- Mục Lục
- Lời Tựa Của Thượng Tọa Chaokhun
- Lời Giới Thiệu Của Giáo Sư Paul Demie’ville
- Lời Nói Đầu Của Tác Giả Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula
- Lời Của Người Dịch
- Bảng Viết Tắt
- Chương I Thái Độ Tinh Thần Của Phật Giáo
- Chương Ii Tứ Diệu Đế
- Chương Iii Diệu Đế Thứ Hai
- Chương Iv Diệu Đế Thứ Ba
- Chương V Diệu Đế Thứ Tư
- Chương Vi Học Thuyết Về Vô Ngã
- Chương Vii Thiền: Sự Tu Dưỡng Tâm
- Chương Viii Những Điều Phật Đã Dạy & Thế Giới Ngày Nay
- Chương Ix Một Số Kinh Quan Trọng
- Chương X Tam Tạng Kinh Nguyên Thủy
Nguyên tác: What The Buddha Taught
H.T Tiến Sĩ Walpola Rahula
Người dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản: Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh 2011
Chương X
Tam Tạng Kinh Nguyên Thủy
(I) Sự Lưu Truyền Của Các Tạng Kinh Nguyên Thủy
Ba tháng sau khi sự qua đời hay Bát-Niết-bàn của Đức Phật, một Hội đồng gồm những đệ tử thân cận nhất của Đức Phật đã được tổ chức, tại đó, những lời dạy, những bài thuyết giảng và giới luật của Đức Phật, như họ đã thuộc nhớ, được tụng đọc lại, được nhất trí là xác thật, và được phân loại, xếp loại một cách hệ thống thành năm tuyển tập hay năm Bộ Kinh (5 Nikaya), hợp thành Kinh Tạng (Sutanta-pikata), một trong ba tạng (pitaka) của Tam Tạng Kinh (Tipitaka), bên cạnh hai tạng khác là Luật Tạng (Vinaya-piṭaka) và Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma-piṭaka). Và những tuyển tập này được giao phó cho nhiều Thượng Tọa hay Trưởng Lão khác nhau và cho những thế hệ đệ tử kế thừa để truyền miệng cho những thế hệ sau này.
Để duy trì lâu dài và giữ cho việc truyền miệng không bị gián đoạn và giữ nguyên tính nguyên thủy, thì việc tụng đọc thường xuyên và có hệ thống là cần thiết. Chúng ta nên biết rằng, việc tụng đọc thường xuyên không phải là việc làm của một cá nhân nào mà là công việc của cả nhóm số đông. Mục đích của phương cách tụng đọc tập thể này là giữ cho lời kinh không bị sứt mẻ, không bị thay đổi, bổ sung hay tự ý thêm bớt.
Nếu một người trong nhóm quên một từ nào, thì những người khác trong nhóm sẽ nhớ; hoặc nếu một người nào sửa đổi, thêm bớt một từ hay một câu chữ nào, thì người khác sẽ chỉnh lại cho đúng. Bằng cách này, như nó đã được hy vọng, không có từ ngữ nào bị thay đổi, chỉnh sửa hay thêm bớt. Kinh điển được lưu truyền bằng truyền thống truyền miệng hay truyền tụng không gián đoạn theo kiểu như vậy được cho là đáng tin cậy và đúng nguyên thủy hơn bất kỳ hình thức lưu chép của bất kỳ một cá nhân nào sau nhiều năm sau sự qua đời của người truyền bá giáo pháp là Đức Phật.
Những giáo lý của Đức Phật được kết tập bằng văn bản chữ viết lần đầu tiên tại Hội Đồng Kết Tập vào thế kỷ 1 trước CN, được tổ chức ở Tích Lan bốn thế kỷ sau khi Đức Phật qua đời. Cho đến lúc đó, toàn bộ Tam Tạng Kinh được lưu truyền liên tục, không gián đoạn từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền miệng, đọc tụng cho nhau nghe.
Tam Tạng Kinh nguyên thủy được ghi bằng tiếng Pali, một ngôn ngữ nhẹ nhàng, du dương và êm dịu. Sự lặp đi lặp lại đều đặn, sử dụng những cách điệu khác nhau, không chỉ giúp dễ nhớ, là điều cần thiết cho việc truyền tụng liên tục, mà còn tạo nên tính thi vị và ca dao. Việc tụng đọc các bài kinh bằng tiếng Pali trong không khí yên tịnh trong những khóm rừng nhiệt đới hay trong các tu viện mang lại cảm giác đẹp đẽ, chan hòa và tĩnh lặng. Những từ ngữ tiếng Pali vang vọng, trang nghiêm, những cung bậc, nhịp phách dân ca lặp đi lặp lại tạo nên hiệu ứng của những bài kinh cầu trang trọng ngân vang, lôi cuốn ngay cả những người không hiểu được ý nghĩa của bài kinh. Kiểu tụng đọc theo cách những câu vè, dân ca truyền thống mang đầy nhạc tính đó nghe thật yên bình và gây xúc động, làm cho nhiều người đang sinh hoạt trong làng mạc, khu rừng gần đó lâu lâu chợt thấy ngẩn ngơ, nao lòng và nhớ mãi.
(II) Những Lần Kết Tập Kinh Điển
Nghiên cứu gần đây cho rằng Đức Phật ra đời trong khoảng 490-410 trước CN. Năm 530 trước Công Nguyên, Phật giác ngộ và thuyết pháp trong khoảng 45 năm, và vào khoảng năm 486 trước CN, Đức Phật Bát-Niết-bàn.
1) Năm 486 trước CN:
Hội nghị kết tập kinh điển lần 1 ở Rajaghgraha có khoảng 500 A-la-hán, do ngài Mahakassapa (Đại-Ca-Diếp) chủ trì nhằm góp nhặt lại các bài giảng của Đức Phật Thích Ca. Hình thành Luật tạng và Kinh tạng.
2) Năm 443-379 trước CN:
Hội nghị kết tập kinh điển lần 2 ở Vesali.
3) Năm 250 trước CN:
Hội nghị kết tập lần thứ 3 dưới sự bảo trợ của vua A-Dục ở Pataliputra, Ấn Độ. Lần đầu tiên ra đời đủ ba tạng kinh: Luật tạng, Kinh tạng và Vi Diệu Pháp tạng.
4) Năm 94 trước CN:
Kỳ kết tập kinh điển lần thứ 4 của Thượng tọa bộ ở Aloka, thành Malaya, Tích Lan.: Lần đầu tiên, sau gần 500 năm truyền khẩu, 3 tạng kinh Luật tạng, Kinh tạng & Vi Diệu Pháp tạng đã được ghi chép hoàn toàn trên lá Bối.
5) Năm 1871:
Kỳ kết tập kinh điển lần thứ 5 ở Mandalay, Miến Điện. Lần đầu tiên, 3 tạng kinh Luật tạng, Kinh tạng & Vi Diệu Pháp tạng đã được khắc trên 729 phiến đá hoa cương.
6) Năm 1954:
Hội nghị kết tập kinh lần thứ 6 tại Yangon, Miến Điện.
*Tham khảo thêm: “Giáo Trình Phật Học”, Ch. 17, “Tam Tạng Kinh Pali”.
(III) Tam Tạng Kinh Nguyên Thủy Bằng Tiếng Pali
Tam Tạng Kinh là một tập hợp đồ sộ tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật trong suốt 45 năm kể từ ngày Giác Ngộ cho đến lúc Bát-Niết-bàn của Đức Phật.
─ Những bài thuyết giảng của Đức Phật giảng dạy cho các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni & các cư sĩ tại gia; Và với một số bài kinh Đức Phật giảng riêng cho một số Tỳ kheo thân cận như ngày Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên, Ananda…đã được kết tập và sắp xếp lại thành Kinh Tạng (Sutanta-pikata).
─ Một tuyển tập đồ sộ khác bao gồm tất cả những lời dạy của Đức Phật về Giới hạnh và Giới luật về đạo đức, đi đứng, ăn nói, sinh hoạt, hành trì, tu tập…của các Tỳ kheo trong Tăng đoàn (và một số Giới Hạnh dành cho các Phật tử tại gia) được gọi là Luật Tạng (Vinaya-pikata).
─ Những bài giảng giải sâu rộng thêm về ý nghĩa triết học của những bài kinh và một số những bài thuyết giảng trong tạng Kinh tạng (Sutanta-pikata) nói trên, được sưu tập và sắp xếp thành một tuyển tập lớn khác, được gọi là Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidamma-pikata). Vi Diệu Pháp Tạng bàn nhiều và sâu rộng về Chân Lý Tột Cùng, những vấn đề về Danh, Sắc và mối liên hệ của chúng….
Xin nhắc lại, toàn bộ Kinh điển Pali được gọi là Tam Tạng Kinh (Tipikata) vì nó được chia ra làm ba “Tạng” như đã nói trên. Từ Hán-Việt “Tạng” (kho tàng, chỗ chứa) được dịch thay cho chữ “Pikata”: có nghĩa là “cái rổ”, và Ti-pikata có nghĩa là “Ba Cái Rổ”. Ý nghĩa ẩn dụ ở đây là những thứ thường đã được phân loại, sắp xếp cùng một phạm trù chung (ở đây là các phạm trù thuộc về Kinh, về Luật và về Luận -ND) vào trong mỗi một cái rổ. Cái rổ là vật chứa thông dụng từ thời xa xưa, giống như rổ chứa đất được một hàng dài những người này chuyền tay người kia (ý nghĩa việc truyền tụng) từ chỗ khai mở, đào đất cho đến đích cuối để sử dụng.
Tam Tạng Kinh, cùng với nhiều tác phẩm Luận giảng của nhiều luận sư nổi tiếng, đã được kết tập bằng văn bản và lưu giữ bởi Tăng Đoàn để cho tất cả Tăng Ni học tập, ghi nhớ, giảng dạy như là nhiệm vụ tất yếu (gantha dhura).
Bạn có thể tìm đọc hay sưu tầm một cách ngẫu nhiên một hay nhiều kinh nào đó trong kho tàng Tam Tạng Kinh, nhưng điều đó sẽ làm cho bạn rối trí và khó định hướng một cách có hệ thống, và vì vậy khó mà ghi nhớ được. Cách đây 25 thế kỷ, các Thầy, Tổ đã vì thế hệ sau này mà bỏ công phân loại, sắp xếp thành tập, bộ, tạng để chúng ta dễ dàng tra cứu, vậy thì bạn cũng nên tìm đến sự phân loại để hiểu biết việc sắp xếp các kinh trong một bộ hay tạng kinh. Chúng ta cũng biết có rất nhiều người là Phật tử tu học và thuộc lòng nhiều kinh điển quan trọng trong Tam Tạng Kinh, nhưng không nắm rõ về hệ thống các kinh tạng, vì những tạng kinh chứa quá nhiều kinh và những bài thuyết giảng theo những chủ đề khác nhau.
Chúng ta đi vào “xem qua” hệ thống phân loại của tạng kinh đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất chứa đựng tất cả những giáo lý của Đức Phật, đó là tạng Kinh Tạng (Suntanta-pikata), rồi đến Luật Tạng (Vinaya-pikata) và Vi Diệu Pháp Tạng (Abhi-dhamma-pikata).
1- Kinh Tạng (Sutanta-Pikata):
Kinh Tạng gồm có 5 bộ Kinh, được gọi là:
1) Trường Bộ Kinh (Dīgha-nikāya)
2) Trung Bộ Kinh (Majjhima-nikāya)
3) Tương Ưng Bộ (Samyutta-nikāya)
4) Tăng Chi Bộ (Anguttara-nikāya)
5) Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka-nikaya)
Trong đó, mỗi bộ Kinh (nikaya) lại bao gồm nhiều tập Kinh khác như sau:
1) Trường Bộ Kinh (Dīgha-nikāya): gồm có 3 tập Trường Bộ Kinh, như sau:
01. Trường Bộ I (Dīgha-nikāya I)
02. Trường Bộ II (Dīgha-nikāya II)
03. Trường Bộ III (Dīgha-nikāya III)
Trường Bộ Kinh, Digha-nikaya (digha: dài, nikaya: Bộ sưu tập Kinh), bao gồm 34 bài Kinh ngắn và dài, có chứa một số bài Kinh dài nhất trong tạng Kinh. Chủ đề cuả các bài kinh rất nhiều, từ những ngụ ngôn, ẩn dụ đầy màu sắc, những chư Thiên ở cõi Trời (vd: Kinh số 20), cho đến hướng dẫn về Thiền định ở Thế gian (vd: Kinh số 22). Nhiều học giả cho rằng Trường Bộ Kinh có mục đích hướng dẫn, truyền bá người ta chuyển qua con đường Đạo.
2) Trung Bộ Kinh (Majjhima-nikāya): gồm có 3 tập Trung Bộ Kinh, như sau:
01. Trung Bộ I (Majjhima-nikāya I)
02. Trung Bộ II (Majjhima-nikāya II)
03. Trung Bộ III (Majjhima-nikāya III)
Trung Bộ Kinh, Majjhima-nikaya (majjhima = giữa, trung) bao gồm 152 bài Kinh dài ngắn khác nhau. Gồm những Kinh mang tính sâu sắc nhất, khó nhất (vd: Kinh số 1) cho đến những câu chuyện mang đầy tính kịch nghệ để diễn tả những nguyên lý quan trọng cuả quy luật Nghiệp báo (vd: kinh số 57, 86).
3) Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-nikāya): gồm 6 tập Kinh
Tương Ưng Bộ, như sau:
01. Tương Ưng Bộ I (Samyutta-nikāya I)
02. Tương Ưng Bộ II (Samyutta-nikāya II)
03. Tương Ưng Bộ III (Samyutta-nikāya III)
04. Tương Ưng Bộ IV (Samyutta-nikāya IV)
05. Tương Ưng Bộ V-1 (Samyutta-nikāya V-1)
06. Tương Ưng Bộ V-2 (Samyuttanikāya V-2)
Tương Ưng Bộ Kinh bao gồm những bài Thuyết giảng được sưu tập lại (samyutta = nhóm, sưu tập). Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Bình Anson[1], Tương Ưng Bộ Kinh bao gồm 7.762 bài kinh tương đối ngắn, được phân loại và chia thành 56 Tập Kinh Tương Ưng (samyuttas) thuộc Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-Nikaya) này.
4) Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara-nikāya): gồm 6 tập Tăng Chi Bộ Kinh, như sau:
01. Tăng Chi Bộ I (Anguttara-nikāya I)
02. Tăng Chi Bộ II (Anguttara-nikāya II)
03. Tăng Chi Bộ III (Anguttara-nikāya III)
04. Tăng Chi Bộ IV (Anguttara-nikāya IV)
05. Tăng Chi Bộ V (Anguttara-nikāya V)
06. Tăng Chi Bộ VI (Anguttara-nikāya VI)
Tăng Chi Bộ Kinh (anga = nhân tố, yếu tố + uttara = thêm vào, tăng thêm), bao gồm 9.557 bài kinh1 ngắn, được phân nhóm thành 11 Tập (nipatas), tùy theo số lượng những yếu tố giáo Pháp (dhamma) có trong một bài kinh. Ví dụ: kinh Tập Một (‘Eka-nipata’, ‘Book of the Ones’) gồm những bài Kinh nói về 1 đề tài giáo Pháp nào đó, còn kinh Tập Hai (‘Duka-nipata’, ‘Book of the Twos’) nói về 2 đề tài giáo Pháp, và cứ như vậy lên đến 11 yếu tố.
5) Tiểu Bộ Kinh: (Khuddaka-nikaya): gồm có 24 tập hay quyển kinh “Tiểu Bộ”, như sau:
01. Kinh Tiểu Tụng (Khuddakapātha)
02. Kinh Pháp Cú (Dhammapada-pāli)
03. Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna-pāli)
04. Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttakapāli)
05. Kinh Tập (Suttanipāta-pāli)
06. Chuyện Thiên Cung (Vimānavatthu-pāli)
07. Chuyện Ngạ Quỷ (Petavatthu-pāli)
08. Kinh Trưởng Lão Kệ (Theragathā-pāli)
09. Kinh Trưởng Lão Ni Kệ (Therīgāthā-pāli)
10. Kinh Bổn Sanh I (Jātakapāli I)
11. Kinh Bổn Sanh II (Jātakapāli II)
12. Kinh Bổn Sanh III (Jātakapāli III)
13. Đại Nghĩa Thích (Mahā-niddesa-pāli)
14. Tiểu Nghĩa Thích (Culla-niddesa-pāli)
15. Phân Tích Đạo I (Patisambhidā-magga I)
16. Phân Tích Đạo II (Patisambhidā-magga II)
17. Thánh Nhân Ký Sự I (Apadāna-pāli)
18. Thánh Nhân Ký Sự II (Apadāna-pāli II)
19. Thánh Nhân Ký Sự III (Apadāna-pāli III)
20. Tiểu sử Đức Phật (Buddhavamsa-pāli)
21. Kinh Hạnh Tạng (Cariyāpitaka-pāli)
22. Chỉ Đạo Luận (Nettipakarana)
23. Tạng Luận Thích (Petakopadesa)
24. Kinh Mi Tiên Vấn Đáp (Milindapañhā-pāli)
Tiểu Bộ Kinh (Sưu tập lớn những quyển sách ngắn, khudda = nhỏ hơn, ít hơn), bao gồm khoảng 24 tập hay quyển[2], chứa khoảng 273 câu chuyện và khoảng 2,607 bài Kệ, thơ cuả Tỳ kheo kể được ghi lại. (Tất cả những con số này có thể được tính hay liệt kê một cách rất khác nhau, tùy theo cách tính tên các bài trùng lặp, cách phân loại Kinh, bài thuyết giảng, văn xuôi hay bằng Kệ cuả Đức Phật và những câu chuyện, những bài kệ, bài thơ khác nhau cuả các Tỳ kheo được lưu truyền và in trong Tiểu Bộ Kinh do số này - ND).
II- Luật Tạng (Vinaya-Pikata)
Luật Tạng gồm có 09 bộ hay tập, được gọi là:
1. Phân Tích Giới Tỳ Kheo I (Pārājikapāli I)
2. Phân Tích Giới Tỳ Kheo II (Pācittiyapāli bhikkhu)
3. Phân Tích Giới Tỳ Kheo Ni (Pācittiyapāli bhikkhunī)
4. Đại Phẩm I (Mahāvaggapāli I)
5. Đại Phẩm II (Mahāvaggapāli II)
6. Tiểu Phẩm I (Cullavaggapāli I)
7. Tiểu Phẩm II Cullavaggapāli II)
8. Tập Yếu I (Parivārapāli I)
9. Tập Yếu II (Parivārapāli II)
III- Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma-pitaka)
Vi Diệu Pháp tạng gồm có 14 bộ, được gọi là:
01. Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani pakarana)
02. Bộ Phân Tích I (Vibhanga pakarana I)
03. Bộ Phân Tích II (Vibhanga pakarana II)
04. Bộ Ngữ Tông I (Kathāvatthu I)
05. Bộ Ngữ Tông II (Kathāvatthu II)
06. Bộ Ngữ Tông III (Kathāvatthu III)
07. Bộ Chất Ngữ (Dhātukathā)
08. Bộ Nhân Chế Định (Puggalapaññattipāli)
09. Bộ Song Đối I (Yamaka pakarana I)
10. Bộ Song Đối II (Yamaka pakarana II)
11. Bộ Song Đối III (Yamaka pakarana III)
12. Bộ Vị Trí I (Patthāna pakarana I)
13. Bộ Vị Trí II (Patthāna pakarana II)
14. Bộ Vị Trí III (Patthāna pakarana III).
Trong nhiều năm qua, tác giả các sách báo Phật giáo thường dùng các quy ước khác nhau để trích dẫn kinh điển nguyên thủy của tạng Pali làm người đọc có nhiều bỡ ngỡ, đôi khi có nhiều nhầm lẫn, không biết đích xác nguồn gốc của những đoạn kinh điển trích dẫn đó. Vấn đề nầy thường gặp nhất trong các trích dẫn từ Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) và Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya).
Thí dụ có tác giả trích dẫn một đoạn kinh trích từ "S.i.100", có tác giả ghi là "S III:iii.5", có người ghi là "S 3:25", và người khác lại ghi là "SN III.25". Trong các bài viết tiếng Việt, có tác giả ghi theo tên kinh Pali, nhưng cũng có người ghi theo bản dịch Việt như "Tư, q.1, t.223", làm người đọc cảm thấy rối ren, không biết rằng thật ra các tác giả nầy đều trích dẫn từ cùng một bài kinh (Pabbatopama Sutta, Kinh Dụ Hòn Núi).
Trong bài nầy, người viết xin mạn phép được trình bày tóm tắt các quy ước thường dùng để giúp quý độc giả có một nhận định rõ ràng hơn về các phương cách trích dẫn kinh điển Pali.
I. Quy ước PTS
Hội Kinh Điển Pali (The Pali Text Society, PTS) có hai cách viết tắt tên kinh: cách xưa trong quyển từ điển Pali Text Society Dictionary, và cách mới trong quyển Critical Pali Dictionary. Trong hơn 100 năm qua, Hội PTS lần lượt xuất bản các kinh điển Pali được ghi lại bằng mẫu tự La-tinh và các bản dịch Anh ngữ. Cách đánh số, kể cả các bản Anh ngữ, đều được quy chiếu vào bản Pali và số trang ghi trong bản Pali, và các nhà Phật học ngày nay cũng thường căn cứ theo cách đánh số nầy.
1. Luật Tạng (Vinaya Pitaka, Vin)
Có 5 quyển Luật, được trích dẫn qua tên: "Vin quyển (số La-mã) số trang". Thí dụ: "Vin III 59" là đoạn văn trong quyển III của Luật tạng, tương ứng với trang 59 của bản Pali. Cần ghi nhận ở đây là mặc dù đoạn văn đó có thể được trích từ bản dịch Anh, Pháp, Đức, Việt, v.v., đoạn văn đó luôn luôn được quy chiếu về bản gốc Pali trong trang 59.
2. Kinh Tạng (Sutta Pitaka)
Kinh tạng gồm có năm bộ chính:
2.1 Trường Bộ (Digha Nikaya, DN hoặc D):
Hội PTS xuất bản 3 quyển, gồm 34 bài kinh. Quy ước trích dẫn: "DN số quyển (số La-mã) số trang". Thí dụ "DN III 33" là đoạn văn trong quyển III của Trường Bộ, tương ứng với trang 33 của bản Pali. Có nhiều tác giả không trích số quyển mà chỉ trích số bài kinh, thí dụ: "DN 12", nghĩa là bài kinh số 12 của Trường Bộ. Tuy nhiên, vì các bài kinh trong bộ nầy là các bài kinh dài, trích dẫn như thế thường không được chính xác, và cần phải ghi thêm số đoạn kinh của bài kinh đó.
2.2 Trung Bộ (Majjhima Nikaya, MN hoặc M):
Gồm 152 bài kinh, xuất bản thành 3 quyển: quyển I gồm 50 bài, quyển II gồm 50 bài, và quyển III gồm 52 bài còn lại. Quy ước trích dẫn: "MN số quyển (số La-mã) số trang". Thí dụ: "MN I 350" là đoạn kinh trong quyển I, tương ứng với trang 350 của bản Pali. Có tác giả chỉ trích số bài kinh và số đoạn, thí dụ: "MN 52.3" tương ứng đoạn kinh trên, nhưng được hiểu là đoạn 3 trong bài kinh số 52.
2.3 Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya, SN hoặc S):
Gồm 7.762 bài kinh, kết nhóm lại theo chủ đề trong 56 phẩm, và được xuất bản thành 5 quyển. Quy ước trích dẫn: "SN số quyển (số La-mã) số trang". Thí dụ: "SN III 79" là đoạn kinh trong quyển III, tương ứng với trang 79 của bản Pali. Vì đây là đa số các bài kinh nầy rất ngắn, có người trích dẫn chi tiết hơn, với số phẩm và số đoạn, như "SN II.XV.I.2", nghĩa là đoạn kinh tương ứng với trang 2 của bản Pali, quyển II, phẩm XV, đoạn I. Gần đây, có khuynh hướng chỉ trích dẫn số phẩm và số bài kinh mà thôi, theo quy ước: "SN số phẩm (số La-mã) số bài kinh". Thí dụ: "SN III.25" hoặc "SN 3:25", nghĩa là kinh số 25 trong phẩm III của Tương Ưng.
2.4 Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya, AN hoặc A):
Gồm 9.557 bài kinh, kết nhóm theo số đề mục (pháp số) liệt kê trong bài kinh thành 11 chương, từ chương1 (Một Pháp) đến chương 11 (Mười Một Pháp), và được hội PTS xuất bản thành 5 quyển. Quy ước trích dẫn: "AN số quyển (số La-mã) số trang". Thí dụ: "AN IV 93" để chỉ đoạn kinh tương ứng với trang 93 của bản Pali, trong quyển IV. Có người trích dẫn số chương (nipata) và số phẩm (vagga), chẳng hạn "AN VI.VI.63" nghĩa là đoạn kinh tương ứng với trang 63 của bản Pali, trong phẩm VI của chương VI.
Gần đây, có khuynh hướng chỉ trích dẫn: "số chương và số kinh trong chương". Thí dụ: "AN VI:78" hoặc "AN 6:78", nghĩa là đoạn văn trong kinh số 78 của chương pháp số VI. Cũng có tác giả trích dẫn: "số chương, số phẩm, số bài kinh trong phẩm".
2.5 Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya, KN hoặc K):
Đây là tập hợp 15 tập kinh, có nhiều bài kệ, trong đó có những bài ghi lại trong thời nguyên khai, và cũng có bài được ghi lại về sau nầy trước khi được đúc kết và viết xuống giấy.
(a) Tiểu bộ tập (Khuddakapatha, Khp hoặc Kh):
Gồm 9 bài kinh ngắn gồm nhiều câu kệ, thường được trích dẫn như: "Khp số bài kinh (số câu kệ)". Thí dụ: "Khp IX" là bài kinh Từ Bi (Metta Sutta), kinh số 9.
(b) Pháp cú (Dhammapada, Dhp hoặc Dh):
Gồm 423 câu kệ, trích dẫn bằng số câu kệ: "Dhp số câu kệ". Thí dụ: "Dhp 100" là câu kệ 100 trong kinh Pháp Cú.
(c) Phật tự thuyết (Udana, Ud):
Gồm 80 bài kinh, trích dẫn như: "Ud số bài kinh (số La-mã) số câu kệ". Thí dụ: "Ud III 4" là câu kệ số 4 của bài kinh số 3 trong kinh Phật tự thuyết. Đôi khi cũng được trích dẫn theo số trang trong bản Pali.
(d) Phật thuyết như vậy (Itivuttaka, It):
Gồm 112 bài kinh ngắn, trong 4 chương. Trích dẫn như: "It số chương (số La-mã) số bài kinh", hoặc "It số trang Pali". Thí dụ: "It IV 102" là bài kinh 102 trong chương 4.
(e) Kinh tập (Suttanipata, Sn):
Gồm 71 bài kinh kệ trong 5 chương, có những bài kệ được xem là xưa cổ nhất (chương IV, phẩm Tám). Trích dẫn theo quy ước: "Sn số câu kệ", hoặc "Sn số chương số bài kinh số câu kệ". Thí dụ: Kinh Một sừng tê ngưu (Sn I 3) là bài kinh số 3, chương I, của Kinh tập.
(f) Thiên cung sự (Vimanavatthu, Vv):
Gồm 85 chuyện trên các cung trời, trong 7 chương. Trích dẫn như: "Vv số chương (số La-mã) số bài kinh số bài kệ".
(g) Ngạ quỷ sự (Petavatthu, Pv):
Gồm 51 bài kinh về chuyện ngạ quỷ, trong 4 chương. Trích dẫn như: "Pv số chương (số La-mã) số bài kinh số bài kệ".
(h) Trưởng lão tăng kệ (Theragatha, Th hoặc Thag):
Gồm 207 bài kinh chứa các câu kệ của 264 vị trưởng lão đệ tử của Đức Phật. Quy ước trích dẫn: "Th số câu kệ".
(i) Trưởng lão ni kệ (Therigatha, Thi hoặc Thig):
Gồm 73 bài kinh chứa các câu kệ của 73 vị trưởng lão ni đệ tử của Đức Phật. Quy ước trích dẫn: "Thi số câu kệ".
(j) Bổn sanh (Jataka, J):
Đây là tập hợp 547 câu chuyện tiền thân của Đức Phật. Hội PTS xuất bản chung với phần chú giải (Jataka-Atthavannana, JA) thành một bộ 6 quyển. Quy ước trích dẫn: "J số truyện", hoặc "J số quyển (số La-mã) số trang Pali".
(k) Nghĩa thích (Niddesa, Nd):
gồm Đại nghĩa thích (Mahaniddesa, NiddI hoặc Nd1) và Tiểu nghĩa thích (Culaniddesa, NiddII hoặc Nd2) chứa các bài luận giải của ngài Xá-lợi-phất. Quy ước trích dẫn: "NiddI (hoặc NiddII) số trang Pali".
(l) Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhida, Patis hoặc Ps):
Chia làm 3 phẩm, mỗi phẩm chứa 10 đề mục, gồm các bài luận giải của ngài Xá-lợi-phất. Hội PTS xuất bản thành 2 quyển. Quy ước trích dẫn: "Patis số quyển (số La-mã) số trang Pali".
(m) Thí Dụ (Apadana, Ap):
Gồm các chuyện, thể kệ, về cuộc đời và tiền thân của 41 vị Phật Độc Giác, 550 vị tỳ kheo A-la-hán và 40 vị tỳ kheo ni A-la-hán, được xuất bản thành 2 quyển. Quy ước trích dẫn: "Ap số quyển (số La-mã) số trang Pali".
(n) Phật Sử (Buddhavamsa, Bv):
Gồm 29 đoạn với các bài kệ về cuộc đời của Phật Thích Ca và 24 vị Phật trong quá khứ. Quy ước trích dẫn: "Bv số đoạn (số La-mã) số câu kệ".
(o) Sở Hành Tạng (Cariya Pitaka, Cp):
Nói về 35 kiếp sống chót của ngài Bồ Tát trước khi thành Phật Thích Ca, ghi lại 7 trong số 10 đức hạnh ba-la-mật của Bồ Tát. Quy ước trích dẫn: "Cp số đoạn (số La-mã) số câu kệ".
3. Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka)
Gồm 7 bộ:
3.1 Pháp Tụ (Dhammasangani, Dhs):
Tóm tắt các pháp với định nghĩa của mỗi pháp. Quy ước trích dẫn: "Dhs số trang Pali", hoặc "Dhs số đề mục".
3.2 Phân Tích (Vibhanga, Vibh hoặc Vbh):
Gồm 18 chương. Quy ước trích dẫn: "Vibh số trang Pali".
3.3 Chất Ngữ (Dhatukatha, Dhatuk hoặc Dhtk):
Luận giải về các uẩn, xứ và giới. Quy ước trích dẫn: "Dhatuk số trang Pali".
3.4 Nhân Chế Định (Puggalapannatti, Pp hoặc Pug):
Về phân loại các hạng người, gồm 10 chương. Quy ước trích dẫn: "Pp số trang Pali" hoặc "Pp số chương số đoạn".
3.5 Ngữ Tông (Kathavatthu, Kv hoặc Kvu):
Chi tiết về các tranh luận để làm sáng tỏ các điểm trọng yếu trong đạo Phật, do ngài Moggaliputta Tissa (Mộc-kiền-liên Tu-đế) đề xướng trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ 3 trong thời đại vua A-dục (Asoka). Gồm 23 chương. Quy ước trích dẫn: "Kv số trang Pali" hoặc "Kv số chương số đoạn".
3.6 Song Đối (Yamaka, Yam):
Xuất bản thành 2 quyển, gồm 10 chương, bao gồm các đề tài đặt ra dưới hình thức vấn đáp từng đôi, theo chiều xuôi và chiều ngược. Quy ước trích dẫn: "Yam số trang Pali".
3.7 Vị Trí (Patthana, Patth hoặc Pt):
Đây là bộ lớn nhất, luận giải chi tiết về nhân duyên và tương quan giữa các pháp, gồm 4 đại phẩm. Mỗi đại phẩm lại chia làm 6 tiểu phẩm. Quy ước trích dẫn: "Patth số trang Pali".
II. Đại tạng kinh Việt Nam
Trong 10 năm qua, Hội đồng Phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam đã lần lượt ấn hành các bộ kinh Việt ngữ dịch từ tạng Pali (kinh Nikaya) và tạng Hán (kinh A-hàm).
Đến nay (1999), 27 quyển đã được ấn hành: Trường bộ (quyển 1-2), Trường A-hàm (quyển 3-4), Trung bộ (quyển 5-7), Trung A-hàm (quyển 8-11), Tương ưng bộ (quyển 12-16), Tạp A-hàm (quyển 17-20), Tăng chi bộ (quyển 21-24), Tăng nhất A-hàm (quyển 25-27). Ngoài việc đánh số thứ tự theo tiến trình in ấn, mỗi quyển kinh còn có mã số: "A" là Kinh, "B" là Luật, "C" là Luận, kế đó "p" là dịch từ bản gốc Pali và "a" là dịch từ bản gốc Hán. Số cuối cùng là số thứ tự trong Tam tạng kinh điển. Thí dụ: Tương ưng bộ có mã số là "Ap3", nghĩa là Kinh (A) dịch từ tạng Pali (p), và là bộ thứ 3 trong Kinh Tạng nguyên thủy.
Tuy nhiên, vấn đề trích dẫn kinh điển trong các tài liệu, sách báo Phật giáo hình như cũng chưa nhất quán, có khi dùng theo các quy ước của hội PTS, có khi ghi lại tựa đề Việt ngữ, có khi ghi số trang theo kinh điển bộ mới, cũng có khi ghi theo số trang của bộ cũ, v.v. Mong rằng vấn đề nầy sẽ được quý học giả Tăng Ni lưu tâm cứu xét để thiết lập một quy ước chung và thống nhất trong việc trích dẫn kinh điển bằng tiếng Việt.
Tham Khảo:
[1] Pali Text Society, 1997. Information on Pali Literature and Publications. Association for Buddhist Studies, U.K.
[2] John Bullitt, 1998. A note about sutta references schemes. Access to Insight web page, www.world.std/~metta/
[3] Russell Webb, 1991. An analysis of the Pali Canon. Wheel No. 217/220, Buddhist Publication Society, Sri Lanka.
[4] U Ko Lay, 1991. Guide to Tipitaka. Burma Pitaka Association, Myanmar.
Bình Anson,
Perth, Tây Úc,
tháng 04, 1999,
hiệu đính, tháng 09-2000.
Acariya, người thầy
Acariya-mutthi, dấu trong tay nắm tay của người thầy, chẳng hạn như giáo pháp bí truyền, mật truyền
Adhamma, tà pháp, tà đạo, sai trái, bất công, trái đạo đức, trái đạo lý
Adhimokkha, sự quyết định, sự định đoạt.
Adinava, hệ quả xấu, sự nguy hiểm, hiểm họa, sự bất toại nguyện.
Ahara, thức ăn (khái niệm ‘thức ăn’ bao gồm: 1) thức ăn vật chất, thực phẩm (Đoàn thực); 2) sự chạm xúc, cảm xúc như là ‘thức ăn’ (Xúc thực); 3) ý thức như là ‘thức ăn’ (Thức thực) và 4) hành động tác ý, hành động tạo nghiệp như là ‘thức ăn’(Hành thực, Tư niệm thực). Bốn yếu tố ‘thức ăn’ này được xem là điều kiện và phương tiện để duy trì sự hiện hữu, liên tục sự sống).
Ajjava, trung thực, chính trực, liêm chính.
Akkodha, không còn sân hận, sự vô sân.
Akusala, xấu xa, ác độc, sai trái, không lành mạnh, lỗi lầm.
Alaya-vijnana, A-lại-ya thức, tàng thức.
Amata (tiếng Phạn. Amrta), sự bất tử, đồng nghĩa với Niết-bàn.
Anagami, ‘Người không quay lại’ thế gian, Bất Lai, A-nà-hàm, giai đoạn thứ ba trước khi chứng ngộ Niết-bạn.
Anapanasati, sự chú tâm, chánh niệm hơi thở ra thở vào, thiền quán hơi thở ra vào.
Anatta, không có linh hồn, không có ngã, vô ngã.
Anicca, vô thường, không thường hằng.
Arahant, A-la-hán, người đã chứng ngộ được tầng thiền thứ tư (tầng cuối cùng) và chứng ngộ Niết-bàn, Bậc (người) đã giải thoát khỏi mọi ô nhiễm và bất tịnh, người thoát khỏi luân hồi, không còn tái sinh.
Ariya-atthangika-magga, Bát Chánh đạo
Ariya-sacca, Diệu đế, chân lý cao cả.
Assdda, sự thích thú, sự hấp dẫn, quyến rũ .
Atakkavacara, vượt qua lẽ thường, vượt qua logic
Atman (tieng Pali Atta), linh hồn, bản ngã, cái ‘Tôi’, ngã
Attadipa, giữ lấy chính mình là hòn đảo (sự bảo vệ) của mình
Attasarana, giữ lấy chính mình, làm nơi nương tựa của mình
Avihimsa (= Ahimsa), sự bất bạo động.
Avijja, Vô minh, ảo tưởng, sự đánh lừa.
Avirodha, không đối kháng, không đối nghịch, không gây trở ngại.
Avuso, bạn, bạn hữu, đạo hữu.
Avyakata (về những vấn đề khó khăn, vấn đề) chưa được giảng giải, chưa công bố, chưa minh bạch; (về đạo đức) trung lập, trung tính (không xấu hay tốt).
Ayasma, Đức, Bậc, Ngài,
Ayatana, 'Xứ', mười hai xứ, thập nhị xứ: Sáu nội xứ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân va tâm; Sáu ngoại xứ: hình sắc nhìn thấy được, âm thanh, mùi hương, mùi vị, các vật hữu hình chạm xúc và các đối tượng của tâm.
Bhaisajya-guru, Dược sư, dược sĩ, Phật Dược Sư
Bhante, Ngài, Đức, Đấng, Thượng tọa
Bhava, hiện thành, sự hiện hữu
Bhavana, 'thiền', sự tu dưỡng tâm, sự phát triển tâm.
Bhikkhu, khất sĩ, tỳ kheo, tu sĩ Phật giáo, Tăng
Bhisakka, bác sĩ, thầy thuốc, lương y
Bodhi, Cây Bồ-Đề, cây Trí Tuệ (cây Tất-Bát-La, thuộc giòng Ficus religiosa), nơi Đức Phật đạt được Giác Ngộ.
Bojjhanga, yếu tố giác ngộ, giác chi
Brahma, Phạm Thiên, Trời Phạm Thiên, Đấng sáng tạo vũ trụ
Brahmana, Brahmin, Bà-la-môn, tầng lớp cao quý nhất của xã hội Ấn-Độ ngày trước; Người thuộc tầng lớp Bà-la-môn.
Brahma-vibara, Phạm trú, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỉ xả)
Buddha, Phật, Người giác ngộ, Bậc giác ngộ, Đức Phật
Cetana, Tư tâm sở, hành động tâm ý, tâm hành
Chanda, ý chí, ý muốn.
Citta, tâm
Cittekaggata, sự chú tâm, sự tập trung vào một điểm (của tâm, khi thiền)
Ddgdba, tiếng Sinhala cổ xưa, xuất phát từ chữ Dhatu-gabbha hay Dhatu-garbha (tiếng Phạn), có nghĩa là bảo tháp (nơi để chứa hay thờ xá lợi Phật, tăng), còn gọi là stupa.
Dana, từ thiện, bố thí.
Dasa-raja-dhamma, Kinh mười nghĩa vụ của nhà Vua, Đại Bảo Pháp Vương
Deva, vị Thần, thiên thần, người cõi trên
Dhamma (tiếng Phạn. Dharma), Pháp, Chân lý, Giáo Pháp, Giáo lý, Triết lý, Sử dụng pháp, chánh pháp, lòng mộ pháp, đạo lý, sự công bằng, bản tính, tất cả sự vật trạng thái, tất cả các pháp, pháp hữu vi, pháp vô vi…..
Dhamma-cakka, bánh xe Chân lý
Dhamma-cakkhu, 'Pháp nhãn, con mắt Chân Lý.
Dhamma-vicaya, điều nghiên, sưu tầm Chân Lý, sưu tầm Pháp, ‘trạch pháp’
Dhamma-vijaya, sự chinh phục bởi Pháp, Pháp chinh phục.
Dhyana, trạng thái xuất thần, tầng thiền, cảnh giới thiền định
Dosa, sân hận, thù ghét, ác độc, sân
Dravya, thực chất, thể chất
Dukkha, Khổ, đau khổ, bất hạnh, stress, sự không thỏa mãn, bất toại nguyện, không chắc chắn, sự trống rỗng, sự không có tự tính, tánh không
Ehi-passika, nguyên văn là ‘Đến và Thấy’, cụm từ để mô tả Giáo lý của Đức Phật
Hinayana, 'Chiếc Xe Nhỏ, Tiểu Thừa’, một danh từ mà những người theo Phật giáo Đại thừa dùng để gọi trường phái Phật giáo Chính Thống, Phật giáo nguyên thủy. Xem thêm: Mahayana (Đại thừa), Theravada (Phật giáo Nguyên thủy).
Indriya, căn, giác quan, bộ phận cảm giác căn
Jdti, sinh.
Jard-marana, già chết, lão tử
Kabalinkardhara, đồ ăn, thức ăn, vật chất
Kalyana-mitta, người bạn tốt, người bạn tinh thần, cùng đi trên chánh đạo, thiện hữu tri thức
Kama, khoái lạc giác quan, nhục dục
Kamma (tiếng Phan. Karma), hành động tạo nghiệp, nghiệp, (nghĩa gốc: hành động)
Kamma-phala, Kamma-vipaka, nghiệp quả, kết quả của nghiệp
Karuna, lòng bi mẫn, lòng cảm thông, thương xót
Khandha, tập hợp, Uẩn
Khanti, kiên nhẫn, nhẫn nại, khoan dung
Kilesa, ô nhiễm, bất tịnh, si mê
Ksatriya, Sát-Đế-Lợi, tầng lớp quý tộc thứ hai trong xã hội Ấn Độ ngày trước.
Kusala, lành, lành mạnh, tốt đẹp, tốt lành, thiện
Maddava, sự nhẹ nhàng, sự mềm mại
Magga, Đạo, Con đường, Đường đi, Chánh đạo
Maha-bhiita, yếu tố lớn, tứ đại (Đất, nước, lửa, gió)
Mahayana, 'Chiếc Xe Lớn', Phật giáo Đại Thừa (phát triển sau này ở Trung Quốc, Nhật bản, Ấn Độ, Tây Tạng….. Xem thêm: Hinaydna (Tiểu Thừa), Theravada (Phật giáo nguyên thủy).
Majjhima-patipada, Con đường ở giữa, Con Đường Trung Đạo
Mana, sự kiêu mạn, kiêu căng.
Manas, Tâm, Tâm căn, giác quan Tâm.
Manasikara, chú ý, chú tâm.
Manosancetanahara, những hành động ác ý, hành động tạo nghiệp được xem như là một dưỡng chất, thức ăn; Hành thực, Tư niệm thực (bên cạnh thức ăn vật chất (Đoàn thực), sự cảm giác, tiếp xúc được xem là thức ăn (Xúc thực) và ý thức xem như là thức ăn (Thức thực). Bốn yếu tố ‘thức ăn’ đó được xem như là tác nhân, điều kiện, phương tiện để liên tục hiện hữu, liên tục sự sống).
Metta, lòng yêu thương phổ quát, lòng từ, tâm từ (nghĩa gốc gốc: lòng hữu nghị, mối giao hảo, tình bạn)
Miccha-ditthi, quan điểm sai lầm, ý kiến sai lầm, tà kiến
Moha, vô minh, ảo tưởng, sự đánh lừa, sự ngu dốt
Mudita, sự vui mừng giúp người khác, sự vui mừng vì thấy người khác hạnh phúc; hỷ; tâm hỷ
Nairaimya, sự không có linh hồn, sự thật không có Ngã, sự trống rỗng, Tính Không (của các pháp-ND)
Nama-rupa, Năng lượng tinh thần và vật chất, tên và hình sắc, danh và sắc, danh sắc
Nana-dassana, sự nhìn thấy bên trong sự vật, sự nhìn thấy rõ bằng trí tuệ, tri kiến
Nirodha, sự chấm dứt, sự diệt, sự ngừng
Nirvana, Niết-bàn, Hiện thực tột cùng, Chân Lý Tuyệt Đối (tiếng Pali: Nibbana, gần như nghĩa là một:“summum bonum” trong tiếng La-tinh: “sự thánh thiện tối cao, lẽ Chân Thiện Mỹ Tột Cùng…”, của Phật pháp vậy). (nghĩa gốc là: sự thổi tắt, sự tắt ngấm)
Nissarana, sự tự do, sự giải thoát (nghĩa gốc: sự đi khỏi, thoát khỏi, ra khỏi ...điều gì…)
Nivarana, chướng ngại, sự cản trở, triền cái
Paiicakkhandha, Năm uẩn, Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thực)
Panna, trí tuệ, trí khôn, sự hiểu biết, trí tuệ bát-nhã.
Paramattha (tiếng Phạn. Paramarthd), Chân Lý Tuyệt Đối, Thực tại Tột Cùng
Pariccaga sự từ bỏ, sự lìa bỏ, sự bỏ đi, sự buông bỏ
Parinirvana (tiếng Pali Parinibbana), Bát-Niết-bàn, sự thổi tắt hoàn toàn, sự tắt ngấm hoàn toàn, chỉ về sự qua đời của Đức Phật, A-la-hán
Passaddhi, sự thư giãn, sự buông xả, sự thoải mái, vô tư
Paficca-samuppada, Triết lý Duyên Khởi, duyên sanh
Pafigha, sự giận hờn, sự sân hận, sự thù ghét, xung khắc
Pafisotagami, (triết lý) ngược dòng
Pafivedha, sự hiểu biết sâu sắc, thấu đáo, sự hiểu thấy xuyên suốt, sự thâm nhập
Phassa, sự tiếp xúc, xúc chạm, vật xúc chạm (đối tượng của xúc giác)
Phassahara, sự xúc chạm, xúc xem là thức ăn, dưỡng chất; Xúc thực (xem như là tác nhân, điều kiện, phương tiện để liên tục hiện hữu, liên tục sự sống bên cạnh những yếu tố khác như: thức ăn vật chất (đoàn thực), thức xem là thức ăn (thức thực)…..)
Piti, hỷ, sự vui mừng, vui sướng, sự thích thú (so sánh với Mudita: hỷ, tâm hỷ…-ND)
Puggala,(tiếng Phạn. Pudgala) người, cá nhân
Raga, dục vọng, tham, tham muốn
Ratanattaya, Tam Bảo (Phật- Pháp-Tăng)
Rupa, sắc, hình sắc
Sacca (tiếng Phạn. Satyd), Chân Lý
Saddba, (tiếng Phạn. Sraddha), lòng tin, niềm tin, sự tự tin, tín, niềm tin
Sakadagami, 'Người trở lại (thế gian) một lần, Tư Đà Hàm, Nhất lai, giai đoạn thứ hai trên đường chứng thực Niết-bàn
Sakkaya-ditfhi, sự tin, niềm tin, quan điểm tin vào linh hồn, vào bản ngã; Ngã Kiến
Salayatana, sáu xứ. Xem thêm Ayatana
Samadhi, sự tập trung có được do thiền quán; Định; chánh Định.
Samajivikata, sống theo điều kiện, bằng phương tiện của mình (sống lương thiện, không sống bằng nghề bất lương, hay phóng túng, vượt qua khả năng, điều kiện của mình)
Samatha, sự tĩnh lặng, sự tập trung; Định
Samkhara, samkhata, các sự vật và các sự việc, trạng thái do điều kiện, do duyên mà có; các Pháp hữu vi
Samma-ajiva, nghề nghiệp, công việc chân chính; chánh mạng
Samma-diffhi, quan điểm đúng đắn, hiểu biết đúng đắn; chánh kiến.
Samma-kammanta, hành động đúng đắn; chánh nghiệp.
Samma-samadhi, tập trung đúng đắn, thiền định đúng đắn; chánh định
Samma-samkappa, suy nghĩ đúng đắn; chánh tư duy
Samma-sati, sự chú ý, chú tâm đúng đắn, tâm niệm đúng đắn; chánh niệm
Samma-vaca, ăn nói đúng đắn, lời nói đúng đắn; chánh ngữ
Samma-vayama, sự cố gắng đúng đắn, sự nỗ lực đúng mực, sự nỗ lực hành trí; chánh tinh tấn.
Sammuti, truyền thống, thế tục. Sammuti-sacca, sự thật, chân lý thế tục, chân lý theo pháp thế gian; Tục đế
Samsara, sự liên tục hiện hữu, vòng luân hồi
Samudaya, sự khởi sinh, sự phát sinh, nguồn gốc (chỉ nguồn gốc của Khổ- Diệu đế thứ hai, Khổ tập).
Sangha, Cộng đồng các tu sĩ Phật giáo, đoàn thể các Tỳ kheo; Tăng đoàn
Sanna, sự nhận thấy, sự nhận ra, sự thấy được; Tưởng (một trong Năm Uẩn).
Sassata-vada, Thuyết trường tồn, thuyết linh hồn bất tử
Sati, Sự chú tâm, sự rõ biết, tâm niệm; Niệm
Satipatthana, kinh Nen tảng Chánh Niệm, kinh Niệm Xứ
Satthd, thầy giáo, người thầy, sư, sư phụ
Sila, đạo đức, đạo lý; Giới Hạnh
Sotdpanna, 'Nhập vào Dòng thánh', Dự Lưu, giai đoạn thứ nhất trên đường chứng ngộ Niết- bàn (rồi mới đến Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán)
Stupa, xem từ Ddgdba.
Sudra, tầng lớp nô lệ, giai cấp nô bộc trong xã hội Ấn Độ trước kia
Sukha, sự hạnh phúc, sự sung sướng, sự thoải mái (ngược nghĩa với Dukkha)
Sutta, bài thuyết giảng, bài giảng pháp, Kinh, bài Kinh
Tanhd (tiếng Phạn. Trsna), 'sự thèm khát', sự tham muốn, dục vọng
Tanhakkhaya, 'sự tắt ngấm các tham muốn’, ‘sự tắt dục', sự vô dục (đồng nghĩa với Niết-bàn)
Tapa, sự kiêng cử, sự khổ hạnh, sự tiết chế, sự không phóng túng.
Tathagata, 'Người đã tìm ra Chân Lý’: Như Lai (đồng nghĩa với Đức Phật)
(Đức Phật dùng từ này để tự xưng hô và cũng để gọi các Phật khác. Tatha (Chân lý, Lẽ thật) + agata (đến, đã đến): Tức là Chân Lý đã đến, đã tìm thấy chân lý)
Theravada, Trường phái Trưởng Lão, Phật Giáo Nguyên Thủy (được coi là trường phái chính thống của Phật giáo, được truyền bá và phát triển ở các nước Tích Lan, Thái lan, Lào, Campuchia và Chittagong). Xem thêm Mahayana, Hinayana.
Thina-middha, sự mệt mỏi và dã dượi, sự ngái ngủ và biếng nhác; Hôn trầm (một trong năm sự cản trở cho vấn đề giác ngộ, năm triền cái).
Tipitaka, (tiếng Phạn Tripitaka) Ba Tạng Kinh, thường được gọi là ‘Ba Cái Rổ’ hay Tam Tạng Kinh, bao gồm ba Tạng (tuyển tập) lớn là: Vinaya (Luật Tạng), Sutta (Kinh Tạng) va Abhidhamma (Vi Diệu Pháp tạng, luận giảng về các Kinh với góc độ sâu rộng hơn về mặt giáo Pháp, triết học và tâm lý học).
Tisarana, ba chỗ nương tựa; Tam Bảo: (Phật- Pháp- Tăng)
Uccheda-vada, chủ nghĩa tự hủy diệt, thuyết tự diệt, thuyết đoạn diệt.
Uddhacca-kukkucca, sự bất an và lo lắng; Trạo hối (một trong năm sự cản trở cho vấn đề giác ngộ, năm triền cái).
Upadana, sự nắm giữ, sự dính mắc, sự ràng buộc
Upadayarupa, những thứ phái sinh, những thứ vấn đề, sự vật…phái sinh, phụ sinh
Upasaka, U-bà-tắc, cư sĩ, Phật tử tại gia (nam giới)
Upekkha, sự xả bỏ, tâm Xả
Vaisya, tầng lớp thưong nông, người thuộc giai cấp thưong nông, giai cấp thứ ba trong xã hội Ấn Độ ngày trước.
Vedana, Sự cảm thấy, sự cảm giác, cảm thụ, cảm thọ; Thọ (một trong năm Uẩn)
Vibhava, sự diệt vong, tự hủy diệt, vibhava-tanha, dục vọng tự hủy diệt, mong muốn diệt vong, không hiện hữu.
Vicikiccha, sự Nghi ngờ, sự ngờ vực (một trong năm sự cản trở cho vấn đề giác ngộ, năm triền cái).
Vinnana, sự ý thức, Thức (một trong năm Uẩn).
Vinnanahara, sự ý thức, thức xem là thức ăn, dưỡng chất; Thức Thực (như là tác nhân, điều kiện, phương tiện để liên tục hiện hữu, liên tục sự sống)
Vipaka, kết quả, hậu quả, hệ quả.
Viparinama, sự thay đổi, biến đổi, chuyển đổi, biến chuyển, không ổn định, không thường hằng; Vô thường
Vipassana, sự nhìn thấu bên trong, sự quán sát bên trong, sự nhìn, sự quán sát có phân tích: (Thiền) Minh Sát.
Viraga, sự buông bỏ, sự giải thoát khỏi dục vọng, sự hết ràng buộc
Viriya, năng lượng, sự nỗ lực, nỗ lực tịnh tấn, cố gắng
Vyapada, sân hận, sự thù ghét, sự ác độc, ác tâm
Yatha-bhuta, đúng như hiện thực (sự vật, các pháp), đúng ‘như-nó-là’, ‘như-chúng-là’, đúng như tướng (của sự vật…).
Sách Tham Khảo Chọn Lọc
1) Arnold Sir Edwin: “The Light of Asia”.
2) Burtt, Edwin A: “The Teaching of the Compassionate Buddha”, (The New American Library, 1955).
3) Conzer, Horner, Snellgrow, Waley: “Buddhist Texts Through the Ages”, (The Bruno Cassirer, Oxford).
4) Dalke Paul: “Buddhism (Macmillan, London); Buddhist Essays”, (Macmillan, London); Buddhism and Science (Macmillan, London).
5) Bhikkhu Dhammapala: “Basic Buddhism”, (The Associated Newspapers of Ceylon, Ltd., Colombo).
6) Evola. J.: “The Doctrine of Awakenin”, (Luzac & Co., London).
7) Humfreys Christmas: “Buddhism”, (Pelican Series).
8) Lounsbery, G. Constant: “Buddhist Meditation”, (Luzac & Co., London).
9) Ludowyk, E.F.C.: “The Footprint of the Buddha”, (George Allen & Unwin, London, 1958).
10) Malalasekera G.P.: “The Buddha and His Teachings”, (The Lanka Bauddha Mandalaya, Colombo).
11) Narada Mahathera: “Buddhism in a Nutshell”, (The Associated Newspapers of Ceylon, Colombo).
12) Nyanaponika Thera: “Manual of Buddhism”, (The Associated Newspapers of Ceylon, Colombo); The Heart of Buddhist Meditation (Colombo, 1954).
13) Nyanatiloka Mahathera: “The Essence of Buddhism”, (The Associated Newspapers of Ceylon, Colombo);
“The Fundamentals of Buddhism”, (The Associated Newspapers of Ceylon, Colombo);
“The Word of the Buddha”, (The Associated Newspapers of Ceylon, Colombo).
14) Rahula Wapola: “History of Buddhism in Ceylon”, (M. D. Gunasena & Co., Colombo, 1956).
15) Rhys Davids T. W.: “Buddhism, American Lectures”, (Putnam, London).
16) Suriyabongs, D r. Luang: “Buddhism in the Light of Modern Scientific Ideas”, (Bangkok, Thailand).
17) Tachibana, S.: “The Ethics of Buddhism”, (The Maha Bodhi Society, Colombo).
18) Thomas E. J.: “Early Buddhist Scriptures”, (Kegan Paul, London);
“The Life of Buddha as Legend and History”, (Kegan Paul, London);
“History of Buddhist Thought” (Kegan Paul, London);
“The Road to Nirvana”, (The Wisdom of the East Series, John Murray, London);
“The Quest of Enlightenment”, (John Murray, London).
19) Warren Henry Clark: “Buddhism in Translation”, (Harvard University Press, U.S.A.).
20) Woodward F. L.: “Some Sayings of the Buddha”, (World's Classics, Oxford);
“The Buddha's Path of Virtue”, (The Translation of the Dhammapada), (Adyar, Madras, India).
Về Người Dịch
Sinh năm 1969 tại Nha Trang.
Năm 1989-1991: Học Đại Học Tổng Hợp Tp. HCM, khoa Anh văn, đến năm thứ 3.
Năm 1991-1992: Nghỉ học Đại học, biên dịch Từ Điển Anh-Việt 65.000 từ (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ấn hành).
Năm 1993-1994: Dạy bán thời gian môn tiếng Anh, Đại Học Công Nghệ Tp.HCM.
Năm 1996-2000: Làm đại diện bán hàng nguyên liệu cho một số Cty nước ngoài tại Việt Nam (Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Singapore, Thụy Sĩ …).
Năm 2003-2004: Tốt nghiệp Cao Học QTKD (MBA), Đại Học University of Washington; Tốt nghiệp Mini-MBA, Chương trình Hội CNTT & Quản trị Kinh Doanh Hoa Kỳ.
Năm 2001-2009: Làm Trưởng VPĐD Tập đoàn ICEC Corp. (Mỹ) tại Việt Nam.
Năm 2005-2009: Làm kim Giám Đốc Phát triển Thị trường Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh & Pakistan cho 3 Tập đoàn sản xuất hóa chất nông nghiệp Trung Quốc ở Sơn Đông (AM&PC), Nam Kinh (Jiangsu E/H) & Quảng Đông (Zhanhua Chem & Guangdong AMP).
Năm 2009 (40 tuổi): Nghỉ hưu
Năm 2009-2011: Bắt đầu dịch Kinh sách Phật giáo; in & ấn tống miễn phí Kinh sách Phật giáo; tham gia các chương trình từ thiện Phật giáo.
Quy y Tam Bảo tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, pháp danh: Đức Trí Thành.
▪ Những sách Phật học đã biên dịch & viết:
1. “Những Điều Phật Đã Dạy” (“What The Buddha Taught” by The Most Ven. Ph.D Wapola Rahula).
2. “Giáo Trình Phật Học” (Toàn bộ) (“Buddhism Course” by Chan Khoon San).
3. “Hành Hương Về Xứ Phật” (“Buddhist Pilgrimage” by Chan Khoon San).
4. “Đức Phật & Phật Pháp” (“The Buddha & His Teaching”) by The Most Ven. Narada Maha Thera).
5. “Hướng Dẫn Vi Diệu Pháp Tạng” (Nguyên Thủy), (“Guide Through the Abhidhamma Piþaka”) by Nyanatiloka Mahathera, Buddhist Publication Society, Sri Lanka.
6. “Lịch Sử Phật Giáo Nguyên Thủy ở Các Nước Đông & Nam Á” (“History of Theravada Buddhism in Southern & Eastern Asia”).
7. “Một Kiếp Người” (đang biên soạn).
[1] Theo Tiến sĩ Bình Anson, con số bài là kinh không thống nhất, tùy theo cách tính hay không tính các tên bài trùng lặp. Xin vui lòng tham khảo nghiên cứu quý giá của ông trong phần Phụ Đính: “Quy Ước Trích Dẫn Kinh Điển Nguyên Thủy”.
[2] 24 tập hay 15 tập là tùy theo cách tính hay không tính tên các bài trùng lặp. Xin vui lòng tham khảo nghiên cứu quý giá của ông trong phần Phụ Đính: “Quy Ước Trích Dẫn Kinh Điển Nguyên Thủy”.