Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Iv. Lời Dạy Của Thân Loan - Ngôn Ngữ Của “Thán Dị Sao”

10 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 4750)
Iv. Lời Dạy Của Thân Loan - Ngôn Ngữ Của “Thán Dị Sao”


TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN

Nguyên tác: Kakehashi Jitsuen - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức quốc

I.1 Ngôn Ngữ Của “Thán Dị Sao”

I.1.1 Lời Thệ Nguyện Của Phật A Di Đà

Thệ nguyện bất tư nghì của Đức Phật A Di Đàcứu độ tất cả chúng sanh được vãng sanh.

(Nguyên văn bằng Hán - Nhật được lược bớt và phần nầy trở xuống chỉ dịch ngôn ngữ hiện đại mà thôi) 

Ai cũng nghĩ rằng thệ nguyện của Đức Phật A Di Đàtiếp dẫn chúng sanh thoát khỏi vòng sanh tửvãng sanh Tịnh độ. Cho đến khi nào tâm chúng sanh hướng về Như Lai, miệng niệm Phật, tức thì ngay khi ấy, Đức A Di Đà phóng ánh quang minh đại bi hộ trì tiếp dẫn, để họ được lợi ích rõ ràng. (Điều thứ nhất – Thánh Điển trang 831).

Giải thích:

I.1.1.1 Phật Đà Chơn Thật
Đây là từ ngữ nằm ở phần đầu của “Thán Dị sao” cho biết bổn nguyện của Đức Phật A Di Đàcứu độ chúng sanh. Chắc chắn điều nầy sẽ biểu hiện qua tín tâm và pháp niệm Phật cũng như sự lợi ích của việc chấp trì danh hiệu[1].

“Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ” cho biết từ xưa khi còn là Pháp Tạng Bồ Tát, Phật A Di Đà phát nguyện thiết lập thế giới Tịnh Độ thanh tịnh, không có phiền não và nguyện rằng ai được vãng sanh, đời đời an lạctỉnh thức. Vì phát nguyện như thế và để thực hiện nguyện nầy, Ngài tích tụ công đức tu hành trong nhiều kiếp cho đến khi thành Phật A Di Đà, cứu độ cho vô số chúng sanh.

Tất nhiên, trong kinh điển, Đức Phật A Di Đà luôn luôn ước muốn chúng sanh, nếu có thể được, đều được siêu thoát. Thế nhưng, ngay khi chúng ta, những kẻ trí mỏng, tội dày tu pháp môn nầy cầu mong cứu độ, thì suy nghĩ của chúng ta đã bao hàm ước muốn siêu thoát hoàn toàn rồi. 

Lời nguyện của Đức Phật A Di Đà gọi là “bất khả tư nghì” và việc hóa độ chúng sanh đầy bản ngã tự kỷ cũng là một việc “bất khả tư nghì”. Có tất cả 48 nguyện nhưng không có nguyện nào không hứa khả cứu độ chúng sanh. Nhất là phần đầu và phần cuối mỗi nguyện đều lập lại: “Ta thề không thành Phật”, “nếu không được vậy…, sẽ không giữ ngôi chánh giác”.

Ví dụ “dẫu cho chúng sanh thực sự thành Phật, mà lời nguyện căn bản nầy không thực hiện ta (Phật Di Đà) không gọi là Phật”.

Đồng thời cốt lõi của lời nguyện của “Chân Phật” ấy như thế nào được minh thị trong “Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ”, bản kinh trình bày rất cụ thể những lời nguyện của Đức A Di Đà, rất căn bản, rất phước đức và rất nhất quán với Phật Đà.

I.1.1.2 Lời Nguyện Thứ 18
Trong 48 lời nguyện, mỗi nguyện Ngài đều hứa thực hiện một cách chắc chắn. Song, điểm chính ở đây là dù kẻ ngu muội đến mấy đi nữa vẫn được tiếp dẫn vãng sanh về Tịnh Độ như nhau, nếu có niềm tin, hết lòng xưng niệm danh hiệu: “Nam mô A Di Đà Phật”. Thật ra, bổn nguyện của Đức A Di Đà Như Lai gồm có 48 lời nguyện, song nguyện thứ 18 xem như bao hàm tất cả, cho nên Pháp Nhiên gọi nguyện thứ 18 gọi là: “Vua trong các bổn nguyện” và chọn bổn nguyện nầy. Lời nguyện thứ 18 như vầy:

“Ta thề không thành Phật, nếu ai muốn sanh nước ta, chí tâm niệm Phật cho đến 10 niệm mà chẳng vãng sanh, Ta quyết không ở tại ngôi chánh giác. Song trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp”[2], (Lược bớt, vì nội dung giải thích giống như trên).

Nguyện: “Nếu chẳng vãng sanh .........., cho đến quyết không ở tại ngôi chánh giác” là cứu độ, là thệ nguyện nhiếp thủ và cũng còn gọi là Nhiếp Thủ Môn. Ở đây nói rằng: “Trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp” là hai loại tội nặng, nếu không có tâm sám hối, không được vãng sanh và bị ngăn cản phải dừng lại tại cửa. Có phạm tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp nhưng hồi tâmtín thọ bổn nguyện, có thể chuyển hoán được. Đó là thành tựu của sự giáo hóa vậy.

I.1.1.3 Tín Tâm
“Chí tâm tín nhạo” là từ ngữThân Loan thêm vào cho mạnh hơn như là: “Nguyện chân thật của ta, nên tín nhạo” hay là: “Bổn nguyện của Như Laicứu độ chẳng phải đùa, không nên nghi ngờ mà hãy tin”. hoặc “Nếu muốn sanh về nước ta…”. Thật vậy, vấn đề “nhờ tha lựcchí tâm tín nhạo, được sanh về cõi An Lạc Tịnh Độ” là “trí tuệ” ngược lại kẻ phàm phu không rõ đường đi nhưng tâm vẫn hướng đến lãnh vực siêu thoát cầu mong tỏ ngộ, cho nên nói rằng “cứu độ chẳng phải đùa, không nên nghi ngờ mà hãy tin và mau phát nguyện sanh về Tịnh Độ”. Đây gọi là ngôn ngữ của lòng Đại Bi được thể hiện.

Sự khuyến tấn và tiếp dẫn là tiếng nói chân thành “tùy theo niềm tín ngưỡng, được sanh về cõi Tịnh Độ và chắc chắn mong ước sẽ thành tựu”. Thật vậy, khi nghe như thế, không còn nghi ngờ mà phát niềm tin. Nghe và thọ trì mà không nghi ngờ nghĩa là những ngôn ngữ từ bitrí tuệ của Như Lai đã bao phủ trí tuệ nhỏ bé của ta, dù không rõ biết “việc nhứt định vãng sanh” Tịnh Độ nhưng chắc chắn điều chờ đợi có thể xảy ra. Đây chính là lòng tin, mà lòng tin ấy chính là bổn nguyện quyết định, không còn nghi ngờ gì nữa.

I.1.1.4 Xưng Danh
Tiếp theo, nguyện “cho đến mười niệm” là lời nguyện về xưng danh hiệu. Niệm cho đến mười niệm là định tâm. Còn diễn đạt lòng tin qua danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” là bổn nguyện niềm tin. Mười niệm nghĩa là với tâm tịnh tín, xưng niệm danh hiệu đến mười lần. Song đó là sự giải thích đặc biệt của Thiện ĐạoPháp Nhiên. Với Thân Loan “mười niệm” có nghĩa là “miệng chỉ cần niệm mười lần” mà thôi.

Chữ “cho đến” có nghĩa là không hạn định số lần niệm Phật. Thật sự, với kẻ bất hạnh, cuộc đời vô cùng ngắn ngủi chỉ trong một niệm là hết một đời, cho nên chỉ cần niệm Phât một niệm là đủ. Còn với người trường thọ, xưng tụng trăm ngàn vạn biến, bao nhiêu cũng được. Song trong bổn nguyện niệm Phật nghĩa là từng niệm, từng niệm phải được biểu hiện cụ thể qua pháp niệm Phật sao cho được vô lượng công đức của đức Như Lai, cho nên niệm Phật nhiều hay ít không có hạn định. Phiền não thì vô lượng, không thể chuyển hóa bằng phương pháp thực hành trí tuệ cá nhân mà tất cả chi nhờ vào tâm đại bi của Như Laichuyển hóa khi “niệm danh hiệu của Ngài”. Ấy chính là lời nguyện của hành giả niệm Phật.

Với những ai có niềm tin, không thể không niệm Phật. Ngược lại, niệm Phật là được sống trong nguyện lực của Như Lai và làm cho đời sống tiến bộ hơn, Niệm Phật chính là nương nhờ ân đức của Như Lai để dễ dàng thích ứng với cuộc sống đầy khó khăn của chúng ta trong hiện tại.

I.1.1.5 Nhiếp Thủ Bất Xả
“Nếu không vãng sanh, Ta không giữ ngôi Chánh giác”. Nói rằng hành giả niệm Phật với niềm tin vào bổn nguyện, song không vãng sanh thì Ta (Đức Phật A Di Đà) không giữ ngôi chánh giác là xác chứng sự vãng sanh của mười phương chúng sanhbản thể giác ngộ của chư Phật không có hai. Cũng có thể nói là cả hai vấn đề vãng sanhchánh giác cùng một bản thể. Cũng là lời xác chứng bổn nguyện cứu độ của Phật. Hơn nữa, danh hiệu A Di Đà Phật chẳng phải đơn thuần là tên của Phật A Di Đà, mà những ai tin tưởng bổn nguyện thì ngay khi ngồi xuống niệm Phật liền vãng sanh. Đây chính là vừa trình bày pháp môn xưng danh hiệu và vừa giảng rõ giáo lý cứu độ.

Việc nầy phù hợp với pháp môn quán chơn thân ở trong “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”. Ở đó, cho biết việc niệm Phật được lợi ích “nhiếp thủ, bất xả”[3]. Trong ánh quang minh đại bi, đại trí của Đức Phật A Di Đà, phóng ra chiếu sáng mười phương thế giới, chúng sanh niệm Phật sẽ nhận lấy chẳng bỏ”. Với tâm kính tín, Pháp Nhiên mô tả lời Kinh như sau:

Ánh trăng thanh chiếu đến tận cùng,
Song lắng lại nơi tâm người thưởng nguyệt.

Lời thơ ngâm vịnh ánh trăng thu nhẹ nhàng sao! Ánh trăng lúc nào chiếu sáng mọi nơi không phân biệt, nhưng phải chăng ai thưởng nguyệt cũng đều thấy sáng? Bởi thế kẻ ngắm trăng phải nương vào ánh trăng, để ánh sáng huyền dịu chiếu rọi toàn thân, cho đến chiếu xuyên suốt vùng sâu thẳm của tâm thức. Cũng vậy, chúng ta là người đang lặn hụp trong bóng tối, may mắn được nghe lời dạy của Phật, mà lời dạy ấy như ánh quang minh Đại Bi Đại Trí chiếu sáng khắp mọi nơi, đến tất cả mọi người như nhau. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta hãy nghe, tiếp nhậnthọ trì. Không những ánh sáng bao trùm gồm ta và câu niệm Phật ta đang niệm, mà ánh sáng Phật quang bao trùm cả kiếp nhân sinh và chuyển dời chúng ta qua nơi khác được.

I.1.2 Cứu Độ Bình Đẳng

Không phân biệt người già, người trẻ, người lành, kẻ dữ; chỉ có niềm tin nơi tâm mới là yếu tố quan trọng.
(lược phần nguyên văn Hán - Nhật)

Bổn nguyện đầu tiên của Đức Phật A Di Đà là không phân biệt người già hay người trẻ; người lành hay kẻ dữ. Những ai có niềm tin thâm sâu vào bổn nguyện, dù tội nặng cho mấy đi nữa, dù có yêu thương giận ghét và bị lửa phiền não thiêu đốt đến thế nào đi nữa, cũng được Phật từ bi cứu độ. Đây chính là bổn nguyện đem lòng đại bi giải trừ tất cả những phiền não. (Điều thứ nhứt – Thánh Điển – trang 831).

Giải thích:

I.1.2.1 Bình Đẳng Với Lòng Từ Bi
Thật là đặc biệt, đức Phật A Di Đà cứu độ tất cả mọi người một cách bình đẳng, vượt lên trên những vấn đề già, trẻ, thiện, ác…, bình đẳng ấy không gì khác hơn chủ yếu dựa vào niềm tin. Trước nhất, lòng từ bi của đức Phật A Di Đà bao dung tất cả mọi chúng sanh không phân biệt già, trẻ, người lành, kẻ dữ. Quả đất nầy không phân biệt một vật nào trên thân nó cả, dù vật nặng hay vật nhẹ, dù vật đẹp hay xấu v.v.., cũng không ngần ngại chuyên chở suốt năm nầy, tháng nọ. Giống như vậy, bổn nguyện đại bi của đức Phật A Di Đà dung chứa tất cả mọi chúng sanh, không phân biệt đời sống của mỗi cá nhân, mà còn thiết tha cứu độ và an trụ một nơi nào đó nữa. Ngoài ra, dù tình thương vô biêntận tâm cứu độ vô bờ bến của đức Phật A Di Đà dành cho chúng ta như thế, song trong cuộc sống đầy dẫy phiền não hư dối không thật, đầy thương yêu ghét bỏ nầy, cho đến khi nào chúng taniệm Phật cho đến khi đó ánh sáng Tịnh Độ qua sự niệm Phậtcầu nguyện ấy mới làm cho đời sống chúng ta trở nên thanh tịnhvượt qua những thương ghét trên. Tin rằng trong tâm đại bi của Như Lai, chúng ta là những đứa con không những không bị ruồng bỏ, mà còn được trân quý, được xem là con ruột của Như Lai, niềm tin ấy phải được lưu giữ trong tâm một cách trang trọng tôn kính.

I.1.2.2 Cả Việc Thiện Lẫn Việc Ác
Nói rằng “cả việc thiện lẫn việc ác” phải chăng “người già, người trẻ, người lành, kẻ dữ” cũng đều được cứu độ chăng? Dễ hiểu nhất là giải thích như thế. Song có phải đây là lời phát ngôn không có ý thức, vì phân biệt nào là già, trẻ, tốt, xấu như một người phân biệt, hay là tự thân người nói không già, không trẻ, không thiện cũng không ác? Thật ra, lời phát nguyện cứu độ của chính đức Phật A Di Đà không tuyển chọn già trẻ, lành, dữ, mà biểu lộ lòng từ bi của Ngài rất bao dung và thật bình đẳng, không phân biệt.

Điều ấy cũng phải hiểu rằng đây là lời khẳng định được cứu độ không phải của riêng ai. Ngược lại “không có sự chọn lựa trẻ, già, lành, dữ” nghĩa là chính ta dù lúc còn trẻ hay khi đã già; lúc tâm khởi lên việc lành hay khi tâm bị việc ác đốt cháy, tất cả, tất cả đều được bao dung, không phân biệt, mà tất cả đều được cứu độ. Qua đó, tâm Phật được phô diễn vượt trên tất cả những thứ bậc: già, trẻ, thiện, ác thế gian, không giới hạn ở bất cứ nơi đâu, một khi có ai mong cầu cứu độ, tâm Ngài hướng đến để cứu độ tức thì, không có gì khác. Cứu độ người trẻ hay người già đều phải xả bỏ không vướng chấp việc nầy.

Không phải người già mới thấm thía bi lụy, mà người trẻ cũng bị phiền não, nếu cho rằng phải cứu độ người già, thì không lẽ bỏ người trẻ bị não phiền thiêu đốt sao. Cho nên tất cả người trẻ lẫn người già đều trải qua cuộc đời thương đau, ai có niềm tin, “không luận già hay trẻ” cũng được Như Lai, với lòng đại bi cứu độ tất cả. Hay nói đúng hơn, trong cuộc sống mọi thương đau cần được cảm thông và chia sẻ; mọi sầu lụy cần được an ủibao dung.

I.1.2.3 Tội Ác Sâu Dày Của Phàm Phu
Nói là người lành, kẻ dữ, là xét thực tế tự thân của họ trên cơ sở thiện và ác, từ tư duy, nói năng cho đến hành động trong sinh hoạt hằng ngày. Trong cuộc sống giới hạn nầy, không ai hoàn toàn tốt, cũng chẳng có ai hoàn toàn xấu. Kẻ có nhân duyên tiếp xúc với việc lành, được làm những điều tốt đẹp. Song, lỡ phải tiếp xúc với duyên xấu, hầu như tất cả bị đổ tội cho là tội phạm, nhiều tội lỗi. Đó chẳng qua chỉ là những nhược điểm khổ đau mà thôi. Thực tế, chẳng có ai tốt hoàn toàn mà cũng không có người xấu hoàn toàn.

nhơn duyên tiếp xúccon người lại yếu mền nên như vậy. Vì thế Như Lai không dành tình thương giới hạn cho riêng ai.

Nghe những lời dạy của Phật, chúng ta có thể vui mừng khôn xiết và cảm động đến rơi nước mắt, mà chẳng có cái gì trên đời có thể làm cho cảm động được như thế. Huống hồ khi được cứu độ, tâm cảnh của chúng ta hiện ra đẹp tuyệt vời. Ngược lại bị vọng tưởng làm nhiễm ô, tâm tình của chúng ta trở nên bẩn thỉu, nếu không được cứu độ, tâm ấy như muôn ngàn tấm kính đổi màu và chúng ta nghĩ rằng không bao giờ được cứu độ.

Song, bổn nguyện cứu độ chúng sanh, Như Lai không phải cứu độ mỗi một mình ta, mà cứu độ tất cả. Đồng thời, cũng nên hiểu rằng, nếu là kẻ xấu ác không phải không được cứu độ, mà Như Lai còn cứu độ tất cả tội chướng sâu dày của những kẻ phàm phu như chúng ta, khi chúng ta khao khát hướng về Như Lai cầu xin cứu độ. Chính vì thế, không có giới hạn xấu, tốt, một khi chúng ta hướng về Đức Như Lai với thân tâm chí thành, sẽ được tiếp dẫn vào thế giới bổn nguyện thênh thanh vô cùng. Chỉ cần “niềm tin” để hướng vọng, quy ngưỡng mà thôi.

I.1.3 Lành Cũng Không Cầu, Ác Cũng Không Sợ 
Nếu có lòng tin vào bổn nguyện thì việc lành kia cũng không cần thiết mà việc ác nào cũng không sợ hãi.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán-Nhật)

Với thệ nguyệntừ bi của đức Phật A Di Đà, ai ai cũng được cứu độ, dù là kẻ đầy tội lỗi, dù là người già, người trẻ, một khi họ xưng niệm danh hiệu Phật. Hơn nữa hành giả niệm Phật, tin vào nguyện lực Phật, khi được vãng sanh, công đức lành đã tích chứa không còn cần thiết, vì trong bổn nguyện cuả đức Như Lai chứa đầy công đức rồi. Do vậy, cũng không còn sợ hãi đến những việc xấu nữa. Nhờ được cứu độ cho nên trong đó không còn ác nghiệp. (Điều thứ nhứt – Thánh Điển trang 832).

Giải thích:

I.1.3.1 Vô Thượng Công Đức
“Công đức niệm Phật còn hơn cả việc thiện” nghĩa là công đức vô thượng của niệm Phật. Khi niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phậtxưng tụng công đứctrí tuệ Như Lai qua ngôn ngữ, xưng tán công đức ấy quảng đại vô biên như biển cả mênh mông. Thân Loan tán dương công đức niệm Phật là “công đức bảo hải của chơn thật nhứt như”. Như thế, ai niệm danh hiệu Phật, người ấy có đầy đủ công đức vô thượng bao trùm chung quanh, không những gieo trồng thêm hạt giống công đức lành mà còn thực thi một điều vô cùng cần thiết và tất yếu nữa.

“Bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà cũng không giới hạn cứu độ kẻ ác”, nghĩa là công đức vô ngại của Phật không dành riêng cho một ai và không bỏ một vì gì cả. Như Lai cứu độ tất cả chúng sanh, không giới hạn một ai, không giới hạn việc gì. Ngay cả người bị tội chướng tà ma, Như Lai dùng ánh sáng quang minh chiếu phá đến chỗ tối tăm và xua tan những chướng nạn ấy, cho nên Ngài Thế Thân[4] tán dương đức Phật A Di Đà là “Tận Thập Phương Vô Ngại Quang Như Lai”. Ánh sáng của đức Như Lai nầy chiếu khắp trong cuộc đờimười phương thế giới. Do vậy, không có chướng ngại nào mà không cứu độ được. Với danh hiệu ấy, Như Lai cứu độ tất cả. Khi nghe danh hiệu Phật và được biết không có chướng ngại nơi bổn nguyện lực và biết được cứu độ có nghĩa là: “Không còn lo ngại đến ác nghiệp, nhờ nương tựa vào bổn nguyện của Phật A Di Đà”. Đây chính là niềm hoan hỷ vô biên vậy.

I.1.3.2 Nơi Tuyệt Đối An Trụ
Như thế, một khi đã tin vào bổn nguyện, hành giả niệm Phật vượt lên trên mọi lãnh vực luân lý phàm tình như tốt, xấu, mình, người v.v.., bởi vì thiện và ác chỉ có giá trị trong phạm vi luân lý, khi ấy “thiện cũng không cầu mà ác cũng không muốn”. Ở đây, khai mở một lãnh vực khác của tâm có tính cách tuyệt đối vô ngại, mà lãnh vựcthế giới nầy, trí hiểu biết của thế gian không đủ để nhận thức, bởi vì đây chính là lãnh vực thuộc về trí tuệ và lòng đại bi của Đức Phật A Di Đà. Riêng hành giả niệm Phật một khi rõ biết trí tuệ và tâm đại bi của Như Lai, tâm cảm được không thiện mà cũng không ác. Thế thì, bất cứ ai, người lành hay kẻ dữ, cũng được bao dung một cách ấm áp trong tâm lượng đại bi của Như Lai. Đó chính là nơi chốn an trụ có tính cách tuyệt đối. Ở đó, phá vỡ được cái tâm ngạo mạn khoa trương việc lành và đập vỡ tâm tự ti về việc xấu. Mỗi người, mỗi người trong chúng ta được trao cho một cuộc sống như thế, mà trong cuộc sống đầy tương quan tương duyên ấy, chúng ta an trú nơi lãnh vực tinh thần thật thanh thản và tấm lòng trải rộng khắp muôn nơi.

I.1.3.3 Con Người Tuyệt Diệu
Có một bà cụ sống trong căn nhà ở bên trái con lạch nhỏ trong một ngôi làng trên núi, huyện Điểu Thu (Toritoru) bên cạnh đó có một ngôi chùa tên là Chánh Giác ở phố Dụng Lại (Mochigase), trong chùa có một vị Thầy trụ trì. Hằng ngày, bà cụ đến chùa nghe Pháp một cách nhiệt tâm. Một hôm bà muốn đến chùa hỏi Thầy, nếu Như Laicứu độ, tại sao cho đến bây giờ bà vẫn chưa được cứu độ, vì vẫn còn nhiều phiền não. Đến chùa Chánh Giác bà gặp Thầy và thưa: “Con mong đức Như Lai từ bi làm sao cứu độ cho người đời không còn khổ nữa và làm sao cho họ được an tâm” và tự chỉ vào mình và than vãn khổ cực.

Thầy bảo: “Bà ở nhà sống có tốt không? Với con cháu, bà có khó chịu không? Nếu bà khó chịu thì chẳng ai muốn nói chuyện với bà. Dù gì đi nữa, điều trước tiên với những người thân, bà phải thân thiết trước. Cho dù có việc gì tệ hại đi nữa cũng bỏ qua”. Lời nói của Thầy như nước rót vào tim bà.

“Vâng, như thế sao? Đối với người thân, dù tệ đến thế nào đi nữa cũng chẳng có gì. Ồ! Thật tuyệt diệu! Con có một người thân dại khờ chơi Sumo[5] và con cũng rất ngu ngơ giúp cho hắn như thế”. Đoạn nước mắt bà chảy dài và cảm tạ Thầy vì đã trút hết bầu tâm sự u uẩn. 

Thầy nói: “Bà ơi! Đã bao lần hạnh phúc được gói lại và được thấm nhuần”. Nói xong, Thầy cất tiếng niệm Phậttruyền đạt niềm hoan hỷ nầy.

“Điều tệ cho mấy đi nữa cũng chẳng quan tâm, không đề cập đến”.

cảm ơn và nói rằng: “Việc ác không cần để ý tới, theo lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, chỉ nên phòng ngừa việc ác” như thế sẽ được cứu độ một cách vô ngại tuyệt vời.

I.1.4 Con Đường Vãng Sanh Cực Lạc 
Con đường tắt là con đường vãng sanh không cần phải hỏi nữa.

(Lược bớt phần giải thích theo văn Hán - Nhật)

Qua khỏi mười địa phương, mục đích của chúng tôi là tìm đến nơi nào đó, được ra khỏi sự nguy hiểm của cuộc sống, tìm hỏi con đường vãng sanh Cực Lạc. Đó chỉ là công việc duy nhất.

Thế nhưng, vị Thân Loan nầy, ngoài việc niệm Phật để vãng sanh còn biết con đường nào khác chăng? Hoặc giả hãy dạy cho ta biết việc nào liên hệ đặc biệt đến vãng sanh chăng? Tôi[6] muốn rõ biết về chơn tướng của việc ấy. Đó là vấn đề ưu tư to lớn. Nếu muốn nghe, hãy đến Nam Đô[7] và Bắc Lãnh[8] để nghiên cứu về giáo nghĩacon đường khác ngoài việc niệm Phật. Hơn thế nữa, ở đó đang có nhiều học tăng, có thể gặp họ hoặc tìm họ để hỏi cho rõ ràng về chỗ cương yếu của việc vãng sanh. (Điều thứ 2 – Thánh Điển – trang 832).

I.1.4.1 Xuyên Qua Cuộc Sống
Bắt đầu bằng những ngôn từhình ảnh thật mênh mông như thế ở “Thán Dị sao” thuộc điều thứ hai của pháp ngữ. Đầu tiên, chúng ta có thể cảm giác rằng những môn đệ của Ngài phải trải qua cuộc lữ hành nguy hiểm không biết bao nhiêu ngày đi và về hằng trăm cây số từ Bắc Kanto đến Kyoto để tìm đến. Thật ra, họ chẳng phải là những người tìm hiểu con đường vãng sanh Cực Lạc, mà là những người cầu đạo trong cuộc sống nầy.

Họ đắm chìm vào nghi vấn và tìm hướng chân thật để thoát ra. Dù đánh bóng bên ngoài dưới hình thức nào đi nữa, trong tự tâm của họ cũng không khỏi bức xúc khó chịu khi tiếp nhận lời dạy của Thân Loan ở vào tuổi hơn 80. Có một sự văn tự chân thật nào đó để người nói và kẻ nghe thông đạt nhau là điều đáng ghi nhớ trong tâm.

“Trải qua hơn 10 địa phương” nghĩa là họ sống ở phía Bắc Kanto. Con đường đến Kyoto đi qua 10 địa phương[9] ở biển phía đông Nhật Bản như: Thường Lục (Hitachi), Hạ Tổng (Shimosa), Vũ Tạng (Musashi), Tương Mô (Sagimi), Ý Đậu (Ito), Tuấn Hà (Suruga), Viễn Giang (Tootomi), Tam Hà (Santomi), Mao Trương Mỹ Nồng, Cận Giang, Sơn Thành. Những con đường khác cũng gần 200 cây số phải xuyên qua như vậy. Thời gian lên Kinh Đô (Kyoto) nhanh nhất cũng phải 20 ngày. Phải dầm mưa, dãi nắng, bịnh tật, nếu không nhờ phép lạ, không thể vượt qua được. Bao nhiêu khó khăn trên chuyến hành trình dài như thế ngày nay chúng ta khó mà tưởng tượng nổi. Có khi bị trộm cướp hoành hành, có khi bị thiếu thốn lương thực, vất vả mệt nhọc, thiếu thốn nước non, bịnh tật truyền nhiễm, bịnh phong thổ v.v.., toàn là những việc nguy hiểm của một cuộc lữ. Trên chuyến hành trình đầy gian lao ấy, không biết bao nhiêu người đã bỏ thây lại, là điều hiển nhiên thôi, chẳng phải mới lạ gì. Chẳng bao lâu đến Kyoto, Thánh nhơn cảm thấy hoài nghi về vãng sanh. Ở đây, có thể lấy ví dụ trường hợp của Giác Tín, nước Hạ Dã, huyện Hịch Mộc cho rằng: “Thân mệnh đời sống là điều đáng quý là sự thật chẳng phải là lời khoa trương chút nào”.

I.1.4.2 Con Đường Vượt Khỏi Sự Sanh Tử
Trải qua những gian lao nguy hiểm đầy thử thách như thế, được nghe về “con đường vãng sanh Cực Lạc”, họ nghi vấn đâu là chỗ đúng của vấn đề thiết yếu nầy. Căn cứ theo hồi ký của Huệ Tín (Eshin), người bạn đời của Thân Loan, lúc Thân Loan 29 tuổi, tìm đến Pháp Nhiên hỏi về “con đường đời sau” và “con đường sanh tử”, được dạy rằng: “Con đường sanh tử” ấy chính là con đường “Vãng sanh về Cực Lạc”. Đó chính là giáo lý Tịnh độ, mà cả Pháp NhiênThân Loan dành suốt cuộc đời lắng sâu vào “con đường vãng sanh Tịnh Độ” ấy. Nghĩa là mê hoặc khi sanh và khi chết tạo nên khiếp sợ và ngu muội của phàm phu. Do vậy, chúng ta phải xây dựng một lãnh vực tinh thần và điều khiển tâm sao cho thật vững chãi khi sống và thật nhẹ nhàng khi chết. Đó chính là con đường “Vượt qua khỏi sanh tử”.

Phiền não thương, ghét đang mãi mê bay lượn chung quanh chúng ta làm cho cuộc sống phải nổi trôi theo đời thường và chúng ta khó đứng vững. Tự mình sống sao cho có ý nghĩa khi mà sự thương ghét đã làm cho ta say túy lúy trong suốt một đời. Nghĩ đến sự sống; hoặc nghĩ đến cái chết những hình ảnh chập chờn làm cho tâm thức ta bất an giống như có một đốm lửa trong cuộc sống dù lửa đã tắt.

Với ta, không muốn trải qua một cuộc sống như thế, không lẽ phải chết trong nỗi tuyệt vọng. Khi sống, sống với ý nghĩa gì thì lúc chết, phải xác nhận rõ ràng ý nghĩa ấy. Phải có cuộc sống tự tin, theo tinh thần đạo Phật, mới chấp nhận chết an nhiên trong tâm. Đó chính là Bồ Đề Tâm và đó cũng chính là con đường tìm cầu của tâm, thoát ly sanh tử.

Giảng về bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thích Ca cho biết hạnh nguyện từ bi của Như Lai cứu độ tất cả chúng sanh. Chúng ta an nhiên nguyện vãng sanh Tịnh Độ, nơi đó là cố hương mà chúng ta được tu và được nghe những lời dạy của Đức Như Lai.

Không cần tư duy suy tính, chỉ cần có niềm tinước nguyện vãng sanh, chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà sẽ trở thành con của Như Lai, được Như Lai tiếp dẫn một cách trân quý trong từng hơi thở, chắc chắn sẽ xa lìa sanh tử, vĩnh viễn được tiếp dẫn về thế giới Tịnh Độ. Ấy là cơ duyên vãng sanh về Cực Lạc. Như thế “Con đường vãng sanh Cực Lạc và trụ lại đây” là nương vào pháp niệm Phật, được cứu độvấn đề sanh tử trở nên có ý nghĩa. Không giới hạn cuộc sống nào cả một khi đã có “con đường ra khỏi sanh tử” ấy. Như vậy, phải tâm niệm rằng con đường giải thoát của hành giả trong cuộc sống chính là con đường chánh đáng, chẳng còn gì để do dự nữa.
 

I.1.5 Chỉ riêng niệm Phật 
Chỉ riêng niệm Phật A Di Đà mới được tiếp dẫn, ngoài ra không còn gì khác nữa.

(Lược bớt phần giải thích Hán - Nhật)

Thân Loan chỉ có niệm Phật A Di Đà Như Lai được tiếp dẫn. Người ước nguyện, tin tưởng và kính ngưỡng như Pháp Nhiên được nạp thọ. Ngoài ra, không có gì khác hơn nữa. (Điều thứ 2 – Thánh Điển – trang 832).

Giải thích

I.1.5.1 Gặp Gỡ Pháp Nhiên (Honen).
Điều nầy được giản lược, song nếu cho rằng để minh chứng khi trình bày niềm tin của tự thân, thật sự tôi không rõ[10] những lời ấy, vì đây không là những lời dạy của Thầy dành cho đệ tử. Phải chăng nghe đến con đường vãng sanh những đệ tử từ Kanto tìm đến, chính khi đó niềm tin của tự thân có ảnh hưởng. Trong bài pháp Tịnh Độ mà ân sư Pháp Nhiên đặc biệt giới thiệu cho đệ tử Thân Loan, về hầu như những ngôn ngữ ấy chiếm gần hết rồi. Chẳng phải chỉ riêng niệm Phật A Di Đà Như Lai được tiếp độ. Đó là lời của ân sư truyền đạt. Thật sự, lúc ấy Pháp Nhiên đã 50 tuổi. Những gì mà Thân Loan nghe vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng trong cuộc đời Ngài.

Năm Thân Loan đúng 29 tuổi đã có 20 năm tu họchành đạo một cách nghiêm mật ở Tỷ Duệ Sơn, vì bị mê hoặc trong sanh tử không thể qua nổi; nên đã tìm đến tham cứu nơi Lục Giác Đường. Nhờ sự báo mộng của Thánh Đức Thái Tử (Shotoku Taishi) mà tìm đến Pháp Nhiên để hỏi rõ “con đường thoát khỏi sanh tử”. Cái gì vẫn còn sót lại trong tâm thứctính cách vô niệm ấy chính là thương ghét của con người trong cuộc sống. Một cái gì to tướng hiện hữu để rồi không rõ chết là gì và không dám nhẫn nại chịu đựng để đón nhận cái chết. Thật sự, Không chính là kết quả mà không ai không nhận. Với Pháp Nhiên, sanh tử là một kỳ vọng phải thông suốt, chính là con đường phải nghe và thực tập vậy.

I.1.5.2 Lời Dạy Của Pháp Nhiên
Huệ Tín, người bạn đời của Thân Loan ghi lại trong thơ rằng: “Lúc đầu khi Thân Loan mới gặp Pháp Nhiên, được Pháp Nhiên dạy rằng: A Di Đà Như Lai không phân biệt người lành hay kẻ dữ, tất cả đều được cứu độ và nguyện rằng lúc lâm chung sẽ tiếp rước về Tịnh Độ. Niệm Phật một niệm, con đường Tịnh Độ được chắc chắn. Tôi[11] đã giao thân nầy cho bổn nguyện của Như Lai và chỉ một lòng niệm Phật”. Qua lời dạy ấy, Thân Loan rất cảm động và sau 100 ngày đón nhận thọ trì. Bổn nguyện ấy chính là niệm Phật liên tục cả thân lẫn tâm. Thân Loan thường thường ở nơi tâm cảnh và khẳng định không hối tiếc rằng: “Tôi sẽ vãng sanh về nơi mà Pháp Nhiên Thánh Nhơn vãng sanh. Dù cho có gặp địa ngục đi nữa nguyện nầy vẫn không thay đổi”. Đó là sự quy ngưỡng vậy. Điều nầy phải hiểu là lời dạy rất đẹp và trọng yếu ở điều thứ hai trong “Thán Dị sao”.

Từ Pháp Nhiên, việc niệm Phật chẳng những là pháp môn trí tuệ và cao nhất trong thế gian, mà còn thực hành bổn nguyện của đức A Di Đà Như Lai. Những kẻ phàm phu ngu muội như chúng ta bị phiền não thương, ghét đốt cháy, tạo tội trong khi sống vẫn được Đức Phật A Di Đà, với tâm đại bi và bổn nguyện cứu độ, cứu vớt và không bỏ sót một người nào. Hơn nữa chắc chắn những ai đang bị đọa lạc trong chốn khổ đau cũng được ra khỏi. Nhờ pháp tu mình đã chọn giúp mình xả bỏ mình nơi tối tăm ấy.

Dù người lành, kẻ dữ, người hiền, kẻ ngu, tất cả đều không phân biệt, trên thực tế ai cũng có thể thực hiện việc niệm Phật một cách dễ dàng vì nương nhờ công đức viên mãn của Như Lai. Khi chúng ta xưng danh hiệu của Đức Phật A Di Đà sẽ được tiếp dẫn vãng sanh Tịnh Độ. Do vậy, với lòng đại bi bổn nguyện ấy, chỉ cần thọ trì pháp môn niệm Phật, con đường vãng sanh sẽ mở ra trong tâm, bao nhiêu mê hoặc sanh tử được đoạn lìa. Đó chính là niềm tin niệm Phật vãng sanh của Pháp Nhiêncon đường vãng sanh ấy chính là thế giới giác ngộ.

I.1.5.3 Chỉ Có Niệm Phật 
“Chỉ có niệm Phật”. “Chỉ” nghĩa là theo chữ Hán viết là “duy”, nghĩa là duy nhứt. Ngoài tự lực, mỗi lời niệm Phật cầu vãng sanh của bổn nguyện chính là chuyên tu. Pháp Nhiên muốn dùng lời nói để biểu hiện về “chuyên tu niệm Phật”. Ngoài ra, Thân Loan trong tác phẩm Duy Tín Sao Văn Ý[12] cho rằng: “Bổn nguyện tha lực ấy bao gồm tất cả và rời khỏi tự lực”.

“Chỉ có niềm tin”. Chữ “duy” là lìa tự lựctrở về với tha lực. Đây chính là cách nói giải thích. Thật là tốt cho con người lìa bỏ tâm phân biệt đo lường. Như Lai cho rằng pháp môn tự lực không cần mang theo, chỉ một câu niệm Phậtcon đường của những ai có niềm tin kính tín “ước nguyện và xưng niệm danh hiệu”. Cuối cùng, niệm Phật là “chỉ niệm Phật” mà thôi.

Nói khác, chẳng phải cần tâm thanh tịnh mới xưng danh hiệu, cũng chẳng phải cần thân yên ổn mới niệm; lại cũng chẳng cần phải tư duy niệm Phậtcông đức mới niệm. Cũng chẳng cần phải nhớ về bổn nguyện của Như Lai, xưng danh hiệu..., tất cả đều không cần suy nghĩ gì cả, chỉ cần niệm Phật là đủ. Lại nữa, niệm Phật là cầm chắc trong tay ước mong cứu độ qua lời nguyện. Cũng nên xả bỏ tất cả những ước nguyện muốn có công đức của niệm Phật, để mang lợi ích của mọi người trong hiện thế, chỉ một điều là nương lời nguyện của Như Lai cứ như thế mà tiếp tục niệm Phật. Mong ước của tự lựcchạy theo cái quả, mà vấn đề niệm Phật ấy gọi là niệm Phật cuả tự lực. Còn niệm Phật theo lời nguyện của Như Laitha lực niệm Phật. Vì thế sự tự lực không cần đến, hãy trở về với tha lực ấy và “chỉ cần niệm Phật” mà thôi.
 

I.1.6 Biến Đổi Kẻ Ngu

Sự niệm Phật chính là hạt giống để sanh về Tịnh Độ. Đồng thời ở điạ ngục cũng là nghiệp nhơn nữa.Tất cả nên biết rõ.

(Phần giải thích Hán - Nhật lược bớt)

Sự niệm Phật là nhân vãng sanh Tịnh Độ, có phải thế không? Hay là nhơn để rơi vào địa ngục? Với tôi, không hoàn toàn rõ biết. Ngược lại, Pháp Nhiên Thánh Nhơn cho rằng: Niệm Phật dù cho có rơi xuống địa ngục, chắc chắn tôi cũng không hối tiếc. Ý nói là nếu theo nguyên tắc của những pháp môn khác, cố gắng tu hành để thành Phật, thì niệm Phật được xem là sai trái sẽ bị đoạ địa ngục cho nên có hành giả sẽ có hối hận. Không những không nhẫn nại tu hành được mà còn thân ngu ác nầy chắc chọn địa ngục là nhà nương tựa. (Điều thứ hai – Thánh Điển – trang 832).

Giải thích:

I.1.6.1 Không Rõ Biết
Từ vùng Kanto xa xôi, các đệ tử đến gặp Thân Loan để tìm hỏi: “Có phải Pháp Nhiên dạy rằng niệm Phật không sanh về Cực Lạc thì đọa điạ ngục, điều ấy không sai chăng? Hay chỉ là hù dọa người niệm Phật để quyết định vãng sanh Cực Lạc?”. Trước nhất được trả lời rằng: “Với Thân Loan, niệm Phật sẽ được đức A Di Đà Như Lai cứu độ. Ngoài ra, chỉ tin và kính ngưỡng Pháp Nhiên Thánh Nhơn, không có cái gì khác hơn”. Đây là sự tự thuật lại niềm tin của chính mình.

Ngài dạy tiếp: “Ngoài ra, Niệm Phật chính là hạt giống sanh về Tịnh Độ chăng? hay là cái nhơn ác nghiệp để rơi vào địa ngục thì tôi[13] hoàn toàn không rõ biết”. Đây có lẽ cũng là lời dạy cho những người khó khuyên chăng?

Thế nhưng, tín tâm của Thân Loan được giải bày như sau “Cái gì là hạt giống để sanh về Tịnh Độ? Có xác định được năng lực ấy không? theo ngu trí của chúng ta không rõ. Nhưng chắc chắnNhư Lai tiếp dẫn, có pháp môn Niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, mà Pháp Nhiên Thánh Nhơn đã bao lần dạy. Việc nầy khi nghe lần đầu, tôi giống như kẻ ngu muội được cứu độ, và cảm động trước bổn nguyện mà Như Lai nói ra. Đó là lời đầy phát nguyện đầy từ ái của Như Lai. Thật ra “chỉ niệm Phật là đủ rồi”. Lời dạy của Thân Loan rất nhứt quán; lời dạy chơn thật không biết gì khác cả; ngoại trừ biết mình là kẻ ngu muội. Chính bản thân mình không biết gì cả mới phó thác lòng tin cho Đức Như Lai. Ở đó không thiếu niềm tin tưởng mẫn cảm của chính mình. Tuy nhiên, một khi quy ngưỡng về Như Lai, cuộc sống trở nên ý nghĩaphương hướng sự sống của chính mình được rõ biết, vì đã có ánh sáng soi rọi rồi.

“Niệm Phật là hạt giống để sanh về Tịnh Độ”, chính Pháp Nhiên đầu tiên trích ra từ “Kinh Vô Lượng Thọ” bản kinh chính đức Phật thuyết, trãi qua hơn 2000 năm. Tiếp đó, Thân Loan không có gì nghi ngờ về lời dạy của Đức Phật, mà lời dạy ấy thật không có một điểm nào sai trái, hoàn toàn chân thật. Chỉ có con người hư ngụy sai trái mà thôi. Nhờ quy ngưỡng và giữ niềm tin như thế, Thân Loan vượt qua tiểu ngã, tin thuận theo lời dạy chân thật của Đức Phậtquyết định chắc chắn thân nầy sẽ vãng sanh.

I.1.6.2 Ngồi Như Phật Có Tánh Cách Nguy Hiểm
Không dừng lại ở đó, có những tà thuyết dị đoan của những môn đệ không đến được Kanto, cho rằng: “Niệm Phật chắc chắn được vãng sanh Cực Lạc, quyết định không thể nào rơi xuống địa ngục”. Và họ cũng là những người muốn Thân Loan xác nhận lại điều ấy có đúng không? Thế nhưng sự chờ đợi ấy có tính cách nguy hiểm. Vì ai cũng biết rằng Thân Loan đã rõ điều nầy rồi. Lời chứng để tìm cầu sự cứu độ con người Như Lai đã rõ và Như Lai đã cứu độ. Còn ở lãnh vực con người muốn minh chứng thì lời minh chứng cho con người chỉ là sự thành lập từ niềm tin mà thôi. Tranh luận của nhân gian cũng chỉ để tìm cho ra nguyên nhân không sai. Thế nhưng không phải chỉ có vậy. Lời minh chứng việc cứu độ, mà con người làm, rõ ràng không biết; nếu cho rằng tự mình là kẻ được cứu độ thì rơi vào ngạo mạn. Với tội ấy, chính mình có đến ngồi trước vị Thần hoặc đến trước Đức Phật đi nữa, con người ấy hay tín giả ấy, mà trong lịch sử cũng không ít những người như thế, đã bị rơi xuống địa ngục.

I.1.6.3 Trở Thành Người Ngu
Pháp Nhiên thường cho rằng: “Người theo Tịnh Độ Tông là những người ngu nhưng được vãng sanh”. Ông ta kết luận như vậy. Chính Thân Loan cũng ghi nhận như thế. Vì kẻ ngu không có năng lực đầy đủ để nhận định về giáo pháp; cũng không có khả năng phê phán rõ vấn đề thiện, ác; cũng chẳng có trí lực để thấy được con đường đúng, sai để vượt qua sanh tử, gọi là con người chẳng ra sao. Thân Loan thường nói rằng: “Cả thiện và ác cuối cùng rồi cũng hết”. Ấy có nghĩa là: “Thị, phi cũng không, mà tà, chánh cũng không cần biết đến”. Cho nên tự đặt cho mình một cái tên là “ngu ngốc”.

Kế tiếp, lời dạy của Thân Loan như sau: “Niệm Pháp Nhiên Thánh Nhơn thì lặng yên và niệm Phật thì rơi xuống địa ngục. Nhưng tôi quyết chẳng hối hận”. Và đồng thời nói: “Nếu tôi cự tuyệt được địa ngục, rõ ràng không phải là người sáng giá”. Thật sự lời nói ấy đã khẳng định và không còn gì nữa để nói và cảm nhận những lời dạy như thế cả.

I.1.7 Niệm Phật Phát xuất Từ Truyền Thống

Sự quy ngưỡng của Pháp Nhiên, được Thân Loan tiếp tục phát triển và đồng thời chẳng mang đến sự vô nghĩa nào cả.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán – Nhật)

Sự quyết định chọn lựa con đường vãng sanh bằng pháp môn niệm Phật là theo bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà. Để truyền đạt lại bổn nguyện ấy, Đức Thích Tôn xuất hiện trong đời nầy thuyết pháp và xiển dương. Đồng thời, Phật thuyết pháp là biểu hiện tâm tùy thuận với bổn nguyện niệm Phật. Bình giải của Thiện Đạo không phải không đúng, song nếu hoàn toàn đúng thì đó là mục tiêu hướng đến mà Pháp Nhiên quy ngưỡng.

Tại sao lại dùng phương tiện ấy? Nếu sự quy ngưỡng của Pháp Nhiênhoàn toàn đúng, Thân Loan là người tin tưởng, không có gì đổi khác.

Điều chủ yếu với tôi[14] là giữ lòng tin như thế, trước hết thọ nhận lời chỉ dạy và sau đó tin tưởng chắc chắn vào pháp niệm Phật. Nếu cảm thấy không có duyên, tự nhiên rời bỏ con đường ấy. Quý vị trong mỗi người cứ như thế để tâm là được (Điều 2 – Thánh Điển – trang 833).

Giải thích:

I.1.7.1 Bảy Vị Cao Tăng
Tịnh Độ Chơn Tông có sự truyền thừa rõ ràng từ Đức Thích Ca. Trong đó, Thân Loan là vị Tổ thứ bảy được truyền thừa pháp môn nầy. Hơn nữa, khi Thân Loan bàn về truyền thừa Tịnh Độ Chơn Tông, Ngài viết trong Chánh Tín Kệ và Cao Tăng Hòa Tán về những vị Tổ Sư như Long Thọ[15] Thế Thân[16] ra đời tại Ấn Độ. Đàm Loan[17], Đạo Xước[18] và Thiện Đạo[19] ở tại Trung Hoa. Nguyên Tín[20] và Pháp Nhiên[21] ở Nhật Bản. Trong 7 vị Cao Tăng đó, chỉ chọn ra hai vị: Thiện ĐạoPháp Nhiên. Đặc biệt, nói về Ngài Pháp Nhiên nhiều hơn. Sau đây phần căn bản đề cập đến hai vị Phật: Phật Thích Ca và Phật A Di Đà và hai vị Tổ: Thiện ĐạoPháp Nhiên để thấy pháp môn niệm Phật có truyền thống”.

I.1.7.2 Phật A Di Đà và Phật Thích Ca 
Trước hết, xin tuyển chọn tác phẩm Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà và Giáo Thuyết của Phật Thích Ca. Nếu bổn nguyện của Đức Phật A Di Đàcứu độ chúng sanh thì giáo thuyết của Đức Phật Thích Ca nguyên thủytruyền đạt pháp môn cứu độ. Việc nầy cho thấy rằng bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà có trước, tiếp theo Đức Phật Thích Ca giảng giải về bổn nguyện mênh mông như biển cả của Đức Phật A Di Đà. Như thế pháp môn nầy có nguồn cội hẳn hoi, từ nguồn cội nguồn ấy lưu xuất liên tụctruyền thừa mãi về sau nầy, như ta đã thấy rõ. Căn cứ vào Kinh Đại Vô Lượng Thọlời nguyện thứ 17 trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, chúng ta biết rõ pháp môn cứu độ trong mười phương thế giới. Lời thệ nguyện và sự tán thán (qua bổn nguyện) bằng cách là niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật của Phật A Di Đà trong mười phương thế giới. Lời nguyện nầy được biết qua Chư Phật, vì Chư Phật tán thán bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà (qua lời nguyện thứ 18) về pháp môn cứu độ. Nếu có những chúng sanh chuyên cần nhứt tâm niệm Phật, tin tưởng điều ấy sẽ được thành Phật như Đức Phật Thích Ca vậy.

I.1.7.3 Tổ Thiện Đạo và Tổ Pháp Nhiên
Tiếp theo, “sự giải thích của Thiện Đạo” và “sự quy ngưỡng tin tưởng của Pháp Nhiên” là hai vị Tổ Sư mang đậm tính truyền thống được tuyển chọn để giới thiệu. Qua pháp môn niệm Phật được truyền thừa, Phật cho rằng: “Niệm Phật được Đức Phật A Di Đà cứu độ”. Còn Thiện Đạo theo sự chỉ dạy của Đức Thích Ca, theo lời nguyện thứ 18 cho rằng một khi niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, việc vãng sanh là dựa theo lời nguyện ấy được chánh định nghiệp (quyết định vãng sanh) không phân biệt người lành, kẻ dữ, nếu tin vào bổn nguyện, chắc chắn được cứu độ.

Pháp Nhiên theo lời dạy nầy cho rằng đức Phật A Di Đà, xem chúng ta như những chúng sanh ngu muội, vì cần cứu độ cho nên hãy buông bỏ cái tự lực rất khó thực hiện, mà nương vào tha lực dễ dàng và nhờ niệm Phật mà được nương tựa vào công đức của Như Lai, chỉ cần niệm một niệm, nhất định vãng sanh. Đây cũng còn gọi là tuyển chọn bổn nguyện. Hãy tinh tấn! Đừng lo lắng về bổn nguyện của Như Lai, mà chỉ nên niệm Phật.

Theo giáo pháp của pháp môn chuyên tu niệm Phật, từ biển bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà lưu xuất, Đức Thích Ca trùng tuyên lại cho những chúng sanh đang bị phiền não nghiệp khổ trói buộccảnh giới nầy, rồi đến Thiện Đạo giảng giải cho người Trung Hoa biết pháp môn Tịnh Độ, đến Pháp Nhiên mang giáo lý Phật đà về Nhật Bản, chính tôi[22] cũng được hấp thụ trong giòng nước mát ấy qua sự tín niệm mà Thân Loan dạy cho.

I.1.7.4 Sự Quyết Đoán Của Mỗi Người
Thế nhưng, nói về việc niệm Phật “hoàn toàn chạy theo” là nói ngược lại, thì có cái cảm tưởng hơi kỳ dị. Ở đây lời nói ngược lại có nghĩa là sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy không gì hơn “cứ tin theo như Thân Loan, không nên nghi ngờ gì cả”. Với những lời giả tưởng ấy, ta không cần lưu tâm đến, phải có lòng tin thật kiên cố.

Khi nói về truyền thống giáo pháp chơn thật, tôi (tác giả) tin rằng: “Cứ tin tưởng theo Phật Tổ. Vì chắc chắn quý Ngài không phải là những người nói điều sai trái”. Vì theo những lời dạy rất rõ ràng là: “Quý vị cùng niệm Phật qua niềm tin thì sẽ được cứu độ”. Cũng có nhiều người nghe giáo pháp nhưng cố chấp không hiểu, không có ý thức, cho nên mới phát ngôn bừa bãi như vậy. Thế nhưng, ở đây cũng không phải dùng quyền uy của giáo pháp để áp chế đệ tử được. Trong quyển Sư Tượng[23] người Thầy phải nói làm sao để họ tin theo. Vì Thân Loan không mang theo người đệ tử nào cả không hại gì khi Thân Loan tiếp tục truyền đạt pháp môn nầy.

Với Thân Loan, rất trân quý giáo pháp; song rất nghiêm khắc với cái “tôi” chính mình. Chỉ có tin và quý trọng giáo pháp ấy. Chính vì trọng pháp, Thân Loan cho mình là kẻ ngu muội song không lợi dụng danh nghĩa Phật Tổ, không màng danh lợi. Một vị Thầy tốt không mượn danh của người khác, không dựa vào quyền uy thế lực buộc kẻ khác tin theo. Nếu không được thế, thật rất khó coi.

Với việc nầy, Thân Loan nói: “Lòng tin sẽ giúp vượt khỏi ngu tối của bản thân”. Đồng thời cũng dạy: “Pháp môn niệm Phật là một lòng tin và hành, dù cho thế nào đi nữa, vẫn không thấy xấu hổ” Mỗi người trong chúng ta đối trước Đức Như Lai, tin bổn nguyện hay không là vấn đề tự mỗi người quyết định. Lúc ấy, cũng là lúc con người vượt khỏi ngu tối và nhận rõ những lầm lẫn trong thế giới nầy.
 

I.1.8 Cơ Duyên của Người Ác 
Không nói riêng về người thiện được vãng sanh mà ngay cả người ác cũng thế

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán – Nhật)

Người lành được vãng sanh, còn người ác có vãng sanh chăng? Hoặc chỉ có người ác vãng sanh, còn người lành không được vãng sanh sao? Nói như thế để suy nghĩ, thật ra thì theo bổn nguyện Đức Phật A Di Đà, tất cả mọi người được cứu độ, đều nhờ vào tha lực của Ngài.

Giải thích:

I.1.8.1 Cơ Duyên Của Người Hiền
Điều ba trong “Thán Dị sao” có pháp ngữ nói về cơ duyên của người ác rất nổi tiếng. Người lành vãng sanh và người sai trái cũng vậy. Đây chẳng phải là vấn đề cơ bản, trật tự của xã hội, khi bảo tồn cũng như phê phán mạnh mẽ về việc lành, việc dữ. “Đừng làm việc ác, nên làm việc lành” là những giới điều căn bản của người tu hành theo Phật.

Phá bỏ những ảnh hưởng quá khích về việc phát ngôn ấy. Thật ra, “Người ác vãng sanh, người lành cũng thế”. Điều nầy luôn luôn tồn tại và được chấp nhận ngay ở trong xã hội cũng như ở trong đạo pháp. Tịnh Độ Giáo đề ra tư duy đó để bình giải rằng: “Điều nầy cũng giống như cái bản lai chính của bổn nguyện tha lực” vậy.

Nên cẩn trọng những việc ác và nên tích chứa những việc lành và nên làm tịnh hóa tâm nhiễm ô. Dưới sự đánh giá của Như Lai, con người chính là một đơn vị cao cả, mà mọi người đều được tịnh hóa, được tiếp dẫn về Tịnh Độ. Nên “người lành nương theo đó mà vãng sanh, người ác cũng thế”. Phải chăng đây là một lời thách thức mới?

I.1.8.2 Phê Phán Về Cơ Duyên Của Người Hiền
Thế nhưng “Thán Dị sao” có nói rằng: Người ác vãng sanh và người hiền cũng như thế. Điều nầy cho thấy rằng từ đầu, phê phán về căn cơ của người hiền rằng: “Như thế, chắc chắn một khi tự mình làm những việc lành, người hiền được vãng sanh. Thế nhưng nếu thiếu lòng tin về bổn nguyện tha lực của Đức Phật A Di Đà, không thể vãng sanh được, dù là người hiền. Theo đó, dù ai có làm điều lành đi chăng nữa cũng phải chuyển đổi tâm tự lực của mình, nương vào bổn nguyện tha lực của Đức Phật A Di Đà, mới được vãng sanh về cảnh giới chơn thật Báo Độ[24] của Như Lai giác ngộ”.

Những kẻ tự cho rằng mình là người lành có thể vãng sanh nhờ những việc lành của mình đã chứa nhóm, chính là ngạo mạn. Vì kẻ phàm phu dẫy đầy phiền não; không thể tự mình thỏng tay vào thế giới giác ngộ được, do đó phải nương vào bổn nguyện tha lực của Đức Phật A Di Đà. Điều ấy, cũng chẳng phải có nghĩa là tất cả đều giao cho Đức Phật A Di Đà, mà việc lành của con người vẫn còn chứa đựng phiền não, nên phải suy nghĩ vãng sanh về Tịnh Độ. Phải thấy rằng Tịnh Độ ở đây là một thế giới kéo dài, mở rộng cho đến khi nào phiền não tiêu diệt hoàn toàn mới vào được. Tịnh Độ, Niết Bàn là nơi mà hành giả phải lập lời thệ nguyện vãng sanh. Tâm phải dựa vào bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà mới có thể thành tựu được. Hơn nữa, được gọi là vãng sanh mới là quý, còn cho dù thân của ta được gọi là tốt đi chăng nữa, đối với việc vãng sanh cũng chẳng có một ý nghĩa gì cả; phải xóa bỏ tâm tự lực đi và chuyển thành tâm mong được bổn nguyện tha lực của Đức Phật A Di Đà cứu độ, việc vãng sanh về chơn thật báo độ của các Đức Như Lai giải thoát kia mới có thể thực hiện được.

I.1.8.3 Kẻ Ác
Như Thân Loan thuật lại rằng đối tượng chân chính của những người ác là bổn nguyện và lòng đại bi của Như Lai. “Sống trong cuộc sống đầy phiền não nầy, dù chúng tatu hành đến thế nào đi chăng nữa vẫn còn mê hoặc trong sanh tử, khó thoát ra khỏi. Vì vậy, Đức Phật A Di Đà mới lân mẫn lập nguyện cứu độ. Căn bản của bổn nguyện ở chỗ kẻ ác nếu muốn thành Phật, hãy cầu nguyện nơi bổn nguyện, giao mình cho tha lực và chỉ cần vãng sanh cũng được vãng sanh. Người lành cũng giống như thế, không khác gì người ác khi được cứu độ”.

Với chúng ta, lúc nào cũng căn cứ vào những hành động làm tiêu chuẩn và với chính mình không giới hạn ở đâu cả; nên đã bài trừ việc ác một cách triệt để. Ngày đêm ái dục và những tư tưởng về thương ghét đốt cháy cuộc sống nầy. Con người chối từ hạnh phúc thật sự để vui với cái vui bất hạnh và tự mình làm băng hoại tư duy trong suy nghĩ. Với những kẻ phàm phu như thế, tất cả nên phải xả bỏ đi và tuyệt nhiên những sự chấp trước ấy của tất cả chúng sanh phải được cứu độmục tiêu tu hành của các Bồ Tát. Đó chẳng phải là điều sở đoán hay xảo ngôn, mà phải vượt qua sự thương ghét, và xa lìa sự sanh tử, tiếp dẫn chúng sanh về cảnh giới an lạc quả là chúng ta thiếu khả năng.

I.1.8.4 Cơ Duyên Của Người Ác
Căn cứ từ Kinh Vô Lượng Thọ đức A Di Đà Như Lai thấy được sự nguy hiểm vô cùng của những người mê muội như chúng ta; nên khởi cái tâm lân mẫn sâu xa và lập nên lời nguyện, cứu độ những kẻ bị thương ghét, ái dục làm cho lún sâu trong phiền não. Trọng tâm chính của bổn nguyện là hướng dẫn kẻ ác đầy phiền não phải thật sự chính mình xa lìa xấu ác. Đồng thời kẻ ấy phải thực hành pháp môn niệm Phậttin tưởng bổn nguyện, cuối cùng được Chư Phật tiếp dẫn vãng sanh Tịnh Độ.

Trên hết, chúng ta là những kẻ xấu ác niệm Phật mong được bổn nguyện tha lực cứu độ, phải xấu hổ những hành vi xấu ác của chính mình. Đó là điều đầu tiên để có thể vãng sanh. Việc nầy được dạy rằng: “Người thiện được tiếp dẫn vãng sanh, kẻ ác cũng không phải là ngoại lệ”.

Cũng giống như thế, đối với những kẻ phàm phu và các bậc Thánh, Đức Phật A Di Đà vận dụng lòng từ bi, dù cho đó là kẻ ác hay người hiền, mục tiêu đầu tiên là cứu vớt, mà giáo thuyết ấy gọi là: Cơ duyên của người ác[25], cơ duyên của người lành[26]. Với điều ấy, lời nói luôn luôn đoan chắc rằng: “Người hiền được cứu độ vãng sanh, người ác cũng chẳng ngoại lệ”.

I.1.8.5 Sự Truyền Khẩu Từ Pháp Nhiên (Honen)
Ở đây, với cơ duyên người ác được độ, không phải là kinh điển mà là lời khẩu truyền từ Pháp Nhiên truyền đến Thân Loan, rồi truyền đến Duy Viên (Yuien), đệ tử mình. Lúc ấy Tịnh Độ Tông chưa ở vào thời kỳ đại chúng hóa như ngày nay. Vì lẽ, những pháp ngữ nghiêm nhặt như thế, nếu nghe được, đa phần bị hiểu sai và chỉ có những đệ tử thân tín mới có thể hiểu rõ một cách chính xác, vì được truyền thừa trực tiếp từ miệng Thầy. Giác Như (Kakunyo) trong “Khẩu Truyền Sao” có nói rằng: “Thánh Nhơn của Bổn Nguyện Tự (Thân Loan) được những bậc Tiên Đức của Hắc Cốc[27] truyền thừa cho đến Như Tín Thượng Nhơn”. Nói rằng căn cơ của người xấu ác vẫn được độ ấy là khẩu truyềnPháp Nhiên, Thân Loan, Như Tín (cháu của Thân Loan, Thầy của Giác Như) và Giác Như tiếp nối truyền khẩu, được ghi lại như thế.

Đó gọi là pháp ngữ của Pháp Nhiên. Trong tác phẩm Đề Hồ phần sau ghi rõ: Pháp Nhiên Thượng Nhơn truyện ký và Tam Tâm Liệu GiảnPháp Ngữ được viết bằng Hán văn rằng: “Người thiện được vãng sanh thì kẻ ác cũng như thế”. Ở đây, cũng chú thích rõ ràng rằng khẩu truyền.

Điều nầy có thể giả thuyết rằng Pháp Nhiên thọ nhận từ Nguyên Trí, thuộc Thế Quán. Đây gọi là Ác Nhơn Chánh Cơ Thuyết. Nhưng lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm Khẩu truyện Sao của Pháp Nhiên.

I.1.8.6 Hai Quan Niệm Về Sự Cứu Độ
Gọi là cơ duyên của người ác, nếu tư duy đến mấy đi nữa cũng khó mà suy nghĩ được. Dù cùng Tịnh Độ Giáo nhưng quan niệm cứu độ ở đây có hai loại khác nhau.

Thứ nhứt, dựa theo phẩm thứ 9 của Quán Kinh nói về quan niệm cứu độ, luận về công đứctán dương những việc làm đáng ca ngợi. Tùy theo việc làm thiện, ác, mà hành giả nguyện sanh Tịnh Độ được chia ra rõ ràng gồm có 9 bậc, từ Thượng Phẩm Thượng Sanh cho đến Hạ Phẩm Hạ Sanh. Khi còn sống, những hành động tốt, xấu sẽ ứng với lúc lâm chung được tiếp dẫn vãng sanh, mà việc vãng sanh Tịnh Độ ấy chính là quan niệm cứu độ qua kết quả tốt, xấu của họ. Rõ ràng tùy theo nhơn quả nghiệp báo thiện ác vậy. Những hành vi tốt, xấu của mỗi cá nhân là kết quả khổ, vui, mà tự mình phải thọ nhận. Đây là sự lý luận về nghiệp. Chính mình tự thọ nhận lấy quả báo của mình. Đừng làm những việc ác, Hãy làm các việc lành tương tự bỏ ác, làm lành như lý giải việc cứu độ của Đức Phật A Di Đà rất thực tiển trong Tự Lực Thánh Đạo Môn.

Quan niệm của Thân Loan về cứu độ là pháp phương tiện và phân tích rằng Tâm Phật A Di Đà không chỉ đơn thuần cứu độ chơn thật mà tràn đầy lòng đại bi mới có thể xác lập được quan điểm cứu độ như vậy. Như Thân Loan dùng kinh văn trong phẩm Phạm Hạnh của Kinh Niết Bàn dẫn giải. Đó là câu chuyện khổ tâm của Vua A Xà Thế với tội giết cha cực ác được cứu độ. Đây cũng là một việc quan tâm sâu xa và khác thường khi dẫn dụ kinh văn dài như thế. Sau đây là việc tường thuật và luận về sự cứu độ ấy.

“Ví dụ có một người có bảy người con, trong bảy người con ấy, có một người mang bịnh. Dù cha mẹ có tâm thương yêu bình đẳng bao nhiêu đi nữa cũng phải để tâm lo cho người con bị bịnh kia hơn.

Nầy Đại Vương! Như Lai cũng vậy dẫu cho có tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh; nhưng với những kẻ có tội, Như Lai để tâm nhiều hơn”[28].

Đức Thích Tôn nhập thiền định vận dụng Nguyệt Ái Tam Muội vận dụng tâm Đại Bi chiếu sáng đến tâm A-Xà-Thế và tâm cung kính của Kỳ-Bà[29]. Điều nầy được nhắc lại trong Kinh như vậy. 

Nếu đem sự phế ác, hành thiện hay khuyến thiện, trừ ác như thông thường, không thể đúng với quan niệm về cứu độ theo luân lýsuy nghĩ bình thường. Lại nữa, Pháp môn Tịnh Độ vượt lên trên những quan niệm thiện, ác và bình đẳng cứu độ theo lý luận thật tiễn, theo quan niệm nhân quả “nhân nào quả nấy” cũng như “phế ác tu thiện”, hoặc theo pháp luậtđạo đức Phật Giáo, mà Phật tử công nhận v.v…. Đây cũng chẳng phải là lối nói cường điệu, song chính là việc đương nhiên, về quan niệm cứu độ dành những kẻ mang cơ duyên ác.

I.1.8.7 Lòng Từ Bi Là Sự Tất Nhiên[30]
Lòng từ bi cứu độ của Phật A Di Đà rất cần thiết cho chúng sanh. Đó cũng là bổn nguyện cứu độ. Như người bác sĩ tận tâm, qua sự hiểu biết của mình, cho nhiều thuốc tốt và thuốc hay cho người bệnh nặng khi điều trị; như người mẹ với lòng từ ái, làm bất cứ điều gì, ngay cả hiến thân mình khi con mình bị bệnh, không phải là điều vô lý, vì đối với con, mẹ chỉ có tình thương và mong con lành bệnh, cả thân, tâm người mẹ đều lo lắng và muốn sao cho bệnh không còn nữa, cũng như thế, đức Phật A Di Đà, với bổn nguyện cứu độ, luôn mong chúng ta, những đứa con chơn thật của các Đấng Như Lai, đang bị những sự phiền não khổ sở quay cuồng, sớm được giải thoát. Chỉ một điều duy nhấtcứu độ. Lòng từ bi của các Đức Như Lai mới có thể cứu độ, trong đó, lòng từ bi của Đức Phật A Di Đà là một. Với đức Như Lai, không phải chờ tích công bồi phước mới được cứu độ, mà là rất tự nhiên, không luận về công hay tội.

I.1.8.8 Sự Tuyển Chọn Của Tâm Nguyện
Lý luận về việc cứu độ có lẽ Pháp Nhiên là người đầu tiên đưa ra như vậy. Trong tác phẩm: “Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập” Pháp Nhiên giải thích về tâm nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng khi chọn việc niệm Phật như sau:

“Đối với những ai xây chùa, dựng tháp, học Phật và đầy đủ trí tuệ, những ai giữ giới luật và những người tốt v.v…, hẳn nhiên là đối tượng cứu độ vãng sanh. Thật ra, chỉ chọn như vậy toàn là người trí, người lành, người giàu có mới được cứu. Còn đại đa số là những người bần khổ, kẻ ngu, những người phá giới lại tuyệt vọng sao? Như vậy, lòng từ bi bình đẳng ấy có giới hạn. Do vậy, Bồ Tát Pháp Tạng (tức tiền thân của Phật A Di Đà) phát nguyện cứu độ tất cả, không phân chia kẻ ác, người hiền. Đối với người ngu, cứu độ việc dễ hơn tuyển chọn pháp môn niệm Phật.

Lại nữa, lòng từ bi bình đẳng không phân biệt người hiền, kẻ ác; bậc trí, kẻ ngu, người giàu, kẻ nghèo, tất cả đều là những tiêu điểm cứu độ. Đó là cụ thể hóa lòng thương về khổ đau của kẻ khác, lấy khổ bệnh làm tâm nguyện của chính mình. Còn lòng từ chính là lấy tâm cầu nguyện cho kẻ khác được hạnh phúc. Ngoài ra, đau khổ của kẻ khác càng nhiều bao nhiêu, không từ nan sự khổ ấy, phải làm sao cho họ được an lạc bấy nhiêu. Đó mới là tâm từ bi rất cần thiết.

I.1.8.9 Sự Tàm Quý (Xấu Hổ) Và Cảm Tạ
Pháp NhiênThân Loan đều đề cập đến “người lành vãng sanh và người ác cũng không phải là ngoại lệ”, nghĩa là với người làm lành, sống một cuộc đời an lạc, với kẻ làm ác, chiêu cảm tội báo chỉ có khóc than, bi lụy. Vì lòng từ bi và tăm chiêu cảm, Như Lai nối kết những tiêu điểm ấy lại trong giáo lý vãng sanh. Ngoài ra, ai có tâm để nghe và lãnh thọ ở phần sau của “Thán Dị Sao” sẽ nhớ mãi không thôi.

“Nếu vẫn còn mang nghiệp còn sót lại trong thân, thì bổn nguyện cứu độ và sự mong muốn được cứu độ sẽ làm cho được an ổn”.

Với lòng từ bi vô lượng, Như Lai cứu độ tất cả tội nghiệp sâu dày của mỗi người chúng ta đang thọ lãnh, nhưng tự thân chúng ta phải biết tàm quý khi bị chìm đắm ngu ác; chính những người được cứu độ phải biết cảm niệm và kính ngưỡng hồng ân đức Phật. Ngoài ra không còn gì khác nữa.

I.1.9 Không Mang Theo Một Đệ Tử Nào

Thân Loan nói: “Không mang theo một đệ tử nào cả”.

(Lược bớt phần bình chú Hán-Nhật)

Thân Loan không mang theo một đệ tử nào cả. Cách nói như thế có nghĩa là: Tôi[31] rất hạnh phúc nếu có những người biết niệm Phật. Chính người đó là đệ tử của tôi. Đức Phật A Di Đà cũng mãn nguyện khi thấy có những người niệm Phật như thế và người đó cũng có thể là đệ tử của tôi. Nếu không như trên, không có ý nghĩa gì cả. (Điều thứ 6 – Thánh Điển – trang 835).

I.1.9.1 Đồng Bạn, Đồng Hành
Căn cứ vào tác phẩm “Khẩu Truyền Sao” của Giác Như[32], Thân Loan nói rằng: “Hãy xin phép đình chỉ với chư vị giới sư, với các vị Thầy học, mà đến trước bậc Thánh, phát nguyện”. Thật ra, những bậc Thầy truyền dạy các pháp môn để thực hành, những bậc giới sư chỉ đạo về giới luật chưa phải là vấn đề tối quan trọng của sự nghiệp giải thoát. Trước đây, Pháp Nhiên cũng chỉ phát nguyệntiếp tục nghe Phật-pháp suốt cả một đời. Nếu quyết chí ngồi trước vị Thầy không mệt mõi, nghĩa là đích thân người đệ tử đã chấp thuận cách sống của người ấy.

Theo Duy Viên (Yuien), tác giả của “Thán Dị sao”, người cung kính Thân Loan như một bậc Thầy Vô Thượng cho biết lúc thay đổi chỗ ở về Kanto, Thân Loan đã 42 tuổi dạy cho Tánh Tín (Shoshin), Chơn Phật (Shinbutsu) và nhiều người khác về pháp môn niệm Phật. Ít nhất có 80 học trò đệ tử thọ giáo. Đa phần họ là những đệ tử tại gia muốn kết duyên với Phật-pháp. Những người đệ tử ấy rất ái mộ Thân Loan, thường nằm mộng thấy tòa sen hay thấy Thân Loan, hóa thân của Đức Phật A Di Đà. Đó là điều chẳng có gì lạ cả. Những dòng chữ ấy làm sáng tỏ pháp niệm Phật và người ta quy hướng vào đó để sống.

Thế nhưng, Thân Loan không cho rằng đó là những học trò của mình, mà là những người bạn, đối xử với họ như là những kẻ đồng hành.

Thứ nhất, ta thấy lúc nào Thân Loan cũng nói mình là đệ tử của Pháp Nhiên. Chính những người đệ tử ấy cũng nghĩ rằng họ là môn hạ huynh đệ và học trò của Pháp Nhiên, bằng chứng khi Thân Loan tuổi đã 84, 85 vẫn còn sưu tập những pháp ngữ của Pháp Nhiên và những hình ảnh của Thầy mình để biên thành “Tây Phương Chỉ Nam Sao” gồm 6 quyển và trao lại cho các đệ tử.

Đến khi niên cao vào tuổi 87 lại biên soạn tác phẩm “Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập”, tác phẩm chính về Pháp Nhiên. Hoặc viết những sách về Thánh Giác (Seikaku) và Long Quán, những bậc đàn anh của Thân Loan, môn hạ của Pháp Nhiên. Ai đọc những lời dạy của Pháp Nhiên một cách chính thức được truyền đạt, đều kính quý. Thật là hay! Ngay cả, ở vào những ngày cuối đời, Thân Loan vẫn thường hay dẫn dụ những pháp ngữ của Pháp Nhiên, hoặc những thư từ còn để lại và giải thích cặn kẻ, với tất cả tấm lòng dành cho pháp môn chuyên tu niệm Phật.

I.1.9.2 Phật Tử Chơn Chánh
Thứ hai, tất cả mọi người niệm Phật đều có nguồn gốc là đệ tử chư Phật và Đức Thích Ca. Tác phẩm “Tín Văn Loại” định nghĩa “Phật Tử chơn chánh là những người đệ tử của Phật (lược bớt). Đã là đệ tử của Phật Thích Ca và Chư Phật đều trở thành hành giả có tâm kiên cố như Kim Cang”. Ngài Thiện Đạo theo những kinh điển, mà Đức Thích Ca giảng dạy, thuận theo chủ ý lời dạy của Chư Phật. Ai tùy thuận bổn nguyện đức Phật A Di Đà là “Chơn Phật Tử”. Lời nói nầy được chú thích rõ ràng. Lại nữa, Đức Thích Tôn dạy về sự niềm tin rằng: “Hãy tin rằng niệm Phật sẽ được thành Phật”. Những hành giả niệm Phật phát nguyện vãng sanh qua bổn nguyện của đức Phật A Di Đà là lời chân thật, phù hợp với chủ ý của đức Thích Ca. Họ là những Phật Tử chơn chánh.

Thứ ba, hành giả niệm Phật, phải xác nhận rằng, là đệ tử của Phật A Di Đà, vì hành giả niệm Phật được giáo huấn rất căn bản theo bổn nguyện của Phật A Di Đà. Tất cả chúng sanh và kể cả mọi người là những người con gần gũi thân thiết, được đối xử một cách bình đẳng với tinh thần đại bi. Bình đẳng cứu độ tất cả chúng sanh là nương vào tha lực niệm Phật nhất niệm. Đó là quyết định vãng sanh. Chúng ta phải hồi hướng niệm Phật nầy. Đức Phật và chư vị Tổ Sư chỉ cho họ con đường niệm Phật, để tương ưng với bổn nguyện. Với nguồn gốc ấy, chúng ta niệm Phật trong bổn nguyện lực của Phật A Di Đà. Đúng hơn “Phật A Di Đà chỉ bày cho chúng ta niệm Phật”. Điều nầy những kẻ thiện tri thức vốn còn là phàm phu nếu tự cho mình là hành giả tự lực niệm Phật, chẳng khác nào con rối tự khoa trương về sự ngạo mạn của mình.

Những hành giả niệm Phật như thế cũng là đệ tử của Như Lai và là huynh đệ bạn hữu với nhau nên tôn trọng nhau và đối xử với nhau bằng đạo tình thân thiệntrang nghiêm. Họ có thể được gọi là những người đồng hành về Tịnh Độtính cách luân lý vậy. Như vậy với người niệm Phật theo Tịnh Độ Chơn Tông thường là những người nghe pháp và những đệ tử ngồi nghe đó thường nghĩ nhớ ân Phật và ân Sư Trưởng. Xác quyết nơi tự thân không nghĩ mình là một vị Thầy bị dao động bởi sự ngạo mạn. Mọi người hãy cùng đi và yêu thương nhau dắt tay nhau về Tịnh Độ.

I.1.10 Qua Sự Từ Bi

Hãy phát tâm niệm Phật và sẽ được hỗ trợ bằng tâm đại từ bi.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán-Nhật)

Có quá nhiều yếu tố khổ đau thật đáng thương trong đời sống này. Dù rằng muốn hoá giải tất cả nhưng chúng ta không sao làm được, bởi vì dù có lòng từ bi đấy nhưng chỉ giới hạn trong khả năng tự lực mà thôi. Dẫu có giúp cũng chỉ được nửa chừng, nhưng nếu chúng ta phát tâm niệm Phật, họ liền được Phật cứu độ. Đó mới thật là tâm đại từ bi hoàn toàn thể hiện qua niềm tin và kính ngưỡng. (Điều 4 – Thánh Điển – trang 834).

I.1.10.1 Sự Cảm Nhận Của Nổi Đau
“Quán Kinh” dạy rằng: “Tâm Phật chính là tâm đại từ bi nhiếp hóa tất cả chúng sanh, gọi là vô duyên từ”. Tâm đại từ mang lại niềm vui và tâm đại bi loại trừ khổ đau. Căn cứ trên tự điển, Từ có nguyên ngữ là Maitri. Chữ này kết hợp trừu tượng từ chữ Mitra (có nghĩa là bạn). Nghĩa đenhữu tình, hữu nghị; Hữu tìnhbình đẳng đối với tất cả mọi người. Nguyên ngữ của Bi là Karuna, nghĩa là khổ đau, sầu lụy. Nghĩa đenhít vào, có nghĩa là thâu nhận (hít vào) khổ đau của nhân loại. Nói khác hơn, qua đau khổ của mình, mình sẽ đồng cảm với sự đau khổ của kẻ khác. Lòng Bi cứu độ nỗi khổ đau của người 

Tâm Phậttâm Từ Bi và Trí Tuệ. Tuy nhiên tâm Phật cũng gọi là Đại Từ Bi như trong “Quán Kinh”. Phật A Di Đà nghĩa là đồng cảm với nỗi khổ của chúng sanh, không chỉ trong bản thể Như Lai qua tâm nguyện cứu độĐại Bi mà còn biểu hiện ra bằng sự cứu độ nữa. 

Ngoài ra, Thiện Đạo còn cho rằng học Phật tức là học “Tâm Đại Bi của chư Phật”, nghĩa là trước hết phải hiểu sự đau khổ của con người và phải hết lòng mong muốn cứu độ chúng sinh, bởi vì đồng cảm với nỗi đau khổ của chúng sanh vừa là giá trị căn bản đích thực của lòng từ bi, vừa là tư tưởng và hành động của Bồ Tát.

I.1.10.2 Sự Giới Hạn Của Con Người
Thế nhưng, trong hiện thực chúng ta khó có thể cùng đau với nổi đau của người khác và cũng khó có thể cùng chung khổ với cái khổ của người. Giữa mình và người có bức tường dày ngăn cách. Hơn nữa, dẫu cho có suy nghĩ như thế nào đi nữa và dẫu cho có muốn đem thân nầy gánh chịu để cho người khác được hạnh phúc, chúng ta vẫn không thể thay thế được dù chỉ bằng một ngón tay của mình. Vì sao? Vì người ta có thể cắt ruột gan thành từng đoạn, nhưng không dễ dàng cắt bỏ tâm ái luyếnchấp thủ. Thế nhưng, dù tâm nghĩ thế nào đi nữa, trước cuộc sống bất hạnh nầy, không thể thiếu lòng từ bi, nếu chúng ta hết lòng cần cầu cứu độ. Đó là trình trạng thật của cuộc sống hằng ngàyngôn ngữ giới hạn không thể diễn đạt cho cùng.

Về già, Thân Loan hứa khả sự thỉnh cầu của đệ tử về Kanto, hướng dẫn họ thực hành pháp môn nầy. Thiện Loan, con của Ngài lại dựa vào thế lực cha, tung ra nhiều nguồn tin làm xáo trộn, dị nghị trong chúng đến nỗi môn đệ và người đồng tu lúc đó, ai cũng cho Thân Loan là sai. Thân Loan phải đính chính lại những nguồn tin ấy và gửi thư đoạn tình cha con với Thiện Loan. Chính con mình mà cũng không cứu được, Thân Loan phải đau buồn đoạn tuyệt. Trong phần sau của “Tam Thiếp Hòa Tán”, thuộc nhà xuất bản Văn Minh, có một đoạn được viết rằng:

Thị phi không biết, tà chánh chẳng phân,

Chỉ có mình

Một chút từ bi không có,

Lợi danh, với người này, cũng chẳng còn gì[33].

Không giải quyết được tranh chấp giữa Thiện LoanTánh Tín (Shoshin) vì khoảng cách giữa Kyoto và Kanto quá xa xôi cách biệt. Rõ ràng, hoàn cảnh ấy thật khó phân định ai đúng ai sai cho nên phải nói: “Thị, phi không biết, tà, chánh chẳng phân, chỉ có mình”. Làm cha mà không cứu được con quả là quá bất lực và xấu hổ nên phải tự nói rằng: “Một chút từ bi không có”.

“Tiểu Từ Tiểu Bi” là cách nói ngược lại với tấm lòng “Đại Từ Đại Bi” mà chư Phật có thể cứu độ được cả vạn người. Nhân duyên mình đối với đứa con ruột quá tệ. Một chút từ bi phàm phu đối với nghĩa chồng vợ, anh em, thầy trò chẳng có. Ôi! lòng từ bi sao mà nhỏ hẹp!

Tuy gọi là thầy trò, nhưng không có khả năng dạy dỗ con mình, không có năng lực truyền trao Phật Pháp cho môn đồ đệ tử cho nên nghĩa thầy trò cũng lung lay chấn động. Danh ấy chỉ là tham ái thế gian cho nên Ngài nói: “Lợi danh, với người nầy cũng chẳng còn gì”.

Trước đây trong phần Hòa Tán này, tôi[34] không thể nói nên lời và nghĩ rằng: “Tâm trạng buồn đau thấm thiết vỡ ra đến tuyệt vọng”.

I.1.10.3 Đại Bi Của Như Lai
Thế nhưng, tâm người niệm Phật được bao dung che chở trong đại bi của Như Lai. Những thương, ghét, buồn đau khổ não của con người sẽ được đức Phật A Di Đà dang tay tiếp độ, với bổn nguyện đại từ đại bi bao la vô lượng. Đức Phật luôn luôn quán sát, sẵn sàng cứu độtiếp dẫn chúng sanh đến nơi không vươn tới được. Thế cho nên trước khổ đau, con người có thể bất lực với khả năng tự lực của mình, nhưng nếu mong mõi được cứu độ, được ánh quang minh chiếu soi và thiết tha niệm Phật, chư Phật sẽ đưa tay tiếp độ, dù cho tay vươn không tới.

Ngay khi phát tiếng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, đức A Di Đà Như Lai liền làm cho thân ta giống như thân Ngài. Nếu không được như vậy, Đức A Di Đà Như Lai không thể tự tại cứu vớt chúng sanh trong đời nầy. Cứ giữ niệm như thế chúng ta sẽ được cứu độ. “Nhứt tâm niệm Phật, được tâm đại từ đại bi gia hộ” chính là ý nghĩa của những lời nói trên. 

Trong “Bi Thán Thuật Hoài” Thân Loan tường thuật tâm ấy một cách bi ai.

Lòng từ bi nhỏ nhất cũng không có nơi thân, 

Không làm lợi ích được gì cho hữu tình

Thuyền của Như Lai khó thành, 

Làm sao vượt qua được biển khổ.[35]

I.1.11 Tâm Hoan Hỷ Lành Mạnh
Niệm Phật sâu dày như lòng hăng hái hoan hỷ của tâm.

(Lược bớt phần giải thích bằng chữ Hán Nhật)

Nếu niệm Phật mà tâm hoan hỷ có quá ít, thì niềm vui chẳng ra khỏi trời đất. Như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra sau đó nếu mong được mau về Tịnh Độ.

I.1.11.1 Câu Hỏi Của Duy Viên (Yuien)
Điều 9 của “Thán Dị sao” chép lại việc đối thoại giữa Thân Loan và Duy Viên. Dù phần đầu điều 10, “Thán Dị Sao” Duy Viên hoặc ai đó trong môn đệ chép lại pháp ngữ của Thân Loan, khi Ngài đối đáp với môn đệ, nhưng khác với điều 9. Có thể được giản lược chỉ có câu trả lời mà thôi, không có câu hỏi. Nhưng những câu hỏi thật ý nghĩa của Duy Viên được ghi lại đầy đủ ở đây.

Câu hỏi như sau: “Theo pháp môn niệm Phật vãng sanh có 2 vấn đề: thứ nhất, khi niệm Phậthăng hái quá, pháp lạc không tuôn ra, thứ hai, muốn mau về Tịnh Độ nhưng không có nguyện tha thiết vãng sanh?”

Rõ ràng là giữa pháp mônthật tế là hai phạm trù trái ngược nhau. Hẳn nhiên, pháp môn nầy dành cho những người còn sống niệm Phật vãng sanh nhưng thật không đơn giản vì kết quả có thể nói nằm ở niềm tin và tâm của họ. Song không hiểu tại sao Duy Viên chẳng tư duy để lãnh hội. Ngay cả trả lời của Thân Loan cũng không giảivấn đề chính xác được. Bây giờ lần lượt đi sâu vào câu hỏi đầu tiên thuộc về vấn đề ý thức.

I.1.11.2 Vui Với Giáo Pháp
Bổn nguyện của niệm Phật vãng sanh được nói rõ trong phần cuối của “Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ”, trong đó đức Thế Tôn giảng rất rõ về cốt yếu của pháp môn nầy. Có một đoạn gọi là “Phần Phú Chúc Lưu Hành” Phật phó chúc cho Bồ Tát Di Lặc trong tương lai rằng:

“Ai nghe danh hiệu của đức Phật A Di Đà, tâm liền sanh hoan hỷ không còn một niệm khác sẽ được lợi lạc rất lớn, công đức vô lượng[36]. Ai nghe danh hiệu của đức Phật A Di Đà tin và biết rằng các đức Như Lai sẽ cứu độ, sự hoan hỷ này cảm động đến trời đất. Chỉ cần niệm lên một tiếng, được Phật A Di Đà đem công đức bao phủ toàn thân, vì danh hiệu ấy có đầy đủ công đức, tất nhiên sẽ thành Phật. Thật lợi ích vô cùng giống như trong cõi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đang bị lửa nóng thiêu đốt nầy, thật diễm phúc cho những ai được nghe giáo pháp.”

Hơn nữa, trong “Tịnh Độ Hòa Tán” với tất cả thiện tâm, Thân Loan nói như sau:

Như trong đại thiên thế giới

Nhìn thấy lửa đốt cháy, 

Ai niệm danh hiệu Phật, 

Chứng được quả bất thối[37].

Khổng Tử có dạy rằng: “Sáng nghe được đạo, tối chết cũng yên tâm”. Ở trong nhà lửa bị thiêu cháy, phải chạy ra khỏi là chuyện đương nhiên, nhưng cố lưu lại để được nghe giáo pháp, dù chết vẫn không hối hận chút nào, huống hồ xưng niệm danh hiệu Phật. Lúc sống, xưng danh hiệu, được biết Bổn Nguyện là đã sống đầy đủ ý nghĩa và chết sẽ được siêu thoát, vì đã rõ biết giáo pháp chơn thật. Đó gọi là công đức hơn hết. Ai được pháp môn này, ngay như những khi buồn khổ vì chuyện không đâu v.v.., hết lòng niệm Phật là đã dùng thân này để cảm tạ cuộc đời. Khi chắp hai tay lại thọ nhận là đã mở ra một cảnh giới siêu thoát cao hơn.

I.1.11.3 Hiện Thật Của Tự Thân
Lý do tại sao nói rằng niềm hân hoan khi nhận được chân pháp giá trị, hành giả niệm Phật có thể nhảy múa tung bay trong trời đất. Song thật tế thân không động, tâm không hoan hỷ?

Vượt qua biển sanh tử về Tịnh Độ là rời khỏi bến mê về bến giác. Với niềm vui ấy, hành giả sẽ nhận ra có điều gì đó to lớn hơn, vượt khỏi thương ghét (oán thân bình đẳng). Thực hiện giác ngộý nghĩa hiện thực nhất, khi nguyện sanh Tịnh Độ. Dẫu cho khi mạng chunglo lắng buồn khổ, thân thể đau đớn, điên cuồng với giận thương, lo nghĩ chẳng biết đi về đâu, nhưng đã tạo nhân Tịnh Độ hiện tại trong tâm nguyện, niệm ghét thương ấy tự nhiên sẽ lắng xuống. Lời dạy sâu sắc thật thiết thực cho những ai chưa muốn mau về Tịnh Độ, chỉ cần thực hành để liễu tri thế giới kịch trường vô nghĩa giữa giáo pháp và chính mình.

Thật ra, với tâm tha thiết, nghi vấn của Duy Viên rất thực tế, nhưng chỉ có điều, tự thân ông không nên quá nghiêm trọng như vậy.
 

I.1.12 Biết Rõ Sự Liên Hệ Với Phật 
Cảm nhận Tâm hoan hỷ là chỗ nương tựa của phiền não. Hãy trình lên cho Phật biết, chúng ta, kẻ phàm phu đầy phiền não đang ngưỡng vọng ngài.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán Nhật).

Đó có thể là cách nói của Thân Loan, mà ngay cả tâm của Duy Viên cũng giống như thế. Suy cho cùng, một khi niềm hoan hỷ đã thấu đến trời đất, mà hành giả cảm nhận và rõ biết, dù tự thân có không vui, song nhứt định không còn bao lâu nữa sẽ vãng sanh. Có niềm hoan hỷ hẳn nhiên tâm sẽ vui, song dẫu không có hoan hỷ, phiền não cũng ngưng lại.

Hướng về Phật, bậc đã vượt qua sanh tử, mong được cứu độ, chắc chắn phiền não tự nhiên mất hẳn, bởi vì hành giả đã nương vào tha lực bi nguyện mong cầu cứu độ.[38]

I.1.12.1 Cả Thân Loan Cũng Thế.
Có thể Thân Loan giải đáp như thế chưa làm cho Duy Viên hài lòng. Song không những Thân Loan tư duy về điều đó mà Duy Viên cũng phải như vậy. Người đệ tử trẻ ở đây dẫn chứng ngay tự thân mình, không hỏi việc người khác có thể gọi là hình ảnh người cầu đạo. Không thấy hình bóng của người Thầy ở địa vị cao chỉ dạy cho người đệ tử, mà lại cùng đứng trong trời đất, cùng có phiền não giống nhau, cùng mang những căn bịnh trầm kha của kẻ phàm phu. Không khác hình ảnh những người bạn đạo đích thật cùng đi tìm sự cứu độ và cùng cảm nhận đau thương chung. Có thể nói: “Thân Loan chẳng có một đệ tử nào”. Trong hoàn cảnh rất tự nhiên, đã thốt lên những lời như vậy.

Thánh Nhơn nói rằng: “Càng suy nghĩ càng phải vui như niềm vui của trời đất. Dù chưa được vui nhưng lòng tha thiết mong được cứu độ, chắc chắn chẳng mấy chốc sự vãng sanh có đầy đủ nơi thân”. Trong tác phẩm của Liên Như, câu văn ấy là “Chắc chắn chẳng mấy chốc sẽ được vãng sanh”. Còn theo tác phẩm được viết vào năm Vĩnh Bình thứ 13 thì: “Chẳng mấy chốc sự vãng sanh sẽ được quyết định”. Tác phẩm viết năm Vĩnh Chánh thứ 16 thì: “Chẳng mấy chốc sự vãng sanh sẽ được nhứt định”. Trường hợp bản của Liên Như gọi “Tamafu” nghĩa là biểu hiện ý nghĩa gia bị cho nên “vãng sanh nghĩ là chắc chắn”. Ngoài ra trường hợp khác chữ “Tamafu” biểu thị ý nghĩa của sự tôn kính, nên nói là: “sự vãng sanh chắc chắn sẽ được như ý”.

I.1.12.2 Bi Nguyện Của Tha Lực
Không nhận biết ân đức cứu độ của Phật dành cho thân phận thiển bạc này, mà phải vui vẻ đi trên con đường cứu độ. Quả thật ngược lại với ý nghĩa cứu độ. Dù rằng bổn nguyện đại bi của Phật A Di Đà vẫn có, nhưng thân nầy lại đầy phiền nãotín tâm hướng theo cảnh giới khác chẳng phải biểu hiện thuyết đi ngược sao?

Chẳng có gì gọi là trái nghịch dù cho niềm hoan hỷ chưa trổi dậy, lòng mong cầu chưa được như nguyện nhưng trong tâm luôn luôn biết rõ công đức vô thượng của pháp môn niệm Phật bổn nguyện. Bởi vì trong cuộc đời, nào danh dự, nào lợi dưỡng, nào được, nào mất…, là những phản ứng mẫn cảm, một khi được danh lợi niềm vui khó tả; ngược lại danh mất, lợi mất đau khổ bi thương sẽ đến. Hơn khi nào hết đó là lúc mình nhận ra con người mình thật nhất. Có địa vị cao, có danh dự, có quyền lực, có tài sản nhiều bao nhiêu đi nữa, song cuối cuộc đời cũng chỉ còn lại cái không to tướng mà thôi. Lợi danh không là gì nhưng chúng ta quý nó không khác nào máu huyết luân lưu, ngày đêm nghĩ tưởng không dừng. Trong khi đó thật thương hại làm sao! ái dục, thương, ghét, tốt xấu vẫn tiếp tục đốt cháy mình. Kiếp nhân sinh trôi qua chỉ trong chốc lác để lại cái không to tướng, sự thật phải nói rằng, chẳng còn một cái gì cả. Song thật là bất khả tư nghì[39] nếu kẻ phàm phu đầy phiền não và đầy sầu bi như chúng ta lại được Phật từ bi cứu độ.

I.1.12.3 Từ Bi Nằm Trong Phiền Não
“Quy ngưỡng Phật nghĩa là trong tâm tội ác có chứa Từ Bi” cũng là một cách nói. Tâm chư Phật đầy lòng từ bi cứu độ, ngược lại trong tự thân chúng ta cội rễ tội chướng phiền não sâu dày cho nên tín tâm là niềm mong được cứu độ khi nghe Bổn Nguyện của chư Phật. 

Là những kẻ phàm phu đức mỏng nghiệp dày, chúng ta quy ngưỡng Như Lai chắc chắn được tha lực Như Lai cứu độ, nói rằng trong tự thân phiền não của chúng ta có lòng đại bi của Như Lai có nghĩa là Như Lai hiện hữu trong phiền não của chúng ta. Tuy trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta mang đầy chất liệu phiền não khổ đau, song khi nào hướng về và muốn gặp Như Lai khi ấy có Đức Như Lai chơn thật trong mình.
 

I.1.13 Không Lưu Luyến Nơi Tịnh Độ

Một khi khổ não chốn Ta bà đã xả bỏ và sanh vào cõi An Dưỡng Tịnh Độ rồi, không còn lưu luyến nữa.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán Nhật)

Đợi đến khi bệnh nặng hoành hành mới mong sanh về Tịnh Độ, dẫu vãng sanh vẫn còn phải cưu mang những sự phiền não nhỏ nhặt trong tâm, vẫn lưu luyến cảnh xưa, chốn cũ và khó xả bỏ những phiền não ấy. Chưa sanh về Tịnh Độ, chỉ nghe đến cảnh giới an lạc, dẫu cố gắng không nghĩ đến cảnh Ta Bà nầy, nhưng phải nói rằng niềm lưu luyến vẫn quanh quẩn bên thân.

Danh tuy có nhưng thật lại không. Hết duyên Ta Bà, thân ta hoàn toàn bất lực, làm sao vãng sanh Tịnh Độ được. Cho nên phải, nương thệ nguyện đại binăng lực tiếp dẫn của Phật, mới được vãng sanh. Còn ai không ước nguyện vãng sanh, dù Phật ứng hiện trước mặt cũng chẳng đoái hoài. (Điều 9 – Thánh Điển – trang 837).

Giải thích:

I.1.13.1 Người Đời Sau Nói và Làm
Duy Viên (Yuien) tìm đến Thân Loan thưa rằng: “Muốn được vãng sanh Tịnh Độ, phải chuẩn bị như thế nào?” Lúc ở Thường Lục, Duy Viên còn là người tại gia[40] kính Phật, nghĩ rằng: “Pháp tu của người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ là xa rời thế tục, buông bỏ tất cả, lúc nào cũng muốn sau lâm chung vãng sanh Tịnh Độ, không dao động trước khổ đau và lúc nào cũng vui vẻ, dù bệnh tật đau đớn thế nào đi nữa, vì Tịnh Độ đã gần kề”. Thật ra, suy nghĩ như thế không sai. 

Môn đệ của Pháp Nhiên kính tín Tam Bảo hoàn toàn giống các đệ tử ở ẩn tại cốc của Liên Như thuộc Kozasan (Cao Dã Sơn). Ở đây, mọi người đều xả bỏ thế tục, sống chung với nhau trong niềm tín kính Tam Bảo. Duy Viên là một trong những người điển hình hoàn toàn đúng khi suy nghĩ rằng: “Ai không nghĩ đến việc xa lìa uế độ[41], dầu Tịnh Độ có đến đi nữa, tâm cũng không vui mừng”.

I.1.13.2 Ngay Cả Những Sự Phàm Tình
Thật không sai khi Thân Loan trả lời không có phiền não hiện diện trong thân làm sao thấy được tâm đã có bổn nguyện đại bi. Có thể Thân Loan đã liễu ngộ nên giải thích một cách tự tin. Ai tìm cầu cảnh giới giác ngộ, mang tâm nguyện muốn sanh về Tịnh Độ, người ấy xa lìa phiền não thương, ghét đang quay cuồng trong kiếp nhân sinh khổ não từng phút, từng giây. Chính thế, tâm hướng về Tịnh Độ là một đạo lý vậy. Vẫn đang sống trong cuộc đời song người niệm Phật một lòng muốn lìa chấp trước; nhưng không có tâm mong cầu về Tịnh Độ, nếu bị bịnh một chút hoặc nếu trong gang tấc rủi có chết đi, tuy là gần Tịnh Độ, nhưng thế giới ấy chỉ là vọng niệm. Thế giới vọng niệm cũng chỉ là chuyện phàm tình thôi.

Đạo lý được thiết lập vững chắc đó tôn kính Phật và muốn ra khỏi thế giới vọng niệm cần phảitâm đạo. Thế nhưng, với Thân Loan chẳng có sự buồn khổ nào về thế giới vọng niệm của chính mình cả, vì đó là phàm tình[42] như vậy, và tin rằng với bổn nguyện đại bi, mình sẽ được cứu độ.

Đúng hơn, thật không sai nếu nói dù họ có kính Phật nhưng chưa từ bỏ danh lợi của thế tục song chắc chắn họ sẽ không còn danh lợi. Vẫn là những người thế gian phàm tục tham lam sống với những tài sản của cải, nhưng trong cuộc sống, những kẻ phàm tình ấy tư duy tất cả danh lợi thế gian chỉ là trừu tượnghuyễn hóa. Họ biết rằng dù cho có được tô vẽ thế nào đi nữa, chắc chắn sẽ có một ngày tài sản cũng như danh dự, ngay cả yêu thương cũng từ bỏ mình mà đi. Ai dốc lòng hướng đạo, thế nào rồi cũng bỏ lại sau lưng những cơ sở danh lợi được lập nên cho người thế tục. Ai dẫu phàm tục mê muội đến mấy đi nữa, một khi thấy được sự xả bỏ lợi danh thế tục là việc cần thiết, xa rời dần, song chỉ có điều, vẫn còn thân nầy cho nên còn phải chấp nhận sự chết, được gọi là người “xả bỏ thế tục”. Tất cả rồi cũng phải bỏ hết chỉ còn cái “Không” và như những kẻ ngu dại phàm tục, ai ai cũng phải đón nhận sự chết. Thậm chí, những người không xả bỏ được mà vẫn được cứu độ qua lời nguyện đại bi của Đức Phật A Di Đà.

Ngoài ra đối với những ai dù “chấp giữ không bỏ mà vẫn niệm danh hiệu của Đức A Di Đà” với tâm của bực Thánh, Như Lai sẽ bảo rằng: “Hãy nhanh lên còn chờ gì nữa!” Đó cũng chính là lời nguyện “hãy tiếp tục, với lòng đại bi đại nguyện cứu độ của Như Lai. Các ngươi chỉ còn quyết định vãng sanh mà thôi”.

Cuối cùng nếu không khởi tâm muốn mau vãng sanh Tịnh Độ, dù vẫn còn tiếc thân nầy, không xả bỏ được thì chỉ cần quy ngưỡng về Bổn Nguyện Đại Bi, có thể với sự quy ngưỡng ấy cũng sẽ được vãng sanh.

I.1.14 Lòng Tin Được Chở Che

Thiện tín nào có lòng tin[43] cũng được Đức Như Lai che chở tín tâm ấy.

(Lược bớt phần giải nghĩa theo lối Hán-Nhựt).

Đức Phật A Di Đà hộ niệm tín tâm của Nguyên Không (Pháp Nhiên) và cũng hộ niệmgia bị cho tất cả các thiện tínniềm tin, bởi vì tín tâm vãng sanh hoàn toàn giống nhau. (Phần sau – Thánh Điển – trang 852).

Giải thích:

I.1.14.1 Tranh Luận Về Một Lòng Tin Sai Khác 
Có một phần tranh luận về sự khác biệt của lòng tin rất đặc biệt trong phần sau của “Thán Dị Sao”. Khi Thân Loan còn là học trò của Pháp Nhiên đã tranh luận về niềm tin với Nguyên Trí[44] và Niệm A,[45] những người đồng môn. Đôi khi Thân Loan[46] cho rằng: “Niềm tin của tín đồ cũng hoàn toàn giống niềm tin của Thánh Nhơn Pháp Nhiên”. Trong khi đó, Nguyên Trí và Niệm A kịch liệt phản bác rằng: “Làm sao niềm tin của học trò, niềm tin của tín đồ lại có thể giống niềm tin của vị Thầy, một bậc Thánh được?”

Thân Loan chứng minh: “Về học thứctrí tuệ sâu xa, chúng ta không bằng Thầy. Nhưng tâm không nghi ngờ và tin bổn nguyện vãng sanh hầu như hoàn toàn không khác. Đúng ra chỉ có một mà thôi”. Họ phản bác rằng: “Làm sao lại có đạo lý như vậy?” 

Nghe về sự tranh luậnphê bình đúng sai của đệ tử, với lòng quy ngưỡng, Thầy (Pháp Nhiên) ban cho những lời dạy như sau:

I.1.14.2 Tín Tâm Được Che Chở
Với bổn nguyện niệm Phật, Pháp Nhiên cho rằng: “Công đức của kẻ trí hay người ngu xưng tụng danh hiệu không khác nhau. Niệm trong khi tâm chí thành và niệm khi tâm nhiễm ô tán loạn, tất cả công đức ấy đều bình đẳng. Thế nhưng nếu nói lòng tin giống nhau, theo pháp ngữ chẳng đúng”. Như có lời dạy rằng: “Đức Như Lai hộ trì niềm tin” không có ghi lại trong sách vở hoặc những pháp ngữ đấy sao!

Hơn nữa, công đức niệm Phật của bất cứ ai và xưng niệm ở bất cứ trạng thái nào, công đức vẫn đồng. Mỗi tiếng, mỗi tiếng là cái đức vô thượng vậy. Công đức niệm Phật không phải là người xưng tụng thêm cái đức, mà chính danh hiệu bổn nguyện ấy từ nguyên thủy có chỗ đắc rồi. Với ý nghĩa ấy mỗi một tiếng, mỗi một tiếng niệm Phật biểu hiện việc che chở của Đức Như Lai vậy.

Với Thân Loan, nếu Bổn Nguyện Niệm Phậtcon đường cứu độ bình đẳng cho nhiều người, thì khi nghe và thọ trì không còn gì nghi ngờ nữa. Do vậy, tâm tin tưởng niệm Phật vãng sanh không sai biệt. Dù cho người thiện, kẻ ác, bậc hiền, kẻ ngu v.v…, đều vượt qua và đều được bình đẳng. Đó là chủ trương rốt ráo rằng: “Thầy trò cùng một lòng tin.”

Có phải nghe lời giải thích sâu sắc của Thân Loan, Pháp Nhiên vô cùng kinh ngạc, tán thán chăng? Và từ đó mới phát khởi: “Niềm tin được đức Như Lai che chở”. Chắc chắn niềm tin ấy cũng bình đẳng chứ không sai khác.

Niềm tin được hộ trì có nghĩa là “ngươi sẽ được cứu”. Không những người ấy không bị đọa mà cả vạn người đều được cứu độ một cách bình đẳng qua tâm đại bi; cho nên cả vạn người có thể bước đi trên con đường niệm Phật một cách dễ dàng khi tuyển chọn và thệ nguyện qua lời: “Nếu xưng niệm danh hiệu, ta sẽ tiếp dẫn vãng sanhTịnh Độ.”

Nghe lời thệ nguyện ấy, tất nhiên ước nguyện sẽ thành tựu. “Lòng tin khởi đi từ bổn nguyện”. Khi quy ngưỡng “tất nhiên được cứu”. Lòng tin “chắc chắn được cứu độ” hiện hữu trong tâm mọi người, đó là sự thật. Trí tuệhọc thức của con người không thể đo được tự kỷ nhiều như những vi trần của mình. Điều mà “Đức Như Lai hộ niệm cho lòng tin và tất cả niềm tin chỉ là một”, được phát triển khắp trên thế giới, cũng chính là những gì Thân Loan liễu ngộ và cho rằng: “niềm tin vãng sanh chỉ có một mà thôi” rất minh bạchchắc chắn.

Hơn nữa, Thân Loan nghe lời dạy của Thầy: “Chính Đức Như Lai hộ niệm niềm tin” cảm nhận sâu sắc và lãnh thọ nhất quyết không sai. Thế nhưng, Pháp Nhiên lại không mở rộng ý nghĩa lập luận về “niềm tin được Như Lai hộ niệm”. Thành tựu nầy phải nói rằng chính là của riêng Thân Loan. Theo tác phẩm “Giáo Hạnh Chứng Văn Loại”, năng lực bổn nguyện hồi hướng dựa trên cơ sở giáo lýPháp Nhiên giảng về khái niệm giáo nghĩa Tịnh Độ. Phải chăng giáo nghĩa Tịnh Độ Chơn Tông lấy nền tảng từ sự tranh luận về khác biệt của niềm tin?

Ngoài ra, biên khảo chính của Thân Loan như “Giáo Hạnh Chứng Văn Loại” đặc biệt nói về niềm tin, mà niềm tin từ nơi năng lực bổn nguyện hồi hướng, được chỉ bày một cách rõ ràng rồi.

I.1.15 Một Người Như Thân Loan.

Đức Phật Di Đà trải qua 5 kiếp tư duy về lời nguyện, Thân Loan là người kế tục.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán-Nhật)

Đức Phật A Di Đà lập bổn nguyện và tư duy trong 5 kiếp. Càng suy nghĩ về điều này, càng cảm niệm về bổn nguyện mà Ngài đã lập nên để cứu độ mọi người, ngay cả những ai còn tội nặng. Cuối cùng, vì một người như Thân Loan. (Phần cuối-Thánh điển-trang 853).

Giải thích:

I.1.15.1 Lời Nguyện Tư Duy kéo dài đến 5 Kiếp
Đôi khi, Thân Loan trình bày bổn nguyện của Phật A Di Đà qua “Lời Nguyện, 5 Kiếp Tư Duy”. Chữ Kiếp tiếng Sanskrit đọc âm là Kalpa, được dùng trong kinh, như một đơn vị biểu thị thời gian lâu dài, hầu như không ai có thể tính được. Trong “Đại Kinh” trước tiên Bồ Tát Pháp Tạng phát nguyện đại bi cứu độ kẻ phàm phu tội ác sâu dày cùng tất cả chúng sanh bình đẳng như nhau. Ngài tư duy phương pháp cứu độ qua một thời gian khá lâu đến 5 kiếp, mới lập nguyện: “Ai niệm Nam Mô A Di Đà Phật sẽ được cứu độ qua pháp niệm Phật vãng sanh”.

Việc chọn pháp môn niệm Phật vãng sanh để cứu độ, Bồ Tát Pháp Tạng tư duy suốt 5 kiếp như thế có hai ý: Thứ nhất thời gian 5 kiếp không phải là lâu lắm với một vị Bồ Tát như Pháp Tạng tư duy về pháp môn cứu độ bằng trí tuệ giác ngộ, mà chỉ lâu đối với chúng ta, đối tượng được cứu độ, những kẻ phạm vô lượng tội. Thứ hai, Bồ Tát Pháp Tạng tư duy thâm sâu và thấy rằng chỉ có pháp niệm Phật cầu vãng sanh mới có thể cứu độ tất cả chúng sanh mà không bỏ sót một ai, ngay cả chúng sanh nhỏ như vi trần. Thật vậy chân lý của pháp môn cứu độ ấy đã minh chứng điều này.

Phần trước chúng ta có thể tự suy nghĩbản thân mình hoàn toàn không thể tự khai mở năng lực giác ngộ, mà phải trải qua niềm tin tha thiết và buông bỏ ý niệm tự lực ấy. Phần sau xác nhận và trình bày nguyện lực cứu độ ấy. Pháp môn nầy nương vào niềm tin tha thiết để vượt lên trên tất cả, mà niềm tin ấy chính là tha lực. Thật vậy, như trong kinh việc cứu độ của Như Lai đã làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng đó là phải nương vào niềm tin thiết tha để vượt quabuông bỏ ý niệm tự lực mà nương vào bổn nguyện tha lực.

“Năm kiếp tư duy” là tiếng nói của tự tâm Như Lai, không thể dùng ngôn ngữ thế gian mà suy lường được. Tiếng nói ấy cho thấy cái thật tướng không của lợi danh thế tục. Nghe đến khổ não, nghiệp chướng có thể buồn thương với tự thân này; nhưng chính mình không cắt lìa tư duy ái dục, cũng như thương, ghét xấu ác v.v…, điều trước tiên phải làm sáng tỏ căn bản của vấn đề “hãy mau tỉnh thức”. Nhưng bị bao phủ bởi màn đêm mê muội sâu dày, tự thân không biết làm thế nào cho nên phải nương vào lòng đại bi kêu gọi “tất nhiên sẽ được cứu” của Phật. Thật là cảm động với câu “với một người như Thân Loan” như được thuật.

I.1.15.2 Một Người Của Thân Loan 
Chữ “Mười Phương Chúng Sanh” trong lời nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà được hiểu là bao gồm tất cả chúng sanh, với tâm nguyện bao la cứu độ, Phật không bỏ sót người nào. Đó cũng chính là đặc trưng cho tánh phổ quát. Song chính cái “ta” gọi và đến trong mỗi người tạo ra não phiền riêng, chứ không phải cái nào khác. Theo Thiện Đạo, điều nầy biểu lộ qua tâm của bổn nguyện. Trong tác phẩm “Lời ví dụ cho hai con sông” thuật rằng: “Nếu nhà ngươi nhứt tâm chánh niệm, chúng tôi[47] sẽ đến ngay và giúp các ngươi”. Như Lai chỉ dùng một chữ “ngươi”[48] để gọi một người cũng như hai người. Cuối cùng “một người như Thân Loan đã đến”. “Ngươi” gọi, có người đáp ứng và gặp được. “Sự thân thiện” được biểu hiện một cách cảm động Narikeri, mà chữ keri[49] lại càng cảm động hơn.

Chính Thân Loan ngưỡng vọng tư tưởng “nghịch báng tử hài[50]”. Vì ái dụcphiền não sân hận đốt cháy cho nên phạm tội ngũ nghịch. Song Phật vẫn mở rộng vòng tay bao la đón nhận ngay cả những kẻ phỉ báng chánh pháp, không chỉ người đã giác ngộ. Vả lại, nơi cửa Phật tất cả đều bình đẳng trên lộ trình sanh tử. Năm kiếp tư duy nghĩa là điểm “nghịch báng tử hài” mà Như Lai gọi là nghiệp, mà nghiệp Như Lai đã tư duy đến 5 kiếp. Trong số những tội nghiệp đó, chính “Thân Loan là một người” vô cùng xấu hổ để phát lên niềm cảm tạ cũng như niệm ân và nói rằng “Đức Phật A Di Đà đã tư duy 5 kiếp chỉ rõ bổn nguyện, Thân Loan hãy mau lên” cũng nói rằng: “Hãy đến đây và nghiệp mà ngươi đang cưu mang nơi thân chỉ là thói quen thôi, sẽ được cứu độ”; cũng nói rằng: “Nếu Đức Phật A Di Đà không tư duy trong 5 kiếp, con đường cứu độ không xuất hiện. Vì vậy với tội nghiệp sâu dày như Thân Loan mà còn được cứu độ, chẳng còn gì để nói cả.”

Lại nữa, theo tác phẩm “Thán Dị Sao” của Liên Như cho rằng: “nghiệp như thế ấy”. Nhưng tác phẩm viết năm Vĩnh Chánh thứ 16, viết rằng “nghiệp không đến hết”. Tôi sẽ lý giải theo văn chương của tác phẩm Liên Như đã đề cập ở trên.

I.1.15.3 Ví Dụ Về Con Đường Trắng Ở Trên Hai Sông
Nhị Hà Thí[51] theo Thiện Đạo trong tác phẩm “Quán Kinh Sớ” là biểu hiện một thí dụ rất kỳ diệu về niềm tin của những hành giả niệm Phật.

Có một người theo hướng Tây mà đi, dù không thấy đâu là đâu cả, nhưng vẫn đi tiếp, đi tiếp. Bỗng nhiên, có đạo tặc và mãnh thú (chỉ người hủy báng niệm Phậtphiền não đắn đo, chê trách của chính mình) xuất hiện khó mà chạy thoát. Trước mặt có một con sông đầy nước (chỉ cho phiền não của ái dục) và một con sông đầy lửa (chỉ cho phiền não của sân hận) hiện ra, người ấy chẳng thèm để ý vẫn đi tiếp, nhưng nước ở con sông phía bắc và lửa ở con sông phía nam quá nhiều không thể vượt qua được. Song giữa chỗ giao nhau của hai con sông, có một con đường màu trắng (chỉ cho câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật) và hướng về phía Tây càng lúc càng hẹp không thể vượt qua được. Người ấy đang lâm vào cảnh tuyệt vọng đi tiếp tục cũng chết, trở lui cũng chết, dừng lại cũng chết. Từ phía đằng đông sau lưng, có tiếng kêu vọng tới: “Ngươi hãy theo con đường ấy, chắc chắn sẽ không chết”. Theo tiếng khuyên ấy, người ấy đi tới (chỉ cho sự chỉ dẫn của Đức Phật Thích Ca). Đồng thời cũng nghe hai bờ sông nước và lửa ấy có lời hô (chỉ cho lời gọi của Phật A Di Đà). “Ngươi hãy một lòng niệm Phậtngay lập tức sẽ được đến. Chúng ta, sẽ hỗ trợ cho ngươi”. Người lữ hành ấy theo sự điều khiển lời gọi tiếp tục đi trên con đường trắng ấy, cuối cùng vượt qua khỏi hai con sông nước và lửa, đến được bờ an lạc bên kia.

I.1.16 Phê Phán Về Thiện Ác

Cả hai việc lành dữ phải nên rõ biết.

(Phần giải thích theo lối Hán-Nhật lược bớt)

Điều gì là thiện và điều gì là ác? Thật ra, cả hai thiện và ác, với tôi, chẳng rõ gì cả, chỉ có Đức Như Lai đầy đủ trí tuệ mới có thể rõ biết. Với Như Lai, điều thiện nên nhớ rõ và làm, điều ác cũng nên biết rõ ràng đó xấu ác. (Phần sau – Thánh Điển – trang 853).

Giải thích:

I.1.16.1 Sự Giới Hạn Của Trí Tánh
Một lời như thế thường chi phối suy nghĩ và tưởng tượng quan trọng của chính mình, bởi vì lúc nào mình cũng lấy mình làm trọng tâm để phê phán giá trị việc làm của những người khác. Ngay cả những công việc tốt hay xấu, lành hay dữ thường ngày mà mình đối diện và tương tác với nhau rõ ràng ảnh hưởng tính chất hư cấu không thật.

Theo ngôn ngữ của Thân Loan trong “Thán Dị sao”, có hai cơ sở “tất cả đều nên rõ biết”, trong đó, thứ nhứt “Niệm Phật chắc chắn vãng sanh Tịnh Độ, thứ hai hoặc giả do nghiệp mà rơi vào địa ngục, cũng đều biết rõ”.[52] Còn một việc khác nữa cũng có nói rằng “kẻ đối trước sanh tử không thể rõ biết, vì năng lực nhận thức của con người bị giới hạn[53]. Trong sanh tử, họ không tự quyết định được vì sự giới hạn của thức phân biệt. Muốn vượt qua bờ sanh tử kia, phải dùng Phật Trí (trí vô phân biệt) thấy rõ sanh tử vốn nhứt như[54].

Ngoài ra, với chúng ta Phật trí sẽ cho chúng ta thấy rõ bổn nguyện “hãy quy ngưỡng về”. Khi tâm mở rộng, chúng ta sẽ rõ biết phong cách sống của con người, vốn khó biết rõ.

I.1.16.2 Lành dữ khó xác định
Vấn đề này ở cuối sách có viết: “Tất cả nên rõ biết”. Đó là vấn đề phê phán về giá trị của việc làm thiện hay ác, lành hoặc dữ của con người. Thật sự, con người không có khả năng biết rõ vấn đề thiện, ác nầy. Vì chính con người không thể rời khỏi đối tượng lấy mình làm chủ thể để phán đoán. Thông thường, lời chỉ trích là những điều không rõ ràng và thường dựa vào luân lý để so sánh. Theo tôi[55] thấy đúng phải là tư duy việc lành, dữ một cách công bình. Kết quả có như sự mong đợi chăng? Theo tôi, sơ sót về phần mình từng chút từng chút sẽ được sửa đổi, khi tư duy đặt trên nền tảng luân lý đạo đức như vậy.

Kinh nghiệm qua sự sinh hoạt của tôi, khi đã cho là “tốt, được đó”, tôi tiếp tục nhưng vẫn thận trọng. Dù tốt hay xấu, thật ra rất khó lường sự khác nhau, vì khó mà bảo đảm được trật tự trong sinh hoạt thường nhật trước sự biến loạn của xã hội. Song, đó chẳng phải là vấn đề chính để phê phán thiện, ác. Khi tư duy căn bản thay đổi, lành có thể trở thành dữ và dữ cũng có thể trở thành lành như trở bàn tay vậy. Điều xảy ra nhan nhãn khắp đó đây. Dưới thể chế phong kiến người ta thừa nhận việc nào đó là tốt, nhưng đối với chế độ tự do dân chủ những hành vi như thế không được công nhận là thiện. Đối với xã hội tư bản cho là đúng; nhưng đối với chủ nghĩa cộng sản thì cho là không. Lại nữa, một người được gọi là anh hùng đối với dân tộc này nhưng khi đi chinh phạt nước khác, đó là kẻ tàn ác, hung thần. Ngoài ra, điều không thể thiếu được là y học ngày nay vì nhân loại mà phát triển không ngừng, song hành vi giết động vật vẫn được chấp nhận, khi dùng chúng làm vật thí nghiệm. Nhưng, nếu thử nhìn lại việc giết hại các động vật kia, con người quả là hiện thân của kẻ tàn ác, bạo ngược phi đạo đối với những động vật.

Như thế, tiêu chuẩn của thiện, ác tùy theo từng thời đại, từng quốc gia, từng nền văn hóa khác nhau, cho nên phê phán vấn đề vẫn thay đổi, cho nên phải nói rằng: “Việc thiện ác, cả hai đều phải am tường” là vậy.

I.1.16.3 Suy Nghĩ Về Chính Mình
Thật sự, khi suy nghĩ về mình, tôi thấy không để ý đến sự sinh hoạt hằng ngày của mình mà thường bị chi phối bởi tự ngã. Chính mình thấy tốt thì cho rằng tốt. Chính mình thấy đúng cho là đúng; ngược lại chính mình cho là xấu thì việc tốt cũng trở thành xấu. khi tự ngã thấy không, việc có cũng trở thành không.

Lại nữa với chính mình ái luyến, lấy cảm tình đối tượng sanh ra thương, ghét cho nên chấp nhận việc nầy, cho là tốt, nhưng phủ nhận việc khác, cho là xấu.

Như vậy, lúc nào chúng ta cũng lấy tự ngã của mình làm trung tâm để phán đoán phân biệt tốt, xấu, có, không rồi tạo nên thế giới thương, ghét nầy. Thế nhưng, diện mạo của mười người, khác nhau mười chỗ, ngay cả việc ăn uống của mỗi người chẳng ai giống ai cả. Do vậy, với mình việc này là tốt, với kẻ khác xấu. Với họ, điều này đúng, với mình là sai v.v… Không biết bao nhiêu chuyện xảy ra nhan nhãn hằng ngày như thế chẳng qua do lấy chính mình làm trung tâm để phán đoán phê phán việc làm. Hành vi dù tốt, nhưng khi khởi lên sự cãi vả, chắc chắn sẽ tạo thành đảng phái hay đồng chí liên minh để bênh vực với nhau về vấn đề lợi hại kia. Khi lợi hại tương phản nhau, họ sẽ trở thành thù địchtiếp tục giận hờn thương ghét v.v… Như vậy, càng bị não phiền thương ghét, càng bị khổ lụy bởi một kiếp nhân sinh, mà việc ấy chính là: “sự dối trá, sự lừa dối” vậy.

Con người cứ như thế được hình thành qua nhiều hình thức khác nhau như tập đoàn, gia tộc, thân tộc, đoàn thể, cộng đồng của khu vực, dân tộc, quốc gia v.v… Điều không thể quên rằng tất cả lấy làm chủ đích để tạo ra sức mạnh và được thành lập bởi cá nhân tự kỷ. Song khi quên mình nghĩa là dùng cái danh chánh nghĩa để chiến đấu với nhau. Rồi lấy danh nghĩa của thần thánh đi giết hại lẫn nhau. Con người, chính con người đã tạo ra thảm nạn đầy ngu muội đó. Do vậy Đức Như Lai mong muốn chúng ta thấy được sự thật, trước tiên thừa nhận ngu ác của chính mình do cái tâm hư ngụy gây ra. Được vậy, con người hưởng được một cuộc sống ý nghĩathanh tịnh.

I.1.17 Niệm Phật Là Suối Nguồn

Chỉ có niệm Phật mới là suối nguồn đáng nói.

(Lược bớt phần giải thích theo lối Hán - Nhật)

Chúng ta, những kẻ phàm phu sống trong cuộc sống đầy phiền não. Cảnh giới này như một căn nhà lửa phủ chung quanh vô cùng nguy hiểm. Trong thế giới luôn biến hóa vô thường nầy, chúng ta, những kẻ phàm phu như chúng ta cũng đang bị lửa phiền não đốt cháy. Còn mọi vật đều giả tạm, trống không, không thật tướng, khó tìm thấy cái gì là chân thật tướng. Như vậy, chỉ có bổn nguyện niệm Phật là vượt lên trên sự phiền nãovĩnh viễn không bao giờ thay đổi sự chân thật ấy. (Phần sau – Thánh Điển – trang 853).

Giải thích:

I.1.17.1 Đầy đủ phiền não của phàm phu
Phiền não gồm có tham dục, sân hậnngu si. Chính tâm ta bị ô nhiễm rồi làm cho kẻ khác bị thương tích, rồi cả hai người đều trầm luân trong sự khổ não. Khi mê muội khuấy động, cả thân lẫn tâm đều rối loạn bởi phiền não, mà phiền não ấy chính là vọng niệm ngu si chấp mình là trung tâm cho nên bị đắm trước, chấp nhứt và tìm cầu tham dục. Chấp nhận vấn đề nào đó là tốt (hợp với cảnh) vì có sự hiện hữu của tham dục. Ngược lại, nếu tự ngã cho rằng xấu, ác (nghịch ác), cũng chính từ đó sân si sẽ khởi lên việc thương ghét. Thế giới được hoạ lên một màu thương, ghét, thuận, nghịch, dẫu muốn có tính khách quan trong cái nhìn sự vật chung quanh, cũng phải có một sự đấu tranh mãnh liệt về đúng, sai, dẫu muốn quy hướng về Chư Phật cũng không ngoài phiền não dẫy đầy của kẻ phàm phu mang tâm thương, ghét đó. Thân Loan gọi là “phàm phu” với những ai sống cho đến cuối đời vẫn không rời phiền não, đến chết phiền não khó mà lìa khỏi tâm.

Trong tác phẩm “Nhứt Niệm Đa Niệm Văn Ý” có nói: “Phàm phu là những kẻ bị vô minh phiền não phủ vây, đắm chìm trong dục vọng, giận dữ, phẫn uất, tật đố, vọng tưởng v.v…, cho đến lúc lâm chung, không có được một thiện niệm, mất hút, trôi mãi đến con sông, mà hai bên bờ là nước với lửa”[56].

Trong cuộc sống hữu hạn nầy, chúng ta được xem như “bị trói chặt” vì bị nhận chìm trong biển ái dục; bị đốt cháy trong lửa tham giận, bị lún sâu vào trong tình thế trói buộc ấy. Nên đã than rằng: “hàng trăm vạn lần mọi người hãy mau ra khỏi sự chìm đắm ấy; thật là khổ tâm”, để nghiêm khắc nhắc nhở những kẻ phàm phu như chúng ta biết mà cảnh tỉnh.

I.1.17.2 Niệm PhậtNgôn Ngữ của Bổn Nguyện
Thật sự, tấm thân của chúng ta chẳng có gì cả, nhưng đằng sau cuộc sống, được mộng tưởng tô vẽ liên tục, mà để đoạn trừ mộng tưởng ấy, Thân Loan than lên những lời thống thiết song có ai đoái hoài đến đâu. Những lời giáo huấn của Như Lai được đem ra để làm sáng tỏ, để đánh thức mê vọng, để khuyên hãy mau dứt bỏ những mộng tưởng ngọt ngào ấy, phải rõ biết những phiền não dẫy đầy của kẻ phàm phu và phải nhận thức rằng con người đang sống trong nhà lửa, đang bị lửa phiền não đốt cháy từng ngày trong cuộc sống.

Đức Phật A Di Đà lập thệ nguyện chỉ cho chúng ta những gì là chân thật, mà thệ nguyện ấy chính là câu Phật hiệu A Di Đà, rằng ai hướng về bổn nguyện, niệm danh hiệu ấy sẽ mau ra khỏi nhà lửa, sẽ được khai mở những phiền não trói chặt nơi tâm.

Với chúng ta, chắc chắn rằng vọng niệm không khởi lên khi niệm Phật, dù rằng chỉ niệm bằng miệng qua sự trì danh hiệu bổn nguyện ấy. Thân Loan nói rằng: “Ít ra hành động ấy phát xuất từ lời nguyện đại bi”[57]. Từng tiếng một, từng tiếng một sẽ lưu xuất tâm nguyện như một pháp hành qua tâm đại bi chân thật. Niệm Phật đánh thức sự chân thật tuyệt đối và mời gọi mọi người đến với thế giới chân thật bằng ngôn ngữ bổn nguyện, Thân Loan gọi đây là “bổn nguyện gọi mời như là một sắc lệnh”[58].

I.1.17.3 Đầy Đủ Cả Sanh Lẫn Tử
Ý nghĩa của sự sống chính là “cách sống” cho nên “Đức Như Lai xem chúng sanh như là con một và luôn lân mẫn nhớ nghĩ đến con”[59] Ai nghe và tin chắc rằng chúng ta là những người Phật tửNhư Lai thường quan tâm đến. Một khi đã biết rõ mình là con của Đức Như Lai thì cũng sẽ tin lời nguyện thứ 18 của Như Lai rằng: “Nếu chí tâm tin tưởng và muốn sanh về nước Ta thì Ta sẽ cứu độ”. Không ai không nghĩ đến sự chết, cho nên Phật cho biết chết chính là tiếp nhận của sự sống lâu dàisau khi chết vãng sanh về Tịnh Độ.

Dù rằng không được gặp Đức Như Lai trong cuộc sống tạm bợ này; nhưng chúng ta cảm nhận được thệ nguyện của Ngài như những lời dạy chơn thật đầy Trí Tuệlòng Từ Bi, mà thệ nguyện đó chính là sự hướng dẫn cho con người vào đời, làm tươi đẹp hơn. Những người không biết được phong cách sống trong cuộc sống đầy lo sợ này, Tịnh Độ chính là một phương pháp của lẽ sống ấy, bởi vì khi quyết định vãng sanh rồi, cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa hơn và an lạc hơn. Qua bổn nguyện niệm Phật, những việc hư dối của kiếp nhân sinh sẽ trở nên chân thật, phong phúthực tiễn hơn, sẽ thay đổi cuộc sống dối trá. Thân Loan nói rằng: “Chỉ một lòng chí tâm niệm Phật.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 436)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(Xem: 423)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(Xem: 408)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(Xem: 462)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(Xem: 284)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(Xem: 388)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 737)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(Xem: 1056)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(Xem: 1375)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(Xem: 1115)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(Xem: 1046)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(Xem: 2229)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(Xem: 1448)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(Xem: 1720)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(Xem: 2121)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(Xem: 1830)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(Xem: 2525)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 4647)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 2579)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(Xem: 6201)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(Xem: 3177)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 2996)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(Xem: 2841)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(Xem: 3623)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(Xem: 3135)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(Xem: 7978)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 2801)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(Xem: 8373)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 4344)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(Xem: 8016)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6553)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 11056)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 22678)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 5189)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(Xem: 11585)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 11215)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 12411)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 34407)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32529)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 21963)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12381)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 11734)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 10240)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10718)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 11689)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11584)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10756)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10546)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 11238)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(Xem: 7126)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(Xem: 6463)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(Xem: 7150)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(Xem: 5666)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(Xem: 6357)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(Xem: 5950)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(Xem: 9274)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(Xem: 5841)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(Xem: 5808)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(Xem: 5562)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
(Xem: 6113)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant