Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 16: Những Thánh Tích Khác—other Sacred Places

29 Tháng Năm 201100:00(Xem: 6723)
Chương 16: Những Thánh Tích Khác—other Sacred Places

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I

CHƯƠNG MƯỜI SÁU
CHAPTER SIXTEEN 

Những Thánh Tích Khác
Other Sacred Places

(A) Bát Đại Linh Tháp—Eight Great Sacred Stupas of Buddhism
(I) Theo truyền thuyết thứ nhất—According to the first legend.
(II) Theo truyền thuyết thứ nhì—According to the second legend.
(B) Những Thánh Tích Khác—Other Sacred Places
I. Đại cương về các Thánh tích khác—An overview on other Sacred Places. 
II. Chi tiết về các Thánh tích khác—Details of other Sacred places:
1) Ajanta. 
2) Ajitavati (skt): Sông A Thị Đa Phiệt Để.
3) Thành Phố Amaravati (skt&p).
4) Animeshalochana Stupa. 
5) Vương Quốc Cổ Avanti (skt). 
6) Vương Quốc Cổ Ayodhya. 
7) Bamboo Forest Monastery: Venuvana (skt)—Trúc Lâm Tịnh Xá.
8) Baranasi (skt): Ba La Nại
9) Điện Bhaja (skt). 
10) Tháp Borobudur (skt). 
11) Tháp Dhamek. 
12) Hang Động tại Thành Dhank (skt). 
13) Gandhara (skt): Kiện Đà La—Xứ Kiền Đà Vệ. 
14) Ganges (skt): Sông Hằng.
15) Thành Goa (skt).
16) Grdhrakuta (skt): Gijjakuta (p)—Xà Quật Sơn.
17) Vương Quốc Cổ Jalandhara (skt). 
18) Jetavana Garden: Jetavanarama (skt)—Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên
19) Jetavana Monastery (skt): Kỳ viên Tịnh Xá.
20) Thành Junagadh (skt).
21) Hang Động tại Thành Junnar (skt). 
22) Núi Kailasa (skt). 
23) Thành Kampilya (skt). 
24) Thành Kanchi (skt).
25) Thành Kanheri (skt). 
26) Kanyakubja (skt): Thành Khúc Nữ. 
27) Kapilavastu (skt): Ca Tỳ La Vệ
28) Vương Quốc Cổ Kapittha (skt): Kiếp Tỉ Tha—Kiếp Tỳ Tha—Tăng Khư Thi. 
29) Tự Viện Kapotaka-samgharama (skt).
30) Vương Quốc Cổ Karakhojo (skt): Cao Xương
31) Thành Karle (skt).
32) Thành Karnatak (skt). 
33) Kartchou (skt): Kiệt Xoa
34) Vương Quốc Cổ Kashmir (skt): Ca Thấp Ba—Kế Tân. 
35) Vương Quốc Cổ Kausambi (skt): Kosambi (skt)—Kiều Thương Di. 
36) Vương Quốc Cổ Khalcha: Cao Xương
37) Vương Quốc Cổ Khotan: Xứ Vu Điền.
38) Vương Quốc Cổ Kosala (skt): Kiều Tát La.
39) Vương Quốc Cổ Kondane (skt). 
40) Kukkutapada (skt): Kê Túc Sơn.
41) Vương Quốc Cổ Magadha (skt): Xứ Ma Kiệt Đà
42) Vương Quốc Cổ Mathura (skt): Ma Thâu La
43) Hồ Mucalinda Lake: Muchilinda (skt). 
44) Thành Nagarahara (skt): Nagara (skt)—Kinh thành Na càn ha la.
45) Thành Nagarjunakonda (skt). 
46) Nairanjana (skt): Sông Ni Liên Thiền.
47) Nalanda Monastery University: Khu Đại Học Na Lan Đà
48) Thành Nasik (skt).
49) Thành Pataliputra: Kusumapura (skt)—Hoa Thị Thành—Ba Liên Phất. 
50) Núi Pragbodhi (skt): Bát La Cấp Bồ Đề—Tiền Chánh Giác Sơn. 
51) Vương Quốc Cổ Punach: Bán Nô Ta.
52) Thành Rajapura: Yết Xà Bổ La. 
53) Thành Rajagaha (skt): Thành Vương Xá
54) Rajargrha stupa: Tháp Vương Xá.
55) Rajayatana Tree. 
56) Tháp Ratanagraha Chaitya (skt). 
57) Vương Quốc Cổ Sankasya (skt): Tăng Già Thị.
58) Sravasti (skt): Xá Vệ Quốc.
59) Thành Vaisali (skt): Tỳ Xá Ly (Quảng Nghiêm Thành).
60) Hang Động tại Verula (skt) 
61) Tu Viện Vikramasila (skt). 

(A) Bát Đại Linh Tháp
Eight Great Sacred Stupas of Buddhism

(I) Theo truyền thuyết thứ nhất—According to the first legend:
1) Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sanh: Lumbini, Buddha’s Birth place—See Chapter 15.
2) Ma Kiệt Đà, nơi đầu tiên Đức Phật giác ngộ: Magadha, where he was first enlightened—See Chapter 16 (B).
3) Vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên: The Deer Park Benares, where he first preached—See Chapter 15.
4) Tịnh xá Kỳ Đà, nơi Đức Phật lộ phép thần thông: Jetavana, where he revealed his supernatural powers—See Chapter 16 (B).
5) Kanyakubja, nơi Phật xuống từ cung trời Đại Phạm: Kanyakubja (Kanaui), where he descended from Indra’s heaven—See Chapter 16 (B).
6) Thành Vương Xá, nơi kết liễu của Đề Bà Đạt Đa, và nơi mà Tăng đoàn được thanh tịnh: Rajagrha, where Devadatta was destroyed and the sangha purified—See Chapter 16 (B).
7) Tỳ Xá Ly, nơi Phật tuyên bố sẽ nhập Niết bàn: Vaisali, where he announced his speedy nirvana—See Chapter 16 (B).
8) Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn: Kusinagara, where he entered nirvana—See Chapter 15. 

(II) Theo truyền thuyết thứ nhì—According to the second legend:
(A) Tứ Tháp Thiên Trúc—The four stupas in India:
1) Tháp Phật Đản sanh được xây trong thành Ca Tỳ La Vệ: The stupa at the place of Buddha’s birth which was built in Kapilavastu.
2) Tháp Phật Thành ĐạoMa Kiệt Đà: The stupa at the place of Buddha’s enlightenment in Magadha.
3) Tháp Phật Chuyển Pháp LuânBa La Nại: The stupa at the place of Buddha’s first preaching in Benares.
4) Tháp Phật Nhập Niết Bàn trong thành Câu Thi Na: The stupa at the place of Buddha’s parinirvana in Kusinagara. 
(B) Tứ Tháp nơi Cung Trời Đao Lợi—The four stupas which located in the heavens of the Trayastrimsas gods:
1) Tháp Thờ Tóc ở phương Đông: The stupa for his hair in the east.
2) Tháp Thờ Móng ở phương Nam: The stupa for his nails in the South.
3) Tháp Thờ Bát ở phương Tây: The stupa for his begging bowl in the West.
4) Tháp Thờ Răng ở phương Bắc: The stupa for his teeth in the North. 

 

(B) Những Thánh Tích Khác
Other Sacred Places

I. Đại cương về các Thánh tích khác—An overview on other Sacred Places: Ngoài Tứ Động Tâm vừa kể trong Chương 15, còn có nhiều Thánh tích khác cũng được xem là các điểm hành hương quan trọng của các Phật tử khắp nơi trên thế giớigiá trị và bối cảnh lịch sử của các nơi nầy trong văn hóa Phật giáo—Beside the four above mentioned Sacred Places in Chapter 15, there are other Sacred places also considered as important places for Buddhists from all over the world because of their historical significance in Buddhist culture. 

II. Chi tiết về các Thánh tích khác—Details of other Sacred places:
1) Ajanta: Thành phố miền trung tây Ấn độ, nổi tiếng nhờ một dãy những hang động lịch sử Phật giáo đã có từ thời 200 trước Tây Lịch và 700 sau Tây Lịch trong vùng Hyderabad. Trong đó có những cấu trúc tịnh xá nhỏ. Trong các hang động nầy hiện nay còn thấy những bức minh họa về những hình ảnh về cuộc đời Đức Phật, bốn lần ra đi bốn cửa của Phật, ý định của Mara, hay Phật nhập Niết Bàn, v.v. Những bức họa trong hang động là những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo cổ còn lưu trữ. Những câu viết còn tồn tại khiến cho những học giả đương thời có được sự hiểu biết quan trọng về đời sống của các Phật tử Ấn Độ trong giai đoạn đó—City in the western part of central India, famous for a series of Buddhist historical caves excavated in the sixth century (dating from 200 BC to 700 AD) in northwest Hyderabad, India. The complex contains over thiny major structures, mostly monastic residences (vihara). In these caves we can still see the best preserved Buddhist frescoes in the world which illustrate the life of the historical Buddha as it is known from the sutras (Prince Siddhartha Gautama at the four gates, the temptation of mara, entry into nirvana, ect). The cave paintings are among the best preserved ancient works of Buddhist art, and Ajanta’s surviving inscriptions have given contemporary scholars important insights into the religious lives of Indian Buddhists in this period. 

2) Ajitavati (skt): Sông A Thị Đa Phiệt Để—Còn gọi là A Li Da Bạt Đề—A Thị Da Phạt Để—A Chi La Bà Đề—Tên sông A Li La Bạt Đề (thời Đường gọi sông nầy là Vô Thắng), chảy ngang qua thành Câu Thi Na. Chính tại bờ Tây con sông này, trong rừng Ta La Song Thọ, Đức Thế Tôn đã nhập diệt—The river Hiranyavati which runs through Kusinagara. It was on the western bank of this river in “Sala Forest” where the Buddha entered into Nirvana.

3) Amaravati (skt&p): Thành phố Nam Ấn, cách Guntur chừng 16 dặm về phía tây, trung tâm nghệ thuật Phật giáo Đại thừa vào những thế kỷ thứ II và thứ III. Nơi Vua A Dục đã dựng trụ tháp thờ xá lợi Phật. Ngôi tháp nầy là tháp lớn nhất và nổi tiếng nhất. Tháp bắt đầu được xây lần đầu tiên trong thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch, và được làm lớn thêm trong khoảng năm 150 và 200 do những nỗ lực của ngài Long Thọ. Ngôi tháp nầy lớn hơn ngôi tháp ở Sanchi. Các hàng lan can đẹp mắt mô tả các cảnh trong cuộc đời Đức Phật. Các hoa văn nổi, với sự phối hợp cân xứng một cách tuyệt mỹ, được xếp vào số tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất của Ấn Độ. Tháp Amaravati có thể tranh đua với các tháp Sanchi và Bharhut ở phía bắc về vẻ đẹp nghệ thuật và tầm cỡ. Giống như các trường phái điêu khắc Mathura và Gandhara, trường phái Amaravati có thể gây một ảnh hưởng mạnh mẽ. Các sản phẩm ở đây được mang đến Tích Lan, vùng đông nam Á, và đã có ảnh hưởng đáng kể trên các kiểu dáng của địa phương—South Indian city, about 16 miles from west of Guntur, city of magnificent speciment of Buddhist art near Madras; in the second and third centuries was an important center for Buddhist art in which the beginnings of the Mahayana were reflected. Where king Asoka erected a stupa to contain the relics of the historical Buddha. The stupa at this place is the largest and most famous. It was first begun as early as the second century B.C. and was enlarged between 150 and 200 A.D. by the efforts of Nagarjuna. This stupa is larger than the Sanchi stupa. The beautiful railings depict scenes from the Buddha’s life. The relief medallions, beautiful balanced in composition, are among the greatest works of art in India. The Amaravati stupa could well vie in artistic beauty and grandeur with the sanchi and Bharhut stupas in the North. Like the Mathura and Gandhara schools of sculpture, the Amaravati school enjoyed great influence. Its products were brought to Ceylon and South-East Asia and had a marked effect on the local styles.

4) Animeshalochana Stupa: Tháp Animeshalocana tọa lạc trong sân Tháp Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là một ngôi tháp nhỏ được dựng lên tại nơi Đức Phật đã đứng trong suốt tuần lễ thứ ba để cảm niệm ân đức của cây Bồ Đề đã che nắng che mưa cho Ngài trong suốt thời gian Ngài thiền định để đạt đến đại giác. Tháp được xây bằng gạch, một số được chạm khắc. Nền tháp hình vuông, nhọn về hướng đỉnh, với chiều cao khoảng 55 bộ Anh—The Animeshalocana stupa is located within the courtyard of the Maha Bodhi Temple in Bodhgaya. This is a small stupa erected at the site where the Buddha stood during the third week, out of gratitude, stood gazing at the Bodhi Tree for giving him shelter, while he attained Supreme Enlightenment. The stupa was built in bricks, some of which are carved. It is square at the base and, tapering towards the top, the height being 55 feet. 

5) Avanti (skt): Avanti là một trong những vương quốc cổ nằm về phía đông bắc vùng mà bây giờ là Bombay. Đây là một trong những vương quốc quan trọng của xứ Ấn Độ vào thời Đức Phật. Về sau này nó bị sáp nhập vào vương quốc Ma Kiệt Đà. Ma Ha Ca Chiên Diên, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, được tôn kính là bậc đệ nhất nghị luận, là người bản xứ của thành Avanti. Ông được vua thành Avanti gửi sang Câu Thi La để nghe những báo cáo về những giáo lý của Đức Phật. Tại đây ông được Đức Phật hóa độ và cho quy-y tại thành Xá Vệ, kinh đô của nước Cô Xa La. Sau khi trở thành đệ tử Phật, ông đã trở lại Avanti, và chính tại đây ông đã độ cho vị vua và nhiều người khác. Có nhiều tháp lớn đã được xây tại vùng này hãy còn tồn tại hay đã được đào xới lên trong thời cận đại—Avanti is one of the ancient kingdoms, situated in the north-east of now Bombay. It was one of the major states at the time of the Buddha. Later, it was incorporated into the Magadhan empire. Mahakatyayana, one of Sakyamuni’s ten great (principal) disciples, respected as the foremost in debate, was a native of Avanti. He had been sent to Kosala by the ruler of Avanti, who had heard reports of Sakyamuni Buddha’s teachings. After becoming Sakyamuni’s disciple, he returned to Avanti, where he converted the king and many others. There were many great stupas built in this region, some of which survived or have been excavated in modern times. 

6) Ayodhya: A du đà quốc—A Du Đồ quốc—A Thâu Đồ—A Du Đà có nghĩa là “Không có xung đột.” Nó là một thành phố quan trọng trong vương quốc Kosala, nằm về phía đông bắc Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế, bây giờ là vùng Oudh. Có một thời, A Du Đà từng là một trung tâm rất quan trọng đối với Phật giáo Ấn Độ, bản doanh của Phật giáo sau thời Đức Phật vài thế kỷ. Người ta nói những danh Tăng Ấn Độ như Thế ThânVô Trước đều đã từng lưu lại tại đây. Và cũng chính tại đây kinh Thắng Man đã được Đức Phật thuyết giảng—Ayodhya literally means “No Conflict.” It was an important city in the Kingdom of the Kosalas in north-east of India in the time of the Buddha, present Oudh. At one time, Ayodhya was a very important Buddhist center for Indian Buddhism, headquarters of ancient Buddhism several centuries after the Buddha’s time. Many famous monks such as Vasubandhu, Asanga, etc. are said to have stayed there. And the Buddha preached the Srimala Sutra here. 

7) Bamboo Forest Monastery: Venuvana (skt)—Trúc Lâm Tịnh Xá—Trúc Lâm Tự—Trúc Viên—Trúc Uyển—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Giáo Từ Điển, Trúc Lâm Tịnh Xá được vua Bình Sa Vương xây lên cho các Sa môn, về sau ông dâng cho Phật. Có giả thuyết khác cho rằng Trúc Lâm Tịnh Xá được trưởng giả Ca-Lan-Đà xây lên và hiến cho Phật. Lại có một giả thuyết khác cho rằng Trúc Lâm Tịnh Xá được vua Tần Bà Sa La xây lên và hiến cho Phật. Khi Đức Phật đến xứ Ma Kiệt Đà, vua Tần Bà Sa La đã phát tâm xây dựng một ngôi tịnh xá trong khu rừng Karanda để cúng dường cho Phật và Tăng đoàn. Tòa tịnh xá này được xây dựng trên một qui mô rộng lớn, với tổng cộng 16 viện, mỗi viện có 60 phòng, có 500 phòng trên lầu, 72 giảng đường. Đây chính là ngôi tịnh xá Trúc Lâm nổi tiếngĐức Phật và các đệ tử của Ngài đã thuyết pháp và luận đạo. Trong thời gian này, rất đông người kéo đến tịnh xá Trúc Lâm theo học và qui-y với Phật. Trong số đó, nổi tiếng nhất là Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên. Hai người này là do một trong năm vị Tỳ kheo A Xà Bà Thệ tiến dẫn, mỗi người mang theo một trăm năm chục đệ tử về quy-y đầu Phật. Điều này có lợi cho việc hoằng hóa Phật giáo và giúp ích cho Tăng đoàn—Bamboo Forest Monastery or “Bamboo-grove,” a park called Karanda-venuvana, near Rajagrha, made by Bimbisara for a group of ascetics, later given by him to Sakyamuni. Another version says that the park was built by Karanda and later was given to Sakyamuni Buddha. Another version says that the park was built by Karanda and later was given to Sakyamuni Buddha. There is still another version says that the park was built by King Bimbisara and later was given to Sakyamuni Buddha and His Sangha. When the Buddha arrived at Magadha, King Bimbisara vowed to built a vihara in the Karanda forest in Rajagrha for the Buddha and his disciples. This vihara was built on an extensive scale, with 16 main halls each fitted with 60 rooms, 500 multi-storied buildings, and 72 lecture halls. This was the famous Venuvana Vihara, where the Buddha and his disciples gave lectures and practiced the Way. At that time, many people flocked to Venuvana Vihara to seek learning from the Buddha. The most notable among them were Sariputra and Maudgalyayana who were introduced by Asvajit, one of the five Bhiksus. They each brought one hundred followers to take refuge in the Buddha. This was beneficial for the propagation of Buddhism and the Sangha.

8) Baranasi (skt): Ba La Nại—Tên khác của thành Ba La Nại Tư (Varanasi), một thành phố nằm về phía Bắc Ấn Độ, kinh đô của vương quốc cổ Ca Thị nằm bên bờ sông Hằng, một trong mười sáu nước của Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế. Ba La Nại là một thành phố thiêng liêng cho cả Ấn giáo và Phật giáo. Lộc Uyển cách Ba La Nại chừng bảy dậm nơi Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên “Kinh Chuyển Pháp Luân” cho năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài—Benares, another name for Baranasi, a city in northern India, an ancient kingdom and city on the Ganges River, the capital of the kingdom of Kasi which was one of the sixteen major countries during the Buddha’s time. Baranasi was a sacred city for both Hinduism and Buddhism. About seven miles from Baranasi was Sarnath or the deer Park (the outskirt of Benares) where the Buddha preached his first discourse on the “Sermon on Setting in motion of the Wheel of the Law” to his first five disciples. Baranasi is also the most holy city in India and important in Buddhism. 

9) Bhaja (skt): Tên của một địa danh Phật giáo. Nơi đây người ta tìm thấy một đại sảnh Thánh điện đầu tiên có niên đại từ thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch. Sự nghiêng vào phía trong của các cây cột, các xà nhà bằng gỗ và việc xử dụng phóng khoáng các cây gỗ cho thấy rằng sảnh đường nầy được mô phỏng theo một nguyên mẫu bằng gỗ. Việc dùng gỗ trong kiến trúc hang đá là một đặc điểm của thời kỳ trước. Các cây trụ bát giác gần tường đều không có chạm trổ. Vẫn còn có thể nhận ra dấu vết các hình vẽ trên cột và hình Đức Phậthộ vệ cầm đao đi kèm. Có thể tìm thấy các hình chạm trổ của Thần Mặt Trời (Surya) và của các nhân vật hoàng gia cỡi voi—Name of a Buddhist place, where excavators found the earliest Caitya hall, dating from the second century B.C. The inward slope of the pillars, the wooden roof girders and the free use of timber show that this hall was an imitation of a wooden prototype. The actual use of wood in rock-cut architecture is a special feature of the earlier period. The octagonal pillars near the walls are plain. Traces of paintings on the pillars and figures of the Buddha attended by chauri-bearers are still discernible. Sculptures of Surya and royal personages riding on elephants can be found. 

10) Borobudur (skt): Tháp nổi tiếng tại Java, được xây vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Tây lịch. Tháp Borobudur là một biểu tượng của con đường Đại giác dưới hình thức Mạn đà la. Đây là một trong những tượng đài Phật giáo vĩ đại nhất, một tháp khổng lồ trên đảo Java được các nhà cai trị của triều đại Sailendra xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9. Ngôi tháp này được thiết kế dưới hình thức một Mạn đà la khổng lồ xây trên một ngọn đồi gồm có 5 mặt bằng vuông vức, được trang hoàng với những bức chạm trổ bằng đá. Phủ lên những mặt bằng này là ba bệ tròn và một ngôi tháp. Đi lên tượng đài tượng trưng cho con đường đi từ mê đến Phật—A famous stupa in Java, built around the 9th century AD. Boroburdur is a representation of the way of enlightenment in mandala form. This is one of the great monuments of Buddhism, a huge stupa built on the island of Java around the ninth century by the rulers of the Sailendra dynasty. It was designed as a giant Mandala built over a hill and consisting of five square terraces, which are decorated with stone carvings. Surmounting these are three circular platforms and a stupa. Ascending the monument is meant to symbolize the path from the state of ignorance to buddhahood. 

11) Dhamek Stupa: Tháp Dhamek rất nổi tiếng trong thế giới Phật giáo. Đây là một ngôi tháp hình trụ, một biểu tượng duy nhất còn tồn tại của một thời Ba La Nại cổ huy hoàng, bây giờ được xem như là địa điểm nguyên thủy nơi mà lần đầu tiên gặp gỡ năm anh em Kiều Trần Như và cũng là nơi Đức Phật lần đầu tiên chuyển Pháp Luân. Vị trí của ngôi tháp có liên quan tới bốn tượng đài khác liên hệ tới đời sống của Đức Phật tại Ba La Nại. Như đã được ghi lại trong bia ký của vua Mahipala đệ nhất dưới triều đại Pala vào năm 1026 sau Tây lịch, tháp Dhamek trước đây được biết với tên tháp Dharmachakra. Theo dòng thời gian chữ “Dhammakka” trở thành chữ “Dhammeka”. Đây là ngôi tháp duy nhất còn sót lại tại Ba La Nại dưới dạng nguyên thủy của nó. Nguyên thủy ngôi tháp Dhamek được vua A Dục xây dựng là ngôi tháp hình trụ, có đường kính dưới nền 28,5 mét và chiều cao là 33,53 mét, nếu kể luôn nền thì ngôi tháp này cao 42,06 mét. Kiến trúc bao gồm một khối đá nền như một cái trống hình trụ cao 11,2 mét, nằm trên mặt đất mà không có nền hình chữ nhật như lệ thường. Trên mặt khối đá này dựng lên một tháp bằng gạch khối hình trụ. Lưng chừng tháp có tám bệ thờ có khoảng cách đều nhau, rõ ràng là những bệ thờ tượng Phật vì bên dưới đế tượng vẫn còn nguyên. Một vài tượng thờ trong các bệ này đã được khám phá trong những cuộc đào xới đã được đưa đến bảo tàng viện để cất giữ. Theo Rai Bahadur Dayaram Sahni, người ta xem tám bệ thờ này được dùng để thờ các vị Phật Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp, Thích Ca Mâu NiDi Lặc, hoặc tám bức tượng tiêu biểu cho Đức Phật dưới những dạng thức khác nhau. Ngay bên dưới các bệ thờ là bức điêu khắc lớn, chạm trỗ những mẫu hoa văn tuyệt đẹp với sự kết hợp hài hòa giữa những hình tượng người và chim chóc. Theo mẫu đá và lối trang trí điêu khắc của thời đại Khổng Tước. Ngôi tháp nguyên thủy này được vua A Dục xây ngay tại nơi mà Đức Phật đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên của Ngài cho năm anh em Kiều Trần Như được biết đến như là Kinh Chuyển Pháp Luân. Đây cũng chính là nơi Đức Phật đã trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên. Trong ba tháng này, chung quanh Đức Phật đã có 61 vị Tỳ Kheo A La Hán. Vì vậy vào cuối mùa an cư, Đức Phật đã thuyết giảng cho các vị A La Hán như sau: “Này chư Tỳ Kheo! Hãy ra đi vì lợi ích của nhiều người, hãy ra đi vì hạnh phúc của nhiều người, hãy ra đi vì lòng bi mẫn cho cõi trời người, vì phúc lợihạnh phúc của họ. Hãy ra đi thuyết giảng giáo pháp của ta, vì giáo pháp này có lợi lạc lúc đầu, lúc giữa và lúc cuối, hãy thuyết giảng yếu nghĩa và phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh của giáo pháp này.” Một bia ký vào thế kỷ thứ 12 sau Tây lịch đã ghi lại: “Vạn tuế Dhammeka” Cho thấy ngôi tháp này được gọi là Dhammeka kể từ thế kỷ thứ 12. 

thientructieuduky-06-25
(Dhamek Stupa in Benares
Tháp Dhamek trong vườn Lộc Uyển, Ba La Nại)

 The Dhamek Stupa is very famous in the Buddhist world. This is a solid cylindrical tower, the sole surving symbol of the ancient glory of Sarnath, is now generally regarded to mark the original spot where the Buddha first encountered the five Parivrajikas and where He delivered the first sermon. The location of the stupa in relation to the other four monuments associated with the life of the Buddha at Sarnath also give credence to this identification. As indicated by the inscription of Mahipala I of the Pala dynasty dated 1026 A.D., the Dhamek Stupa was earlier known as Dharmachakra Stupa. The word “Dhammakka” became “Dhammeka” in a course of time. It is the only monument at Sarnath that still stands it its original form, though dilapidated. The Dhamek Stupa originally built by King Asoka is a solid cylindrical tower, 28.5 meters in diameter at the base and 33.53 meters height or 42.06 meters including the foundation. The structure consists of a circular stone drum to a height of 11.2 meters resting on the ground without the usual rectangular basement. Above this drum rises the cylindrical mass of brickwork. Halfway up the base are eight shelves which must have held images and have been made at equal distance all around, which apparently enshrined the statues of the Buddha for their seats are still there. Some of the statues discovered during the excavations had been shifted to the museum, where they lie preserved. According to Rai Bahadur Dayaram Sahni, the eight shelves presumably contained the statues of Vipassayi, Sikhi, Visbha, Kakucchanda, Konagamana, Kassapa, Gotama, and Metteyya Buddha, or eight statues representing the Buddha in different postures. Immediately below theses shelves runs a broad course of beautifully carved yet elaborate ornament with geometrical and floral patterns with a combination of human figures and birds. Its present stone with ornamental carving is of the Maurya period. This original Stupa was presumably built by King Asoka at the site where the Buddha preached His first discourse to the group of five monks, which is better known as Dhammacakkappavattan Sutta. This is also the place where the Buddha spent his first rainy season. During these three months, the Buddha had an entourage of 61 Arhat Bhikshus. Therefore, at the end of the rainy season, the Buddha preached the monks: “Monks! For the welfare of the many, for the happiness of the many, to have mercy on the world, for the sake of the gods and men, for their well being and happiness, roam. Monks! Preach this my dhamma, that is beneficent in the beginning, beneficent in the middle and beneficent in the end too, preach it in all its meaning and essence, and reveal brahmacariya complete and pure.” A twelfth century rock inscription mentions “Dhammaka Jayatu”, which means ‘Long Live Dhammeka’. This suggests that the Stupa was called Dhammaka in the twelfth century.

12) Dhank (skt): Dhank là một địa danh thuộc miền tây Ấn Độ, nằm cách Junagadh 30 dặm về phía tây bắc và cách Porbandar 7 dặm về phía nam. Tại đây có bốn hang còn được giữ nguyên vẹn, số còn lại đã bị hư hại do sự rã mục của loại đá mềm. Tuy nhiên, các cây trụ bát giác không có bệ vuông thì vẫn tồn tại. Ở đây còn tìm thấy một số tác phẩm điêu khắc thần thoại thô sơ thuộc thời kỳ sau—Dhank is the name of a place in west India, about thirty miles north-west of Junagadh and seven miles south-east of Porbandar. Here, four plain caves are preserved, the rest having been destroyed through decay in the soft rock. However, the octagonal pillars with their square bases and capitals still stand. There are also be found some rude mythological sculptures of a later date. 

13) Gandhara (skt): Kiện Đà La—Xứ Kiền Đà Vệ—Còn gọi là Càn Đà, Hương Biến, Hương Hành, Hương Khiết, Hương Tịnh, và Kiện Đà La, Kiện Đà La, tên một vương quốc cổ ở vùng bắc Ấn Độ. Nơi đây đã từng là vương quốc của Dharmavardhana, con trai của vua A Dục. Vùng đất nằm về phía tây bắc miền Punjab của Ấn và Đông Bắc của Kashmir, nay gồm các miền A phú hãn và một phần của Hồi quốc, nằm dọc theo sông Kabul giữa khoảng Kunar và sông Ấn hà, gồm khu Peshawar và Rawalpindi, tây bắc vùng Punjab. Đây là một trong những trung tâm lớn của văn hóa Phật giáo vào thế kỷ thứ hai sau CN. Những nhà nghệ thuật trong vùng này đã sáng tạo ra những bức chạm trổ nổi tiếng trong thời kỳ ban sơ của Phật giáo, mà kiểu mẫu thường được xem như là “trường phái Hy Lạp” vì những chạm trổ này cho chúng ta thấy ảnh hưởng của Hy Lạp trong thời đi chiếm cứ các vùng lân cận. Trước khi vua Ca Nị Sắc Ca trị vì, về phía Tây Bắc Ấn là nơi sản sanh ra trường phái nghệ thuật Phật giáo Càn Đà La. Trường phái này ảnh hưởng bởi điêu khắc Ấn Độ cách mạng hóa nghệ thuật tạc tượng Hy Lạp. Có nhiều biểu tượng diễn đạt nghệ thuật này như bàn chân của Đức Phật, bánh xe pháp, cây Bồ Đề nơi Đức Phật giác ngộ, cũng như vô số hình tượng Bồ Tát với nửa người nửa Thánh như là những vị thần của Hy Lạp. Theo lịch sử Phật giáo, Gandhara là nơi tổ chức đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư vào khoảng những năm cuối thế kỷ thứ nhất do vua Ca Nị Sắc Ca I, vị vua thứ ba dưới triều đại Kusana bảo trợ. Tuy nhiên, ngày nay nơi nầy chỉ còn thấy những cái nền của vô số tu viện đã bị hủy hoại trong các cuộc xâm lăng vào thế kỷ thứ V. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Càn Đà La là tên một vương quốc cổ nằm về phía tây bắc Punjab (cũng còn gọi là nước Trì Địa vì xưa tại nước nầy có nhiều vi Thánh hiền tu hành đắc đạo), từng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng. Trong tiền kiếp khi còn là vị Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng móc mắt mình bố thí cho người khác. Đây có lẽ là chuyện của một vị thống đốc tại đây bị móc mắt—Name of an ancient kingdom, north of India. This was a former kingdom of Dharmavardhana, son of king Asoka. The region in the extreme north-west of Punjab of India and northeast of Kashmir, today including southern Afghanistan and parts of Pakistan, lies along the Kabul river between the Kunar (Khoaspes) and the Indus rivers, comprising the district of Peshawar and Rawalpindi in the northwestern Punjab. Its old capital was Puskaravati. This was one of the greatest centers of Buddhist art and culture during the 2nd century A.D. Artists in this area produced some of the greatest early Buddhist sculptures, whose styles is commonly referred to as “Greco-Buddhist” because it shows signs of influence from the Greeks who had conquered neighboring areas. Before Kaniska’s reign, Northwest India had been the birth place of the Gandhara school of Buddhist sculpture which influenced by Greek statuary, revolutionized Indian sculpture. There were such symbols as stylized renderings of the Buddha footprints, the wheel of the law, the Bodhi Tree under which the Buddha attained enlightenment, and a number of Bodhisattva images of half-divine half-human. According to Buddhist history, the “Fourth Buddhist Council” was held some time near the end of the first century. It was sponsored by Kanisca I, third king of the Kusana dynasty. However, most of monasteries had been destroyed in invasions from outsiders in the 5th century and only foundations are preserved. According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Gandhara, an ancient kingdom in the north west of Punjab, famous as a centre of Buddhism . Sakyamuni in his former life, is said to have lived there and torn out his eyes to benefit others, probably a distortion of the story of Dharmavivardhana, who as governor of Gandhara was blinded by order of a concubine of his father, Asoka. 

14) Ganges (skt): Sông Hằng—Hằng Hà—Đây là một trong tám con sông lớn ở Ấn Độ, một trong bốn con sông nổi tiếng vào thời Đức Phật—This is one of the eight big rivers of India, one of the four famous rivers at the time of the Buddha.

thientructieuduky-06-14
(Ganges River’s dawn
Cảnh bình minh trên sông Hằng Hà)

 Sông Hằng, một trong bốn con sông nổi tiếngẤn Độ, phát nguồn từ phía đông hồ A Na Bà Đáp Ta, chảy ra biển phía đông nam. Theo truyền thuyết thì sông Hằng Hà chảy ra từ trung tâm lổ tai của Thần Ma Hê Thủ La, chảy vào hồ A Nậu Đạt (mà ngài Huyền Trang ghi trong Tây Du KýCăng Già), chảy qua Ngưu Khẩu (có nơi nói là Sư Tử Khẩu, hay Kim Tượng Khẩu), đoạn chảy quanh hồ rồi đổ ra biển theo hướng đông nam. Hằng Hà là một con sông rất lớn và rất dài ở Ấn Độ. Dưới đáy và dọc theo hai bên bờ của con sông nầy có rất nhiều cát—One of the four famous rivers in India, originated from the east of the Lake Anavatapta, in Tibet; then flows to the sea in the southeast. Ganges, said to drop from the centre of Siva’s ear into the Anavatapta lake, passing through an orifice called (variously) ox’s mouth, lion’s mouth, golden elephant’s mouth, then round the lake and out to the ocean on the south-east. Ganges River (Gangha) is a very large and long river in India. The bed and banks of this river are covered with innumerable grains of sands.

15) Goa (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tình hình Phật giáo đã phồn thịnh tại Goa và các vùng xung quanh, xa hơn về phía nam, trong thế kỷ thứ sáu, đã được chứng minh qua việc tìm thấy những bản khắc chữ tại Hire-Gutti, phía bắc quận Kanara, ghi lại một sự cúng dường của vua xứ Goa là Asankita thuộc dòng Bhoja, cho một tu viện Phật giáo. Tương tự, việc tìm ra một tượng Phật có niên đại sau hơn trong làng Mushir của quận Goa cho thấy rằng đạo Phật đã tiếp tục phồn thịnh trong một thời gian dài tại đây. Các tu sĩ tại Goa vào thời vua Kayakesin của dòng Kadamba có được nhắc đến trong bộ Dvyasrayakavya của thế kỷ thứ 12—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Buddhism flourished in and around Goa, farther south, in the sixth century A.D. is proved by the discovery of the Hire-Gutti plates (north of Kanara district) which record an endowment to a Buddhist vihara by the Bhoja King, Asankita of Goa. Similarly, the discovery of Buddhist statues of later date in the village of Mushir in the Goa district shows that Buddhism continued to flourish at the time of the Kadamba king, Jayakesin, are mentioned to in the Dvyasraya-kavya of the twelfth century.

16) Grdhrakuta (skt): Gijjakuta (p)—Xà Quật Sơn—Linh Thứu Sơn—Thứu Đầu Sơn—Thứu Lĩnh—Thứu Phong—Vulture Peak—“Đỉnh Thứu Sơn.” là tên của một ngọn núi gần thành Vương Xá ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giảng rất nhiều kinh điển, bao gồm Kinh Pháp Hoa. Người ta tường thuật núi này mang tên Linh Thứu sau khi bọn ma vương hóa ra những con kênh kênh để làm phân tâm ngài A Nan trong lúc tọa thiền. Đây cũng là một trong những nơi dùng làm an cư kiết hạ cho Phật và tăng già. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Thứu Sơn (trong núi Kỳ Xà Quật), gần thành Vương Xá, bây giờ gọi là Giddore, được gọi như vậy vì một thời ma vương Pisuna đã giả dạng làm chim kên kên quấy phá thiền hành của Ngài A Nan Đà; cũng có thể vì hình dáng của núi giống như con chim kên kên, hay là vì nơi đó chim kên thường lui tới ăn thịt người chết (theo tục lâm táng của người bắc Ấn). Nơi đây Đức Phật thường lui tới để thuyết giảng kinh pháp; một cảnh tưởng tượng về Phật giảng kinh Pháp Hoa tại đây. Nơi nầy còn được gọi là Linh Thứu Sơn, và Kinh Pháp Hoa cũng còn được gọi là Thứu Phong Kệ. Cũng gọi là núi “Linh Thứu” hay núi “Hình Chim Kên Kên” vì ngọn núi có hình dáng giống như chim kên kên, và cũng bởi chim kên kên thường hay tụ tập sống trên đỉnh núi. Đây là một trong năm ngọn núi nổi tiếng trong thành Vương Xá trong thời Đức Phật còn tại thế, ngày nay là thành phố Rajgir, trong tiểu bang Bihar, thuộc đông bắc Ấn Độ. Xưa kia, nhiều đạo sĩ thường ẩn tu trong các hang động ở ngọn núi này, và Đức Phật cũng hay ghé vào đây để tọa thiền mỗi khi Ngài đến Vương Xá hoằng pháp. Người ta nói Đức Phật đã thuyết nhiều kinh Đại Thừa quan trọng trên đỉnh núi nầy, trong đó có Kinh Pháp Hoa.

thientructieuduky-03-2
(Grdhrakuta Mountain in Sravasti
Núi Linh Thứu tại xứ Xá Vệ)

 “Vulture Peak.” is the name of a Mountain near Rajagrha in north east India, on which Sakyamuni Buddha is said to have delivered a number of sermons, including the Lotus Sutra. It is reported to have received its name after Mara took the form of a vulture in an attempt to distract Ananda from his meditation. This is also one of the many Retreats given to the Buddha for the use of the Sangha. According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vulture Peak, near Rajagrha, the modern Giddore, so called because Mara Pisuna once assume there in guise of a vulture to interrupt the meditation of Ananda; more probably because of its shape, or because of the vultures who fed there on the dead; a place frequented by the Buddha; the imaginary scene of the preaching of the Lotus Sutra, and called the Spiritual Vulture Peak, as the Lotus sutra is also known as the Vulture Peak Gatha. Also called “Vulture’s Peak.” It was so called because it resembled a vulture-like peak and also because the vultures used to dwell on its peak (said to be shaped like a vulture’s head). It is is one of the five famous hills surrounding the inner area of Rajagaha during the Buddha’s time, present-day town of Rajgir in Bihar state of the northeast India. Its caverns were always inhabited by the ascetics of ancient days and the Buddha also came to stay at this place to sit meditation several times during his sojourn in Rajagaha. It is said that the Buddha preached there many important discourses of the Great Vehicle including the Lotus Sutra.

17) Jalandhara (skt): Xà Lạn Đạt Na—Tên của một vương quốc và thành phố cổ trong khu vực Punjab, bay giờ là Jalandar. Theo truyền thuyết Phật giáo, một vị vua của vùng trung thổ Ấn Độ tên Udita, gặp một vị A La Hán và cảm kích Phật giáo nên ông trao trọn quyền về vấn đề Tăng sự cho vị La Hán. Sau đó ông chu du khắp Ấn Độ và dựng nhiều tháp cũng như tự viện tại các thánh địa. Theo ngài Huyền Trang trong Tây Vực Ký, có khoảng 20 ngôi tự viện với 1.000 Tăng sĩ, cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa, nhưng con số Tiểu thừa rất ít. Về sau một tự viện tên Nagaradhana được tìm thấy, đây là nơi ngài Huyền Trang đã lưu lại để nghiên cứu A Tỳ Đạt Ma với ngài Nguyệt Trụ—Name of an ancient kingdom and city in the Punjab, the present Jalandar. According to Buddhist legends, a former king of Mid-India named Wu-Ti (Udita) met an Arhat and appreciated Buddhism. He gave the Arhat sole control of matters relating to monks. Then he travelled all over India and erected stupas and monasteries at all the sacred places. According to Hsuan-Tsang in the Records of the Western Lands, there were about 20 monasteries with 1,000 monks, who were either Hinayanists or Mahayanists, but the number of Hinayanists was few. Later, a monastery called Nagaradhana where Hsuan-Tsang studied Abhidharma with Acarya Candravarma was found. 

18) Jetavana Garden: Jetavanarama (skt)—Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên—Tại thành Xá Vệ (Sravasti) có vị trưởng giả giàu có tên Tu Đạt Đa (Sudatta), lại cũng có tên là Cấp Cô Độ (Anathapindika), người đã mua khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà để kiến lập một khu tịnh xá cao rộng trang nghiêm mang tên Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên. Ông cung thỉnh Đức Phậtđệ tử của Ngài an cư kiết hạgiảng thuyết Phật pháp tại địa phương. Tu Đạt Đa là vị hộ pháp trung thành của Phật giáo thời bấy giờ). Khu vườn gần thành Xá Vệ, người ta nói trưởng giả Cấp Cô Độc đã mua lại từ tay thái tử Kỳ Đà, trong đó những khu tịnh xá được xây dựng lên, là nơi mà Đức Phật thích ghé về nghỉ ngơi nhất. Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển (dựa theo Pháp Uyển Châu Lâm tập 39), vườn Kỳ Thọ gần thành Vương Xá, được cúng dường cho Phật và Tăng đoàn của Ngài bởi Thái tử Kỳ Đà và nhà tỷ phú Cấp Cô Độc. Người ta nói Ngài Cấp Cô Độc đã mua lại khu vườn nầy từ Thái tử Kỳ Đà bằng vàng, xây dựng tịnh xá, rồi cúng dường cho Đức Phật. Thái tử Kỳ Đà rất cảm động trước nghĩa cử ấy nên ông bèn hiến tất cả những cây và khoản đất còn lại. Chính vì vậy mà khu vườn nơi Phật thường hay thuyết pháp nầy có tên đôi của hai vị thí chủKỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên (tức là cây của thái tử Kỳ Đà và vườn của ông Cấp Cô Độc). Đây là khu an cư kiết hạĐức Phật rất thích. Hai trăm năm sau đó cả khu vườn và tịnh xá bị thiêu rụi, 500 năm sau được xây lại nhỏ hơn, và rồi một thế kỷ sau lại bị đốt cháy rụi lần nữa; mười ba năm sau đó được xây lại bằng khu tịnh xá nguyên thủy, nhưng một thế kỷ sau đó lại bị hủy diệt (Về phương bắc nước Kiều Tát La)—A park near Sravasti, said to have been obtained from prince Jeta by the elder Anathapindika, in which monasterial buildings were erected, one of the favorite resorts of Sakyamuni Buddha. According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Jetavana Garden, or Garden of Jeta and Anathapindika is a park near Sravasti, bought by Anathapindika from prince Jeta, which was offered to the Buddha and his Sangha as a result of the collaboration of Prince Jeta and billionaire Anathapindika. It is said to have been obtained from Prince Jeta by the elder Anathapindika. Anathapindika paid for Prince Jeta’s garden in gold, erected monasterial buildings, and donated it to the Buddha. Prince Jeta was very moved with this, thus he donated all the trees and another parcel of land to the Buddha. Thus the double name for the site where the Buddha preached his teachings: “The Garden of Jeta and Anathapindika.” This garden was the favourite resort of Sakyamuni. Two hundred years later it is said the park has been destroyed by fire, rebuilt smaller 500 years after, and a gain a century later burnt down; thirteen years afterwards it was rebuilt on the earlier scale, but a century later entirely destroyed. 

19) Jetavana Monastery (skt): Kỳ viên Tịnh Xá—Thệ Đa Lâm—Jetavana—Jeta Grove—Tên của một ngôi tịnh xá Phật giáo tại Ấn Độ tọa lạc trong thành Xá Vệ (ngôi chùa gần thành Savatthi ở miền bắc Ấn Độ, nơi đức Phật thường dạy đạo). Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc là kết quả của sự hợp tác cúng dường lên Phật của Thái tử Kỳ Đàtrưởng giả Cấp Cô Độc. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, đây là tịnh xá bảy từng cùng với công viên mà ngài Cấp Cô Độc đã mua từ Thái Tử Kỳ Đà để hiến cho Phật. Đây là nơi an cưĐức Phật rất thích, cũng là nơi mà nhiều bộ kinh đã được Phật thuyết giảng. Nhà triệu phú Sudatta được người ta ban cho danh hiệu Cấp Cô Độc vì ông thường giúp đở những trẻ mồ côi và người cô độc. Sau khi thảo luận với thái tử Kỳ Đà, Cấp Cô Độc bèn lấy vàng tới mua ngôi vườn và hiến cho Đức Phật. Kỳ thật, địa điểm này do ngài Xá Lợi Phất lực chọn và ngài đã trải qua hai mươi lăm lần an cư kiết hạ tại đây. Đây cũng là nơi mà Đức Phật rất thích, vì chính Ngài cũng đã trải qua 19 mùa an cư tại vườn Kỳ Thọ này. Kỳ Viên cũng là tên của một ngôi tịnh xáTích Lan được vua Mahasena xây dựng cho chư Tăng phái Đại Thừa. Phái này có hệ kinh điển riêng cho đến thế kỷ thứ 12 khi vua Parakramabahu đệ nhất ra lệnh cho phái này nhập vào phái Nguyên Thủy—Name of an Indian Buddhist monastery located at Sravasti. Jetavana Garden resulted from the collaboration of Prince Jeta and billionaire Anathapindika and was made as an offering to the Buddha. According to Eitel from The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is the seven-storey abode and park presented to Sakyamuni by Anathapindaka, who bought it from the prince Jeta. It was a favourite resort of the Buddha, and most of the sutras date from this spot. The millionaire Sudatta, he was given the epithet “Anathapindika” because he always helped the orphans and the Solitary. After discussing with prince Jeta, Anathapindika went back home to being gold to buy the garden and donated the site to the Buddha. In fact, the site was selected by Sariputra, who spent the last twenty-five rainy season retreats of his life there. It was also the Buddha’s favorite retreat, and he spent nineteen rainy season retreats at Jetavana. Jetavana is also the name of a monastery in Sri Lanka, built by king Mahasena (334-362) for Mahayana monks. It maintained a separate Nikaya until the twelfth century, when king Parakramabahu I ordered it to amalgamate with the Mahavihara nikaya.

20) Junagadh (skt): Thủ phủ của Saurashtra, miền tây Ấn Độ—Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Junagadh là thủ phủ của Saurashtra, miền tây Ấn Độ, nhờ sự hiện diện của các chỉ dụ của vua A Dục mà từ lâu đã được các tín đồ Phật giáo biết đến nhiều và trở thành một trung tâm thu hút đối với họ. Gần đồi Girnar, ngày nay người ta tìm thấy trên một tảng đá lớn toàn bộ văn bản của “Mười Bốn Chỉ Dụ trên đá.” Các văn bản nầy được khắc bằng chữ Brahm, còn được lưu giữ khá tốt. Các hang động quan trọng nhất đào thấy được ở Saurashtra đều nằm bên trong và xung quanh Junagadh. Các hang nầy có lẽ đã có nhiều trong thế kỷ thứ 7, vì trong khi đến viếng Junagadh, Huyền Trang đã ghi nhận ít nhất là năm mươi tu viện loại nầy, với ít nhất là ba ngàn tu sĩ Thượng Tọa Bộ (Sthavira sect). Các di tích của hai ngọn tháp xây bằng gạch mới được tìm thấy gần đây tại Intwa trên một ngọn đồi cách bản chỉ dụ của vua A Dục độ ba dặm. Ngoài ra, còn có một con dấu bằng đất nung của một cộng đồng Tỳ Kheo từng sống trong tu viện của hoàng đế Rudrasena I, thuộc dòng dõi Ksatrapa đã cai trị xứ nầy từ năm 199 đến 222—According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Junagadh, the capital of the province Saurashtra, west of India, which owing to the presence of the Asoka edict had already become famous among Buddhists, became a centre of attraction for them. In the vicinity of Girnar Hills, we find now on a huge rock the full text of what are known as the Fourteen Rock Edicts. The text inscribed in Brahmi characters on this rock is remarkably well preserved. Naturally, the most important of the caves excavated in Saurashtra are in and around Junagadh. They must have been numerous, for while visiting Junagadh, Hsuan-Tsang had noticed at least fifty convents with at least three thousand monks of the Sthavira sect. The remains of two brick-built stupas have recently been exposed at Intwa on a hill about three miles away from Asoka’s edict. Besides, excavators found a baked clay seal belonging to a bhiksusangha which resided in the vihara of Maharaja Rudrasena. The king was most probably Rudrasena I of the Ksatrapa family who ruled India from 199 to 222 A.D.

21) Junnar (skt): Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Junnar là một trong những địa danh Phật giáo nổi tiếng ở vùng tây Ấn Độ. Tại đây có đến 130 hang động tạo thành năm nhóm riêng biệt trong phạm vi một bán kính bốn dặm tính từ Junnar. Do đó, có thể nói thành phố nầy là khu tu viện lớn nhất ở miền tây Ấn Độ. Số lượng đông đảo và kích thước nhỏ bé của các hang cho thấy các hang nầy thuộc về một thời kỳ xa xưa—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, this is one of the most famous Buddhist places. There are as many as 130 caves carved in five separate groups within a radius of four miles from Junnar. Hence, the town can be said to be the largest monastic establishment in western India. The frequency and smallness of the cells indicate that they belong to an early period. 

22) Kailasa (skt): Tên của một ngọn núi thiêng liêng nằm về phía Tây của dãy Hy Mã Lạp Sơn, người ta tin rằng đây là trú xứ của thần Siva của Ấn Độ giáo và của Cakrasamvara trong Phật giáo Tây Tạng. Ngọn núi này được coi là thiên đường của Shiva, nổi tiếng cho cả Ấn và Phật giáo. Ngọn núi này là một trong những ngọn núi nằm trong Núi Tuyết. Đây là một trong những địa điểm hành hương quan trọng nhất của Phật tử Tây Tạng—Silver Mountain, name of a mountain in the Himalayas famous in myth and legend for both Hinduism and Buddhism. Sacred mountain in the western Himalayas believed to be the abode of the god Siva by Hindus and of Cakrasamvara by Tibetan Buddhists. This is one of the mountains in the Himalayas famous in myth and legend for both Hinduism and Buddhism. It is one of the most important pilgrimage spots for Tibetan Buddhists. 

23) Kampilya (skt): Tên của một địa danh hẻo lánh ở miền tây Ấn Độ, gần Navasari. Một bản chữ khắc trên phiến đồng của vua dòng Rastrakuta là Dantivarman ở Gujarat, ghi chép rằng năm 865, khi vua xuống tắm dưới sông Puravi, nay là sông Purna ở quận Surat, theo sự thỉnh cầu của một tu sĩ, nhà vua đã cấp đất cho tu viện Kampilya, nơi có năm trăm tu sĩ của Tăng đoàn Sindhu Desa đang sống. Lại có một bản khắc khác ghi rằng vào năm 884 vị vua nầy lại cấp đất cho cùng tu viện nầy. Dường như các cộng đồng Phật giáo từ vùng Sindh, có lẽ vì sợ những người Hồi giáo, đã di chuyển đến xây dựng tu viện tại Kampilya, nơi vốn nổi tiếng là một thánh địa—Name of a solitary placed named Kampilya in west India, near Navasari. A copper plate inscription of the Rastrakuta king, Dantivarman of Gujarat, dated 865, records that, after bathing in the river Puravi, now Purna river in the Surat district, at the request of a monk, the king donated lands for the Kampilya vihara, where there lived five hundred monks of the Sangha of Sindhu Desa. Another inscription of the Rastrakuta king, Dharavarsa, records a similar grant to the same monastery in 884 A.D. It seems that the Buddhist community migrated from Sindh, presumably for fear of the Muslims and founded a vihara at Kampilya which was already known as a sacred place. 

24) Kanchi (skt): Tên của một địa danh Phật giáo ở vùng Nam Ấn Độ. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Kanchi với điện Rajavihara và một trăm tu viện tại đây đã từng là một pháo đài của Phật giáo tại miền Nam Ấn Độ. Năm tượng Phật đã được tìm thấy gần thành phố nầy. Phật Âm (Buddhaghosa), luận sư Pali nổi tiếng, trong bộ luận thư của mình (Manorathapurani), có nói rằng ông viết cuốn sách nầy là theo yêu cầu của Thượng Tọa Jotipala cùng ở với ông tại Kanchipura. Huyền Trang cũng nói đến một người tên Dhammapala ở Kanchi, vốn là một đại luận sư của Nalanda. Tại Triều Tiên cũng đã tìm thấy một bản chữ khắc bằng thơ nói về nơi nầy. Trong lời tựa của tác phẩm nầy do Lý Tư viết năm 1378, có kể về cuộc đời và chuyến đi của một tu sĩ Ấn Độ tên là Dhyanabhadra. Chuyện kể nầy cho chúng ta biết rằng tu sĩ ấy là con trai của một ông vua ở Ma Kiệt Đà và một bà hoàng ở Kanchi, vị tu sĩ ấy đã được nghe một nhà thuyết pháp Phật giáo nói về bộ kinh Karanda-vyuhasutra. Như vậy, mãi cho đến thế kỷ thứ 14, nơi nầy mới được biết đến là một trung tâm Phật giáo—Name of a Buddhist place in Southern India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Kanchi, with its Rajavihara and its hundred monasteries, was a famous stronghold of Buddhism in the South. Five Buddha images have been discovered near this town. The famous Pali commentator, Buddhaghosa, has mentioned in his commentary (the Manorathpurani) that he wrote it at the request of the Venerable Jotipala who was staying with him at Kanchipura. Hsuan-Tsang also mentions a certain Dharmapala from Kanchi as being a great master at Nalanda. In Korea, an inscription in verse has been discovered. In a preface to it written by Li-Se in 1378 A.D., there is an account of the life and travel of an Indian monk called Dhyanabhadra. This account tells us that this monk was the son of a king of Magadha and a princess from Kanchi and that when he visited Kanchi he heard a sermon given by a Buddhist preacher on the Karanda-vuyhasutra. Clearly, this place was a recognized centre of Buddhism as late as the 14th century A.D.

25) Kanheri (skt): Tên của một địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Kanheri có trên một trăm hang động, vốn cũng là khu tu viện lớn. Qua một số bản chữ khắc tìm thấy ở đây có niên đại từ thế kỷ thứ hai cho đến thời đại ngày nay, người ta có thể dựng lại lịch sử nơi nầy khá đầy đủ. Thời gian bắt đầu xây dựng các hang nầy có thể là vào triều đại Gautamiputra Satakarmi khoảng năm 180. Thỉnh thoảng lại có thêm những công trình đào sâuđiêu khắc. Việc đưa tượng Phật vào khu vực nầy được biết đến qua một bản khắc chữ thuộc thế kỷ thứ tư, ghi lại việc một người tên Buddhaghosa cúng tặng một tượng Phật. Các vua Sihalar ở Puri, vốn là những chư hầu của của các vương quốc Rastrakuta, có mối quan tâm đặc biệt đối với khu tu viện ở Kanheri nên đã cúng dường rộng rãi như được ghi chép trong các phiến đồng thuộc những năm 843, 853 và 877. Các chữ khắc của những năm 991, 999 và 1004 còn cho biết rằng các tu sĩ Phật giáo trong thời gian nầy vẫn còn ở tại các hang. Một bản khắc chữ mới đây bằng tiếng Nhật của một khách hành hương Phật tử thuộc phái Nhật Liên tông (Nichiren sect) trên vách hang số 66, khẳng định tầm quan trọng của các hang này ngay cả trong thời đại hiện nay—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, there are more than one hundred caves at Kanheri which was also a large monastic establishment. From a number of inscriptions found here, dating the second century A.D. to modern times, a more or less connected history of the place can be reconstructed. The beginning of the caves can be attributed to the reign of Gautamiputra Satakarni about 180 A.D. Many excavations and sculptures were added from time to time. The introduction of the Buddha image in the establishment is shown by a fourth century inscription recording the dedication of a Buddha image by a certain Buddhaghosa. The silahar rulers of Puri, who were feudatories of the Rastrakuta sovereign, took a special interest in the Buddhist establishment at Kanheri and made liberal donation to it as recorded their copper-plate grants dated 765, 775, 799. Inscriptions of 913, 921, and 931 further show that the Buddhist monks still continued to occupy the caves. A modern inscription of a Buddhist pilgrim of the Nichiren sect engraved on the walls of cave number 66 testifies to the continued importance of the caves even in modern times. 

26) Kanyakubja (skt): Thành Khúc Nữ—Tên của một thành phố cổ nằm về những tỉnh phía Tây Bắc Ấn Độ, tọa lạc trên bờ sông Kali Nadi, một nhánh của sông Hằng, bây giờ là Farrukhabad. Theo truyền thuyết Phật giáo, chính tại thành Khúc Nữ nước Tăng Già Thi, nơi Phật giáng trần từ cung trời Đao Lợi. Phế tích của thành phố nầy lớn hơn thành phố Luân Đôn. Theo ngài Pháp Hiển trong Tây Vực Ký, cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa đều tồn tại tại đây, tuy nhiên, Tiểu thừa vẫn chiếm đa số—Name of a river in an ancient city in the north-western provinces of India, situated on the bank of Kali Nadi, a branch of the Ganga, in the modern district of Farrukhabad. According to the Buddhist legends, Kanyakubja (Kanauj) is said where the Buddha descended from Indra’s Heavens. The ruins of the ancient city are said to occupy a site larger than that of London. According to Fa-Hsien in the records of the Buddhist Kingdoms, both Mahayana and Hinayana existed here, however, Hinayana still retained the majority. 

27) Kapilavastu (skt): Ca Tỳ La Vệ—Kapilavatthu (p)—Ca Tỳ La Vệ—Kiếp Tỳ La Phạt Thốt Đổ—Thành Ca tỳ la vệ, kinh đô của dòng tộc Thích Ca, nơi trị vì của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma da, kinh thành này tọa lạc dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Tuy nhiên, đất nước nầy bị tiêu diệt ngay khi Đức Phật còn tại thế. Theo truyền thuyết thì xứ nầy khoảng 100 dậm về phía Bắc của thành Ba La Nại, tây bắc của Gorakhpur bây giờ. Thành Ca Tỳ La Vệ là kinh đô của vương quốc nơi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được hạ sanh trong vườn Lâm Tỳ Ni, thuộc ngoại thành Ca Tỳ La Vệ. Ca Tỳ La Vệ là thành phố nơi Đức Phật đã trải qua thời niên thiếu cho đến khi Ngài quyết định xuất gia cầu giải thoát. Ngày nay Ca Tỳ La Vệ được các nhà khảo cổ Ấn Độ xác nhận thuộc làng Tilaurakota trong địa hạt xứ Therai, thuộc xứ Nepal. Tuy nhiên, theo ngài Pháp Hiển trong Tây Vực Ký: “Xứ này trống không hoang tàn, rất ít cư dân. Đường sá không an toàn vì có nhiều voi trắng và sư tử. người ta không thể du hành nếu không đề phòng cẩn thận.” Sự xác định về kinh thành Ca Tỳ La Vệ, nơi mà Đức phật đã trải qua 29 năm đầu đời của Ngài trước khi Ngài xuất gia tìm đạo vẫn còn là một vấn đề đang được tranh luận hàng trăm năm nay. Tilaura Kot bên Nepal và Piprahwa bên Ấn Độ đều là những nơi mà hai bên Nepal và Ấn Độ vẫn cho rằng đó chính là thành Ca Tỳ La Vệ cổ xưa. Vào năm 1974, sau khi tìm thấy những di tích quan trọng của Phật giáo cũng như những bia ký từ những phế tháp và tịnh xá tại đây, chính phủ Ấn Độ cho rằng chính Piprahwa nằm trong quận hạt Basti, thuộc bang Uttar Pradesh mới thực là vị trí của kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Trong các cuộc đào xới tại Piprahwa vào những năm 1897-1898, W.C. Peppe và P.C. Mukherji khám phá ra một ngôi tháp chính dưới độ sâu, tháp cao khoảng 6 mét (18 bộ Anh), có một cái phòng nhỏ bằng đá. Bên cạnh đó có thêm những di vật có giá trị, trong cái phòng nhỏ này có năm chiếc hòm, bốn cái bằng loại đá mềm và một cái bằng thủy tinh. Nấp của chiếc hòm bằng đá nhỏ có chứa bia ký đọc được như sau: “Sukiti-bhatinam Sabhaganakinan sa-puta-dalanam iyam salila-nidhane Buddhasa bhagavate Sakiyanam.” Được phiên dịch: “Tháp thờ xá lợi của Đức Thánh Phật được anh chị em cùng với các con trai và vợ của Sakya Sukiti dâng cúng. Vào năm 1971, các nhà khảo cổ Ấn Độ đã đào xới lại khu vực Piprahwa và đã khám phá một chiếc nắp nồi, có mang chứng tích bia ký. Theo K.M. Srivastava, một nhà khảo cổ người Ấn, những dấu ấn bia ký của chiếc nắp nồi thiết lập chứng tích không nghi ngờ gì được là Piprahwa đích thực là vị trí của kinh thành Ca Tỳ La Vệ cổ xưa, kinh đô của dòng tộc Thích Ca, nơi mà Đức Phật đã trải qua thời niên thiếu. Tuy nhiên, những đào xới ở Tilaura Kot lại khám phá ra nhiều chứng tích hơn ở Piprahwa bên Ấn Độ. Người ta cũng tìm thấy nền tảng của kinh thành Ca Tỳ La Vệ cổ tại đây. Ngày nay, hầu hết các học giả đều tin rằng Tilaura Kot, chừng 30 cây số về phía Tây của vườn Lâm Tỳ Ni bên phía Nepal mới đích thực là kinh thành Ca Tỳ La Vệ cổ và Piprahwa, khoảng 15 cây số, về phía Nam của Lâm Tỳ Ni bên phía Ấn Độvị trí của thành Ca Tỳ La Vệ mới, được xây dựng sau khi kinh thành cũ bị vua Tỳ Lưu Ly tàn phá—Kapilavastu was one time the capital of Sakya Kingdom where dwelt King Suddhodana and his wife Maya, located in the foothills of the Himalayas. However, it was destroyed during Sakyamuni’s life, according to legend; about 100 miles due north of Benares, northwest of present Gorakhpur. The capital of the country where Sakyamuni was born at Lumbini Park on the outskirts of the city of Kapilavastu. Kapilavastu is the home town of Siddhartha Gautama, where spent his childhood and youth until his decision to pursue awakening. The Indian archeologists identified it with the present-day village of Tilaurakota in the Therai region of modern Nepal. However, according to Fa-Hsien in the Records of the Buddhist Kingdoms: “The country of Kapilavastu is empty and deserted, scarcely populated and its roads are unsafe to travel for fear of white elephants and lions. One cannot travel without taken proper precaution.” The identification of the legendary Kapilavastu, where the Buddha spent 29 years of his early life before leaving his palace in quest of enlightenment, has been a matter of controversy for over hundred years. Tilaura Kot in Nepal and Piprahwa in India have been the main claimants for the site of ancient Kapilavastu. In 1974, Indian government claimed that Piprahwa in district Basti of Uttar Pradesh is the real location of the legendary Kapilavastu, following the discovery of important Buddhist relics, seals and inscriptions from the ruins of stupa and monastery there. During the excavations at Piprahwa in 1897-1898, W.C. Peppe and P.C. Mukherji discovered in the main stupa at a depth of about eighteen feet below the summit, a huge stone coffer. In addition to other valuable objects, the coffer contained five caskets, four of soapstone and one of crystal. The lid of a smaller soapstone casket contained an inscription which was read as : “Sukiti-bhatinam Sabhaganakinan sa-puta-dalanam iyam salila-nidhane Budhasa bhagavate Sakiyanam”. The inscription has been translated into English as follows: “This relic shrine of divine Buddha is the donation of the Sakya Sukiti-brothers associated with their sisters, sons and wives.” In 1971, Indian archeologists started fresh excavations at Piprahwa and discovered the lid of a pot, carrying inscriptional evidence. According to K.M. Srivastava, an Indian archeologist, the sealings and the lid of the pot had established beyond doubt that Piprahwa is the ancient site of Kapilavastu, the capital of the Sakyas, and the scene of Buddha’s early life. However, excavations in Tilaura Kot discovered more evidence than that of Piprahwa in India. They also found the old foundation of ancient Kapilavastu Rampart. Nowadays, most scholars believe that Tilaura Kot, about 30 kilometers West of Lumbini, in Nepal was the site of old Kapilavastu and Piprahwa, about 15 kilometers, South of Lumbini, in India was the site of new Kapilavastu established after the destruction of the old one by Vidudabha. 

28) Kapittha (skt): Kiếp Tỉ Tha—Kiếp Tỳ Tha—Tăng Khư Thi, tên của một vương quốc cổ trong vùng Trung Ấn, nằm bên sông Iksumati, gần xứ Ma Thâu La. Theo truyền thuyết Phật giáo, Đức Phật từ cung trời Đao Lợi giáng trần tại khu vực này. Theo ngài Huyền Trang trong Tây Vực Ký, có 4 tự viện với trên 1.000 Tăng sĩ thuộc trường phái Chính Lượng Bộ trú trì tại đây. Bên trong bức tường của một tự viện có bậc tam cấp làm bằng thứ đá quí, tượng trưng cho sự giáng trần của Đức Như Lai từ cung trời Đao Lợi. Trong xứ này cũng còn một trụ đá của vua A Dục—Name of an ancient kingdom of Central India, on the Iksumati river, near Mathura. According to Buddhist legends, the Buddha descended here from Trayastrimsa heaven. According to Hsuan-Tsang in the Records of the Western Lands, there were 4 monasteries with more than 1,000 monks of the Sammitiya school. Within the wall of one monastery there were triple stairs made of precious stones, symbolizing the descent of the Tathagata from the Trayastrimsa heaven. There was also an Asoka stone in the area. 

29) Kapotaka-samgharama (skt): Ca Bố Đức Ca Già Lam—Cáp Viên—Một tự viện nổi tiếng trong vùng Kashmir, phía nam xứ Ma Kiệt Đà, trung Ấn Độ. Chùa Ca Bố Đức Ca (thời nhà Đường gọi là chùa chim Bồ Câu). Chùa được mang tên nầy là vì trong một thời xa xưa, Đức Phật từng thuyết pháp cho đại chúng trong một khu rừng. Khi Đức Phật đang thuyết pháp, có người thợ săn giăng bẫy bắt chim trong khu rừng, nhưng suốt ngày chẳng được con nào. Anh ta bèn tới chỗ Phật, nói to rằng: “Hôm nay Như Lai thuyết pháp ở đây, làm tôi không bẫy được con chim nào, vợ con tôi đến chết đói mất.” Phật bảo anh ta hãy đốt lửa lên rồi Ngài sẽ ban cho thực phẩm. Khi ấy Đức Phật liền thị hiện làm thân chim bồ câu rồi lao mình vào lửa để làm thực phẩm cho người thợ săn và vợ con anh ta. Lần sau anh lại đến chỗ Đức Phật đang thuyết pháp, đứng nghe Phật giảng và thấy hối hận, từ đó phát tâm xuất gia tu hành giác ngộ—A famous monastery said to be in Kashmir, south of Magadha, central India. The monastery was of the Sarvastivadah school, so called because the Buddha in a previous incarnation is said to have changed himself into a pigeon and to have thrown himself into the fire in order to provide food for a hunter who was prevented from catching game because of Buddha’s teaching. When the hunter learned of Buddha’s power, he repented and asked the Buddha to allow him to join the order. He later attained enlightenment.

30) Karakhojo (skt): Tên một vương quốc cổ ở Tây Vực có cổ thành Cao Xương, khoảng 30 dậm về phía đông của Turfan thuộc Turkestan, xưa kia là một trung tâm Phật giáo quan trọng, từ nơi đó nhiều vị cao Tăng đã mang kinh điển đến Trung quốc để hoằng hóa. Vào trước thế kỷ thứ bảy người ta đã nghe nói tại đây có dân tộc Turks sinh sống trong khu vực Orkhon đến khoảng năm 840 sau Tây Lịch, họ bị người Kirghiz đánh đuổi nên chia làm hai nhóm; một nhóm đi đến Kansu và sinh tồn đến khoảng năm 1020; còn nhóm kia tồn tại đến thời kỳ đế quốc Mông Cổ. Họ có mẫu tự lấy từ mẫu tự Soghdian mà về sau nầy Thành Cát Tư Hãn đã cho dùng như chữ viết chính thức của người Mông Cổ. Vào năm 1294 thì toàn bộ giáo điển Phật giáo đã được phiên dịch ra chữ Uighur (theo sử liệu Trung Hoa, Hán Thư và Tân Cựu Đường Thư, thì đây là đất cũ của Hiệu Úy Mậu Kỷ đời Hậu Hán và Tiền Bộ Xa Sư đời Hán, nay là vùng phụ cận Thổ Lổ Phồn, và Cáp Thích Hòa Trác, đông bắc sa mạc Gô Bi, thuộc tỉnh Tân Cương. Thời xưa Phật giáo rất thịnh hành ở đây. Những kinh điển bằng chữ Phạn và chữ Hán đều được xử dụng. Thời Bắc Lương xuất hiện những thầy Pháp Thịnh, Pháp Chúng; thời Bắc Ngụy xuất hiện các thầy Đàm Lộc và Uy Đức dịch Kinh Hiền Ngu; thời Đông Tấn những thầy Trí Nghiêm, Trí Giản sang Tây Trúc, trên đường sang Tây Trúc có ghé qua vùng nầy tìm lương thực đi đường. Về sau ngài Huyền Trang cũng dừng lại đây một tháng, được vua Cúc Văn Thái rất kính trọng)—The ancient town of Kao-Ch’ang, 30 miles east of Turfan in Turkestan, formerly an important Buddhist centre, whence came scriptures and monks to China. The Turks in Karakhojo were first heard of in the seventh century in the Orkhon district where they remained until 840 A.D. when they were defeated and driven out by the Kirghiz; one group went to Kansu, where they remained until about 1020 A.D.; another group founded a kingdom in the Turfan country which survived until Mongol times. They had an alphabet which was copied from the Soghdian. Chingis Khan adopted it for writing Mongolian. In 1294 A.D. the whole Buddhist canon was translated into Uighur. 

31) Karle (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Sảnh đường Thánh điện ở Karle có kiểu dáng giống như sảnh đường ở Bhaja. Tuy nhiên, đây là một đền đài nguy nga tráng lệ nhất ở Ấn Độ. Thực vậy, trong một bản chữ khắc cổ tìm thấy tại đây, thì điện nầy được mô tả là một lâu đài trong hang đá tuyệt hảo nhất ở Diêm Phù Đề. Hang nầy do Bhutapala, một thương nhân ở Vaijayanti, cho đào. May mắn là điện nầy nằm trong số điện còn được duy trì tốt nhất. Điện có một hàng trụ đá nguyên khối ở mỗi bên, đầu trụ hình vuông, bên trên có những hình voi, ngựa quỳ gối và người cưỡi nam nữ. Mặt tiền hai tầng có một cửa hứng nắng thật lớn. Sảnh đường Thánh điện nầy có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch—Name of a Buddhist place in west India. The caitya hall at Karle is of the same general pattern as that at Bhaja. However, it is one of the most magnificent monuments in India. In fact, it is described, in one of the ancient inscriptions found at the place, as the most excellent rock mansion in Jambudvipa. It was excavated by Bhutapala, a merchant of Vaijayanti. Fortunately, it is also among the best preserved. It has a row of fifteen monolithic pillars on each side with kalasa bases and bell-shaped capital surmounted by kneeling elephants, and horses with men and women riders. Its two-storeyed fafacade as an enormous sun-window. The caitya hall dates from the close of the first century B.C.

32) Karnatak (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Phật giáo bắt đầu có ảnh hưởng tại Karnatak từ thời vua A Dục. Các sắc chỉ của vị vua nầy tại Siddhapur và các vùng lân cận đã được tìm thấy trong tỉnh nầy. Các đoàn truyền giáo của ông ta phái đi khắp cả nước, kết quả là nhiều tu viện Phật giáo đã được xây dựng tại đây—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Buddhism began to exercise its influence in Karnatak from the time of Asoka, whose edicts at Siddhapur and in the neighborhood are found in the province. His missionaries carried the message all over the land, as a result of which many Buddhist monasteries were built there. 

33) Kartchou (skt): Kiệt Xoa—Một nơi trên núi Karakoram mà theo ngài Pháp Hiền, nơi đây các vương triều đã từng tổ chức những cuộc cúng dường Trai Tăng hay những chúng hội thật vĩ đại. Theo Eitel trong trung Anh Phật Học Từ Điển, thì đây là vùng Khasa, nơi trú ngụ của một bộ tộc cổ Kasioi trong vùng Paropamisus; trong khi những học giả khác thì cho rằng đây có lẽ là những vùng bây giờ là Kashmir, Iskardu, hay Kartchou—A place said to be in Karakoram mountains, where according to Fa-Hsien formerly great assemblies were held under royal patronage and with royal treatment. Eitel, in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, gives it as Khasa, and says an ancient tribe on the Paropamisus, the Kasioi of Plotemy; others give different places, i.e. Kashmir, Iskardu, Kartchou. 

34) Kashmir (skt): Ca Thấp Ba—Kế Tân—Vương quốc cổ Kế Tân, bây giờ là Kashmir, nằm về phía tây bắc Ấn Độ. Vùng đất mà vua A Dục đã sáp nhập vào vương quốc của mình ngay sau khi ông lên ngôi. Đây là một trung tâm Phạn ngữ quan trọng, cũng là một trường học Phật giáo có uy thế thời đó. Kashmir giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo sang Trung Quốc. Theo ngài Huyền Trang trong Tây Vực Ký, từ Tăng Ha Bổ La đến Ca Thấp Ba, ngài đã đi qua một vài tự viện tại đây, và tại Tịnh Xá Huskara ngài đã ở lưu lại đêm. Ngài được vị vua của xứ này tiếp đón nồng hậu. Sau đó ngài quyết định lưu lại đây 2 năm để học kinh và luận. Nhà vua đã cung cấp cho ngài 20 thư ký để chép kinh tại đây. Sau lần kết tập kinh điển lần thứ ba tại thành Hoa Thị, một phái đoàn truyền giáo đã được phái đến nơi này và ngài Huyền Trang đã thấy tại đây có trên 100 ngôi tự viện với trên 5.000 Tăng sĩ. Cũng theo ngài Huyền Trang thì một trong những biến cố trọng đại đã xảy ra tại Ca Thấp Ba là cuộc nghị hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ tư, 400 năm sau ngày Phật nhập diệt, dưới sự bảo trợ của vua Ca Nị Sắc Ca. Đức vua cảm thấy bối rối vì nhiều lối giải thích khác nhau của các vị thầy khi ngài học kinh điển Phật giáo, và vì vậy ngài muốn rằng mục tiêu chánh của Đại Hội là phải ghi lại những giải thích về lời Phật dạy bởi các vị thầy của các tông phái khác nhau. Chính A La Hán Parsva (Ba Lật Thấp Phược) đã khuyên ngài nên triệu tập Nghị Hội tại đây. Cũng tại xứ này, ngài Huyền Trang đã thấy ảnh tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và một tự viện của trường phái Đại Chúng Bộ—Ancient Kashmir kingdom, situated in the north-east of IndiaA region which Asoka added to his empire right after he enthroned. Kashmir was one of the most important centers of Buddhist Sanskrit learning and the center of the most powerful Buddhist school. Kashmir played an important role in the transmission of Buddhism to China. According to Hsuan-Tsang in the Records of the Western Lands, on his way from Simhapura to Kashmir, he came across several monasteries, and at Huskara-Vihara he spent the night. He was welcomed by the king of Kashmir. He decided to stay there for 2 years to the study of the sutras and sastras. The king provided him with 20 clerks to copy the manuscripts. After the Third Council at Pataliputra, a Buddhist missionary was sent here for propagation. When Hsuan-Tsang arrived here, he saw more than 100 monasteries with over 5,000 monks. Also according to Hsuan-Tsang, one of the outstanding events that took place in Kashmir was the session of the Fourth Buddhist Council under the auspices of King Kaniska in the 400 years after the Buddha’s Mahaparinirvana. The king was puzzled by the different interpretations given by his spiritual teachers while he was studying the Buddhist texts, and so he wanted that the main object of this Council should be to record the various interpretations given of Buddha’s words by the teachers of different sects. It was the Arhat Parsva’s advice that the Emperor decided to hold the Council. When he was in this country, Hsuan-Tsang saw an image of Bodhisattva Avalokitesvara and a Mahasanghika monastery. 

35) Kausambi (skt): Kosambi (skt)—Vatsapattana (p)—Câu La Cù Quốc—Câu Diêm Di Quốc—Câu Thiêm Di—Cự Thưởng Di—Kiều Thương Di, tên của một đô thị thời cổ Ấn Độ, một xứ hay một thành phố cổ ở Trung Ấn Độ (từng do vua Ưu Điền cai trị), bây giờ là làng Kosam tại Jumna, khoảng 30 dậm bên trên Allahabad. Vương quốc của vua Udayana với kinh đô nổi tiếng được ghi lại trong Tây Vực Ký. Nơi có một hình tượng Phật thật lớn. Đây là một trong những thành phố cổ nhứt của Ấn Độ—A country or an ancient city in Central India, identified with the village of Kosam on Jumna, 30 miles above Allahabad. The country of King Udayana in “Central India” with a famous capital mentioned in the Vogage to the West. There was a great image of the Buddha. It was one of the most ancient cities of India. 

36) Khalcha: Cao Xương—Tên của một cổ thành trong một xứ toàn là núi non trong vùng Bắc Ấn, thuộc vương quốc Karakhojo. Xứ này tọa lạc về phía Đông của dãy Thống Lĩnh. Theo ngài Pháp Hiển trong các Vương quốc trong vùng Tây Vực, “Xứ này thời tiết rất lạnh, không trồng được ngũ cốc ngoại trừ lúa mạch, thời tiết trở lạnh giá buốt rất bất thường. Ở giữa rặng núi Tuyết của xứ này trở đi, ngoại trừ tre, lựu, và mía, còn thì những loại cây trái khác đều khác biệt với Trung quốc. Cư dân trong vương quốc này mặc một thứ vải thô như ở bên Trung quốc, nhưng nỉ và dạ của họ thì khác.”—Name of an old citadel, located in a mountainous country in North India, belonged to Karakhojo Kingdom. It located in the East of the Pamirs. Fa-Hsien reported in The Records of Western Kingdoms: “It’s so cold in the area that no cereals can grow here except wheat. The weather often turns frosty. The country is in the middle of the Pamir ranges. From the Pamirs onwards, except bamboos, pomegranate and sugarcane, plants, trees and fruits are different from those in China. People in this kingdom wear the same coarse cloth as in China, but their felt and serge cloths differ” 

37) Khotan: Xứ Vu Điền—Tên của một vương quốc cổ nằm về phía Tây Bắc Ấn Độ. Vào thời ngài Pháp Hiển du hành sang Ấn Độ thì nước này rất giàu có và yên bình. Cư dân có đời sống phồn thịnh và đều là tín đồ Phật giáo. Họ rất hoan hỷ tu tập chánh pháp. Trong toàn xứ có 14 ngôi tự viện lớn, không kể những chùa nhỏ, đặc biệttự viện Hoàng Gia mới được xây dựng. Có lẽ còn nhiều tự viện tráng lệ hơn nữa, được nhà vua và dân sùng đạo xây dựng. Vào lúc đó trong toàn xứ, số lượng Tăng sĩ lên đến nhiều vạn, đa số theo Phật giáo Đại thừa. Nhà cửa dân chúng tại đây phía trước đều có xây tháp, nhỏ nhất cũng cao đến 20 tấc Anh—Name of an ancient kingdom, northwestern part of India. At the time when Fa-Hsien traveled to India, the country was rich and peaceful. Its inhabitants were prosperous and followers of the Dharma. They were so delightful in the practice of the Dharma. In the whole country, there were 14 large monasteries, not to speak of the smaller ones, specifically the Royal Monastery was just built. Perhaps there were many more magnificient monasteries built by faithful kings and devoted people. At that time, the number of Buddhist monks reached several ten thousand and the majority of which followed Mahayana Buddhism. In front of lay people’s houses, there was always a small stupa, the smallest one was raised to a height of 20 inches.

38) Kosala (skt): Kiều Tát La—Còn gọi là Câu Sa La, Câu Tát La, hay Cư Tát La.
a) Bắc Kiều Tát La—Uttarakosala (skt): Northern Kosala—Bắc Kiều Tát La, tên của một vương quốc nằm về phía Bắc của sông Hằng, mà bây giờ là Benares. Một trong hai vương quốc quan trọng, cùng với vương quốc Ma Kiệt Đà quyết định sân khấu chính trị trong những vùng mà Phật đã đi qua. Ngày nay vương quốc này thuộc vùng Oude (theo Truyện Pháp Hiển, Bắc Kiều Tát La là tên một vương quốc cổ ở miền Trung Ấn, khác với nước Nam Kiều Tát La. Đây là một trong 16 vương quốc lớn thời Đức Phật còn tại thế, thủ phủ là thành Xá Vệ, nơi Đức Phật đã lưu trú trong một thời kỳ dài)—Name of an ancient Indian kingdom situated to the north of the river Ganges, the modern Oude, and containing the cities of Sravasti and Varanasi (present-day Benares). One of the two main kingdoms, together with Magadha, determining the political scene in the areas covered by the Buddha in his travels. Its capital is Sravasti, where the Buddha and his order stayed for a long period of time—See Xá Vệ Quốc
b) Nam Kiều Tát La—Daksinakosala (skt): Vương quốc cổ mà bây giờ thuộc về các tỉnh trung tâm Ấn Độ (theo Tây Vực Ký thì ngài Huyền Trang cho rằng vùng nầy là vùng Trung Ấn. Theo Truyện Pháp Hiển, đây là nước Đạt Thân hay Nam Kiều Tát La, để phân biệt với Bắc Kiều Tát La, còn gọi là Đại Kiều Tát La. Đây là nơi mà ngài Long Thọ đã từng lưu trú, được vua Sa Đa Bà Ha rất kính trọng. Nhà vua đã cho xây một ngôi chùa lớn năm tầng tại Bạt La Vị La. Vị trí thủ phủ của nước nầy ngày nay chưa ai định rõ)—Southern Kosala, an ancient kingdom, also in Central India, part of the present Central Provinces. 

39) Kondane (skt): Một địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ, cách Karjat khoảng bảy dặm. Các hang động ở Kondane có niên đại hơi muộn hơn các hang động ở Bhaja (see Bhaja). Các cây cột ở mặt tiền bằng đá chớ không phải bằng gỗ. Đại sảnh Thánh điện thuộc loại xưa nhất, và là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của kiến trúc hang đá—Name of a Buddhist place in west India, about seven miles from Karjat. The Buddhist caves in Kondane are slightly of later date than those at Bhaja. The facade pillars are in stone instead of wood. The caitya hall is one of the earliest and is an important landmark in the development of rock-cut architecture. 

40) Kukkutapada (skt): Kê Túc Sơn—Kukkutapadagiri (skt)—Còn gọi là núi Lang Tích (dấu chó sói), hay Tôn Túc Sơn. Kê Túc Sơn, núi Chân Gà, tên một ngọn núi ở Ma Kiệt Đà, vùng Trung Ấn, khoảng 16 dậm về phía Đông bắc Gaya, bây giờ là Kurkeihar, nơi tôn giả Ca Diếp nhập diệt ở xứ Ma Kiệt Đà, nhưng người ta tin ngài hãy còn sống. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, núi nầy nằm cách Gaya khoảng 7 dậm về phía đông nam nơi ngài Ca Diếp nhập Niết Bàn—Also called the Wolf-Track, or the Buddha’s Foot Mountain (Gurupada). Cock’s foot mountain, in Magadha, present Kurkeihar, about 16 miles northeast of Gaya, Central India, on which Kasyapa entered into nirvana, but where he is still supposed to be living. According to Eitel, in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, it is 7 miles south-east of Gaya, where Kasyapa entered into nirvana.

41) Magadha (skt): Xứ Ma Kiệt Đà—Ma Ha Đà—Ma Kiệt Đề—Ma Già Đà—Ma kiệt đà, một trong 16 vương quốc cổ Ấn Độ. Vương quốc nầy nằm về phía Bắc Ấn độ, trong đó có tu viện Na Lan ĐàBồ Đề Đạo Tràng, trải dài theo phía Nam bờ sông Hằng vào thời Phật, các kinh đô kế tục nhau của nó là Rajagriha và Pataliputra. Các triều vua trước và sau thời Phật gồm Bimbisara, Ajatasattu, Asoka. Ma kiệt đà là cái nôi Phật giáo. Đây là một trong hai vương quốc (cùng với vương quốc Kosala) quyết định khung cảnh chính trị vùng sông Hằng vào những thế kỷ trước thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch. Đây cũng chính là nơi Đức Phật giác ngộ sự thậtchuyển Pháp luân. Ma Kiệt Đà từng là một trung tâm Phật giáo thời cổ, nơi có nhiều tịnh xá gọi là Bahar. Thời Đức Phật còn tại thế, Ma Kiệt Đà là một vương quốc hùng cường, dưới quyền cai trị của vua Tần Bà Sa La (khoảng từ năm 543-493 trước Tây Lịch), có kinh đô trong thành Vương Xá. Sau đó Ma Kiệt Đà dưới quyền của vua A Xà Thế. Vua A Dục cũng đã từng ngự trị xứ nầy vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Theo các nhà khảo cổ Ấn Độ thì vương quốc cổ Ma Kiệt Đà bây giờ là Patna và quận hạt Gaya, tiểu bang Bihar, thuộc miền đông bắc Ấn Độ. Cả Nalanda và Gaya, thành Vương Xá, núi Linh Thứu, và Trúc Lâm Tịnh xá đều nằm trong xứ Ma Kiệt Đà ngày xưa. Hiện nay trong xứ Ma Kiệt Đà vẫn còn một ngôi Tháp lớn. Tháp nằm trong xứ Ma Kiệt Đa, gần sông Ni Liên Thiền là nơi Phật thành đạo. Đây là một trong tám ngôi tháp thiêng lớn của Phật giáo—Magadha, one of the sixteen kingdoms of ancient India during the Buddha’s time, located in north-eastern India. Nalanda and Buddha Gaya lay within this kingdom. This kingdom was stretching along the southern bank of the Ganges at the time of the historical Buddha. Its capitals were Rajagriha and Pataliputra successively. Among the kings of Magadha at the time of the Buddha were Bimbisara and his son Ajatasattu, and Asoka. Magadha was the country of origin of Buddhism. One of the two main kingdoms (together with Kosala) determining the political scene in the central Gangetic plain in the 6th century BC. It was in Magadha that the Buddha realized the truth and first turned the Dharma wheel. Magadha was one time the headquarters of ancient Buddhism, covered with viharas and therefore called Bahar. Magadha was the most powerful kingdom, ruled by the king Bimbisara (543-493 B.C.) with its capital in Rajagaha. Later, Magadha was ruled by Ajatasatru (son of Bimbisara). King Asoka of Maurya dynasty also ruled this kingdom in the third century B.C. According to the Indian archeologists, the old country of Magadha is now in the modern Patna and Gaya district of Bihar state in the northeast India. Both Nalanda and Buddha Gaya, Rajagriha, Vulture Peak and the Bamboo Grove Monastery lay within this kingdom. At the present time, there exists a big stupa in Magadha. The stupa is located in Magadha, where the Buddha first enlightened. This is one of the eight Great Spiritual or Sacred Stupas of Buddhism. 

42) Mathura (skt): Ma Thâu La—Mạt Thố La—Madhura (skt)—Ma Độ La—Ma Đột La—Ma Đầu La—Một vương quốc cổ (tên hiện đại là Muttra) nằm bên bờ sông Jumna, một trong bảy Thánh thành, gọi là Khổng Tước Thành, nổi tiếng với những tháp trong thành. Thành phố này nằm bên hữu ngạn sông Yamuna bây giờ là bang Uttar-Pradesh, bắc Ấn Độ. Từ năm 150 đến 250 sau Tây lịch, Ma Thầu ra trở thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật Phật giáo. Ma Thâu La một thời là một thành phố nổi tiếng và kinh đô của một vương quốc rộng lớn. Nó bao gồm vùng đất bây giờ là những khu vực thuộc Ma Thâu La với những bang nhỏ của vùng Bharatpur, Khiraoli and Dholpur. Đây là một trong bảy Thánh thành, gọi là Khổng Tước Thành, nổi tiếng với những tháp trong thành. Theo ngài Pháp Hiển trong Tây Vực Ký, có hơn 30 ngôi tự viện với hơn 3.000 Tăng sĩ, 4 tháp của chư Phật quá khứ, các tháp cho Xá Lợi Phất, Mục Kiền LiênPhú Lâu Na, Ưu Ba Li, A Nan Đà, và La Hầu La, và một đồi đất đặt tên của Tổ Ưu Ba Cúc Đa. Vị trí của tự viện Ưu Ba Cúc Đa nằm trên đồi Rurumunda. Tự viện được xây bởi hai anh em Nata và Bhata, vì vậy mà nó có tên là Nata-Bhata Tịnh Xá. Về sau này theo ngài Huyền Trang trong Đại Đường Tây Vực Ký, vào thời đó tại đây chỉ còn 20 ngôi tự viện cho chư Tăng Đại thừa lẫn Tiểu thừa—An ancient kingdom and city, the modern Muttra on the bank of Jumna; the reputed birthplace of Krsna, one of the seven sacred cities, called Peacock City (Krsna-pura) famous for its stupas. This city is on the right bank of the Yamuna (Jumna) in present-day Uttar-Pradesh (north India). From 150 till 250 AD, Muthara was a center of Buddhist art and culture. Mathura was once the famous city and the capital of a large kingdom. It included the present districts of Mathura with the small states of Bharatpur, Khiraoli and Dholpur. This is one of the seven sacred cities, called Peacock City (Krsna-pura) famous for its stupas. According to Fa-Hsien in the records of the Buddhist kingdoms, there were more than 30 monasteries with 3,000 monks, 4 stupas of past Buddhas, and one stupa each for Sariputra, Mudgalaputra, Purna Maitrayaniputra, Upali, Ananda and Rahula, and one hill-mound of Upagupta. The site of Upagupta monastery was Uru or Rurumunda hill. The monastery was built by two brothers. Nata and Bhata, which is, why it was called Nata-Bhata Vihara. But later, according to Hsuan-Tsang in the Records of the Western Lands, at the time he visited Mathura, there were only 20 monasteries with 200 monks for both Mahayana and Hinayana monks. 

43) Mucalinda Lake: Muchilinda (skt)—Một cái hồ nổi tiếngBồ Đề Đạo Tràng, khoảng 2 cây số về phía Nam của hồ Hoa Sen, nơi Đức Phật đã trải qua tuần lễ thứ sáu sau khi Ngài đạt được đại giác. Trong khi Đức Phật đang tọa thiền gần hồ thì một cơn giông tố lớn xãy ra. Thấy Đức Phật bị ướt, Long vương của hồ là “Calinda” xuất hiện bao bọc quanh Đức Phật và đầu phùng ra bên trên Đức Phật—A famous lake at Bodhgaya, about 2 kilometers south to the Lotus Tank, is pointed out the spot where the Buddha spent the sixth week. While the Buddha was meditating near the lake, there broke out a severe thunder storm. Seeing that the Buddha was getting drenched and Naga king of the lake called “Calinda” came out from his abode and encircling the body of the Buddha, held his hood over him. 

44) Nagarahara (skt): Nagara (skt)—Kinh thành Na càn ha la—Na Yết La Hát La—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, đây là tên của một vương quốc cổ, nằm trên bờ nam sông Cabool, khoảng 30 dặm về phía Tây của Jellalabad. Trong khi theo giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, thì đây là địa danh Phật giáo ở vùng nam Ấn Độ. Nó nằm ngay chỗ hợp lưu của các sông Surkhar of Surkh-rud và Kabul. Theo Giáo Sư Bapat trong Nagapattam ở gần Madras trên bờ biển phía đông, đã có hoạt động Phật giáo từ thời đại Chola. Một bản khắc chữ quan trọng trên phiến đồng của thế kỷ 11 cho biết rằng vua Chola là Rajaraja, đã ban cấp làng Anaimangalam dùng để bảo dưỡng cho một ngôi đền Phật giáo trong tu viện Culamanivarama do vua Sailendra, Maravijayottung Varman của Sri-vijaya và Kataha của Nam Dương dựng lên tại Nagapattam. Trong phần cuối của luận giải của mình về bộ Nettipakarana, ngài Hộ Pháp (Dharmapala) đã có nói đến địa điểm nầy và tu viện Dharmasoka trong đó, nơi mà ông đã viết cuốn luận giải—According to The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is the name of an ancient kingdom on the southern bank of the Cabool River, about 30 miles west of Jellalabad. It’s situated at the confluence of the Surkhar of Surkh-rud and Kabul rivers. While According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, this is the name of a Buddhist place in southern India. Nagapattam, near Madras on the East Coast, had a Buddhist settlement in the time of the Cholas. An important copper-plate inscription of the eleventh century A.D. states that the Chola King, Rajraja, gave the village of Anaimangalam for the maintenance of a shrine of the Buddha in the Culamannivarama Vihara which the Sailendra king, Maravijayottung Varman of Sri-vijaya and Kataha of Indonesia, had erected at Nagapattam. In the epilogue of his commentary on the Netti-pakarana, Dharmapala mentions this place and Dharmasoka Vihara in it, where he composed this commentary. 

45) Nagarjunakonda (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng Nam Ấn Độ. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, người ta không được biết gì về ngôi tháp lớn ở Nagarjunakonda hay đồi Nagarjunakonda cho đến khi tháp nầy được phát hiện vào năm 1934. Tháp nằm trên mạn phía nam của sông Krishna trong quận Guntur. Đây cũng là một đại tháp vì có cất giữ di hài của Đức Phật, và có lẽ được xây vào thời vua A Dục. Tháp được tân tạo và xây cất bổ sung bởi Santisiri cùng các mệnh phụ khác trong hoàng tộc. Những người nầy được xem là đã có công giúp cho Phật giáo phát triển tại Andhra trong thế kỷ thứ 3. Tháp nầy ngày nay tuy đã đổ nát nhưng trông còn đồ sộ hơn tháp ở Amaravati. Hàng trăm công trình điêu khắc thực hiện theo phong cách Amaravati đã được tìm thấy tại đây. Qua các dòng chữ khắc trên các cây trụ Ayaga, người ta thấy rõ rằng Nagarjunakonda, thành phố cổ của Vijayapuri, có tầm quan trọng to lớn của một trung tâm Phật giáo đã có danh tiếng quốc tế. Nhiều tu viện đã được xây cất tại nơi nầy để làm nơi trú ngụ cho tu sĩ Phật giáo thuộc các tông phái khác từ nhiều nước đến như Tích Lan, Kashmir, Gandhara, Trung Hoa, vân vân. Người dân Andhra giao thương với cả trong nước và nước ngoài, họ đã có sự tiếp xúc sâu xa với xã hội La Mã thời ấy. Điều nầy được chứng minh qua sự phát hiện những bản khắc và công trình điêu khắc mô tả một chàng lính râu ria mặc áo chẽn, quần tây, và nhiều vật dụng khác có nguồn gốc từ La Mã. Tại Andhra, các nơi như Guntapali, cách ga xe lửa Ellore chừng 28 dặm, và Sankaram, cách Anakapalli một dặm về phía Đông, là những địa điểm nổi tiếng vì các công trình kiến trúc trong đá. Các địa điểm khác trong vùng lân cận cũng được xem là có tầm quan trọng trong thời đại của Phật giáo, điều nầy được xác nhận qua sự hiện diện của các ngôi tháp cùng các di tích cổ tại đây. Các địa điểm đáng chú ý nhất trong số nầy là Goli, Chezarta, Gummatia, Bezwada, Garikapadu, Uraiyur, Kuvain, Chinve và Vidyadharpur—Name of a Buddhist place in the Southern India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, nothing was known of this great stupa of Nagarjunakonda or the Hill of Nagarjunakonda before it was discovered in 1934. It is situated on the south bank of the river Krishna in the Guntur district. It was also a mahastupa, enshrining the mortal remains of the Buddha, and was probably built in the time of Asoka. It was renovated with additions by Santisiri and other ladies of the local Iksvaku royal family, to whom goes the credit of making Buddhism popular in Andhra in the third century A.D. Now it is in ruins which are greater than those at Amaravati. Hundreds of remarkable sculptures executed in the Amaravati style have been found. From the inscriptions on the Ayapa pillars, it is evident that Nagarjunakonda the ancient city of Vijayapuri, was of great importance as a centre of Buddhism and enjoyed international fame. Several monasteries were buitl at this place for the residence of Buddhist monks of different schools coming from different countries like Ceylon, Kashmir, Gandhara, and China, etc. The people of Andhra traded in and outside the country and had close contacts with the Roman world of the time. This is proved by the discovery of inscriptions, of sculptures depicting a bearded soldier wearing a tunic, and trousers, and of various other objects of Roman origin. In Andhra, Guntapalli, about 28 miles of Ellore railway station, and Sankaram, a mile east of Anakapalli, are important for their rock-cut architecture. Other places in the neighborhood appear to have assumed significance in Buddhist times, as the presence of stupas and other antiquities testifies. The most notable among these are Goli, Chezarta, Gummatia, Bezwada, Garikapadu, Uraiyur, Kuvain, Che and Vidyadharpur. 

46) Nairanjana (skt): Sông Ni Liên Thiền—Neranjara (p)—Ni Liên Thiền Na—Tên của con sông Ni Liên Thiền, một phụ lưu về hướng Đông của sông Phalgu. Bây giờ dân Ấn Độ gọi là sông Lilajana với nước trong xanh, tinh khiếtmát mẻ. Dòng sông phát xuất gần vùng Simeria, trong quận Hazaribad, miền trung tiểu bang Bihar, thuộc vùng đông bắc Ấn Độ. Nơi mà nhà tu khổ hạnh Sĩ Đạt Đa đã thăm viếng và tắm sau khi Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh. Trên bờ sông Ni Liên có khu rừng Sa La, nơi Đức Phật đã nghỉ ngơi vào buổi chiều trước khi Ngài lên ngồi thiền định 49 ngày dưới cội Bồ Đềthành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, cách một khoảng ngắn về phía tây sông Ni Liên—The name of a river Nairanjana (Nilajan) that flows past Gaya, an eastern tributary of the Phalgu, during the Buddha’s time. It is now called by Indian people the Phalgu or Lilajana river with its clear, blue, pure and cold water. The river has its source near the Simeria region in the district of Hazaribad in the central Bihar state of the northeast India. This river was visited and bathed by Siddarttha after he gave up his ascetic practices. There was a Sala grove on the banks where the Buddha spent the afternoon before the night of his enlightenment after sitting meditation forty-nine days under the Bodhi-Tree, located in the present-day Buddha-Gaya village which is situated at a short distance to the west of this river.


(Sông Ni Liên Thiền khô cạn
A dried Nairanjana)

47) Nalanda Monastery University: Khu Đại Học Na Lan Đà—Phế tích của khu trường Đại Học Na Lan Đà nổi tiếng khắp thế giới, nằm trong một ngôi làng tên ‘Bada Gaon’, về phía Đông Nam thủ phủ Patna (ngày xưa là thành Hoa Thị) của bang Bihar, thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ. Na Lan Đà là một trong những trung tâm Phật Học lớn nhất trong thời cổ Ấn Độ, theo truyền thuyết Phật giáo, được vua Sakraditya của xứ Ma Kiệt Đà thiết lập trong tỉnh Bihar vào khoảng thế kỷ thứ hai. Dù theo truyền thống thì Na Lan Đà có từ thời Đức Phật, vào khoảng thế kỷ thứ 5 hay thứ 6 trước Tây Lịch, tuy nhiên, các phế tích được các nhà khảo cổ đào lên cho thấy nền tảng Na Lan Đà được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch. Có lẽ nó được đặt tên theo một vị thần của địa phương và khởi thủy chỉ là một học viện nhỏ, nhưng bắt đầu từ thời vua Cưu Ma La Cúc Đa đệ nhất tu viện bắt đầu nhận được sự bảo trợ của hoàng gia từ những nhà cai trị Gupta của miền Bắc Ấn Độ. Trong thời vàng son tu viện này đã thu hút vài học giả vĩ đại của trường phái Đại ThừaẤn Độ, cả thầy lẫn trò, và những nhà hành hương du hành từ thế giới Phật giáo đến đó để tu học, và sau này nó trở thành nguồn truyền giáo chính của đạo Phật từ Ấn Độ sang Tây Tạng. Thành Na lan đà, một tu viện, trung tâm nghiên cứu. Sau được triển khai thành trường Đại học Phật giáo đầu tiên tại Bắc Ấn Độ. Tại đây có một thư viện phong phú. Chính Huyền TrangNghĩa Tịnh, hai nhà sư thỉnh kinh nổi tiếng của Trung Quốc đã tới đó nhiều lần và đã ghi lại là nơi nầy đã từng chứa đến 10.000 học Tăng cho cả Tiểu lẫn Đại thừa, với trên 2.000 giáo thọ. Trường Đại Học Na Lan Đà phồn thịnh trong khoảng bảy thế kỷ từ thế kỷ thứ 5 đến thề kỷ thứ 12. Tuy nhiên, Nalanda bị người Hồi giáo phá hủy vào thế kỷ thứ XII hay XIII. Các cơ sở tu viện lừng danh tại Na Lan Đà trong thành Vương Xá có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử Phật giáo thời gian sau nầy. Lịch sử của các kiến trúc tại đây có thể bắt đầu từ đời vua A Dục (Asoka).

thientructieuduky-03-22
(Entrance to the Ruin of Nalanda
Cổng vào khu phế tích Na Lan Đà)

 The ruins of Nalanda University are famous to the whole world, located in a village called ‘Bada Gaon’, Southeast of Patna (used to be Pataliputra) in Bihar State, Northeast of India. One of the greatest centers of Buddhist learning in ancient India, founded in Bihar some time around the second century by King Sakraditya of Magadha. Though it is traditionally dated to the time of the Buddha (6th-5th centuries B.C.), however, archaeological excavations date its current foundations to the 5th century A.D. It was probablly name after a local spirit and was originally a small institution, but beginning with Kumara Gupta I (414-455) it began to receive royal support from the Hupta rulers of North India. In its heyday, it attracted some of the greatest scholars of Mahayana Buddhism in India, both as teachers and students, and pilgrims from all over the Buddhist world traveled there to study, and it later became one of the principal sources for the transmission of Buddhism to Tibet. It then developed into a university located in now North India. There was a great library there. According to Hsuan-tsang and I-Ching, who visited Nalanda on various occasions, stated that at the height of its activity, 10 thousand monks were resident there and studied the teaching of Hinayana and Mahayana, with more than 2,000 teachers. The university flourished for seven centuries from the 5th to the 12th century. However, Nalanda is thought have been destroyed by Muslims in the 12th or 13th century. The famous monastic establishments at Nalanda, near Rajgir, were of extreme importance in the history of latter day Buddhism. The history of the monastic establishments can be traced back to the days of Asoka. 

 

Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Na Lan Đà là ngôi chùa nổi tiếng, nơi mà ngài Huyền Trang từng tòng học, trường khoảng 7 dặm về phía bắc thành Vương Xá của xứ Ma Kiệt Đà,miền bắc Ấn Độ, được vua Thước Ca La A Dật Đa (Sakraditya) xây dựng sau khi Phật nhập diệt. Bây giờ là Baragong. Na Lan Đà được xem như là một trung tâm nghiên cứu Phật giáo, đặc biệt là về triết lý Trung Quán. Na Lan Đà cực thịnh vào khoảng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12. Sau đó Na Lan Đà được các vua cuối triều Gupta mở mang rộng lớn. Kỳ thật Na Lan Đà là một trường Đại Học Phật Giáo, nơi những cao Tăng tòng học tu tập để mở mang kiến thức về Phật giáo. Các di tích của tu viện Na Lan Đà trải ra trên một vùng rộng lớn. Các công trình xây dựng được thấy hôm nay chỉ là một phần của cơ ngơi đồ sộ và là dấu tích của các tu viện, đền, tháp. Các công trình kiến trúc chạy theo hướng bắc nam, các tu viện nằm bên sườn đông, còn các đền tháp nằm bên sườn tây. Qua phế tích, chúng ta thấy những tu viện được xây nhiều tầng và ngay trong những đổ nát ngày nay, chúng vẫn còn gợi lên cho chúng ta sự hoài niệm về một quá khứ đường bệ và vinh quang. Trong viện bảo tàng hiện còn trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc cùng các cổ vật khác tìm được trong các cuộc khai quật. Ngoài ra, còn nhiều di sản khác như các lá đồng, các bia ký bằng đá, chữ khắc trên gạch và các con dấu bằng đất nung. Trong số các con dấu, chúng tacon dấu thuộc cộng đồng tu sĩ khả kính của Đại Tu Viện. Những chứng liệu cho thấy Phật giáo hành trì tại Na Lan Đà cùng các tu viện đương thời tại Bengal và Bihar không phải là Phật giáo Tiểu Thừa đơn thuần, cũng không phải Đại Thừa thời khởi thủy, mà nó thâm nhiễm các tư tưởng Bà La MônMật tông. Huyền Trang, một cao Tăng Trung Quốc, đã du hành sang Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy, đã kể lại về sự đồ sộ và phồn thịnh của Na Lan Đà. Theo ông thì tu viện nầy đã có lần có đến 10.000 vị sư Đại Thừa đến tu tập tại đây. Ông đã nói rất rõ về các giới điều và sự hành trì của chư Tăng tại đây. Ông còn nhắc đến vua Harsa và các vị tiền nhiệm như những nhà bảo trợ đắc lực cho tu viện nầy. Nghĩa Tịnh, một nhà hành hương khác của Trung Hoa, cũng đã để lại cho chúng ta một bản mô tả cuộc sống của các tu sĩ tại Nalanda, tu viện nầy được duy trì bằng số tiền thu được từ 200 ngôi làng được các đời vua ban cấp cho tu viện. Vào thời ấy, Na Lan Đà nổi tiếng trong thế giới Phật giáo vì có những giáo sư tài giỏi, uyên bác và những tên tuổi như Giới Hiền (Silabhadra), Tịch Hộ (Santaraksita), A Để Sa (Atisa), hay Dipankara, những ngôi sao sáng đã gợi lên hình ảnh cao trọng của tu viện trong suốt thời kỳ phồn thịnh của nó—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Nalanda is a famous monastery which was located 7 miles north of Rajarha in Maghada, northern India, built by the King Sakraditya after the Buddha’s nirvana. Now Baragong. As a center of Buddhist study, particularly of Madhyamika philosophy. It prospered from the fifth through the twelfth centuries. Thereafter, the monastery was enlarged by the kings of the late Gupta period. The Nalanda Monastery was in reality a Buddhist university, where many learned monks came to further their study of Buddhism. The ruins of Nalanda extend over a large area. The structures exposed to view represent only a part of the extensive establishment and consist of monastic sites, stupa sites, and temple sites. Lengthwise they extend from north to south, the monasteries on the eastern flank, and stupas and temples on the west. Through the ruins, we can see the evidence that these monasteries were storeyed structures; and even in their ruins, they still convey a memory of their imposing and glorious past. In the museum are deposited numerous sculptures and other antiquities recovered during the excavations. Besides, there are a lot of epigraphic materials, including copper-plate and stone inscriptions, and inscriptions on bricks, and terracotta seals. Among the seals, we have the official seal belonging to the community of venerable monks of the great monastery. Through these materials, we can see that the Buddhism that was practised at Nalanda and other contemporary institutions in Bengal and Bihar was neither the simple Hinayana, nor Mahayana of the early days. It was strongly influenced by the Brahmanism and Tantrism. Hsuan-Tsang, a famous Chinese monk, who traveled to India in the seventh century, wrote of the imposing structure and prosperity of this monastery. According to Hsuan-Tsang, at one time, there were more than 10,000 Mahayana Buddhist monks stayed there to study. He stated very clearly about their rules and practices. He also mentioned Harsa and several of his predecessors as beneficent patrons of this institution. I-Ching, another Chinese traveller, had also left us a picture of the life led by Nalanda monks. According to I-Ching, Nalanda was maintained by 200 villages which donated by different kings. Nalanda was known throughout the Buddhist world of that time for its learned and versatile teachers, and the names of Acarya Silabhadra, Santaraksita, and Atisa or Dipankara, were shining stars among a galaxy of many others, conjure up a vision of the supreme eminence of the Nalanda Mahavihara throughout its prosperous history. 

thientructieuduky-03-19
(Ruins of Nalanda University
Phế tích trường Đại Học Na-Lan-Đà)

48) Nasik (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Nasik có một nhóm 23 hang động có từ niên đại thứ nhất trước Tây Lịch cho đến thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Một số hang nầy đã được các tu sĩ Phật Giáo Đại Thừa trong thế kỷ thứ 6 và 7 sửa đổi lại. Hang số 3, còn gọi là điện Gautamiputra, rộng lớn và có sáu cây thạch trụ với những hình chạm voi, ngựa, bò đực trên đầu trụ. Hang số 10 gọi là điện Nahapana. Những hang động ở Nasik đặc biệt quan trọng vì những bản chữ khắc lý thúxinh đẹp của các triều đại Nahapana, Gautamiputra và Sri Yajna Satakarni—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, there are twenty-three caves in Nasik, dating from the first century B.C. to the secon century A.D. Some of these were altered and adapted by the Mahayana Buddhists between the sixth and the seventh century A.D. Cave number three, called Gautamiputra Vihara, is large, having six pillars with carvings of elephants, bulls, and horses on the capital. Cave number 10 is called the Nahapana Vihara. The Nasik caves are especially important for the interesting and beautiful inscriptions of Nahapana, Gautamiputra and Sri Yajna Satakarni.

49) Pataliputra: Kusumapura (skt)—Hoa Thị Thành—Ba Liên Phất—Một thành phố cổ của Ấn Độ, tương ứng với bây giờ là Patna, nguyên thủy là thành Kusumapura. Kinh đô của triều đại Mauryan, nằm về phía Nam của xứ Ma Kiệt Đà, Bản địa của Vô Ưu Vương hay A Dục Vương thuộc xứ Ma Kiệt Đà. Vào thời thành Ba Liên Phất còn dưới quyền cai trị của vua A Dục, trong thành ông ra lệnh cho nhóm phi nhân xây cung điện và chất những tảng đá làm tường. Những chạm trổ và điêu khắc không phải là những trước tác của thế gian này. Phế tích những nơi này đến này vẫn còn. Trong toàn thể vương quốc Trung Thổ (Ấn Độ) thì thành Ba Liên Phất là thành phố lớn nhất. Đây cũng là nơi kiết tập kinh điển lần thứ ba vào khoảng năm 250 trước Tây lịch và được chủ trì bởi Moggaliputta Tissa. 1.000 vị Tăng đã được triệu tập về tham dự nghị hội để bàn thảo những lý thuyết khác nhau đã được phát triển từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Những quan điểm này về sau được sưu tập trong một Luận Tạngchủ đề “Những Điểm Tranh Luận.” Quan điểm của trường phái Vibhajyavada, mà một vị hùng biện của trường phái Theravada đã tuyên bốchính thống. Theo Tây Vực Ký của ngài Pháp Hiển, chỉ có một ngôi tự viện Đại thừa tại đây mà thôi, nhưng không nói thêm chi tiết nào về sự phát triển của Phật giáo Đại thừa tại đây—An anccient Indian city corresponding to modern-day Patna, originally Kusumapura. It was the capital of Magadha kingdom of the Mauryan dynasty, it located in the southern part of Magadha. This was the residence of Asoka, to whom the title of Kusuma is applied. At the time Pataliputra was ruled by king Asoka. In the city he ordered the genie to build the royal palace and pile rocks to make walls. The carving and sculptures were not of this world. Now their ruins can still be seen. This is the largest city of the whole Middle Kingdom. The was also the site of the third Buddhist Council (convoked by King Asoka), occurred some time around 250 B.C., and was headed by the monk named Moggaliputta Tissa. A thousand monks were convened at the council to debate various theories that had developed since the death of Sakyamuni Buddha. These view points were later collected in an Abhidharma text entitled Points of Controversy (Kathavatthu). The views of the Vibhajyavada sect, a precursor of Theravada, were reportedly declared to be orthodox. According to the Records of the Buddhist Kingdoms, Fa-Hsien mentioned that there was a magnificient Mahayana Monastery at Pataliputra, but did not give any details about the development of Mahayana Buddhism here. 

50) Pragbodhi (skt): Bát La Cấp Bồ Đề—Tiền Chánh Giác Sơn—Tên núi nơi mà Đức Phật đã lên đây trước khi ngài đạt được giác ngộ Bồ Đề, thuộc vùng phụ cận sông Ni Liên Thiền thuộc xứ Ma Kiệt Đà. Trong Tây Vực Ký, ngài Huyền Trang cho rằng trước khi Đức Như Lai chứng được Chánh Giác, ngài đã trèo lên núi nầy, cho nên nó có tên là Tiền Chánh Giác Sơn—A mountain in Magadha, which sakyamuni ascended “before entering upon Bodhi” near Magadha. According to The Great T’ang Chronicles of the Western World, Hsuan-Tsang reported that Sakyamuni might have been ascended on this mountain before his enlightenment, hence its name. 

51) Punach: Bán Nô Ta—Tên của một vương quốc cổ, tọa lạc khoảng 120 dậm về phía đông bắc Kashmir (Ba Thấp Ca). Vào thế kỷ thứ 7 thì xứ này vẫn còn trực thuộc Kashmir (Ca Thấp Ba). Trong Tây Vực Ký, ngài Huyền Trang đã ghi nhận có 5 ngôi tự viện tại đây, tất cả đã hoang tàn. Trong một tự viện chỉ còn lại vài Tăng sĩ mà thôi, nhưng ngài không nói các vị này thuộc trường phái nào—Name of an ancient kingdom, situated about 120 miles northwest of Kashmir. In the seventh century it was still subject to Kashmir. According to the Records of the Western Lands, Hsuan-Tsang noticed that there were 5 monasteries in ruins. In one monastery there were only a few monks, but he did not mention the tradition of these monks.

52) Rajapura: Yết Xà Bổ La—Tên của một thành phố cổ, tọa lạc khoảng 67 dặm về phía Đông Nam xứ Ca Thấp Ba (Kashmir), bây giờ là Rajaori nằm về phía đông nam Kashmir. Theo ngài Huyền Trang trong Tây Vực Ký, có khoảng 10 ngôi tự viện trong thành phố này, nhưng ngài không nói gì đến trường phái của các ngôi tự viện này—Name of an ancient city, situated 67 miles south-east of Kashmir, now Rajaori. According to Hsuan-Tsang in the Records of the Western Lands, there were about 10 monasteries in this city, but he did not mention the tradition of these monasteries. 

53) Rajagaha (skt): Thành Vương Xá—Rajagrha (skt)—Rajagaha (p)—Kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà, một vương quốc cổ Ấn Độ, trong thời Đức Phật còn tại thế, bây giờ là thành phố Rajgir trong tiểu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo, cũng là nơi kết tập kinh điển đầu tiên trong Phật giáo. Vương Xá là một trung tâm tu viện Phật giáo quan trọng, và người ta tường thuật Đức Phật đã nhiều lần trải qua các mùa an cư kiết hạ tại đây. Thành Vương Xá vào thời của vua Bình Sa Vương là một thung lũng được bao bọc bởi năm ngọn đồi. Năm ngọn đồi này chạy vòng quanh thành như những bức tường thành. Cổ thành khoảng một dặm từ Tây sang Đông và khoảng một dặm rưởi từ Nam lên Bắc. Vương Xá cũng là địa điểm có một số tự viện Phật giáo quan trọng, kể cả cơ sở đầu tiên cho chư Tăng là khu Trúc Lâm Tịnh Xá. Theo truyền thống Phật giáo, đây còn là địa điểm của Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất, triệu tập chỉ một thời gian ngắn sau khi Đức Phật nhập diệt. Nghị hội này được vua Bình Sa Vương bảo trợ, người đã đề cử A La Hán Ca Diếp chủ trì nghị hội. Chủ đích chính của đại hội kết tập kinh điển là hội họp chư Tăng đương thời lại để giải quyết Kinh TạngLuật Tạng, và tới cuối đại hội thì 500 vị A La Hán, những vị có mặt khi Đức Phật thuyết giảng đã hội họp tại thành Vương Xá để kể lại những gì mà họ đã nghe. Ưu Ba Li được xem như là chuyên gia về giới luật tự viện, đã trùng tuyên Luật Tạng; và A Nan đà, vị thị giả của Đức Phật đã có mặt trong tất cả những buổi giảng thuyết của Phật, đã trùng tuyên Kinh Tạng. Vào lúc kết thúc đại hội, Tạng Kinh và Luật được công bốhoàn tất. Người ta kể lại là vua Bình Sa Vương đã di chuyển kinh đô xa về hướng đông vì hỏa tai cũng như các thiên tai khác. Thành Vương Xá được bao bọc chung quanh bởi năm ngọn núi, trong đó núi Linh Thứu là nổi tiếng nhứt. Vương Xá là kinh thành từ thời Vua Bình Sa Vương đến A Dục. Các di tích của thành phố cổ không còn nhiều. Nơi nầy có vẻ như đã chịu nhiều tàn phá của thời gian. Những phế tích của nó vẫn còn rãi rác tại làng Rajgir, khoảng 16 dậm Nam Tây Nam khu thị trấn Bihar. Những phế tích nầy cho thấy rằng đã có nhiều tín đồ của các tôn giáo khác nhau sinh sống tại đây. Các di tích Phật giáo, ngoại trừ rất ít ỏi tượng còn lại rải rác,và không phải không thể thấy rằng các công trình kiến trúc tại đây đã bị cướp phá một phần do bởi sự hận thù tôn giáo. Thậm chí việc xác định hang Sattapanni, nơi tổ chức Nghị Hội Phật giáo đầu tiên, cũng không phải là chắc chắn. Thành Vương Xáý nghĩa thiêng liêng đối với Phật tử vì nhiều lý do. Không những Đức Phật đã nhiều lần đến an cư tại thành phố danh tiếng nầy, mà đây còn là nơi mà người anh em họ của Phật là Đề Bà Đạt Đa đã nhiều lần âm mưu ám hại Ngài. Hơn nữa, tại thành phố nầy, trong hang Sattapanni đã diễn ra Nghi Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất của Phật giáo ngay sau khi Đức Phật nhập diệt. Vương Xá còn là một trung tâm hoạt động mạnh mẽ của Kỳ Na Giáo, trong thời xưa cũng như hiện nay, hiện vẫn còn những di tích quan trọng của các điện thờ và công trình điêu khắc Kỳ Na Giáo. Có thể nhận ra một đài kỷ niệm kỳ lạ nơi một điện thờ hình lăng trụ bằng gạch, gần như ở ngay trung tâm thành phố cổ. Ngôi điện nầy có tên là Maniyar Matha, và theo truyền thuyết địa phương, nó được dành để thờ cúng Mani-naga, vị thần bảo hộ của thành Vương Xá—City of Royal Palace of King Bimbisara (Old City of king Bimbisara)—Capital of the ancient Indian kingdom of Magadha, during Sakyamuni Buddha’s lifetime, present-day Rajgir city in Bihar state of the northeast India, where the Buddha first realized the truth, and the site of the first council following the Buddha’s passing away. Rajagrha at the time of King Bimbisara was a valley surrounded by five Hills. The Five Hills encircled the city completely like the walls of town. The old city was about one mile from east to west, and a mile and a half from south to north. Rajagrha was an important center for Buddhist monasticism, and the Buddha is reported to have spent seven rainy season retreats there. It was also the site of a number of important Buddhist monasteries, including the first reported building for monks, named Venuvana-arama. According to Buddhist tradition, it was the site of the “First Buddhist Council,” which was convened shortly after the Buddha’s death. It was sponsored by King Bimbisara, who nominated the arhat Kasyapa as president of the council. The main intention of the gathering of contemporary monks was to settle the Sutra-Pitaka and Vinaya-Pitaka, and to that end 500 arhats who had been present when the Buddha’s sermons were delivered convened to recount what they had heard. Upali considered the learning expert on monastic discipline, recited the Vinaya; and Ananda, who as the Buddha’s personal attendant had been present at all of his sermons, recited the sutras. At the conclusion of the council, the canon was declared to be accomplished. King Bimbisara is said to have removed his capital here from Kusagrapura a little further eastward, because of fire and other calamities. Rajagrha was surrounded by five hills, of which Grdhrakuta (Vulture Peak) became the most famous. It was the royal city from the time of Bimbisara until the time of Asoka. The remains of the ancient city are very few. The site appears to have suffered much at the hand of time. Its ruins are still extant at the village of Rajgir, some sixteen miles South Southwest of Bihar; they form an object of pilgrimages for the Jains. The ruins indicate that the followers of different religious denominations lived here. The Buddhist remains, except for a few isolated images, it is not impossible that the visible monuments were denuded partly through religious animosities. Even the identification of the Sattapanni cave, the site of the First Council, is not beyond doubt. Rajagrha was sacred to the Buddhists for more than one reason. Not only did the Buddha go into a retreat several times in this famous city, but it was also the place where Devadatta, his wicked cousin, made several attempts on his life. Moreover, in this city, in the Sattapanni cave of the Vaibhara hill, was held the first Buddhist Council just after the parinirvana. Rajagrha was also an active center of Jainism in ancient times, as it is now, and interesting remains of Jaina shrines and sculptures are still extant. A singular monument may be recognized in the cylindrical brick shrine, almost at the center of the old city. It is known as Maniyar Matha, and was dedicated, according to local tradition, to the worship of Mani-naga, the guardian deity of the city of Rajagrha. 

54) Rajargrha stupa: Tháp Vương Xá—Tại thành Vương Xá, nơi Đề Bà Đạt Đa phá hòa hợp Tăng, nhưng chư Tăng đã được Phật hóa độ khiến họ trở lại hòa hợp thanh tịnh. Đây là một trong tám ngôi tháp thiêng lớn của Phật giáo—Rajargrha, where Dvadatta was destroyed and the Sangha purified again by the Buddha. This is one of the eight Great Spiritual or Sacred Stupas of Buddhism.

55) Rajayatana Tree: Dưới gốc cây này Đức Phật đã trải qua suốt tuần lễ thứ bảy sau khi Ngài đạt được đại giác. Chưa ai biết địa điểm chính xác. Người ta nói Đức Phật ngồi trên một phiến đá trồi lên từ dưới đất, và chính tại nơi này Ngài đã quy-y cho Tapussa và Balluka, hai thương nhân từ Utkala, bây giờ là Orissa. Từ cây Rajayatana, mà vị trí cũng chưa được xác định, Đức Phật đã đi trở lại cây Bồ Đề và sau đó đi về hướng Vườn Lộc UyểnBa La Nại, bây giờ là Isipatana—The tree under which the Buddha spent the seventh week after his Supreme Enlightenment. The actual site is not known yet. The Buddha is said to have sat on a stone seat which sprang up there from the ground and there he made his first converts, Tapussa and Balluka, two merchants from Utkala, modern Orissa. From the Rajayatana tree, the site of which has not been identified yet, the Buddha returned to the Bodhi Tree and, after sometime, thoughtfully proceeded to the Deer Park at Sarnath, modern Isipatana. 

56) Ratanagraha Chaitya (skt): Tháp Ratanagraha Chaitya là một ngôi tháp thờ không có nóc, đánh dấu nơi Đức Phật đã trải qua tuần lễ thứ tư sau khi Ngài đạt được đại giác. Tại đây Ngài đã thiền địnhtụng kinh “Samants Pathana.” Trong khi thiền định, những ánh sáng sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, cam... từ kim thân của Ngài chiếu tỏa ra. Lá cờ Phật giáo tại Ấn ĐộTích Lan được phác họa ra từ những màu sắc này—A small roofless shrine, marks the place where the Buddha spent the fourth week in meditation and recited to himself “Samants Pathana.” While in contemplation, the blue, yellow, red, white, and orange rays emanated from his body. The Buddhist Flag of India and Ceylon are designed with these colors. 

57) Sankasya (skt): Tăng Già Thị—Tăng Ca Xá—Tăng Kha Gia—Tăng Kha Luật Đa Nhĩ—Một vương quốc cổ tọa lạc về phía bắc Ấn Độ. Bây giờ là Samkassam, một làng khoảng 45 dậm về phía tây bắc của Kanauj. Một Thánh tíchliên quan đến cuộc đời của Đức Phật. Theo truyền thuyết, đây là nơi mà Đức Phật đã đến trần gian từ cung trời Đao Lợi. Chính tại nơi nầy, Ngài đã giảng Vi Diệu Pháp cho thân mẫu của Ngài cũng như chư Thánh khác. Do có liên quan với câu chuyện thiêng liêng nầy nên Sankasya đã trở thành một điểm hành hương quan trọng và nhiều đền tháp, tu viện lớn đã được xây dựng tại đây trong thời cực thịnh của Phật giáo. Cả Pháp HiểnHuyền Trang đều đã đến chiêm bái nơi nầy, và đã để lại những mô tả kỹ càng về các công trình kiến trúc quan trọng. Tuy nhiên, do bị bỏ phế lâu ngày, cho nên tất cả các công trình nầy đều đang sụp đổ, mục nát. Hơn nữa, các chi tiết từ các nhà hành hương Trung Quốc không đủ giúp xác định được vị trí của các phế tích. Theo Pháp Hiển trong Tây Vực Ký: “Xứ này phì nhiêu, dân cư đông đúc thịnh vượngvô cùng hạnh phúc. Khách từ phương xa đến đều được đón tiếp nồng hậu, và được cung cấp đầy đủ những thứ cần dùng cho cuộc hành trình.” Tại Sankasya, người ta tin rằng Đức Phật đã trở về từ cung trời Đao Lợi (cõi trời 33 tầng) sau khi Ngài đã thuyết pháp cho mẹ và chư Thiên tại đây. Theo truyền thuyết, Đức Phật trở về bằng một chiếc thang có ba đường, Ngài đi đường giữa, trời Phạm ThiênĐế Thích đi hai bên. Câu chuyện Đức Phật trở về từ cung trời Đao Lợi ở Sankasya đã là một đề tài nghệ thuật Phật giáo từ xa xưa tại đây. Trong một bức họa ở Bharhut, chiếc thang ba đường nằm giữa, dưới chân thang là cây Bồ ĐềKim Cang Tòa. Có dấu chân thứ nhất của Đức Phật trên bậc trên cùng và dấu chân thứ nhì trên bậc thứ ba của đường thang chính giữa. Bốn phía chung quanh thang là một số khách quan gồm vua chúa, các quan đại thầnthường dân đang mong đợi Đức Phật trở về. Cũng giống như cảnh phác họa ở Sanchi. Vì sự liên hệ thiêng liêng của nó với Đức Phật mà Sankasya trở thành một trong những thánh địa thiêng liêng nhất của Phật giáo với một số tháp và tự viện được dựng lên từ thời xa xưa. Pháp Hiển, nhà hành hương Trung quốc vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch nói: “Khi Đức Phật sắp sữa trở về từ cung trời Đao Lợi, Ngài đã làm một cái thang tam cấp bằng bảo châu và chính Ngài đã bước xuống bằng đường giữa làm bằng thất bảo. Phạm Thiên cũng làm một cái thang bằng bạc theo hầu bên phải với tay cầm phất trần. Vua trời Đế Thích làm một cái thang bằng bạc cầm dù thất bảo theo hầu bên trái. Vô số chư Thiên theo Đức Phật từ cung trời trở về. Khi Ngài về đến thế gian thì các bậc tam cấp biến mất, chỉ còn lại bảy bậc thang phía dưới. Pháp Hiển nói tiếp: “A Dục Vương đã xây điện thờ ngay trên bực thang, đặt ngay bực giữa tượng nguyên hình Đức Phật. Phía sau bệ thờ nhà vua cho dựng lên một cột đá cao 20 mét, bên trên cột là tượng sư tử, bốn phía xung quanh cột là những tượng Phật.” Pháp Hiển cũng ghi nhận những ngôi tháp và tự viện và nói rằng “có khoảng 1.000 chư Tăng Ni, một số thuộc Đại Thừa, số khác thuộc Tiểu Thừa.” Khi Huyền Trang viếng Sankasya vào năm 636 sau Tây lịch, một số điện thờ vẫn còn. Huyền Trang nói: “Về phía đông thành phố chừng 20 dặm có một ngôi già lam với tôn tượng Đức Bổn Sư thâät tuyệt vĩ. Tại đây có chừng 100 chư Tăng đang tu tập theo giáo pháp của trường phái Chính Lượng Bộ. Vài ngôi tháp của các vị Phật tử tại gia có cuộc sống tịnh hạnh sống gần ngôi tự viện. Bên trong vòng rào lớn của ngôi tự viện là bậc tam cấp làm bằng bảo châu theo hướng Bắc Nam, và mặt thang để xuống xoay về hướng Đông. Đây chính là nơi Đức Như Lai trở về từ cung trời Đao Lợi. Ngày trước Đức Như Lai đã lên trời qua ngả cung điện của “khu rừng Chế Ngự” và ngự tại Điện Pháp Hoa để giảng giáo pháp cho thân mẫu. Ba tháng trôi qua, Ngài muốn trở về địa giới nên vua Trời Đế Thích cùng chư Thiên dùng thần thông dựng lên chiếc thang quý báu. Chính giữa bằng vàng, bên trái bằng lưu ly và bên phải bằng bạc. Đức Như Lai khởi lên từ Pháp Hoa điện, được chư Thánh chúng tháp tùng, Ngài đi xuống thang giữa. Vua Trời Đại Phạm Thiên, tay cầm phất trần màu trắng, đi xuống thang bạc bên phải, trong khi cua Trời Đế Thích, tay cầm bảo cái, đi xuống bằng thang lưu ly bên tay trái. Trong lúc ấy, chư Thiên tháp tùng vừa tung hoa trời trên không trung vừa tán thán vinh danh Ngài. Vài thế kỷ trước đây những chiếc thang này vẫn còn tại vị trí nguyên thủy, nhưng bây giờ đã bị lún sâu xuống đất nên không còn thấy nữa. Những vị thái tử vùng lân cận, buồn vì không còn thấy những chiếc thang ấy nữa nên đã cho xây dựng những bậc thang bằng gạch và đá được trang trí với bảo châu ngay trên nền của bậc tam cấp nguyên thủy này, gần giống như những bậc thang thời xa xưa. Những bậc thang này cao khoảng 70 bộ Anh (khoảng 23 mét). Trên đó họ cho xây một ngôi tịnh xátượng Phật bằng đá hai bên bậc thang có hình Phạm ThiênĐế Thích, giống hệt như khi họ tháp tùng Đức Phật khi Ngài trở về từ cung trời Đao Lợi. Gần bên ngoài ngôi tịnh xá có một trụ đá do vua A Dục dựng lên, cao khoảng 23 mét (70 bộ Anh). Trụ đá có màu tím, chiếu sáng như là có hơi nước. Chung quanh trụ có những hình chạm trỗ tuyệt mỹ. Ngài Huyền Trang đã nói thêm: “õNgoài ra, không xa những bậc thang quý báu này mấy, có một ngôi tháp, nơi Đức Như Lai tắm khi Ngài vừa trở lại thế gian. Bên cạnh ngôi tịnh xá là địa điểm nơi Đức Như Lai vào định. Bên cạnh ngôi tịnh xá có 50 bước chân, cao khoảng 2 mét (7 bộ Anh); nơi Đức Như Lai thường đi bộ. Ngay trên địa điểm này nơi mà những bước chân của Ngài đã dẫm lên là những hình tượng hoa sen. Về phía bên phải và bên trái là hai ngôi tháp nhỏ, được dựng lên bởi vua Trời Đế ThíchPhạm Thiên. Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, Sankasya cổ xưa đã được Tướng Cunningham nhận ra vào năm 1842 tại khu làng mà bây giờ có tên là Sankisa, thuộc quận Farrukhabad của bang Uttar Pradesh. Làng Sankisa tọa lạc trên cao nguyên gần sông Kali nằm giữa biên giới các quận Farrukhabad, Etah và Mainpuri. Từ Tân Đề Li đi Kankisa khoảng 315 cây số bằng đường bộ qua ngã quốc lộ số 2 Ghaziabad-Aligarth-Etah-Bewar và đi từ Bewar qua Mohammadabad-Pakhna. Từ, Sankisa cách Agra 175 cây số qua ngã Firozabad-Shikohabad-Mainpuri-Bewar-Mohammadabad-Pakhna. Trạm xe lửa gần nhất là trạm Pakhna trên tuyến đường Shikohabad- Farrukhabad. Phế tích quan trọng của Sankasya là phế tích trụ đá vua A Dục, trên đó có chạm khắc hình sen và lá Bồ Đề. Gần đó có một ngôi tự viện nằm ngay dưới gốc cây Bồ Đề. Ngôi tự viện được Hòa Thượng Vijaya Soma, một vị Tăng đến từ Tích Lan, xây dựng vào năm 1957. Ngôi đền thờ mới với bức tượng đứng của Đức Phật hai bên được Phạm ThiênĐế Thích tháp tùng khi Ngài trở về từ cung trời Đao Lợi. Cách trụ đá vua A Dục khoảng 6 mét, có một đồi bằng gạch đặc mà ngày trước là nền của khu kiến trúc Phật giáo. Nhưng bây giờ là ngôi đền Ấn Giáo thờ nữ thần Visharidevi. Người ta tin rằng Đức Phật đã từ cung trời Đao Lợi đi xuống tại chỗ này. Có một số đông Phật tử thăm viếng Sankasya hằng năm vào khoảng tháng 10 khi có lễ hội tôn giáo. Nói về dân chúng tại Sankasya thì Ngài Huyền Trang đã nói: “Cư dân tại Sankasya rất nhu hòa và hiếu học.” Nhưng ngày nay cho đến năm 1960 khi cố Hòa Thượng Vijaya Soma, gốc người Tích Lan thăm viếng Sankasya thì cả vùng này không có lấy một ngôi trường nên Ngài đã xây dựng tại đây một ngôi trường. Ngôi trường này ngày nay có tên là trường Trung Học cao cấp “Bhadant Vijaya Soma Vidya Mandir,” trường đóng một vai trò rất hữu ích trong việc phát triển giáo dục trong và quanh vùng Sankasya—An ancient kingdom and city in Northern India (Kapitha). The modern Samkassam, now a village 45 miles northwest of Kanauj. A sacred place connected with the life of the Buddha. It is said that this is where the Buddha have descended to earth from the Trayastrimsa heaven. This is where he preached the Abhidharma to his mother and other Gods. Owing to this sacred association, Sankasya became an important place of pilgrimage. Important shrines, stupas and monasteries were built on the site in the heyday of Buddhism. Both Fa-Hsien and Hsuan-Tsang visited the place and left interesting accounts of the important monuments. However, through long neglect, all is now in crumbling ruins. Furthermore, the accounts of the Chinese pilgrims are not sufficient to help us identify the locations of the ruins. According to Fa-Hsien in the Records of the Buddhist Kingdoms: “This country is fertile, the inhabitants are populous, prosperous and extremely happy. People from other countries who come here, all are warmly welcome and provided with what they need for their trip.” At Sankasya, the Buddha is believed to have descended to the earth from the Trayastrimsa Heaven (Heaven of the Thirty-three Gods) after preaching to His mother and other Gods. This event is said to have occurred after the great miracle performed by the Buddha at Sravasti. According to tradition, the Buddha came down by a triple ladder, accompanied by the Gods Brahma and Sakra (Indra). The story of the Buddha’s descent from heaven at Sankasya has been a popular theme in early Buddhist art. In the Bharhut illustration, the triple ladder is at the center of the scene with a Bodhi Tree and Vajrasana at its foot. There is one footprint of the Buddha on the top step and a second footprint on the bottom step of the middle ladder. Around the ladder on all sides are a number of spectators, kings, ministers and people awaiting anxiously the return of the Buddha. Somewhat similar scene is depicted at Sanchi. Because of its sacred association with the Buddha, Sankasya became one of the most important Buddhist holy places with a number of Stupas and monasteries were erected there in ancient times. Fa-Hsien, who visited the site in the first decade of A.D. 5th century, says, “When the Buddha was about to come down from heaven to earth, he produced by a miracle three flights of jeweled steps and he himself came down the middle flight which was made of the seven preciosities. Brahma also produced a flight of silver steps to the right, where he was in attendance with a fly-brush in his hand. The God of Heaven, Indra, produced a flight of copper steps to the left, where he was in attendance with an umbrella of the seven preciosities in his hand. Countless hosts of Devas followed Buddha down; and when He reached the earth, the three flights disappeared into ground except seven steps which remained.” Continuing, Fa-Hsien says: “Asoka built a shrine over the step, placing on the middle flight a full length image of Buddha. Behind the shrine he raised a stone column sixty feet in height; upon the top he placed a lion, and within the column, at the four sides, images of Buddha.” Fa-Hsien also notices other stupas and monasteries and says that “there are here about 1,000 monks and nuns, all of whom obtain their food from a common stock and belong, some to the greater vehicle and some to the lesser one.” When Hsuan-Tsang visited Sankasya in A.D. 636, a number of shrines were still standing. Hsuan-Tsang says: “To the east of the city 20 li or so is great Sangharama with the sacred image of the holy form (of Buddha) is most wonderfully magnificent. There are about 100 monks here, who study the doctrines of the Sammatiya school. Several myriads of “Pure men” (religious laymen) live by the side of this Sangharama or Convent. Within the great enclosure of the Sangharama there are three precious ladders, which are arranged side by side from north to south, with their faces for descent to the east. This is where Tathagata came down on his return from the Trayastrimsas heaven. In old days Tathagata, going up from the ‘wood of the conqueror’ ascended the heavenly mansions, and dwelt in the Saddharma Hall, preaching the law for the sake of his mother. Three months having elapsed, being desirous to descend to earth Sakra, King of the Devas, exercising his spiritual power, erected these precious ladders. The middle one was yellow gold, the left-hand one of pure crystal, the right-hand one of white silver. Tathagata rising from the Saddharma hall, accompanied by a multitude of Devas, descended by the middle ladder. Maha Brahma-raja holding the white charmara, came down by the white ladder on the right, while Sakra, King of Deva (Devendra) holding a precious canopy (parasol), descended by the crystal ladder on the left. Meanwhile, the companies of Devas in the air scattered flowers and chanted their praises in his honor. Some centuries ago the ladders still existed in their original position, but now they have sunk into the earth and have disappeared. The neighboring princes, grieved at not having seen them, built up of bricks and stones ornamented with jewels, on the ancient foundations (three ladders) resembling the old ones. They are about 70 feet high. Above them, they have built a Vihara in which a stone image of Buddha, and on either side of this is a ladder with the figures of Brahman and Sakra, just as they appeared when first rising to accompany Buddha in his descent. On the outside of the Vihara, but close by its side, there is a stone column about 70 feet high which was erected by Asoka-raja. It is of the purple color, and shining as if with moisture. The substance is hard and finely grain. There are carved figures inland, of wonderful execution, on the four side of the pillar around it.” Hsuan-Tsang further says: “Besides the precious ladder (temple) and not far from it, there is a Stupa, where Tathagata when in the world, bathed himself. By the side of this is Vihara on the spot where Tathagata entered Samadhi. By the side of Vihara there is a long foundation wall 50 paces in length and 7 feet high; this is the place where Tathagata took existence; this is a place where Tathagata took exercise. On the spot where his feet trod are figures of the lotus flower. On the right and left of the wall are (two) littles Stupas, erected by Sakra and Brahma. After centuries of oblivion, the ancient Sankasya was identified by General Cunningham in 1842 with the modern village of Sankisa in the district of Farrukhabad of Uttar Pradesh. The village of Sakisa is situated on a high plateau near the Kali river where the borders of the districts of Farrukhabad, Etah and Mainpuri meet. From Delhi, Sankisa is 315 kilometers by road via Ghaziabad-Aligarth-Etah-Bewar on National Highway number 2 and from Bewar via Mohammadabad-Pakhna. From Agra, Sankisa is 175 kilometers via Firozabad-Shikohabad-Mainpuri-Bewar-Mohammadabad-Pakhna. The nearest railway station is Pakhna on the Shikohabad- Farrukhabad line. An important relic of the past at Sankasya is the stump of the broken Asoka pillar surmounted by the elephant capital. It has beautiful carvings of lotus and leaves of Bodhi tree. Nearby is a small modern Buddhist temple under the Bodhi tree. It was constructed in 1957 by Venerable Vijaya Soma, a Buddhist monk from Sri Lanka. The modern shrine has a standing image of the Buddha flanked by Brahma and Sakra who are believed to have accompanied the Buddha on His descent from heaven to earth. About 20 yards to the south of the Asokan Pillar, there is a high mound of solid brick work which was once a Buddhist structure. But it is now surmounted by a temple dedicated to Hindu Goddess Visharidevi. It is believed that the Buddha had descended from heaven at this place. Buddhists visit Sankasya in large numbers every year on the Ashvina (Sharad) Purnima (in October) when a religious congregation takes place. About the people of Sankasya (Kapitha), Hsuan-Tsang had said that, “the manner of the people are soft and agreeable. The men are much given to learning.” But the modern Sankasya had no school till 1960 when the late Venerable Vijaya Soma of Sri Lanka established a school there. This school now named as “Bhadant Vijaya Soma Vidya Mandir Higher Secondary School” is playing a very useful role on spreading education in and around Sankasya.

58) Sravasti (skt): Xá Vệ Quốc—Xá Bà Đề—Thất La Phạt—Thất La Phạt Tất Để—Thi La Bạt Đề—Xả La Bà tất Đế Da.

phatphapcanban1-31
(Đường vào phế tháp Ngài Cấp Cô Độc tại Xá Vệ Quốc
Entrance to the ruin of Anathapindika Stupa in Sravasti)

 Xá Vệ mà nay là Saheth-Maheth ở Uttar Pradesh, kinh đô của vương quốc Kiều Tất La. Trong thời Đức Phật, Xá Vệ là tên của một vương quốc lớn ở Ấn Độ, vương quốc của vua Ba Tư Nặc, cha của Thái Tử Kỳ Đà. Người ta nói đây là thành phố nổi tiếng về người và vật (xứ văn vật hay xứ mà cái gì cũng có), nằm về phía Nam ngạn sông Hằng, khoảng 500 dậm về phía tây bắc của thành Ca Tỳ La Vệ, bây giờ là Rapetmapet, phía nam sông Rapti. Chính nơi đây, thương gia Cấp Cô Độc (Anathapindika) đã cho xây một tu viện lớn trong khu vườn mua lại của Thái Tử Kỳ Đà bằng số vàng với cái giá thần thoại để đón tiếp Đức Phật. Câu chuyện mua lấy khu vườn và dâng tặng cho Đức Phật là một đề tài được yêu chuộng trong nghệ thuật Phật giáo thời trước. Sau đó, nhiều đền đài và tu viện đã được xây dựng lên tại đây và nơi nầy vẫn tiếp tục là một trung tâm phồn thịnh của Phật giáo trong một thời gian dài. Người ta nói nước Xá Vệ nằm trong Vương Quốc Bắc Kiều Tất La, khác hẳn với Vương Quốc Nam Kiều Tất La. Nước Xá Vệ là một nơi an cưĐức Phật rất thích, trong đó có ngôi vườn Kỳ Thọ nổi tiếng. Theo Tây Vực Ký của ngài Pháp Hiển, thời đó Xá Vệ có 98 ngôi tự viện xung quanh tịnh xá Kỳ Hoàn cho cả chư Tăng Đại thừa lẫn Tiểu thừa—Sravasti, modern Saheth-Maheth in Uttar Pradesh, the capital of the ancient kingdom of Kosala. During the time of Sakyamuni Buddha, Sravasti was the name of a great kingdom in India, the kingdom of King Prasenajit, father of Prince Jeta. People said this was a city of famous things, or men, or the famous city; it was a city and ancient kingdom in northern India, on the southern bank of the Ganges River, about 500 miles northwest of Kapilavastu, now Rapetmapet, south of Rapti River. Even from the days of the Buddha, Sravasti was an active center of Buddhism and it was here that the merchant Anathapindika built a large monastery for the reception of the Master (in the garden of Prince Jeta, and was purchased at a fabulous price in gold). The story of its purchase and its eventual presentation to the Buddha was a favorite theme in early Buddhist art. In later times, shrines and monasteries arose on this sacred spot which continued to be a flourishing center of the Buddhist faith for a long time. It is said to have been in northern Kosala, distinct from the southern kingdom of that name. It was a favourite place of Sakyamuni, the famous Jetavana being there. According to the Records of the Buddhist Kingdoms, Fa-Hsien reported that at that time, Sravasti had 98 monasteries around Anathapindika-Vihara for both Mahayana and Hinayana monks. 

59) Vaisali (skt): Tỳ Xá Ly (Quảng Nghiêm Thành)—Vesali (p)—Tỳ Da Ly—Bề Xá Ly—Bề Xá Lệ Dạ—Duy Da—Duy Da Ly—Phệ Xá Ly—Tùy Xá Lợi.

phatphapcanban1-32
(Bảng tưởng niệm phế tích cổ thành Tỳ Xá Ly
Memorial plaque of the ruin of Ancient Vaushali) 

a) Thành Tỳ Xá Ly thời Đức Phật—Vaishali during the Buddha’s time: Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Tỳ Xá Ly là tên của kinh đô nước Quảng Nghiêm hùng mạnh, một vương quốc cổ ở Trung Ấn, nơi 700 vị Hiền Thánh đã kết tập kinh điển lần thứ hai, bây giờ gần Bassahar, thuộc Bihar, phía bắc Patna. Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, dân tộc Tùy Xá Lợi là dân tộc của một nước cộng hòa cổ Vaisali, trong số những đệ tử Phật đầu tiên. Thành Tỳ Xá Ly tọa lạc bờ Bắc sông Hằng Hà. Thành được bao bọc bởi cả vùng đồi núi của xứ Nepal về phía bắc và bờ sông Gandak về phía tây. Năm năm sau ngày Đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài đã đi đến thành Tỳ Xá Ly, thủ phủ của một trong những nước Cộng Hòa đầu tiên trên thế giới. Tại đây Đức Phật thuyết giảng kinh Bảo Tích cho hội chúng và có 84 ngàn người tín thọ sau khi nghe được kinh nầy. Cũng tại thành Tỳ Xá Ly nầy, lần đầu tiên phụ nữ được phép xuất gia gia nhập giáo đoàn. Bà di mẫu của Đức PhậtKiều Đàm Di, cùng với 500 phụ nữ dòng họ Thích Ca đã làm một cuộc đi bộ từ thành Ca Tỳ La Vệ đến Tỳ Xá Ly để xin được gia nhập vào giáo đoàn. Tuy nhiên, ba lần Đức Phật không hứa khả. Cuối cùng, họ tự cạo tóc, khoát y vàng và cầu xin Đức Phật lần nữa. Sau cùng Đức Phật chấp nhận người nữ gia nhập vào giáo đoàn như những vị Tỳ Kheo Ni. Cũng chính tại thành Tỳ Xá Ly, một kỷ nữ tên Amrapali (Ambapali?), đã được sự kính trọng của giáo đoàn và một vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo vì sự cúng dường quảng đại của nàng. Nàng đã cúng dường khu vườn xoài của nàng (Nại Uyển) cho Tăng đoàn. Sau đó nàng gia nhập giáo đoàn khi nhận chân ra sự vô thường của vạn hữu, kể cả sắc đẹp của nàng—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vaisali, an ancient kingdom and city and the capital the powerful Licchavis, where the second synod was held with 700 famous learned monks, near Basarh (Bassahar), in Bihar, north of Patna. According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Licchavis were the people of the ancient republic of Vaisali who were among the earliest followers of sakyamuni. Vaishali is situated on the northern banks of the Ganga. It is bound by the hills of Nepal on the north and the river Gandak on the west. Five years after the Enlightenment in Bodhgaya, the Buddha came to Vaishali, the capital of one of the first republican states in the world. Here, the Buddha preached the Ratna Sutra to those assembled, and eighty-four thousand people embraced the new faith. Also in Vaishali, for the first time women were ordained into the Sangha. The Buddha’s foster mother, Mahaprajapati Gautami, along with 500 Sakyan women made a pilgrimage by foot from Kapilavastu to Vaishali, seeking to join the Order. Three times the Buddha refused their entreaties. Ultimately they shaved their heads, donned the orange robes and beseeched the Buddha again. The Buddha was finally persuaded to admit the women as bhiksunis or nuns. It was also at Vaishali that Amrapali, the famous courtesan, earned the respect of the Sangha and a place in history, with her generous donations. Once the Buddha was visiting Vaishali, Amrapali invited Him to her house and the Buddha graciously accepted the offer. She gifted her mango grove to the Sangha. Amrapali joined the Order after realizing the transitory nature of all things, including beauty. 

phatphapcanban1-33
(Trụ đá do vua A Dục dựng trong thành Tỳ Xá Ly
Trên đầu trụ hãy còn nguyên hình tượng sư tử
Vaishali-Asoka’s stone pillar)

b) Thành Tỳ Xá Ly vào những thế kỷ thứ 5, 6 và 7—Vaishali during the fifth, sixth and seventh centuries: Vào những thế kỷ thứ 5, 6 và 7, thành Tỳ Xá Ly từng là thành trì Phật giáo. Các nhà hành hương Trung Hoa như Pháp Hiển và Huyền Trang, trên đường đi qua Ấn Độ đã ghé lại Tỳ Xá Ly. Huyền Trang mô tả thành phố nầy trải rộng trên một diện tích từ 10 đến 12 dặm vuông. Ông viết rằng bên trong bên ngoài và khắp nơi xung quanh thành phố, số đền chùa nhiều đến nỗi không sao kể hết. Tiếc thay, trên vùng đất nầy hiện nay hầu như không còn nhìn thấy một di tích đền chùa nào cả. Tại Kolhua, cách Raja Bisal ko Gadh hai dặm về phía tây bắc, có một trụ đá nguyên khối, dân địa phương gọi là Bhimsen, bằng sa thạch mài thật láng, bên trên có một đầu trụ hình chuông nâng đỡ một tượng sư tử đứng trên bệ vuông. Trụ nầy cao hơn mặt đất hiện nay khoảng 7 mét, một đoạn trụ dài bị chôn vùi dưới đất qua dòng thời gian. Nhìn kiểu dáng thì giống các trụ đá của vua A Dục, nhưng đào xới xung quanh thân trụ thì chẳng thấy một dòng chữ nào của vua A Dục cả. Tuy nhiên, có thể xác định đây là một trong các trụ đá của vua A DụcHuyền Trang đã nói đến tại Tỳ Xá Ly ngày xưa. Dãy dài các cây trụ thuộc quận Champaran và quận Muzaffarpur tại Ramapurva, Lauriya Araraj, Lauriya Nandagadh và Kolhua, được xem là đã đánh dấu các chặng đường trên con đường vua A Dục đi từ thành Hoa Thị (Pataliputra) đến Lâm Tỳ Ni khi ông lên ngôi được 20 năm. Cách một quảng ngắn về phía nam có một hồ nước nhỏ, có tên là Rama-kunda, đã được Cunningham xác định là Hồ Khỉ (Markata-hrada) ngày xưa, và người ta cho rằng hồ nầy do một bầy khỉ đào để lấy nước cho Đức Phật dùng. Về phía tây bắc có một gò đống đổ nát, nay chỉ còn cao độ 5 mét và dưới đáy có đường kính độ 20 mét, được xác định là những gì còn lại của ngôi tháp A Dục mà Huyền Trang đã nói đến. Trên đỉnh gò nầy có một ngôi đền bằng gạch kiểu mới bên trong có một tượng Phật thời Trung cổ. Theo lời kể lại thì Đức Phật đã đến viếng nơi nầy ba lần khi ngài còn tại thế. Cũng theo lời kể thì trong một lần đến đây, ngài đã được bầy khỉ dâng một chén mật, sự kiện được cho là một trong tám sự kiện lớn trong đời Đức Phật. Cũng tại nơi nầy, Đức Phật đã loan báo ngày sắp nhập diệt của mình, và sau khi ngài nhập Niết Bàn, người xứ Quảng Nghiêm đã dựng một bảo tháp trên phần chia xá lợi của Ngài. Hơn một trăm năm sau ngày diệt độ của Đức Phật, Nghị Hội Kết Tập lần hai đã diễn ra tại đây. Đối với Kỳ Na giáo thì Tỳ Xá Lynơi sinh ra của Mahavira, vị Tirthankara Kỳ Na giáo thứ hai mươi bốn. Raja Bisal Ka Gadh được xem là thành lũy của Tỳ Xá Ly. Đây là một gò đất lớn được lót gạch, cao khoảng hai mét rưỡi trên mặt bằng, có chu vi gần một dặm. Lúc đầu được bao bọc bởi một con mương, thành nầy có lối ra vào ở phía nam bằng con đường đất cao. Các cuộc khai quật đã làm lộ ra phần nền của những tòa nhà nằm trên một mặt bằng không đều, có thể có niên đại từ thời Gupta. Các phát hiện đáng kể là những con dấu chứng tỏ thành Tỳ Xá Ly đã từng là một đầu não hành chánh quan trọng trong thời kỳ Gupta, và một con dấu đáng chú ý, khắc chữ Maurya, thuộc về một tiền đồn tuần tra ở Tỳ Xá Ly—During the fifth, sixth and seventh centuries, the city of Vaisali was a stronghold Buddhism. The Chinese pilgrims, i.e., Fa-Hsien and Hsuan-Tsang, visited Vaisali in the course of their travels. Hsuan-Tsang described the city as covering an area of 10 to 12 square miles. He wrote that, within and without and all around the town of Vaisali, the sacred monuments were so numerous that it was difficult to mention them all. Unfortunately, the area is now practically denuded of any visible remains of religious edifices. At Kolhua, two miles to the north-west of Raja Bisal ka Gadh, there stands a monolithic, locally known as Bhimsen’s Lath of highly sandstone surmounted by a bell-shaped capital that supported by a bell-shaped capital and supports on the sedent figure of a lion on a square abacus. It is about 22 feet above represent ground level, a considerable portion having sunk underground in the course of time. In Style it resembles the edict pillars of Asoka, but diggings round the shaft have failed to reveal any Asokan inscription. Nevertheless, it can be identified with one of the Asoka pillars mentioned by Hsuan-Tsang at the site of ancient Vaisali. The line of pillars in the Champaran and Muzaffarpur district, at Ramapurva, Lauriya Araraj, Lauriya Nandagadh, and Kolhua, is believed to have marked the stages of a royal journey from Pataliputra to Lumbini which Asoka undertook in the 20th year of his consecration. Nearby to the south, there is a small tank, called Rama-kunda, identified by Cunningham with the ancient Markata-hara or monkey’s tank, believed to have been dug by a colony of monkeys for the use of the Buddha. To the northwest there is a ruined mound, at present only 15 feet high and with a diameter of about 65 feet at the base, which has been identified with the remains of the Asoka stupa mentioned by Hsuan-Tsang. On the summit of this mound stands a modern brick temple enshrining a medieval image of Buddha. The Buddha is said to have visited in three times during his life-time. In once of these visits, several monkeys are said to have offered the Buddha a bowl of honey, an incident mentioned among the eight great events in the life of the Buddha. It was here again that the Buddha announced his approaching nirvana, and after the nirvana the Licchavis are said to have errected a stupa over their share of the remains of the Buddha. A little over a hundred years after the nirvana, the Second Buddhist Council was held here. To Jaina also, Vaisali was equally sacred, being the birth-place of Mahavira, the twenty-fourth Jaina Tirthankara. The site of Raja Bisal ka Gadh is believed to represent the citadel of Vaisali. It consists of large brick covered mound, about eight feet above the surrounding level and slightly less than a mile in circumference. Originally surrounded by a ditch, it was approached by a broad embanked causeway from the south. Excavations have exposed the foundations of old buildings of irregular plan which may date back to the Gupta period. Besides, the most interesting finds consist of a large number of clay seals. The official seals indicate the Vaisali was an important administrative headquarters in the Gupta period, and an interesting seal, engraved in characters of the Maurya period, refers to the patrol outpost at Vaisali.
c) Thành Tỳ Xá Ly thời cận đại—Vaishali during the recent time: Trong thời cận đại, thành Tỳ Xá Ly là ngôi làng Basarh, cách thành phố Patna khoảng 60 cây số, nơi được nhà khảo cổ người Anh, Alexander Cunningham xác nhận là cổ thành Tỳ Xá Ly. Không có phương tiện giao thông trong địa phương nầy và du khách được khuyên nên dùng xe riêng khi đi ngoạn cảnh tại đây. Cách khu phố chính chừng 3 cây số là ngôi tịnh xá Kutagarshala, được dân Lichchavis dựng lên cho Đức Phật. Trong số những khám phá khảo cổ quí báu nhất tại Tỳ Xá Ly là một chiếc hòm đựng tro của Đức Phật, hiện còn được bảo tồn tại viện Bảo Tàng Patna. Về phía bắc là trụ đá của vua A Dục và một ngôi phế tháp bằng gạch, nguyên thủy được nhà vua dựng lên để đánh dấu nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp cuối cùng của Ngài—At the present time, Vaishali is the village of Basrah, 60 kilometers away from Patna, which the Bristish archeologist, Alexander Cunningham, identified as the ancient Vaishali. There is no local transportation and visitors are advised to take their own vehicles for sightseeing. Kutagarshala Vihara is 3 kilometers from the main town. It was built by the Lichchavis for the Buddha. Among the precious archeological finds is the relic casket containing the ashes of the Buddha, now preserved in the Patna Museum. In the north is the Ashoka Pillar and a large brick stupa, originally built by the Emperor to mark the site where the Buddha delivered his last discourse. 

60) Verula (skt): Địa danh Phật giáo ở vùng tây Ấn Độ. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tại Verula có thể tìm thấy những hang động đẹp nhất thế giới, những hòn núi được đục thành những Thánh điện đồ sộ. Trong số ba mươi bốn hang, có mười hai hang ở phía nam là của Phật giáo, số còn lại thuộc Bà La Môn giáo hay Kỳ Na giáo. Các hang của Phật giáo là những hang có trước tiên, có niên đại từ năm 450 đến 650. Lối vào đại sảnh đi qua một sân lộ thiên rộng. Trong hang Visvakarma có một tượng Phật lớn với các thị giảthiên thần đi kèm được đặt trên tòa sư tử ở một vòng cung nhô ra cửa ngọn tháp. Tại đây còn có một số tượng Phật và tượng Bồ Tát khác—Name of a Buddhist place in west India. According to Prof. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, at Verula (Ellora) most wonderful caves in the world can be found, mountains cut into colossal sanctuaries. Of the thirty-four caves, the twelve to the south are Buddhist while the remaining are Brahmanical or Jaina. The Buddhist caves are the earliest, dating from 450 to 650 A.D. The entrance to the hall lies through a large open court. In the cave named Visvakarma, there is a huge image of the Buddha, flanked by attendants and heavenly deities, is seated on a lion throne in a projecting arch of the stupa. There are a number of Buddha and Bodhisattva images. 

61) Vikramasila (skt): Tu Viện Vikramasila—Một trong bốn tu viện lớn nhất tại miền Bắc Ấn Độ dưới thời Hoàng Đế Dharmapala. Vào thời đó Nalanda, Uddantapuri (Bihar Sharif), Vajrasana, và Vikramasila là bốn tu viện lớn nhất. Trong số nầy, tu viện Vikramasila là quan trọng hơn cả và có nguồn gốc khá đặc biệt. Hoàng đế Dharmapala của triều đại Pala trong một chuyến tuần du các vùng đất nầy rất say mê khi nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ xinh xinh bên bờ sông Hằng, nên đã quyết định cho lập một tu viện tại đây. Tu viện nầy có lẽ được xây vào cuối thế kỷ thứ 8, đã phát triển thành một trung tâm văn hóa lớn hai trăm năm mươi năm sau đó. Số Tăng sinh từ các nước ngoài đến đây tu học đông hơn ở Na Lan Đà. Trong số các giảng sư ở Vikramasila có 108 học giả, 8 nhà bác học nổi tiếng, và đại học giả Ratnakarasanti, viện trưởng tu viện. Trong số các học giả nổi tiếng của tu viện gồm có Santibhadra, Maitripa (Avadhutipa), Dombipa Sthavirabhadram, Smrtyakara-Siddha, và Dipankara-Srijnana. Tại trung tâm tu viện có một ngôi đền xinh xắn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, bên cạnh đó là 53 ngôi đền lớn nhỏ. Trong số các vị thần và nữ thần được thờ trong các ngôi đền nầy, có một số tượng Mật tông. Ba tu viện kia cũng thuộc lãnh thổ của triều đại Pala, vốn có quan hệ đặc biệt với Vikramasila. Tám mươi bốn vị Siddha đều sống dưới các triều Pala (765-1200) và hầu hết những vị nầy đều có liên hệ với Vikramasila. Theo các tác giả Tây Tạng thì phái Mật tông hoặc tu viện Vikramasila đã làm cho quân Thổ Nhĩ Kỳ phải nhiều phen trốn chạy bằng cách niệm thần chú, nhưng lịch sử không nói đến điều nầy—One of the four great viharas in north India during the reign of king Dharmapala. At that time, Nalanda, Uddantapuri (Bihar Sharif), Vajrasana and Vikramasila were the four greatest viharas of India. Of these, Vikramasila was the most important and had an interesting origin. The great king Dharmapala of the Pala dynasty, while on a visit to these parts, was greatly attracted by the sight of a beautiful hill on the bank of the Ganga and decided to found a vihara at the place. The vihara, which thus came to be built at the end of the eighth century A.D., grew into a great seat of learning two and a half centuries later. The number of students who came from foreign parts to study here was greater than at Nalanda. Among the teachers who taught at Vikramasila were 108 scholars, eight famous savants, and the great scholar Ratnakarasanti who was the head of the vihara. Santibhadra (Avadhutipa), Dombipa Sthavirabhadra, Smrtyakara-Siddha, and Dipankara Srijnana were among the eight great pandits. There was a beautiful temple of Bodhisattva Avalokitesvara at the centre of the vihara, besides the fifty-three big and small temples in the compound. Among the gods and goddesses worshipped in these temples, there were some beautiful Tantric icons. The other three viharas also belonged to the kingdom of the Palas, who had special ties with Vikramasila. The eighty-four Siddhas lived during the Pala regime (765-1200 A.D.) and most of them were connected with Vikramasila in one way or another. According to Tibetan writers, the Tantrics or Vikramasila had put the Turks to flight many times by magic spells, but history has a different story to tell.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 216)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 310)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 338)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 623)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 679)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 639)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 686)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 600)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 541)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 686)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 670)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 591)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 711)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 769)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 795)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 770)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 962)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 829)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1388)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 913)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1080)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1063)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 993)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 981)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1122)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1400)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1749)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1161)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 972)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 827)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 950)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 973)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1395)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1145)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1175)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 925)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1069)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1520)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1398)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1392)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 981)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1375)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1289)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant