Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Năm: Sự Thực Hành Yoga Giấc Ngủ

Monday, December 6, 201000:00(View: 5885)
Phần Năm: Sự Thực Hành Yoga Giấc Ngủ


NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ

Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN NĂM: 
SỰ THỰC HÀNH YOGA GIẤC NGỦ

1 Dakini Salgye Du Dalma

Tantra Mẹ dạy rằng có một dakini là người che chởbảo vệ giấc ngủ thiêng liêng. Có một nối kết với tinh túy của vị ấy là ích lợi, tinh túy ấy cũng là bản tánh của sự thực hành, bởi vì ngài có thể hướng dẫn và ban phước gia bị cho sự chuyển dịch từ giấc ngủ vô thức đến giấc ngủ có ý thức. Tên ngài là Salgye Du Dalma (gsal-byed-gdos-bral-ma), dịch là “Vị Soi Sáng Vượt Khỏi Ý Niệm.” Ngài là quang minh che dấu sau bóng tối của giấc ngủ bình thường.

Ngài là không hình tướng trong bản thân thực hành giấc ngủ, nhưng khi chúng ta rơi vào giấc ngủ, ngài được quán tưởng là một khối cầu sáng rỡ bằng ánh sáng, một tiglé. Ánh sáng được quán tưởng, hơn là một hình tướng như các chữ được dùng trong yoga giấc mộng, bởi vì chúng ta đang làm việc trên cấp độ của năng lực, vượt khỏi hình tướng. Chúng ta đang cố gắng làm tan biến mọi phân biệt như trong và ngoài, ta và người. Khi quán tưởng một hình tướng, thói quen của tâm thứchình tướng ấy là cái gì khác với bản thân tâm thức, và chúng ta phải vượt qua nhị nguyên. Vị dakini là tượng trưng, là sự đại diện của tịnh quang. Ngài là cái chúng ta đã vốn là trong trạng thái thuần khiết của chúng ta : trong sáng và sáng rỡ. Chúng ta trở thành ngài trong thực hành giấc ngủ.

Khi chúng ta phát triển một liên hệ với Salgye Du Dalma, chúng ta nối kết với bản tánh thâm sâu nhất của chúng ta. Chúng ta có thể tăng thêm sự nối kết này bằng cách nhớ ngài càng nhiều càng tốt. Trong suốt ban ngày ngài có thể được quán tưởng trong hình thức báo thân : trắng thuần khiết, sáng rỡ, và đẹp đẽ. Thân thể rực sáng của ngài hoàn toàn làm bằng ánh sáng. Trong tay phải, ngài cầm một cái dao cong, và tay trái một cái chén làm bằng phần đỉnh của một cái sọ người. Ngài ở trong trung tâm tim, ngồi trên một cái dĩa mặt trăng màu trắng, dĩa này ở trên một dĩa mặt trời sắc vàng, dĩa mặt trời lại ở trên một hoa sen xanh đẹp đẽ, bốn cánh. Như trong guru yoga, hãy tưởng tượng chính bạn tan biến vào ngài, và ngài vào trong bạn, trộn lẫn với tinh túy của bạn cho đến khi thành một.

Bạn ở chỗ nào, ngài ở cùng bạn, trú ngụ trong tim bạn. Khi ăn, bạn cúng cho ngài thức ăn. Khi uống, hãy cúng cho ngài cái bạn uống. Bạn có thể nói chuyện với ngài. Nếu bạn đang trong một không gian nơi bạn có thể nghe, hãy để ngài nói chuyện với bạn. Điều này không có nghĩa là bạn thành điên, nhưng bạn có thể dùng trí tưởng tượng của bạn. Nếu bạn đã đọc những sách về giáo pháp và nghe nói về những chủ đề này, hãy tưởng tượng ngài ban cho bạn những giáo lý mà bạn đã biết. Hãy để cho ngài nhắc bạn nhớ an trụ trong sự hiện diện tỉnh thức, cắt đoạn vô minh, hành động với lòng bi, chánh niệmchống lại phóng dật. Thầy của bạn có thể không luôn luôn gặp gỡ được, bạn của bạn cũng thế, nhưng dakini thì hiện diện. Hãy biến ngài thành người bạn đồng hành thường trực và người hướng dẫn sự thực hành của bạn. Cuối cùng bạn sẽ thấy rằng sự tương giao bắt đầu cảm thấy là thực ; ngài sẽ hiện thân cho cái hiểu Pháp của riêng bạn và phản chiếu nó lại nơi bạn. Khi bạn nhớ sự hiện diện của ngài, căn phòng bạn ở sẽ hình như sáng rỡ hơn và tâm thức bạn trở nên minh bạch hơn ; ngài đang dạy bạn rằng quang minh và sự minh bạch bạn đang kinh nghiệm chính là tịnh quang mà bạn đang thực sự là. Hãy tu hành đến mức thậm chí những cảm giác mất nối kết và sự sanh khởi của những phiền não sẽ tự động nhắc nhớ lại ngài ; bấy giờ mê lầm và những móng vuốt phiền não sẽ được dùng để đem bạn trở lại tánh giác như cái chuông chùa đánh dấu sự bắt đầu của thực hành.

Nếu sự tương quan với dakini có vẻ quá xa lạ hay kỳ lạ, bạn hãy mong muốn tâm lý hóa nó. Điều ấy tốt. Bạn có thể nghĩ về ngài như một hiện thể phân cách hay như một biểu tượng mà bạn dùng để hướng dẫn ý địnhtâm thức của bạn. Trong trường hợp nào, sùng mộ và kiên địnhtài sảnuy lực trên hành trình tâm linh. Bạn cũng có thể làm thực hành này với yidam của bạn, nếu bạn thực hành yidam, hay với bất kỳ hóa thần hay bậc giác ngộ nào ; chính những nỗ lực tạo ra sự khác biệt trong thực hành, không phải là hình thức. Nhưng cũng tốt khi nhận biết rằng Salgye Du Dalma là đặc biệt liên kết với sự thực hành này trong Tantra Mẹ. Có một lịch sử lâu dài những hành giả đã từng làm việc với hình tướngnăng lực của ngài, và việc có sự nối kết với năng lực của dòng có thể là một hỗ trợ vĩ đại.

Trí tưởng tượng là rất có uy lực, đủ mạnh mẽ để cột người ta vào khổ đau của sanh tử suốt một đời người, và đủ mạnh mẽ để làm cho cuộc đối thoại với dakini thành thực tế. Thường thì những hành giả đối xử với Pháp như là cái gì khô khan, cứng ngắc, nhưng không phải thế. Pháp là linh hoạt mềm dẻotâm thức cần mềm dẻo với Pháp. Trách nhiệm của bạn chính là tìm cách nào sử dụng Pháp để hỗ trợ cho chứng ngộ của bạn. Hơn là tưởng tượng ngày mai sẽ thế nào, hay cuộc chiến đấu giữa bạn với ông chủ, hay buổi chiều gặp gỡ với người tình, ích lợi hơn nhiều khi tạo ra sự hiện diện của dakini đẹp đẽ này hiện thân cho mục đích cao nhất của sự thực hành. Điểm quan trọng là phát triển ý định đầy năng lực cần thiết để hoàn thành sự thực hành và một tương giao mạnh mẽ với bản tánh chân thật của bạn, mà dakini đại diện. Càng thường xuyên càng tốt, hãy cầu nguyện ngài cho giấc ngủ của tịnh quang. Ý định của bạn sẽ thêm mạnh mẽ mỗi khi bạn làm điều đó.

Rốt ráo, bạn phải trở thành một với dakini, điều này không có nghĩa là đảm đương hình tướng của ngài như trong thực hành tantra. Nó có nghĩa là ở trong, an trụ trong bản tánh của tâm thức, thực sự là rigpa trong mỗi khoảnh khắc. An trụ trong trạng thái tự nhiên vừa là cái sơ bộ tốt nhất vừa là sự thực hành tốt nhất.

 
 
nhungyogataytang-05-1
Salgye Du Dalma

2 Thực Hành Sơ Bộ

Căng thẳng đem vào giường sẽ theo mình vào giấc ngủ. Bởi thế, hãy đem tâm thức vào rigpa nếu có thể. Nếu không, thì hãy đem tâm thức vào thân thể, vào kinh mạch trung ương, vào trái tim. Những thực hành sơ bộ được đề nghị cho yoga giấc mộng cũng áp dụng cho yoga giấc ngủ. Hãy quy y lama, yidam, và dakini, hay làm chín hơi thở của sự tịnh hóa và guru yoga. Ở mức độ tối thiểu hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp làm hưng vận sùng mộ và thực hành, như phát sanh lòng bi. Điều này ai cũng có thể làm. Cũng hãy cầu nguyện cho giấc ngủ tịnh quang. Nếu bạn có những thực hành khác mà bạn thường làm trước khi vào giường, bạn nên tiếp tục làm những cái ấy.

Một cây đèn sáp hay bóng đèn nhỏ để suốt đêm sẽ giữ một ít tỉnh táo trong tâm thức. Có khác biệt khi ngủ với một ngọn đèn và sự khác biệt ấy có thể được dùng để giúp duy trì tỉnh giác. Nếu là một cây đèn sáp, hãy chắc chắn không bị hỏa hoạn.

Ánh sáng không chỉ giúp duy trì cảnh tỉnh, nó cũng tượng trưng cho dakini, Salgye Du Dalma. Sự sáng tỏquang minh của ánh sáng thì gần gũi với tinh túy của ngài hơn bất cứ hình tướng nào khác trong thế giới sắc tướng. Khi ánh sáng bật lên, hãy tưởng tượng quang minh trong phòng là dakini bao quanh bạn với tinh túy ấy. Hãy để ánh sáng bên ngoài nối kết bạn với ánh sáng bên trong, với quang minh là cái mà bạn thực sự là. Liên hệ kinh nghiệm về ánh sáng của thế giới bên ngoài với sự thực hành thì có ích lợi ; nó cho cái tâm thức quy ước một định hướng, một nâng đỡ, khi nó chuyển hướng đến sự tan biến trong tánh giác thanh tịnh. Ánh sáng bên ngoài có thể là một cái cầu giữa thế giới ý niệm của hình tướngkinh nghiệm trực tiếp không ý niệm của cái vô tướng.

Thực hành sơ bộ khác đôi khi được dùng để không ngủ trong một, ba hay thậm chí năm đêm. Điều này làm kiệt sức tâm thức quy ước. Theo truyền thống, điều này được một hành giả làm khi vị thầy ở bên cạnh. Sau thời kỳ không ngủ, khi hành giả cuối cùng đi ngủ, vị thầy đánh thức hành giả từng lúc trong đêm và hỏi những câu : Con có tỉnh thức không ? Con có mộng không ? Con có rơi vào giấc ngủ vô minh không ?

Nếu bạn muốn thử điều này, hãy sắp xếp với một hành giảkinh nghiệm mà bạn tin tưởng. Sau đêm không ngủ của bạn – tốt hơn là trước hết không ngủ chỉ trong một đêm – hãy sắp đặt để có một sự xoa bóp, nếu có thể, để thư giãn thân thể và mở những kinh mạch. Bấy giờ có hành giả đánh thức bạn dậy ba lần trong đêm và hỏi những câu hỏi trên. Sau mỗi lần thức dậy, hãy làm sự thực hành được giải thích ở dưới đây, và lại đi ngủ. Đôi khi tâm thức quy ước có thể trở nên quá kiệt sức đến độ hoàn toàn yên tĩnh. Bấy giờ dễ dàng hơn để thấy mình ở trong tịnh quang.

3 Thực Hành Giấc Ngủ

Bốn thời thực hành giấc ngủ được làm trong những thời kỳ thức trong đêm, như thực hành giấc mộng. Tuy nhiên trong yoga giấc ngủ tất cả bốn thời là cùng một cái như nhau.

Hãy nằm theo thế sư tử, như đã giải thích trong chương về thực hành giấc mộng : đàn ông bên phải, đàn bà bên trái. Hãy quán tưởng bốn cánh hoa sen xanh trong trung tâm tim. Ở trong trung tâm là dakini Salgye Du Dalma, được quán tưởng trong tinh túy của ngài như là một khối cầu bằng ánh sáng thanh tịnh rực rỡtrong sáng, một tiglé trong suốt như pha lê toàn hảo. Tiglé trong sáng và không màu sắc, phản chiếu màu xanh của những cánh hoa và trở thành một màu xanh trắng rực rỡ. Hãy hòa lẫn sự hiện diện của bạn trọn vẹn với tiglé sáng rỡ cho đến mức bạn trở thành ánh sáng xanh sáng rỡ.

Mỗi một cánh hoa xanh là một tiglé, với tiglé trung tâm là năm tiglé. Ở trước là một tiglé vàng, tượng trưng phương đông. Bên trái bạn, phương bắc, là tiglé lục. Đằng sau là tiglé đỏ của phương tây. Và bên phải là tiglé xanh của phương nam (xem hình vẽ trang 156). Những tiglé tượng trưng cho bốn dakini được quán tưởng trong tinh túy sáng rỡ của các vị, ánh sáng có màu sắc. Chớ quán tưởng những hình tướng của các vị khác hơn là những khối cầu của quang minh. Bốn tiglé giống như một đoàn tùy tùng của Salgye Du Dalma. Hãy phát triển cảm thức rằng bạn được sự che chở của những dakini bao quanh ; hãy cố gắng cảm thấy thực sự sự hiện diện từ ái này cho đến khi bạn được an toàn và thư giãn.

Hãy cầu nguyện đến dakini, cầu mong bạn có giấc ngủ của tịnh quang hơn là những giấc mộng hay giấc ngủ của vô minh. Làm cho lời cầu nguyện của bạn mạnh mẽ và đầy sùng mộ, và cầu nguyện trở đi trở lại. Lời cầu nguyện sẽ giúp làm mạnh sùng mộ và ý định. Không quá nhấn mạnh đâu khi cho rằng ý định mạnh mẽ là nền tảng của thực hành. Phát triển sùng mộ sẽ giúp làm cho ý định được nhất tâmuy lực đủ để xuyên thủng những đám mây của vô minh chúng che đậy quang minh của tịnh quang.

ĐI VÀO GIẤC NGỦ

kinh nghiệm ngủ là liên tục, nó được chia thành năm giai đoạn như một giúp đỡ để đem tỉnh giác vào tiến trình. Trong bản dưới đây, cột bên trái liệt kê một sự mất nối kết tiệm tiến khỏi những giác quan và những đối tượng của giác quan cho đến khi có một “vắng bặt cái nhìn thấy” toàn diện, nó có nghĩa là một sự vắng mặt hoàn toàn kinh nghiệm giác quan.

Bình thường, nhân cách dựa vào thế giới của những giác quan. Vì thế giới này biến mất trong giấc ngủ, cái nâng đỡ cho ý thức sụp đổ và kết quả là “rơi vào giấc ngủ”, đó có nghĩa là chúng ta trở nên vô thức. Yoga giấc ngủ dùng những tiglé để nâng đỡ ý thức khi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài đã bị mất. Tương ứng với sự tan biến tiệm tiến của kinh nghiệm giác quan, hành giả nối kết theo thứ tự với năm tiglé, cho đến khi, với thế giới hoàn toàn biến mất, chủ thể tan biến vào quang minh thanh tịnh bất nhị của tịnh quang. Chuyển động từ một tiglé qua một tiglé khác cần phải êm nhẹ, thông trơn càng nhiều càng tốt để phù hợp với chuyển động liên tục và không ngắt quãng đến giấc ngủ.

a. Sau khi bạn nằm trong thế thích hợp, kinh nghiệm giác quan vẫn đầy đủ : bạn thấy bằng mắt, bạn nghe, bạn cảm thấy cái giường... Đây là lúc của cái nhìn thấy. Cái ngã quy ước được nâng đỡ bởi kinh nghiệm giác quan. Hãy bắt đầu chuyển hướng sự nâng đỡ này đến ý thức thanh tịnh mà những tiglé đại diện. Bước thứ nhất là hòa tan sự tỉnh giác của bạn với tiglé đằng trước, một ánh sáng đẹp đẽ, ấm áp, màu vàng trong đó tâm thức ý niệm có thể bắt đầu tan vào.

b. Khi hai mắt nhắm lại, sự tiếp xúc với thế giới giác quan bắt đầu giảm sút. Đây là điểm thứ hai, cái nhìn thấy giảm bớt. Vì sự nâng đỡ bên ngoài đã mất, hãy hướng tỉnh giác đến tiglé lục bên trái. Hãy để cho nhân cách bắt đầu tan biến khi kinh nghiệm giác quan giảm.

c. Vì kinh nghiệm giác quan trở nên bị chặn im hơn, hãy hướng tỉnh giác đến tiglé đỏ. Tiến trình vào giấc ngủ thì quen thuộc – sự êm dịu và mờ nhòa của những giác quan, sự mất dần những cảm giác. Thông thường khi những nâng đỡ bên ngoài mất đi, bạn mất đi chính bạn, nhưng giờ đây bạn đang học cách hiện hữu mà không có bất kỳ cái nâng đỡ nào.

d. Khi kinh nghiệm giác quan hầu như tắt mất, hãy hướng tỉnh giác vào tiglé màu xanh bên phải. Đây là thời kỳ khi mọi kinh nghiệm giác quan ngừng dứt. Tất cả các giác quan rất thanh tĩnh và không có bất cứ tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài.

e. Cuối cùng, vì thân thể hoàn toàn đi vào giấc ngủ và mọi tiếp xúc với những giác quan đã mất đi, tỉnh giác hoàn toàn trộn lẫn với tiglé trung tâm màu xanh trắng. Tới điểm này, nếu bạn thành công, tiglé sẽ không thực sự là một đối tượng của tỉnh giác ; bạn sẽ không quán tưởng một ánh sáng xanh cũng không xác định kinh nghiệm bằng vị trí. Hơn nữa, bạn sẽ là chính bản thân tịnh quang ; bạn an trụ trong đó suốt giấc ngủ.

NHỮNG GIAI ĐOẠN DỪNG TẮT CỦA GIÁC QUAN

Kinh nghiệm giác quan
Tiglé
. Màu Hướng Vị trí
a. Cái nhìn thấy
 b. Cái nhìn thấy giảm
 c. Cái nhìn thấy giảm nhiều
 d. Cái nhìn thấy dừng tắt
 e. Cái nhìn thấy vắng mặt 
Vàng
Lục
Đỏ
Xanh
Xanh trắng 
Đông
Bắc
Tây
Nam
Trung tâm 
Trước
Trái
Sau
Phải
Trung tâm

Hãy ghi nhận rằng năm giai đoạn này không ám chỉ đến những hình tướng xuất hiện của tâm thức bên trong, mà là đến sự dừng tắt theo thứ lớp của kinh nghiệm giác quan. Bình thường người ngủ đi qua tiến trình này một cách vô thức ; với sự thực hành này tiến trình này xảy ra trong tỉnh giác. Những bước trong tiến trình không cần phải phân định ranh giới một cách rõ ràng. Khi các thức rút khỏi các giác quan, hãy để cho tỉnh giác di chuyển êm băng qua những tiglé cho đến khi chỉ còn là tánh tỉnh giác bất nhị – tịnh quang của tiglé trung tâm. Chính khi thân thể xoáy chìm vào giấc ngủ thì bạn xoáy chìm vào tịnh quang. Hơn là dựa vào những quyết định ý niệm để di chuyển từ một tiglé này sang một tiglé khác, và hơn là cố gắng làm cho tiến trình xảy ra, hãy cho phép ý định khai mở tiến trình trong trải nghiệm.

Nếu bạn hoàn toàn thức dậy ở giữa sự thực hành, hãy bắt đầu trở lại. Bạn không cần phải quá cứng ngắc với hình thức của sự thực hành. Tiến trình xảy ra nhanh hay chậm không thành vấn đề. Đối với một số người rơi vào giấc ngủ thì nhẹ nhàng ; những người khác rơi vào giấc ngủ vài giây sau khi đầu họ chạm xuống gối. Cả hai đều đi qua một chuyển di như nhau. Một cái kim may hầu như tức khắc xuyên qua một xấp năm thứ vải mỏng nhưng cũng còn năm khoảnh khắc để nó xuyên qua từng thứ. Chớ có phân tích quá đáng về những giai đoạn nào là cái gì hay phân chia rạch ròi tiến trình thành năm. Sự quán tưởng chỉ là một nâng đỡ cho tỉnh giác lúc ban đầu. Tinh túy của sự thực hành phải được hiểu và áp dụng hơn là chìm mất trong những chi tiết.

Theo kinh nghiệm riêng của tôi, tôi thấy sự thực hành cũng hiệu quả khi những tiglé được đi vào theo chiều ngược lại. Lúc đó bạn quán tưởng tiglé vàng trước mặt, tượng trưng cho đất ; tiglé xanh bên phải, tượng trưng cho nước ; tiglé đỏ đằng sau, tượng trưng lửa ; tiglé lục bên trái, tượng trưng không khí ; và cuối cùng tiglé xanh trắng ở trung tâm, tượng trưng không gian. Trình tự này tương đương với trình tự mà những nguyên tố tan biến khi chết. Bạn có thể thí nghiệm để xác định trình tự nào tốt nhất cho bạn.

Như trong thực hành giấc mộng, tốt nhất là thức dậy ba lần trong đêm, cách khoảng độ hai giờ một lần. Khi kinh nghiệm được phát triển, bạn có thể dùng những lúc tỉnh dậy tự nhiên trong đêm hơn là ba thời kỳ tỉnh dậy theo chương trình. Hãy lập lại cùng một thực hành trong mỗi thời thức dậy. Mỗi lúc bạn thức dậy, hãy khảo sát kinh nghiệm về giấc ngủ từ đó bạn thức dậy : Bạn có mất tỉnh giác và như thế giấc ngủ của vô minh ? Bạn có mộng, đánh mất mình trong giấc ngủ sanh tử ? Hay bạn ở trong tịnh quang, an trụ trong tánh giác thanh tịnh bất nhị ?


4 Tiglé

Tiglé có nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi cái thích hợp trong những bối cảnh khác nhau. Trong bối cảnh của thực hành này, nó là một khối cầu nhỏ bằng ánh sáng tượng trưng những phẩm tính đặc biệt của Thức, hay trong trường hợp tiglé trung tâm, tượng trưng cho rigpa thanh tịnh. Dù rốt ráo tỉnh giác phải được ổn cố mà không dựa vào một đối tượng nào, cho đến khi nào khả năng này được khai triển thì ánh sáng vẫn còn là một nâng đỡ, một chỗ dựa hữu ích. Ánh sáng thì sáng rỡ và trong sáng, và dầu cho nó còn trong thế giới hình tướng, nó thì kém chất thể hơn bất kỳ hình tướng có thể tri giác được nào khác. Sự quán tưởng những tiglé là một cái cầu, một cái nạng ích lợi cho đến khi ánh sáng có thể tri giác được có thể được từ bỏhành giả có thể an trụ trong tỉnh giác trống không, không có hình ảnh, trong quang minhtinh túy của ánh sáng.

Khi tiglé được quán tưởng trên bốn cánh hoa màu xanh trong luân xa tim, không cần thiết cố gắng xác định nơi chốn chính xác theo khoa giải phẩu. Điều quan trọng là cảm giác trung tâm thân thể trong vùng trái tim. Hãy dùng tỉnh giác và tưởng tượng để tìm ra chỗ đúng, chỗ trong đó có kinh nghiệm thật sự.

Những màu của những tiglé không được chọn tùy ý. Màu sắc ảnh hưởng phẩm tính của ý thức, và những ánh sáng có màu là để gợi ra những phẩm tính đặc biệt được đưa vào sự thực hành, cũng như những luân xa, màu sắc và chữ đặc biệt tạo thành một tiến bộ trong yoga giấc mộng. Những phẩm tính khác nhau có thể được kinh nghiệm khi chúng ta di chuyển từ một tiglé đến một cái khác – vàng, lục, đỏ, xanh – đến mức chúng ta cho phép mình nhạy cảm với những khác biệt.

Đây không phải là một thực hành chuyển hóa, trong đó chúng ta chuyển hóa cá tính bản sắc của chúng ta ; trong yoga giấc ngủ, cá tính bị buông bỏ hoàn toàn. Nó không phải là ở yên với sự quán chiếu, như trong một thực hành tantra. Nhưng tâm thức phải có cái gì để nắm ; nếu không có ánh sáng, nó sẽ túm lấy cái gì khác.

Trước khi chúng takinh nghiệm về rigpa, khó mà hình dung làm sao chúng ta có thể duy trì cái biết mà không có chủ thể cũng không có đối tượng nào của tỉnh giác. Thông thường ý thức đòi hỏi một đối tượng, điều này có nghĩa là ý thức được “nâng đỡ” bởi một hình tướng hay một thuộc tính. Những thực hành trong đó đối tượng được quán tưởng hay cá tánh chủ thể được làm tan biến huấn luyện cho hành giả duy trì tỉnh biết khi những nâng đỡ, những chỗ dựa nhị nguyên cho ý thức đã biến mất. Chúng chuẩn bị cho chúng ta thực hành yoga giấc ngủ nhưng chúng không giống như bản thân yoga giấc ngủ. Ngay cả “thực hành” là một sự nâng đỡ, một chỗ dựa, và trong yoga giấc ngủ thực sự không có chỗ dựa cũng không có thực hành : không có việc yoga có được hoàn thành hay không, vì tâm thức dựa vào một chỗ dựa tan biến vào trong nền tảng.


5 Tiến Bộ

Thường thường khi người ta lái xe trên một con đường quen thuộc, tỉnh giác về hiện tại bị quên mất. Ngay trong chuyến đi hàng ngày kéo dài bốn mươi lăm phút hay một giờ, không có cái gì được thực sự thấy bằng tỉnh giác mạnh mẽ. Người lái xe thì tự động, chìm mất trong những tư tưởng về công việc hay những tưởng tượng về một kỳ nghĩ hay bận tâm về những hóa đơn hay những kế hoạch cho gia đình.

Rồi người ta quyết định trở thành một hành giảquyết định càng ở trong hiện diện tỉnh thức càng tốt suốt đường về nhà, dùng thời gian như một cơ hội làm mạnh tâm thức cho sự thực hành. Điều này rất khó làm, vì sự điều kiện hóa. Tâm thức trôi nổi đi xa luôn luôn. Hành giả đem nó trở lại – để cảm nhận tay lái, màu cỏ dọc xa lộ – nhưng điều này chỉ kéo dài một phút trước khi hoạt động của tâm thức mang sự chú ý đi xa trở lại.

Thực hành thiền định cũng như vậy. Tâm thức được dặt vào một hình ảnh của một bôn tôn, hay một chữ A, hay vào hơi thở ; một phút sau nó lang thang trở lại. Có thể một thời gian lâu, có khi hàng năm, trước khi sự hiện diện có thể được duy trì liên tục trong nửa giờ đồng hồ.

Khi thực hành giấc mộng bắt đầu, một tiến bộ tương tự theo sau đó. Hầu hết những giấc mộng là những thời kỳ của phóng dật hoàn toàn ; giấc mộng hầu hết bị quên mất cũng nhanh chóng như nó đã xảy ra. Với thực hành, những giây phút của trạng thái sáng sủa minh bạch khởi lên, dần dần kéo dài nhiều phút hiện diện minh bạch trong giấc mơ. Bấy giờ, thậm chí sự minh bạch có thể mất đi, hay giấc mơ tới có thể lại mất sự minh bạch. Tiến bộ có thêm, nó là chắc chắn và có thể nhận biết, nhưng nó cần sự cần cùquyết tâm mạnh mẽ.

Thực hành giấc ngủ thường phát triển chậm hơn. Nhưng nếu sau một thời gian dài thực hành mà không có tiến bộ – sự hiện diện không tăng, không có những thay đổi tích cực có thể nhận ra trong đời sống – sẽ không tốt khi chấp nhận tình trạng sự việc như vậy. Hơn nữa, hãy làm những thực hành tịnh hóa, xem xét và chữa lành những cam kết (samaya) đã bị phá vỡ, hay làm việc với khí và năng lực của thân thể. Những thực hành khác có thể cần để xóa sạch những chướng ngại và được dùng như một căn bản cho thành tựu của yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ.

Hành giả giống như một cây nho chỉ có thể lớn lên nơi nào có sự nâng đỡ. Những hoàn cảnh bên ngoài có một ảnh hưởng mạnh mẽ vào phẩm chất của đời sống, thế nên hãy dùng thời gian trong những môi trường và với những người nâng đỡ cho sự thực hành hơn là làm giảm sút nó. Hữu ích khi đọc những cuốn sách Pháp, thực hành thiền định cùng với những người khác, chú tâm vào những giáo lý, và sống với những hành giả khác. Những hành giảtrách nhiệm đánh giá một cách thành thật sự thực hành và những kết quả. Nếu không làm điều này, dễ dàng bỏ phí nhiều năm để tin rằng có tiến bộ trong khi chẳng có gì thực sự xảy ra.


6 Những Chướng Ngại

Yoga giấc ngủ không chỉ là một thực hành cho giấc ngủ. Nó là sự thực hành ở lại trong tánh tỉnh giác bất nhị một cách thường trực, qua suốt bốn trạng thái thức, ngủ, thiền định và chết. Như thế, những chướng ngại được kê ra dưới đây thực ra chỉ là một chướng ngại độc nhất là bị đưa khỏi tịnh quang và vào trong kinh nghiệm nhị nguyên sanh tử. Những chướng ngại là :

1. Mất sự hiện diện của tịnh quang tự nhiên của ban ngày khi phóng dật bởi những hiện tượng thuộc cảm giác hay tâm trí

2. Mất sự hiện diện của tịnh quang của giấc ngủ khi bị phóng dật bởi những giấc mộng

3. Mất sự hiện diện của tịnh quang của Samadhi (định trong khi thiền định) khi bị phóng dật bởi tư tưởng

4. Mất sự hiện diện của tịnh quang của cái chết khi bị phóng dật bởi những cái nhìn thấy của trung ấm

1. Mất sự hiện diện của tịnh quang tự nhiên của ban ngày. Chướng ngại trong đời sống lúc thức là hình tướng ở bên ngoài. Chúng ta bị chìm mất trong trong những kinh nghiệm, những cái nhìn thấy của những đối tượng giác quan. Một âm thanh đến và đem chúng ta đi xa, một mùi hương đến và chúng ta mất vào trong một giấc mộng ban ngày của ổ bánh mì nóng hổi, gió mơn nhẹ tóc trên cổ và chúng ta mất sự tỉnh giác không trung tâm của rigpa và lại trở thành một chủ thể kinh nghiệm cảm giác. Nếu chúng ta ở lại trong sự sáng tỏ của rigpa, kinh nghiệm thì khác. Một âm thanh khởi lên nhưng chúng ta nối kết với sự im lặng trong âm thanh đó và không mất hiện diện. Một cái nhìn thấy đi qua trước chúng ta nhưng chúng ta cắm rễ trong tĩnh lặng và ở lại trong tâm bất động. Cách để thắng được chướng ngại của hình tướng bên ngoài là khai triển sự vững chắc trong tịnh quang tự nhiên.

Tịnh quang tự nhiên là tịnh quang của ban ngày, cùng một tịnh quang của ban đêm. Biết tịnh quang của ban ngày chúng ta cũng có thể tìm thấy tịnh quang trong giấc ngủ. Sự thực hành là nối kết tịnh quang tự nhiên của đời sống lúc thức với tịnh quang của giấc ngủ và tịnh quang của samadhi, cho đến khi chúng ta liên tục ở trong rigpa thuần khiết.

2. Mất sự hiện diện của tịnh quang của giấc ngủ. Chướng ngại để chứng ngộ tịnh quang của giấc ngủ là giấc mộng. Khi một giấc mộng khởi lên, chúng ta phản ứng với nó một cách nhị nguyên và dấn thân vào sự tưởng tượng là một chủ thể trong một thế giới của những đối tượng. Cái này tương tự với chướng ngại thứ nhất, nhưng bây giờ là bên trong hơn là bên ngoài. Chúng ta nói những hình ảnh làm mờ tối tịnh quang, tuy nhiên không phải giấc mơ thực sự làm mờ tối sự sáng tỏ, mà là chúng ta bị phóng dật khỏi sự sáng tỏ. Điều này là tại sao khi bắt đầu của thực hành, chúng ta cầu nguyện không có giấc ngủ của vô minh cũng không giấc ngủ của mộng. Khi sự vững chắc đã phát triển đủ, giấc mộng không làm chúng ta phóng dật nữa và kết quả là giấc mộng của tịnh quang.

3. Mất sự hiện diện của tịnh quang của samadhi. Tịnh quang của samadhi là tịnh quang khi thiền định. Đây là rigpa trong khi thực hành thiền định. Những tư tưởng là sự che ám của tịnh quang của thiền định trong những giai đoạn đầu của thực hành. Khi sự vững chắc trong ripa được phát triển qua thực hành, bây giờ chúng ta có thể học hội nhập tư tưởng với rigpa. Cho đến khi ấy, khi một tư tưởng khởi lên chúng ta bám nắm nó hay xua đuổi nó và bị phóng dật khỏi rigpa.

Điều này không nên được xem như là một chỉ dẫn rằng tịnh quang thiền định chỉ được tìm thấy sau nhiều năm thực hành. Có nhiều khoảnh khắc của đời sống trong đó tịnh quang tự nhiên có thể được tìm thấy ; thật ra nó có thể được tìm thấy vào bất cứ khoảnh khắc nào. Điều then chốt là bạn có được giới thiệu vào nó và có thể nhận biết nó hay không.

4. Mất sự hiện diện của tịnh quang của cái chết. Tịnh quang của cái chết bị che ám bởi những cái nhìn thấy trong trung ấm. Sự sáng tỏ của rigpa bị mất khi chúng ta phóng dật với những cái nhìn thấy khởi lên sau khi chếtđi vào một tương quan nhị nguyên với chúng. Như với ba chướng ngại kia, cái mất này không xảy ra nếu có đủ vững chắc để trụ trong tịnh quang.

Trung ấm không nhất thiết che ám tịnh quang của cái chết. Những tư tưởng không nhất thiết che ám tịnh quang của samadhi. Giấc mộng không nhất thiết che ám tịnh quang của giấc ngủ. Những đối tượng bên ngoài không nhất thiết che ám tịnh quang tự nhiên.

Nếu chúng ta bị mê lầm bởi bốn chướng ngại này, chúng ta sẽ không ra khỏi sanh tử ; chỉ có việc rơi trở lại vào những cái bẫy sanh tử. Hoàn thành những thực hành giấc ngủ và giấc mộng, chúng ta sẽ biết làm thế nào để chuyển hóa những che ám này vào con đường.

Thực hành giấc ngủ không chỉ để cho giấc ngủ, mà là sự thực hành hội nhập tất cả mọi giây phút – thức và ngủ, mộng và trung ấm – vào tịnh quang. Khi điều này được làm, giải thoát là kết quả. Những kinh nghiệmnội quán huyền diệu, cũng như mọi tư tưởng, cảm nhận và tri giác, có thể khởi lên trong sự hiện diện của rigpa. Khi chúng khởi lên như vậy, hãy cho phép chúng tự giải thoát một cách tự nhiên, tan biến vào tánh không, không để lại dấu vết nghiệp nào. Bây giờ tất cả mọi kinh nghiệm đều trực tiếp, tức thời không trung gian, sống độngviên mãn.


7 Những Thực Hành Hỗ Trợ

Dưới đây là những diễn tả ngắn về những thực hành, hầu hết chúng được giới thiệu từ Tantra Mẹ, hỗ trợ cho thực hành chính về giấc ngủ.

ĐẠO SƯ

Để hỗ trợ thực hành giấc ngủ, hãy phát sanh sùng mộ mạnh mẽ với bản tánh chân thật của mình. Hãy tưởng tượng đạo sư ở trên đỉnh đầu và phát triển sự nối kết và sùng mộ. Sự nối kết với đạo sư là rất thanh tịnh, đặt nền trên sự sùng mộ thanh tịnh. Khi bạn tưởng tượng đạo sư, phải vượt hơn khỏi việc chỉ quán tưởng một hình ảnh : hãy phát sanh sùng mộ mạnh mẽ và thực sự cảm thấy sự hiện diện của đạo sư. Hãy cầu nguyện với sức mạnhthành thật. Rồi làm tan biến đạo sư vào ánh sáng, ánh sáng này đi vào đỉnh đầu bạn và xuống vào tim bạn. Hãy tưởng tượng đạo sư ở đó, trong trung tâm tim, rồi đi ngủ.

Sự gần gũi thân thiết mà bạn cảm thấy đối với đạo sư thực sự là sự gần gũi thân thiết bạn cảm thấy đối với bản tánh của chính bạn. Đây là sự hỗ trợ, nâng đỡ của lama.

DAKINI

Trên một hoa sen sáng chói trong tim, dakini Salgye Du Dalma ngồi tren một dĩa mặt trời ở trên hoa sen. Ngài trong sáng, trong suốt và sáng rỡ. Hãy cảm thấy sự hiện diện của ngài một cách mạnh mẽ, cảm thấy lòng bi và sự chăm sóc của ngài. Ngài che chở bạn, giúp đỡ bạn, dẫn dắt bạn. Ngài là người liên minh mà bạn có thể toàn tâm nương dựa. Ngài là tinh túy của tịnh quang, mục đích của bạn, sự giác ngộ. Hãy phát sanh tình thương đối với ngài, và niềm tinkính trọng. Ngài là sự chiếu sáng đi đến cùng với sự chứng ngộ. Tập chú vào ngài và cầu nguyện ngài, hãy ngủ.

HÀNH XỬ

Hãy đến một chỗ yên tĩnh không có ai. Hãy phủ thân thể bạn với tro. Hãy ăn thức ăn thô nặng để giúp cho việc chế ngự những vô trật tự của khí. Rồi nhảy nhót một cách hoang dã vòng quanh, diễn bày trọn hết cái gì ở bên trong, để văng ra ngoài những kết ngăn hay những cái làm bạn phóng dật. Không có ai ở chung quanh, thế nên hãy nổ bùng nếu cần thiết. Hãy để cho lễ thanh tẩy này làm sạch bạn và làm thư giãn bạn. Hãy vượt khỏi mọi căng thẳng của bạn. Với nhiệt thành lớn lao hãy cầu nguyện đến đạo sư, yidam, dakini và chỗ quy y ; hãy cầu nguyện mạnh mẽ, cầu khẩn kinh nghiệm về tịnh quang. Rồi ngủ trong kinh nghiệm thức tỉnh này.

CẦU NGUYỆN

Nếu bạn không có những kinh nghiệm về tịnh quang của ban ngày, của thiền định và của giấc ngủ, hãy cầu nguyện trở đi trở lại cho được những kết quả này. Thật dễ bỏ quên năng lực đơn giản của ước mongcầu nguyện. Chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện phải là cái gì phi thường, hướng đến một quyền năng không thể tin được ở ngoài chúng ta, nhưng không phải thế. Điểm quan trọng là cảm thấy mạnh mẽ ý định và mong muốn trong sự cầu nguyện, đặt tấm lòng chúng ta vào đó.

Có lẽ lúc ban đầu, khi người ta mong muốn một đêm hay một buổi sáng khác tốt đẹp, hay ngủ ngon, có một năng lực nào trong lời nói, một cảm giác nào đó. Bây giờ những lời ấy chỉ là những câu theo thói quenchúng ta thì thầm một cách máy móc, với ít cảm giác hay ý nghĩa. Những lời như vậy đã được dùng, được nói bằêng cùng một âm sắc, nhưng chúng không có năng lực. Hãy cẩn trọng chớ làm như vậy với sự cầu nguyện. Hãy biết rằng cầu nguyện là có năng lực nhưng nó không nằm trong lời nói, nó nằm trong cảm xúc bạn đặt vào lời cầu nguyện. Hãy phát triển quyết tâm, làm cho nó mạnh mẽ, và đặt nó vào sự cầu nguyện.

LÀM TAN BIẾN

Làm thực tập này có thể cho một cảm thức về sự tập chú trong thực hành cần phải như thế nào. Sự thực hành bắt đầøu với ánh sáng và người tri giác ánh sáng, nhưng ý định là hợp nhất cả hai.

Hãy thư giãn trọn vẹn. Nhắm mắt lại và bắt đầu với một quán tưởng chính xác tiglé xanh trắng, khoảng cỡ một ngón tay cái, trong trung tâm tim. Dần dần để cho nó nở lớn và khuếch tán hơn. Thấy ánh sáng của tiglé là tốt, nhưng quan trọng hơn là cảm thấy nó. Hãy để cho ánh sáng chiếu sáng từ trái tim bạn. Khi ánh sáng xanh đẹp đẽ chiếu soi ra, nó làm tan biến mọi thứ nó chạm đến. Hãy làm tan biến căn phòng bạn đang ở, cái nhà, thành phố, quốc gia, vùng đất. Hãy làm tan biến một phần của thế giới, hệ thống thái dương hệ, toàn thể vũ trụ. Mỗi điểm tâm thức chạm đến – hoặc là nơi chốn, con người, sự vật, tư tưởng, hình ảnh cảm xúc – đều tan biến. Ba cõi dục, sắc và vô sắc đều tan biến. Khi mọi sự bên ngoài đều tan biến trong ánh sáng, bấy giờ hãy để ánh sáng đến nơi bạn. Hãy để cho nó làm tan biến thân thể bạn, thân thể bạn biến thành ánh sáng xanh và hòa lẫn với ánh sáng xanh ở chung quanh. Bấy giờ hãy làm tan biến tâm thức bạn – mỗi tư tưởng, mỗi biến cố tâm thức. Hãy làm tan biến tất cả những vấn đề trong cuộc sống của bạn. Hãy hòa tan với ánh sáng. Hãy trở thành ánh sáng. Bây giờ không có trong hay ngoài, không có bạn hay không phải bạn. Không có cảm thức về một thế giới có chất thể hay có tự ngã. Chỉ có quang minh sáng rỡ trong không gian của trái tim, giờ đây tràn khắp không gian. Kinh nghiệm còn khởi lên, nhưng hãy để cho bất cứ cái gì khởi lên đều tan biến một cách tự nhiên trong ánh sáng xanh. Hãy để cho đều này xảy ra không có cố gắng. Chỉ có ánh sáng. Bấy giờ hãy làm tan biến dần dần ngay cả ánh sáng vào không gian.

Chính ở đây mà bạn cần ở lại trong suốt giấc ngủ.

TRIỂN NỞ VÀ THU RÚT

Đây là một thực hành tương tự nhưng chính quy hơn để hỗ trợ yoga giấc ngủ. Hãy quán tưởng hàng ngàn chữ HUNG màu xanh đi ra từ hai lỗ mũi theo hơi thở ra. Chúng khởi từ tim và đi lên theo những kinh mạch để rời hai lỗ mũi với hơi thở. Khi chúng lan tỏa ra tràn khắp không gian và mọi hướng, chúng làm tan biến mọi thứ chúng gặp. Quang minh của chúng sáng soi toàn thể không gian. Với hơi thở vào, ánh sáng của những chữ HUNG trở về lại, chiếu sáng và làm tan biến thân và tâm, cho đến khi không còn gì là trong hay ngoài. Hãy làm quán tưởng này cho đến khi chỉ có ánh sáng triển nở và thu lại của những chữ HUNG. Hãy tan biến vào trong ánh sáng này, và ở trong trạng thái bất nhị. Hãy làm như vậy hai mươi mốt hơi thở, hay nhiều hơn nếu bạn có thể. Hãy thực hành điều này vào ban ngày thường xuyên càng tốt.

 

nhungyogataytang-05-2

Chữ HUNG Tây Tạng

Tâm thức luôn luôn lừa dối. Lừa dối chính của nó là tự đồng hóa như là chủ thể và rồi xem mọi thứ khác là tách lìa với chủ thể ấy. Trong thực hành này, mọi sự được tri giác như ở ngoài chúng ta thì được tan biến trong hơi thở ra. Người tri giác thì tan biến với hơi thở vào. Bất kỳ lúc nào tâm thức tìm thấy một cánh cổng để trốn thoát vào phóng dật, hãy để cho tỉnh giác theo sau nó với chữ HUNG màu xanh. Khi tâm thức đến nơi một đối tượng hãy làm tan biến đối tượng trong ánh sáng. Khi tâm thức trở lại và bám trụ vào chính nó như một chủ thể, bấy giờ hãy làm tan biến chủ thể đó. Cuối cùng, ngay cả cảm thức về sự cứng chắc cũng tan biến, những cảm thức đây và kia, những đối tượng và những chủ thể, những sự vật và những thực thể cũng tan biến.

Thông thường chúng ta nghĩ rằng thực hành loại này là một giúp đỡ trong việc làm phát sanh kinh nghiệm tịnh quang, nhưng nó cũng hữu ích trong việc kéo dài kinh nghiệm một khi kinh nghiệm đã được biết và trong việc hỗ trợ sự liên tục kéo dài của kinh nghiệm.


8 Hội Nhập

Một khi rigpa đã được biết, toàn bộ cuộc sống là để hội nhập với nó. Đây là chức năng của sự thực hành. Đời sống cần mang lấy hình thức nào đó ; nếu chúng ta không tạo hình cho nó, nó sẽ mang lấy một hình thức bị nghiệp thống trị, điều chúng ta không muốn tí nào. Khi sự thực hành được hội nhập càng ngày càng nhiều với đời sống, nhiều thay đổi tích cực sẽ xảy ra.

HỘI NHẬP CỦA TỊNH QUANG VỚI BA ĐỘC

Tịnh quang phải được đem vào hội nhập với ba độc gốc rễ : Vô minh, tham muốn và giận ghét (Tham, sân, si).

Yoga giấc ngủ được dùng để hội nhập cái đầu tiên, vô minh với tịnh quang.

Việc hội nhập tham muốn vào tịnh quang thì tương tự với việc khám phá tịnh quang trong giấc ngủ. Khi chúng ta mất trong bóng tối của giấc ngủ, tịnh quang bị che dấu với chúng ta. Khi chúng ta bị mất trong tham muốn, bản tánh chân thật của chúng ta cũng bị che ám, nhưng trong khi giấc ngủ của vô minh che ám hoàn toàn mọi sự, thậm chí cảm thức về tự ngã, thì tham muốn che ám rigpa trong những hoàn cảnh riêng biệt. Nó tạo ra một sự phân cách mạnh mẽ giữa chủ thể và đối tượng của tham muốn. “Cái muốn” tự nó là một co lại hạn cuộc của ý thức khởi lên từ cảm thức thiếu thốn, cảm giác này còn mãi chừng nào chúng ta không an trụ trong bản tánh chân thật của chúng ta. Dù cho tham muốn trong sạch nhất là mong mỏi cái toàn thểtrọn vẹn chứng ngộ rigpa, nhưng bởi vì chúng ta không trực tiếp biết bản tánh của tâm thức, tham muốn trở thành bám dính với những vật khác.

Nếu chúng ta trực tiếp quan sát tham muốn hơn là trở nên trụ bám vào đối tượng của tham muốn, tham muốn tan biến. Và nếu chúng ta có thể an trụ trong hiện diện thuần túy, thì tham muốn, chủ thể tham muốn, và đối tượng của tham muốn tất cả sẽ tan biến vào tinh túy trống không của nó, để lộ ra tịnh quang.

Chúng ta cũng có thể dùng sự thỏa mãn tham muốn như là một phương tiện của thực hành. Có niềm vui trong sự hợp nhất của tánh không và sự sáng tỏ. Trong ngành tranh tượng Tây Tạng, điều này được tượng trưng trong những hình ảnh những hóa thần nam và nữ kết hợp. Những hình thể ấy tượng trưng sự thống nhất bất nhị của trí huệphương tiện, tánh không và sự sáng tỏ, kunzi và rigpa. Niềm vui của hợp nhất thì hiện diện trong bất kỳ sự kết hợp làm một nào của những nhị nguyên hình tướng, kể cả chủ thể tham muốn và đối tượng được tham muốn. Vào lúc tham muốn được thỏa mãn, tham muốn dừng dứt và nhị nguyên bề ngoài giữa chủ thể tham muốn và đối tượng của tham muốn sụp đổ. Khi cái nhị nguyên này sụp đổ, cái nền tảng, cái kunzi, thì ở đó, bày lộ, dù cho sức mạnh của thói quen nghiệp lực của chúng ta luôn luôn mang chúng ta vào một chuyển động mới của nhị nguyên, để lại một khoảng trống trong kinh nghiệm của chúng ta, hầu như một vô thức, hơn là một kinh nghiệm về rigpa.

Thí dụ, có sự thực hành hợp nhất tính dục giữa đàn ông và đàn bà. Bình thường kinh nghiệm của chúng ta về đỉnh cao khoái lạc là một cái gì lờ mờ thích thú, hầu như vô thức, một cạn kiệt tham muốn và không yên nghỉ xảy đến qua sự đáp ứng với tham muốn. Nhưng chúng ta có thể hội nhập cái lạc này với tỉnh giác hơn là bị đánh mất mình, nếu chúng ta duy trì tỉnh giác đầy đủ mà không phân chia kinh nghiệm thành một chủ thể quan sátkinh nghiệm được quan sát, chúng ta có thể dùng hoàn cảnh để tìm thấy cái thiêng liêng. Tâm thức động vắng bặt trong một khoảnh khắc và để lộ ra nền tảng trống không ; hội nhập khoảnh khắc đó với tỉnh giác, chúng ta có sự hội nhập của tánh không và lạc, điều được đặc biệt nói đến trong những giáo lý tantra.

Có nhiều hoàn cảnh như vậy mà bình thường chúng ta đánh mất mình và thay vì thế chúng có thể là những khoảnh khắc trong đó chúng ta tìm thấy bản tánh chân thật của mình. Chúng ta không chỉ đánh mất mình trong đỉnh cao khoái lạc hay lạc thú cao độ. Ngay trong những lạc thú nhỏ chúng ta cũng thường mất sự hiện diện và trở nên bị trói buộc vào những cảm giác hay những đối tượng của lạc thú. Thay vì thế, chúng ta có thể tự tu hành để cho chính lạc thú là một kẻ nhắc nhở đạt đến tỉnh giác trọn vẹn, đem tỉnh giác vào phút giây hiện tiền, vào thân thể, những giác quanbuông bỏ phóng dật. Đây là một cách để hội nhập tham muốn với tịnh quang. Và nó không giới hạn bất kỳ phạm trù đặc biệt nào của kinh nghiệm ; nó có thể được làm trong bất kỳ hoàn cảnh nào có chủ thể và đối tượng. Khi lạc thú được dùng như một cánh cổng đi vào thực hành, lạc thú không mất đi vô ích ; chúng ta không nhất định phải là người chống lại lạc thú. Khi chủ thể và đối tượng tan biến trong tịnh quang, bấy giờ sự hợp nhất của tánh không và sự sáng tỏ được kinh nghiệm và như thế là niềm vui.

Sự tiếp cận với với giận ghét hay ác cảm thì tương tự. Nếu chúng ta quan sát sân giận hơn là tham dự vào nó hay đồng hóa với nó hay bị nó dẫn đi, bấy giờ mối ám ảnh nhị nguyên với đối tượng của sân giận dừng diệt và sân giận tan biến vào tánh không. Nếu hiện diện được duy trì trong tánh không này, bấy giờ chủ thể cũng tan biến. Sự hiện diện trong không gian trống rỗng này chính là tịnh quang.

“Quan sát trong sự hiện diện thuần túy” không có nghĩa là chúng ta tồn tại như cái ngã giận dữ quan sát cơn giận, mà chúng ta là rigpa, không gian trong đó sân giận xảy ra. Khi được quan sát theo cách này, sân giận tan biến vào tinh túy trống không. Nơi sân giận tan biến là không gian. Đó là sự trong sáng, tịnh. Nhưng ở đó còn có tỉnh giác, sự hiện diện. Đó là ánh sáng, quang. Tánh không và sự hiện diện này được hội nhập với sân giận bởi vì sân giận không che ám tịnh quang nữa. Nếu chúng ta quan sát những tư tưởng theo cách này, và nếu người quan sát và cái được quan sát cả hai đều biến mất, bây giờ có một kinh nghiệm nào đó về rigpa.

Đại Toàn Thiện Dzogchen không phức tạp. Những bản văn Đại Toàn Thiện thường có những dòng như, “Ta quá đơn giản đến độ ngươi không thể hiểu ta. Ta quá gần gũi thân thiết đến độ ngươi không thể thấy ta.” Khi chúng ta nhìn đi xa, chúng ta mất tỉnh giác về cái vốn gần gũi thân thiết với chúng ta. Khi chúng ta nhìn đến tương lai, chúng ta mất hiện tại. Điều này xảy ra trong mọi khía cạnh của kinh nghiệm.

Người Tây Tạng có câu nói : “Trí huệ càng hiện diện bao nhiêu, những tư tưởng càng ít có bấy nhiêu.” Nó gợi ý một tiến trình hai chiều. Khi thực hành trở nên trong sángvững chắc, những tư tưởng càng ít khống chế kinh nghiệm. Một số người sợ hãi điều này, sợ rằng nếu họ bỏ sân giận chẳng hạn, họ sẽ không nói lên được điều gì là sai lầm trong thế giới, như thể họ cần sân giận để khởi độâng họ. Nhưng sự cần thiết ấy không thật. Là những hành giả, quan trọng là có trách nhiệm với cuộc đời quy ước của chúng ta. Khi những việc xấu xảy đến, chúng phải được để ý chăm sóc ; khi điều gì là sai lầm, nó phải được nói lên. Nhưng nếu chúng ta không thấy điều gì sai, chúng ta không cần tìm kiếm chờ đợi nó. Thay vào đó, hãy ở trong trạng thái tự nhiên. Nếu chúng ta có sân giận, chúng ta phải làm việc với nó. Nhưng nếu chúng ta không có sân giận, chúng ta không bỏ lỡ bất cứ cái gì quan trọng.

Tôi đã gặp nhiều người nói mình là những hành giả của Đại Toàn Thiện, và được hội nhập. Có một câu nói khác của Tây Tạng : “Khi tôi lên những chỗ cao cả khó khăn nơi vùng biên giới giữa Tây Tạng và Népal, tôi cầu nguyện Tam Bảo. Khi tôi xuống thung lũng đẹp đầy hoa, tôi hát những bài ca.” Dễ dàng nói chúng ta được hội nhập khi sự việc xảy ra êm xuôi. Nhưng khi một khủng hoảng xúc tình mạnh mẽ xảy đến, một khảo hạch thật sự ; chúng ta có là hành giả Đại Toàn Thiện hay không ? Có một sự chính xác trong thực hành Đại Toàn Thiện. Chúng ta có thể khám phá cho chính chúng ta mình được hội nhập bao nhiêu với thực hành chỉ bằng cách chú ý chúng ta phản ứng thế nào với những hoàn cảnh xảy ra trong đời sống. Khi một người tình bỏ đi, người mà chúng ta yêu dấu, bấy giờ những lời nói đẹp đẽ về sự hội nhập đi đâu mất ? Chúng ta kinh nghiệm khổ đau ; và ngay cả khổ đau này cũng phải được hội nhập.

HỘI NHẬP VỚI NHỮNG CHU KỲ THỜI GIAN

Theo truyền thống, một thực hành được bàn luận theo cái thấy, thiền định và hành động. Phần này là về hành động ứng xử. Hành động được diễn tả liên hệ đến những sự thống nhất bên ngoài, bên trong và bí mật với những thời kỳ của thời gian.

Thông thường chúng ta mất năng lựchiện diện khi chúng ta trải qua ban ngày. Thay vì thế, phát triển sự thực hành, chúng ta học cách dùng sự trôi qua của thời gian đưa chúng ta đến một kinh nghiệm vững chắc hơn về tịnh quang.

Thống Nhất Bên Ngoài : Hội nhập Tịnh Quang vào chu kỳ của Ngày và Đêm

Đối với những mục tiêu của sự thực hành, chu kỳ hai mươi bốn giờ của ngày và đêm được phân thành những thời kỳ có thể được dùng như những nâng đỡ hỗ trợ trong sự liên tục phát triển ở trong tịnh quang của hiện diện thuần túy. Người thời trước theo những thời khóa biểu đặt ra theo chu kỳ tự nhiên của ngày và đêm, nhưng điều này không còn đúng nữa. Nếu thời khóa biểu của bạn khác đi – chẳng hạn bạn có thể làm việc ban đêm – bấy giờ hãy làm cho những lời dạy thích ứng với hoàn cảnh bạn. Dù cho thời gian của ngày ảnh hưởng chúng ta mạnh mẽ, chúng ta không phải tin rằng vị trí của mặt trời ấn định những kinh nghiệmgiáo lý mô tả. Thay vì thế, hãy nghĩ những thời kỳ ấy của ngày như những ẩn dụ cho những tiến trình bên trong. Tantra Mẹ đặt tên cho bốn thời kỳ như sau :

1. Sự tan biến của những hình tướng vào trong nền tảng
2. Ý thức đạt đến Niết Bàn
3. Khởi lên tỉnh giác bổn nhiên nơi ý thức
4. Quân bình hai chân lý suốt trạng thái thức

1. Sự tan biến của những hình tướng vào trong nền tảng. Thời kỳ thứ nhất được xem là thời gian giữa hoàng hôn và lúc vào giường buổi tối. Trong thời kỳ này, mọi sự hình như tối dần. Những đối tượng giác quan trở nên không rõ ràngkinh nghiệm giác quan thu giảm. Những bộ phận giác quan bên trong giảm sức mạnh. Tantra Mẹ dùng ẩn dụ nhiều dòng sông nhỏ chuyển về biển cả : những hiện tượng bên ngoài, những giác quan, cái ngã quy ước, những tư tưởng, tình cảm và ý thức chuyển đến sự hòa tan trong giấc ngủ, trong cái nền tảng.

Bạn có thể dùng tưởng tượng để kinh nghiệm tiến trình này trong buổi chiều tối. Hơn là đi về bóng tối, hãy di chuyển đến ánh sáng lớn lao hơn của bản tánh chân thật của bạn. Hơn là bị phân tán từng mảnh, trải rộng trong những dòng sông và phụ lưu của kinh nghiệm, hãy chảy đến cái toàn thể tính của rigpa. Bình thường chúng ta nối kết với những dòng sông, chúng là trống rỗng, nhưng sự thực hành là lưu lại trong sự nối kết với đại dương, cái nền tảng, nó là tràn đầy. Mọ sự di chuyển về đại dương bao la, yên bình, rạng rỡ của tịnh quang. Khi đêm đến, hãy chảy về sự tròn đầy trong tánh giác bất nhị hơn là về phía vô thức.

Đây là cái thứ nhất trong bốn thời kỳ.

2. Ý thức đạt đến niết bàn. Thời kỳ thứ hai bắt đầu khi bạn rơi vào giấc ngủ và chấm dứt khi bạn tỉnh dậy vào buổi sáng, theo truyền thống là lúc bình minh. Hãy tưởng tượng ra thời kỳ này, sự tĩnh lặng của nó. Bản văn nói rằng khi mọi sự trở nên tối, một ánh sáng khởi lên. Điều này tương tự với một cuộc nhập thất trong bóng tối, nó rất tối khi bạn vào nhưng rồi nó sớm tràn đầy ánh sáng.

Hãy cố gắng ở trong hiện diện suốt giấc ngủ, hoàn toàn hội nhập với tịnh quang. Sau khi những hình tướng bên ngoài, tư tưởng, cảm giác tan vào nền tảng, nếu bạn vẫn hiện diện thì đó rất giống với việc đi vào niết bàn, trong đó tất cả kinh nghiệm sanh tử dứt bặt. Nó hoàn toàn trống không, nhưng có an lạc. Khi điều này được thực hiện, nó là sự hợp nhất của Lạc và Không. Cái ấy là thấy ánh sáng trong bóng tối.

Không phải là bạn phải chờ cho đến giấc ngủ để có kinh nghiệm trong tịnh quang. Hãy cố gắng an lạc trong tịnh quang ngay cả trước khi vào giấc ngủ, hãy an trụ trong rigpa, nếu có thể.

Đây là thời kỳ thứ hai, trong đó những giác quaný thức giống như một mạn đà la của bầu trời trong sáng. Hãy tham thiền trong trạng thái này càng nhiều càng tốt cho đến sáng.

3. Khởi lên tỉnh giác bổn nhiên nơi ý thức. Thời kỳ thứ ba bắt đầu khi bạn thức dậy từ giấc ngủ và tiếp tục cho đến lúc tâm thức hoàn toàn hoạt động. Bản văn nói rằng thời kỳ này kéo dài từ bình minh đến lúc hết mặt trời. Hãy tưởng tượng tính chất của thời gian này : những tia sáng xuất hiện trong bầu trời tối và trải rộng trong vẻ đẹp đẽ của ngày. Sự thanh tĩnh tràn đầy với những âm thanh của sự hoạt động, của chim chóc hay xe cộ hay con người. Bên trong, nó là chuyển động từ sự yên tĩnh của giấc ngủ đến sự dấn thân trọn vẹn vào đời sống ban ngày. Những giáo lý đề nghị dậy rất sớm vào buổi sáng. Nếu có thể, hãy thức dậy trong bản tánh của tâm thức hơn là trong tâm thức của quy ước. Hãy quan sát mà không đồng hóa với người quan sát. Điều này có thể dễ dàng hơn trong những giây phút đầu tiên của tỉnh giác bởi vì tâm thức ý niệm còn chưa hoàn toàn tỉnh dậy. Hãy phát triển quyết tâm thức dậy trong hiện diện thuần túy.

4. Quân bình hai chân lý suốt trạng thái thức. Thời kỳ thứ tư bắt đầu khi bạn hoàn toàn dấn thân vào ngày và chấm dứt với hoàng hôn. Đó là ban ngày, thời gian của hoạt động, bận rộn và liên hệ với người khác. Nói là sự chìm ngập trọn vẹn trong thế giới, trong hình sắc, ngôn ngữ, cảm giác... Những giác quan hoàn toàn năng động và bị chiếm chỗ bởi những đối tượng của chúng. Vẫn thế, bạn cần cố gắng tiếp tục trong sự hiện diện thuần khiết của rigpa.

Mất mình trong kinh nghiệm, bạn bị rối bời bởi thế giới. Nhưng an trụ trong bản tánh của tâm thức, bạn sẽ thấy không có vấn đề gì để hỏi hay trả lời. Ở trong hiện diện bất nhị sâu thẳm sẽ thỏa mãn mọi vấn đề, mọi câu hỏi. Biết một cái này sẽ cắt tất cả mọi nghi ngờ.

Đây là thời kỳ thứ tư, trong đó chân lý quy ướcchân lý tối hậu được quân bình trong sự hợp nhất của sáng tỏtánh không.

Thống Nhất Bên Trong : Hội nhập Tịnh quang vào chu kỳ giấc ngủ

Sự tiến bộ trong phần này tương tự với phần trước. Tuy nhiên hơn là nhắm đến chu kỳ hai mươi bốn giờ, nó tập chú vào phát triển sự liên tục của hiện diện suốt chu kỳ một thời thức và một thời ngủ, dù đó là một giấc chợp mắt hay toàn thể một đêm. Trước khi đi ngủ, chúng ta phải nhớ rằng chúng tadịp may để thực hành. Đây là cái gì tích cực, cái gì chúng ta có thể làm cho cả thực hànhsức khỏe. Nếu sự thực hành được cảm thấy là một gánh nặng, tốt hơn là không làm nó cho đến khi cảm hứngnỗ lực vui vẻ được phát triển.

Lại vẫn có bốn thời kỳ :

1. Trước khi ngủ
2. Sau khi ngủ
3. Sau khi thức dậy và trước khi hoàn toàn dấn thân vào những hành động của thế giới
4. Thời kỳ hoạt động cho đến thời kỳ ngủ kế tiếp

1. Trước khi ngủ. Đây là thời gian từ lúc nằm xuống đến khi giấc ngủ đến. Mọi kinh nghiệm tan biến vào nền tảng ; những dòng sông chảy vào biển cả.

2. Sau khi ngủ. Tantra Mẹ so sánh điều này với pháp thân, tịnh quang. Thế giới bên ngoài của những giác quan là trống rỗng tuy nhiên tánh tỉnh giác tồn tại.

3. Sau khi thức dậy. Sự sáng tỏ ở đó, tâm thức bám chấp còn chưa thức dậy. Điều này giống như báo thân toàn hảo, không chỉ trống không mà còn với toàn thể sự sáng tỏ.

4. Thời kỳ hoạt động. Khi tâm thức bám chấp trở lại năng động, ngay khoảnh khắc ấy tương tự sự biểu lộ của hóa thân. Những hoạt động, những tư tưởngthế giới quy ước “bắt đầu”, tuy nhiên tịnh quang vẫn còn lại. Thế giới của kinh nghiệm biểu lộ trong rigpa không nhị nguyên.

Thống Nhất Bí Mật : Hội Nhập Tịnh Quang với Trung Ấm

Sự thực hành này là hội nhập tịnh quang với trạng thái trung ấm sau khi chết, bardo. Tiến trình cái chết tương đương với tiến trình rơi vào giấc ngủ. Ở đây nó được chia thành bốn giai đoạn tương tự với những giai đoạn của những phần trước.

1. Tan biến
2. Khởi lên
3. Kinh ngiệm
4. Hội nhập

1. Tan biến. Trong giai đoạn đầu tiên của cái chết, và những nguyên tố của thân thể bắt đầu tan rã, kinh nghiệm giác quan tan biến, những năng lực của những nguyên tố bên trong được giải phóng, những xúc tình ngừng dứt, sinh lực tan và ý thức tan biến.

2. Khởi lên. Đây là trung ấm đầu tiên sau cái chết, trung ấm thanh tịnh bổn nhiên (kadag). Điều này giống như khoảnh khắc rơi vào giấc ngủ, bình thường là một thời kỳ vô thức. Thiền giả thành tựu có thể giải phóng mọi cá tính nhị nguyêngiải thoát trực tiếp vào tịnh quang ở giai đoạn này.

3. Kinh nghiệm. Trung ấm của kinh nghiệm nhãn quan khởi lên, đó là trung ấm tịnh quang (od-sal). Điều này tương tự với sự khởi lên từ cái không có gì của giấc ngủ vào một giấc mộng, khi ý thức được biểu lộ trong nhiều hình sắc. Hầu hết người ta sẽ đồng hóa với một phần của kinh nghiệm, thiết lập ra một bản ngã nhị nguyên, và phản ứng một cách nhị nguyên với những đối tượng bề ngoài của ý thức, như trong một giấc mộng sanh tử. Trong trung ấm này, cũng thế, thiền giả đã chuẩn bị và thành tựuthể đạt giải thoát.

4. Hội nhập. Tiếp theotrung ấm của đời sống (si-pé-bar-do). Hành giả đã chuẩn bị hợp nhất thực tại quy ước với rigpa bất nhị. Đây là sự làm quân bình hai chân lý, quy ướctuyệt đối. Nếu khả năng này chưa được triển khai, cá nhân sẽ đồng hóa với cái ngã quy ước mê lầmliên hệ một cách nhị nguyên với những phóng chiếu của tâm thức, điều này tạo ra kinh nghiệm nhãn quan. Tái sanh trong một cõi của sáu cõi luân hồi là kết quả.

Bốn thời kỳ này là những giai đoạn trong tiến trình chết. Chúng ta phải tỉnh thức trong đó để nối kết với tịnh quang. Khi cái chết đến, nếu có thể, chúng ta an trụ trong rigpa trước khi kinh nghiệm thuộc cảm giác bắt đầu tan biến. Chớ có đợi cho đến khi vào trung ấm. Chẳng hạn khi sự nghe đã đi rồi nhưng sự nhìn thấy vẫn còn, đó là một tín hiệu của sự hiện diện trọn vẹn thay vì bị phóng dật bởi những giác quan khác. Trọn vẹn buông thả vào rigpa ; đó là sự chuẩn bị tốt nhất cho điều đang xảy ra.

Mọi thực hành giấc mộng và giấc ngủ, trên một mức độ, là những chuẩn bị cho cái chết. Cái chết là một ngã tư đường : mọi người đều phải đến đó và người thì đi đường này, người thì đi đường khác. Điều xảy ra tùy thuộc vào sự vững chắc của thực hành, vào việc người ta có khả năng an trụ trọn vẹn trong rigpa hay không. Thậm chí trong một cái chết bất ngờ như tai nạn xe cộ, luôn luôn có một khoảnh khắc để nhận biết cái chết đang đến, dù cho rất khó làm điều này. Ngay khi vừa có sự nhận biết này, người ta phải cố gắng hòa nhập với bản tánh của tâm thức.

Nhiều người có những kinh nghiệm cận tử. Họ nói rằng sau đó sự sợ chết đi mất. Điều này bởi vì họ đã sống cái khoảnh khắc ấy, họ biết nó. Khi chúng ta nghĩ về khoảnh khắc của cái chết, chúng ta không sống thực tại mà chỉ sống trong một tưởng tượng về nó, cái này chứa nhiều sợ hãi hơn là khoảnh khắc hiện thực. Khi nỗi sợ không còn, việc hội nhập với thực hành trở nên dễ hơn.

Ba Sự Thống Nhất : Kết Luận

Cả ba hoàn cảnh này – chu kỳ hai mươi bốn giờ trong ngày, chu kỳ ngủ và thức, và tiến trình cái chết – theo một trình tự giống nhau. Trước hết là sự tan biến ; rồi pháp thân, tánh không ; rồi báo thân, sự sáng tỏ ; rồi hóa thân, sự biểu lộ. Nguyên lý là luôn luôn ở lại trong sự hiện diện bất nhị. Sự phân chia những tiến trình – như trong yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ – chỉ để cho dễ dàng hơn việc đem tỉnh giác của chúng ta vào những khoảnh khắc đang trôi qua, cho chúng ta cái gì để nhìn về phía trước, để tập cho chúng ta sử dụng những kinh nghiệm không thể tránh được như là một hỗ trợ cho thực hành về hiện diện thuần túy.

Hành động xử sự liên hệ đến tiến trình bên ngoài của thời gian. Không hề có sự ngắt quãng với trạng thái tự nhiên của tâm thức trừ phi chúng ta ngắt quãng cách hở với nó. Để nối kết mọi kinh nghiệm với thực hành, hãy tỉnh thức. Dĩ nhiên, hoàn cảnh phụ có thể ích lợi cho thực hành ; đó là tại sao thời gian được đưa vào như những hoàn cảnh thứ yếu. Buổi sáng sớm là có ích, hay cái ngày sau khi không ngủ, hay khi chúng ta kiệt sức, hay khi chúng ta hoàn toàn ở yên. Có nhiều phút giây dẫn đến sự hội nhập, như là phút giây thoát bỏ khi chúng ta thực sự cảm thấy cần vào nhà vệ sinh và đi ra, hay kinh nghiệm đỉnh cao tình dục, hay khi chúng ta hoàn toàn kiệt sức do mang vác vật nặng và để nó xuống nghỉ. Ngay cả mỗi hơi thở ra là cả một chỗ nương dựa cho kinh nghiệm về rigpa, nếu làm với tỉnh giác. Có nhiều giây phút chúng ta kiệt sức vài phần và thức tỉnh vài phần. Chúng ta phải đem mình đến cái thường hằng tỉnh thức ; rồi chúng ta có thể đánh thức dậy cái gì đang kiệt sức và đang ngủ. Khi chúng ta đồng hóa với cái mệt mỏi lớn dần và rơi vào giấc ngủ, sự tỉnh thức bị che ám. Nhưng những đám mây không bao giờ thực sự che ám ánh sáng mặt trời, chỉ có người đang tri giác mặt trời tự che ám.


9 Sự Tương Tục

Bởi vì chúng ta quen đồng hóa với những tạo tác của tâm thức, chúng ta không tìm thấy tịnh quang trong giấc ngủ. Cũng do cùng lý do, cuộc đời khi thức của chúng taphóng dật, mộng tưởng và không sáng tỏ. Thay vì kinh nghiệm rigpa bổn nhiên bất nhị, chúng ta bị bắt nhốt trong những kinh nghiệm của điên đảo mộng tưởng và những phóng chiếu triền miên của tâm ý.

Tuy nhiên tỉnh giáctương tục. Ngay cả khi ngủ, nếu có ai gọi nhỏ tên chúng ta, chúng ta nghe và trả lời. Và ban ngày, thậm chí khi phóng dật nhất, chúng ta vẫn tỉnh biết môi trường chung quanh ; chúng ta không rơi vào vô cảm hay đi vào những bức tường. Trong nghĩa này, luôn luôn có sự hiện diện, nhưng tỉnh giác, dù không hề mất, thì bị che mù, chướng ám. Ban đêm, xuyên thủng những che ám của vô minh, chúng ta đi vào an trụ trong tịnh quang sáng rỡ. Và nếu vào ban ngày, chúng ta xuyên thủng những mê lầm và những mộng tưởng mù mờ của tâm thức động, chúng ta tìm thấy cùng một cái tỉnh giác thuần khiết nền tảng của Phật tánh. Sự phóng dật của đời sống ban ngày và sự vô thức của giấc ngủ là hai mặt của cùng một vô minh.

Những giới hạn duy nhất đối với thực hành là những cái chúng ta tạo ra. Tốt nhất là không ngăn chia sự thực hành thành những thời kỳ thiền định, mộng, ngủ v.v... Rốt ráo chúng ta phải an trụ trong tánh giác rigpa một cách trọn vẹn trong mọi khoảnh khắc, thức và ngủ. Cho đến khi đó, sự thực hành cần được áp dụng trong mỗi khoảnh khắc. Không phải chúng ta phải làm hết mọi thực hành chúng ta đã học. Hãy thí nghiệm với những thực hành, hãy cố gắng hiểu tinh túyphương pháp của chúng là gì, rồi khám phá những thực hành nào thực sự làm tăng trưởng tiến bộ và làm chúng cho đến khi sự vững chắc trong rigpa đạt được. Những bộ phận cấu thành sự thực hành là tạm thời. Tư thế của thân thể, những chuẩn bị, những quán tưởng, ngay cả chính giấc ngủ, đều không quan trọng một khi người ta trực tiếp biết và an trụ trong tịnh quang. Kinh nghiệm về tịnh quang đạt được qua những phần mẫu của sự thực hành, nhưng một khi đạt được tịnh quang chúng không cần thiết nữa. Chỉ có tịnh quang, tịnh quang duy nhất.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant