Phụ lục 2
GIẢI TRỪ TƯ TƯỞNG
“Góp Nhặt Lá Rừng” thuộc thể loại “luận”, tức là “tư tưởng”.Tư tưởng giống như một thứ lao xao sóng gợn. Sóng gợn làm hiện lên vô số hình dạng xôn xao của nước, trong khi nước thì không có dạng hình riêng. Có nước tất có sóng. Cũng thế, có tâm tất có tưởng. Tư tưởng do đó là điều bình thường vậy!
Tuy vậy, sóng thường khiến người ta chỉ thấy sóng mà không thấy nước. Cũng thế, tư tưởng xôn xao cũng thường che lấp mất bản tâm. Do đó mà có vấn đề “giải trừ tư tưởng”. Ấy là sau khi tư tưởng trải qua nhiều trăn trở mà một sớm ngộ ra cái ở ngoài văn tự và tư tưởng . Ấy là vượt lên trên tư tưởng, không phải là khước từ tư tưởng.
Có một hình tượng khá đắc cách để diễn tả việc “giải trừ tư tưởng”. Ấy là hình tượng phi cơ cất cánh. Một phi cơ muốn rời đường băng mà cất cánh trước hẳn phải chạy một quảng trên đường băng. Phải chạy bao xa trên đường băng thì phi cơ mới cất cánh? Tương tự là câu hỏi: Khi nào thì hành giả có khả năng vượt lên trên tư tưởng?
Về câu hỏi trước xin để cho người lái phi cơ trả lời. Trả lời cho câu hỏi sau: Ấy là khi hành giả ngộ ra cái ở ngoài tư tưởng , hoặc như Thiền thường nói: “ngoài văn tự”. Đó cũng là lúc hành giả thấy cái tâm quy phục: cái tâm tư tưởng quy phục trước cái vượt lên trên tư tưởng. Bài thơ “Nếu” sau đây gợi tả sự quy phục đó ở tâm một cư sĩ thực hành pháp môn niệm Phật. Chữ “bạn” trong bài thơ có thể hiểu là tác giả nói với chính mình.
NẾU