Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương Vii Đạo Nguyên Nói Về “Hữu-thời”

10 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 8430)
Chương Vii Đạo Nguyên Nói Về “Hữu-thời”

Thiền sư PHILIP KAPLEAU
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
BA TRỤ THIỀN
GIÁO LÝTU TẬPGIÁC NGỘ
Nguyên tác: The Three Pillars of Zen
Cập Nhật và Hiệu Đính
theo Ấn Bản Kỷ Niệm Năm Thứ 35 của Nguyên Tác Tiếng Anh

PHẦN III
PHỤ LỤC

Chương VII 
Đạo Nguyên Nói về “Hữu-Thời”

DẪN NHẬP CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

 

Trong những trang trước chúng tôi thường có diệp nhắc đến Thiền sư Đạo Nguyêntác phẩm hàng đầu của ông, bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (Shobogenzo), cả con người lẫn tác phẩm của ông đáng được viết thành sách. Ở đây chúng tôi chỉ có thể cống hiến vài nét tượng trưng về tác phẩm mà thôi.

Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen), còn gọi là Đạo Nguyên Vĩnh Bình (Dogen Eihei) theo tên ngôi chùa của ông, chùa Vĩnh Bình (Eihei-ji), sống từ năm 1200 đến năm 1253 và có lẽ một tâm linh sáng chói nhất mà Phật giáo Nhật bản đã sản sinh. Mặc dù người ta cho rằng Đạo Nguyên đã mang giáo lý tông Tào Động từ Trung quốc về Nhật bản, rõ ràng dường như ông không bao giờ có ý định lập một phái Thiền Tào Động như thế, mà đúng hơn ông đã nuôi đưỡng một thứ Thiền tổng hợp đặt căn bản trên giáo lý của Phật Thích-ca Mâu-ni. Thực tế, ông làm nản lòng tất cả những cách xếp loại có tính chất tông phái hoặc Tào Động, Lâm Tế hay Hoàng Bá (Obaku), hoặc các phạm trù rộng hơn như Tiểu thừa hay Đại thừa.

Thực là sai lầm khi mô tả Đạo Nguyên như một “nhà biện chứng tinh tế,” dù ông có tính cách triết gia hơn là Thiền sư. Như là một bậc thầy có tâm hồn cao cả đã sống sâu xa những gì mình dạy, Đạo Nguyên đã tìm thấy con đường giải thoát con người khỏi sự xiềng xích của tham, sân, si bằng cách dạy cho họ làm thế nào để sống một cuộc sống có ý nghĩa đích thực, đặt căn bản trên Đạo của Phật và không thiết lập một hệ thống tư tưởng suy lý

Bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng gồm 95 quyển, được viết suốt khoảng thời gian 25 năm, nhưng chỉ hoàn thành trước khi Đạo Nguyên mất một thời gian ngắn. Trong đó Đạo Nguyên bàn đến những điều đơn giảnthế tục như cách thực hiện đúng những phận sự vệ sinh trong đời sống tự viện cũng như các vấn đề siêu hình cao độ như mối tương quan giữa thời gianhữu thể đối với sự tu-ngộ. Toàn bộ cách thức diễn đạt của Đạo Nguyên thực độc đáo và chắc chắn là do phẩm chất giác ngộ của ông, nhiều người tin là một trong những giác ngộ triệt để nhất của Phật giáo Nhật bản, cũng như do tâm hồn sáng tạo cao độ, sáng chói tự nhiên của ông. Trong giới hiểu biết Thiền, người ta nói rằng những phần thâm áo nhất trong Chánh Pháp Nhãn Tạng là núi Everest của Phật giáo Nhật bản và ai muốn leo lên tận đỉnh phải mở con mắt ngộ đầy đủ và người leo muốn đặt chân chắc chắn trên ấy cũng phải đạt nhiều năm nỗ lực.

Để người đọc có một khái niệm nào đó về bút pháp và chiều kích bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đạo Nguyên, chúng tôi xin giới thiệu ở đây một doạn trích ở quyển 11 nhan đề “Hữu-Thời,” có lẽ là phần thâm áo nhất của bộ sách. Chúng tôi tin rằng đoạn trích này gồm suýt soát một phần ba của phẩm ấy, đặc biệt vén mở cho những người học Thiền sống trong thế kỷ 20 có khuynh hướng khoa học, một cách độc đáo về ý nghĩa của thời gianvũ trụ. Hơn nữa nó còn làm sáng tỏ nội kiến của Đạo Nguyên về thời gianhữu thể đã được ông hướng nội nhận ra qua tọa thiền ở thế kỷ 13 và những cái nhìn của các nhà vật lý vi mô và vĩ mô về thời giankhông gian họ đã đạt đến qua các nguyên tắc và phương pháp khoa học, đã song hành với nhau đến một mức độ đáng kể. Song sự khác biệt, sự khác biệt có tầm quan trọng sâu xa, là hậu quả mà các nội kiến này tác động lên những người này. Nhận thức của Đạo Nguyên là một khám phá về Đại Ngã đã giải thoát ông khỏi những lo âu cơ bản của kiếp nhân sinh, đem lại cho ông sự tự doan tĩnh bên trong và sự vững chắctính chất đạo đức sau xa. Nhưng cho đến hiện tại, người ta có thể thấy ngay lúc này, không có một sự tiến hóa nội tại nào như thế theo sau sự cống hiến của các khám phá khoa học ấy.

Xin lưu ý, không nên đọc đoạn trích này như đọc các đoạn văn siêu hình trừu tượng. Đạo nguyên không suy lý về các tính chất của thời gianhữu thể mà chỉ nói đến kinh nghiệm sâu xa nhất của ông về thực tại mà thôi. Mối quan tâm vượt mức của ông luôn là tu và ngộ là dẫn dắt độc giả nhận ra chân lý của chính mình và vũ trụ. Điều này đã được ông tuyên bố rõ ràng trong cuốn Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (Fukan Zazengi), trong đó ông khuyên: “Các ông phải tự mình chấm dứt mối liên hệ với những biện luận về Phật giáo và, thay vào đó, hãy học làm cách nào nhìn thấy tâm mình ở chốn an cư.”

 

 

HỮU THỜI

 

Một Thiền sư xưa(1) nói: “Hữu-thời đứng trên đỉnh cao chót vót và dưới sâu tận cùng đáy biển, hữu-thời là ba đầu và tám cùi chỏ, hữu-thời là độ cao 16 hay 18 bộ, hữu-thời là tích trượng của ông tăng, hữu-thời là cây phất tử(2), hữu thời là cái lồng đèn bằng đá, hữu-thời là Ất, hữu-thời là Giáp, hữu thời là trái đất, hữu-thời là bầu trời.”

“Hữu-thời” có nghĩa thời là hữu. Mọi vật hiện hữu là thời, tượng vàng 16 bộ là thời. Vì nó là thời nên có thời lượng. Ông phải biết rằng nó là 12 giờ(3) của “bây giờ.” Ba đầu và tám cùi chỏ là thời. Vì nó là thời nó chỉ có thể đồng nhất 12 giờ này chính giây phút này. Dù chúng ta không đo lường 12 giờ như là dài hay ngắn, chúng ta vẫn [độc đoán] gọi chúng là 12 giờ. Dấu vết của con nước xuống và sự tuôn chảy của thời gian, thực hiển nhiên đến độ chúng ta không nghi ngờ gì, song mặc dù không nghi ngờ gì, chúng ta không nên kết luận rằng chúng ta hiểu chúng. Con người có thể thay đổi, có lúc họ hỏi những điều họ không hiểu, nhưng có lúc họ không còn hỏi những điều ấy nữa, như vậy cái hỏi trước không luôn luôn trùng với cái hỏi hiện tại. Một cái hỏi duy nhất trong kỳ hạn của nó là thời.

---------------------------------------

(1) Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiêm (H.: Yueh-shan Wei-yen, Nh.: Yakusan Igen), một Thiền sư Trung quốc đời nhà Đường, môn đệ của Thạch Đầu Hy Thiên (H. Shih-t’ou Hsi-ch’ien, Nh. Sekito Kisen).

(2) Phất tử (Hossu) còn gọi là phất trần, các sư ngày xưa dùng để ruồi muỗi.

(3) Tức ngày đêm 12 giờ theo Âm lịch, tương đương với ngày đêm 24 giờ Dương lịch.

 

Con người tự đặt định mình và phân tích sự đặt định này như là thế giới. Ông phải nhận thức rằng vạn vật, vạn hữu trong toàn thể thế giới là thời. Không vật nào cản trở vật nào cũng như không thời nào ngăn ngại thời nào. Như thế phương hướng ban sơ của mỗi tâm khác nhau hướng về chân lý thì hiện hữu trong cùng một thời, và đối với mỗi một tâm cũng có giây phút khởi đầu theo phương hướng hướng về chân lý. Nó không khác với tu-ngộ.

 Con người tự đặt định mình và ngắm nghía sự đặt định ấy [như là thế giới]. Mà con người là thời thì cũng giống như thế, không thể chối cãi được. Người ta phải chấp nhận rằng có hàng triệu vật thể và mỗi vật thể, một cách riêng rẽ, là toàn thể thế giới. Đây là chỗ khởi đầu của học Phật. Khi một người đến chỗ nhận ra sự kiện này, [người ta nhận thức rằng] mọi sự vật, sinh vật là cái toàn thể, dù cho tự chúng không nhận ra như vậy. Vì không có thời nào khác hơn thời ấy, mà mọi hữu thờitoàn thể của thời. Mỗi thời điểm bao hàm mọi hữu thể và mọi thế giới.

Chỉ xem xét có hay không có các hữu thể tư duy hay thế giới tư duy thì không bao gồm trong thời hiện tại này. Nếu ông là người thường không biết Phật giáo, khi nghe nói chữ aru-toki (4) chắc chắn ông hiểu rằng [chúng có nghĩa là “có khi”], có lúc hữu hiện ra ba đầu và tám cùi chỏ. Có lúc hữu là độ cao 16 hay 18 bộ, có lúc tôi lội qua sông và có lúc tôi băng qua núi. Ông có thể nghĩ rằng núi và sông là những vật thể của quá khứ, rằng tôi đã bỏ lại phía sau và bây giờ tôi đang sống trong tòa cao ốc nguy nga này. Chúng cách xa tôi như trời cách xa đất.

Song sự thật có phía bên kia. Khi tôi leo núi và vượt

 

---------------------------------------------

(4) Từ ghép Hán ngữ này có thể đọc theo lối Nhật là aru toki có nghĩa là “có lúc” hay theo nghĩa sâu hơn đọc là U-ji tức là Hữu-thời.

 

sông tôi đã là [thời]. Thời phải cần với tôi. Tôi luôn luôn , thời không thể rời tôi. Khi người ta không xem thời như là hiện tượng rút xuống và tuôn chảy, thời tôi leo núi là giây phút hiện tại của hữu-thời. Khi người không nghĩ thời như đến và đi, thì giây phút này là thời tuyệt đối đối với tôi. Lúc tôi leo núi và vượt sông, tôi không kinh nghiệm thời tôi ở trong cao ốc này ư? Ba đầu và tám cùi chỏ là thời của ngày hôm qua, độ cao 16 hay 18 bộ là thời của hôm nay. Nhưng “hôm qua” và “hôm nay” có nghĩa là thời một người đi thẳng vào núi và thấy một vạn đỉnh núi (5). Nó không bao giờ qua mất. Ba đầu và tám cùi chỏ chỉ là hữu-thời của tôi. Nó dường như là của quá khứ nhưng nó là hiện tại. Độ cao 16 hay 18 bộ là hữu-thời của tôi. Nó tựa như đang đi qua nhưng nó là bây giờ. Như thế tùng là thời mà trúc cũng là thời.

 Đừng xem thời như là chỉ bay đi, đừng nghĩ bay đi như là chức năng duy nhất của thời. Đối với thời, bay đi ắt có ly biệt. Bởi vì ông tưởng rằng thời chỉ có đi qua nên ông không biết chân lý của hữu-thời. Tóm lại, mọi hữu trong toàn thể thế giới là một thời riêng trong nhất phiến.Vì hữu là thời, tôi là hữu-thời của tôi. Thời có tính đi qua, chẳng hạn, từ hôm nay đến ngày mai, từ hôm nay đến hôm qua, từ hôm nay đến hôm nay, từ ngày mai đến ngày mai. Bởi vì đi qua là đặc tính của thời, nên thời hiện tại và thời quá khứ không chèn lên nhau hay ra vào nhau. Nhưng Thanh Nguyên là thời, Hoàng Bá là thời, Giang Tây(6) là thời, Thạch Đầu là thời.(7) Vì ông và tôi là thời, tu-ngộ là thời.

---------------------------------------

 (5) Nên hiểu “một vạn đỉnh núi” theo nghĩa tượng trưngvô số các hoàn cảnhhoạt động đa biến của cuộc sống hàng ngày.

(6) Giang Tây (Kosei) chỉ Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất.

(7) Có lẽ ý Đạo Nguyên muốn nói ở đây là các Thiền sư Trung quốc, mặc dù đã qua đời từ lâu, song vẫn còn hiện hữu trong tính phi thời gian của thời.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 117)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 146)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 217)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 147)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 198)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 179)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 208)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 229)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 314)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 557)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 419)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 432)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 526)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 709)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 765)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 784)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 794)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 693)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 668)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 678)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 789)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 809)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 905)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 671)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 580)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 674)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 797)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 682)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 686)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 784)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 795)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 789)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 836)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 862)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 850)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1039)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 914)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1572)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1021)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 912)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1173)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1084)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1073)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1227)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1502)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1934)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1046)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1312)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1054)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 912)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1038)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1069)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1494)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1225)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1250)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 987)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1139)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1605)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant