- Lời Giới Thiệu của Làng Đậu
- Lời Tựa của Dịch Giả
- Giới Thiệu
- Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất
- Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Hai
- Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba
- Những Giải Thích Khác Nhau Về Vô Ngã
- Bốn Pháp Ấn
- Dẫn Nhập Về Các Mật Điển
- Bốn Lớp Mật Thừa
- Truyền Năng Lực Tu Tập
- Chuẩn Bị cho Sự Gia Trì Năng Lực
- Trì Giữ Thệ Nguyện
- Nữ Giới Và Đạo Phật
- Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động
- Tầm Quan Trọng Của Việc Thực Chứng Tính Không
- Hiện Thực Hóa Tâm Thức Của Phật Quả
- Diệu Lạc Và Tính Không
- Chết, Trạng Thái Trung Ấm Và Tái Sinh
- Chân Ngôn
TỔNG QUAN
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính
Trì Giữ Thệ Nguyện
Một khi quý vị đã tiếp nhận lễ quán đảnh, quý vị có một trách nhiệm lớn trong việc giữ gìn những cam kết và thệ nguyện. Trong Mật thừa Hành Động và Thiện Hạnh, mặc dù thệ nguyện Bồ-tát giới được yêu cầu, nhưng không cần tiếp nhận thệ nguyện Mật thừa. Bất cứ một mật điển nào bao bồm một vị kim cương đạo sư thì sự quán đảnh cũng đòi hỏi đệ tử giữ gìn những thệ nguyện Kim Cương thừa.
Nếu quý vị đặc biệt chú ý để trì giữ các thực hành trong ba Mật thừa thấp, điều quan trọng là phải duy trì việc ăn chay. Mặc dù điều hợp lý để người Tây Tạng ăn thịt ở tại Tây Tạng, do bởi điều kiện khí hậu và thiếu thốn rau cải, trong những xứ sở rau trái dồi dào, tốt hơn là tránh hay hạn chế sự tiêu thụ thịt cá của quý vị. Một cách đặc biệt khi quý vị mời thỉnh nhiều người đến tiệc tùng, điều tốt nhất là nếu quý vị có thể cung ứng thực phẩm chay tịnh.
Có câu chuyện về một người du cư đến viếng thăm Lhasa, và ngạc nhiên thấy người ta ăn chay. Ông nói, ‘Dân Lhasa sẽ không bao giờ đói, vì họ có thể ăn bất cứ thứ gì màu xanh lá cây.’
Lập trường Phật giáo với việc chế độ ăn uống là không có một sự cấm đoán chung về thịt, ngay cả như được trình bày trong nguyên tắc chùa chiền, với ngoại lệ thịt của những thú vật đặc thù nào đấy. Tu sĩ ở Tích Lan, Miến Điện, và Thái Lan ăn thịt.
Trong tập hợp các kinh điển về Bồ-tát đạo, ăn thịt là bị cấm đoán một cách tổng quát. Tuy thế, sự cấm đoán không quá nghiêm khắc. Trong tác phẩm gọi là Trung Đạo Tâm Luận [madhyamaka-hṛdaya-kārikā], Thanh Biện đề cập về câu hỏi về chế độ ăn chay, và kết luận rằng vì thú vật đã chết khi thịt nó được ăn, thì không có ảnh hưởng trực tiếp. Điều bị cấm đoán là việc ăn thịt mà quý vị biết hay nghi ngờ chúng đã bị giết thịt để dành riêng cho quý vị.
Trong ba lớp thấp của Mật thừa, ăn thịt bị cấm một cách nghiêm khắc. Nhưng trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, những hành giả được khuyến nghị cùng chia xẻ năm loại thịt và năm loại cam lồ (rượu ngon). Hành giả tuyệt hảo của Mật thừa Du-già Tối Thượng là người nào có thể chuyển hóa năm loại thịt và năm loại cam lồ thành những vật chất thanh tịnh qua năng lực của thiền quán, và rồi thì có thể sử dụng chúng để nâng cao năng lực thân thể. Nhưng nếu ai đấy cố gắng biện minh cho việc ăn thịt bằng việc tự xưng mình là một hành giả Mật thừa Du-già Tối Thượng khi họ đi đến việc sử dụng thịt và cam lồ mà họ không thể kén chọn, thưởng thức một số và từ chối những thứ khác trong sự ghê tởm