Bồ-đề Đạt-Ma - Trúc Thiên dịch 1969
Sách Ấn Tống: 337 N. Keystone st., Burbank, CA 91506 USA
NHỊ CHỦNG NHẬP
Phàm vào đạo có nhiều đường nhưng nói cho cùng thì không ngoài hai đường này:
Một là lý nhập.
Hai là hạnh nhập.
LÝ NHẬP là mượn "giáo" để ngộ vào "tông", tin sâu rằng tất cả sanh linh đều chung đồng một chân tánh, chỉ vì khách trần bên ngoài và vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được.
Nếu bỏ vọng về chân, tinh thần ngưng trụ như vách đá (1) thì không thấy có ta có người, thánh phàm một bực như nhau; nếu một bực kiên cố không lay chuyển, rốt cùng không lệ thuộc vào văn giáo, được như thế tức ngầm hợp với lý, hết ý niệm phân biệt.
Vô vi một cách vắng lặng và hồn nhiên gọi là lý nhập</div>
- II -
HẠNH NHẬP là nói về bốn hạnh, ngoài ra các hạnh khác đều bao gồm trong ấy.
Bốn hạnh là gì?
- Một
là báo oán hạnh.
-
Hai là tùy duyên hạnh.
-
Ba là vô sở cầu hạnh.
-
Bốn là xứng pháp hạnh.
1.- Sao gọi là BÁO OÁN HẠNH?
Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy:
"Ta từ bao kiếp trước buông lung không học, bỏ gốc theo ngọn, trôi dạt theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây hại không cùng. Đời nay tuy ta không phạm lỗi, nhưng nghiệp dữ đã gieo từ trước tới nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ đừng nên oán trách".
Kinh
nói: "Gặp khổ không buồn.
Vì
sao vậy? Vì thấu suốt (luật nhân quả) vậy.
Khi
tâm ấy đã sanh (2) ấy là ứng hợp với lý.
Mượn
oán mà hành đạo nên nói là hạnh trả oán.
2.- Hai là TÙY DUYÊN HẠNH
Chúng sanh đều do duyên nghiệp chuyển thành, chẳng có cái tôi. Mọi nỗi khổ vui đều do nhân duyên sanh. Nếu nay được quả báo tốt, hưởng đủ vinh dự, ấy là do nhân lành thuở trước cảm nên, nay mới được vậy. Hễ hết duyên thì lại hoàn không, mừng vui nỗi gì? Được mất đều tùy theo duyên, nhưng tâm người không vì vậy được thêm hoặc bớt mất.
Nếu thấu đáo được vậy thì gió vui chẳng động, lặng lẽ mà thuận đạo, nên nói là hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp.
3.- Ba là VÔ SỞ CẦU HẠNH
Người
đời mãi đắm mê, việc gì cũng tham trước thế gọi là
cầu.
Bậc
trí ngộ được lẽ chân, chuyển ngược thế tục, nên tâm
an trụ ở vô vi, thân hình tùy nghi vận chuyển.
Muôn
vật đều là không, có gì vui mà cầu được.
Hể
có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo.
Có
thân ắt khổ, được gì mà vui?
Ở
lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa.
Có
thân ắt khổ, được gì mà vui?
Thông
suốt được như vậy, ắt buông hết sự vật, dứt tưởng
chẳng cầu.
Kinh
nói: "Còn cầu còn khổ. Hết cầu mới được vui".
Xét
biết không cầu mới thực là đạo hạnh, nên nói là hạnh
không cầu mong.
4.- Bốn là XỨNG PHÁP HẠNH
Cái
lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp.
Tin
hiểu lý ấy thì mọi hình tướng hóa thành không, không nhiễm
không trước, không bỉ, không thử.
Kinh
nói: Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu. Pháp
không có tướng ngã, hãy lìa ngã cấu.
Bậc
trí tin hiểu được vậy thì tùy xứng theo pháp mà hành.
Bổn thể của Pháp vốn không tham lẫn, cho nên dù đem thân mạng và của cải ra bố thí vẫn không hối tiếc. Thấu rõ ba cái không (3) thì không còn ỷ lại và chấp trước. Chỉ cần gạn trừ trần cấu, tùy nghi giáo hóa chúng sanh, nhưng không mắc phải hình tướng, thế là tự hành, đã lợi người lại thêm trang nghiêm đạo Bồ đề. Bố thí đã vậy thì năm độ (Bát nhã) khác cũng thế. Vì dứt trừ vọng tưởng mà hành phép tu sáu độ, nhưng thật không có gì gọi là hành cả nên nói là hành tùy xứng theo pháp.
Kệ rằng:
Ngoại
tức chư duyên,
Nội
tâm vô đoạn.
Tâm
như tường bích,
Khả
dĩ nhập đạo.
Minh
Phật tâm tông,
Đẳng
vô sai ngộ.
Hành
giải tương ưng,
Danh
chi viết tổ.
Nghĩa:
Ngoài
bứt muôn duyên,
Trong
bặt nghĩ tưởng.
Tâm
như tường vách,
Mới
là vào đạo.
Sáng
Phật tâm tông, (4)
Thảy
không sai ngộ.
Lấy
hiểu hợp nhau,
Ấy
gọi là Tổ.
GHI CHÚ:
(1)
Nguyên văn: ngưng trụ bích quán có nghĩa là lắng đọng trong
cái định bích quán, cái định ấy không khác gì hơn là Tổ
sư Thiền.
(2)
Khi có được tư tưởng ấy.
(3)
Ba không: không người cho, không người nhận, không vật bị
cho; nói chung thì không ngã, không nhân, không vật mà chỉ
có hành động.
(4)
Lấy tâm Phật làm tông chỉ, tức là Thiền, đối với các
pháp môn khác lấy lời nói của Phật làm tông chỉ gọi là
Phật ngữ tông..