Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

29- Tự Tại

21 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 3420)
29- Tự Tại

TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC
Tỳ Kheo Thích Chân Quang
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội - 2004

TỰ TẠI

1. ĐỊNH NGHĨA.

Bản thân chữ Tự tại khó có thể định nghĩa được một cách chính xác. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu Tự tại là những cách sống, biểu hiện của chính mình không còn lệ thuộc, chi phối và lay động bởi ngoại cảnh. Đây cũng là bài quan trọng trong chuỗi bài nói về đạo đức của một người tu theo Phật. 

2.BIỂU HIỆN CỦA TỰ TẠI.

Ở các tôn giáo khác, người ta có thể ca ngợi những giá trị nào đó của con người theo quan niệm của tôn giáo mình. Riêng trong đạo Phật, chúng ta ca ngợi rất nhiều về tinh thần tự tại, ung dung trong đau khổ, trong chết chóc và khi đối diện với những nghịch cảnh của cuộc đời. Tinh thần tự tại được xem là một đạo đức rất cao của những người tu theo đạo Phật. Vì vậy, một người khi gặp những nghịch cảnh đau lòng mà vẫn thản nhiên, không buồn khổ được gọi là người đã tu tập rất cao, có thái độ ung dung, tự tại trong đời sống. 

Trong đạo Phật, chúng ta từng được nghe kể rất nhiều về gương sống Tự tại của Đức Phật, chư Tổ, của các vị Thiền sư. Đó là những con người trước muôn trùng sóng gió, đau khổ của cuộc đời vẫn đối diện một cách vững chắc và bình thản. Họ không bị ngoại cảnh làm phát khởi đau khổ, làm cho phiền não. Không chỉ riêng trong đạo Phật, ngay cả các Tôn giáo khác, nếu vị giáo Tổ hay vị triết gia nào thể hiện được tinh thần ung dung trước nghịch cảnh cũng đều được muôn đời sau ngợi ca, tin tưởngxem như đó là một sự thành tựu vững chắc trong triết lý, tư tưởng của họ. 

Ví dụ, Khổng Tử - một chính trị gia, một triết gia nổi tiếng của phương Đông- cũng được ca ngợi là người có tinh thần ung dung, tự tại. Có lần, ở nước Trần, Khổng Tử rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, bị người ta hất hủi, xua đuổi, không có gì để ăn nhưng ông vẫn ung dung ngồi đánh đàn. Những đệ tử thấy vậy than phiền vì trong hoàn cảnh khốn cùng như vậy mà Thầy vẫn coi như không có gì xảy ra. Khổng Tử đã nói với họ rằng: “Cuộc đời cứ ung dung trôi đi, còn con người cứ bình thản mà sống”. Chính thái độ sống như vậy đã khiến cho những người theo đạo Nho đến bây giờ vẫn tin tưởng vào vị giáo Tổ của mình - con người không bị lung lay bởi ngoại cảnh. Mặc dù không giải thích được nhưng người ta vẫn cho rằng đó là sự thành tựu rất cao của tư tưởng, của tâm hồn, của nhân cách một con người

Hoặc Lão Tử – một con người siêu việt, một người có tâm linh đặc biệt – cũng được người đời ngợi ca. Ông đã viết cuốn: Đạo đức kinh để lại cho đời sau một triết lý sống rất cao cả. Tuy sống một cuộc đời đạm bạc nhưng Đạo đức của ông cao ngất khiến ai cũng khâm phục. Phải là người chứng ngộ tâm linh rất cao, ông mới có thể vượt thoát mọi ràng buộc, không màng đến danh lợi và để lại một triết lý thâm sâu như vậy. 

Chính sự xuất hiện của những người như Lão Tử, Khổng Tử đã làm phong phú cho nền văn hóa cũng như cho triết lý của phương Đông mà đến muôn đời sau, người ta vẫn còn phát triển và vận dụng. Triết lý ấy đã tạo nên một lối sống vừa nghiêm cẩn vừa thanh thoát của người phương Đông. Vì vậy, khi đạo Phật du nhập sang Trung Hoa, gặp gỡ hai tư tưởng ấy và đã kết hợp để tạo nên một nền văn hóa thật tuyệt vời. Có thể nói, đỉnh cao trí tuệ, triết học của loài người tụ hội lại nơi mảnh đất Trung Hoa. Là nước lân cận, Việt Nam chúng ta cũng tiếp nhận được cả ba nguồn văn hóa đó nhưng hoàn chỉnh nhất và đầy đủ nhất vẫn là đạo Phật. Chúng ta có thể xem đạo Phật như là cái nền có khả năng dung hợp được những tư tưởng của các tôn giáo khác. 

Nhắc đến những người nổi tiếng có cuộc sống ung dung tự tại, chúng ta không thể không kể đến Socrate - một triết gia Hy Lạp, người được xem là có công khai sáng nền triết học phương Tây. Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học đồng thời cũng là một nhà giáo dục đã để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng quý báu. Thời ông sống, không có phương tiện truyền thông như bây giờ. Vì vậy, ông chỉ truyền bá tư tưởng của mình bằng cách đi hết nơi này đến nơi khác để nói chuyện. Những lúc như vậy, ông cảm thấy như đó là một thiên chức, một sứ mạng cao cả nên rất hứng khởi và nói rất say sưa. Ông có một nghệ thuật, một cách nói rất thuyết phục khiến nhiều người tin tưởngđi theo triết lý của ông. Đôi lúc, thấy ông không lo làm ăn, chỉ đi nói chuyện, vợ ông cũng buồn và có vài phản ứng. Thậm chí, có lúc bà còn mắng ông, đuổi ông ra khỏi nhà; có khi còn tiện tay tạt luôn ly nước vào mặt ông… nhưng ông vẫn coi như không có gì xảy ra, không giận, không buồn. Nhiều lúc ông còn tự hào, nhờ có bà vợ như vậy mà ông trở thành triết gia. Trong sự nhẫn nhịn trước những phản ứng của vợ, ông đã tìm ra nhiều đạo lý sống. 

Là nhà tư tưởng nhưng Socrate có những biểu hiện khiến người đời không sao hiểu nổi. Một lần, khi đang đi ngoài đường phố, ông đứng lại suy tư, trầm ngâm rồi nhập định luôn. Cứ thế, suốt một ngày, một đêm ông đứng bất động ngoài đường phố, sáng hôm sau mới xuất địnhtrở về nhà. Đó là những con người không đơn giản

Ngày xưa, ở phương Tây, người ta dùng chữ philosopher để chỉ những triết gia. Nhưng chính xác, philosopher phải hiểu là đạo sĩ. Những người như vậy thường có năng lực tâm linh rất lớn. Ngoài việc có tư tưởng, đạo lý để tryền bá cho mọi người, họ còn có năng lực tâm linh rất phi thường. Càng về sau này, những người đuợc gọi là philosopher chỉ còn khả năng thuyết giảng, không còn tâm linh phi thường như những philosopher trước kia nữa. Điều này cũng có thể hiểu tương tự như trong đạo Phật chúng ta. Thời Đức Phật, Ngài có trí tuệ, từ bi, thầân thông diệu dụng… nhưng bây giờ chúng ta giảng về đạo Phật chỉ có triết lý chứ không còn những biểu hiện siêu việt như Ngài. 

Đệ tử của Socrate là Platon, đệ tử của Platon là Aristote là những người được coi là những vị giáo Tổ, để lại bao nhiêu tư tưởng quý giá cho nền triết học Tây phương. Sau đó, nền triết học Tây phươngảnh hưởng rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên, xét cho cùng, hiện nay người ta vẫn thích triết học Đông phương hơn. Nhiều người đã học theo Tây phương rất nhiều cuối cùng cũng tìm đến triết học Đông phương vì sự sâu sắc, thâm thúy của nó. Triết học của người phương Tây không đi sâu vào tâm linh như người phương Đông nên khả năng đứng bất động như Socrate không được truyền dạy lại và vì thế cũng dần dần bị mai một đi. 

Trở lại những câu chuyện kể về Socrate, chúng ta thấy ông thường hay nói chuyện đạo với người khác và dĩ nhiên khi nói chuyện đạo, ông có sửa những sai lầm của người này, người nọ nên đụng chạm đến những người có thế lực đương thời. Xung đột ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, quần chúng theo ông ngày càng đông. Một lần, do có người ganh ghét, vu khống, ông bị bắt và bị buộc phải uống thuốc độc. Ông đã ung dung thanh thản đón nhận cái chết bằng cách bưng ly thuốc độc uống và tiếp tục nói chuyện với các đệ tử của mình trong khi họ đang đứng khóc chung quanh ông. Sau đó, ông mệt quá, nằm xuống và nói với các đệ tử: “Bàn chân đã lạnh rồi, lạnh dần lên đầu gối rồi, lạnh lên đến ngực là chết”. Khi cơ thể đã lanïh đến bụng, ông dặn dò đệ tử vài điều rồi trút hơn thở cuối cùng

Tất cả những điều đó đã để lại cho chúng ta sự cảm phục. Rõ ràng, phải có sự thành tựu thật sự trong nội tâm, trong tinh thần, họ mới nói được đạo lý và có những biểu hiện rất tự tại như vậy. Chính sự tự tại đó làm cho họ có sức mạnh, có sức sống, niềm tin, niềm hạnh phúc và có giá trị để không còn lệ thuộc bên ngoài nữa, khiến cho mọi người thán phục

3. NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI NHÌN LẠI.

Một thời gian rất dài, khi đến với đạo Phật, nhiều người cũng hâm mộ thái độ tự tại đó. Mấy chục năm trở lại đây, Thiền tông xuất hiện trở lạiViệt Nam. Những sách vở thiền luôn ca ngợi sự tự tại của thiền sư khiến những người hậu học chúng ta đâm ra quá thích thái độ tự tại đó. Vì quá thích và ước muốn đời sống tự tại trong khi công hạnh chưa dày, phước lực mỏng nên nhiều người đã bị đổ vỡ. Đây là điều rất tai hại không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả Phật pháp. Thật ra tự tại là kết quả của bao nhiêu chuỗi công hạnh phía trước. Khi đã có được chuỗi các công hạnh, tự tại mới xuất hiện như là một biểu hiện rất tự nhiên. Nhưng vì vội vã tìm đến tự tại sớm quá nên tự tại bị mất căn bản, phát sinh nhiều phản ứng phụ, làm đổ vỡ sự tu hành của chúng ta

Chúng ta biết rằng, Thiền định đưa đến trí tuệ. Nhờ công phu Thiền định sâu thẳm, chúng ta cũng có được sự tự tại. Nghĩa là, tự tại chỉ là một nhánh nhỏ, một hệ quả nhỏ của Thiền định. Nhưng nếu không biết, chỉ lấy tự tại làm mục tiêu để hướng đến, chúng ta sẽ sinh ra ngông cuồng, làm tổn phước rất nặng. Khi đến với chùa, không ít cư sĩ nghe người ta nói lõm bõm về một đạo Phật có các vị Thánh, các vị Thiền sư sống một cách ung dung tự tại, có những biểu hiện lạ lùng, vượt ra ngoài khuôn phép bình thường. Thế rồi họ cũng bắt chước, nhiều khi cũng nói năng ngông cuồng. Những điều đó làm cho họ tổn phước. Vì vậy, tự tại cũng nguy hiểm vì có những phản ứng phụ, chúng ta phải cẩn thận

4. HIỂU SAI VÀ LẠM DỤNG

Tự tại có rất nhiều ý nghĩa nhưng có thể bị hiểu sai và lạm dụng

Trước hết, tự tại có thể bị hiểu sai trở thành ích kỷ. Bản thân chữ tự có nghĩa là chính mình. Trong đạo Phật, chữ tự này xuất hiện rất nhiều. Trong Thiền tông, chúng ta thường nghe câu: “Phản quang tự kỷ bổn phận sự”. Nghĩa là nhiệm vụ, việc làm gốc của người tu là soi lại chính mình. Đặc biệt, danh từ Thiền giáo thường nhấn mạnh đến: tự tánh, tự tâm, tự kỷ… Đó là những chữ nhắc nhở người tu thiền luôn luôn đi tìm những giá trị tồn tại nơi chính mình. Nếu người nào hướng ngoại, đi tìm những giá trị từ bên ngoài, đều bị các thầy lớn nhắc nhở: “ Kho báu trong nhà không tìm mà lang thang ra bên ngoài”. Nghĩa là nơi chính mình có đầy đủ hạnh phúc, trí tuệ, giá trị, trăng gió xưa nay chưa từng hết, cứ nơi đó mà tha hồ thưởng ngoạn, không có gì phải sợ hết, không việc gì phải tìm ra bên ngoài. Chữ tự có nghĩa là vậy. Nhưng chữ tự ấy cũng chính là tự ngã. Quả thật, khởi điểm của sự tu hành phải chính nơi nội tâm của mỗi người, nhưng cứ đứng tại đó thì chúng ta sẽ củng cố cái bản ngã của mình, củng cố cái chấp ngã của mình, dễ làm cho tự ngã tăng trưởng

Mặt khác, người tự tại không bận tâm gì đến ngoại cảnh nên cũng không bận tâm gì đến những người chung quanh. Sống như vậy, vô tình họ đánh mất đi sự vị tha mà không hay biết. Một khi không sống vị tha nghĩa là vị kỷ đã xuất hiện. Bởi vậy, nếu không có gốc, cứ đi tìm tự tại trong khi bao nhiêu công hạnh phía trước không thực hiện được, dần dần chúng ta sẽ rơi vào sai lầm. Nhiều người khi đi tìm sự tu tập, khát khao giải thoát, khát khao giác ngộ, hết sức tinh tấn, vào thất đóng cửa ngồi thiền định hoặc ở trong đại chúng mà sống như giữa không người, không quan tâm đến ai, không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài… và cứ tưởng như vậy là sự giải thoát, tự tại. Không ngờ, lối sống đó làm lòng ích kỷ lớn dần, không còn thông cảm đến những cảnh vui khổ của người. 

Chúng ta vẫn thường ước mơ về một thế giới mà ở đó con người luôn luôn biết thương yêu nhau. Chưa nói gì đến những vấn đề cao siêu, nếu mọi người đều thương yêu nhau thì thế gian này sẽ trở thành thiên đường, hạnh phúc sẽ tràn ngập. Hiện tại, có thể chúng ta còn bị thiên tai, đói khổ, bệnh tật đe dọa nhưng trong hoàn cảnh đó nếu con người ai cũng yêu thương nhau, cũng giúp đỡ nhau thì hạnh phúc, niềm vui vẫn tràn đầy. 

Mãi về sau tôi có viết những dòng thơ để nói 

Sẽ chỉ nói lên để ca ngợi tình thương

Của con ngườinhân loại quê hương

Của hạnh phúc thoát ra ngoài tội lỗi 
 
 

Mãi về sau tôi có viết những dòng thơ để nói

Sẽ nói lên để ca ngợi sự an nhiên

Hạnh phúc nào thong thả tựa thần tiên

Rất thanh thoát ung dung và đĩnh đacï 
 
 

Mãi về sau tôi có viết những dòng thơ để hát

Sẽ đoàn kết mọi người trong một trái tim chung

Hạnh phúc thiêng liêng và vĩ đại vô cùng 

Một là tất cả và tất cả mọi người là một.

 

Khi công phu tu hành đúng hướng, tâm chúng ta dần dần trở nên quan tâm đến những người chung quanh nhiều hơn. Nhu cầu của huynh đệ, nét buồn trên gương mặt khách, vẻ xanh xao của bạn… đều được ta nhận ra nhanh chóng và tìm cách giúp đỡ. Nếu dụng công sai, chúng ta sẽ càng lúc càng tự tại mà quên dần người chung quanh.

Đức Phật đã từng dạy, một giáo lý phải thực hành, phải xem xét tới lui đến khi tin chắc đây là lẽ phải mới chấp nhận. Giáo lý về sự tự tại cũng vậy, cũng phải được xem xét tới lui qua nhiều góc độ để thấy rõ ưu và khuyết điểm của nó. Và rồi chúng ta đều sẽ thấy rằng người tu khi bớt lo cho bản thân mình, nghĩa là bớt ngã chấp, thì vị tha sẽ xuất hiện rất tự nhiên. Lúc ấy, cuộc sống của huynh đệ chung quanh hiện ra trước mắt để họ phải lo lắng, giúp đỡ và đó cũng là một bổn phận, một đạo lý, một bước tiến nho nhỏ trên đường tu. Còn người nào có thể tiến xa, vượt trội hơn để sống một cuộc đời vị tha trọn vẹn vì tất cả chúng sinh thì điều đó quá lý tưởng, là niềm mong ước của tất cả mọi người

Cần lưu ý một điều, khi đi tìm sự tự tại, nhất là càng chứng tỏ sự tự tại của mình bao nhiêu, người ta càng mất vị tha bấy nhiêu. Vì vậy, lúc đầu có người hơi nghi ngờ về giáo lý của sự tự tại. Mãi đến sau này, trải qua một thời gian dài tu hành, người ta mới củng cố lại được lý luận về sự tự tại để hiểu thế nào là sự tự tại đúng và thế nào là tự tại sai. 

Như vậy, biểu hiện của tự tại sai trước hết là lệch qua ích kỷ vì điều gì cũng cho là do chính mình, do nơi mình mà quên đi mọi người. Biểu hiện thứ hai là hiểu sai tự tại trở thành thờ ơ, lãnh đạm. Cứ đi tìm và duy trì sự an nhiên tự tại của chính mình nên đối với ngoại cảnh, chúng ta không còn trách nhiệm, chỉ sống bàng quan, dửng dưng. Ngay đối với niềm vui và nỗi khổ của chúng sinh, chúng ta cũng thờ ơ để trở thành người thiếu từ bi, thiếu tình người.

Sở dĩ chúng ta xem đây là một lệch lạc của Tự tại vì người tu đúng sẽ bất động khi những nghịch cảnh như khen chê, đau khổ, mất mát… ập đến với chính mình nhưng phải đồng cảm với khổ vui của người, không được tỏ thái độ bàng quan, dửng dưng. Ví dụ, khi bị một người nào đó mắng chửi, chúng ta không giận dữlúc ấy chúng ta bất động. Đó là một thái độ rất đúng đắn. Nhưng khi có người nào đó đến nói với mình đêm qua nhà họ bị cháy, tất cả tài sản không cứu được, chúng ta không được tỏ thái độ lãnh đạm. Tất nhiên, chúng ta không khổ theo nỗi khổ của chúng sinh mà phải có sự đồng cảm, tìm cách an ủi, giúp đỡ họ. Chúng ta phải hiểu, đồng cảm là vui với niềm vui của người và sẻ chia nỗi khổ với họ khi họ tìm đến với mình. Đây là đạo đức mà người tu không thể thiếu được. 

Chúng ta còn nhớ câu chuyện một người mù ca ngợi thiền sư Bankei. Ông bị mù, không nhìn thấy được nét mặt người khác nên chỉ đánh giá con người qua tiếng nói của họ. Chẳng hạn, có người nghe người khác khổ cũng tỏ ra tội nghiệp nhưng trong âm thanh lời nói vẫn có cái mừng trong đó, mừng vì người ta sẽ thua mình. Có người thấy người khác thành công cũng khen nhưng trong lời khen đó ông vẫn lắng nghe điều gì bực bội, đó là cái bực bội vì người ta hơn mình. Với ông, chỉ có thiền sư Bankei mỗi khi san sẻ nỗi buồn của người khác, trong âm thanh của lời nóitrọn vẹn nỗi buồn. Hoặc khi Ngài khen sự thành công của người khác, ông nghe được trong âm thanh ấy trọn vẹn nỗi vui mừng. Nghĩa là Ngài luôn đồng cảm, sẻ chia một cách chân thành với niềm vui và nỗi khổ của chúng sinh

Nếu muốn đạt đến Tự tại mà trước đó không chuẩn bị một cách căn bản thì sự Tự tại của chúng ta sẽ kéo theo những sai lầm. Đó là sự ích kỷ, lãnh đạm, thờ ơ. Vì vậy, đối với bản thân mình, người tu không để khổ vui chi phối nhưng đối với khổ vui của chúng sinh phải có sự đồng cảm. Tuy nhiên, sự đồng cảm của chúng ta không giống người đời. Nghĩa là không có buồn khổ uỷ mị hay vui hả hê theo khổ vui của người khác. Sự đồng cảm, vui buồn của người tu phải thật sự nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. 

Ví dụ, với người đời, ghét là không ưa, trong lòng bực bội tức tối, ghét cay ghét đắng. Nhưng với chúng ta, nếu nói ghét điều gì đó (người mặc áo dài mà mặc quần xà lỏn chẳng hạn) có nghĩa là không bằng lòng, không thích như vậy chứ không tức tối, bực bội hay phải ruồng bỏ. Nghe chữ ghét có vẻ nặng nề, cường điệu nhưng thật sự trong tâm chúng ta rất nhẹ nhàng, chỉ là sự không bằng lòng mà thôi. 

Sở dĩ chúng ta không tỏ ra quá quắt khi đồng cảm vì khi người ta đến với mình, trong sự bất động đó, chúng ta khởi được cái dụng. Nếu nghe người ta có chuyện buồn, chúng tanỗi buồn cùng họ. Trước nỗi đau khổ ghê gớm của người, chúng ta vẫn có tâm trạng buồn để chia sẻ nhưng nỗi buồn ấy không thành một cái xao động của cảm giác quá mạnh ở phía trên. Đó chính là cái dụng của tâm, của sự đồng cảm do Đạo đức của lòng từ bi phát ra chứ không phải là nỗi buồn bình thường

Những người hiểu lệch về tự tại, cố biểu hiện tự tại cũng sẽ trở thành kiêu mạn. Vì sao như vậy? Vì người ấy lo đi tìm giá trị tự tại, chỉ sống với chính mình không cần tôn trọng ai. Chúng ta biết rằng, khiêm hạ có được là do mình biết tôn trọng người khác. Càng tôn trọng nhiều người, tâm khiêm hạ càng lớn. Một khi không còn ai để tôn trọng, kiêu mạn sẽ phát sinh. Đây là điều rất nguy hiểm.

Khi tu tập cũng vậy. Trước hết, chúng ta phải biết lạy Phật với trọn lòng tôn kính để giữ gốc công đức. Công đức lễ Phật làm chúng ta được phước rất lớn nhưng tâm khiêm hạ vẫn chưa nhiều. Vì Phật là một vị Thánh quá tuyệt đối. Khi tôn kính Ngài, nơi tâm chúng ta sẽ dần dần xuất hiện những công đức vi diệu, những tư cách của bậc Thánh nên công đức rất lớn. Nhưng tâm khiêm hạ vẫn chưa nhiều vì trước một bậc Thánh quá vĩ đại như vậy, chúng tađảnh lễ, tôn kính cũng là điều bình thường. Nhưng nếu tận trong thâm tâm có được lòng cung kính, biết ơn đối với những vị có niên cao, lạp trưởng nhưng kém tài hơn mình thì tính khiêm hạ lại càng lớn hơn. 

Ví dụ, gặp một vị Thượng tọa, một vị Hòa thượng tu trước dù vị đó chưa đắc đạo, có khi còn kém tài hơn mình, chúng ta vẫn cúi đầu đảnh lễ, vẫn tôn kính thì tâm khiêm hạ của chúng ta rất lớn. Dù sao họ vẫn là những người đi trước, thời gian tu hành tích lũy lâu, có đức hơn chúng ta và là một trong những mắc xích quan trọng nối tiếp nhau giữ gìn Phật pháp qua từng thời đại, qua từng thế hệ. Đảnh lễ những vị tôn túc ấy là chúng ta biết ơn họ, tôn kính họ – những người đã có công giữ gìn Phật pháp. Tôn kính được những người bình thường ấy chứng tỏ tâm khiêm hạ của chúng ta đã vững. 

Hoặc cung kính, biết ơn các huynh đệ ngang hàng với mình, tâm khiêm hạ của chúng ta càng lớn hơn và có thể tiêu trừ được kiêu mạn. Ví dụ, khi có lỗi lầm gì, chúng ta ra trước đại chúng sám hối, đảnh lễ một cách chân thành dù đó chỉ là những huynh đệ ngang với mình, thì tâm khiêm hạ rất cao. Chính sự khiêm hạ này là công đức gốc làm cho kiêu mạn không còn nữa. 

Như vậy, đối tượng kính trọng càng tầm thường bao nhiêu, tâm khiêm hạ của chúng ta càng lớn bấy nhiêu. Hiện nay, người tu hành chúng ta đã đảnh lễ được đến đại chúng, đến những huynh đệ ngang với mình. Nhưng lý tưởng trong đạo là chúng ta phải tôn trọng những đối tượng thấp hơn nữa như lời một bài hát: “ Xin Phật dạy cho con được lòng khiêm cung, hiểu mình như sương như bụi, xin quỳ lạy nơi nơi, dù cỏ cây hay cánh chim bạt trời”. 

5. TIẾN TRÌNH ĐƯA ĐẾN TỰ TẠI.

Chúng ta đã biết, khởi điểm của sự tu hành là ba công hạnh căn bản: Tôn kính Phật - Từ bi và Khiêm hạ. Từ ba công hạnh này sẽ xuất hiện vô số những công hạnh khác mà chúng ta đã khảo sát trong những bài trước. 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là giới. Giới có hai mức: thấp hơn Đạo đức và cao hơn Đạo đức. Thấp hơn Đạo đức là những giới điều bình thường, những quy định bình thường như: đi chứ không được chạy. Giới cao hơn Đạo đức chính là sự vô cấu, vô nhiễm. Phải có công đức rất vững mới đạt được sự vô nhiễm này. Người nào muốn giữ được sự vô nhiễm phải thực hành kỹ ba tâm hạnh trên. 

Khi đã có đủ các yếu tố ấy, chúng ta mới thành tựu Thiền định, nghĩa là trong tâm chúng ta mới xuất hiện được định lực khi ngồi Thiền. Khi đã thành tựu Thiền định, trí tuệsự giải thoát mới xuất hiện. Người nào cứ hăm hở tu Thiền mà không biết đến những công hạnh phía trước, người đó sẽ không thành công

Như đã nói ở phần trước, Thiền định có nhiều nhánh. Tự tại là một nhánh quan trọng của Thiền định, là một biểu hiện tự nhiên của người tu tập chứ không phải là đường đi chính của Thiền định. Tự tại sẽ xuất hiện song song với Thiền định một cách tự nhiên chứ không phải là mục tiêu phấn đấu để đạt được. Do vậy, cứ cố ý đi tìm tự tại, chứng tỏ tự tạichúng ta đã hiểu sai về Phật pháp. Khi nội tâm bất động, thái độ tự tại sẽ xuất hiện. Đó là cái chúng ta không quan tâm, không cố ý đi tìm nhưng nó vẫn xuất hiện. Chúng ta nên nhớ điều này. 

Tương tự như vậy, trên con đường thẳng đi đến Thiền định, có vô số những biểu hiện bất ngờ xuất hiện. Đó cũng là những cái chúng ta không quan tâm. Nếu cứ chứng tỏ cho mọi người thấy mình sống trên đời này an nhàn, ung dung, tự tạichúng ta đã sai. Đó chỉ là sự khoe khoang. 

6. TỰ TẠI ĐÚNG BAO GỒM CÁC HẠNH KHÁC.

Tự tại đúng phải bao gồm những đức hạnh khác. Trước hết, đó là sự nhẫn nhục trước nghịch cảnh. Khi đã tự tại, chúng ta không có sự sầu khổ vì những chuyện buồn phiền xảy đến với mình, nhưng vẫn có lòng bi mẫn đối với nỗi khổ của chúng sinh. Đây là sự đồng cảm mà chúng ta đã đề cập ở phần trước. Ví dụ, khi bị mất một chiếc xe, lòng chúng ta vẫn bất động, không có sự lo lắng, buồn phiền hay chán nản. Đó là tự tại nhẫn nhục. Nhưng khi người khác bị mất xe, chúng ta laiï xót xa, đồng cảm với họ. Điểm này gọi là trung đạo. Hai thái độ này trái ngược nhau nhưng hỗ trợ, làm nên sức mạnh cho nhau. Cái này xuất hiện, cái kia sẽ không có và ngược lại. Hay nói cách khác, khi vị tha xuất hiện thì vị kỷ sẽ vắng mặt và ngược lại, vị kỷ tồn tại thì vị tha sẽ biến mất. Trong cuộc sống, nếu đồng cảm, quan tâm đến những vui, buồn của người khác thì tự nhiên chuyện của mình sẽ không còn nữa, chúng ta trở thành người tự tại mà không hay. Nếu cứ quan tâm, buồn vui sướng khổ theo chuyện của mình thì chuyện của người, chúng ta không quan tâm được. Vì vậy, tự tại đúng nghĩa phải là không bận tâm vì chuyện của mình nhưng rất bi mẫn, rất đồng cảm với chuyện của người. Chính sức mạnh của lòng thương yêu, đồng cảm với những khổ vui của người người (vị tha) đã làm cho vị kỷ tan biến và tự tại xuất hiện.

Một biểu hiện khác của tự tại là không có tham vọng, không lo toan, chạy vạy đi tìm danh lợi cho mình. Người có tham vọng là người luôn bận tâm và khổ sở vì những mưu mô, tính toán, tranh thủ lấy lòng người này, người khác. Họ có những nỗi sầu khổ, bận tâm do tham vọng thúc đẩy. Trong khi đó, người tự tại là người không còn ham muốn đó nữa, không còn tham vọng đối với danh lợi thế gian nữa. Tuy nhiên, họ không phải sống một đời an nhàn, ung dung, giải thoátsuốt đời tận tụy hy sinhPhật pháp, vì chúng sinh. Với khả năng của mình, lúc nào họ cũng hết lòng hỗ trợ cho Chánh pháp

Trước đây, nhiều người đã hiểu sai về vấn đề này. Họ cứ nghĩ đi tu là tự tại, là vô tác - không làm gì cả. Người tu chỉ cần một cái cốc đầy đủ tiện nghi và suốt ngày ở trong đó tụng kinh, ngồi thiền là đủ. Một triết gia Trung Hoa ảnh hưởng tư tưởng “Vô vi” của Lão Tử đã phát biểu rằng: “Bạt nhất mao lợi thiên hạ bất vi” (Nhổ một sợi lông để làm lợi cho khắp thiên hạ cũng không làm). Ông chủ trương :“vô tác vô vi”- không làm gì hết - và xem đó là đạo lý. Người hiểu đạo như vậy là sai lầm. Tuy cũng đi tìm sự ung dung, tự tại, nhưng do hiểu lệch nên họ không còn tận tụy, hy sinh vì người khác. Ở đây, người có thái độ đúng là người trong thẳm sâu tâm hồn không còn mong ước, đấu tranh, tìm kiếm lợi ích cho bản thân mình nhưng lại tận tụy, vất vả một đời vì cuộc sống của mọi người

Nói đến điều này, chúng ta cần tránh hai cực đoan: Thứ nhất, người không còn ý niệm mong cầu cho riêng mình nên thích sống ẩn dật, xa lánh mọi người. Thứ hai, người có quá nhiều tham vọng nên trong công việc chung luôn tranh giành, thủ đoạn rất vất vả

Người tu chúng ta không cầu mong điều gì cho mình. Trong tận đáy sâu tâm hồn, thấy ai hơn mình, chúng ta vui mừng nhưng lúc nào cũng bận rộn, tận tụy, giúp được ai điều gì chúng ta cũng sẵn sàng. Ví dụ, sau này, chúng ta có thể làm giáo thọ, về dạy ở một làng quê nào đó trong khi người huynh đệ cùng lớp với mình lại về một Huyện lớn làm Chánh đại diện. Khi người huynh đệ nhờ phụ giúp một số việc vì họ quá bận, nếu sắp xếp được chúng ta cũng sẵn sàng về phụ. Có thể đó là công việc lo giấy tờ giúp cho huynh đệ rất vất vả, không ai biết đến nhưng chúng ta vẫn vui vẻ. Vì là người có đạo đức, chúng ta không nề hà bất cứ việc gì miễn là việc ấy có lợi cho Phật pháp, có lợi cho chúng sinh. Chúng ta làm mà không hề mong cầu điều gì khác cho mình. Đó mới là thái độ đúng. Nếu có năng lực, có sức khoẻ nhưng cứ ngại cuộc đời danh lợi, bon chen mệt mỏi mà tìm đến nơi nào vắng vẻ để tu, không đóng góp vào Phật phápchúng ta đã có thái độ sai lầm

7. NHỮNG ĐỨC HẠNH CẦN THIẾT ĐI KÈM VỚI TỰ TẠI.

Đức hạnh thứ nhất là không bận tâm về sự đánh giá, khen chê của người (vượt lên trên dư luận) nhưng vẫn chân thành lắng nghe và học hỏi cái hay của người. 

Người tự tại không bận tâm về sự khen chê của người khác. Khi ra làm việc hoặc đi thuyết giảng, nếu có người khen hoặc chê điều gì, chúng ta cũng không bị động tâm. Đó chính là sự không động tâm vì dư luận bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cũng không phải như cỏ cây, sắt đá vô tri vô giác, không biết nghe ý kiến người khác. Trước lời khen chê của người, chúng ta phải xét lại bản thân mình, xem lời khen tiếng chê đó đúng sai ở mức độ nào mặc dù không để lòng mình buồn vui theo điều đó. 

Ví dụ, khi người khác khen mình giảng hay, rất cảm động, chúng ta phải xét xem những điều người ta nói có thật hay không. Nếu lời khen ấy là đúng, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân vì sao giảng hay, thuyết phục để có thể truyền kinh nghiệm cho những người khác. Hoặc khi người ta nói về cái sai của mình, chúng ta phải bình thản. Nếu những điều họ nói là đúng, chúng ta phải tìm lỗi mà sửa. Nếu lời phê bình của họ sai, chúng ta cũng không vì thế mà giận. Đó chính là thái độ đúng của người tự tại. Nếu cứ bỏ mặc ngoài tai những ý kiến của người khác, chúng ta sẽ trở thành người lì lợm, bướng bỉnh. Điều này không phù hợp với chủ trương của đạo Phật

Chúng ta phải tinh ý quan sát cái hay của người để học hỏi một cách chân thành. Nếu biết nhìn vào cuộc đời, nhìn vào con người để học, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm của người khác đồng thời học hỏi được những cái hay, cái tốt đẹp của họ. Người xưa đã từng dạy: “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên” (Trong số ba người cùng đi với ta chắc hẳn có một người là thầy ta). Cứ học hỏi cái hay của người, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Có người không được học nhiều, chỉ học một số giáo lý căn bản của Đức Phật, chư Tổ, chư Thánh nhưng biết quan sát trong cuộc sống kết hợp với kinh nghiệm bản thân mình nên đã thành công

Một điều nữa chúng ta phải để ý là người tự tạinội tâm bình lặng, không lăng xăng nhưng tràn đầy lòng thương yêu chúng sinh. Nói như vậy nghĩa là người có nội tâm trống rỗng, không còn điều gì, không lăng xăng điều gì không phải là người tu đúng. Ví dụ, một mảnh đất đầy gai góc, cỏ dại, chúng ta dọn cho sạch rồi để đó, mảnh đất vẫn chưa có lợi. Mảnh đất tốt phải là mảnh đất được dọn sạch cỏ dại, gai góc, cày xới và được con người trồng lên đó những hàng cây ăn quả, những khóm hoa, những loại cỏ đẹp v.v… Tâm hồn con người cũng vậy. Lúc đầu, trong tâm hồn ấy có đầy đủ tham, sân, si, hận, thù, thương, giận, ghét… Khi biết đạo, chúng ta dọn sạch những xấu xa, tội lỗi, những sai lầm, mê muội nhưng phải lấp đầy trong đó lòng từ bi, lòng thương yêu chúng sinh. Vì vậy, nội tâm đúng phải là một nội tâm thanh tịnh mà tràn đầy tình thương yêu. 

Ở đây, nếu đừng bị tà kiến tấn công thì khi có được một chút định nào, từ bi sẽ tự nhiên theo đó mà nảy nở. Nhưng khi đã bị tà kiến xâm nhập vào tâm (do mới tu chúng ta đã học một giáo lý gì đó sai lầm), lúc nào chúng ta cũng sẽ giữ tâm khô khan, bất động, không thương không ghét một ai. Lúc ấy, càng định bao nhiêu, tâm chúng ta càng trống bấy nhiêu, không có một chút từ bi nào trong đó. Hiểu được điều này, khi khởi điểm cho sự tu hành, chúng ta phải chuẩn bị trước tâm từ bi để khi việc tu tiến dần, tiến dần về phía trước, từ bi cũng sẽ theo đó mà nảy nở suốt cuộc đời mình.

Tất nhiên, lòng từ bi không phải dễ dàng có được. Thông thường, người nam (quý Thầy) ít có tình cảm hơn người nữ (quý Cô). Người nữ vốn nhạy cảm, dễ thương yêu dù sự thương yêu của họ có thể nhỏ bé, ích kỷ. Nhưng nếu bỏ đi sự ích kỷ nhỏ nhặt, họ sẽ phát triển lòng từ bi nhanh hơn người nam. Ngược lại, quý Thầy được ưu điểm là không cố chấp nhỏ nhặt nhưng lòng lại khô khan hơn, tu tập từ bi khó hơn. Nếu muốn từ bi trong tâm mình xuất hiện tràn đầy, quý Thầy phải quán tâm nguyện và từ bi ít nhất từ ba năm trở lên. Ngay cả những người thường ca ngợi lòng thương yêu con người cũng đã thú nhận cả một thời gian dài tu tập mà vẫn thấy lòng mình trơ như sỏi đá. Phải qua nhiều năm, họ mới bắt đầu thấy tâm từ bi dần dần xuất hiện. Và khi nó đã xuất hiện, chúng ta mới tin được Phật pháp có sự vi diệu

Nói chung, những vấn đề về lòng từ bi vốn vô hạn, không thể diễn tả hết được. Mỗi người tự tu tập đồng thời vẫn tin vào Phật pháp sẽ thấy được điều đó. Khi chưa có từ bi mà nói về nó, chúng ta cũng chỉ nói một cách hời hợt. Phải quyết tâm tu tập từ bi trong một thời gian dài, có thể ba năm, năm năm hay mười năm, chúng ta mới thấy được giá trị của tâm này. 

Một đức hạnh nữa đi kèm với tự tại là có tinh thần phóng khoáng nhưng không phóng túng. Chúng ta không cố chấp nhỏ nhặt nhưng nghiêm túc, ung dung, kỹ lưỡng, nhẹ nhàng. Cố chấp nhỏ nhặt sẽ trở thành người khó tính một cách vô lý. Nhưng chúng ta cũng đừng bao giờ nghĩ rằng người tự tại sống không cầøn điều gì, không cố chấp rồi buông tuồng, phóng túng. Đó là suy nghĩ lệch lạc, không phải tự tại đúng nghĩa. 

Chúng tôi có gặp một Ni sư ở nước ngoài về. Qua câu chuyện, chúng tôi biết bà làm phước rất nhiều, luôn luôn giúp đỡ người khác. Khi về già có tiền hưu, bà cũng để dành mang về Việt Nam làm phước. Nhưng trên gương mặt Ni sư ấy xuất hiện những nét khó chịu. Quả thật, bà là người rất khó tính. Cái khó tính của bà là do cố chấp nhỏ nhặt. Điều này, người Ni rất dễ mắc phải vì họ có đến ba trăm bốn mươi tám giới. Làm gì cũng thấy tội phước nên họ rất lo sợ và giữ thật kỹ. Khi giữ được, họ lại muốn mình hơn thiên hạ nên hay bắt bẻ người này, người kia và đâm ra khó tính. Thực ra, không phải như vậy. Đạo Phật rất kỹ lưỡng nhưng có những cái rất bao dung, tha thứ, không xem là quan trọng. 

Chẳng hạn, luật có quy định người xuất gia không được ăn cơm chung với người tại gia để giữ nề nếp, tôn ti trật tự. Nhưng thực tế, có những lúc chúng ta vẫn ăn cơm với họ rất bình thường. Vì sao vậy ? Vì trong hoàn cảnh nào đó, ngồi ăn cơm chung với cư sĩchúng ta thể hiện tình thương, sự hòa đồng, không phân biệt, không thấy mình hơn thiên hạ. Đúng là khi không ăn cơm chung, chúng ta giữ được nề nếp nhưng nếu cứ giữ mãi nề nếp ấy, chúng ta sẽ thấy mình hơn thiên hạ, nghĩa là người tu mình hơn người tại gia. Đó là quan điểm kiêu mạn. Nghĩ như vậy, kiếp sau chúng ta sẽ không được làm người xuất gia nữa. Thực ra, có nhiều cư sĩ đời trước là người xuất gia nên bây giờ rất giỏi, kinh điển rất thông nhưng không bao giờ xuất gia được. Đơn giản là vì đời trước khi xuất gia rồi, người ấy cứ nhìn thấy thiên hạ thua mình. 

Vì vậy, giữ được nề nếp, giữ được sự cách biệt giữa Tăng và tục, làm cho người tục có được niềm tin với người xuất gia cũng là điều hay. Nhưng không cẩn thận, có khi chúng ta trở nên phân biệt, tự cao và thiếu tình thương. Cho nên, tùy trí tuệ của mình, đôi lúc chúng ta cũng nên ăn cơm chung để thể hiện tình thương, sự hòa đồng. 

Mặt khác, sở dĩ Phật quy định người xuất gia không ăn cơm chung với người tại giađề phòng đôi khi người xuất gia còn những sơ xuất, khi quá gần gũi với cư sĩ sẽ bị họ nhìn thấy. Một khi thấy những sơ xuất của người tu, cư sĩ sẽ mất niềm tin với Phật pháp. Vì vậy, phải giữ khoảng cách với cư sĩ cũng là điều cần thiết. Sự thật, điều này đã xảy ra. Có người từng làm việc với quý Thầy trong các chùa đã tâm sự là không muốn đi chùa nữa, vì từ khi làm việc chung với quý Thầy, họ thấy được những lỗi của người tu và bất mãn, mất niềm tin với Phật pháp. Nghe những lời tâm sự ấy, chúng ta rất đau lòng. Nhưng đây cũng là một thử thách đối với tất cả chúng ta. “Thiệt vàng chẳng sợ chi lửa”, trong hoàn cảnh phải gần gũi với Phật tử, chúng ta cố gắng chứng minh được bản lĩnh, được đạo lực của mình. 

Ví dụ, có thể trên một chuyến hành hương xa hoặc trong một chuyến ủy lạo từ thiện nào đó, chúng ta cùng đi chung với Phật tử. Hoặc có khi người cư sĩ đến chùa làm công quả. Hằng ngày, họ làm việc, tụng kinh, ăn uống… với chúng ta. Những lúc như vậy, chúng ta không bao giờ để họ tìm thấy lỗi của mình. Đó chính là vàng thật không sợ lửa. Chúng ta phải tu tập nội tâm vững chắc để khi sống gần gũi với mình, Phật tử càng có niềm tin vào Phật pháp. Như vậy là chúng ta đã thành công.

Tóm lại, chúng ta không được cố chấp giới điều, phải tùy nghi ứng xử cho thích hợp

8. TỰ TẠI LÀ BIỂU HIỆN CỦA THIỀN ĐỊNHUY ĐỨC.

Chúng ta vẫn giữ oai nghi rất kỹ lưỡng vì tự tại là một biểu hiện của thiền địnhuy đức. Người có thiền định tự nhiên rất có uy. Khi đến gần họ, dù chưa nghe nói tiếng nào, chúng ta cũng có sự nể phục. Đó là một trong những biểu hiện của thiền định. Nhưng dù tự tại, họ vẫn có uy đức, nhìn vào chúng ta thấy mọi cử chỉ của họ đều nghiêm trang, cẩn trọng. Đó là sự dung hòa. Nếu tu tập thiền định, đi tìm tự tại mà không có uy đứcchúng ta đã sai. Đó là tự tại không có gốc. 

Khi xét về tự tại, chúng ta thấy có nhiều mức độ khác nhau. 

Mức độ thứ nhất: Nhờ ba tâm hạnh Kính Phật – Vị tha – Khiêm hạ thuần thục, chúng ta xuất hiện tự tại. Ví dụ, khi có được đời sống vị tha, không lo cho mình, không bận tâm vì mình nữa, ai nói gì cũng không làm mình động tâm, chúng ta sẽ đạt được sự tự tại

Có một vị Thầy kể lại chuyện mình đỡ đẻ cho một sản phụ khiến rất nhiều người khâm phục. Trên đường đi, vị Thầy ấy gặp một sản phụ đang lên cơn đau đẻ. Lúc ấy, ông đành phải xuống xe và đỡ đẻ cho bà một cách rất bình tĩnh. Không phải ai cũng làm được điều này. Nếu lúc nào cũng giữ nề nếp, oai nghi, giữ giới luật, chúng ta sẽ không dám giúp người ta điều đó. Khi đã vị tha, tự nhiên chúng ta sẽ có sự tự tại, không sợ hãi, không mắc cỡ cũng không sợ bị người ta dèm pha, dè biũ. Đó cũng là sự tự tại do tâm vị tha tạo thành. Như vậy, chỉ ở mức độ đạo đức thôi, vị tha cũng đã tạo thành tự tại.

 Mức độ thứ hai: Khi tu thiền định, xuất hiện được trạng thái chánh niệm tỉnh giác, tâm hồn chúng ta càng ung dung, tự tại. Lúc đó, những phiền não mới chớm nhẹ trong tâm sẽ được hóa giải. Nhờ chánh niệm tỉnh giác thu phục tất cả tạp niệm lăng xăngchúng ta đạt được tâm bất hối. Điều này chúng ta đã đề cập khi nói về năm triền cái .

Ví dụ, khi làm điều gì sai, được mọi người cho biết đó là lỗi, chúng ta không hối hận nhưng quyết không bao giờ tái phạm. Đó là bất hối của người được chánh niệm tỉnh giác

Mức độ thứ ba: Khi chứng Sơ thiền, người tu không còn dụng công nữa, tâm vào định một cách tự nhiên, vô cùng thanh tịnh, tham dục biến mất. Mức độ tự tại lúc này cao hơn trước. 

Càng chứng những bậc thiền cao hơn, thân và tâm càng ung dung tự tại hơn nữa. Khi đã đạt đến trình độ như Đức Phật hoặc bằng các vị Alahán thì tự tại đó thoát ra ngoài sự ràng buộc của ba cõi, sáu đườnghoàn toàn giải thoát

 Còn một mức tự tạichúng ta hay nghe kể là muốn sống, chết tùy theo ý mình. Một Thiền sư muốn tịch giờ nào có thể tịch giờ đó. Nhưng chỗ này chúng ta cần hiểu thêm: Tự tại trên sống chết cũng chưa hẳn là đạt mức tuyệt đối của Thiền định, chưa phải là chứng ngộ hoàn toàn. Có người chỉ mới đắc đạo một phần cũng có thể làm được điều đó. 

Có chuyện kể rằng, ông Tri sự trong ngôi chùa nọ nghe nói có một vị Tăng tu hànhcông phu đặc biệt nên đến hỏi một câu Thiền ngữ. Vị Tăng đó không trả lời, sau đó bước vào phòng ngồi kiết già và tịch luôn. Sau khi vị Tăng tịch, chùa đem thiêu và được mấy chục viên xá lợi. Đại chúng rất ngạc nhiên khi một người tu có thể tịch tự tại, thiêu có xá lợi như vậy lại không trả lời được câu Thiền ngữ khi người khác hỏi. Vị Tri sự kia đã nói:“Dù cho ông được ba đấu xá lợi cũng không bằng lúc đó ông hạ một chuyển ngữ, trả lời một câu Thiền ngữ cho sắc bén, cho độc đáo”. Cho nên, dù đã tịch tự tại, dù thiêu có xá lợi nhưng người Tri sự vẫn chê vị Tăng kia tu chưa đúng với đạo Phật, chưa đúng với Phật pháp thật sự, chưa đạt đến mức chứng ngộ chuẩn mực của Thiền. 

Như vậy, người tu đạt đến sinh tử tự tại cũng là điều quá tuyệt vời. Nhưng đó cũng chỉ là một mức độ tự tại tương đối mà thôi. 

Nói đến tự tại, chúng ta nhận xét lại một vài trường hợp gọi là tự tại trong nhà Thiền. Chúng ta từng nghe chuyện kể về ngài Đơn Hà. Ngài Đơn Hà lúc đầu đến với Mã Tổ, sau Ngài đến với ngài Thạch Đầu. Ở đó, ông đắc đạo lúc nào không ai biết, chỉ có ngài Thạch Đầu biết. Sau đó, Ngài từ giã ngài Thạch Đầu trở về Mã Tổ, đi vào trong chùa cưỡi lên cổ Phật. Mã Tổ ra nhìn, thấy đệ tử mình đắc đạo, Ngài nói: “Con ta, Thiên Nhiên” (Ngài đã đặt cho ngài Đơn Hà pháp danhThiên Nhiên. Về sau, người ta gọi là ngài Đơn Hà Thiên Nhiên). Có lần, mùa đông đến, chùa lạnh quá, Ngài Đơn Hà đã chẻ tượng Phật ra sưởi ấm. Ông còn nói: “Tượng gỗ làm gì có xá lợi” và càng đốt thêm nữa. 

Nếu giải thích, phân tích kỹ, chuyện cũng có nhiều ý nghĩa. Người xưa có nói một câu rất hay: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”. Mọi vật linh hay không là do tâm của chúng ta. Khi người thợ tạc tượng nghĩ đây là tượng Phật thì trong tượng ấy đã có cái linh rồi. Sau đó, người ta thỉnh về đưa lên đảnh lễ như đảnh lễ Phật thì tượng còn linh hơn nữa. Vì vậy, khi lạy Phật với lòng tôn kính (dù chỉ là lạy tượng), công đức của chúng ta cũng gần bằng lạy Phật lúc còn tại thế. Tất nhiên, nếu gặp Đức Phật còn tại thế, lòng tôn kính của chúng ta càng lớn, không thể tưởng tượng được. Thời Đức Phật, hễ gặp Ngài là người ta đi theo đạo Phật liền, vì uy đức của Phật quá mãnh liệt nên mặc dù Ngài đã tịch sáu, bảy trăm năm, cả ngàn năm sau, Phật pháp vẫn cực thịnh, vẫn nề nếp, quy cũ như thời Ngài còn sống. Nếu mỗi ngày vẫn lễ lạy Phật nhưng tâm hời hợt, phước chúng ta sẽ không được bao nhiêu. Lòng tôn kính Phật vô biên chính là công đức nền. Có người cho rằng không cần lạy Phật nữa vì đó chỉ là cục xi măng, là cục gỗ thôi. Nói như vậy là một tà kiến vì không tạo cho chúng sinhcông đức

Như vậy, điều quan trọng chúng ta phải hiểu là linh hay không linh là do tâm của mình. Đúng đó là một cục gỗ nhưng nếu đã quy địnhtượng Phật, ai cũng công nhận đây là tượng Phậtchúng ta nói chỉ là cục gỗ nghĩa là cặp mắt của mình không nhìn thấy được cái tâm linh vi diệu, cái tâm cảm ứng mà Phật đã chứng từ lòng thành của con người. Những người nói tượng Phật không có gì hết, không có linh thiêng, chỉ là cục gỗ, cục đá là người tà kiến, hiểu không thấu vấn đềgieo rắc tai họa cho chúng sinh

Hơn nữa, tùy mức độ tâm lắng như thế nào, chúng ta sẽ nhìn mọi vật trên đời này như thế đó. Ví dụ, khi cầm viên phấn vẽ lên bảng một hình người đầu trọc, ở mức độ thứ nhất, thô nhất, chúng ta thấy đây là phần đầu của một vị Tăng. Nếu lắng tâm đó xuống, chúng ta chỉ thấy đó là những nét phấn. Hoặc nhìn lại bức tranh trên tường, chúng ta thấy đó là tranh vẽ hoa sen. Nhưng lắng xuống một chút, chúng ta chỉ thấy đó là màu sơn. Nếu lắng xuống một chút nữa, chúng ta chỉ còn thấy đó là miếng vải có phết màu… Như vậy, tùy mức độ lắng xuống của tâm mà chúng ta thấy được bản chất của sự vật, sự việc. 

Tương tự như vậy, trở lại chuyện của ngài Đơn Hà Thiên Nhiên chúng ta thấy, khi Ngài leo lên tượng Phật, chẻ tượng Phật đem thiêu là Ngài muốn biểu thị mức Thiền định sâu thẳm của mình. Nghĩa là Ngài muốn chứng tỏ Ngài đã lắng tâm xuống tới đáy, thấy rõ thực tướng của vạn vật, thân tâmvũ trụ vốn đồng thể tan hòa vào nhau. Tuy nhiên, đó là lúc Ngài cần chứng tỏ cho Thầy mình biết, còn những lúc bình thường, Ngài có thể khởi tâm thấy ngay đó là tượng Phật và vẫn luôn tôn kính. Tự tại nhưng phải tùy mức độ như vậy, nếu không sẽ trở thành cuồng ngạo. 

Câu chuyện một vị Tăng bế cô gái đi qua đường lầy cũng vậy. Đường lầy lội quá, cô gái lại đang mặc quần áo đẹp nên không dám băng qua. Vị Tăng đã bế giúp cô gái qua đường. Khi sư huynh đi cùng tỏ ra giận dữ, vị Tăng đã trả lời một cách rất thản nhiên: “Trời, tôi đã bỏ cô gái xuống đó rồi sao huynh còn mang theo tới đây”. Điều này không đánh giá theo tướng mà theo tâm. Vị Tăng làm việc đó mà trong lòng không ham muốn, không lay động. Đó chính là tự tại

Hoặc chúng ta cũng đã nghe chuyện Tế Công Phật sống (Tế Điên Hòa thượng). Chuyện về Ngài có rất nhiều và được người ta thêu dệt thành những thiên tiểu thuyết hấp dẫn. Nhưng sự thật, lịch sử của Ngài có một số chuyện rất độc đáo. Ví dụ, có một lần ông đang tắm trong khi trong nhà giảng, Thầy đang giảng đạo. Khi nghe thầy hỏi một câu về đạo lý rất quan trọng, ông vội quấn khăn và chạy ra nói với Thầy: “Con trả lời được”. Thầy hỏi: “Trả lời sao?”. Ông lộn nhào một cái, tấm khăn quấn trên người bỗng rơi ra nên tất cả hiện bày trọn vẹn trước mắt mọi người

Một lần khác, chùa ông bị cháy. Đêm đó, Hoàng Thái Hậu nằm mơ thấy một vị Alahán đến kêu bà cúng tiền cất chùa. Bà đến chùa kể lại giấc mơ. Khi gặp ông, bà quỳ xuống lạy: “Đây mới chính Ngài”. Sau đó bà hỏi: “Xin Ngài cho con biết về sau con sẽ như thế nào ?”. Ông không nói gì, tuột quần xuống và bỏ đi vào trong. Mọi người trong chùa ai cũng kinh ngạc vì đó là tội phải bị chém đầu. Quân sĩ tức giận định hành động nhưng Hoàng Thái Hậu cản lại: “Không, ta hiểu ý Ngài. Ngài muốn nói ta kiếp sau chuyển thân thành nam giới”. Ngài cũng ăn thịt uống rượu rất dữ nhưng thần thông diệu dụng, phi thường. Có thể Ngài có một đạo lý gì đó rất lạ để dạy người, chúng ta không dám phê bình vì Ngài đắc đạo quá cao siêu.

Trong cuộc đời giáo hóa của mình, Đức Phật cũng gặp nhiều sóng gió, tai ương nhưng Ngài quá tuyệt vời, lúc nào cũng tự tại. Có chuyện kể rằng: Một hôm, vua Bình Sa mời Ngài về kinh đô để an cư. Khi Ngài về đến nơi, ông ta lại quên mất sự có mặt của Ngài. Thế là Ngài phải ở luôn ngoài trời. Nhưng lúc ấy Ngài vẫn tự tại như không có gì xảy ra. Chư Thiên Long thấy vậy không cho trời đổ mưa mặc dù lúc bấy giờ đang là mùa mưa. Thấy trời luôn nắng, nhà vua vừa ngạc nhiên vừa kinh hoảng bèn hỏi Đại thần. Một người tự nhiên sáng ý trả lời: “Hay là Đại Vương mời Thế Tôn về đây rồi quên lo chỗ ở cho Ngài nên trời không dám mưa”. Lúc đó, nhà vua giật mình chạy lại thỉnh Phật về, dựng tinh xá cho Ngài ở. Sau đó trời mưa trở lại

Như vậy, dù rơi vào hoàn cảnh nào, Ngài vẫn tự tại nhưng không phải tự tại để chứng tỏ bản lĩnh của mình mà để cho người khác đừng khổ tâm. Đó là sự tự tại vị tha rất cao quý.

Một điều nữa cần lưu ýchúng ta không nên cố ý chứng tỏ mình tự tại. Người tu theo Phật hay ca ngợi sự tự tại và nhiều khi ca ngợi quá đáng nên đâm ra ngông cuồng. Có khi phạm lỗi, được người khác chỉ lỗi lại không biết sửa vì cho là mình tự tại. Đó là bệnh lớn của người tu theo đạo Phật. Chúng ta phải nhớ một điều: Biểu hiện tự tại là do người khác nhìn thấy và nhận xét cho mình, còn bản thân chúng ta không nên quan tâm đến điều đó. Cái chúng ta cần quan tâmthương yêu muôn loài. Nếu cứ cố ý biểu hiện ra vẻ tự tại, chúng ta dễ trở thành người khoe khoang, lập dị.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2224)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 32581)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6471)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 6434)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 3829)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(Xem: 5075)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(Xem: 11091)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30224)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 7883)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12033)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 3252)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(Xem: 34444)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 52110)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 12972)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 21643)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9517)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 3067)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(Xem: 10296)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12521)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12648)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16112)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 13693)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14227)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9117)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11663)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11186)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 11403)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 12511)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 20562)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 17462)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 31738)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11906)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11694)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 4297)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12641)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10182)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 16279)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 11637)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14645)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 11905)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16688)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12624)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 51766)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 12520)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 9847)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14355)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 19981)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13621)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15289)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17362)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 16680)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 13379)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 12363)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 11959)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13177)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12414)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 25377)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 14419)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 28170)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 10198)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant