NHIẾP LUẬN
Nhiếp Đại Thừa Luận
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa
HT. Thích Trí Quang dịch giải
Phần 5
Ghi Chú (1)
Luận này có 11 phần, ngoài 10 phần là 10 tiết mục, còn có phần 1 này là cương
yếu. Nay tôi đổi đi một chút, gọi phần này là phần đầu, còn 10 phần sau đúng
theo số 10 tiết mục.
Ghi Chú (2)
Là các vị Bồ tát ở địa vị cao, đã ngộ nhập đại thừa, mà ngộ nhập một cách khéo
léo.
Ghi Chú (3)
Thù thắng, thù là lớn, lạ, thắng là hơn, siêu việt. Thù thắng là rất hơn, tối
siêu việt.
Ghi Chú (4)
Ghi chú này có 4 điều. Điều 1, dịch như vậy là dịch tắt, dịch rõ thì, thí dụ
tiết mục môểt phải là ngôn ngữ thù thắng về tiết mục thù thắng "căn cứ của
các pháp sở tri". Điều 2, ý nghĩa của 10 tiết mục sẽ nói trong chương 2
dưới đây. Điều 3, 10 tiết mục này thực sự chỉ có 7, vì 3 tiết mục sáu đến tám
có thể nói chung là 3 thứ tăng thượng giới định tuệ. Điều 4, 10 tiết mục có thể
phân ra 3 loại: cảnh, gồm có 2 tiết mục một và hai; hành, gồm có 6 tiết mục ba đến
tám; quả, gồm có 2 tiết mục chín và mười - cảnh là chân lý luận, hành là phương
pháp luận, quả là mục đích luận.
Ghi Chú (5)
Sở tri nghĩa là được biết đến. Các pháp sở tri, chữ pháp nghĩa là khái niệm,
một pháp là một khái niệm. Cây bút là một pháp, mà cây bút dài hay ngắn, trắng
hay đen, cũ hay mới, tốt hay xấu, cũng toàn là một pháp. Một ý tưởng là một
pháp, mà ý tưởng ấy thiện hay ác, đúng hay sai, lợi hay hại, mê hay ngộ, cũng
toàn là một pháp. Thế nên pháp bao gồm tất cả có không, tâm vật, nhiễm tịnh,
thiện ác, mê ngộ, thánh phàm. Các pháp ấy là những đối tượng được biết, và luận
này nói là 3 tánh, đó gọi là các pháp sở tri. Căn cứ của các pháp sở tri, căn
cứ là căn bản; căn bản của các pháp sở tri là a lại da. A lại da nên nói là chủ
thể của các thức, là chủ thể của các pháp, hơn là nói một thức. A lại da có
nghĩa là không mất, là kho tàng; nghĩa như vậy là cái nghĩa chủ thể.
Ghi Chú (6)
3 tánh (tính cách) là các pháp sở tri. Nay hãy nói đơn giản nhất, thì 3 tánh là
nói tính cách không gian của các pháp. Mỗi pháp đều cùng lúc có 3 tánh, và được
ví dụ như sau. Như sợi giây gai phải do chỉ gai mới có, đó là y tha (do yếu tố
mới có); sợi giây gai ấy, trong đêm tối hay từ đằng xa, mắt nhìn không rõ thì
thấy là con rắn, đó là biến kế (đối tượng chỉ tưởng tượng); sợi giây gai ấy nếu
ban ngày và mắt nhìn rõ thì thấy là chỉ gai, đó là viên thành (đối cảnh rất
chính xác). (Nhiếp luận nói sợi giây gai ấy nếu được biết rõ là sắc hương vị
xúc, đó là viên thành).
Ghi Chú (7)
Nói a lại da hay nói 3 tánh như trên, cũng đã thấy là duy thức. Nên duy thức là
chân lý của các pháp sở tri. Duy thức, nói chính xác thì a lại da là căn bản
của các pháp, nên gọi là duy thức; nói theo ngộ nhập thì ngộ nhập duy thức là
ngộ nhập 3 điều: 1. ngộ nhập các pháp không thật, 2. ngộ nhập 2 phần tướng kiến
hình thành ra nhau, 3. ngộ nhập các pháp (mà Nhiếp luận gọi là 11 thức) toàn là
liên hệ với thức, nên gọi là duy thức. Nhận thức được đạo lý duy thức tức là
ngộ nhập chân lý của 3 tánh (các pháp sở tri).
Ghi Chú (8)
6 độ là thí (cống hiến) giới (khuôn phép) nhẫn (chịu đựng) tiến (tiến tới) định
(chuyên nhất) tuệ (minh sát). Độ là ba la mật đa, là đáo bỉ ngạn, có nghĩa là
toàn vẹn, hoàn hảo. Do 6 độ mà có sự ngộ nhập duy thức, lại chính do sự ngộ
nhập duy thức mà hoạt dụng 6 độ: 6 độ là nhân mà cũng là quả của sự ngộ nhập.
Như vậy cũng đủ thấy ngộ nhập ở đây không phải chỉ là lý giải, tâm đắc, chỉ là
kiến thức, mà là sự thể nhập và thể hiện của toàn bộ thân tâm đối với đạo lý
duy thức.
Ghi Chú (9)
10 địa là 10 cấp độ gần cuối cùng của Bồ tát vị; 10 cấp độ này mới thật hoạt
dụng về 6 độ, ngộ nhập sâu vào đạo lý duy thức.
Ghi Chú (10)
Giới định tuệ (hay giới tâm tuệ) là 3 học hay tăng thượng học (3 môn tu học hay
3 môn tu học có tính cách tăng lên). Nhưng 3 học ở đây là của 10 Bồ tát vị, nên
giới là bồ tát giới, định là các đại định, tuệ là trí vô phân biệt. Các đại
định thì quan trọng nhất là thủ lăng nghiêm và hư không tạng. Thủ lăng nghiêm
dịch nghĩa là kiện hành (đi tới mạnh mẽ). Hư không tạng là kho tàng hư không.
Trí vô phân biệt, vô phân biệt có nghĩa là không còn có sự phân biệt biến kế:
cái trí không còn biến kế, gọi là trí vô phân biệt.
Ghi Chú (11)
Phật có 3 đức: đoạn đức (giải thoát cứu cánh) trí đức (tuệ giác cứu cánh) ân
đức (hóa độ tất cả). Ở đây nói về 2 đức một và hai, còn đức ba thì gồm trong
đức hai. Đoạn đức ở đây là đại niết bàn, tức niết bàn vô trú: sự giải thoát
không vướng mắc vào sinh tử và vào chính niết bàn. Trí đức ở đây là đại bồ đề,
gồm cả 4 trí tức là 3 thân.
Ghi Chú (12)
Cái trí Nhất thế trí, nhất thế trí là trí tuệ toàn giác, là toàn giác. Cái trí
toàn giác gọi là đại bồ đề (đại giác).
Ghi Chú (13)
Chỉnh cú, chính văn là tụng, tức như thi, câu và chữ không so le. Nhưng ở đây,
và sau đây, tôi không dịch ra chỉnh cú, mà chỉ dịch ra văn bình thường.
Ghi Chú (14)
Hai cực đoạn thêm bớt là nơi y tha, cố chấp biến kế là thêm, không biết viên
thành là bớt.
Ghi Chú (15)
Sở thủ cũng là sở tri mà nói về biến kế; khéo biết sở thủ là biết sở thủ duy
thức.
Ghi Chú (16)
Ba đại kiếp vô số là các bồ tát địa phải trải qua 3 giai đoạn thì gian dài (mà
dài đến bao nhiêu là tùy sự nỗ lực và ngộ nhập mau hay chậm). Ba giai đoạn là
một diệt ngã chấp phần phân biệt, hai diệt ngã chấp phần câu sinh và pháp chấp
phần phân biệt, ba diệt pháp chấp phần câu sinh; một ở sơ địa, hai ở bát địa,
ba ở thập địa.
Ghi Chú (17)
Bài chỉnh cú này có nghĩa a lại da là căn bản của các pháp, do đó mà có sinh
tử, cũng do đó mà có niết bàn. Do a lại da mà có niết bàn, điều này có 2 nghĩa.
Nghĩa một, do a lại da mà có sinh tử, sinh tử hết là niết bàn, nên nói a lại da
là căn bản của sinh tử niết bàn. Nghĩa hai, chủng tử các pháp sinh tử và niết
bàn đều là a lại da, nên nói a lại da là căn bản của sinh tử và niết bàn. Nghĩa
một sâu hơn; như cái tay chỉ xuống cũng chính là cái tay chỉ lên: hết chỉ xuống
thì chỉ lên, hết sinh tử thì niết bàn.
Ghi Chú (18)
Chủng tử, nghĩa đen là hạt giống, nghĩa chính là tiềm năng. Sóng đôi với chủng
tử là hiện hành, tức là hiện tượng. Bàn tay có tiềm năng viết chữ là chủng tử,
bàn tay ấy viết ra chữ là hiện hành. Chủng tử và hiện hành đối với a lại da
cũng tương tự như vậy.
Ghi Chú (19)
Đáng lẽ nói các pháp hoặc nói các pháp nhiễm tịnh. Nhưng chỉ nói các pháp tạp
nhiễm là vì a lại da là chỗ dựa của các pháp tạp nhiễm, mà các pháp này huân
tập và tăng trưởng a lại da; còn các pháp thanh tịnh tuy cũng lấy a lại da làm
chỗ dựa mà là pháp đối trị và chuyển y a lại da. Như cái tay có thể chỉ lên
(tịnh), nhưng bây giờ đang chỉ xuống (nhiễm), thì, dẫu biết toàn thể cái tay
chỉ xuống cũng chính là toàn thể cái tay sẽ chỉ lên, nhưng đang chỉ xuống thì
mệnh danh là a lại da, và các pháp dựa vào nó, huân tập cho nó, cùng nó làm
nhân duyên cho nhau, là các pháp tạp nhiễm.
Ghi Chú (20)
Đoạn này cắt nghĩa a lại da là không mất (vô một), là tàng (thâu tàng). Tàng có
sở tàng, năng tàng và chấp tàng. Sở tàng là a lại da làm quả cho các pháp, tiếp
nhận các pháp huân tập chủng tử (tức hiện hành sinh chủng tử). Năng tàng là a
lại da làm nhân cho các pháp, duy trì chủng tử phát sinh các pháp (tức chủng tử
sinh hiện hành). Chấp tàng là a lại da là tự ngã mà chúng sinh tự ý thức, chấp
lấy.
Ghi Chú (21)
Dòng nước dốc là nước thác ghềnh đổ mạnh xuống, trông như tấm vải. Chủng tử mà
hiện hành thì cũng như vậy. Hãy lấy ví dụ khác. Như những hình ảnh trên màn
ảnh: chúng do vô số hình ảnh liên tiếp hiện hành mà thành. Vũ trụ của duy thức
là như vậy, toàn do chủng tử hiện hành.
Ghi Chú (22)
A đà na nghĩa chính là lấy (thủ). A đà na là đặc biệt nói về sinh mệnh. Sinh
mệnh chúng ta từ khi mở đầu trong thai mẹ (kiết sinh) cho đến lúc kết liễu một
đời, nó là tổng thể của các giác quan (sắc căn), là sinh mệnh của chúng ta (tự
thể). Sinh mệnh ấy là tổng thể hiện hành của tổng thể chủng tử, hiện hành trong
một thời kỳ (đời sống). Sinh mệnh ấy, a đà na là chủ thể. Điều phải nói thêm,
là trên đây chỉ nói một đời. Nhưng đối với a đà na thì mỗi đời chỉ là một giai
đoạn. Giai đoạn thì liên tục: sự liên tục ấy, chủ thể cũng là a đà na.
Ghi Chú (23)
Ý có 2: ý vô gián và ý ô nhiễm. Thứ nhất, ý vô gián là nói chung với tiểu thừa
mà vẫn có khác tiểu thừa. Tiểu thừa cũng nói ý (trong 18 giới, tức 6 căn, 6
cảnh và 6 thức, thì ý là ý căn trong 6 căn). Nhưng hỏi ý đó là gì, thì tiểu
thừa bảo nó không là gì khác hơn chính là bản thân ý thức mà giai đoạn trước
sinh rồi diệt đi, nhường chỗ cho giai đoạn sau sinh ra, cái giai đoạn trước đó
gọi là ý vô gián, và là ý căn trong 6 căn. Đại thừa cũng nhận có cái ý vô gián như
vậy, nhưng nói rằng đó là đẳng vô gián duyên chứ không phải tăng thượng duyên.
Mà ý căn thì phải là tăng thượng duyên. Nên ý căn phải biệt lập, không phải chỉ
là vô gián diệt. Như vậy nói về ý vô gián, cái ý thứ nhất, mà đại thừa đã khác
tiểu thừa. Thứ hai, ý ô nhiễm là ý thức về tự ngã: ngã si, ngã kiến, ngã mạn và
ngã ái. Chính cái ý ô nhiễm này, vì vậy, làm cho tâm thức tạp nhiễm, và đó là
cái ý chỉ đại thừa nói đến.
Ghi Chú (24)
Sáu lý do chứng minh ý ô nhiễm ở đây toàn là lấy 6 giáo nghĩa của tiểu thừa. Lý
do 1 vô minh bất cọng và lý do 6 ngã chấp thường có, là có ý ô nhiễm (ý thức tự
ngã) mới có vô minh và ngã chấp hiện hành trong mọi tâm thức thiện, ác và vô
ký. Lý do 2 đồng pháp 5 thức là 5 thức có 5 căn làm câu hữu y, thì ý thức cũng
vậy, phải có ý căn (ý ô nhiễm) làm câu hữu y. Lý do 3 huấn thích danh từ là,
như nhãn thức có nghĩa là thức của nhãn căn, ý thức cũng vậy: ý thức là thức
của ý căn. Lý do 4, 2 định khác nhau là có ý nhiễm ô thì diệt tận định mới khác
vô tưởng định, vì diệt tận định không còn ý ô nhiễm. Lý do 5 sinh trời vô tưởng
không còn ý thức mà vẫn còn ngã chấp: ngã chấp ấy chính là ý ô nhiễm.
Ghi Chú (24B)
Tất cả tâm thức ở đây là tâm thức thiện, ác, vô ký; mê, ngộ.
Ghi Chú (25)
Tính chất của tâm (gọi là tánh) có 4 loại: thiện, ác, hữu phú vô ký (trung tính
mà có ô nhiễm) vô phú vô ký (trung tính mà không ô nhiễm). Ý ô nhiễm vì là vi
tế bằng hữu, như phiền não bị định chế ngự, nên thuộc về loại thứ 3.
Ghi Chú (26)
Đoạn này chứng tỏ kinh của các bộ phái không phải đồng nhất.
Ghi Chú (27)
Chính văn là 3 tướng: tự tướng, nhân tướng, quả tướng. Nói tự tướng, quả tướng,
nhân tướng, mới thuận nghĩa hơn.
Ghi Chú (28)
Coi lại ghi chú 19 .
Ghi Chú (29)
Cùng sinh cùng diệt là 2 cái ướp với nhau mà ngấm ngầm biến đổi, sinh và mất
liên tục, nên cái này mới có cái kia.
Ghi Chú (30)
Xưa người ta đem mè trộn với hoa thơm, ủ lại, đến khi hoa rã ra thì đem mè ấy
ép lấy dầu, dầu này thành dầu thơm.
Ghi Chú (31)
A lại da làm nhân tố cho các pháp là chủng tử sinh hiện hành, các pháp làm nhân
tố cho a lại da là hiện hành sinh chủng tử.
Ghi Chú (32)
Duyên có 4, và lấy nhãn thức làm mẫu mà nói, thì (một) nhãn thức ấy do chủng tử
của nó hiện hành mà có, đó là nhân duyên (cái nhân làm duyên tố); (hai) nhưng
chủng tử nhãn thức hiện hành được là phải có nhãn căn, đó là tăng thượng duyên
(dữ kiện thêm lên làm duyên tố); (ba) phải có sắc cảnh, đó là sở duyên duyên
(đối cảnh làm duyên tố); (bốn) và phải do chính bản thân nhãn thức mà giai đoạn
trước mất đi để chỗ cho giai đoạn sau sinh ra, đó là đẳng vô gián duyên (sự mất
đi của giai đoạn trước làm duyên tố). Như vậy chỉ có chủng tử sinh hiện hành
(chủng tử nhãn thức sinh nhãn thức) và hiện hành sinh chủng tử (nhãn thức sinh
chủng tử nhãn thức) mới là nhân duyên, ngoài ra là 3 duyên khác, không phải
nhân duyên.
Ghi Chú (33)
Dịch sát và đủ là duyên khởi ra những tự thể đáng ưa và đáng ghét khác nhau. Tự
thể là sinh mạng (và thế giới của sinh mạng), nói chung là quả báo.
Ghi Chú (33B)
Tự tánh (bản thể) là phái Sổ luận. Túc tác (việc làm cũ) là định mạng luận. Tự
tại (chúa trời Đại tự tại) là nhất thần giáo. Thật ngã (ngã là phạn, phạn là
ngã, thật ngã: phạn ngã) là phái Vệ đà. Không có nguyên nhân là tự nhiên luận.
Ghi Chú (34)
Tác giả: chủ thể tạo tác. Thọ giả: chủ thể sử dụng.
Ghi Chú (35)
Coi lại chính văn 2 loại duyên khởi. Tự tánh là loại duyên khởi thứ nhất, tự
thể là loại duyên khởi thứ hai. Tự tánh là đặc tính khác nhau, tự thể là sinh
mạng khác nhau.
Ghi Chú (36)
Chủng tử ở ngoài là hạt giống nói theo nghĩa đen. Chủng tử ở trong là năng tính
gọi theo tiếng ví dụ.
Ghi Chú (37)
Để hiểu 3 bài chỉnh cú này, phải biết trước 3 pháp số sau đây. Thứ nhất là
chủng tử có 6 đặc tính: một là sát na diệt, là chủng tử sinh diệt trong từng
sát na; hai là quả câu hữu, là chủng tử câu hữu với căn và cảnh; ba là hằng tùy
chuyển, là chủng tử liên tục với hiện hành; bốn là tánh quyết định, là chủng tử
cùng tính chất với hiện hành; năm là đãi chúng duyên, là chủng tử đủ mọi duyên tố
mới hiện hành; sáu là dẫn tự quả, là chủng tử chỉ dẫn ra hiện hành của nó. Thứ
hai là năng huân có 4 đặc tính: một là có sinh diệt, là có sinh diệt chuyển
biến; hai là có thắng dụng, là có cường lực tư duy và thiện ác; ba là có tăng
giảm, là có khi tăng khi giảm; bốn là hòa hợp với sở huân, là cùng thân cùng
lúc với sở huân. Năng huân, như vậy, là 6 thức trước. Thứ ba là sở huân có 4
đặc tính: một là kiên trụ, là liên tục ổn định; hai là vô ký, là vô ký trung
tính; ba là khả huân, là khả năng thọ huân; bốn là hòa hợp với năng huân, là
cùng thân cùng lúc với năng huân. Sở huân, như vậy, là thức thứ 8. Các bài tụng
1, 2 và 3 là nói chủng tử có 6 đặc tính và sở huân có 4 đặc tính.
Ghi Chú (38)
Tiểu thừa cho 6 thức trước là sở huân, nhưng 6 thức ấy có 3 sự sai biệt là căn,
cảnh và tác ý đều khác nhau, nên không có sự tương ưng với năng huân; tiểu thừa
lại cho 6 thức trước, ngay bản thân mà giai đoạn sau là sở huân, nhưng 2 giai
đoạn trước và sau đồng loại mà không câu hữu, nên cũng không thích ứng với đặc
tính của sở huân.
Ghi Chú (39)
Chủng tử có 2 lực, lực năng sinh và lực năng dẫn, năng sinh là sinh ra hiện
hành, năng dẫn là duy trì hiện hành. Cái cây khô rồi, cái thân chết rồi, mà còn
một thì gian mới hủy diệt hẳn, thì đó là lực năng dẫn.
Ghi Chú (40)
Hai loại chủng tử cùng có 6 đặc tính, nhưng đứng về mặt huân tập thì 2 loại
chủng tử rất khác nhau. Chủng tử ở ngoài có thứ có huân tập (như hoa ướp mè) có
thứ không huân tập (như bùn mọc sen). Còn chủng tử ở trong nhất thiết phải có
sự huân tập. Lấy thí dụ như sự đa văn. Nếu sự huân tập đa văn không có thì
không thể có kết quả của sự đa văn (là ký ức và tác ý đúng lý), lại làm đa văn
thì mất kết quả, không làm đa văn mà được kết quả, thì rất sai lầm.
Ghi Chú (41)
Chủng tử ở ngoài thực ra là hiện hành, do chủng tử ở trong làm nhân duyên,
nghĩa là do a lại da tiếp nhận huân tập mà có chủng tử (chủng tử ở trong) và
hiện hành (chủng tử ở ngoài). Chủng tử ở ngoài mọc lên cây cối, đó là hiện hành
sinh hiện hành (là tăng thượng duyên, không phải nhân duyên).
Ghi Chú (42)
Thức nhân duyên là a lại da, làm nhân duyên cho các pháp; thức thọ dụng là 6
thức trước, thọ dụng quả báo khổ vui. Sự thọ dụng của thức thọ dụng là diễn
biến qua 3 tâm sở: thọ dụng (thọ) phân biệt (tưởng) suy động (hành, đặc biệt là
tư trong hành).
Ghi Chú (43)
Chữ các pháp ở đây là chữ các pháp tạp nhiễm đã nói trong những đoạn trước, các
pháp này là chỉ cho chuyển thức (thức thọ dụng). Tàng thức ở đây là a lại da
(thức nhân duyên). Hai thức này làm nhân làm quả cho nhau là một, các pháp đối
với tàng thức, thì các pháp năng huân (nhân) tàng thức sở huân (quả), hai, tàng
thức đối với các pháp, thì chủng tử tàng thức (nhân) hiện hành các pháp (quả).
Ghi Chú (44)
6 thức, phải nói rõ là bản thân của 6 thức (thức thọ dụng); bản thân 6 thức,
ngoài nhân duyên đã nói, còn có 3 duyên nữa (nghĩa là đủ cả 4 duyên).
Ghi Chú (45)
3 sự duyên khởi ở đây là ngoài sự duyên khởi thứ nhất duyên khởi ra tự tánh
khác nhau (ở đây gọi là cùng tận sinh tử) và sự duyên khởi thứ hai duyên khởi
ra tự thể khác nhau (ở đây gọi là đường lành đường dữ, dịch sát là quả báo đáng
ưa hay không đáng ưa), ở đây thêm 1 sự duyên khởi nữa, đó là khả năng thọ dụng,
để nói về thức thọ dụng. Nói 3 sự duyên khởi này có đủ 4 duyên là nói tổng
quát, phân tách thì là nhân duyên (sự duyên khởi cùng tận sinh tử), là tăng thượng
duyên (sự duyên khởi đường lành đường dữ), là 3 duyên tăng thượng duyên, sở
duyên duyên và đẳng vô gián duyên (sự duyên khởi khả năng thọ dụng). Còn nhân
duyên là sự duyên khởi cùng tận sinh tử đã nói.
Ghi Chú (46)
Phải bổ túc như vầy nữa mới rõ: mà ý thức thì không hoàn toàn ô nhiễm, thì có
gián đoạn, thì có đối cảnh rõ rệt.
Ghi Chú (47)
Thực là ăn. Ăn ở đây có nghĩa là khả năng duy trì sự sống. Với cái nghĩa như
vậy, ăn có 4 thứ. Một là đoàn thực, ăn bằng thực phẩm. Hai là xúc thực, ăn bằng
sự tiếp xúc đối cảnh của các giác quan. Ba là tư thực, ăn bằng sự tư duy. Bốn
là thức thực, ăn bằng sự duy trì căn thân của thức dị thục.
Ghi Chú (48)
Thức chủng tử dị thục, hay thức chủng tử thức dị thục, là danh từ gọi đặc tính
làm nhân và đặc tính làm quả của a lại da.
Ghi Chú (49)
Cái thiện tâm lệ thuộc cõi Dục là chính cái tham lệ thuộc cõi Dục vừa nói ở
trên. Cái tham ấy bây giờ được gọi là thiện tâm là vì nó ham muốn ly dục mà
siêng tu.
Ghi Chú (50)
Chánh văn (nghe chánh pháp một cách chính xác) do pháp giới tối thanh tịnh làm
nhân, do trí vô phân biệt làm quả. Đẳng lưu là bản thân (ở đây là pháp giới tối
thanh tịnh) thế nào thì chảy ra như vậy.
Ghi Chú (51)
Thế gian và xuất thế ở đây là hữu lậu và vô lậu.
Ghi Chú (52)
Sữa hòa với nước mà ngỗng chỉ uống sữa, còn nước vẫn còn, điều này tôi thực
không biết và chưa thấy.
Ghi Chú (53)
Diệt định là gọi tắt diệt tận định hay diệt thọ tưởng định. Tiểu thừa thì đệ
tam quả sắp lên, đại thừa thì bồ tát bất thoái sắp lên, mới nhập được định này.
Nhập định này thì cảm giác (thọ) và tư tưởng (tưởng) đều không còn hiện hành.
Ghi Chú (54)
Trước đã nói 2 giai đoạn trước sau thì không phải là câu hữu để huân tập thành
chủng tử.
Ghi Chú (55)
Danh ngôn huân tập, danh ngôn là các pháp. Các pháp mà gọi là danh ngôn, là vì các
pháp là những khái niệm. Khái niệm là danh ngôn. Danh ngôn có 2 loại: chính
khái nhiệm là biểu thị các pháp, nên gọi nó là danh ngôn hiển cảnh; rồi ngôn
ngữ văn tự truyền đạt danh ngôn hiển cảnh thì gọi là danh ngôn biểu nghĩa. Nói
danh ngôn huân tập cũng như nói các pháp huân tập, huân tập thành ra chủng tử tương
lai của các pháp, các pháp tương lai do chủng tử ấy mà hiện hành. Nên danh ngôn
huân tập là duyên khởi thứ nhất, duyên khởi ra tự tánh khác nhau.
Ghi Chú (56)
Ngã kiến huân tập là mạt na (ý ô nhiễm) ý thức a lại da làm tự ngã. Ý thức tự
ngã này huân tập thành ra chủng tử thấy có mình có người, tự thể (sinh mạng)
khác nhau.
Ghi Chú (57)
Hữu chi huân tập, hữu chi là 12 nhân duyên. Do hữu chi huân tập, bằng các
nghiệp phước, phi phước và bất động, mà có ra tự thể (và quả báo của tự thể) là
3 cõi 6 đường đáng ưa và đáng ghét. Ngã kiến huân tập và hữu chi huân tập là
duyên khởi thứ hai, duyên khởi ra tự thể khác nhau.
Ghi Chú (58)
Thế giới ở ngoài, chính văn là khí thế gian, là thế giới làm đồ dùng của tự
thể. Tự thể, chính văn là nội xứ, là cái tổng thể gồm cả 6 giác quan.
Ghi Chú (59)
Cọng kiết là kiết sử ai cũng có như nhau. Cái gọi là cọng kiết, phải thêm: thế
giới ở ngoài do cọng kiết thành ra.
Ghi Chú (60)
Tướng (sắc thái) cũng gọi là tánh (tính cách). Tên tắt 3 tướng là y tha, biến
kế, viên thành.
Ghi Chú (61)
Phân biệt hư vọng: sự phân biệt không chính xác.
Ghi Chú (62)
Có 11 thức tất cả. Hãy tạm gác chữ thức để cắt nghĩa 11 thứ đã. Thân (thân) là
cái tổng thể gồm có 5 giác quan. Chủ thể của thân (thân giả) là ý ô nhiễm. Chủ
thể của sự tiếp nhận (thọ giả) là ý vô gián diệt. Được tiếp nhận (bỉ sở thọ) là
6 cảnh. Tiếp nhận (bỉ năng thọ) là 6 thức. Thì gian (thế) là vị lai hiện tại
quá khứ liên tục. Số mục (số) là những số mục hàng lẻ, hàng chục, v/v. Thế giới
cư trú (xứ) là thế giới chúng sinh cư trú. Nói năng (ngôn thuyết) là ngôn ngữ
xuất từ thấy nghe hay biết. Mình người (tự tha sai biệt) là bản thân với tha
thân. Đường lành đường dữ (thiện thú ác thú tử sinh) là những nẻo đường sinh
tử. Tất cả 11 thứ này đều gọi là thức, là vì liên hệ đến thức, do thức biểu
thị. Tất cả 11 thức này là y tha khởi, bao gồm hết thảy mọi sự sai biệt của
nhân sinh vũ trụ.
Ghi Chú (63)
Hiện tượng thác loạn (loạn tướng) là sắc, bản thể thác loạn (loạn thể) là thức.
Sắc với thức này là khách thể với chủ thể mà từ đó có mọi sự thác loạn.
Ghi Chú (64)
Ở đây, trước đây, và sau đây còn nữa, nên nhớ chữ các thức là 11 thức, tức là
tất cả các pháp.
Ghi Chú (65)
Phải để ý mấy danh từ. Sắc thức là sắc cảnh, nhãn thức là nhãn căn, thức của
nhãn thức là nhãn thức; pháp thức là pháp cảnh, ý thức là ý căn, thức của ý
thức là ý thức ...
Ghi Chú (65B)
Có thật là thấy các pháp thật có, phân biệt là thấy các pháp khác nhau.
Ghi Chú (66)
Một là cái trí biết mâu thuẫn, là có thật như nước mà người thấy nước, quỉ thấy
máu, trời thấy cung điện: thật thì sao một mà thấy khác nhau như vậy? Hai là
không thật như việc đã qua, sẽ đến, hay chiêm bao, không thật mà vẫn có ấn
tượng được biết: thật thì sao không mà thấy có như vậy? Ba, nếu đối cảnh là
thật thì cái trí của chúng ta cũng thật rồi, cần gì phải dụng công tu tập? Bốn,
thì có 3: (1) nếu là thật thì sao định quán xanh thấy xanh cả? (2) nếu là thật
thì sao quán pháp, nghĩ gì là thấy liền? (3) nếu là thật thì sao trí vô phân
biệt thấy không có gì thật hết?
Ghi Chú (67)
Ý thức ở đây là ý và ý thức.
Ghi Chú (68)
Sợi giây gai là sở biến kế, con rắn do thấy lầm sợi giây là biến kế chấp, vậy
sợi giây với con rắn là một hay khác nhau? sở biến kế với biến kế chấp là một
hay khác nhau? Thật ra con rắn là đối tượng nhận thức hóa, không thể nói là một
hay khác nhau.
Ghi Chú (69)
Sai biệt cũng gọi là cọng tướng. Thí dụ nói sắc vô thường, thì sắc là tự tánh,
vô thường là sai biệt (thế nhưng sự sai biệt ấy lại có như pháp khác, nên cũng
gọi là cọng tướng, đối lại tự tánh gọi là tự tướng).
Ghi Chú (70)
Bản thể vốn thanh tịnh, gọi là tự tánh viên thành; tự tánh viên thành ấy đã
hiển lộ thì gọi là thanh tịnh viên thành.
Ghi Chú (71)
Như hư không vốn trong sáng, chỉ vì mây che mà u ám, tịnh trừ mây che thì trong
sáng hoàn trong sáng. Đó là sự trong sáng vốn có, không phải mới làm ra.
Ghi Chú (72)
Ở đây chỉ kể có 2 pháp.
Ghi Chú (73)
Trong 8 ví dụ, sóng nắng là từ đằng xa nhìn hơi nắng bốc lên, thấy như sóng dợn,
làm cho nai khát sinh ra cái tưởng là nước. Ảnh tượng, ở đây là hình ảnh trong
gương. Bóng sáng là do ánh sáng mà có những bóng in trên vách trên đất. Tiếng
dội là ở trong hang núi mà kêu lên thì tiếng dội lại y như tiếng kêu. Trăng
nước là bóng trăng dưới nước, nước trong và lặng thì thấy được. Biến hóa là nhà
ảo thuật làm ra ảo thuật mà người thích.
Ghi Chú (74)
Địa giới, hay địa đại, là 1 trong 4 thứ thuộc vật lý cấu thành vũ trụ; 4 thứ ấy
là cố thể (địa giới) dịch thể (thủy giới) nhiệt lực (hỏa giới), động lực (phong
giới). Nguyên ngữ là kiên, thấp, noãn, động (còn địa, thủy, hỏa, phong, tức là đất,
nước, lửa, gió, chỉ là nói theo kiến thức phổ thông).
Ghi Chú (75)
Phật nói ngài là đức Thắng quán (Tỳ bà thi), đó là căn cứ vào sự bình đẳng giữa
các đức Phật. Nói niệm hồng danh và phát nguyện mà có kết quả lớn, đó là căn cứ
vào thì gian cuối cùng. Nói phụng sự nhiều Phật mới hiểu đại thừa, đó là căn cứ
vào sự hiểu cao sâu. Với 1 pháp mà khi khen khi chê, đó là căn cứ vào ích lợi
khác nhau cho người nghe.
Ghi Chú (76)
Về 4 bí mật, 2 thứ đầu của luận này phải hội ý với luận Đại thừa trang nghiêm
kinh mới rõ. Bí mật dẫn vào, là thế nhân rất sợ vô ngã nên phải căn cứ thế tục
đế mà nói có ngã để dẫn dắt họ; còn tiểu thừa ngộ nhập vô ngã nhưng rất sợ vô
pháp, nên phải căn cứ thế tục đế mà nói có pháp để dẫn dắt họ. Bí mật về tướng
là nói 3 tánh mà chính ra cho thấy vô tánh. Bí mật đối trị là nói pháp môn có đến
84 ngàn chỉ vì đối trị 84 ngàn phiền não. Bí mật chuyển biến là nói với ngụ ý
bằng chữ nghĩa khác, ví dụ nói như bài chỉnh cú đã dẫn. Nghĩa bài ấy như sau.
Kiên cố là ngoan cố, khó điều phục. Không kiên cố là không còn sự kiên cố nói
trên, tức là định. Biết được định mới là kiên cố thật. Sự đảo ngược là thường
lạc ngã tịnh (đảo ngược vô thường bất lạc vô ngã bất tịnh). Khéo sống trong sự
đảo ngược là sống trong sự đảo ngược mà không đảo ngược (vẫn sống bằng vô
thường bất lạc vô ngã bất tịnh). Cùng cực sự não loạn của phiền não là những
khổ hạnh khó nhẫn khó làm; mà nhẫn và làm được cả nên được vô thượng giác.
Ghi Chú (77)
Duyên khởi cốt nói về sở tri y (a lại da). Duyên sinh cốt nói về sở tri tướng
(3 tự tướng). Cả 2 tiết mục này là nói về cảnh (chân lý luận). Còn ngữ nghĩa là
nói về hành (phương pháp luận) và quả (mục đích luâển). Do vậy, 3 tiết mục này
bao quát toàn bộ đại thừa.
Ghi Chú (78)
Do danh ngôn mà sinh ra các pháp, đó là nói dị thục làm nhân cho chuyển thức;
danh ngôn lại do các pháp huân tập, đó là nói chuyển thức làm nhân do dị thục.
Ghi Chú (79)
Thức là phân biệt, tướng là sở phân biệt, kiến là năng phân biệt.
Ghi Chú (80)
Chỗ dựa là y tha, sở chấp là biến kế, pháp tánh là viên thành.
Ghi Chú (81)
Phàm với thánh như nhau, ở chỗ nơi y tha ai cũng được với không được: khi phàm
phu chưa thấy chân lý, thì nơi y tha họ được biến kế tức không được viên thành
; khi thánh giả đã thấy chân lý, thì nơi y tha họ được viên thành tức không
được biến kế.
Ghi Chú (82)
Công đức là thành quả, phẩm chất.
Ghi Chú (83)
Chính văn này của Giải thâm mật, Hoa nghiêm.
Ghi Chú (84)
32 pháp này thấy trong kinh Đại bảo tích.
Ghi Chú (85)
Dịch sát là nay tôi mượn cái trí làm gì.
Ghi Chú (86)
Cũng có thể dịch là không phải mượn tới lòng thương xót.
Ghi Chú (87)
Ý thức, chính văn là ý ngôn, một tên gọi khác của ý thức, có nghĩa ý thức hay
phân biệt danh ngôn, nên gọi là ý ngôn.
Ghi Chú (88)
Thắng giải: lý giải một cách thượng thặng.
Ghi Chú (89)
Dịch sát là người hơn người đã có cái ý lạc ấy.
Ghi Chú (90)
Trí tuệ khác là kiến thức hiểu sai về đại thừa, là nghi hoặc không tin đại thừa
là Phật thuyết.
Ghi Chú (91)
Pháp chấp ở đây là cái thường gọi là pháp ái.
Ghi Chú (92)
Hiện tượng hiện tiền là thế giới mình đang tiếp xúc, hiện tượng xác lập là ảnh
tượng trong định.
Ghi Chú (93)
Tầm tư là suy tìm. Danh và nghĩa ở đây là danh và nghĩa của các pháp, thí dụ
bút là danh, để viết là nghĩa. Tự tánh và sai biệt là đặc tính và chi tiết; tự
tánh và sai biệt ở đây là của danh và nghĩa; thí dụ bút mực hay bút chì (tự
tánh) và mới hay cũ (sai biệt), và đó là tự tánh và sai biệt của nghĩa; còn tên
để gọi tự tánh và sai biệt ấy của nghĩa là tự tánh và sai biệt của danh. Tầm tư
là suy tìm 4 thứ trên toàn là giả thiết, chỉ là ý thức.
Ghi Chú (94)
Thật trí, nói đủ là như thật trí, cái biết đúng như sự thật, về danh nghĩa tự
tánh sai biệt.
Ghi Chú (95)
Duy thức, phải nói đủ là vô nghĩa duy thức (duy thức vì không thật). Không thật
ở đây là ý thức giả thiết, là không thể thủ đắc.
Ghi Chú (96)
Muốn hiểu chỗ này thì phải coi lại tiết mục 2 (mục lược giải y tha và tiết đa
thức luận). Ở đây chỉ ghi chú rằng nói ngộ nhập là ngộ nhập duy thức, và ngộ
nhập duy thức là qua 3 sự: một là ngộ nhập duy thức, vì các pháp toàn là không
thật; hai là ngộ nhập 2 tướng (tướng phần và kiến phần), vì các pháp toàn là
năng thủ sở thủ (nhận thức đã đối tượng hóa và đối tượng đã nhận thức hóa); ba
là ngộ nhập nhiều thứ, vì các pháp chỉ là lắm sự thể của thức (tức 11 thức).
Ghi Chú (97)
Muốn hiểu chỗ này thì phải coi lại tiết mục 2 (mục lược giải y tha và tiết đa
thức luận). Ở đây chỉ ghi chú rằng nói ngộ nhập là ngộ nhập duy thức, và ngộ
nhập duy thức là qua 3 sự: một là ngộ nhập duy thức, vì các pháp toàn là không
thật; hai là ngộ nhập 2 tướng (tướng phần và kiến phần), vì các pháp toàn là
năng thủ sở thủ (nhận thức đã đối tượng hóa và đối tượng đã nhận thức hóa); ba
là ngộ nhập nhiều thứ, vì các pháp chỉ là lắm sự thể của thức (tức 11 thức).
Ghi Chú (98)
Có tất cả 10 tên. Pháp là pháp chấp. Ngã là ngã chấp. Giáo pháp là năng thuyên.
Nghĩa lý là sở thuyên. Đại lược là nói tóm. Phong phú là nói rộng. Căn bản là
tự mẫu. Ô nhiễm là phàm. Thanh tịnh là thánh. Cứu cánh là toàn bộ. Có người nói
đây là 10 tên của pháp tánh viên thành. Nếu hiểu như vậy thì phải nói đây là
pháp tánh viên thành được gọi theo các cái được biết (tựa như nói chân như có 7
thứ, nói thức có 11 thứ).
Ghi Chú (99)
Sở y ở đây là a lại da hay y tha.
Ghi Chú (100)
Thuận với phần quyết trạch, tức là da hành vị, phần sau của giải hành vị. Đối
lại, phần đầu của giải hành vị là tư lương vị (thuận với phần giải thoát).
Ghi Chú (101)
Cái nhẫn các pháp không thâểt, nhẫn nghĩa là chấp nhận, bao gồm cái nghĩa chịu
đựng, nhận định. Cái nhẫn các pháp không thật là cái nhẫn các pháp duy thức.
Ghi Chú (102)
Quyết định về các pháp không thật, quyết định là cao hơn nhẫn.
Ghi Chú (103)
Nhập vào một phần chân thật, chân thật là viên thành, ở đây chứng mà chưa chứng
được toàn phần.
Ghi Chú (104)
Bên cạnh hiện quán (hiện quán biên), hiện quán là tuệ giác vô lậu chứng được
chân thật; đang là phương tiện của tuệ giác, gần được tuệ giác ấy, thì gọi là
bên cạnh hiện quán.
Ghi Chú (105)
3 loại thân Phật là đại bồ đề, được chuyển y là đại niết bàn, nói theo ở đây.
Ghi Chú (105B)
Thường sinh trong các đại tập hội của chư Phật là cách nói sinh tịnh độ, mà là
tha thọ dụng độ, của Phật.
Ghi Chú (106)
Là danh ngôn phân biệt, tự tánh phân biệt, sai biệt phân biệt.
Ghi Chú (107)
Biến kế không thì y tha cũng không (cảnh không thì thức cũng không).
Ghi Chú (108)
Là hiện chứng một phần pháp tánh thôi, như trước đây mới nói.
Ghi Chú (109)
Là hư vọng phân biệt (thức).
Ghi Chú (110)
Sự không tán động là định ba la mật. Biến giác chân lý là tuệ ba la mật.
Ghi Chú (111)
Chưa định làm cho định, định rồi làm cho thoát, là định ba la mật. Khai ngộ cho
thành thục, là tuệ ba la mật.
Ghi Chú (112)
Có cái là thí mà không phải là ba la mật, là sự thí không có 6 sự hơn hết. Có
cái là ba la mật mà không phải là thí, là 5 ba la mật khác có 6 sự hơn hết. Có
cái là thí mà cũng là ba la mật, là sự thí có 6 sự hơn hết. Có cái không phải
là thí mà cũng không phải là ba la mật, là 5 ba la mật không có 6 sự hơn hết.
Ghi Chú (113)
Là định.
Ghi Chú (114)
Biết đúng chân thật là trí căn bản, biết đúng phẩm loại là trí hậu đắc. Ở đây
chân thật là tánh như sở hữu, phẩm loại là tánh tận sở hữu.
Ghi Chú (115)
Tu tập bằng sự nỗ lực nổi lên là, thí dụ thí ba la mật, cụ bị mọi yếu tố về thí
mà làm sự ấy. Tu tập bằng sự thắng giải là như trong chương 1 nói do cái thắng
giải đối với giáo pháp Phật dạy mà tu tập. Tu tập bằng sự tác ý là cũng như
trong chương ấy nói do những tác ý mến trọng, tùy hỷ và vui thích mà tu tập. Tu
tập bằng sự phương tiện khéo léo là như đoạn 1 của mục 2 nói là được trí vô
phân biệt tiếp nhận mà tu tập, hoặc cũng như trong chương 1 nói thường xuyên,
không cách hở, thích ứng phương tiện mà tu tập. Tu tập bằng sự thành tựu việc
làm là chính Phật hoạt dụng liên tục và tự nhiên về 6 ba la mật mà Ngài đã viên
mãn.
Ghi Chú (116)
Nhẫn pháp (đế sát pháp nhẫn) là chấp nhận thật tướng các pháp đã quán sát kyծ
Ghi Chú (117)
Tiến áo giáp là tinh tiến như cái áo giáp bảo vệ cho người tu hành khỏi bị sát
hại bởi phiền não, nhất là sự nhác.
Ghi Chú (118)
Định an trú là định làm cho thân tâm khinh an, định dẫn phát là định dẫn ra
thần lực, định thành sự là thần lực ấy làm mọi sự lợi ích.
Ghi Chú (119)
Tuệ là trí vô phân biệt; trí ấy ở giai đoạn tu tập thì gọi là da hành, ở giai
đoạn chứng đắc thì gọi là căn bản, ở giai đoạn hoạt dụng thì gọi là hậu đắc.
Ghi Chú (120)
Ý câu hỏi cho thấy muốn nói 2 bên, ba la mật và thiện pháp khác, thống thuộc
lẫn nhau. Nhưng lời đáp thì chỉ nói ba la mật thống nhiếp thiện pháp. Ý lời đáp
đúng hơn. Tựu trung, chữ sắc thái, chính văn là tướng, có người giải thích
tướng đây là thực chất : thực chất của ba la mâểt là tuệ ba la mật, bởi vì rời
tuệ ba la mật thì không một pháp nào thành ba la mật cả. Giải thích như vậy tuy
chính xác, nhưng không sát văn ý ở đây.
Ghi Chú (121)
Nói điển hình như thí ba la mật thì sở triể của pháp này là tham lẫn; tham lẫn
có 3, là bản thân của nó, là những gì làm nguyên nhân của nó và những gì làm
hậu quả của nó, tất cả 3 thứ như vậy đều bị thí ba la mật đối trị. Các pháp ba
la mật khác cũng vậy, suy ra thì biết.
Ghi Chú (122)
Ngũ minh (5 minh xứ): công xảo minh (công nghệ học) y phương minh (y dược học)
thanh minh (ngữ văn học) nhân minh (luận lý học) nội minh (Phật học).
Ghi Chú (123)
Nghĩa lợi: lợi ích chân thật.
Ghi Chú (124)
Da hành, nghĩa đen là làm thêm, thêm lên việc làm, tức là nỗ lực, cụ bị, vận
dụng phương cách (nên có chỗ dịch là phương tiện).
Ghi Chú (125)
Địa (đất) là tiếng ví dụ; 10 địa là 10 cấp độ cuối cùng của bồ tát vị, ở đó là
chỗ công đức sinh ra, đứng vững và lớn lên, nên ví duÍ như đất. Đặc chất của 10
địa là trí vô phân biệt, mọi công đức khác chỉ là tùy thuộc trang hoàng.
Ghi Chú (126)
10 vô minh, có chỗ kê như sau: 1. tính dị sinh, 2. 3 nghiệp tà hạnh của chúng
sinh, 3. tính chậm lụt, 4. hiện hành câu sinh phiền não nhỏ nhiệm của thân
kiến, 5. nhập niết bàn của thanh văn, 6. hiện hành tướng thô, 7. hiện hành
tướng tế, 8. vô tướng còn dụng công, 9. không làm viêểc lợi ích chúng sinh, 10.
chưa được tự tại trong các pháp.
Ghi Chú (127)
10 sắc thái pháp tánh: 1. phổ biến: toàn thể nhất vị, 2. tối thắng: 3 nghiệp
thanh tịnh, 3. thắng lưu: thù thắng lưu xuất, 4. không nhiếp thọ: không tiếp nhận
ngã ngã sở, 5. không sai biệt: sinh tử với niết bàn không thấy sai biệt, 6.
không nhiễm tịnh: không còn thấy tạp nhiễm với thanh tịnh có sai biệt, 7. mỗi
pháp không sai biệt: các pháp mỗi pháp đều không có sai biệt, 8. không tăng
giảm và thân tự tại độ tự tại: thân hình và thế giới biểu hiện tùy ý, 9. trí tự
tại: tuệ giác tự tại, 10. nghiệp tự tại: 3 nghiệp tự do, tổng trì tự tại: nắm
giữ không mất, chánh định tự tại: định lực bất động.
Ghi Chú (128)
Đẳng trì: 4 thiền, đẳng chí: 4 vô sắc định.
Ghi Chú (129)
Là 37 bồ đề phần pháp.
Ghi Chú (130)
Là trí quán 12 chi duyên khởi.
Ghi Chú (131)
Là 4 vô ngại trí.
Ghi Chú (132)
Sao chép, hiến cúng, chuyền cho, lắng nghe, dở đọc, học nhớ, chỉ dạy, phúng
tụng, suy nghĩ, tu tập. Pháp hạnh, gọi đủ là chánh pháp hạnh : việc làm đối với
chánh pháp. Pháp số 10 pháp hạnh ở trên là trích luận Biện trung biện.
Ghi Chú (133)
Tổng tập là tập hợp giáo pháp đại thừa mà quán sát theo tổng tướng. Vô tướng là
trong pháp tánh, quán các pháp không thể thủ đắc. Không dụng công là nhiệm vận
tu chỉ quán, không cần phải tác ý và dụng công. Xí thạnh là sự tu tập trên,
thêm và hơn lên trong từng ý nghĩ. Không mừng đủ là sự tu tập trên, bước tới và
bước lên mãi, không tự hào và tự mãn.
Ghi Chú (134)
Tiêu dung chỗ dựa của mọi thứ thô nặng, thì chỗ dựa là a lại da, thô nặng là
chủng tử 2 chướng. Xa rời các tướng thì các tướng là các tướng hý luận, những
khái niệm nhị biên. Biết được cái ánh sáng chánh pháp lớn lao thì ánh sáng ấy
là tuệ vô ngại, thông đạt pháp tánh viên minh. Hiện hành vô tướng thuận với
phần thanh tịnh, thì vô tướng là trí vô phân biệt, phần thanh tịnh là chân tánh
xuất triền. Viên mãn thành tựu pháp thân, thì đó là mục đích chính, vì mục đích
ấy mà 10 địa sự tu tập của địa trước là nhân thù thắng của địa sau.
Ghi Chú (135)
Nói mỗi địa tu mỗi độ là nói theo sự tăng thắng.
Ghi Chú (136)
Tư trạch lực: năng lực tư duy quyết trạch.
Ghi Chú (137)
Nói các địa tu các độ là nói theo sự chung thông.
Ghi Chú (138)
Kho tàng ba la mật: kho tàng đại thừa.
Ghi Chú (139)
Chính văn là bổ đặc dà la, tạm dịch là người. Nhưng không phải là 5 loại người,
mà là mọi người đều trải qua 5 giai đoạn, nên đổi chữ ấy rõ hơn.
Ghi Chú (140)
Có người nói chữ tương tự không có. Nay xét có thể có thật, và có với cái nghĩa
giá tội tương tự, tức tuồng như giá tội, chứ không phải thật là giá tội.
Ghi Chú (141)
Phương tiện khéo léo là phương tiện do đại bi làm động cơ và do đại trí dẫn
đạo.
Ghi Chú (142)
Đại thừa quang minh: ánh sáng của giáo pháp đại thừa. Tập phước định vương:
chúa tể trong sự tập hợp phước đức. Hiền thủ: từ bi giữ gìn cho chúng sinh.
Kiện hành: tinh tiến hùng mãnh.
Ghi Chú (143)
Muốn tháo cái chốt lớn thì lấy cái chốt nhỏ đóng vào đầu chốt ấy, chốt ấy ra
thì chốt nhỏ cũng ra.
Ghi Chú (144)
Là chủng tử.
Ghi Chú (145)
Là sinh đâu tùy ý. Nhưng tiểu thừa chỉ nhập niết bàn mà không có năng lực này.
Ghi Chú (146)
Là đến đâu tùy ý.
Ghi Chú (147)
Hãy tạm theo 1 bản chú thích như sau: 1 là cho đến nỗi không thấy cho chút gì,
2 là cho đến nỗi không còn thích cho mới cho, 3 là cho đến nỗi không đợi tin
Phật mới cho, 4 là cho đến nỗi không cần tự khích lệ mới cho, 5 là cho đến nỗi
không có chút thì gian cách hở, 6 là cho theo định lực phân thân vô số mà cho,
7 là cho đến nỗi keo lẫn không dung sự dơ bẩn nào nơi tâm trí, 8 là cho đến nỗi
không đứng vào niết bàn rốt ráo, 9 là cho đến nỗi không cho sự tham lẫn còn tự
do trong sự cho, 10 là cho đến nỗi không đứng nơi niết bàn vô tận.
Ghi Chú (148)
Pháp của Phật ở đây là những phẩm chất và thành quả của Ngài, như 10 lực, 4 vô
úy, v/v.
Ghi Chú (149)
Có 16 chi tiết tất cả, sẽ được giải thích sau đây.
Ghi Chú (149B)
Tư lượng ở đây là ý thức tự ngã.
Ghi Chú (149C)
Nghĩa là sinh trong tịnh độ thuộc loại tha thọ dụng độ, hoặc sinh trong tịnh độ
thuộc loại biến hóa độ.
Ghi Chú (150)
Nhân tố là do quá khứ đa văn huân tập có sức mạnh, nên đời này không cần hiện
duyên mà vẫn phát sinh, tức như thường nói đốn ngộ. Dẫn ra là quá khứ có đa văn
huân tập mà đời này vẫn phải nhờ hiện duyên cần thiết mới phát sinh. Tập luôn
là quá khứ đa văn huân tập hoặc quá kém hoặc không có, đời này phải tu tập luôn
luôn mới phát sinh. Cả 3 loại do sự phát sinh khác nhau mà khác nhau.
Ghi Chú (151)
Đã đầy đủ là ngoại đạo sinh Vô tưởng thiên hay Phi phi tưởng xứ, đời sống không
có tác ý, và họ thỏa mãn, cho là đã đủ rồi. Không thác loạn là tiểu thừa niết
bàn không còn phân biệt thác loạn về thường lạc ngã tịnh. Không hý luận là bồ
tát không còn danh ngôn huân tập, chứng pháp tánh vô phân biệt. Cả 3 loại này
do sự vô phân biệt khác nhau mà khác nhau.
Ghi Chú (152)
Thông suốt là quán chân như bằng ấn tượng mà thông suốt chân như. Tùy nghĩ là
theo sự thông suốt mà truy niệm chân như. Thiết lập là thiết lập danh tướng mà
tuyên thuyết cho người về chân như. Tổng hợp là tổng hợp các pháp mà quán sát.
Đúng ý là muốn gì cũng biến hóa được. Cả 5 loại này do sự tư trạch khác nhau mà
khác nhau.
Ghi Chú (153)
6 bài chỉnh cú này là nói lại 4 trí đã nói trong tiết mục 2. Bài 1 là nói cái
trí biết sự mâu thuẫn, bài 2 là nói cái trí biết không có đối cảnh mà thức vẫn
có, bài 3 là nói cái trí biết đáng lẽ không dụng công mà vẫn không thác loạn.
Các bài 4, 5 và 6 là nói 3 trí của cái trí tùy chuyển: bài 4 là thứ nhất, cái
trí tùy thắng giải lực của định tự tại mà đối cảnh biểu hiện; bài 5 là thứ hai,
cái trí tùy tác ý lực của tu pháp quán mà đối cảnh biểu hiện; bài 6 là thứ ba,
cái trí tùy trí vô phân biệt mà thấy đối cảnh biểu hiện không có gì là thật cả.
Muốn rõ, coi lại chính văn và ghi chú 66.
Ghi Chú (154)
Chúng hội của chư Phật, hay đại tập hội của chư Phật, là đại hội gồm toàn chư
vị bồ tát; thân Phật mà đại hội này nhìn thấy là tha thọ dụng thân của Phật;
tịnh độ mà có đại hội này chính là tha thọ dụng độ của Phật.
Ghi Chú (155)
Trong 10 tự tại, tâm thức tự tại là không bị trần lao ô nhiễm, không bị đối
cảnh chi phối; nghiệp tự tại là 3 nghiệp thân miệng ý không bị trở ngại; sinh
tự tại là muốn sinh đâu tùy ý, không bị nghiệp lực hữu lậu chi phối; pháp tự
tại là trí hậu đắc tùy cơ thiết lập giáo pháp mà hợp chánh lý cả.
Ghi Chú (156)
Chủng tánh là đa văn huân tập, không rỗng là tu hành thì thành Phật chứ không
phải rỗng không, viên mãn là giáo pháp hóa độ cho người thì đức Phật nào cũng
nói đầy đủ, không đầu là không thể có đức Phật đầu tiên mà sự thành Phật là vô
thỉ vô chung.
Ghi Chú (157)
Là tu tổng tập, tu không tướng, tu không dụng công, tu xí thạnh, tu không mừng
đủ, đã nói trong tiết mục 2. Coi lại ghi chú 133 .
Ghi Chú (158)
Năng lực là năng lực của pháp tánh. Sự thành là thành tựu sự nghiệp độ sinh.
Pháp vị là diệu nghĩa của pháp tánh đẳng lưu. Nghĩa đức, nghĩa là niết bàn, đức
là công đức vô lậu. Thấy thường là thấy pháp tánh thường trú. Năm sự này đem
lại sự đại hoan hỷ của Phật, và xuất sinh từ pháp tánh mà Phật đẳng chứng, nên
gọi là tánh hỷ.
Ghi Chú (159)
Bài này tán dương 4 vô lượng tâm của Phật.
Ghi Chú (160)
Bài này tán dương 8 giải thoát (giải thoát hết thảy chướng ngại), 8 thắng xứ
(bậc thánh hơn cả thế gian) và 10 biến xứ (tuệ giác cùng khắp các pháp).
Ghi Chú (161)
Bài này tán dương công đức vô tránh của Phật. Vô tránh là hòa bình, không cãi.
Sự vô tránh của Phật là hủy diệt sự tranh cãi cho chúng sinh, sự tranh cãi ấy
là mê hoặc, phiền não, nhiễm ô.
Ghi Chú (162)
Bài này tán dương nguyện trí của Phật. Nguyện trí ấy có 5 phẩm chất.
Ghi Chú (163)
Bài này tán dương 4 trí vô ngại của Phật: giáo pháp là pháp vô ngại, nghĩa lý
là nghĩa vô ngại, ngôn từ là từ vô ngại, trí tuệ là biện vô ngại.
Ghi Chú (164)
Bài này tán dương lục thông giáo hóa của Phật. Đây là thứ tự của lục thông ấy:
như ý thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thiên nhãn thông,
lậu tận thông.
Ghi Chú (165)
Bài này tán dương 32 tướng tốt và 80 nét đẹp của thân Phật.
Ghi Chú (166)
Bài này tán dương 4 tất cả tướng thanh tịnh. Thứ tự như sau: thân thanh tịnh,
độ thanh tịnh, định thanh tịnh, trí thanh tịnh.
Ghi Chú (167)
Bài này tán dương 10 lực của Phật. Phương tiện là nguyên nhân, ma vương nói sai
nguyên nhân, Phật dùng trí lực thị xứ phi xứ mà bác bỏ. Qui y là tôn thờ, ma
vương bảo tôn thờ chúa trời, Phật dùng trí lực tam thế nghiệp báo mà bác bỏ.
Thanh tịnh là giải thoát, ma vương nói sai giải thoát, Phật dùng trí lực thiền
định giải thoát mà bác bỏ. Xuất ly là giải thoát cứu cánh của đại thừa, ma
vương nói chúng sinh không tu được pháp ấy, Phật dùng 7 trí lực khác mà bác bỏ.
Ghi Chú (168)
Bài này tán dương 4 vô úy của Phật. Thứ tự như sau: chánh đẳng giác vô úy, lậu
vĩnh tận vô úy, thuyết chướng pháp vô úy, thuyết xuất đạo vô úy.
Ghi Chú (169)
Bài này tán dương 3 bất hộ và 3 niệm trú của Phật. Về 3 bất hộ, thân miệng ý
của Phật thuần tịnh thuần trí, không có gì còn phải giữ gìn, nên thuyết pháp
cho đại chúng thì điều phục cho họ. Về 3 niệm trú, Phật vĩnh viễn sống trong
chánh niệm và chánh trí, nên ai khen không ưa, ai chê không ghét, ai khen chê
không ưa ghét.
Ghi Chú (170)
Bài này tán dương công đức bạt nhổ tập khí của Phật.
Ghi Chú (171)
Bài này tán dương sự không quên mất của Phật.
Ghi Chú (172)
Bài này tán dương đại bi của Phật.
Ghi Chú (173)
Bài này tán dương 18 pháp bất cọng của Phật, 18 pháp ấy chia ra 4 loại: hành,
là 6 bất cọng đầu tiên; chứng, là 6 bất cọng kế tiếp; trí, là 3 bất cọng tiếp
theo; nghiệp, là 3 bất cọng cuối cùng.
Ghi Chú (174)
Bài này tán dương nhất thế tướng diệu trí của Phật. Trí ấy là nhất thế chủng
trí, là nhất thế trí trí, hoàn thành 4 trí tức 3 thân.
Ghi Chú (175)
Bài này nói sự sâu xa về sinh, trú, nghiệp và ăn. Không trú ở mà trú ở: trú ở
niết bàn vô trú. Ăn có 4 loại, Phật thuộc loại ăn thứ 4: ăn chỉ là thị hiện có
ăn.
Ghi Chú (176)
Bài này nói sự sâu xa về an lập, số lượng và việc làm. Việc làm là lợi lạc
chúng sinh. Việc làm ấy có loại không thường xuyên là biến hóa thân và thọ dụng
thân, có loại thường xuyên là tự tánh thân.
Ghi Chú (177)
Bài này nói sự sâu xa về hiện thành đẳng giác. Thành Phật mà nói không phải có,
là không phải có biến kế nơi y tha; thành Phật mà nói không phải không, là
không phải không viên thành nơi y tha. Nói cách khác, thành Phật là biểu thị sự
có viên thành và sự không biến kế ấy.
Ghi Chú (178)
Bài này nói sự sâu xa về ly dục.
Ghi Chú (179)
Bài này nói sự sâu xa về đoạn diệt các uẩn.
Ghi Chú (180)
Bài này nói sự sâu xa về thành thục chúng sinh.
Ghi Chú (181)
Bài này nói sự sâu xa về hiển hiện của Phật.
Ghi Chú (182)
Bài này nói sự sâu xa về thị hiện thành đẳng giác và nhập niết bàn.
Ghi Chú (183)
Bài này nói sự sâu xa về an trú. An trú trong tự thể tối thắng có 3: một, ở
trong pháp phi thánh thì Phật an trú trong thánh trú (là 3 giải thoát môn không
vô tướng vô nguyện), hai, trong nhân loại và các nẻo ác thì Phật an trú trong
thiên trú (là thiền định), ba, trong pháp phi phạn hạnh thì Phật an trú trong
phạn trú (4 phạn trú từ bi hỷ xả).
Ghi Chú (184)
Bài này nói sự sâu xa về thị hiện bản thân. Tùy căn cơ mà Phật thị hiện, không
ở nơi nào mà không nơi nào không ở, nên thân Phật thì siêu giác quan.
Ghi Chú (185)
Bài này nói sự sâu xa về đoạn diệt phiền não. Độc tố bị chú lực là cũng như
thuốc chủng. Để lại phiền não là để thọ sinh trong sinh tử mà hóa độ chúng
sinh.
Ghi Chú (186)
Bài này nói sự sâu xa về bất khả tư nghị.
Ghi Chú (187)
18 viên mãn, chính văn kể tiếp ở đây. Nhưng tôi đem lên đoạn trên, ghi trong mở
đóng vòng đơn, làm như vậy để dễ hiểu hơn.
Ghi Chú (188)
Vì dẫn dắt thanh văn xoay về đại thừa, vì giữ gìn bồ tát có khuynh hướng không
phải đại thừa, nói tóm, vì 2 số người thuộc loại không cố định này mà Phật nói
nhất thừa.
Ghi Chú (189)
Vì pháp tánh, vô ngã và giải thoát, 3 điều này thì Phật với thanh văn duyên
giác đồng đẳng, nên Phật nói nhất thừa. Những người thuộc loại không cố định là
thanh văn và bồ tát mà bài chỉnh cú trên mới nói. Ý lạc có 2, có nhân ý lạc,
mình người bình đẳng, có pháp ý lạc, pháp pháp bình đẳng. Thanh văn còn có 1
loại nữa là hóa thân của Phật. Sự rốt ráo là cứu cánh, là chung cục, cuối cùng
- thì chỉ là một. Vì 5 lý do này nữa, cọng với 3 lý do trước, có tất cả 8 lý do
mà Phật nói nhất thừa.
Ghi Chú (190)
Lý do ba là tập thể thấy khác nhau. Lý do bốn là cá thể thấy cũng trước sau
khác nhau. Lý do sáu, chuyển bản thức được pháp thân, chuyển chuyển thức được
được thọ dụng thân, không thể không khác nhau.
Ghi Chú (190B)
Cùng lúc Phật hóa thân nhập thai thì cũng hóa thân thành tôn giả Xá lợi phất
v/v nhập thai. Hóa thân như vậy là để làm tôn nghiêm cho sự thành Phật của một
đức Phật.
Ghi Chú (191)
Lý do sau hết, nhập niết bàn chỉ là hóa thân thị hiện; nếu hóa thân là pháp
thân, thì nhập niết bàn là pháp thân nhập niết bàn, như vậy là trái với thệ
nguyện độ sinh, hoặc thệ nguyện ấy vô hiệu quả.