Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương Iv Thắng Hạnh Của Thập Thiện Nghiệp

Thursday, June 24, 201000:00(View: 3899)
Chương Iv Thắng Hạnh Của Thập Thiện Nghiệp

KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
NGÀI THÁI HƯ PHÁP SƯ GIẢNG TẠI
HỘI PHẬT GIÁO CHÁNH TÍN Ở HÁN KHẨU
(TRUNG HOA) – HT. Thích Trí Thủ dịch Việt

CHƯƠNG IV 
THẮNG HẠNH CỦA THẬP THIỆN NGHIỆP

A. LỤC ĐỘ

I) BỐ THÍ ĐỘ

Bấy giờ đức Thế Tôn lại bảo Long vương rằng: Nếu có Bồ tát y thiện nghiệp ấy, trong khi tu đạo, lìa nghiệp giết hại mà hành bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, trường thọ không yểu, chẳng bị tất cả oan giặc làm hại. Lìa nghiệp chẳng cho mà lấy, thực hành bố thí thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, không ai sánh kịp, đều hay nhóm họp kho báu Phật pháp. Lìa lỗi tà hạnhbố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt; trong nhà trinh thuận, mẹ và vợ con, không ai đem lòng dụcxâm phạm. Lìa lời nói dối mà làm bố thí, thường giàu của báu không ai chiếm đoạt, khỏi các hủy báng, thâu giữ chánh pháp, như lời thệ nguyện, chỗ làm thỏa mãn. Lìa lời nói chia rẽ (hai lưỡi) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt, quyến thuộc hòa thuận, đồng vui một chí, thường không trái chống. Lìa lời nói thô dữ mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, tất cả chúng hội hoan hỷ quy y, nói ra đều tín thọ, không ai trái nghịch. Lìa lời nói vô nghĩa (ỷ ngữ) mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm chiếm, nói chẳng uổng lời, người đều kính chịu, hay dùng phương tiện, khéo dứt các ngờ vực. Lìa lòng tham cầu mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai xâm đoạt có được vật gì đều đem ban cấp, tín giải kiên cố, đủ oai lực lớn. Bỏ lòng giận hờn mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, mau tự thành tựu, tâm trí vô ngại, các căn tốt đẹp, người thấy kính ưa. Xa lìa lòng tà đạo mà làm bố thí, thường giàu của báu, không ai chiếm đoạt, thường sanh vào nhà kính tin chánh pháp, thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng, thường chẳng quên mất lòng đại bồ-đề. Ấy là bậc đại sĩ trong khi tu bồ-tát đạo, làm mười nghiệp lành, dùng bố thí trang nghiêm mà được lợi lớn.

Bố thí để diệt trừ lòng tham lam, sẽ được hưởng quả báo giàu có, của cải không còn nghèo thiếu; nhưng nếu lòng bố thí không thanh tịnh, hoặc hành vi ác chưa dứt sạch hẳn, thì tuy có nhiều của báu cũng không hưởng thọ được lâu dàitự tại. Nếu phát tâm bồ-tát y theo mười nghiệp thiện mà tu hành bố thí, thì hình dung đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài, bà con hòa thuận, có nhiều của báu không ai sánh kịp; mà cũng không có người nào dám đem lực lượng gì để chiếm đoạt; ta lại được mọi người kính mến quy thuận ủng hộ: đó là nhờ công đức tu hành thập thiệnbố thí, mới được viên mãn trang nghiêm, lợi ích rất lớn vậy. Trái lại như vì lòng sân hận khinh khi nhau, hoặc vì mua danh mà làm việc bố thí, hoặc vì ngu si tà kiến sai lầm, người đáng cho thì không cho, người không đáng cho lại cho, hoặc thiên vị cho người này không cho người khác, như thế gọi là điên đảo sai lầm làm việc bố thí, không thể nào viên mãn được. Dù có quả báo tốt, về sau cũng không cứu cánh.

2) LƯỢC NÓI VỀ NĂM ĐỘ

Như vậy, Long vương! Tóm lại mà nói, từ mười thiện đạo: Dùng trì giới trang nghiêm hay sanh tất cả nghĩa lợi của Phật pháp, đầy đủ nguyện lớn. Dùng nhẫn nhục trang nghiêm, được viên âm của Phật, đủ các tướng tốt. Dùng tinh tấn trang nghiêm hay phá ma oán, vào pháp tạng Phật. Dùng thiền định trang nghiêm hay sanh niệm, huệ, tàm, quý, khinh an. Dùng trí huệ trang nghiêm hay dứt tất cả phân biệt vọng kiến.

Phật pháp nghĩa lợi là sự lợi ích cứu cánh thiết thực. Trong Phật pháp, có sự lợi ích chỉ ở hiện tại, có sự lợi ích chỉ ở tương lai, và có sự lợi ích cứu cánh, khác nhau. Bồ tát tu hành lục độ, tức là được tất cả nghĩa lợi, nhưng nếu dùng thập thiện nghiệp đạo làm căn bản, thời nghĩa lợi mới hoàn toàn viên mãn. (nghĩa là tu thập thiệntrì giới, nhẫn nhục v.v... thì trì giới, nhẫn nhục mới trang nghiêm hoàn toàn cứu cánh).

B. CÁC HẠNH KHÁC

1) TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Lòng từ trang nghiêm, đối với chúng sanh không khởi não hại. Lòng bi trang nghiêm, thương các chúng sanh, thường không chán bỏ. Lòng hỷ trang nghiêm, thấy người tu thiện, lòng không ganh ghét. Lòng xả trang nghiêm, đối cảnh thuận nghịch, lòng không thương giận.

Từ, Bi, Hỷ, Xả là bốn đức vô lượng tâm của chư Phật, Bồ tát. Từ là cho vui, Bi là cứu khổ, Hỷ là đối với tất cả những công đức lợi ích an vui của kẻ khác, sẵn lòng hoan hỷ tán trợ, Xả là oán thân bình đẳng, không khởi phân biệt, một lòng thản nhiên không còn trú trước; như kinh Kim cang dạy: "Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm" (nên sanh lòng không chỗ trú trước). Suy rộng bốn tâm ấy ra cùng khắp vô lượng Cho nên, gọi là tứ vô lượng tâm. Căn cứ vào mười thiện nghiệp đạo mà tu hành khiến cho bốn tâm ấy được viên mãn trang nghiêm thì hưởng phước đức vô lượng.

2) BỐN NHIẾP PHÁP

Bốn nhiếp pháp trang nghiêm thường siêng nhiếp hóa tất cả chúng sanh.

Nhiếp pháp nghĩa là dùng bốn pháp bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành mà thâu nhiếp hóa độ chúng sanh. Bồ tát tùy mỗi loài hiện thân đem bốn pháp ấy mà thâu nhiếp, làm cho mọi loài, mọi người đều được lãnh thọ chánh pháp, đều hiểu sự lợi ích. Căn cứ mười thiện nghiệp mà hành tứ nhiếp pháp ấy thì mới được hoàn toàn cứu cánh.

3) BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ-ĐỀ

Niệm xứ trang nghiêm khéo tu tập bốn quán niệm xứ. Chánh cần trang nghiêm hay dứt trừ tất cả các pháp bất thiện, thành tất cả pháp thiện. Thần túc trang nghiêm thường khiến thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ. Năm căn trang nghiêm, thâm tín, kiên cố, siêng năng không biếng nhác, thường không mê vọng, vắng lặng điều hòa, dứt các phiền não. Năm lực trang nghiêm, các oán đều diệt, không gì phá hoại. Giác chi trang nghiêm, thường khéo giác ngộ tất cả các pháp. Chánh đạo trang nghiêm được trí huệ chánh, thường hiện ở trước. Chỉ trang nghiêm dứt sạch tất cả kiết sử. Quán trang nghiêm, như thật biết tự tánh các pháp. Phương tiện trang nghiêm, chóng được thành tựu, đầy vui vô biên.

Đây là 37 phần bồ-đề, cũng gọi là 37 trợ đạo phẩm.

Niệm xứ tức là bốn quán niệm xứ (bốn chỗ thường quán sát nhớ nghĩ) cũng gọi là bốn niệm trú (người tu hành y cứ bốn quán niệm này mà an trú): 1. quán thân bất tịnh. 2. quán hưởng thọ là khổ. 3. quán tâm vô thường. 4. quán tất cả các pháp vô ngã.

Chánh cần tức là tứ chánh cần (bốn món siêng năng chơn chánh) lại có tên là tứ chánh đoạn: 1. những điều ác đã sanh phải kíp trừ bỏ. 2. những điều ác chưa sanh cần phải không cho sanh. 3. những điều thiện chưa sanh cần phải chóng sanh. 4. những điều thiện đã sanh phải làm cho tăng trưởng. Dứt sạch biếng nhác, Cho nên, gọi là chánh đoạn.

Thần túc tức là bốn món thần túc (thần thông) cũng có tên là bốn món như ý túc (thần thông như ý): 1. niệm (nhớ nghĩ). 2. dục (ưa muốn). 3. tấn (tinh tấn). 4. huệ (trí huệ). Chứng được bốn món thần túc này tức là được chỗ nguyện như ý, lại hay phát khởi các pháp thần thông, Cho nên, gọi là thần túc.

Năm căn: 1. tín (lòng tin). 2. tấn (siêng năng). 3. niệm (nhớ nghĩ). 4. định (thiền định). 5. huệ (trí huệ). Năm lực: tức là năm căn trên, nhờ rèn luyện làm cho có khí lực, nên gọi là năm lực. "Năm căn" là nói về căn cứ tu hành; "Năm lực" là nói về lực lượng tu hành đối trị.

Giác chi tức là bảy món giác ngộ: 1. trạch pháp (lựa chọn các pháp chơn ngụy). 2. tinh tấn (siêng năng). 3. hỷ (vui mừng). 4. khinh an (nhẹ nhàng). 5. niệm (nhớ nghĩ). 6. định (thiền định). 7. hành xả (lòng tu hành bình đẳng không vướng mắc)

Chánh đạo tức là tám đường chơn chánh, cũng gọi là tám đường thánh: 1. chánh kiến (kiến giác chơn chánh). 2. chánh tư duy (suy nghĩ chơn chánh). 3. chánh ngữ (nói phô chơn chánh). 4. chánh nghiệp (hành vi chơn chánh). 5. chánh mạng (sanh hoạt chơn chánh). 6. chánh tinh tấn (siêng năng việc chơn chánh). 7. chánh niệm (nhớ nghĩ chơn chánh). 8. chánh định (thiền định chơn chánh). Tu theo tám pháp này thì tránh được tà vạy, Cho nên, gọi là CHÁNH. Nhờ vậy mà đi đến cảnh giới niết-bàn, Cho nên, gọi là ĐẠO. Tổng cộng là ba mươi bảy phẩm, nếu Bồ tát dùng thập thiện nghiệp làm căn bản, mà tu theo các pháp này thì mau chứng được tất cả các công đức, viên mãn quả an vui vĩnh viễn.

C. NÓI RỘNG THÊM

Long vương nên biết, mười nghiệp thiện này, hay làm cho thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Vậy nên các người phải siêng tu học.

Thập lực, Tứ vô sở úy và Mười tám pháp bất cộng là những pháp đặc biệt chỉ quả vị Phật mới có mà thôi. Đoạn này nói rộng ra đều căn cứ vào thập thiện nghiệp mà tất cả các hạnh thù thắng cho đến quả vị Phật đều được trang nghiêm viên mãn, và khuyên tất cả phải siêng năng tu học.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant