Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương I Những Chỉ Dẫn Tổng Quát Về Phương Pháp Thiền Định

Friday, December 10, 201000:00(View: 4276)
Chương I Những Chỉ Dẫn Tổng Quát Về Phương Pháp Thiền Định
CHƯƠNG I

NHỮNG CHỈ DẪN TỔNG QUÁT
VỀ PHƯƠNG PHÁP THIỀN ĐỊNH

 Trước khi trình bày phương pháp tu hành thực dụng: “Quán Tưởng Thiền Định cho tất cả chúng sinh suốt cõi không gian”, điều cần yếugiải thích một số tâm thuật căn bản để thực hành lối Quán Tưởng này. Bối cảnh tâm thuật này rất quan yếu để tu hành hầu thực chứng phép thiền quán này một cách thích đáng, hữu hiệu. Những ai tu học mà không được sự hướng dẫn riêng biệt của bậc Đạo Sư kinh lịch trong truyền thống Mật Tông và những người nào chưa có kinh nghiệm về thiền định Phật Giáo, đều cần phải nghiên cứu thật cẩn thận những kỹ xảo tâm thuật căn bản này.

 Điều cần chú ý ở đây là: Những người có ý tuân phụng Phật đạo, tốt nhất cần phải có một vị Thượng Sư. Vị Thượng Sư hợp cách là người có rất nhiều kinh nghiệm phong phú đối với pháp tu của Phật Giáo. Vị ấy được truyền thừa một cách không gián đoạn (vĩnh truyền) từ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, và đươc̣ công nhận trong Tăng già là những bậc đã đạt đến trình độ chứng ngộ rất cao mà trí huệlòng từ bi đều viên dung vô ngại. Chỉ có bậc thượng sư như thế mới có thể sách tấn, sữa chữa và là động cơ thúc đẩy cho sự nổ lực tu học của đàn hậu tấn. Chỉ có những bậc đại sư như thế mới chỉ bày cho chúng ta những cảnh giới chứng ngộ chân chánh, mục đích đích thực cho tất cả mọi nỗ lực của chúng ta. Chỉ có những bậc đại sư như thế mới có thể bảo hộ chúng ta không phạm vào những sai lầm tội lỗichúng ta có thể phạm, đồng thời lãnh đạo, chỉ dẫn chúng ta một cách đích thực và thích thời nhằm đạt đến cảnh giới cao hơn. Đối với những người học về Kim Cang Thừa, vị Thượng Sư rất là trọng yếu. Chính sự quan hệ chặt chẽ giữa thầy và trò đã là chất liệu ràng buộc, thúc đẩy ta quyết tâm thực hiệnđạt đến Phật đạo hoàn mỹ nhất. Vì pháp tu Quán Âm Quán Tưởng này trực thuộc vào Kim Cang Thừa, cho nên, hành giả cần phải đem hết khả năng để tìm cầu một vị Thượng Sư chân chính hầu chỉ dẫn cho sự tu học và xem tập sách nhỏ này như là một hỗ trợ cho sự huấn thị cao quý của bậc Thượng Sư. Dù vậy, những ai hiện đang trong tình trạng không có sự liên hệ với một bậc Thượng Sư hợp cách thì vẫn có thể tận dụng toàn bộ khả năng và nỗ lực của chính mình để tu tập Quán Âm Quán Tưởng và như thế cũng chẳng có gì nguy hiểm cả. Thực sự thì, pháp tu đặc biệt này cũng đã được lập ra để có tính cách thích ứng và hữu dụng cho chính kẻ sơ tâm mới bắt đầu tu họcPhương pháp này tuy bao gồm những giáo lý tu chứng ở mức độ tối cao nhất, nhưng cách trình bày ở đây có tính cách dung hóa khả dĩ giúp đỡ được cho người sơ học và cho tất cả những bậc có kinh nghiệm cao, cả hai đều có thể đạt được lợi ích. Pháp tu Quán Âm Quán Tưởng này, dù là pháp tu của Mật Tông Phật Giáo, thế nhưng vẫn không mang tính cách phức tạp nguy hiểm của pháp tu mật giáo, đồng thời, vẫn bao gồm đủ những nguyên lý tối thượng đưa đến Giác Ngộ viên mãn.

 Giống như tất cả phép tu Quán Tưởng khác trong Phật Giáo, phép tu Quán Âm Quán Tưởng này đòi hỏi hành giả cần tu học những tâm thuật kỹ xảo căn bản về Chỉ và Quán. Những kỹ xảo này đã được trình bày một cách đầy đủ, chi tiết trong rất nhiều kinh sách của Phật Giáo. Những gì được trình bày sau đây chỉ là những yếu điểm có tính cách cương lãnh mà thôi.

1 – ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN

 Mặc dù có thể thực hiện sự tu Quán trong tất cả mọi cảnh huống (hoàn cảnh); nhưng, lý tưởng tuyệt vời nhất vẫn là một đạo tràng thanh tịnh có khả năng giảm thiểu tối đa sự quấy nhiễu chung quanh. Nếu được như thế thì đó là điều kiện tốt nhất cho những người mới bắt đầu tu họcNếu có thể, nên thiết lập một căn phòng đặc biệt hay sử dụng một góc nhở để có thể bảo đảm sự thanh tịnh cho công việc tu Quán hằng ngày. Trong phòng hay trong một góc phòng (khu vực tu tập) cần nhất là nên tránh xa sự hoạt động của thế tục. Phải bảo trì trọn vẹn sự thanh khiết. Không nên trần thiết (trưng bày) những phẩm vật thế tục hoặc những vật dụng không liên quan đến sự tu quán. Trong khu vực này, mình có thể kê một chiếc bục hoặc bàn thờ để thờ phụng cúng tượng Phật hoặc những vật tượng trưng cho giáo lý Đức Phật. Theo đó, bên cạnh có thể trần thiết, trưng bày một vài loại như: hoa, hương, nước, đèn cầy, v.v..., trên một bục thấp hơn. Trong trường hợp này, nếu có thể có được một tôn tượng Quán Thế Âm hay một bức ảnh của Ngài thì không gì tốt bằng. Đặc biệt, nếu thờ một tượng Quán Âm như đã trình bày trong pháp tu Quán Âm Quán Tưởng thì rất quý.

 Điều kiện tốt nhất cho sự tu quán là sắp xếp một thời giờ đặc biệtnhất định cho từng ngày. Rất có nhiều người thích tu luyện vào mỗi sáng sớm thanh tịnh trước khi khởi đầu cho những sinh hoạt trong ngày, vì giờ giấc này là khoảng thời gian mà tâm và cảnh thanh tịnh nhất. Giờ mặt trời lặn (hoàng hôn) cũng là một trong những giờ giấc rất tốt. Thời gian có thể tùy nghi chọn lựa, miễn sao thích hợp với chương trình sinh hoạt hằng ngày của mỗi một cá thể. Nhưng, nhất định phải có một sự chọn lựa khôn khéo để bắt buộc chính mình phải tuân theo mỗi ngày nhằm nuôi dưỡng và tạo thành một thói quen cố định.

 Tính cách quyết định về thời gian tu tập dài hay ngắn còn tùy thuộc vào năng lựcchương trình bận rộn hay thư thả của mỗi người. Tuy nhiên, tốt nhất là nên giữ đúng giờ giấc đã quy định cho sự tu tập hằng ngày. Để tránh sự thất bại trong việc tu hành, lúc mới bắt đầu tu tập, không nên có tham vọng quyết định tu thập trong thời gian quá lâu. Nếu có thể, nên tu tập 15 phút mỗi ngày, như thế sẽ đạt được lợi ích lớn. Thời gian tu tập có thể kéo dài tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, sau đó tùy hoàn cảnh thuận tiện có thể tăng dần thì giờ lên.

2 – NHỮNG MỤC TU TẬP KHÁC

 Pháp tu Quán Âm Quán Tưởng này vốn là một pháp tu hết sức hoàn hảocụ túc; nhưng, trong thời gian quán tưởng, thiền định, hành giả cũng có thể tu tập thêm những pháp môn khác mà mìnhh đã thọ trì. Chẳng hạn hành giả đang hành trì pháp môn Lễ Phật, thì cứ thực hành pháp môn Lễ Phật trước khi ngồi xuống để tu Quán. Cũng có thể trước khi tu Quán Âm pháp hành giả cũng có thể thực hành phép quán tưởng thanh tịnh của Kim Cang Tát Đỏa cùng lúc mới việc trì tụng Bách Tự Minh Chú. Việc sắp xếp và thu dụng thêm những pháp môn khác còn tùy theo căn cơmục đích của hành giả; trong trường hợp này, hành giả cần nên tham khảo ý kiến của bậc bản sư mình.

3 – THẾ NGỒI TRONG LÚC TU QUÁN

 Thế ngồi lý tưởng nhất trong lúc tu quán là ngồi trên sàn nhà hoặc ngồi trên tọa cụ, Kim Cang Tọa (gọi là thế ngồi kim cương, “vajra” cũng gọi là Liên Hoa Tọa). Bắp đùi trái ở trong bắp đùi phải ở ngoài, cả hai bàn chân đều nằm ngược nhau trên đùi, nhưng cũng có thể ngồi theo tư thế bán già (bán Liên Hoa Tọa; thế ngồi như nửa hoa sen): Bàn chân trái để lên đùi chân phải hay ngược lại; hoặc đơn giản hơn là: ngồi theo thế hai chân đâu ngược vào nhau, lưng thật thẳng nhưng không quá cứng ngắc. Hai tay có thể xếp một cách đơn giản tùy tiện trên lòng bàn chân hay theo hình thức tham thiền thông lệ, bàn tay phải đặt lên lòng bàn tay trái, hai đầu ngón tay cái cụng nhẹ vào nhau. Đầu phải giữ cho thật ngay thẳng, và, hai mắt khép nhẹ (nửa mở nửa nhắm). Không nên nhìn chú mục vào bất cứ vật gì hay điểm nào (dĩ nhiên là ngoại trừ vật đang quán tưởng). Miệng ngậm nhẹ nhưng thanh thản thoải mái, không căng thẳng, đầu lưỡi cong lên và chạm nhẹ nướu hàm trên.
 

4 – TU CHỈ PHÁP

 Trong lúc tu tập quán tưởng, CHỈ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nói một cách đơn giản thì: CHỈ (cũng tức là ĐỊNH) chính là sự giảm thiểu những tư tưởng vọng niệm, phù động vẩn vơ, buộc tâm ý ngưng tụ, lắng đọng để tập trung nhất tâm vào đối tượng quán chiếu. Kỹ xảo về sự tu CHỈ đã được trình bày một cách sâu sắc trong kinh sách Phật giáo. Những kinh nghiệm về sự tu Chỉ sẽ giúp rất nhiều cho pháp tu Quán Tưởng. Vì thế, những ai tu học mà chưa thể phát triển công phu Chỉ Định một cách đầy đủ, điều kiện tiên quyết và tốt nhất là cần nên luyện tập Chỉ Định trong một vài tuần trước khi bắt đầu tu tập về pháp tu Quán Âm Tưởng này. Việc học về Chỉ Định rất tốt, nó có khả năng dẫn đến một điều kiện sức khoẻ khương tiện. Trên phương diện tâm lý, nó cũng có khả năng đưa đến một lợi ích đáng kể có thể nhận thấy được.

 Một trong những phương pháp tu CHỈ đơn giản là: tập trung sự chú ý vào hơi thở của chính mình. Sau khi ngồi thiền trong một tư thế tốt, chỉ thở ra hít vào trong một nhịp điệu bình thường, thoải mái, thư thả, nhịp nhàng. Không nên cố sức cưỡng chế làm cho căng thẳng dù chỉ là mảy mayTâm không nghĩ đến bất cứ việc gì khác, chỉ tiếp tục chú ý theo dõi hơi thở. Có thể áp dụng phương pháp Sổ Tức (đếm hơi thở). Bắt đầu đếm từ một đến mười, sau đó bắt đầu đếm lạ̣i. Thì rất có lợi ích.

 Một phương pháp tu CHỈ (năng lực tập trung tư tưởng) đơn giản khác là dùng một phẩm vật đơn giản làm đối tượng. Ví dụ: lấy một mảnh vải nhỏ hình vuông, một đóa hoa giản dị, v.v... chẳng hạn. Hãy đặt vật ấy trước mặt khoảng chừng năm feet và ngồi trong một tư thế thiền tọa, tập trung toàn bộ nhãn lực, chăm chú nhìn vào vật đó; Đừng để tâm suy nghĩ đến bất cứ vật nào khác. Cũng có thể gom hết tâm lực tập trung tư tưởng vào một ảnh tượng đang ở trong tâm như một điểm nhỏ có màu sắc hoặc tập trung tư tưởng vào ngay chính trực thức, giác tánh rỗng lặng.

 Những Pháp tu đơn giản này chỉ cốt làm cho tâm của hành giả đạt được sự tu tập trong anh định, đồng thời giúp hành giả tăng tiến phương diện trực giác. Nếu trong thời gian tu tập những phương pháp Chỉ (tập trung tư tưởng) này, lúc đầu tâm tư bị tán loạn và phát sanh những ưu phiền của thế tục, vọng tưởng, ảo giác, v.v... thì hành giả chỉ cần tri nhận rằng: Những thứ tạp niệm này đều là những thứ hư ảo do tâm tạo nên. Sau khi tri nhận rằng tất cả vọng niệm đều do chính tâm mình tạo ra, thì điều ấy lập tức đưa tâm trở về sự quán tưởng.

 Có một việc tối cực trọng yếuhành giả cần phải tuyệt đối chú ý là: trong lúc tu Chỉ Quán (thiền định), không nên chấm dứt một cách bất ngờ đột ngột. Trong quá trình từ cảnh giới của định lực thanh tịnh, nên trở lại, cảnh giới của thế tục một cách êm dịu, từ từ, thoải mái.

 Kỹ xảo của sự tu Chỉ (được gọi là shamatha hay dhyana hay thiền) đã được ghi lại một cách thâm sâu với một số lượng không thể kể xiết trong các kinh sách Phật GiáoHành giảthể tham khảo để học hỏi thêm những chi tiết rõ ràng. Hơn nữa, việc tu hành thực dụng pháp môn Quán Tưởng Quán Âm này, lúc được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sự tập trung tư tưởng của mình (Định Lực) sẽ khai triển trong bất cứ trường hợp.

5 – QUÁN TƯỞNG PHÁP

 Điểm căn bản của phép tu Quán Tưởng là chuyển hóa cái thực tại được thể nghiệm về chính bản thân, ít nhất là trong thời gian thiền địnhDụng ý chính là hành giả càng tốn nhiều thì gian tâm thức để dụng công quán tưởng đến Phật, Bồ Tát, v.v... bao nhiêu thì bản chất của toàn diện tâm cảnh quan kiến của mình được hanh thông lợi lạc bấy nhiêu. Ngoài ra nếu có người nào có đầy đủ năng lực để có thể quán tưởng toàn thể vũ trụ như là đang trở thành cảnh giới giác ngộ thì nhất định người đó sẽ được tăng trưởng năng lực vĩ đại, đủ sức chế ngự và làm chủ được những tình cảm, những tri nhận và những kinh nghiệm trong đời sống. Tâm thức mình phải có sẵn tín niệm cơ bản rằng: Tự thân của mỗi một chúng ta có sẵn đầy đủ một năng lực phi thường có khả năng đặt đến sự giác ngộ, và do đó có khả năng sống trong một thế giới giác ngộ.

 Một cách tổng quát thì: phát triển năng lực của sự quán tưởng là một việc tương đối khó khăn, và điều này còn tùy vào căn khítập khí của mỗi người mà có sự sai khác. Có một ít người đã gặp phải một số vấn đề nhưng một số khác thì sự khó khăn đã không phải là không ít. Điểm tối trọng yếuhành giả không nên kỳ vọng quá cao trong thời gian đầu.

 Phương pháp quán tưởng là tiến trình dụng tâm để làm cho những hình tượng của sự tưởng tượng biến thành cụ thể chân thậtHay nói một cách khác: Sự Quán Tưởng là tiến trình cố ý nhìn thấy một hình ảnh mà mình đang tưởng tượng bằng cách sử dụng một số tác dụng tinh thần như trí nhớ, sự tưởng tưởng và sự tập trung tư tưởng, mình có thể vận dụng tâm thức để tạo tác ra hình ảnh (hay gợi cho hiện ra hình tượng) trong một cứ điểm nhất định trong không gianBan đầu những hình tượng này rất mơ hồ, hư ảo, nhưng sau khi đã luyện tập phương pháp một cách thuần thục thì hành giả sẽ “thấy” những hình tượng này một cách rõ ràng như bất cứ ngoại vật nào dưới nhãn quang của mình.

 Có rất nhiều phương pháp khác nhau để đạt đến sự tựu thành sự Quán Tưởng này. Vài bậc Thượng Sư khuyên là nên bắt đầu thử quán tưởng một hình ảnh mơ hồ của toàn thể cảnh tượng rồi từ từ làm cho nó sáng tỏ khi mình trở nên quen thuộc hơn với hình ảnh và tiến trình quán tưởng. Cũng có những bậc Thượng Sư khác dạy là nên bắt đầu bằng những phần nhỏ của hình tượng, mỗi một bộ phận đều quán tưởng một cách minh bạch và từ từ đem chúng ghép lại thành một hình tượng trọn vẹn (phương pháp này rất là ích lợitiện dụng cho việc quán tưởng phức tạp hơn về chư Bồ Tátchư Thiên). Phương pháp thứ ba là bắt đầu ngó nhìn thật lâu vào một hình tượng cho đến khi việc quán tưởng hình ảnh này trở nên dễ dàng thực hiện.

 Không luận là sử dụng phương pháp gì, trong thời kỳ đầu của sự tu Quán, nếu sự quán tưởng không được ổn định thì đừng bao giờ nản chí. Những hành giả sơ cơ thường hay kể lại những vấn đề vấp phải trong việc quán tưởng, và những vấn đề thường gặp là: Không có khả năng để quán tưởng gì cả; hình tượng lúc tỏ lúc mờ, và mỗi lần như thế chỉ có thể thấy hình tượng một cách phiến diện, cục bộ; lúng túng không biết phải từ góc cạnh nào để nhìn hình tượng; hình tượng cứ vẫn lướt trượt khỏi đầu mình (giống như lúc luyện pháp Quán Âm Quán Tưởng, tức quán tưởng Quán Âm Bồ Tát đang ở trên đỉnh đầu của hành giả); hình tượng dường như tự phát ý riêng và bắt đầu nói cười, giỡn cợt và chơi nghịch những trò đùa khác. Ngoài ra, còn có những vấn đề thường gặp trong mọi lối tu thiền như đau nhức cơ thể, tâm thần lơ đễnh, hôn trầm, trạo cử (ý tưởng lăng xăng) khát khao, thèm muốn, những tình cảm xung động phát dậy mãnh liệt mà không thích ứng dung hợp.

 Để giải quyết hàng bao nhiêu vấn đề trên, chỉ có cách trả lời duy nhất là: Không cần để ý biết tới, bận tâm đến những vấn đề đó nữa. Cứ tiếp tục giữ sự quán tưởng. Tất cả những nỗi khó khăn trên phải được coi như là những trò bịp bợm của cái bản ngã, cái bản ngã muốn chạy trốn, tránh né sự quan sát thâm cận, chạy trốn, tránh né sự hủy diệt của chính bản ngã, được thành tựu từ sự thiền định quán tưởng Phật Giáo. Cái làm cho vấn đề trở nên quan trọng chỉ là cách làm cho vấn đề trở nên thực hơn mà thôi. Hay nói một cách khác: cái việc quan-trọng-hóa bất cứ một vấn đề nào cũng đều làm cho vấn đề ấy trở nên có thực hơn bao giờ cả, nghĩa là vấn đề càng trở nên rắc rối hơn nữa

 Do đó, mình không nên để ý nhiều đến những vấn đề hay những khó khăn. Hãy cứ tiếp tục dồn hết nỗ lực của mình vào trong việc quán tưởng, thiền định như thường lệ.

 Nguyên tắc này cũng áp dụng cho bất cứ kinh nghiệm đặc biệt nào khác mà mình trải qua lúc quán tưởng tham thiền, và, cũng áp dụng cho cả việc không có kinh nghiệm đặc biệt nào như vậy.

 Xin cảnh cáo hành giả là: Trong lúc thiền định, đừng bao giờ để bị kích động bởi những gì mà hành giảcảm giác như là một dấu hiệu của sự thành công như: cảm giác thú vị khinh an (nhẹ nhàng) có cảm xúc ấm áp, thấy ánh sáng, v.v... Khi Định mỗi lúc một sâu dần, những tình huống này có thể sẽ xuất hiện, nhưng, chúng không có gì vĩ đại quan trọng cả, vì thế, không cần suy cầu và cũng không cần chạy trốn chúng. Khi thấy những huyễn cảnh ảo tượng khác, cũng cần có thái độ trên. Đôi khi có thể thấy những cảnh tượng khủng bố kỳ dị khác thường, cần phải nhìn rõ bản chất không thật hư huyễn của chúng. Hãy để chúng tự biến đi, còn nếu không có những cảnh giới ấy hiện ra, thì không nên có cảm giác thất vọng hoặc nản chí mà phải luôn luôn tâm niệm rằng: Mục đích duy nhất của sự Quán Tưởng là để phát triển Trí HuệTâm Từ Bi của chúng ta. Nếu đúng như pháptu tập có thể thấy được rõ ràng những hình tượng, hoặc tự mình có thể ghi nhận một cách rõ ràng rằng: Tâm Từ Bi của chúng mình đang được phát triển hơn thêm đôi chút trong mọi sinh hoạt thường nhật của đời sống thì đó cũng đủ để biết rằng những điều này chính là thành quả thực thụ của phương pháp tu hành này.

 Sau cùng, cũng nên ghi nhận thêm rằng, quán tưởng và thấy được những hình tượng được mô tả như hình tượng Quán Âm có thể là một cái gì xa lạ và khó khăn đối với những ai đã không từng quen thuộc với những hình tượng thông thường của Phật Giáo. Vì thế, lúc đầu có thể xem sự quán tưởng như là một loại luyện tập có thể giúp ích cho tâm lực trở thành khoáng đại và làm tăng trưởng sức chú ý, gia tăng sự tập trung tư tưởng. Nhưng, điều quan trọng hơn nữa: hình thể và những thuộc tính sắc tướng của Quán Thế Âm phải được hiểu như là đã được cố ý thiết lập ra hầu sử dụng những biểu tượng hữu hiệu và truyền cảm nhất, khả dĩ trao truyền, ban phát sự thể hiện lòng Từ Bi và Trí Huệ. Những biểu tượng này đã được giải thích rõ ràng hơn nơi chương ba. Khi mà sự quen thuộc thiết thân hơn với hình tượng và văn mạch sắc tướng của Quán Thế Âm được tăng trưởng phát huy sâu rộng hơn thì những thành viên của phần lớn những nền văn hóa nhân loại có thể có khả năng thuận dụng để liên hệ gia hưởng thỏa đáng hơn với những biểu tượng cổ kính mãnh liệt này.

6 – LÀM THẾ NÀO TRÌ CHÚ LÚC

SỬ DỤNG TRÀNG HẠT

 Chú là sự biểu hiện bằng âm thanh về tâm cảnh Giác Ngộ của ý thức. Phần lớn Chú ngữ là Phạn văn, ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu năng lực tượng trưngTuy nhiên, Chú cũng có một ý nghĩa trên phương diện văn tự và cũng có thể dịch ra chữ Việt. Nhưng, công dụng cơ bản của Chú la ̀do xuyên qua âm thanh của văn tự mà hướng hành giả biểu đạt bao nhiêu thứ tâm cảnh đặc thù của chính ý thức. Vì thế, Chú ngữ cần phải được tụng niệm một cách thường xuyên liên tục, càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là phải đem hết tâm lực chuyên chú vào âm thanh của Chú và chuyên chú vào trí huệ tương ứng được tượng trưng ở đó. Lúc trì Chú, theo truyền thống, rất có nhiều người sử dụng cách lần chuỗi để ghi nhớ (tính đếm) nhưng điều này không tuyệt đối cần thiết.

 Phật Giáo thường dùng chuỗi có 108 hạt, cộng thêm đầu mỗi chuỗi hạt (hạt lớn giống như bầu hồ lô). Mục đích lần chuỗi 108 hạt này chỉ là để ghi nhớ, đặc biệt nó rất hữu dụng khi có người muốn hoàn tất số lượng trì Chú trong một thời gian nhất định. Khi lần xong trọn vẹn một tràng chuỗi hạt thì chỉ tính có 100 lần Chú thôi (cộng thêm 8 đều chuỗi để phòng hờ trong trường hợp có một vài Chú khi tụng niệm không được chân thành, tha thiết hoặc không tập trung đầy đủ sức chú ý). Đồng thời 108 hạt cũng còn được ghi nhận như là một con số (số mục) có được sự kiết lợi (tốt đẹplợi lạc).

 Trong lúc trì Chú, tràng hạt được lần bởi ngón tay cái và trỏ; một đôi khi trong những phương pháp tu tập cao cấp hơn, những ngón tay khác cũng đã được sử dụng. Có thể sử dụng tay phải hoặc tay trái nếu cảm thấy tay nào thuận tiện nhất với mình. Mỗi lần trì xong một Chú, lần một hạt chuỗi. Để bắt đầu cho tiến trình lần chuỗi, trước tiên, nên bắt đầu bằng hạt chuỗi kế cạnh hạt Đầu hạt của tràng chuỗi. Khi lầng xong hãy dừng lại. Đừng tính tiếp đầu chuỗi mà phải lần ngược lại và cứ thế tiếp tục đã được chỉ dẫn.

 Có thể sử dụng bất cứ tràng hạt được chế tạo bằng bất cứ vật liệu nào. Tràng hạt làm bằng hạt bồ đề được chế tạo tại Ấn Độ đã đặt biệt được mọi người ưa thíchTràng hạt bằng gỗ đàn hương cũng là loại tràng hạt mà hầu hết Phật tử ưa thích. Trong những pháp tu đặc biệt, có người đã sử dụng những tràng hạt được đặc biệt chế bằng những chất liệu như ngà voi, san hô, pha lê, thạch anh, hoặc xương, v.v...

 Sử dụng tràng hạt (phương pháp lần chuỗi) cũng có thể trợ giúp hành giả tập trung được tâm lực nơi Chú ngữ và quán tưởngVì vậy, cần phải tôn trọnggiữ gìn tràng hạt cẩn thận. Mỗi hạt chuỗi có thể được xem như là vật tượng trưng cho một vị Bồ Táthành giả đang quán tưởng đến. Đồng thời, xem sợi dây dùng để xâu chuỗi là tượng trưng cho ý thức của Bậc Bồ Tát, tức Bồ Đề Tâm.

7 – CÁCH SỬ DỤNG CHÍNH VĂN CỦA BẢN TU PHÁP

 Những gì được thấy trong Chương Hai vốn đã được phiên dịch từ bản gốc (chính) bằng tiếng Tây Tạng được soạn ra bởi Ngài Tangtong Gyalbo: “Quán Tưởng Thiền Định cho tất cả chúng sanh ở khắp cõi không gian” [những chữ hoặc những đoạn trong ngoặc là do dịch giả thêm vào để ý nghĩa của câu văn được sáng sủa thêm dễ hiểu hơn].

 Nguyên văn trong chính bản trình bày rõ ràng chính xác về những gì cần phải quán tưởng và phải được thể nghiệm trong lúc mình quán tưởng. Phải tụng một cách hết sức chậm rãi qua từng đoạn [ngoại trừ những đoạn chú giải được đóng ngoặc]. Lúc đọc, có thể đọc lớn tiếng hoặc đọc thầm thầm cho chính mình, đồng lúc, từng bước một, phải tác quán tưởng theo mỗi lần đọc. Khi mỗi đoạn đươc̣ hoàn tất có thể tạm nghỉ trong chốc lát rồi tiếp tục ôn lại trong tâm thức những gì mình đã quán tưởng từ đầu cho đến đó. Trong một đoạn như thế, thời gian bỏ ra (sử dụng) nhiều hay ít (dài hay ngắn) là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu yếu và sở vọng của mỗi người.

 Trong khi trì Chú, phải dốc hết toàn bộ quá trình quán tưởng mà mình có thể có, vào trong tâm thức mình. Hành giả cũng phải đem hết sức chú ý tập trung vào âm thanh của Chú ngữ và cố gắng nỗ lực thể hội thần thông lực của Chú (oai lực của Chú). Đại Bộ phận của thời gian tu Quán Tưởng (toàn thể thời gian tu Quán) sẽ được dùng vào việc trì Chú và cùng với sự Quán Tưởng Vô Tướng.

 Sau khi trì Chú nên hoàn thành sự trì tụng và tu pháp thiền định theo chính văn ở đây.

 Xin chú ý: Số chữ trong những dấu ngoặc là do sự thêm vào của dịch giả để thuận tiện cho việc phân thành chương tiết của pháp tu. Số chữ mà các đoạn đã nêu lên những số tương ứng được dùng để giải thích chi tiết cho mỗi đoạn trong chương ba.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant