Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 08: Quán Tác, Tác Giả

Saturday, July 3, 201000:00(View: 4606)
Chương 08: Quán Tác, Tác Giả

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG VIII: QUÁN TÁC, TÁC GIẢ[1]

 
Hỏi: Hiện thựcsự tạo tác, có tác giảtác pháp được vận dụng. Ba sự thể này phối hợp cho nên có quả báo, thế nên biết có tác giảtác nghiệp.

Đáp: Từ trước tới nay trong mỗi chương, đã phá tất cả pháp, chẳng còn pháp nào. Như đã phá ba tướng, sinh, trụ, diệt. Vì ba tướng không nên chẳng có hữu vi. Vì hữu vi thì chẳng có vô vi. Hữu vi, vô vi đã không, thì tất cả pháp đều không. Tác và tác giả, nếu thuộc hữu vi, trong đoạn hữu vi pháp đã phá hủy. Nếu thuộc vô vi, cũng đã hủy phá trong vô vi. Đáng lẽ không nên lặp lại. Vì tâm chấp trước của ông quá sâu dày nên lại Hỏi nữa. Nay sẽ đáp:

95)Tác giả nếu thực hữu,

Không tạo nghiệp thực hữu.

Tác giả không thực hữu,

Không tạo nghiệp bất thực.[2] [1] 

Nếu trước tiên tác giả đã thực hữu[3] và tác nghiệp đã thực hữu, thì không thể có sự tạo tác. Bằng trước tác giả không thực hữu, tác nghiệp không thực hữu thì cũng không có sự tạo tác. Vì sao?

96)Nghiệp thực hữu không tác,

Vì nghiệp không tác giả.

Tác giả thực không tác,

tác giả không nghiệp. [2] 

Nếu trước tiên tác nghiệp là thực hữu, thì chẳng cần đến tác giả. Nếu rời tác giả mà có tác nghiệp, thì lẽ ra có nghiệp được tạo. Nhưng điều ấy không đúng. Hoặc trước tiên tác giả là thực hữu, cũng không cần có tác nghiệp. Nếu rời tác nghiệp mà có tác giả thì điều ấy không đúng. Hoặc trước tiên tác giả là thực hữu, cũng không cần có tác nghiệp. Nếu rời tác nghiệp mà có tác giả thì điều ấy không đúng. Do đó tác giả thực hữu và tác nghiệp thực hữu đều không thể có sự tạo tác. Tác giả không thực hữu và tác nghiệp không thực hữu thì cũng không thể có sự tạo tác. Vì sao? Vì bản lai nó vốn không có. Có tác giả và có tác nghiệp mà còn không thể tạo tác, huống là không tác giả và không có tác nghiệp.

Lại nữa:

97)Nếu tác giả thực hữu,

tác nghiệp thực hữu.

Tác giả tạo tác nghiệp,

Liền rơi vào vô nhân. [3] 

Nếu trước tiên tác giả là thực hữu và tác nghiệp cũng thực hữu mà ông cho rằng tác giả có tạo tức là vô nhơn. Lìa tác nghiệp có tác gỉa, lìa tác giảtác nghiệp; thì không từ nhân duyênhiện hữu.

Hỏi: Nếu không từ nhân duyên mà có tác giảtác nghiệp thì có lỗi gì?

Đáp: 

98)Nếu rơi vào vô nhân,

Thì không nhân, không quả.[4]

Không tác, không tác giả.

Không tác pháp vân.[5] [4] 

99)Nếu pháp không tạo tác,

Thì không có tội phúc.

tội phúc đều không,

Quả báo tội phúc không. [5]

100)Chẳng quả báo tội phúc,

Cũng không có Niết-bàn.

Những gì được tạo tác,

Trống không không kết quả. [6]

Nếu rơi vào nghĩa vô nhân, thì tất cả pháp không nhân, không quả. Pháp năng sanh làm nhân, pháp sờ sanh là quả, cả hai sẽ không. Do cả hai đều không, cho nên không có sự tạo tác. Chẳng có tác giả cũng không có tác pháp được vận dụng, cũng chẳng có tội phúc. Vì tội phúc không có, nên chẳng có quả báo tội phúccon đường đi đến Niết-bàn. Thế nên, không thể từ vô nhân phát sinh.

Hỏi: Nếu tác giả không thực hữu, nhưng tác nghiệp thực hữu thì có lỗi gì?

Đáp: Một cái không, còn chẳng thể khởi lên tác nghiệp, huống là cả hai cái đều không. Thí như người huyễn dựng ngôi nhà bằng hư không, đấy chỉ có nơi ngôn thuyết mà không tác giả và chẳng có tác nghiệp.

Hỏi: Nếu khôngtác giả, chẳng có tác nghiệp, thì không có cái được tạo tác, nhưng ở đây nếu có tác giả, có tác nghiệp vậy có thể có sự tạo tác?

Đáp: 

101)Tác giả thực, bất thực,

Không tạo tác hai nghiệp.

Vì có, không trái ngược,

Một chỗ chẳng thể hai. [7] 

Tác giả vừa thực hữu vừa không thực hữu, không thể tạo tác nghiệp vừa thực vừa bất thực. Tại sao? Vì có và không trái nhau; trong một xứ chẳng thể có hai. Có, là thực hữu; không, là chẳng thực hữu. Mỗi con người một sự việc, làm thế nào có thể vừa có vừa không?

Lại nữa:

102) Có chẳng thể làm không,

Không chẳng thể làm có.

Nếu có tác, tác giả,

Lỗi kia như trước nói. [8]

Nếu có tác giả, mà chẳng có tác nghiệp, thì làm sao có cái được tạo tác? Hoặc chẳng tác giả, nhưng có tác nghiệp cũng không thể có cái được tạo tác. Vì sao? Như trên đã nói về trường hợp có. Nếu trước đã có tác nghiệp, thì tác giả sẽ tạo tác cái gì? Nếu là không có tác nghiệp, làm sao có thể tạo tác? Như thế là phá nhân duyênquả báo của tội phúc v.v.. Thế nên lời tụng nói: “Cái có chẳng thể tạo cái không, cái không chẳng thể tạo cái có.” Nếu có tác và tác giả, lỗi kia như trước đã nói.

Lại nữa:

103)Tác giả không tạo nghiệp,

Thực hữu hay bất thực.

Vừa thực vừa bất thực,

Lỗi kia trước đã nói.[6] [9]

Nghiệp thực hữu đã phá hủy, nghiệp bất thực cũng phá hủy luôn, nghiệp vừa thực vừa bất thực cũng phá. Nay muốn nhất thời đồng phá hủy nên lời tụng nói: “Thế nên tác giả không thể tạo tác ba trường hợp của nghiệp.” Nay tác giả với ba trường hợp cũng chẳng có tạo nghiệp vì sao?

104)Tác giả thực, bất thực,

Vừa thực, vừa bất thực,

Không thể tạo tác nghiệp;

Lỗi ấy trước đã nói. [10]

Tác giả thực hay bất thực, hay vừa thực vừa bất thực thảy đều không thể tạo nghiệp. Vì sao? Như ở trên đã nói về nhân duyên sai lầm của 3 trường hợp: đây càng nới rộng. Thế thì trong mọi trường hợp không thể tìm thấytác giảtác nghiệp.

Hỏi: Nếu nói rằng không có tác giả, chẳng tác nghiệp thì lại rơi vào vô nhân?

Đáp: Nghiệp ấy từ các duyên mà phát sanh, giả gọi là có, cũng không phải là thực hữu như ông đã nói. Vì sao?

105)Nhơn nghiệp có tác giả,

Nhơn tác giả có nghiệp.

Thành nghiệp nghĩa như thế,

Cũng không thể khác hơn. [11]

Nghiệp trước tiên chẳng quyết định. Nhân người khởi nghiệp; nhân nghiệp, có tác giả, tác giả cũng chẳng có quyết định. Nhân có tác nghiệp mà nói có tác giả. Cả hai sự thể ấy phối hợp mà tựu thành tác và tác giả. Nếu do sự hòa hợp mà phát sanh thì không có tự tánh, vì không có tự tánh, nên là Không. Không thì không có cái gì được sanh ra. Nhưng tùy theo sự ức tưởng phân biệt của phàm phu mà nói có tác giảtác nghiệp. Trong đệ nhất nghĩa chẳng có tác nghiệp, tác giả.

Lại nữa:

106)Như phá tác, tác giả,

Thọ, thọ giả cũng thế.

Và tất cả các pháp,

Cũng nên như thế phá.[7] [12]

Như tác và tác giả, không thể tách rời nhau, vì chẳng tách rời nhau, nên không cố định; vì không cố định nên không tự tánh. Thọ và thọ giả cũng như thế. Thọ là thân ngũ ấm; thọ giả là người. Như thế, ngoài người, không có năm ấm; ngoài năm ấm chẳng có người. Chỉ từ các duyên mà phát sanh. Như thọ và thọ giả, tất cả pháp còn lại cũng nên như thế mà phá.

 



--------------------------------------------------------------------------------

[1] Nguyên đề trong bản Phạn hiện tại: Karma-kàraka-parìkwà, quán nghiệp và tác giả. Nhưng ở đây từ nghiệp được hiểu theo nghĩa rất rộng và rất tổng quát, nên dịch là tác, hay tác nghiệp. Tức phê pháp khái niện hành dộng và tác giả của hành động. TS

[2] tác tức hành động tạo tác, tác giả là nói người hành động. Ngoài tạo tác là tác giả, còn có tác pháp, nghĩa là các pháp do tác giả hành động tạo tác ra nó. Như người ăn cắp chiếc áo… Ăn cắp là chỉ hành động tạo tác, người là chỉ nhân vật, chiếc áo là chỉ tác pháp. Do ba nhân tố này nên mới tạo thành nhân quả nghiệp báo.

[3] Trong Hán dịch phần này, các từ, định, quyết định, quyết định hữu, đều dịch từ tính từ tiếng Phạn là sadbhùta, có rính chất chân thực hiện thực, hay thực hữu. TS

[4] Chữ nhân trong câu đầu, tiếng Phạn là hetu, nguyên nhân hay lý do. Nhân trong câu thứ hai, tiếng Phạn là karaịa, chỉ tác nhân hay động lực; cùng liên hệ là quả, tiếng Phạn là kàrya, chỉ thành quả của hành động. Cả hai từ này đều phái xuất từ động từ căn là KF, làm hay hành động hay tạo tác. Trong câu thứ tư của bài tụng, Hán dịch sở dụng tác pháp, tiếng Phạn là kriyà, chỉ sự thực hành, thi hành, hành vi, hay phương thức hành động. Nhóm gia tộc từ ngữ như vậy nên lưu ý, để có thể theo dõi sự phê phán của Luận chủ. TS

[5] Do đây, Long Thọ Bồ tát nêu những nghi vấn về tác nghiệp, tác giả để đối đáp, tìm hiểu nguồn gốc chân lý của nó. Có người cho rằng: trước có tác giảđịnh nghiệp. Nếu trước có tác giảđịnh nghiệp, thì đâu cần đến hành động tạo tác mới có nghiệp báo. Không tạo tác mà có nghiệp quả là điều vô lý. Vả lại, trước đã có định nghiệp rồi thì không cần đến tác giả tạo tác mới có nghiệp báo. Quán niệm như thế là quan niệm vô nhân. Không nhân thì không có quả, không tội phúc. Không tội phước, nhân quả thì không địa ngục Niết-bàn. Nó không khác gì hư không trống rỗng.

[6] Từ câu 118 Long Thọ Bồ tát đề cao những ngoại đạo thường chấp nhân sinh trước có định nghiệpbất định nghiệp. Ngài chứng minh rằng không thể trong một người hoặc một chỗ mà có cả định và bất định. Bởi vì có và không mâu thuẩn nhau.

[7] Các pháp duyên sanh, cái này có thì cái kia có. Nhân vì nghiệp mới có tác giả. Nhân vì tác giả, mới có nghiệp và tạo nghiệp. Đấy chính là lý tương quan tương duyên, nên phải nhận thức một cách thiết thực và hữu lý.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant