ, ăn của thường trú, không biết xét kỹ vì sao mà có của ấy, lại bảo rằng lẽ tự nhiên là phải hiến cúng. Ăn rồi, xúm đầu huyên náo, chỉ nói toàn chuyện tạp của thế gian. Nhưng một thì thừa dịp vui thích, mà không biết chính cái vui ấy là nguyên nhân của sự thống khổ. Bao kiếp xưa kia, đem thân theo trần cảnh, chưa từng phản tỉnh. Thì giờ mất mát, năm tháng lần lữa, hưởng dụng càng nhiều, thí lợi càng lắm, hết năm này qua năm khác mà không biết nghĩ đến sự rời bỏ. Chất chứa càng nhiều cũng chỉ bảo trì xác huyễn mà thôi. Đức Đạo sư có huấn dụ, khuyên dạy các vị tỷ kheo, hãy tiến bộ đạo nghiệptrang hoàng cơ thể, còn ăn, mặc, và ngủ, cả ba thứ ấy không lúc nào nên hưởng dụng sung túc. Nhưng con người đa số đối với ba thứ ấy đam mê không ngừng, đến nỗi ngày qua tháng lại, vụt cái bạc đầu. Nên hậu học chưa nghe tôn chỉ của Phật pháp thì phải học hỏi sâu rộng với các vị tiên giác, sao lại toan bảo xuất gia quí hồ cơm áo.

(5) Phật tiên chế luật, khải sáng phát mông. Quỹ tắc uy nghi tịnh như băng tuyết. Chỉ trì tác phạm thúc liễm sơ tâm, vi tế điều chương cách chư ổi tệ. Tỳ ni pháp tịch tằng vị thao bồi, liễu nghĩa thượng thừa khởi năng chân biệt. Khả tích nhất sanh không quá, hậu hối nan truy. Giáo lý vị thường thác hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ.

Đức Phật trước tiên thiết chế giới luật là để bắt đầu mở mang cho sự ngu muội. Phép tắc uy nghi sạch như băng tuyết. Đình chỉ là giữ, hành động là phạm, nguyên tắc ấy kềm thúc sơ tâm; điều mục đầy đủ, chương tiết minh bạch, giới pháp này đổi bỏ tồi tệ. Pháp tịch giảng dạy Luật tạng mà chưa hề học hỏi và thân cận, thì đối với Thượng thừagiáo lý liễu nghĩa, làm sao có khả năng cứu xét rành mạch. Nên thật đáng đau tiếc là để một đời trôi đi một cách trống rỗng, sau này hối hận cũng khó mà đuổi kịp. Giáo lý chưa từng để dạ thì diệu pháp không nhân đâu mà khế ngộ.

(6) Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm, bất khẳng thân phụ lương bằng, duy tri cứ ngạo, vị am pháp luật, tập liễm toàn vô. Hoặc đại ngữ cao thanh, xuất ngôn vô độ. Bất kính thượng trung hạ tọa, Bà la môn tụ hội vô thù. Oản bát tác thanh, thực tất tiên khởi. Khứ tựu quai giác, tăng thể toàn vô ; khởi tọa chung chư, động tha tâm niệm. Bất tồn ta ta quỹ tắc, tiểu tiểu uy nghi, tương hà thúc liễm hậu côn, tân học vô nhân phỏng hiệu.

Cập kỳ đến lúc tuổi đời đã cao, tuổi hạ cũng lớn, nhưng bụng thì rỗng, lòng lại cao, bởi vốn không chịu thân cận thiện hữu nên chỉ biết xấc láo ngạo ngược, chưa hiểu thành thuộc giáo phápgiới luật nên sự tự chế ngự hoàn toàn không có. Lời to, tiếng lớn, nói năng vô phép. Không kính thượng tọa, trung tọa, hạ tọa, ngồi với nhau không khác gì sự tụ họp của các đạo sĩ Bà la môn. Khua bát ra tiếng, ăn rồi dậy trước. Đi ở trái phép nên bản chất tăng sĩ mất hẳn, đứng ngồi quàng hoảng nên làm động tâm niệm của kẻ khác. Phép tắc ít nhất cũng không giữ, uy nghi nhỏ nhất cũng không còn, thì đưa cái gì ra để kềm thúc hậu bối, nên kẻ sơ học không biết do đâu mà mô phỏng.

(7) Tài tương giác sát, tiện ngôn ngã thị sơn tăng. Vị văn Phật giáo hành trì, nhất hướng tình tồn thô tháo. Như tư chi kiến cái vị sơ tâm dung đọa, thao thiết nhân tuần, nhẫm nhiễm nhân gian, toại thành sơ dã. Bất giác lủng chủng lão hủ, xúc sự diện tường. Hậu học tư tuân, vô ngôn tiếp dẫn. Túng hữu đàm thuyết, bất thiệp điển chương. Hoặc bị khinh ngôn, tiện trách hậu sinh vô lễ, sân tâm phẫn khởi, ngôn ngữ cai nhân.

Vậy mà có ai mới cảnh giác cho thì liền bảo ngay rằng ta đây là tăng sĩ rừng núi. Quả là kẻ chưa bao giờ nghe đến sự hành trì của Phật huấn dụ, nên chỉ có một chiều hướng là tánh tình vẫn còn y nguyên. Cung cách như vậy là vì sơ tâm biếng nhác, nên ham muốn xấu xa y như thói cũ, dần dà theo đời, hóa thành quê kệch. Thế rồi bất giáclóng cóng già yếu, nhưng gặp việc thì như đối diện với tường vách. Hậu học thưa hỏi thì không có lời tiếng chi để hướng dẫn. Có nói cũng không liên hệ gì với kinh điển. Và bị khinh thì bảo hậu sinh vô lễ, sân tâm nổi giận, lời tiếng át người.

(8) Nhất triêu ngọa tật tại sàng, chúng khổ oanh triền bức bách, hiểu tịch tư thỗn, tâm lý hồi hoàng. Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng. Tùng tư thỉ tri hối quá, lâm khát quật tỉnh hề vi. Tự hận tảo bất dự tu, niên vãn đa chư quá cựu, lâm hành huy hoắc, phạ bố chương hoàng. Hộc xuyên tước phi, thức tâm tùy nghiệp. Như nhân phụ trái, cường giả tiên khiên, tâm tự đa đoan, trọng xứ thiên trụy. Vô thường sát quỷ niệm niệm bất đình, mạng bất khả diên, thời bất khả đãi. Nhân thiên tam hữu ưng vị miễn chi, như thị thọ thân phi luận kiếp số.

Một mai bịnh nằm trên giường thì mọi thứ đau đớn bao vây, xiết buộc, bức bách, sớm tối lo nghĩ, trong lòng khiếp sợ, đường trước man mác, chưa biết đi về chỗ nào. Bấy giờ mới biết hối hận, là sắp chết khát mới đào giếng, thì đào mà làm gì. Chỉ còn tự giận lấy mình sớm không dự bị tu tập, tuổi về chiều thì lắm điều tội lỗi, nên khi sắp đi khỏi cuộc đời thì sự sống tan rã thật mau chóng, lòng càng khiếp sợ hãi hùng. Rồi lụa thủng chim bay, tâm thức phải tùy theo nghiệp lực. Như kẻ mắc nợ thì ai mạnh kéo trước, tâm thức lắm thứ ác nghiệp thì chỗ nào nặng hơn là phải rơi trước vào đó. Nên quỉ sứ vô thường sát nhân, ý tưởng này nối tiếp ý tưởng khác, tác hại không ngừng. Sinh mạng không thể kéo dài, thì giờ không hề chờ đợi. Rồi ba cõi luân hồi chưa thể thoát khỏi, và thọ thân như vậy khó nói cho hết số lượng của thì gian lâu dài.

(9) Cảm thương thán nhạ, ai tai thiết tâm, khởi khả giam ngôn, đệ tương cảnh sách. Sở hận đồng sanh tượng quý, khứ Thánh thời diêu, Phật pháp sanh sơ, nhân đa giải đãi, lược thân quản kiến dĩ hiểu hậu lai. Nhược bất quyên căng, thành nan luân hoán.

Cảm thương than thở, đau đớn như cắt đứt tim gan, làm sao có thể phong gói lời nói, nên phải cảnh giác để sách tiến cho nhau. Điều đáng tủi hận là chúng ta cùng sinh vào thì gian cuối cùng của thời kỳ Phật pháp tương tự, cách xa thời đại của Phật, Phật pháp lơ thơ, lòng người đa số biếng nhác, nên phải trình bày sơ lược cái thấy chỉ như ống dòm trời, để khuyên bảo những người hậu học. Nếu không loại bỏ tính nết kiêu căng, thì quả thật khó mà thay đổi cho nhau.

(10) Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí, tích niên hành xứ thốn bộ bất di, hoảng hốt nhất sanh, tương hà bằng thị. Huống nãi đường đường tăng tướng, dung mạo khả quan, giai thị túc thực thiện căn cảm tư dị báo, tiện nghĩ đoan nhiên củng thủ, bất quí thốn âm. Sự nghiệp bất cần, công quả vô nhân khắc tựu, khởi khả nhất sanh không quá, ức diệc lại nghiệp vô tì.

Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tínhhình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi. Không như vậy thì chỉ là kẻ lạm xen vào hàng ngũ tăng sĩ, lời nóiviệc làm trống rỗng, sơ suất, hưởng dụng một cách vô ích cúng phẩm của tín đồ, đường đi năm cũ thì một tấc một bước cũng không đổi dời, quàng hoảng suốt cả một đời thì còn lấy gì mà nương tựa và cậy nhờ ? Huống chi tăng tướng đường hoàng, dung mạo khả quan, toàn do thiện căn đời trước gieo trồng mới có được cái quả báo đặc biệt ấy, vậy mà chỉ nghĩ đến việc ngồi thẳng, khoanh tay, chứ không biết quí trọng từng tấc bóng của thì giờ. Nhưng đạo nghiệp mà không chịu nỗ lực thực hành thì đạo quả sẽ không có nhân tố thành tựu. Như vậy đâu phải chỉ một đời này qua đi một cách vô ích, mà mọi việc trong những đời sau cũng không được bổ ích gì.

(11) Từ thân quyết chí phi tri, ý dục đẳng siêu hà sở, hiểu tịch tư thỗn, khởi khả thiên diên quá thời. Tâm kỳ Phật pháp đống lương, dụng tác hậu lai qui cảnh, thường dĩ như thử, vị năng thiểu phần tương ưng.

Giã từ song thân, quả quyết chí khí, khoác mặc pháp y, là ý muốn vượt lên cho ngang đến chỗ nào nữa kia: sớm tối suy nghĩ như vậy thì đâu có thể chơi đùa cho qua mất thì giờ. Trong lòng tự kỳ hẹn cho mình phải làm trụ cột của Phập pháp, làm gương mẫu cho tương lai: thường xuyên tự nguyện như vậy mà chưa hẳn đã phù hợp phần nào với sự xuất gia.

(12) Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ. Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn.

Nói thì phải liên hệ với kinh điển, bàn thì phải dựa vào sự kê cứu về xưa. Hình dáng đĩnh đạc, chí khí cao nhã.

(13) Viễn hành yếu giả lương bằng, sác sác thanh ư nhĩ mục, trú chỉ tất tu trạch bạn, thời thời văn ư vị văn. Cố vân, sanh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả bằng hữu. Thân phụ thiện giả, như vụ lộ trung hành, tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận ; hiệp tập ác giả, trưởng ác tri kiến, hiểu tịch tạo ác, tức mục giao báo, một hậu trầm luân, nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục.

Đi xa thì phải nhờ bạn tốt để luôn luôn lọc sạch tai mắt, trú ở thì cần chọn bạn hiền để thường thường nghe điều chưa nghe. Nên ngạn ngữ đã nói, sinh ta là cha mẹ, tác thành ta là bạn bè. Gần gũi người hiền thì như đi trong sương móc, tuy không ướt áo mà lúc nào cũng thấm đượm ; quen thân kẻ ác thì lớn thêm kiến thức độc ác, sớm tối làm ác, ác báo đã bị ngay trước mắt mà chết rồi lại phải chìm đắm, làm cho thân người một khi mất đi, muôn kiếp vẫn khó mà khôi phục.

(14) Trung ngôn nghịch nhĩ, khởi bất minh tâm giả tai ? Tiện năng tháo tâm dục đức, hối tích thao danh, uẩn tố tinh thần, huyên hiêu chỉ tuyệt.

Lời nói ngay thẳng mới trái nghịch thính giác, như thế làm sao không ghi khắc vào lòng dạ? Mà như thế thì tất nhiên có thể rửa tâm, nuôi đức, ẩn dấu, vùi tên, tập trung tinh thần, đình chỉ ồn náo.

(15) Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khải ngộ chân nguyên, bác vấn tiên tri, thân cận thiện hữu; thử tông nan đắc kỳ diệu, thiết tu tử tế dụng tâm, khả trung đốn ngộ chánh nhân, tiện thị xuất trần giai tiệm. Thử tắc phá tam giới nhị thập ngũ hữu, nội ngoại chư pháp tận tri bất thật, tùng tâm biến khởi, tất thị giả danh; bất dụng tương tâm tấu bạc, đãn tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân; nhậm tha pháp tánh châu lưu, mạc đoạn mạc tục, văn thanh kiến sắc cái thị tầm thường, giá biên na biên ứng dụng bất khuyết.

Nếu muốn tham thiền học đạo, vượt bỏ ngay cửa ngõ phương tiện, thì phải tâm hợp huyền tông, cứu xét tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khải ngộ chân nguyên, bằng cách tham vấnsâu rộng với liệt vị tiên giác, gần gũi thân thiết với các bậc thiện tri thức. Thiền tông như thế này thiệt khó mà nắm được chỗ nhiệm mầu của nó, nên phải khẩn thiết vận dụng cái tâm một cách tinh tếchín chắn, mới ngay trong khả năng này mà đốn ngộ chánh nhân, mới làm thềm bậc tiến dần trong sự siêu thoát phiền não. Và như thế là phá hủy nhân tố hai mươi lăm hữu trong lĩnh vực ba cõi, các pháp thân tâm vũ trụ đều biết không thật, duy tâm biến hiện, toàn thị giả danh. Đừng nên đem tâm ghé họp: tâm không ghé họp với cảnh thì cảnh đâu chướng ngại cho tâm. Mặc cho pháp tánh lưu lộ toàn diện, đừng cắt đứt mà cũng đừng nối tiếp; thấy sắc nghe tiếng quả thực bình thường thì bên nay bên kia ứng dụng đầy đủ.

(16) Như tư hành chỉ, thật bất uổng phi pháp phục, diệc nãi thù báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Sanh sanh nhược năng bất thoái, Phật giai quyết định khả kỳ. Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc.

Sống mà động cũng như tĩnh đều được như vậy mới thật không khoác mặc pháp y một cách uổng phí, cũng tức là báo đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi. Nếu đời đời không thoái chuyển thì quả vị Phật đà quyết chắc có thể kỳ vọng, và là người khách qua lại ba cõi nên ra vào đều làm khuôn phép cho người.

(17) Thử chi nhất học tối huyền tối diệu. Đãn biện khẳng tâm, tất bất tương trám.

Thiền học như thế này cực kỳ huyền diệu. Chỉ lo cho đủ sự "khẳng tâm", đoan chắc không lừa gạt.

(18) Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp, tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử phù trì. Trú chỉ uy nghi, tiện thị Tăng trung pháp khí. Khởi bất kiến ỷ tùng chi cát, thượng túng thiên tầm: phụ thác thắng nhân phương năng quảng ích. Khẩn tu trai giới, mạc man khuy du. Thế thế sanh sanh thù diệu nhân quả.

Những người trung bình, chưa thể vượt ngay lên được, thì hãy để cả tâm trí vào giáo pháp, ôn cho thuộc và tìm cho rõ kinh điển, cứu xét một cách tinh tường đối với nghĩa lý, rồi truyền bá phu diễn ra để dắt dẫn tương lai, báo đáp ơn Phật. Thì giờ đừng để uổng phí, bằng cách phải lấy công hạnh trên đây mà hỗ trợ đời mình. Như thế thì động cũng như tĩnh đều có uy nghi, biến mình thành bậc "pháp khí" trong hàng Tăng bảo. Không thấy dây sắn quấn theo cây tùng kia sao, nó cao vót lên đến cả ngàn tầm : phải ký thác đời mình vào nhân tố tối thượng, mới có năng lực tạo được ích lợi rộng lớn. Phải chân thành giữ gìn trai giới, đừng man trá, thiếu sót hay vượt bỏ. Vì chính trai giới là cái nhân tối thượng đem lại cái quả tối thượng trong mọi đời kiếp.

(19) Bất khả đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thời, khả tích quang âm, bất cầu thăng tiến. Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nãi cô phụ tứ ân. Tích lũy chuyển thâm, tâm trần dị ủng, xúc đồ thành trệ, nhân sở khinh khi.

Do đó mà không thể tầm thường hết ngày, nhọc nhằn hết buổi, để thì giờ mất đi một cách đáng tiếc mà không chịu cầu lấy sự bước tới và vượt lên. Như vậy là tiêu thụ của tín thí một cách vô ích, mà cũng phụ bạc tất cả bốn ân. Rồi chất chứa sự hệ lụy càng nhiều thì bụi bặm của tâm trí càng dễ làm cho nó bít lấp, nên đụng đâu tắc đó, ai cũng khinh khi.

(20) Cổ vân, bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thoái khuất. Nhược bất như thử, đồ tại tri môn, nhẫm nhiễm nhất sanh, thù vô sở ích.

Phật đã huấn dụ, ai kia đã là đấng trượng phu thì ta đây cũng có thể làm như thế, đừng tự khinh thị mình mà lùi bước và khuất phục. Nếu không như vậy thì chỉ là kẻ ở trong hàng ngũ xuất gia một cách vô ích, dần dà hết cả một đời mà quả thực không có một chút ích lợi nào hết.

(21) Phục vọng hưng quyết liệt chi chí, khai đặc đạt chi hoài, cử thác khán tha thượng lưu, mạc thiện tùy ư dung bỉ. Kim sanh tiện tu quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhân. Tức ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối, tâm không cảnh tịch, chỉ vị cửu trệ bất thông.

Xin phủ phục mà cầu mong các vị nổi dậy cái chí khí quyết liệt, mở ra cái hoài bão cao xa, hết thảy mọi sự động tĩnh đều nhìn lên các bậc thượng thặng, đừng tự ý sống theo những thói hư hèn. Nội một đời này mà thôi, phải giải quyết bản thân cho xong, và việc đó là tự mình liệu lấy cho mình, không phải do ai đâu khác. Bằng cách ý thì ngưng, thức thì thoát, không còn tác đối với trần cảnh ẫ vì lẽ tâm vốn không, cảnh vốn lặng, chỉ vì bế tắc lâu ngày nên không thấu triệt được mà thôi.

(22) Thục lãm tư văn, thời thời cảnh sách, cưỡng tác chủ tể, mạc tuẫn nhân tình. Nghiệp quả sở khiên, thành nan đào tị; thanh hòa hưởng thuận, hình trực ảnh đoan, nhân quả lịch nhiên, khởi vô ưu cụ. Cố kinh vân, giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong: nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ. Cố tri tam giới hình phạt oanh bán sát nhân, nỗ lực cần tu, mạc không quá nhật.

Hãy đọc kyՠbài văn này để luôn luôn cảnh giác sách tiến, cưỡng lại mà tự làm chủ tể, đừng thí thân theo tánh tình con người của mình. Vì lẽ nghiệp quả lôi kéo thì quả thực khó mà trốn tránh, cũng như tiếng mà hòa thì tiếng vang phải thuận, hình mà ngay thì hình bóng phải thẳng: nhân quả rõ ràng như vậy, không thể không lo sợ. Trong kinh đã nói, giả sử trải qua trăm ngàn đời kiếp đi nữa, cái nghiệp mình đã làm ra vẫn không tiêu mất: một khi nhân duyên gặp nhau đủ mặt thì quả báo của nó mình phải tự chịu lấy. Vì lý do đó mà hãy ý thức ba cõi đều là những hình phạt ràng buộc và giết chết con người, phải nỗ lựctinh tiến tu tập, đừng để đời mình đi qua ngày tháng một cách trống rỗng.

(23) Thâm tri quá hoạn, phương nãi tương khuyến hành trì. Nguyện bách kiếp thiên sanh, xứ xứ đồng vi pháp lữ, nãi vi minh viết:

Bởi nhận thức một cách sâu xathống thiết mọi sự tội lỗitai họa của tội lỗi ấy, nên mới khuyên nhau tu trì. Nguyện rằng trăm kiếp ngàn đời, bất cứ ở đâu, cũng làm "bạn hữu Phật pháp" cho nhau, nên làm bài minh dưới đây:

(24)

Huyễn thân mộng trạch,
Không trung vật sắc,
Tiền tế vô cùng,
Hậu tế ninh khắc?
Xuất thử một bỉ,
Thăng trầm bì cực,
Vị miễn tam luân,
Hà thời hưu tức?
Tham luyến thế gian,
Ấm duyên thành chất,
Tùng sanh chí lão,
Nhất vô sở đắc.
Căn bản vô minh,
Nhân tư bị hoặc,
Quang âm khả tích,
Sát na bất trắc.
Kim sanh không quá,
Lai thế trất tắc.
Tùng mê chí mê,
Giai nhân lục tặc,
Lục đạo vãng hoàn,
Tam giới bồ bặc.

Thân huyễn nhà mộng,
Vật sắc trong Không,
Khoảng trước không cùng,
Khoảng sau đâu biết?
Thoát đây chìm kia,
Lên xuống cực nhọc,
Chưa khỏi ba luân,
Bao giờ ngừng được?
Tham luyến thế gian,
Ấm duyên thành chất,
Từ sanh đến già,
Không được gì cả.
Căn bản vô minh,
Vì nó sai lầm,
Thì giờ đáng tiếc,
Phút chốc khó lường.
Đời này trôi qua,
Kiếp sau bế tắc;
Từ mê đến mê,
Toàn vì lục tặc,
Qua lại sáu đường,
Lăn lóc ba cõi.

(25)

Tảo phóng minh sư,
Thân cận cao đức,
Quyết trạch thân tâm,
Khử kỳ kinh cước.
Thế tự phù hư,
Chúng duyên khởi bức,
Nghiên cùng pháp lý,
Dĩ ngộ vi tắc.
Tâm cảnh câu quyên,
Mạc ký mạc ức,
Lục căn di nhiên,
Hành trú tịch mặc.
Nhất tâm bất sanh,
Vạn pháp câu tức.

Sớm hỏi minh sư,
Thân gần cao đức,
Quyết trạch thân tâm,
Trừ khử gai góc.
Đời tự giả dối,
Cảnh nào bức được,
Xét cùng pháp tánh,
Chứng ngộ mới thôi.
Tâm cảnh siêu thoát,
Vượt cả nhớ quên,
Sáu căn an nhiên,
Động tĩnh vắng lặng:
Nhất tâm bất sanh,
Vạn pháp thanh tịnh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1882)
Trì giới đề cập trong kinh Sa môn quả được chia làm ba hạng mục: tiểu giới, trung giới và đại giới, vốn là những giải thích của Đức Phật về ...
(Xem: 11092)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 11879)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 7122)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 51768)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 8037)
Bài Văn Cảnh Sách Của Đại Viên Thiền Sư ở Núi Quy; Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thánh Tri phỏng Việt dịch
(Xem: 5797)
Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về.
(Xem: 5338)
Những người hộ trì giới pháp này, không nên sinh khởi tưởng nghĩ là thời tượng pháp hay mạt pháp, vì sự trì giới nghiêm cẩn sẽ ...
(Xem: 4976)
Sau khi đã thọ giới, nếu chúng ta có thể dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, thì đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.
(Xem: 6796)
Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Vì vậy Đức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy.
(Xem: 8146)
Sanh tử cũng là việc lớn, vì cơn vô thường (chết) chóng mau! Thế, người học đạo, với mỗi giờ, mỗi phút phải lấy đó làm điều nhớ lo.
(Xem: 5084)
Thập Thiệnpháp môn căn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậu giải thoát Niết Bàn, cho đến Vô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
(Xem: 17468)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12793)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 5101)
Giới luậtyếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi.
(Xem: 5187)
Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng chính thức ra đời vào lần Kết tập thứ 2.
(Xem: 4480)
Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giáctừ bi...
(Xem: 9240)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 4677)
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
(Xem: 4800)
Khi phát nguyện thọ trì dù chỉ một giới, quyết định mạnh mẽ nảy sinh từ tuệ giác ấy sẽ đưa ta đến tự dohạnh phúc đích thực.
(Xem: 5211)
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoátgiác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân thủ một số nguyên tắc.
(Xem: 4589)
Những giới luật liên quan đến ẩm thực nhằm hướng dẫn thái độhành vi khi ăn uống của người xuất gia nói riêng và người Phật tử nói chung.
(Xem: 12788)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14776)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 12659)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 5044)
Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp.
(Xem: 6800)
Giới luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn; Giới luật mất là Phật pháp mất.
(Xem: 13022)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12564)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 19533)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14062)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 13205)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14409)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 13740)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14953)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 20040)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 12884)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 13076)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16775)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18236)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11857)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11410)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 18781)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18182)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 12688)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 34541)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 13592)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25189)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13646)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 142959)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 23372)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 22969)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19144)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 16988)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 31755)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27301)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 24932)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 28752)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 36021)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 29064)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant