C- Kết luậnNhững gì được trình bày về
Mật tông ở trên chỉ là những nét
phác họa sơ sài, còn
nghĩa lý bí mật,
phương pháp thực hành tantra của
Mật tông thì
phức tạp vô cùng,
cần phải nghiên cứu sâu rộng và
hành trì nghiêm túc may ra mới có cái nhìn
chính xác và đầy đủ.
Triết lý của
Mật tông là triết lý của
Bát nhã Ba la mật (Prajnãpàramità) và
giáo lý Hoa Nghiêm cộng với
Duy thức học. Sự
phối hợp giáo lý siêu nghiệm với
hình thức ấn, chú, mandala... là một sự
kết hợp đặc biệt.
Vũ trụ,
thế giới,
con người,
vạn vật... đều mang một
giá trị thiêng liêng đối với một
hành giả Mật tông. Nếu nhìn phớt qua các
biểu tượng và
nghi quỹ của
Mật tông có vẻ như sự
thành tín sơ khai hoặc
mê tín, nhưng chính
thái độ tinh thần được
thể hiện qua
nghi quỹ ấy lại là
hiển lộ mối
liên hệ giữa
tinh thần và
vật chất, giữa
con người và
vũ trụ với những
năng lượng vô cùng tận. Các
biểu tượng Mật tông rất dễ bị
ngộ nhận và phê phán,
tuy nhiên khi lặn sâu vào
biển tâm, ta mới
khám phá ra được
tác dụng và
ý nghĩa của chúng, chúng là những
phương tiện diễn đạt những
kinh nghiệm tâm linh sâu sắc nhất của
hành giả.
Triết lý và
phương pháp hành trì của
Mật tông cơ bản vẫn
xây dựng theo tiến trình Giới-Định-Tuệ như tất cả mọi đường
lối tu tập khác của
Phật giáo. Nó có mối
liên hệ khá chặt chẽ với
giáo lý Nguyên thủy và
giáo lý Đại thừa. Sự khác biệt của
Mật tông là ở
phương tiện để
thể nhập thực tại (
Tánh không,
Vô ngã), đó là
phương tiện huyền bí.
Sự phát triển của
đạo Phật tạo ra nhiều
tông phái khác nhau và các
phương pháp hành trì khác nhau; đã là
phương tiện thì "đa môn", cho nên bất cứ
phương tiện gì mà đưa đến
niềm tin,
loại bỏ chướng ngại nội tâm, giúp cho tâm
thực chứng giải thoát tối hậu thì đều được
sử dụng:
Mật tông là một trong những
phương tiện ấy.