Abhidhammattha Saṅgaha - A Manual of Abhidhamma
VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch
Chương VIII
PACCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Toát yếu về
những duyên hệ
Nhập Đề
1.
Yesaṁ saṅkhatadhammānaṁ ye dhammā paccayā yathā
Taṁ vibhāgam' ih'edāni
pavakkhāmi yathārahaṁ.
2.
Paṭiccasamuppādanayo, Paṭṭhānanayo ca'ti paccayasaṅgaho duvidho veditabbo.
Tattha tabbhāvabhāvibhāvākāramattopalakkhito paṭiccasamuppādanayo.
Paṭṭhānanayo pana āhaccapaccayaṭṭhitim' ārabbha pavuccati. Ubhayaṁ pana vomissetvā papañcenti ācariyā.
Tattha avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṁ, viññāṇa-paccayā nāmarūpam, nāmarūpa-paccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatana-paccayā phasso, phassa-paccayā vedanā, vedanā-paccayā taṇhā, taṇhā-paccayā upādānam, upādāna-paccayā bhavo, bhava-paccayā jāti, jāti-paccayā jarā-maraṇa-soka-parideva-dukkha-doma- nass' upāyāsā sambhavanti. Evam'etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotī' ti ayam'ettha paṭiccasamuppādanayo.
Tattha tayo addhā; dvādasaṅgāni; vīsatākārā; tisandhi; catusaṅkhepo; tīṇi vaṭṭāni; dve mūlāni ca veditabbāni.
Katham?
Avijjā, saṅkhārā atīto addhā; jāti, jarā, maraṇaṁ anāgato addhā; majjhe aṭṭha paccuppanne addhā'ti tayo addhā.
Avijjā, saṅkhārā, viññāṇaṁ, nāmarūpaṁ, saḷāyata- naṁ, phasso, vedanā, taṇhā, upādānaṁ, bhavo, jāti, jarāmaraṇan'ti dvādasaṅgāni. Sokādivacanaṁ pan'ettha nissandaphalanidassanaṁ.
Avijjāsaṅkhārāggahaṇena pan'ettha taṇhūpādāna-bhavā pi gahitā bhavanti. Tathā taṇh'ūpādānabhavagga- haṇena ca avijjāsaṅkhārā, jātijarāmaraṇaggahaṇena ca viññāṇādiphalapañcakam'eva gahitanti katvā.
Atīte hetavo
pañca idāni phalapañcakaṁ
Idāni hetavo pañca
āyatiṁ phalapañcakanti
Vīsatākārā,
tisandhi, catusaṅkhepā ca bhavanti.
Avijjā taṇhūpādāna ca kilesavaṭṭaṁ; kammabhava- saṅkhāto bhav'ekadeso; saṅkhārā ca kammavaṭṭaṁ; upapattibhavasaṅkhāto bhav' ekadeso; avasesā ca vipāka- vaṭṭanti tīni vaṭṭāni.
Avijjātaṇhāvasena dve mūlāni ca veditabbāni.
1. Tesameva ca
mūlānaṁ nirodhena nirujjhati
Jārāmaraṇamucchāya pīḷitānam' abhiṇhaso
Āsavānaṁ samuppādā avijjā ca
pavattati.
2. Vaṭṭamābandham' iccevaṁ tebhūmakam' anādikaṁ
Paṭiccasamuppādo'ti paṭṭhapesi mahāmuni.
§1.
Nơi đây, theo
đường lối thích nghi, tôi sẽ tỉ mỉ phân tách bằng cách nào những pháp tạo duyên
tác hành liên hệ với các pháp được cấu tạo (1) tùy duyên.
§2.
Đại cương những tương quan có hai phần;
A) Định Luật
Phát Sanh Tùy Thuộc (2), và
B) Định Luật Duyên
Hệ Tương Quan (3).
Trong hai phần nầy, Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Duyên Khởi, được đánh dấu bằng sự phát sanh suông của một trạng thái, tùy thuộc nơi một trạng thái khác trước đó (4). Khi có trạng thái nầy thì trạng thái kia khởi phát.
Định Luật Duyên Hệ Tương Quan đề cập đến sự hiện hữu của những điều kiện liên hệ với một điều kiện khác.
Các vị Pháp Sư pha trộn lẫn lộn hai pháp nầy để giải thích.
Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh
Nơi đây:
Tùy thuộc nơi
Vô Minh (5), Hành (6). phát sanh.
Tùy thuộc nơi
Hành, Thức (tái sanh) (7). phát sanh.
Tùy thuộc nơi Thức
(tái sanh), Danh và Sắc (8) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Danh
và Sắc, Lục Căn (9) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Lục
Căn, Xúc (10) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Xúc,
Thọ (11) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Thọ,
Ái (12) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Ái,
Thủ (13) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Thủ,
Hữu (14) phát sanh.
Tùy thuộc nơi Hữu,
Sanh (15) phát sanh.
Tùy thuộc nơi
Sanh, phát sanh Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu và Thất Vọng.
Như vậy phát sanh trọn vẹn toàn khối đau khổ.
Nơi đây, đó là Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh. Nên hiểu rằng có ba thời kỳ, mười hai chi (yếu tố), hai mươi phương cách, chia làm bốn nhóm, ba sự liên hệ, bốn phân hạng, ba vòng quanh, và hai nhân.
Như thế nào? Vô Minh và Hành thuộc về quá khứ; Sanh, Lão, Tử thuộc về vị lai; tám chi ở khoảng giữa thuộc về hiện tại. Như vậy có ba thời kỳ.
Vô Minh, Hành (thiện và bất thiện), Thức (tái sanh), Danh-Sắc, Lục Căn, Xúc, Thọ. ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão, và Tử là mười hai chi (yếu tố). Những danh từ Sầu Muộn, Ta Thán v.v... là hậu quả của Sanh.
Nơi đây, khi đề cập đến Vô Minh và Hành, thì ái, Thủ và Hữu cũng được bao hàm trong đó. Cùng thế ấy, khi đề cập đến ái, Thủ, và Hữu thì Vô Minh và Hành cũng được bao hàm trong đó. Khi đề cập đến Sanh, Lão và Tử thì năm hậu quả cùng với những loại tâm của nó cũng được bao hàm trong đó.
Như vậy có:
1. năm nhân
thuộc về quá khứ, và 2. năm quả trong hiện tại;
3. năm nhân trong
hiện tại và 4. năm quả thuộc vị lai.
Có hai mươi phương cách, ba mối liên hệ, và bốn phân hạng.
Ba Vòng Quanh luân chuyển là:
1. Vô Minh, ái,
và Thủ thuộc về Vòng Quanh của những ô nhiễm.
2. Một phần của sự
trở thành (bhava, hữu) được biết là những hành động và những sinh hoạt tâm linh
(thiện và bất thiện) trong hiện tại (bhava), là Vòng Quanh của Nghiệp.
3. Một phần của sự
trở thành (hữu) được biết là kiếp sống mới (upapattibhava), và phần còn lại
thuộc về Vòng Quanh của Quả.
Vô minh và ái dục phải được hiểu là hai nhân (16).
Tóm lược
Bằng cách tận diệt những nhân nầy Vòng Quanh luân chuyển chấm dứt.
Vô minh, xuất phát từ những nhiễm ô (17), tăng trưởng trong sự áp bức càng lúc càng gia tăng của trạng thái già và chết.
Bậc Đại Hiền Trí đã giải thích tình trạng rối răm của những kiếp sống vô cùng tận trong tam giới như thế ấy, bằng "Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh".
Chú Giải
1. Saṅkhatadhammānaṁ, Các Pháp Được Cấu Tạo.
Cũng được gọi "Pháp Hữu Vi", là những pháp không tự mình hiện hữu mà phát sanh tùy thuộc điều kiện. Đó là tất cả tâm vương, tâm sở và sắc pháp, được mô tả trong những chương trước.
2. Paṭiccasamuppāda [*], Pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Duyên Khởi.
Paṭicca = bởi vì, vì lẽ; samuppāda = phát sanh, xuất phát. Theo nghĩa đen thì danh từ nầy hàm ý "phát sanh bởi vì", hoặc "tùy thuộc phát sanh", hay "duyên khởi tùy thuộc", và ý nghĩa nầy áp dụng cho toàn thể công thức, vốn bao gồm mười hai nhân và quả liên quan với nhau, gọi là paccaya và paccayuppanna.
S.Z. Aung phiên dịch danh từ Paṭiccasamuppādanaya là "Định Luật khởi phát do nguyên nhân".
Trong chương nầy Định Luật Phát Sanh Tùy Thuộc không pha trộn với Paṭṭhānanaya như trong sách Thanh Tịnh Đạo, Visuddhimagga.
[*] Để có thêm chi tiết xem "The Buddha and His Teachings", bản dịch ra Việt ngữ là "Đức Phật và Phật Pháp", chương 25.
3. Paṭṭhānanaya
Theo các Bản
Chú Giải Tích Lan, nơi đây tiếp đầu ngữ "pa" có nghĩa "khác
nhau" (nānappakāra). Ngài Ledi Sayadaw nói là "chánh yếu"
(padhāna).
Sự khác biệt giữa hai định lý (naya) nầy phải được hiểu như sau:
1. Bởi vì có A nên B phát sanh. Bởi vì có B nên C phát sanh. Khi không có A thì không có B. Khi không có B thì không có C.
2. Nói cách khác, "cái nầy như vầy, ắt có cái kia hiện hữu", "cái nầy không như vầy, ắt cái kia không hiện hữu" (imasmiṁ sati, idaṁ hoti; imasmiṁ asati, idaṁ na hoti). Đó là Paṭiccasamuppādanaya, định lý của pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Duyên Khởi, cũng gọi là pháp Thập Nhị Nhân Duyên.
3. Khi nói rằng A duyên hệ với B bằng cách "cùng tồn tại chung", "tương quan tùy thuộc lẫn nhau", là ta có một thí dụ của Paṭṭhānanaya, định lý "Duyên Hệ Tương Quan".
(Journal of the Pāli Text Society, 1915, 1916. Trang 21-53).
4. Tabbhāvabhāvībhāvākāramatta
Bhāvākāramatta = sự phát sanh suông của một trạng thái; tabbhāvabhāvi = tùy thuộc nơi trạng thái trước kế đó.
5. Avijjā, Vô Minh.
Theo nghĩa đen là sự "không-biết", tức không biết Tứ Diệu Đế. Danh từ avijjā cũng được giải thích là "cái gì làm nguyên nhân cho chúng sanh mãi mãi lăn trôi theo vòng luân hồi vô tận" (anṭavirahite saṁsāre satte javāpeti). "Cái gì do đó quả trổ sanh" được gọi là paccaya. Khi vô minh được tận diệt và trở thành minh, sự hiểu biết sáng suốt, thì tất cả những nguyên nhân đều tan biến, như trường hợp chư Phật và chư vị A La Hán.
6. Saṅkhāra, Hành.
Saṅkhārā là một danh từ có nhiều ý nghĩa phải được hiểu biết tùy theo đoạn văn. Nơi đây Saṅkhārā, Hành, là tác ý (cetanā) bất thiện (akusala), thiện (kusala), và bất động (āneñjā, không lay chuyển), vốn tạo Nghiệp (Kamma) đưa đến tái sanh.
Tác ý bất thiện gồm tất cả những tác ý trong 12 loại tâm bất thiện; tác ý thiện gồm những tác ý trong 8 loại tâm Đẹp (kusala, thiện) thuộc Dục Giới (kāmāvacara kusala citttāni) và 5 loại tâm Thiền thiện thuộc Sắc Giới (kusala Rūpajhāna); tác ý bất động gồm tất cả những tác ý trong 4 loại tâm Thiền thiện thuộc Vô Sắc Giới (kusala Arūpajhāna). Trong tiếng Anh không có một danh từ nào chính xác tương đương với Phạn ngữ nầy. Saṅkhāra (Hành), một trong năm uẩn, là danh từ gọi chung 50 tâm sở, ngoại trừ hai tâm sở thọ và tưởng.
Tác ý của bốn lokuttaramaggacitta, tâm Đạo Siêu Thế, không được xem là saṅkhārā, hành, vì có chiều hướng loại trừ vô minh. Trí tuệ (paññā) là yếu tố nổi bật trong những loại tâm siêu thế, trong khi tác ý (cetanā) là yếu tố nổi bật trong các loại tâm tại thế.
Vô minh là yếu tố nổi bật trong những loại tâm bất thiện trong khi đó cũng ngủ ngầm trong các loại tâm thiện. Do đó cả hai -- hành động thiện và hành động bất thiện -- đều được xem là bắt nguồn từ vô minh.
7. Viññāṇa, Thức.
Một cách chính xác, thức ở đây là 19 loại tâm của thức-tái-sanh (paṭisandhi viññāṇa) được mô tả trong chuơng V. Tất cả 32 loại tâm quả (vipākacitta) được chứng nghiệm trong đời sống cũng được bao gồm trong đó.
Bào thai trong bụng mẹ được cấu thành do sự phối hợp của thức-tái-sanh, cùng với tinh trùng và minh châu của cha mẹ. Trong thức nầy ngủ ngầm tất cả những cảm thọ, những đặc tính, và những chiều hướng tâm tánh của một cá nhân, huân tập từ quá khứ xa xôi trong luồng nghiệp.
Thức-tái-sanh nầy được xem là 'sáng tỏ" (pabhassara) vì không liên hợp với những căn bất thiện tham, sân, si (như trong trường hợp những tâm quả vô nhân, ahetukavipāka), hoặc đồng phát sanh cùng những căn thiện (như trường hợp các loại tâm quả hữu nhân).
8. Nāmarūpa, Danh-Sắc.
Danh từ kép nầy phải được hiểu riêng rẽ, nāma riêng, rūpa riêng, và nāmarūpa cùng chung một chữ. Trường hợp ở cảnh Vô Sắc Giới (arūpa) thì chỉ có danh; trường hợp cảnh Vô Tưởng (asañña), chỉ có sắc; trong trường hợp ở Dục Giới (kāma) và Sắc Giới (rūpa), thì có cả hai, danh và sắc.
Danh (nāma) ở đây có nghĩa là ba uẩn -- thọ (vedanā), tưởng (saññā), và hành (saṅkhāra) -- phát sanh cùng một lúc với thức-tái-sanh. Rūpa, sắc, có nghĩa là ba thành-phần [1] thân, bhāvavatthu -- cũng khởi phát cùng lúc với thức-tái-sanh, do nghiệp quá khứ tạo duyên. Yếu tố thứ nhì và thứ ba thuộc về quá khứ và hiện tại. Yếu tố thứ ba và thứ tư trái lại, đồng thời trong hiện tại.
9. Salāyatana, Lục Căn.
Trong thời kỳ thai nghén của bà mẹ, lục căn tuần tự tiến triển từ những hiện tượng tâm lý trong đó có ngủ ngầm tiềm năng vô cùng tận. Đốm nhỏ không quan trọng vô cùng vi tế ấy giờ đây phát triển dần và trở thành guồng máy sáu giác quan phức tạp tác hành gần như tự động, không cần bộ phận nào khác, như một linh hồn, điều khiển. Sáu giác quan, hay lục căn, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Năm giác quan đầu là năm phần nhạy -- nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân -- dần dần mở mang theo thời gian. Ý căn đã được đề cập đến trong một phần trước.
10. Phassa, Xúc
Xem chương I và chương II
11. Vedanā, Thọ.
Cũng xem chương I và chương II
12. Taṇhā, ái.
ái có ba là: ái duyên theo nhục dục ngũ trần (kāmataṇhā); ái duyên theo dục lạc liên hợp với thường kiến (bhavataṇhā), tức trong khi thỏa thích, có ý nghĩ rằng những dục lạc nầy là thường còn, tồn tại mãi mãi không hư hoại; và ái duyên theo dục lạc liên hợp với đoạn kiến (vibhavataṇhā), tức trong lúc thỏa mãn dục vọng nghĩ rằng tất cả đều chấm dứt sau khi chết. Đây là quan điểm của người sống theo thuyết duy vật.
Bhavataṇhā và Vibhavataṇhā cũng đuợc chú giải là luyến ái duyên theo cảnh Sắc Giới và luyến ái theo cảnh Vô Sắc Giới. Thông thường hai danh từ nầy được hiểu là ái dục trong trạng thái sinh tồn và ái dục trong sự không-sinh-tồn.
Có sáu loại ái dục duyên theo 6 trần cảnh như sắc, thinh v.v... Sáu loại nầy trở thành 12 nếu cộng với sáu căn môn như nhãn, nhĩ v.v... và 36 nếu tính luôn quá khứ, hiện tại và vị lai. Nếu nhân luôn cho ba loại ái dục kể trên thì có tất cả là 108.
13. Upādāna, Thủ
Danh từ nầy xuất nguyên từ "upa" + "ā" + căn "da", có nghĩa cho ra. Upādāna, Thủ, là ái dục ở mức cao độ, mãnh liệt tham ái và chặt chẽ nắm giữ lại. Taṇhā, ái dục, giống như tên trộm rình mò trong đêm tối để lấy trộm một vật. Upādāna, Thủ, là chính hành động lấy trộm. Thủ là hậu quả của luyến ái và lầm lạc. Thủ đưa đến quan kiến sai lầm về "Ta" và "Của Ta".
14. Bhava, Hữu.
Theo nghĩa đen, bhava là trở thành, và được giải thích là cả hai, hành động tạo Nghiệp, Kamma (kamma-bhava), thiện và bất thiện -- tiến trình tích cực của sự trở thành -- và những cảnh giới sinh tồn khác nhau (upapatti- bhava) -- tiến trình tiêu cực của sự trở thành.
Giữa hai danh từ Saṅkhārā, Hành, và Kammabhava, Hữu, chỉ có sự khác biệt là "hành" được dùng theo nghĩa "nghiệp được tạo nên trong quá khứ" và "hữu" là "nghiệp tạo trong hiện tại". Chỉ có bhava, hữu, tức nghiệp hiện tại tạo duyên cho sự tái sanh tương lai.
15. Jāti, Sanh
Một cách chính xác jāti, là sự khởi sanh của năm uẩn (khandhānaṁ pātubhāvo).
16.
Vô Minh là nhân quá khứ tạo duyên cho hiện tại, và ái Dục là nhân trong hiện tại tạo duyên cho tương lai.
17. Āsava, Hoặc Lậu.
Hoặc Lậu hay những ô nhiễm tiềm tàng ngủ ngầm trong tất cả mọi chúng sanh còn trong tam giới, được xem là nguyên nhân đưa đến vô minh.
Ghi chú:
[1] Mười thành-phần-thân (kāyadasaka) gồm bốn nguyên tố: i. nguyên tố duỗi ra (paṭhavi), ii. nguyên tố làm dính liền (āpo), iii. nguyên tố nóng (tejo), iv. nguyên tố di chuyển (vayo), cùng với bốn chuyển hóa của nó (upādārūpa) là: v. màu (vaṇṇa), vi. mùi (gandha), vii. vị (rasa), viii. tinh chất dinh dưỡng (oja), và cùng với ix. mạng căn (jīvitindriya), x. thân (kāya).
Mười thành-phần-tánh nam hay nữ (bhāvadasaka) và mười thành-phần căn môn (vatthudasaka) cũng bao gồm theo thứ tự, chín yếu tố đầu rồi yếu tố thứ mười là tánh (nam hay nữ) và căn môn.
Như vậy ta thấy hiển nhiên rằng tánh nam hay nữ của một người đã được nghiệp quá khứ quyết định ngay vào lúc bà mẹ thọ thai.
Nơi đây kāya, thân, có nghĩa là phần nhạy của thân. Tánh nam hay nữ không phát triển vào lúc được thọ thai nhưng tiềm tàng ngủ ngầm. Không phải trái tim hay cân não -- được giả tưởng là ý căn, căn môn của tâm -- phát triển, mà tiềm năng phát triển của căn vẫn ngủ ngầm.
-ooOoo-
Paṭṭhānanayo
Định lý tương quan
duyên hệ
3.
(1) Hetupaccayo, (2)
ārammaṇapaccayo, (3) adhi-
patipaccayo, (4) anantarapaccayo, (5) samanantara- paccayo, (6)
sahajātapaccayo, (7) aññamaññapaccayo, (8) nissayapaccayo, (9)
upanissayapaccayo, (10) purejāta- paccayo, (11) pacchājātapaccayo, (12)
āsevanapaccayo, (13) kammapaccayo, (14) vipākapaccayo, (15) āhāra- paccayo,
(16) indriyapaccayo, (17) jhānapaccayo, (18) maggapaccayo, (19)
sampayuttapaccayo, (20) vipayutta- paccayo, (21) atthipaccayo, (22)
natthipaccayo, (23) vigatapaccayo, (24) avigatapaccayo'ti ayamettha paṭṭhānanayo.
i. Chadhā nāmantu nāmassa pañcadhā nāmarūpinaṁ ii. Ekadhā puna rūpassa rūpaṁ nāmassa c'ekadhā.
ii. Paññattināmarūpāni nāmassa duvidhā dvayaṁ
Dvayassa navadhā c'āti chabbidhā paccayā kathaṁ.
A/. Anantaraniruddhā cittacetasikā dhammā paccup- pannānaṁ citta cetasikānaṁ anantara samanantaranatthi- vigatavasena; purimāni javanāni pacchimānaṁ javanānaṁ āsevanavasena;sahajātācittacetasikādhammā aññamaññaṁ sampayuttavasenā'ti chadhānāmaṁ nāmassa paccayo hoti.
B/. Hetujhānaṅgamaggaṅgāni sahajātānaṁ nāmarūpā- naṁ hetādivasena; sahajātā cetanā sahajātānaṁ nāma- rūpānaṁ; nānakkhaṇikā cetanā kammābhinibbattānaṁ nāmarūpānaṁ kammavasena; vipākakkhandhā aññamañ- ñaṁ saha jātānaṁ rūpānaṁ vipākavasenāti ca pañcadhā nāmaṁ nāmarūpānaṁ paccayo hoti.
C/. Pacchājātā cittacetasikā dhammā purejātassa imassa kāyassa paccājātavasen'āti ekadhā va nāmaṁ rūpassa paccayo hoti.
D/. Chavatthūni pavattiyaṁ sattannaṁ viññāṇadhātū- naṁ; pañcālambanāni ca pañcaviññāṇavīthiyā purejāta- vasenāti ekadhā va rūpaṁ nāmassa paccayo hoti.
E/. Ārammaṇavasena upanissayavasenā'ti ca duvidhā paññatti nāmarūpāni nāmass'eva paccayā honti.
Tattha rūpādivasena chabbidhaṁ hoti ārammaṇaṁ.
Upanissayo pana tividho hoti -- ārammaṇūpanissayo, anantarūpanissayo, pakatūpanissayo c'āti. Tatth'ālamba- nam' eva garukataṁ ārammaṇūpanissayo. Anantara- niruddhā cittacetasikā dhammā anantarūpanissayo. Rāgādayo pana dhammā saddhādayo ca sukhaṁ dukkhaṁ puggalo bhojanaṁ utu senāsanañ ca yathārahaṁ ajjhattaṁ ca bahiddhā ca kusalādidhammānaṁ kammaṁ vipākānanti ca bahudhā hoti pakatūpanissayo.
F/. Adhipati, sahajāta, aññamañña, nissaya, āhāra, indriya, vippayutta, atthi, avigatavasenā'ti yathārahaṁ navadhā nāmarūpāni nāmarūpānaṁ paccayā bhavanti.
Tattha garukatamālambanaṁ ālambanādhipativasena nāmānaṁ sahajādhipati catubbidho'pi sahajātavasena sahajātānaṁ nāmarūpānanti ca duvidho hoti adhipati- paccayo
Cittacetasikā dhammā aññamaññaṁ sahajātarūpānañ ca, mahābhūtā aññamaññaṁ upādārūpānañ ca, paṭisandhikkhane vatthuvipākā aññamaññanti ca tividho hoti sahajātapaccayo.
Cittacetasikā dhammā aññamaññaṁ, mahābhūtā aññamaññaṁ paṭisandhikkhane vatthuvipākā aññamaññanti ca tividho hoti aññamaññapaccayo.
Cittacetasikā dhammā aññamaññaṁ sahajātarūpānañ ca mahābhūtā aññamaññaṁ upādārūpānañ ca chavatthūni sattanaṁ viññāṇadhātūnanti ca tividho hoti nissaya- paccayo.
Kabaḷīkāro āhāro imassa kāyassa, arūpino āhārā sahajātānaṁ nāmarūpānan'tica duvidho hoti āhāra- paccayo.
Pañcappasādā pañcannaṁ viññāṇānaṁ, rūpajīvitin- driyaṁ upādinnarūpānaṁ, arūpino indriyā sahajātānaṁ nāmarūpānanti ca tividho hoti indriyapaccayo.
Okkantikkhaṇe vatthuvipākānaṁ, cittacetasikā dhammā sahajātarūpānaṁ sahajātavasena, pacchājātā cittacetasikā dhammā purejātassa imassa kāyassa pacchājātavasena, cha vatthūni pavattiyaṁ sattannaṁ viññāṇadhātūnaṁ purejātavasenā'ti ca tividho hoti vippayuttapaccayo.
Sahajātaṁ purejātaṁ pacchājātaṁ ca sabbathā
Kabaḷīkāro āhāro
rūpajīvitamiccayanti.
Pañcavidho hoti atthipaccayo
avigatapaccayo.
Ārammaṇūpanissaya-kamma-atthipaccayesu ca sabbe'- pi paccayā samodhānaṁ gacchanti.
Sahajātarūpanti pan'ettha sabbatthā'pi pavatte citta- samuṭṭhānānaṁ paṭisandhiyaṁ kaṭattārūpānañ ca vasena duvidho hoti veditabbaṁ.
Iti tekālikā
dhammā kālamuttā ca sambhavā
Ajjhattañ ca bahiddhā
ca saṅkhatāsaṅkhatā tathā.
Paññattināmarūpānaṁ vasena tividhā ṭhitā
Paccayā nāma paṭṭhāne catuvīsati
sabbathā'ti.
§3.
Sau đây là những
duyên hệ:
1. Nhân
(18)
2. Cảnh (đối
tượng) (19),
3. Tăng thượng
(20) (lớn trội lên)
4. Vô gián (21)
(liên tục)
5. Đẳng vô gián
(21) (tức khắc tiếp theo)
6. Đồng sanh
(22)
7. Hổ tương
(23)
8. Y chỉ (24) (tùy
thuộc nương nhờ)
9. Thân y (24)
(nương nhờ trọn vẹn)
10. Tiền sanh (25)
(trước khi sanh)
11. Hậu sanh (26)
(sau khi sanh)
12. Tập hành (27)
(thói quen lặp đi lặp lại)
13. Nghiệp
(28)
14. Quả (29)
15. Thực
(30)
16. Căn (31) (khả
năng kiểm soát)
17. Thiền (Jhāna)
(32)
18. Đạo (33)
19. Tương ưng (34)
(liên hợp)
20. Bất tương ưng
(35) (phân tán)
21. Hiện hữu
(36)
22. Vô hiện hữu
(37) (vắng mặt)
23. Ly (38) (chia
lìa)
24. Bất ly
(38)
Trên đây là định lý tương quan duyên hệ.
Bằng sáu phương cách danh liên hệ với danh. Bằng năm phương cách danh liên hệ với danh và sắc. Bằng một phương cách, danh liên hệ với sắc, và bằng một phương cách sắc liên hệ với danh. Bằng hai phương cách những khái niệm, danh và sắc liên hệ với danh. Bằng chín phương cách, cả hai -- danh và sắc -- liên hệ với danh và sắc. Như vậy những duyên hệ có sáu.
Những Duyên Hệ Của Danh Và Sắc
Bằng cách nào?
A/. Bằng sáu phương cách danh liên hệ với danh. Tâm vương và tâm sở vừa chấm dứt liên hệ với tâm vương và tâm sở khởi sanh liền theo đó trong hiện tại theo cách vô gián duyên, đẳng vô gián duyên, vô hiện hữu duyên và ly duyên.
Những tốc hành tâm (javanas) trước liên hệ với những tốc hành tâm theo liền kế đó theo cách tập hành duyên (tức thói quen lặp đi lặp lại).
Tâm vương và tâm sở đồng phát sanh tương quan liên hệ với nhau theo cách tương ưng duyên.
B/. Bằng năm phương cách danh liên hệ với danh và sắc.
Những yếu tố nhân, Thiền và Đạo liên hệ với danh và sắc đồng phát sanh theo cách nhân duyên, Thiền duyên, và Đạo duyên.
Tác ý (cetanā) đồng phát sanh liên hệ với danh và sắc đồng phát sanh và tác ý không đồng phát sanh liên hệ với danh và sắc do nghiệp tạo theo cách nghiệp duyên.
Các uẩn quả (thuộc danh pháp) tương quan liên hệ với nhau và với sắc đồng phát sanh theo cách quả duyên.
C/. Chỉ bằng một phương cách danh liên hệ với sắc.
Tâm vương và tâm sở khởi sanh liền theo sau sắc (trước đó), liên hệ với sắc trước theo cách hậu sanh duyên.
D/. Chỉ theo một phương cách sắc liên hệ với danh.
Trong đời sống sáu căn môn liên hệ với bảy thức giới và năm đối tượng liên quan với năm lộ trình thức theo phương cách tiền sanh duyên.
E/. Bằng hai phương cách những khái niệm, danh và sắc liên hệ với danh -- đó là cảnh duyên và thân y duyên.
Nơi đây cảnh có sáu là sắc, thinh v.v... Nhưng thân y duyên có ba là: cảnh thân y duyên, vô gián thân y duyên và bẩm chất thân y duyên (vì đó là bản chất cố hữu của nó).
Cảnh (đối tượng) tự nó khi trở thành nổi bật lên thì tác hành như một cảnh thân y duyên (điều kiện trọn vẹn tùy thuộc nơi đối tượng). Tâm và tâm sở vừa chấm dứt tác hành như vô gián thân y duyên (điều kiện trọn vẹn tùy thuộc liên tục không gián đoạn). Bẩm chất thân y duyên có nhiều loại: trạng thái tham v.v..., trạng thái có đức tin v.v..., an lạc, đau khổ, cá nhân, vật thực, thời tiết, điều kiện lưu trú, nội cảnh và ngoại cảnh, tùy trường hợp, tùy thuộc liên hệ với trạng thái đạo đức v.v... Nghiệp, cùng thế ấy, cũng liên hệ với quả.
F/. Danh và sắc liên hệ với danh và sắc theo chín phương cách tùy trường hợp -- đó là bằng cách tăng thượng duyên (điều kiện nổi bật), đồng sanh duyên (cùng khởi sanh chung), hổ tương duyên (tương trợ lẫn nhau), y chỉ duyên (nương nhờ), vật thực, căn duyên (khả năng kiểm soát), bất tương ưng duyên (điều kiện chia lìa), hiện hữu duyên (điều kiện có mặt), và bất ly duyên.
Nơi đây tăng thượng duyên có hai:
i. Cảnh duyên quan trọng liên hệ với trạng thái tâm theo cách tăng thượng duyên khách quan.
ii. Tăng thượng duyên gồm bốn phần cùng tồn tại trong một lúc, liên hệ với danh và sắc đồng thời hiện hữu theo cách đồng sanh duyên.
Duyên hệ đồng sanh gồm ba phần: tâm vương và tâm sở tương quan liên hệ với nhau và liên hệ với sắc pháp đồng hiện hữu; Tứ Đại tương quan liên hệ và liên hệ với những chuyển hóa của sắc pháp; ý căn và những danh uẩn hậu quả tương quan liên hệ vào lúc tái sanh.
Duyên hệ hỗ tương gồm ba phần: tâm vương và tâm sở tương quan liên hệ với nhau; Tứ Đại Chánh Yếu tương quan liên hệ với nhau; ý căn và các danh uẩn hậu quả tương quan liên hệ với nhau vào lúc tái sanh.
Y chỉ duyên gồm ba phần: tâm vương và tâm sở tương quan liên hệ với nhau và với các sắc pháp cùng hiện hữu; Tứ Đại tương quan liên hệ với nhau và với các chuyển hóa của sắc pháp; và sáu căn môn liên hệ với bảy thức giới theo cách y chỉ duyên.
Thực duyên gồm hai phần: vật thực ăn được liên hệ với thân nầy; và chất dinh dưỡng vô hình tướng liên hệ với danh và sắc đồng hiện hữu theo cách thực duyên.
Căn duyên gồm có ba phần: năm giác quan liên hệ với năm loại thức; sắc mạng căn liên hệ với những sắc pháp đã chấp thủ; những yếu tố thuộc danh mạng căn liên hệ với danh và sắc đồng hiện hữu theo cách căn duyên.
Bất tương ưng duyên gồm ba phần: Vào lúc bà mẹ thọ thai, ý căn liên hệ với quả (hậu quả của nghiệp), và tâm vương, tâm sở liên hệ với danh và sắc đồng khởi sanh theo cách tương ưng duyên; những tâm vương và tâm sở tiếp theo sau đó liên hợp với thân trước, theo cách tiền sanh duyên; sáu căn môn, trong đời sống, liên hệ với bảy thức giới theo cách tiền sanh duyên.
Năm loại duyên hệ -- đồng sanh duyên, tiền sanh duyên, hậu sanh duyên, thực duyên, sắc mạng căn duyên -- theo mọi phương cách liên hệ với hiện hữu duyên và bất ly duyên.
Tất cả mọi duyên hệ đều được bao gồm trong cảnh duyên, thân y duyên, nghiệp duyên và đồng sanh duyên.
Nơi đây sắc
pháp đồng sanh nên được hiểu biết là có hai phần: xuyên qua cuộc sống nó phải
được hiểu là khởi sanh do tâm, và vào lúc tái sanh là khởi sanh do nghiệp.
Tóm lược
Như vậy, những
duyên hệ thuộc ba thời kỳ và ngoài thời gian; nội và ngoại, được cấu tạo (hữu
vi) hay không được cấu tạo (vô vi) có ba phần, theo khái niệm, danh và sắc.
Tất cả, những tương quan duyên hệ, Paṭṭhāna, có hai mươi bốn.
Chú Giải
18. Hetu-paccaya, Nhân-Duyên.
Nơi đây danh từ paccaya có đôi phần khó hiểu. Chữ nầy được định nghĩa là cái gì do nhờ đó có hậu quả phát sanh. Nói cách khác, đó là nguyên nhân. Hơn nữa, danh từ nầy được giải thích là "yếu tố thuận lợi", hay "yếu tố hỗ trợ" (upakārako dhammo). Hetu được định nghĩa là "cái gì do đó một hậu quả được thiết lập". Chữ nầy được dùng trong ý nghĩa "cội rễ" (mūlaṭṭhena). Như rễ của cây là hetu; như phân bón giúp sức cho cây mọc lên là paccaya. Trong tạng Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, hai danh từ liên hệ với nhau nầy được dùng trong hai ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên trong Tạng Kinh, hai danh từ nầy được xử dụng đồng nghĩa, không có sự phân biệt, thí dụ như nói ko hetu, ko paccayo -- lý do là thế nào? nguyên nhân là thế nào?
Trong bộ Paṭṭhana, Tương Quan Duyên Hệ, 24 paccaya (duyên) được liệt kê, và hetu, nhân là một trong số 24 ấy. Hetupaccaya, nhân duyên, được giải thích "nhân tự nó là một duyên" hoặc "là một hetu (nhân), nó trở thành paccaya (duyên)".
Danh từ hetu được giải thích là yếu tố hỗ trợ hay giúp ích trong ý nghĩa như rễ cây hỗ trợ, giúp cho cây lớn lên (mūlaṭṭhena upakārako dhammo). Duyên hệ theo cách "nhân duyên" có thể được xem là gần nghĩa nhất với danh từ.
(Xem Compendium, trang 279; Journal of the Pāli Text Society, 1915-1916, trang 29-53).
"Nhân" thuần túy tinh thần. Đó là sáu nhân thiện và bất thiện. Xem Chương I.
19. Ārammana, hoặc Ālambana, Cảnh (trong nghĩa trần cảnh), hay đối tượng.
Ārammaṇa do "a" + căn "ram", thích thú trong. Ālambana do "ā" + căn "lamb", đeo níu theo. Những gì mà chủ thể thích thú trong đó, hoặc đeo níu theo đó, là "cảnh" hay "đối tượng".
Có sáu loại cảnh. Thí dụ như hình sắc, tác hành như tương quan duyên hệ với nhãn thức theo phương cách "cảnh duyên". Phải nói rằng không có chi tại thế hay siêu thế mà không trở thành một đối tượng của tâm.
20. Adhipati, Tăng Thượng (trong ý nghĩa lớn trội lên).
Theo nghĩa đen, adhipati là tự mình nắm chủ quyền, hay làm chúa tể chính mình.
Một trong bốn yếu tố tăng thượng -- ý muốn, tư tưởng, tinh tấn và lý trí -- có thể vào một lúc nào, duyên hệ với những tâm sở và các sắc pháp đồng phát sanh theo cách "tăng thượng duyên".
"Mỗi khi những hiện tượng như tâm và tâm sở khởi sanh, làm nổi bật (tăng thượng) một trong bốn yếu tố thì đối với hiện tượng kia là một điều kiện hỗ trợ theo cách tăng thượng duyên". (Paṭṭhāna)
21. Anantara và Samanantara,
Vô Gián và Đẳng Vô Gián, tức liên tục không gián đoạn và tức khắc tiếp theo.
Trong ý nghĩa, không có sự khác nhau giữa hai danh từ. Hai chữ chỉ khác nhau theo ngữ nguyên. Theo triết học Phật Giáo, khi một chặp tư tưởng chấm dứt thì tạo điều kiện cho một chặp tư tưởng khác khởi sanh liền tức khắc. Chặp tư tưởng sau thừa hưởng tất cả tiềm năng của chặp tức khắc liền trước đó. Trạng thái của chặp tư tưởng hoại diệt duyên hệ với chặp tư tưởng sau liền kế đó theo cách vô gián duyên và đẳng vô gián duyên.
22. Sahajāta, Đồng Sanh.
Duyên hệ theo phương cách đồng sanh, thí dụ như bốn danh uẩn -- thọ, tưởng, hành, thức -- những tâm sở khác nhau đồng phát sanh cùng lúc trong một loại tâm, bốn Đại Chánh Yếu (đất, nước, lửa, gió) đồng khởi sanh cùng lúc, sự hiện hữu của ba "thành-phần-mười", vào lúc được thọ thai v.v... Ta có thể ghi nhận rằng trong pháp Paṭicca-samuppāda (Tùy Thuộc Phát Sanh) cả hai xúc và thọ hiện hữu như nhân (xúc) và quả (thọ) đồng phát sanh cùng một lúc, theo phương cách đồng sanh duyên.
Một tâm sở có thể đồng sanh với một tâm sở, một danh pháp với một sắc pháp, một sắc pháp với một sắc pháp, và một danh pháp với một danh pháp.
23. Aññamañña, Hỗ Tương.
Cũng như trong một cây nạn chống có ba chân, chân nào cũng cần thiết, giúp chống đỡ hai chân kia, cùng thế ấy danh pháp và sắc pháp, duyên hệ lẫn nhau theo phương cách hỗ tương duyên. Nên phân biệt hai duyên hệ, đồng sanh và hỗ tương. Nó không giống hệt nhau. Thí dụ như sắc pháp do tâm tạo không hỗ tương duyên hệ với cái tâm hiện hữu, hay như những chuyễn hóa của Tứ Đại hiện hữu. Thông thường danh và sắc hỗ tương liên hệ với nhau.
24. Nissaya và Upanissaya, Y Chỉ và Thân Y Chỉ,
tức tùy thuộc nương nhờ và trọn vẹn tùy thuộc nương nhờ. Danh từ upanissaya do "upa" + "ni" + căn "si", nói dối. Upa là một tiếp đầu ngữ nhằm tăng cường ý nghĩa. Cũng như cây cối tùy thuộc nương nhờ nơi đất để đứng vững, như bức tranh tùy thuộc nơi cái khung căng bố để người họa sĩ vẻ trên đó, nissaya, y chỉ duyên, cũng dường thế ấy. Upanissaya được định nghĩa là hình thức mạnh mẽ của nissaya. Y chỉ và thân y chỉ được so sánh như những cơn mưa mà cây cối phải tùy thuộc nương nhờ. S. Z. Aung phiên dịch upanissaya là "điều kiện đầy đủ". Thí dụ như năm trọng nghiệp là giết mẹ, giết cha v.v... sẽ là một upanissaya, điều kiện đầy đủ, để tạo quả tái sanh trong khổ cảnh. Giới thân cận, giáo dục tốt đẹp v.v... sẽ là duyên hệ theo phương cách y chỉ duyên (nissaya), tức điều kiện nương nhờ, để có được sức khoẻ, tài sản sự nghiệp, và kiến thức sâu rộng trong một kiếp sống tương lai. Cũng như hành động thiện trở thành upanissaya, thân y chỉ, tức sự nương nhờ mạnh mẽ, cho những hành vi tốt trong tương lai, cùng thế ấy, nó cũng có thể trở thành upanissaya cho những hành vi xấu, thí dụ như lòng hãnh diện kiêu căng.
Xem bài viết thâm sâu của Ngài Ledi Sayadaw về vấn đề nầy trong Pāli Text Society Journal, 1916, trang 49-53.
25. Purejāta, Tiền Sanh.
Sanh ra trước, hoặc cái gì hiện hữu trước đó. Sáu căn môn vật chất và sáu trần cảnh đối tượng được xem là tiền sanh duyên. Những vật tiền sanh, đã hiện hữu trước đó, chỉ được xem là duyên hệ khi nó vẫn còn tiếp tục hiện hữu trong hiện tại chớ không phải chỉ vì trước đó nó hiện hữu.
26. Pacchājāta, Hậu Sanh.
Trong 89 loại tâm vương, 85 loại, ngoại trừ bốn tâm quả Vô Sắc, và 52 tâm sở, duyên hệ tiền sanh với cơ thể vật chất theo cách hậu sanh duyên.
27. Āsevana, Tập Hành, tức thói quen huân tập, lặp đi lặp lại.
Thông thường, một thói quen được lặp đi lặp lại có chiều hướng giúp cho mình điêu luyện trong công việc làm ấy. Điều nầy áp dụng cho việc tốt cũng như cho những việc làm xấu. Bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần ta có thể tự tạo nhiều khả năng trong một công việc. Āsevana có nghĩa là sự lặp đi lặp lại như vậy. Trong lộ trình của tốc hành tâm (javana) chặp tư tưởng thứ nhì duyên hệ với chặp thứ nhất, chặp thứ ba duyên hệ với chặp thứ nhì, chặp thứ tư liên hệ với chặp thứ ba theo phương cách tập hành duyên. Vì lẽ ấy chặp tư tưởng thứ tư của tốc hành tâm được xem là có năng lực rất mạnh.
28. Kamma, Nghiệp.
Nghiệp có nghĩa là tác ý, vốn giữ vai trò trọng yếu trong sự tạo nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện bằng ý, khẩu, hay thân. Tác ý nầy mà danh từ chuyên môn gọi là Nghiệp, duyên hệ với những sắc pháp khởi sanh do Nghiệp v.v... Cũng như hột duyên hệ với cây, cùng thế ấy Nghiệp (Kamma) duyên hệ với quả phải có, không thể tránh.
29. Vipāka, Quả
Cũng như làn gió mát làm êm dịu lòng người ngồi dưới tàng bóng mát mẻ của một cội cây, cùng thế ấy các tâm sở hậu quả của những loại tâm có bản chất an lành thanh tịnh duyên hệ với những tâm sở và những sắc pháp đồng phát sanh theo phương cách quả duyên.
30. Āhāra, Vật Thực.
Cũng như thức ăn vật chất bồi bỗ cơ thể vật chất, cùng thế ấy, thức ăn tinh thần đem chất dinh dưỡng đến cho những trạng thái tâm. Thức ăn liên hệ với cơ thể theo cách thực duyên, hay điều kiện dinh dưỡng vật chất, cùng thế ấy những xúc chạm tinh thần (phassa) duyên hệ với những thọ cảm, với những tác ý hay hành động thiện và bất thiện (manosañcetanā), với thức tái sanh (paṭisandhi viññāṇa); và thức tái sanh (viññāṇa) duyên hệ với danh và sắc.
31. Indriya, Căn.
Căn là những yếu tố được lược kê trong Chương VĪ, trở thành duyên hệ với danh pháp và sắc pháp đồng thời hiện hữu bởi vì nó tác hành nhiệm vụ kiểm soát trong phạm vi của nó. Thí dụ như tín căn kiểm soát những tâm sở đồng phát sanh thuộc về đức tin trong tôn giáo; danh mạng căn và sắc mạng căn kích thích, khơi dậy, làm sống sự linh động cho danh và sắc; niệm căn kiểm soát các tâm sở trong phạm vi quán niệm; thọ căn, trong sự ưu phiền và hạnh phúc v.v...
32. Jhāna, Thiền.
Bảy chi thiền: 1. tầm, 2. Tứ (hay sát), 3. phỉ, 4. lạc, 5. xả, 6. khổ, và 7. định, hay nhất điểm tâm, tương quan duyên hệ với nhau và duyên hệ với những tâm sở đồng phát sanh theo phương cách tri giác và quán niệm. Thí dụ như chi thiền tầm (vitakka) duyên hệ với các tâm sở đồng phát sanh bằng cách hướng dẫn những tâm sở ấy về đối tượng. Xem Chương I.
1, 2, 3, 4, 7 nằm trong hai loại tâm bắt nguồn từ tham; 1, 2, 6, 7 trong những loại tâm sân; 1, 2, 5, 7, trong các loại tâm si.
33. Magga, Đạo.
Magga có nghĩa là phương cách hay con đường. Một con đường dẫn đến những trạng thái đau khổ, khổ cảnh, con đường kia đưa đến những trạng thái hạnh phúc. Cỗ xe chở khách đi đường đến khổ cảnh là những "Chi Đạo" tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, và tà định. Chiếc xe chạy thẳng đến những trạng thái hạnh phúc là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. Những chi đạo nầy duyên hệ với cả hai danh và sắc, đưa đi xuống trong trường hợp bất thiện pháp, và đưa vượt ra khỏi những kiếp sinh tồn (niyyāna) trong trường hợp thiện pháp.
34. Sampayutta, Tương Ưng, hay liên hợp với.
Mặc dầu có những đặc tính cá biệt rõ ràng nhưng trong quan kiến cùng tột, vì những tâm sở đồng phát sanh, đồng hoại diệt trong một lúc, đồng có chung một đối tượng, và khởi sanh ở chung một căn môn, cho nên tất cả đều tương quan duyên hệ với nhau theo cách tương ưng duyên.
35. Vippayutta, Bất Tương Ưng,
tức chia tách ra. Vippayutta là nghịch nghĩa với sampayutta. Vị ngọt và vị đắng có thể trợ giúp lẫn nhau bằng cách là khác nhau. Thí dụ như cái tâm tùy thuộc nơi ý căn, tức duyên hệ với ý căn theo cách "bất tương ưng" bởi vì cả hai, tâm và ý căn không tương quan dính liền với nhau, như nước và lá sen.
36. Atthi, Hiện Hữu.
Atthi là sự duyên hệ của những trạng thái đồng phát sanh trong hiện tại, giống như đồng sanh duyên. Thí dụ như trạng thái thấy đối tượng là do có sự hiện hữu của ánh sáng.
37. Natthi, Vô Hiện Hữu, tức vắng mặt trong hiện tại.
Cũng như lúc ánh sáng tan biến thì tiếp theo sau đó là bóng tối, cùng thế ấy khi cái đi trước tan biến thì cái đi tiếp theo sau xuất hiện. Đó là duyên hệ theo phương cách "vô hiện hữu", tức không có mặt. Thí dụ như nhãn thức (dassana) tương quan duyên hệ với cái tức khắc tiếp liền theo sau là sự hiểu biết rõ ràng (sampaticchana) theo cách vô hiện hữu duyên.
38. Vigata và Avigata, Ly và Bất Ly.
Theo thứ tự, cũng giống như Natthi và Atthi.
-ooOoo-
Paññattibhedo
Khái niệm
4.
Tattha rūpadhammā rūpakkhandho
ca cittacetasikā- saṅkhātā cattāro arūpino khandhā nibbānañc'āti pañcavidham pi
arūpanti ca nāman'ti ca pavuccati.
Tato avasesā paññatti pana paññāpiyattā paññatti, paññāpanato paññattī'ti ca duvidhā hoti.
Katham? Taṁ taṁ bhūtapariṇāmākāramupādāya tathā tathā paññattā bhūmipabbatādikā, sasambhārasanni- vesākāram'upādāya geharathasakaṭādikā, khandha pañca-kam'upādāya purisapuggalādikā, candāvattanādikam' upādāya disākālādikā, asamphuṭṭhākāram'upādāya kūpaguhādikā, taṁ taṁ bhūtanimittaṁ bhāvanāvisesañ ca upādāya kasiṇanimittādikā cā'ti evamādippabhedā pana paramatthato avijjamānā'pi atthacchāyākārena citt- uppādānamālambanabhūtā taṁ taṁ upādāya upanidhāya kāraṇaṁ katvā tathā tathā parikappiyamānā saṅkhāyati, samaññāyati, voharīyati, paññāpīyatī'ti paññattī'ti pavuccati. Ayaṁ paññatti paññapiyattā paññatti nāma.
Paññāpanato paññatti pana nāma nāmakammādi- nāmena paridīpitā.
Sā vijjamānapaññatti, avijjamānapaññatti, vijja- mānena avijjamāna paññatti, avijjamānena vijjamāna- paññatti, vijjamānena vijjamānapaññatti, avijjamānena avijjamānapaññatti c'āti chabbidhā hoti.
Tattha yadā pana paramatthato vijjamānaṁ rūpa- vedanādiṁ etāya paññāpenti tadāyaṁ vijjamānapaññatti. Yadā pana paramatthato avijjamānaṁ bhūmipabbatādiṁ etāya paññāpenti, tadāyaṁ avijjamānapaññattīti pavuccati. Ubhinnaṁ pana vomissakavasena sesā yathākkamaṁ chaḷabhiñño, itthisaddo, cakkhuviññāṇam, rājaputto'ti ca veditabbā.
Vacīghosānusārena
sotaviññāṇavīthiyā
Pavattānantaruppanna
manodvārassa gocarā.
Atthāyassānusārena
viññāyanti tato paraṁ
Sāyaṁ paññatti viññeyyā
lokasaṅketanimmitā'ti.
Iti Abhidhamatthasaṅgahe Paccayasaṅgahavibhāgo nāma aṭṭhamo paricchedo.
§ 4
Nơi đây các sắc
pháp chỉ là sắc uẩn.
Tâm và những tâm sở, vốn bao gồm bốn uẩn vô sắc, và Niết Bàn, là năm loại pháp vô sắc. Các pháp ấy cũng được gọi là "danh" (Nāma).
Các pháp còn lại là những khái niệm (Paññatti) (39), vốn có hai loại: khái niệm như cái gì được biết đến, và khái niệm làm cho được biết đến.
Bằng cách nào?
Có những danh từ như "đất", "núi" v.v... được gọi như vậy theo phương cách biến đổi trạng thái của những nguyên tố; như danh từ "nhà", "xe bò" v.v... được gọi như vậy theo lối kết hợp những vật liệu; những danh từ như "người", "cá nhân" v.v... được gọi như vậy theo năm uẩn; những danh từ như "phương hướng", "thời gian" v.v... được gọi như vậy theo sự vận chuyển của mặt trăng v.v... ; những danh từ như "giếng", "hang động" v.v... được gọi như vậy theo lối không xúc chạm v.v...; những danh từ như đề mục Kasiṇa v.v... được gọi như vậy theo những nguyên tố và những phương cách khác nhau để trau giồi, rèn luyện tâm.
Tất cả những sự vật khác biệt ấy, mặc dầu theo ý nghĩa cùng tột (tức chân đế) thì không có hiện hữu, đã trở thành đối tượng của tâm dưới hình thức là những hình bóng của sự vật (cùng tột).
Những sự vật ấy được gọi là "paññatti", khái niệm, bởi vì người ta nghĩ đến, nhận ra, hiểu biết, biểu lộ, và làm cho được hiểu biết vì lý do, theo nhận xét, đối với phương thức nầy hay phưong thức khác. Loại "paññatti", khái niệm, nầy được gọi như vậy bởi vì nó được làm cho biết như vậy.
Vì nó làm cho biết nên được gọi là "paññatti", khái niệm. Nó được mô tả là "danh", hay "nghĩa" v.v...
Khái niệm gồm sáu loại (40):
1. Một khái niệm thật sự có, 2. một khái niệm không thật sự có, 3. một khái niệm không thật sự có do một khái niệm thật sự có, 4. một khái niệm thật sự có do một khái niệm không thật sự có, 5. một khái niệm thật sự có do một khái niệm thật sự có, 6. một khái niệm không thật sự có do một khái niệm không thật sự có.
Thí dụ, nó làm cho được biết bằng một danh từ như "sắc", "thọ" v.v... chỉ những sự vật thật sự có hiện hữu, nên gọi nó là "khái niệm thật sự có".
Khi nó làm cho được biết do một danh từ như "đất", "núi" v.v... vốn không thật sự hiện hữu, nên gọi là "khái niệm không thật sự có".
Phần còn lại phải được hiểu bằng cách tuần tự phối hợp cả hai, thí dụ "người đã chứng sáu nhãn quan siêu thế", "tiếng nói của người phụ nữ", "nhãn thức", "con vua".
Tóm lược
Bằng cách theo dõi âm thanh của tiếng nói xuyên qua lộ trình nhĩ thức, vào lúc ấy, qua khái niệm của lời nói mà ý môn tiếp nhận, ý nghĩa (của lời nói) được hiểu biết.
Những khái niệm ấy phải được biết là tục đế, chân lý chế định.
Đây là chương thứ tám đề cập đến Sự Phân Tách Những Duyên Hệ của sách Vi Diệu Pháp Toát Yếu.
Chú Giải
39. Paññatti, Khái Niệm.
Có hai loại paññatti, khái niệm, là: atthapaññatti, nghĩa khái niệm, và nāmapaññatti, danh khái niệm. Atthapaññatti, nghĩa khái niệm, là làm cho được biết, tức là đối tượng mà khái niệm đề cập đến. Nāmapaññatti, danh khái niệm, là cái tên đặt cho đối tượng.
Đất, núi, v.v... được gọi là "saṇṭhāna-paññatti", hình sắc khái niệm, vì nó diễn đạt hình thể của sự vật.
Xe bò, làng v.v... được gọi "samūha-paññatti" là những khái niệm tổng hợp, bởi vì đó là tên gọi chung một tổng hợp, hay một nhóm sự vật.
Đông, Tây v.v... được gọi là "disā-paññatti", những khái niệm về địa phương, bởi vì nó mô tả phương hướng của một vùng.
Sáng, trưa v.v... được gọi là "kāla-paññatti", những khái niệm về thời gian, bởi vì nó liên quan đến thời gian. Giếng, hang động v.v... được gọi là "akāsa-paññatti", khái niệm về không gian, bởi nó liên quan đến không trung.
Hình ảnh hình dung, hình ảnh khái niệm v.v... được gọi là "nimitta-paññatti", những khái niệm về hình tướng, bởi vì nó liên quan đến những dấu hiệu tinh thần mà công trình trau giồi rèn luyện tâm thành đạt.
40. Sáu Loại Paññatti
1. Sắc, thọ v.v... có hiện hữu, trong ý nghĩa cùng tột (chân đế).
2. Đất, núi v.v... là những danh từ áp dụng cho những sự vật thật sự không hiện hữu, trong ý nghĩa cùng tột.
3. Người chứng đắc sáu pháp siêu thế". Nơi đây trong ý nghĩa cùng tột (chân đế) không có người chứng đắc, nhưng có sự chứng đắc sáu pháp siêu thế.
4. "Tiếng nói của người phụ nữ". Nơi đây, trong ý nghĩa cùng tột (theo chân đế), thì có tiếng nói, nhưng người phụ nữ thì không thật sự có hiện hữu.
5. Nhãn thức. Nơi đây, trong ý nghĩa cùng tột thì có phần nhạy của con mắt và có sự thấy, hay nhãn thức, tùy thuộc nơi phần nhạy của mắt. Cả hai đều có.
6. Con ông vua. Nơi đây, theo chân đế thì không có ông vua mà cũng không có con ông vua.