Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Thế Nào Là Thiền Tịnh Song Tu?

Monday, November 22, 201000:00(View: 4870)
3. Thế Nào Là Thiền Tịnh Song Tu?


Thiền Tịnh Song Tu

Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Việt Nam
PL. 2544 – TL. 2001

3. THẾ NÀO LÀ THIỀN TỊNH SONG TU?

3.1. Lý giải:

Mục đích thực tiễn của Thiền là giải phóng con người ra khỏi sự ràng buộc của hình danh sắc tướng. Tâm như tường vách là hình ảnh lý tưởng của Thiền gia, người đã thoát ra khỏi sự cám dỗ của thế gian, đã làm chủ được tâm, điều phục được ngũ căn. Với hạng người này, sự thành bại, nhục vinh, hơn thua, được mất, khen chê không gây được một ảnh hưởng gì nơi họ cả. Sống giữa thế gian mà đã siêu xuất thế gian, nên đối với họ Ta-bà cũng là Tịnh độ. Niết-bàn ngay ở nơi đây, trong lúc này, chứ không phải là cái gì xa xôi phải chờ xả bỏ thân tứ đại mới biết được. Đây là điểm then chốt của Thiền, là bản lĩnh của Thiền gia.

Đại Châu Thiền sư nói: Vọng niệm chẳng sanh là Thiền. Lặng ngồi thấy rõ bản tính là Định. Bản tánh chỉ cho tâm vô sanh của ông. Định là đối cảnh vô tâm, tám ngọn gió chẳng làm lay động. Nếu chứng đặng pháp Định như thế, tuy là mang thân phàm phu mà đã vào ngôi vị Phật.

- Làm sao cho vọng niệm chẳng sanh?
- Làm sao thấy được bản tánh?

Hai câu hỏi, một vấn đề. Như ánh sáng tới thì bóng tối phải lui, khi ta ngộ được bản tánh thì vọng niệm chẳng còn. Phàm phu chúng tamê chấp, lấy giả làm chơn nên cả đời chạy theo trần cảnh. Mắt thấy sắc thì đắm với sắc, tai nghe tiếng thì lụy vì lời khen, mũi thì bám theo hương thơm, lưỡi tìm vị ngon ngọt, còn ý thức thì so đo phân biệt, tính toán trăm phương nghìn cách để phục vụ cho sự ham muốn của mình. Vì thế mà tạo nghiệp, vì thế mà quay cuồng trong bánh xe sanh tử luân hồi. Đức Phật ra đời, chỉ bày rõ ràng đâu là chân thật thường hằng, đâu là hư dối đổi thay để chúng sanh biết đường quay về trong sự an vui của Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Xưa nay ai cũng cho rằng cái hay suy nghĩ phân biệt là tâm của mình, nhưng Phật nói đó là vọng tâm, bởi vì cái vọng tưởng phân biệt này do bóng dáng của trần cảnhphát khởi; khi cảnh vật hiện tiền qua rồi thì tâm ấy cũng theo cảnh vật mà diệt đi, thành ra nó không thường còn, đó không phải là Chơn tâm bất sanh bất diệt. Chúng sanh vì sống với vọng tưởng phân biệt, bị trần cảnh lôi cuốn mà khởi tham, sân, si, sanh vô số phiền não, tự tạo ác nghiệp và đắm chìm trong bể sanh tử luân hồi.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã chỉ cho A Nan và sau đó là vua Ba Tư Nặc về Chơn tâm không sanh, không động tịnh, không co duỗi.

- Này Đại Vương, khi ông mấy tuổi mới được thấy sông Hằng?

Vua đáp:

- Khi lên 3 tuổi, con được mẹ bồng đến yết kiến thầy Trường Thọ, đi ngang qua sông này nên bấy giờ con đã thấy được sông Hằng.

Phật hỏi:

- Hôm nay ông thấy sông Hằng, vậy cái thấy đó có khác không?

Vua thưa:

- Khi con 3 tuổi thấy sông Hằng, đến lúc 13 tuổi và nay 62 tuổi thấy sông Hằng cũng không khác.

Phật dạy:

- Ngày nay ông lo buồn cho thân ông già yếu, đầu bạc mặt nhăn, không được như lúc còn trẻ. Vậy nay 62 tuổi ông xem thấy sông Hằng, cái thấy đó có già trẻ không?

Vua Ba Tư Nặc thưa:

- Bạch Thế Tôn, cái thấy không có già trẻ.

Phật dạy:

- Này Đại Vương, thân thể mặt mày ông tuy già mà cái thấy vẫn không già. Vậy cái nào có già thì cái ấy sẽ bị biến đổi tiêu diệt, còn cái nào không già thì cái đó không bị biến đổi sanh diệt. Nó đã không sanh diệt thì đâu có bị ông làm cho nó sanh tử luân hồi được.

Qua đoạn kinh trên, Đức Phật chỉ tánh thấy lúc nào cũng thế, không già trẻ, không sanh diệt đó là Tâm. Nói rộng ra thì chúng ta có tánh Biết được hiển lộ ra ngoài qua sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn này nếu không tiếp xúc sáu trần thì tâm ta biết là không có gì. Khi ta tiếp xúc thì thấy cảnh, nghe tiếng, biết mùi, biết vị, biết nóng lạnh, biết phân biệt, suy nghĩ. Cái biết này không thay đổi, không sanh diệt, không nhơ sạch, không thêm bớt, đồng một thể với Chư Phật, với chúng sanh muôn loài, ấy là sự biểu hiện của Chơn tâm.

Thiền tông gọi đó là chủ vì nó thường tại, không đến và đi theo cảnh (khách trần); cũng gọi là đệ nhất niệm vì cái biết này không chia chẻ phân biệt như sự thấy biết qua Ý thức (thức thứ sáu). Để sống với Đệ Nhất Niệm, Thiền sư khi nghe một tiếng động, một âm thanh thì xoay cái nghe trở về tự tánh thường có (tánh nghe) chứ không chạy theo tiếng động, theo âm thanh. Xoay cái nghe trở lại tự tâmnhập lưu vong sở, đó là bước đầu bỏ vọng về chơn, cho đến khi chơn vọng đều không, năng sở đều tịch thì mới là thực ngộ, thực chứng.

Thiền sư Hương Hải (1628–1715, phái Trúc Lâm) đã dạy: Nếu biết quay ánh sáng soi lại nơi mình, bỏ ngoại cảnh mà xem ở tự tâm thì Phật nhãn sáng suốt, bóng nghiệp tự tan, Pháp thân hiện ra, những vết trần tự diệt. Đấy là cách tu đốn ngộ của nhà Thiền.

Còn Tịnh độ, tuy tin vào tha lực của Phật, nhưng nếu biết dùng Thiền lý là phản vọng hồi chơn, nương theo tiếng niệm Phật (là âm thanh giả hợp) xoay lại với tự tánh nghe (vốn sẵn có, vốn thường hằng) thì gọi là hiệp giác bội trần. Không còn chạy theo cái sanh diệt của trần cảnh, nên tâm được Định. Nhờ biết phản quán, đem tiếng niệm Phật giác ngộ về nơi tự tâm thì mê hóa thành giác, chứng nhập Pháp giới tánh bình đẳng, đó là Huệ. Tu Tịnh độ theo phương pháp này thì Định Huệ tròn đủ, tuy chưa vãng sanh mà đã thực chứng Cực Lạc, chưa bỏ phàm thân mà đã liễu sanh thoát tử, không khác gì sự chứng ngộ của Thiền sư, đây gọi là Thiền Tịnh song tu một cách viên mãn vậy.

Thiền Tịnh song tu không phải là một pháp môn mới mẻ. Trong Kinh Lăng Nghiêm, ngài Đại Thế Chí đã bạch Phật rằng:

- Chỗ bổn nhơn tu hành của con là do tâm niệm Phật mà ngộ vô sanh nhẫn, nguyện ở cõi này để nhiếp hóa mọi người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Nay Phật hỏi Viên thông, con vốn không lựa chọn, chuyên thông nhiếp cả sáu căn khiến cho tịnh niệm nối luôn, được vào Tam-ma-địa, ấy là thứ nhất.

Ngài Đại Thế Chí trong khi tu pháp niệm Phật, đã nhiếp phục cả sáu căn. Cả sáu căn đều quy về nơi Nhất niệm niệm Phật, không để tán loạn rong ruổi theo ngoại duyên. Tịnh niệm thường nối luôn, không xen một niệm gì khác, nên chứng đặng niệm Phật Tam-muội. Đây là mẫu mực của Thiền Tịnh song tu vậy. Vì sao?

Nhiếp tâm niệm Phật là Tịnh, quy cả sáu căn về nhất niệm, không để chúng tán loạn rong ruổi theo trần cảnh, ấy là Thiền. Thiền Tịnh song tu thì mau chứng đặng Tam-muội, vì dùng tất cả năng lực vào một mục tiêu duy nhất, vì xoay trần cảnh vào Phật tâm. Tự lực đã sung mãn lại thêm Phật lực thường hộ trì nên sự thành công rất mau chóng và trọn đủ.

Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Hán dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập, Việt dịch của Hòa thượng Thích Thiền Tâm), Phẩm thứ 2 nói rằng:

Pháp môn niệm Phật chính là chuyển biến cái tâm thể của chúng sanh bằng cách không cho tâm thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt, v.v… mà chỉ đem tâm thể ấy duyên mãi với danh hiệu A Di Đà Phật.

Không bao lâu người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc, cảm ứng với nguyện lực của Đức A Di Đà. Đây là do công năng của Thiền Tịnh song tu.

Trên đã tổng quát trình bày về Thiền Tịnh song tu. Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng phần quan yếu, thế nào là Tín, thế nào là Nguyện và sau cùng là pháp Hành trì.

3.1.1. Tín giải:

Kinh Hoa Nghiêm, quyển 6, nói:

Tín là Đạo, nguyên là mẹ sanh các công đức, tăng trưởng các pháp thiện, diệt trừ tất cả các nghi hoặc, thị hiện và khai phát Đạo vô thượng.

Hơn thế nữa, đối với Tịnh độ môn, tin là điều kiện tiên quyết để đi vào. Người không có lòng tin vào bi nguyện độ sanh của Đức Phật A Di Đà không thể tu pháp môn Tịnh độ. Hoặc giả có tin mà cho rằng Cực Lạc cũng là cảnh mộng vì do nguyện lực của Phật A Di Đà lập ra; Cực Lạc chưa phải là chơn nên chẳng muốn sanh về. Hạng người này cũng chẳng thể Thiền Tịnh song tu.

Những kẻ chưa tin lời Phật nói, một là vì chưa tạo duyên lành với Phật pháp, hai là vì chưa có chánh kiến, không hiểu Phật pháp, không được gần gũi thượng nhơn thiện tri thức, ba là ít đọc kinh sách nên không biết chứng tích vãng sanh, bốn là không có duyên may được chứng kiến tận mắt những trường hợp vãng sanh trong đời hiện tại. Hạng người này phải tự biết sự khiếm khuyết của mình, phải tìm cách khai phát niềm tin.

Khởi Tín Luận, Tín Tâm Minh là hai bộ luận nói về pháp tín tâm. Trong 55 quả vị Hiền thánh để tiến tới quả Phật, thì Tín tâm là vị thứ nhất, vì là nền tảng, là căn bản đầu tiên ai cũng phải có. Còn những người lý giải cao siêu, chuyên nói về lý tánh vô sanh, tức tâm tức Phật thì lại bị trói buộc bằng tri kiến của mình. Họ cho rằng lánh khổ Ta-bà cầu vui Cực Lạc là đi từ giấc mộng này đến giấc mộng khác, chi bằng tự tại nơi vô trụ vô sanh. Xin thưa rằng trên thực tế, ngoài bậc đại Bồ-tát thị hiện độ sanh, không ai có thể tự tại ra vào chốn sanh tử, vì gió nghiệp lẫy lừng, nghiệp cảm mạnh mẽ, cuốn hút tất cả. Từ người kiến giải sâu, kẻ tri giải rộng cho đến bậc tuy đã ngộ Đạo, nhưng chưa đoạn trừ được vô minh, phiền não thì thảy đều là người mộng, cảnh mộng, vẫn còn trong sanh tử luân hồi.

Chi bằng chọn giấc mộng an lànhCực Lạc, nơi đó, nhờ Phật lực gia trì, mộng từ từ chuyển thành giác (hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh), trở thành bậc Bất Thoái Chuyển. Bấy giờ lý sự viên dung, mới tự tại ra vào lên xuống, hành đạo hóa đời, tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên. Nên biết rằng từ bậc Đệ thất địa trở về trước đều còn vô minh, còn ở trong mộng mà tu, bậc Đẳng Giác Bồ-tát hãy còn vi tế vô minh. Chỉ có Phật mới hoàn toàn là bậc Đại Giác mà thôi. Vậy mộng tuy có một, nhưng người mộng thì chưa từng đồng nhau vậy.

Người tu Thiền Tịnh nên trang bị và củng cố cho mình niềm tin sâu sắc. Phải tin như thế nào?

3.1.1.1. Tín tự: Tin ở chính mình. Khế Kinh có câu: Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, nghĩa là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Từ Đức Phật Thích Ca cho đến Lục Tổ Huệ Năng và tất cả những bậc chứng ngộ đều xác định điều này. Trong đá có sẵn lửa thì khi dùng công phu để cọ xát, ắt lửa phải hiện ra. Phật tánh vốn sẵn có, nhưng vì vô minh che lấp ta chẳng nhận được, nay dùng công phu tu tập, y theo lời Phật dạy ắt Phật tánh sẽ hiển lộ.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng nói rằng: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Vậy phải vững tin nơi mình mà tu tập cho đến khi viên thành Phật quả. Không nên vì thấy mình là chúng sanh thấp hèn mê muội mà sanh mặc cảm tự ty, cũng không cầu tiểu quả. Phải phát tâm Bồ-đề rộng lớn, quyết cầu thành Phật, không cầu gì khác.

3.1.1.2. Tín tha: Chư Phật không bao giờ dối gạt chúng ta. Mười phương ba đời Chư Phật đều vì chúng sanh mà dạy vô lượng pháp môn để giúp chúng ta dứt trừ phiền não, thoát nẻo luân hồi.

Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì chúng sanh thời mạt pháp giới thiệu cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà đã phát ra 48 lời nguyện độ sanh, dùng Phật lực cùng bi nguyện lực kiến lập ra cảnh giới toàn vui không khổ. Chúng sanh nào nguyện vãng sanh về nơi này, sẽ được an vui tu tập, tuần tự tiến đến quả vị Bất thoái chuyển, và sau rốt là viên thành Phật đạo. Bản nguyện của Đức Phật A Di Đàchân thật, rốt ráotối thắng, lời Chư Phật không bao giờ hư dối. Phàm Tăng còn giữ giới không nói dối, Thánh Tăng tuyệt không dối gạt, huống hồ Chư Phật, những bậc Đại giác ngộ, Đại từ bi lẽ nào dùng vọng ngữ hay sao? Hãy đặt trọn niềm tin vào Chư Phật, cuộc đời chúng ta sẽ tươi sáng hơn.

3.1.1.3. Tín nhơn: Xưa nay, luật nhơn quả không bao giờ sai chạy. Hễ có nhơn tất phải có quả; muốn có quả tất phải gieo nhơn. Tin vào thế giới Cực Lạcđạo tràng thù thắng, chúng ta quy ngưỡng vọng cầu, đây là nhơn địa đầu tiên. Lại thường gieo chủng tử Phật (nhơn) vào tâm điền thì tâm này dần dần thanh tịnh, tất nhiên sẽ khế hợp cùng cõi Tịnh độ. Mỗi mỗi niệm đều tương ưng cùng tự tánh A Di Đà, cùng tự thể Phật tánh, đây là tín nhơn Phật độ vậy.

Nếu chỉ có tín tự, tín tha mà không có tín nhơn thì chẳng khác nào người làm ruộng tuy đã có sẵn khả năng và ruộng tốt mà không chịu gieo hạt, không chịu cấy lúa. Không gieo nhơn thì chẳng bao giờ gặt hái kết quả.

3.1.1.4. Tín quả: Hễ nhơn lành đã gieo xuống, lại được chăm bón đều đặn kỹ lưỡng thì chắc chắn đạt được thành quả. Thành quả của người gieo nhơn Tịnh độ là được vãng sanh. Tùy theo sự phát tâm cùng công phu tu tập, thứ lớp vãng sanh chia làm 9 bậc (Cửu phẩm Liên hoa). Hành giả thực hành Thiền Tịnh song tu vốn gieo nhơn thanh tịnh rất sâu nhiệm, rất bền bỉ, rất vững vàng nên quả vị thường là Trung phẩm trở lên.

3.1.1.5. Tín sự: Tin theo sự tướng tu tập tức là hằng ngày chấp trì danh hiệu Phật hoặc lễ bái Tôn nhan rồi phát nguyện hồi hướng vãng sanh Tịnh độ. Mỗi niệm đều chí thành, mỗi nguyện đều tha thiết thì khi sự sự viên thành, quả nào không thành tựu, nguyện nào không đạt được?

Tin vào sự mà tu, thường là hàng sơ cơ, tuy đạt kết quả nhưng phẩm vị không cao, nếu kết hợp với tin vào lý thì hoàn mãn hơn.

3.1.1.6. Tín lý: Tin rằng tâm tịnh tức Phật độ tịnh. Tu Tịnh là chuyển những nghiệp ô nhiễm, xấu ác của thân, khẩu, ý thành thanh tịnh thiện công đức. Nếu tâm này không trong sáng lại bất thiện thì cõi Tịnh nào dung chứa được đây?

Tu Thiềnchuyển tâm vọng động điên đảo thành Định Huệ. Định Huệ là tướng dụng của tịch chiếu. Tịch chiếu là thể của Chơn tâm. Một khi tâm ta an định sáng suốt thì tất nhiên tương ưng cùng pháp giới tánh. Bấy giờ toàn tâm là Phật, toàn Phật tức tâm. Tâm, Phật không hai, đây là cứu cánh Vô thượng đạo vậy. Cho nên người tu Thiền Tịnh dụng công chuyển đổi tâm phàm phu thành Thánh trí thì tất nhiên phiền não hóa Bồ-đề. Bấy giờ biết rằng tuy nói là đi, nhưng là không đi đâu, nói là chứng, nhưng không có gì gọi là chứng.

Tâm phàm phu chúng ta hay dính mắc vào tri kiến, tri giải nên chư Tổ luôn dạy rằng sự tu hành phải gồm đủ lý, sự. Nếu chấp lý bỏù sự thì rơi vào chỗ không ngoa rồi không cần tu, không cần giữ Giới luật. Còn như chấp sự, mê lý thì thành quả rất cạn cợt vậy.

Như trên đã trình bày, vì Thiền Tịnh song tu gồm đủ sự lý, tánh tướng nên tránh được những thiên chấp, sai lệch, do đó kết quả vừa bảo đảm lại vừa cao.

Ngoài ra, kinh Niệm Phật Ba La Mật còn nói thêm: Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát. Nếu phế bỏ môn tu này thì Chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện (Phẩm thứ 2).

Chúng ta nên phát khởi tín tâm tròn đủ như đã nêu trên mà tu Thiền Tịnh.

3.1.2. Nguyện:

Sau khi tín tâm đã bền chắc, tròn đủ, hành giả phải nên phát nguyện. Vì sao cần phải phát nguyện?

Thứ nhất, vì nguyện lực làm tăng sức mạnh của ý chí, nó làm tiêu hao nghiệp lực phàm phu. Nhờ sức mạnh của nguyện, hành giả tiến thẳng đến mục đích mà không sợ sai lệch đường hướng. Nguyện là mục tiêu nhắm đến, như người bắn cung cần có tiêu điểm vậy.

Thứ hai, Đức Phật A Di Đà đã phát ra 48 đại nguyện để độ những chúng sanh nào hữu duyên. Nay chúng ta đã tin lời Phật không hư dối, lòng từ bi của Phật vô lượng vô biên thì nên phát nguyện mong được Phật tiếp dẫn về Tây phương, được Phật thọ ký để viên mãn đạo Bồ-đề.

Như người muốn cho, có kẻ muốn nhận thì mới nên việc, chứ dù Phật luôn ban phát, luôn muốn cứu độchúng ta cứ hờ hững buông trôi thì chẳng bao giờ nên công.

Thứ ba, tha lực của Phật dù mạnh mẽ rộng lớn, nhưng nếu không có sự phối hợp với tự lực của chúng ta thì cũng vô ích. Ví như ghe đi biển bị chìm vì sóng to, may có thuyền lớn đến cứu, họ quăng phao, thả dây, nếu mỗi nạn nhân không tự nắm dây leo lên, không tự ôm phao lội vào thì chắc chắn phải bị đắm chìm trong sóng nước.

Phát nguyện là sự dũng mãnh của tự lực quyết tâm bỏ mê về ngộ, bỏ ác về thiện, bỏ phàm về Thánh. Sự quyết tâm tự cứu này ứng hợp cùng Phật lực đại từ, đại bi nên chắc chắn được như ý nguyện.

Căn cứ vào nghi thức niệm Phật của cổ đức, chúng tôi xin ghi lại 12 lời nguyện của người tu Tịnh độ phát Bồ-đề tâm, thiết nghĩ cũng rất phù hợp với hành giả áp dụng Thiền Tịnh song tu:

Nguyện 1: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con tội chướng trọn tiêu diệt.

Ghi chú: người hiểu đạo sợ nhân, không sợ quả. Nguyện cho tội chướng trọn tiêu diệt không có nghĩa là cầu cho tai qua nạn khỏi, cầu cho khỏi trả nghiệp đã tạo về trước. Đây chính là nguyện ngưng dứt, không tạo ác nghiệp, không để tham sân si điều khiển, cũng có nghĩa là nghiêm trì Giới luật.

Hiểu như vậy rồi thì khi đang tu mà nghiệp báo cũ chín mùi gây ra những rủi ro, bệnh tật, thất bại công danh, hàm oan, v.v... thì không chán nản, không lui sụt việc tu.

Nguyện 2: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con căn lành ngày thêm lớn.

Ghi chú: Nghiêm trì Giới luật, không tạo điều ác, chỉ là tu về phương diện tiêu cực. Một cách tích cực hơn, hành giả phải làm mọi việc lành, hướng về lợi ích tha nhân.

Thí dụ: miệng không nói dối, không nói đâm thọc, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêm nói bớt là đã tốt rồi, nhưng muốn tốt hơn nữa, lợi lạc hơn nữa thì nên luôn luôn dùng ái ngữ, chân thật, hòa giải, v.v... Giữ tâm không tham lam đã là quý, nhưng còn phải biết mở rộng lòng để giúp đỡ, bố thí, cúng dường, v.v... mới gọi là tạo căn lành (Để hiểu rõ hơn xin đọc Tu Thập ThiệnPhật Học Phổ Thông, Hòa thượng Thích Thiện Hoa).

Muốn căn lành thêm lớn thì phải gia công làm việc thiện. Có tiền của thì bố thí, phóng sanh, cúng dường. Không tiền bạc thì làm công quả cho những lợi ích cộng đồng, sẵn sàng chỉ dẫn, giúp ích tha nhân khi có người cần đến mình. Kinh A Di Đà đã nói rằng: không thể chỉ lấy chút ít thiện căn phước đức mà có thể vãng sanh Cực Lạc. Cho nên hành giả nên dốc lòng làm việc thiện, dù việc nhỏ cũng không bỏ qua, việc lớn cũng không ngần ngại. Chính cái tâm nhiệt huyết hướng về sự lợi ích của Đạo pháp, của tha nhân mới làm tăng trưởng căn lành mau chóng chứ không phải cúng nhiều thì phước nhiều, cúng ít thì phước ít.

Nguyện 3: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con thân tâm hằng thanh tịnh.

Ghi chú: Trong cõi đời ô trược này mà giữ thân tâm thanh tịnh là một điều rất khó vì môi trường chung quanh dù ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cá nhân. Tuy nhiên, người tu Thiền Tịnh biết rằng muốn về cõi Tịnh phải giữ thân tâm cho thanh tịnh (đây là lý đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu nhà Phật gọi là chiêu cảm). Tu Bát Chánh Đạo, nghiêm trì Giới luật không sơ hở là phương pháp hay nhất để giữ thân, khẩu, ý thanh tịnh.

Nguyện 4: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con sớm thành tựu Nhất tâm.

Ghi chú: Nhất tâm là chìa khóa của sự vãng sanh giải thoát. Kinh A Di Đà đã xác nhận rõ ràng. Không luận là tu lâu hay mau, tu nhiều hay ít, cạn hay sâu, nhưng để chắc chắn được vãng sanh, hành giả phải đạt được nhất tâm bất loạn. Dù chỉ có mười niệm mà nhất tâm bất loạn cũng vãng sanh.

Trong phần trình bày về pháp hành ở mục sau, chúng tôi sẽ nói về thắng duyên phương tiện giúp sớm thành tựu Nhất tâm. Riêng nơi nguyện này chỉ cần chuẩn bị tư tưởng cho mình là: dù làm việc tầm thường như chẻ củi, gánh nước, nấu cơm đi nữa là những việc thường nhật nếu không để tâm chú ý thì thế nào cũng hư hỏng, nói chi đến đại sự liễu sanh thoát tử. Hãy tâm niệm rằng đời mình chỉ có một việc làm duy nhất là tu để giải thoát, tất cả những việc khác đều phụ thuộc.

Nguyện 5: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con Tam-muội đặng hiện tiền.

Ghi chú: Nguyện này liên quan mật thiết với nguyện trên. Một khi hành giả niệm Phật được nhất tâm rồi, tiếp tục gia trì công hạnh thêm nữa thì đắc Tam-muội (Samadhi). Thiền gọi là đắc Định. Nguyện được Tam-muội hiện tiền ngay trong lúc còn sống để làm mẫu mực và có khả năng giáo hóa cho người đương thời. Đắc Tam-muội hiện tiền tức nhiên sẽ vãng sanh Thượng phẩm.

Nguyện 6: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con mau viên mãn tịnh nhân.

Ghi chú: Dù đã đắc Tam-muội nhưng không lấy đó làm đủ. Hành giả tiếp tục gia công để được viên mãn tịnh nhân, nghĩa là quét sạch hết vô minh phiền não trong tâm thức để chuyển thức thành Trí. Bao giờ Tàng thức chỉ chứa toàn chủng tử thanh tịnh – lúc này Tàng thức chuyển thành Bạch Tịnh thức – thì nguyện này mới thành tựu. Trên thực tế, muốn đạt đến mức độ này phải trải qua nhiều kiếp tu hành. Hành giả phát nguyện mau viên mãn có nghĩa là nguyện tinh tấn liên tục trong nhiều đời nhiều kiếp.

Nguyện 7: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con Liên đài được nêu danh.

Ghi chú: Dù biết mình có đủ tư lương phước trí để vãng sanh, nhưng cũng phải nguyện khi xả bỏ phàm thân này, sẽ về ngự nơi tòa sen báu, Cửu phẩm liên hoa chi phụ mẫu, tức là không luân lạc chốn uế độ này nữa. Ví như người triệu phú có khả năng mua sắm trăm vạn thứ, nhưng người này chỉ mong muốn có tòa biệt thự nơi cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp. Vừa có tiền của, vừa có ý muốn ham thích thì tất nhiên ông triệu phú kia sẽ được toại ý.

Nguyện 8: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con thấy Phật đến thọ ký.

Ghi chú: Đây là đại nguyện của hành giả đã phát tâm Bồ-đề, muốn thành tựu quả vị Phật. Đức Phật chỉ thọ ký cho những ai muốn cầu thành Phật. Đức Phật khi thọ ký sẽ cho biết bao giờ và ở đâu hành giả sẽ viên thành Phật đạo. Những vị tu Tịnh độ thành tựu quả vị cao, ngay lúc sanh thời, cũng thường thấy Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Âm, Đại Thế Chí.

Nguyện 9: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con vãng sanh Cực Lạc quốc.

Ghi chú: Nguyện này bổ túc cho nguyện thứ 7, xác nhận rõ ràng ước muốn vãng sanh. Vì nếu không vãng sanh về cõi An Dưỡng của Đức Phật A Di Đà thì khó bước lên hàng Bất thoái chuyển Bồ-tát, nói chi thành tựu quả Bồ- đề.

Nguyện10: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con biết trước giờ lâm chung.

Ghi chú: Biết trước giờ lâm chung là một trong những dấu hiệu được vãng sanh. Nguyện biết trước giờ lâm chung để làm tăng lòng tin của người đời đối với pháp môn Tịnh độ.

Nguyện 11: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con viên mãn Bồ-tát Đạo.

Ghi chú: Trên đường tiến đến quả vị Phật, hành giả phải tu Bồ-tát Đạo, hành Bồ-tát Hạnh. Nguyện này sẽ gắn liền với Đạo niệm của hành giả trong vô lượng kiếp.

Nguyện 12: Nam mô A Di Đà Phật Thế Tôn. Nguyện cho con độ tất cả chúng sanh.

Ghi chú: Viên mãn Bồ-tát Đạo là sắp sửa bước vào quả vị Phật, nhưng vẫn tiếp tục nguyện độ tất cả chúng sanh. Ngụ ý rằng dù thành bậc Chánh giác đi nữa, vẫn tiếp tục độ chúng sanh, không trụ nơi Niết-bàn.

Tóm lại, qua mười hai nguyện trên, hành giả phát tâm tu hạnh Đại thừa nhằm tiến đến cứu cánh viên mãn. Đối với tự thân, nguyện tròn Giới, Định, Tuệ; đối với Phật đạo, nguyện gánh vác; đối với chúng sanh, nguyện cứu độ. Trải qua thời gian tu vô lượng kiếp, nơi vãng sanh luôn luôn là Cực Lạc quốc độ. Nguyện về Cực Lạc quốc để bảo đảm không bị thoái thất tâm ban đầu, cũng không sợ thoái chuyển trên đường Đạo.

3.2. Hành trì:

Tín, Nguyện đã tròn đủ, hành giả nên chọn pháp Hành thích hợp với căn cơ, hoàn cảnh mình. Ngài Ấn Quang đại sư nói rằng: Tin sâu, Nguyện thiết, là căn bản vào Tịnh độ, nhưng phẩm vị cao hay thấp là tùy theo sự hành trì.

Thiền Tịnh song tu nương vào hơi thở ra vào để điều tâm, vì hơi thở là gạch nối giữa thân và tâm. Pháp quán sổ tức, Kinh An Bang Thủ Ý đều chỉ rõ tầm quan trọng của hơi thở. Hơn nữa vì hơi thở không gián đoạn nên một khi dùng hơi thở chuyên chở tiếng niệm Phật vào tâm thì sự hành trì dễ liên tục, mau đi đến chỗ nhất tâm. Trước khi vào chi tiết của sự hành trì, xin giải thích niệm là gì? A Di Đà Phật là gì? Niệm là nhớ đến một điều gì, rồi đem hết tâm trí vào đó. Cũng có nghĩa là buộc tâm vào một chỗ khiến cho tâm nhớ rõ không quên. Điều quan trọng của niệm là phải có sự chuyên cần và khẩn thiết vì nếu không chuyên cần thì niệm không liên tục, không khẩn thiết, thì tâm chẳng tập trung được. Niệm cốt để sanh Định, nếu thực hành không liên tục, không thành khẩn, thiết tha thì chẳng thể thành công.

Khi niệm "Nam mô A Di Đà Phật", chúng ta phải biết là mình đang nghĩ tưởng đến Phật với lòng kính ngưỡng vô biên. Phải biết rằng hồng danh A Di Đàý nghĩa rất thù thắng và có công năng bất khả tư nghì. Nhiều người không thấu rõ vấn đề, cho rằng danh hiệu Phật chỉ là phương tiện để cột tâm vào một chỗ như bao nhiêu phương tiện khác; như thế là đã ra ngoài pháp môn Tịnh độ rồi. Vì vậy, khi muốn tu Tịnh độ, phải hiểu rõ ý nghĩa 6 chữ "Nam mô A Di Đà Phật".

Nam mô: Quy kính, nương tựa. Xướng lên tiếng này để bày tỏ lòng cung kính và sự tin tưởng nơi Đức Phật và xin nương về Phật để được giải thoát.

A Di Đà Phật: là vị giáo chủ cõi Cực Lạctây phương, nguyện tiếp độ chúng sanh nào phát nguyện sanh về nơi ấy.

Danh hiệu A Di Đà, tiếng Phạn là Amidha, Trung Hoa dịch là Vô Lượng. Theo Kinh Vô Lượng Thọ thì Vô Lượng ở đây hàm hai ý nghĩa: vô lượng thọvô lượng quang. Vô lượng thọthọ mạng vô lượng vô biên. Đây là đặc tánh thường trụ, không sinh diệt, không gián đoạn, đồng với thể tánh Chơn như. Vô lượng thọ còn biểu lộ đức tánh từ bi vô lượng của Đức Phật A Di Đà, vì muốn cứu độ chúng sanh nên đã không nhập Niết-bàn. Vô lượng quang là ánh sáng quang minh vô hạn, tượng trưng cho trí tuệ Phật viên mãn, không có gì mà không biết. Ánh sáng trí tuệ này tuôn chiếu tới đâu thì bóng tối vô minh phiền não phải lui. Vì thế, niệm A Di Đà Phật là đem ánh sáng Như Lai vào soi rọi tâm tư khiến cho suy ám tiêu tan, huệ nhật ngày càng tỏ rõ.

Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang còn nói lên đặc tính từ bi, trí tuệ đều viên mãn. Đây là đặc tính chung của Chư Phật, cho nên về phương diện dị biệt là niệm A Di Đà, nhưng về tổng tướng mà nói thì niệm A Di Đà là niệm tất cả Chư Phật, vậy. Biết ý nghĩa hồng danh A Di Đà, thì lòng tin càng mạnh mẽ đối với từ lực của Phật.

3.2.1. Thời khóa nhất định:

Để tránh sự giải đãi thường có ở nơi chúng ta, khi phát tâm tu hành nên chọn thời khóa nhất định. Nói thời khóa chứ thật ra ngoài khóa lễ chính trước bàn thờ Phật, hành giả vẫn tiếp tục công phu trong khi làm việc, lúc nghỉ ngơi, ăn uống, v.v... nói chung là mọi thời, cốt sao không gián đoạn. Ban đầu thì khó làm, nhưng với sự cố gắng từ từ sẽ quen dần.

Xin đề nghị thời khóa lễ như sau:

* Đối với người đi làm việc, hai thời: một thời sáng sớm trước khi đi làm; một thời tối trước khi đi ngủ.

Nếu công việc làm quá bận rộn và kéo dài thì ráng giữ đều đặn một thời công phu mỗi ngày, nhưng ngoài ra nên cố gắng thầm thầm niệm Phật một cách thường xuyên.

* Đối với người thọ Bát quan trai: có thể lập 4 thời hoặc 3 thời công phu (nhưng thay đổi cho khỏi chán) Thí dụ: thời 1 lúc sáng sớm, sau khi thọ giới thì tọa thiền; thời 2 trước khi thọ trai thì niệm Phật; thời 3 sau khi thọ trai thì kinh hành niệm Phật; thời 4 trước khi xả giới thì bái sám, niệm Phật.

* Đối với người nhập thất: thường là 6 thời ban ngày. Mỗi thời dài bao lâu do hành giả tự định, tùy theo sức khỏe và khả năng của mình. Ban đêm thì tọa thiền, trì chú.

3.2.2. Các pháp hành Thiền Tịnh:

Tùy theo hoàn cảnh phương tiện, hành giả có thể dùng một hay nhiều các phương pháp sau đây, và có thể thay đổi qua lại để tránh sự nhàm chán hay máy móc (làm theo thói quen không có sự khẩn thiết bên trong). Phương pháp tu Thiền Tịnh có nhiều, đây chỉ là một số thông dụngtính cách thực tiễn. Tuy cùng một phương pháp, nhưng tùy theo dụng côngtrình độ căn cơ mà kết quả sai khác nhau.

Các pháp hành trì chia làm hai loại: Từ sự đạt lý, từ lý thông sự

a) Từ sự tới lý:

a.1) Tọa thiền niệm Phật:

- Điều thân: dùng phương pháp chuyển mình (xem phần hướng dẫn phía sau).
- Điều tức: điều hòa hơi thở.

Sau khi làm các động tác chuyển mình, hành giả bắt đầu dẫn khởi tư tưởng ra vào theo hơi thở. Hơi thở lúc này cần dài và nhẹ.

- Thở vào: hít từ từ, dài hơi cho không khí đầy buồng phổi. Theo dõi hơi thở, biết mình đang thở vào, đang tiếp nhận những tinh hoa thuần khiết của vũ trụ vào cơ thể. Những tinh hoa ấy là từ, bi, hỷ, xả sẵn có trong vũ trụ và sẵn có trong tâm tánh của mỗi người. Tư tưởng này theo hơi thở tuôn tỏa khắp thân tâm hành giả.

- Thở ra: sau khi thanh khí vào rồi liền dẫn khởi tư tưởng đem trược khí và ác niệm của thân tâm từ từ theo hơi thở tuôn ra ngoài hư không. Lúc thở ra phải há miệng, hà hơi, đẩy thán khí ra ngoài như một sự dứt khoát từ bỏ ác niệm tham, sân, si.

- Điều tức: thở vào thở ra ba lần như vậy.

- Điều tâm: Bắt đầu niệm Phật (niệm thầm, nhưng phải rõ ràng) theo hơi thở. Chú ý vào hơi thở, lấy nhịp ra vào của hơi thởniệm Phật.

Thí dụ: Thở vào: Nam mô A; Thở ra: Di Đà Phật.

Lúc mới bắt đầu, tâm chưa chuyên nhất được, nên đếm số thuận nghịch: Niệm xong một hồng danh thì đếm 1; thở, niệm và đếm cho đến 10 và đếm ngược lại 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0.

Khi đếm thuận nghịch không lộn, không còn sai thì có thể không cần đếm nữa. Bây giờ thở bình thường, thư thả. Nhịp thở và tiếng niệm có thể đổi như sau;

Thở vào: Nam mô,
Thở ra: A,
Thở vào: Di Đà,
Thở ra: Phật.

Theo nhịp chậm này thì niệm lâu không mệt, nhưng để tránh sự hôn trầm, thỉnh thoảng nên đổi nhịp. Để tránh tạp niệm, thỉnh thoảng lại đếm số thuận nghịch. Đây chỉ là phương tiện lúc ban đầu. Về sau, khi đã thuần thục thì tự mình có thể không cần đếm số thuận nghịch.

Đến một giai đoạn sau, hành giả sẽ cảm thấy hơi thở và tiếng niệm Phật là một. Cứ chuyên chú tiếp tục như vậy, ý thức từ từ lắng dịu; mặc dù hành giả có thể nghe tiếng động bên ngoài, ngửi được mùi khói nhang, ngửi được hương hoa ở chung quanh, nhưng tâm không xao lãng việc niệm Phật. Tập trung được nhiều lần, liên tiếp trong các thời khóa sẽ đạt niệm lực.

Niệm lựcsức mạnh do công phu niệm Phật nhuần nhuyễn sanh ra. Niệm lựctác dụng dẹp bỏ vọng niệm lúc đang công phu. Niệm lực tăng trưởng hùng hậu sẽ tạo thành dòng nước ngầm. Dòng mạch này được kết hợp bằng vô số tiếng niệm Phật, nó ẩn đi khi hành giả bận bịu công việc, nhưng nó sẽ tuôn chảy ra trong tâm hành giả ngay khi công việc vừa xong khiến ta tiếp tục niệm Phật một cách tự nhiên, không cần tác ý. Niệm lực được nuôi dưỡng cẩn thận hơn nữa thì một ngày kia, khi nhân duyên chín mùi, hành giả sẽ đắc Định.

Định có nhiều tầng bậc do công phu sâu cạn khác nhau. Ở cấp thấp, Định được xem như nhất tâm. Đây là Sự nhất tâm: đắc Sự nhất tâm là có thể vãng sanh.

Từ y Danh khởi niệm kế đến y Tướng khởi niệm, dần dần tiến đến chỗ y Phân biệt niệm Phậthiểu rõ Phật tại tâm, do tâm sở hiện, gọi là Duy tâm niệm Phật. Y Tâm mà quán thể thì thấy tất cả đều là pháp tánh bình đẳng , tức là thấy Phật. Bấy giờ hành giả thâm ngộ tự tánh Di Đà, vạn pháp duy tâm và "Tâm, Phật, chúng sanh: tam vô sai biệt". Đây là nhất tâm. Định Huệ ngang bằng thì đắc Tam-muội.

a.2) Bái sám niệm Phật:

Sau nghi thức niêm hương (Kinh nhật tụng) thì:

- Phát nguyện như vầy:

Đệ tử tên... pháp danh... phát tâm Bồ-đề, một lòng quy mạng Đức A Di Đà, nguyện sanh về Cực Lạc. Xưa Phật lập thệ: Nếu chúng sanh nào muốn về nước Ta, hết lòng xưng danh, cho đến mười niệm, nếu không được sanh về, Ta không thành Phật.

Nghe Phật lập thệ, con nguyện nương nhờ từ lực của Phật. Tội diệt phước sanh, nguyện con lâm chung, biết ngày giờ trước, dứt trừ chướng ngại. Phật cùng Thánh chúng, tiếp dẫn vãng sanh, mau ngộ Phật thừa, độ khắp muôn loài.

- Thỉnh ba tiếng chuông: lắng nghe tiếng chuông một hết ngân, mới thỉnh tiếng thứ hai; tiếng thứ hai hết ngân, mới thỉnh tiếng thứ ba, lắng nghe hết ngân. Trong khi lắng nghe như vậy, vừa chú ý hơi thở ra vào, vừa niệm Phật thầm. Tiếng chuông, hơi thở, tiếng niệm Phật đều quy về tâm, hành giả biết rõ như vậy.

- Đứng thẳng nhìn ảnh tượng Phật A Di Đà, bắt đầu cất tiếng niệm Phật. Tiếng niệm phải rõ, tai chú ý nghe, tâm rõ biết mình đang niệm Phật. Niệm 10 lần, thỉnh 1 tiếng chuông, lễ 1 lạy. Trong khi lạy, chú ý tiếng chuông ngân, niệm thầm hồng danh cho đến khi chuông hết ngân mới đứng lên, xướng niệm tiếp. Trong lúc lạy phải nhớ tiếp tục niệm Phật như thế, đừng để gián đoạn.

Phương pháp niệm Phật này, ít bị hôn trầm vì có lúc niệm lớn, có lúc niệm thầm; động tác lễ lạy giúp khỏi mỏi mệt vì có vận động; lại phải chú ý đếm tới 10 nên tâm không xao lãng được.

Khi nào muốn ngưng, đứng dậy đọc:Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát (3 lần)Nam mô Đại Thế Chí Bồ-tát (3 lần)Nam mô Địa Tạng Vương Bồ-tát (3 lần)Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát (3 lần)- Trì chú Vãng sanh ba biến

- Xướng 12 nguyện, mỗi nguyện 1 lễ. (xem lại phần "3.1.2. Nguyện")

- Tam tự quy. Hồi hướng.Hành giả thực hành Bái sám niệm Phật đều đặn thì dễ thuần thục. Khi sự đã thuần thục, muốn tiến thêm một bậc thì quán tưởng:

Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì.

Đây là dùng Sự để đạt Lý. Bao giờ hành giả thể hội được tánh không tịch thì Lý Sự viên dung.

a.3) Thỉnh chuông niệm Phật:

- Nghi thức niêm hương
- Phát nguyện (Xem Bái sám niệm Phật)
- Đọc bài kệ thỉnh chuông:

Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe ,
Tiếng chuông huyền diệu đưa về Nhất tâm.

- Ngồi bán già hoặc kiết già trên tọa cụ.
- Thỉnh một tiếng chuông.
- Chú ý hơi thở ra vào nhẹ nhàng.
- Niệm Phật theo nhịp của hơi thở (niệm thầm).
- Biết mình đang nghe tiếng chuông từ từ nhỏ dần rồi không còn ngân nữa.
- Dù chuông đang ngân hay đã dứt, biết mình đang thở vào, thở ra.
- Biết rằng mình đang dùng hơi thở đưa tiếng niệm Phật vào Tàng thức. Những hạt giống Bồ-đề thanh tịnh này ngày một nhiều hơn, sinh trưởng mạnh hơn, sẽ đẩy lùi, sẽ chuyển biến những giống xấu ác giúp mình thành tựu viên mãn tịnh nhân.

* Khi niệm Phật được 10 hay 20 lần (tùy theo mỗi người) thì thỉnh tiếng chuông khác, cũng làm y như đã nói ở trên.

* Theo cách này có thể không cần đếm số cho đủ 10 hay 20; nhưng nếu thỉnh chuông nhặt quá thì dễ động, còn thỉnh thưa quá, nếu chưa quen, tâm dễ tản mạn.

* Phương pháp thỉnh chuông niệm Phậttác dụng làm thư giản, giảm bớt những lo lắng, ưu tư. Hãy nhẹ nhàng thư thả như tiếng chuông ngân nga, hành giả sẽ thấy cõi lòng êm dịu thảnh thơi.

* Thực hành một thời gian lâu, cảm thấy thuần thụcan lạc rồi thì quán tưởng:

Tiếng chuông đến rồi đi, đi rồi đến, theo duyên mà có, mà không. Đó là khách trần như bao vị khách khác đã từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý phối hợp cùng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà tạm sanh ra rồi mất đi. Chỉ có cái thấy biết của tôi luôn luôn có mặt, như ông chủ nhà lúc nào cũng sẵn sàng nghinh tiếp, như tấm gương soi lúc nào cũng sẵng sàng in bóng sự vật đối diện một cách bình đẳng không phân biệt... Nhờ khách mà biết chủ, nhờ cảnh mà biết tâm. Cho nên ngoài tâm không cảnh, ngoài cảnh không tâm. Quán tưởng sâu hơn sẽ đạt đến tâm cảnh nhất như.

a.4) Kinh hành niệm Phật:

Lệ thường, nơi các tự viện, sau khi thọ trai là kinh hành niệm Phật. Việc này có 2 lợi ích:

- Giúp sự tiêu hóa dễ dàng.
- Giúp cho giờ chỉ tịnh sắp đến được an ổn, vì sau khi nhiếp tâm niệm Phật thì tâm không chạy lăng xăng lúc hành giả nghỉ trưa. Đi kinh hành phải chú ý nhịp mõ và bước đều với đại chúng.

Mõ hạ xuống chữ A thì bước chân phải. Mõ hạ xuống chữ Phật là chân phải. Đi chung khó để ý hơi thở, nhưng chú ý niệm Phật và bước chân cho đúng là được.

* Khi có dịp đi kinh hành hay Thiền hành một mình nơi thoáng khí, hành giả bước chậm rãi, phối hợp hơi thở với bước chân và câu niệm Phật. Theo thanh khí mát mẻ của đất trời, hồng danh A Di Đà đi vào tâm khiến cho tâm được mát mẻ, an lạc. Bước đi chỉ để vận động cơ thể, không nhắm phương hướng nào; bước đi được tự do.

* Kinh hành thuần thục rồi thì quán tưởng: Như Lai không từ đâu đến, cũng không đi đến đâu. (Như Lai vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai - Kinh Kim Cang) Quán chiếu sâu nhiệm thì có thể vào tánh thể của Như Lai.

a.5) Chỉ tịnh niệm Phật:

* Chỉ tịnh buổi trưa: nằm nghiêng về bên phải, tay chân duỗi thẳng trong tư thế thoải mái, thở đều đặn. Theo nhịp đều đặn của hơi thởniệm Phật. Tập thói quen niệm Phật trước khi ngủ thì giấc ngủ bình an, không mộng mị và dòng suối niệm Phật không ngừng chảy trong tâm.

* Chỉ tịnh buổi tối: (giống như trên) thêm phần quán tưởng: như mặt trời lặn ở phương Tây, tạm ẩn ở chân trời nhưng vẫn còn đó, giấc ngủ này tạm ngưng mọi hoạt động nhưng tánh linh vẫn sẵn đủ trong tôi một cách trọn vẹn.

Như mặt trời mọc lại lúc bình minh, đem ánh sáng giúp cho muôn loài; khi tôi thức dậy, nguyền phá trừ vô minh cho huệ nhật soi sáng hầu làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, trong đó có tôi.

Quán tưởng xong lại tiếp tục thầm thầm niệm Phật theo hơi thở cho đến khi vào giấc ngủ.

* Chúng ta thỉnh thoảng có khi mất ngủ. Sau một đêm mất ngủ sức khỏe bị suy kém, cả người phờ phạc; vì vậy mà ai cũng sợ bị mất ngủ. Chính vì sợ mất ngủ mà dỗ giấc ngủ lại càng khó hơn. Những lúc không ngủ được, đừng nhớ tới chuyện cần phải ngủ mà phải nghĩ như vầy: - Đêm nay mình có thêm thì giờ để niệm Phật! Rồi bình thản niệm Phật (niệm thầm) theo hơi thở ra vào. Sự bình tĩnhhơi thở đều đặn có thể giúp ta vào giấc ngủ, và sự chú tâm vào tiếng niệm Phật giúp ta khỏi nghĩ ngợi, vẩn vơ. Theo phương pháp này thì dù ngủ được hay không, ngày hôm sau sức khỏe vẫn bình thường.

b) Từ lý tới sự:

Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phẩm thứ 5 dạy rằng:

- Này Vi Đề Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì một niệm bất giác nổi lên, che mờ Bản thể thường trụ, nhận vật bên ngoài làm tâm; nhận sắc thân cảnh giới làm tâm. Luôn luôn bỏ mất tâm chân thật nên bị cảnh vật xoay chuyển. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, xấu đẹp, cao thấp v.v… nếu xoay được cảnh vật bên ngoài thì thân tâm sẽ sáng suốt, trạm nhiên tròn đầy, tức thời đồng với Như Lai không khác.

- Niệm bất giác hay vô minh che lấp Phật tánh Chơn như sẵn có của chúng ta nên mọi nhận thức của chúng sanh đều điên đảo. Vì sao gọi là điên đảo?

Vì quên mất cái tâm chơn thật thường hằng (tánh thấy, tánh biết) mà chấp lấy vọng thức phân biệt (do duyên theo cảnh trần mà khởi động). Khi nhận cái thức phân biệt này làm tâm thì luôn luôn sống với sự chia chẽ, tính toán, so lường hơn thua: nào được mất, vinh nhục, thị phi, khen chê, thương ghét, tốt xấu, giàu nghèo, thành bại, v.v... Phân biệt như vậy thì ắt phải chọn cái này, bỏ cái kia. Nếu được như ý thì thích chí hả hê, còn không toại ý thì đau khổ, buồn phiền rồi tìm mưu tính kế để đoạt lấy điều mình thích, món mình ưa. Đó là tự chuốc phiền não và tự tạo nghiệp chướng, là nỗi đau khổ bất tận của chúng sanh.

Tâm thức duyên theo cảnh trần bên ngoài nên bị cảnh trần xoay chuyển, ví như người xem hát mải mê theo các nhân vật, các tình tiết, cảnh trí của cuốn phim đến nỗi phải khóc, cười, sợ hãi, tức giận, hồi hộp, v.v... Đó là lấy giả làm thật. Sống với ý thức phân biệt cũng thế, chúng ta luôn luôn bị cảnh giả sai khiến, không bao giờ được tự tại.

- Bằng cách nào hành giả có thể phá vỡ vô minh, hiển lộ Giác tánh để chấm dứt khổ đau?

Đức Phật đã chỉ dạy vô lượng pháp môn phương tiện, nhưng tựu trung đều là nhằm mục đích xoay được cảnh vật bên ngoài. Xoay được cảnh vật bên ngoài gồm 2 phương pháp chính:

* Tự nhận thức về sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp hay sanh diệttrở về với tánh Biết vốn bất sanh bất diệt.

* Dùng trí huệ nhận chân được sự giả hợp của trần cảnh. Khi thấu triệt giả tướng của chúng thì không bị chúng xoay chuyển nữa.

Lý tuy đốn, nhưng Sự thì tiệm. Qua kinh sách, qua sự giảng dạy của các bậc Đạo sư, phần đông có thể ngộ lý, được kiến giải, tri giải. Nhưng nếu dừng lại ở đây thì đối với vấn đề sanh tử, chúng ta chưa làm gì được, cũng như người có bản đồ trong tay mà không chịu cất bước lên đường thì không bao giờ đến Bảo sở.

Bắt tay vào việc, hạ thủ công phu, mới hay rằng chuyện tu hành không phải nói mà xong, không phải chỉ một ngày mà được. Cộng nghiệp của chúng sanh ràng buộc chúng ta vào sự thấy biết điên đảo của mọi người; tâm thường phóng ra ngoài như dòng nước xuôi chảy xiết, thật khó lội ngược dòng để trở về nguồn tâm. May thay, vì lòng từ bi vô lượng, Chư Phật khuyên hành giả kết hợp tự lực cùng tha lực thì công phu dễ thành tựu hơn. Một trong những phương pháp kết hợp tự lựctha lựcniệm Phật ba-la-mật.

Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phẩm thứ 5 dạy rằng:

- Muốn xoay chuyển ngoại vật thì không chi bằng sử dụng diệu lực vô úy của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ xưng niệm nam mô A Di Đà Phậthành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản chất thật sự của chúng. Do đó, không còn bị ngoại cảnh chi phối, điều phục được thân tâm.

- Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm ruổi rong theo thanh trần mà xoay cái nghe trở vào Chơn tánh, đó là danh hiệu đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn như. Chính nó thật là tánh nghe của mình, nơi đó chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng soi chiếu khắp mười phương. Tiếp tục hành trì như thế, chẳng bao lâu thì tánh nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.

- Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm nam mô A Di Đà Phậthành giả tuần tự chuyển thức thành trí. Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời.

- Muốn tận trừ phiền não thì không chi hơn là phát huy năng lực trí giải siêu việt của danh hiệu nam mô A Di Đà Phật. Thật vậy, nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệuhành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội ấy trở thành Bồ-đề thật tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thắng Trí Tự Chứng.

* * *

Kết luận

Một câu niệm Phật, thiện ác chẳng phân, ấy là Thiền. Một câu niệm Phật, nhiếp cả sáu căn, ấy là Tịnh.
Thiền Tịnh viên dung ắt siêu phàm nhập Thánh. Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói rằng: - Niệm Phật đến chỗ không niệm mới là chơn niệm. Chỗ không niệm đây tức là không còn năng, sở vậy.
Nếu chúng ta không thấy được mục đích của Thiền, cứu cánh của Tịnh cũng chỉ quy về một mà cứ mãi phân biệt hơn thua nhau về pháp môn phương tiện thì chắc chắn rằng không bao giờ chúng ta thành tựu được pháp tu nào cả, vì trong sự tranh chấp nào, ngã và ngã sở cũng hiện diện.
Trong buổi hoàng hôn của Đạo pháp, trong sự mong manh của kiếp vô thường, thì hồng danh A Di Đà Phật là liều thuốc vô giá chữa bệnh sanh tử luân hồi, không gì hơn được. Cổ đức đã từng nói rằng:
Tam nghiệp hằng thanh tịnh,
Đồng Phật vãng Tây phương.
Dù cho Giới luật nghiêm minh đến đâu cũng không ai dám tự hào rằng mình đã tịnh hóa được tham, sân, si, đã điều phục trọn vẹn thân, ngữ, ý. Thế nên, cần phải tu Định, tu Huệ.
Thiền là pháp môn của Giới, Định, Huệ. Tịnh cũng gồm đủ Giới, Định, Huệ, nhưng một bên từ lý vào sự, một bên dùng sự đạt lý. Nếu kết hợp Thiền Tịnh mà tu thì hòa dung sự lý, tánh tướng. Ấy là ngay nơi phương tiện đã có cứu cánh, cho nên kết quả bảo đảm theo từng thứ bậc tu hành. Lại nhờ nguyện lực của Đức Phật A Di Đà, dù chưa phá trừ được kiến hoặc, tư hoặc cũng có thể đới nghiệp vãng sanh.
Niệm Phật là một nguồn hạnh phúc lớn lao trong hiện tại, là nhơn hạnh giải thoát mãi mãi về sau. Tổ Ấn Quang đã dạy rằng:
Mạc nhạ nhất xưng siêu Thập địa
Tu tri lục tự quát Tam thừa.

(Đừng ngờ một câu qua Thập địa,
Phải hay sáu chữ phủ Tam thừa.)

Hồng danh A Di Đà Phậtnăng lực bất khả tư nghì, đưa hành giả thẳng vào Thập địa Bồ-tát; pháp môn niệm Phật viên dung cả Tiểu thừa, Đại thừa, vì đây là Phật thừa.
Thời mạt pháp mà còn được cỗ xe Phật thừa để trở về Bảo sở thì phải biết rằng chúng ta đã gieo trồng căn lành với Phật pháp từ nhiều đời nhiều kiếp. Nhưng đừng quá tự tin vào sức mình, cũng đừng ỷ vào Phật lực, hãy phát Bồ-đề tâm rồi áp dụng Thiền Tịnh song tu mà vào cảnh giới của Như Lai. Tuy tất cả đều là pháp môn phương tiện, nhưng hãy chọn phương tiện thù thắng nhất, thích hợp nhất.

Bao giờ qua đến bờ kia rồi mới bỏ thuyền bè, mới dám nói Phật tại tâm.
Bây giờ còn lênh đênh nơi bể khổ sông mê, xin hãy gắng gỏi công phu cho khỏi cô phụ tấm lòng của Đức Từ Phụ vẫn còn dang tay chờ đợi tự bao giờ...
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1049)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 741)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(View: 742)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(View: 710)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(View: 778)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(View: 583)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(View: 738)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(View: 971)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(View: 1393)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(View: 1702)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(View: 1444)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(View: 1290)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(View: 2567)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(View: 1701)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(View: 2002)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(View: 2389)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(View: 2112)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(View: 2864)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(View: 5069)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(View: 2853)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(View: 6759)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(View: 3506)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(View: 3259)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(View: 3124)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(View: 3863)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(View: 3375)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(View: 8405)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(View: 2985)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(View: 8927)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(View: 4570)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(View: 8569)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(View: 7230)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(View: 11623)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(View: 23271)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(View: 5453)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(View: 12316)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(View: 11882)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(View: 13039)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(View: 35194)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(View: 33578)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(View: 22899)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(View: 12911)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(View: 12325)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(View: 10805)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(View: 11327)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(View: 12251)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(View: 12089)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(View: 11376)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(View: 11089)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(View: 11795)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(View: 7447)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(View: 6764)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(View: 7473)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(View: 5920)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(View: 6648)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(View: 6219)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(View: 9687)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(View: 6105)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(View: 6097)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(View: 5903)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant