Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Koan Study (Công Án)

17 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 9982)
Koan Study (Công Án)

THE WISDOM WITHIN

Teaching and Poetry of
the Vietnamese Zen Master
Tue Trung Thuong Si (1230-1291)
Translated and Commented by Nguyen Giac
Thien Tri Thuc Publications California 9010

KOAN STUDY(CÔNG ÁN)

Koan Study Công Án
There were thirteen koans presented in this book. Mostly, each one had three parts: initially, Master Tue Trung read aloud some lines from a sutra or a Zen anecdote; secondly, he said some commentary words or gave a gesture; and lastly, he composed a poem accordingly.

In Vietnam these days, koan practice is taught somehow different from the approach that Tue Trung showed in this book. The monasteries influenced by the late Zen Master Duy Luc now make koan study as their core practice, but mostly with the huatou method in which the practitioner keeps watching the mind stream being blocked by a great doubt. In dozens of monasteries influenced by the well-known Zen Master Thanh Tu, who has revived the 700-year-old Truc Lam Zen School to become the largest Zen School in Vietnam now, the koan study is taught alongside scriptures and other practices.

Có mười ba công án ghi lại trong sách này. Hầu hết, mỗi công án có ba phần: phần đầu, ngài Tuệ Trung đọc lên vài dòng từ kinh điển hay kể một giai thoại Thiền; tiếp theo, ngài nói vài lời bình phẩm hay làm một động thái nào đó; và sau cùng, ngài làm một bài tụng thích hợp.

Tại Việt Nam hiện nay, pháp tu công án được dạy có khác với cách mà ngài Tuệ Trung hiển lộ trong sách này. Các thiền viện ảnh hưởng bởi cố Thiền Sư Duy Lực hiện dùng công án làm pháp tu chính, nhưng hầu hết với cách tham thoại đầu trong đó hành giả nhìn vào dòng tâm đang bị một đại nghi tình ngăn trở. Tại hàng chục thiền viện ảnh hưởng bởi vị Thiền Sư nổi tiếng Thanh Từ, người đã hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm có từ 700 năm trước để trở thành dòng Thiền lớn nhất VN bây giờ, công án được dạy bên cạnh kinh điển và các pháp hành khác.

How could we enter the koan practice? 
All the comments Tue Trung gives for the thirteen koans in this book have only turned them into gateless mazes; however, Zen masters say that koan practice is a powerful tool to help practitioners go beyond birth and death.

Surely, we can not reason with birth and death; they are not far apart from us. They are one with us; birth and death are one with us. 

Because you should not reason with koans, the practice requires neither words nor thoughts. That means that before handling a koan, you should be familiar with some meditation methods that would help to calm your mind first. In case you feel it’s hard to calm your mind, you are cordially invited to read the book The Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters. (link: http://thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters.htm)

Chúng tathể tham công án như thế nào?
Tất cả lời bình ngài Tuệ Trung nói trong mười ba công án ở sách này chỉ biến chúng thành các mê lộ không cửa ngõ; tuy nhiên, các Thiền Sư nói rằng tham công án là một công cụ mãnh liệt để giúp hành giả vượt qua sinh tử.

Chắc chắnchúng ta không thể lý luận với sinh tử; chúng không tách rời khỏi chúng ta. Chúng là một với ta; sinh và tử là một với chúng ta.

Bởi vì bạn không nên lý luận với công án, pháp này không dùng tới ngôn ngữ hay niệm tưởng. Nghĩa là, trước khi bạn tham một công án, bạn nên quen thuộc với một số phương pháp thiền định có thể giúp giữ cho tâm bạn lặng lẽ trước đã. Trường hợp bạn cảm thấy khó bình tâm, xin trân trọng mời bạn vào đọc cuốn sách song ngữ này: The Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters. (link: http://thuvienhoasen.org/ZenAncientMasters.htm)

Buddha once said, “Nothing should be clung to.” So, why koan? The koan practice doesn’t give you anything to grasp or possess; on the contrary, it just a means to strip the mind to the essence. And the essence is truly the nonself.

How could we say about Nirvana -- the state that Buddha referred to as unborn, unageing, unmade, and undying?
How could we think about the unthinkable, and speak about the unspeakable? In koan practice, when all thoughts and words could not arise in your mind, you are facing directly to the unthinkable and unspeakable.

Now, as a reader, you could enjoy the koan just like a cup of tea. A sip, then a sip. Just keep feeling only, and think nothing. If a thought arises while you are drinking, you would lose the taste of tea. Let the cup of tea become one with you, and let the koan be you. Enjoy the reading.

Đức Phật một lần nói, “Đừng trụ vào bất cứ gì hết.” Vậy thì, sao lại công án? Pháp tham công án không trao cho bạn bất cứ gì để cầm nắm hay sở hữu; ngược lại, nó chỉ là một phương tiện để gạn tâm cho tới tận tự tánh. Và tự tánh thực sự là vô ngã.

Làm sao chúng ta có thể nói về Niết Bàntrạng tháiĐức Phật nhắc tới như là không hề được sanh ra, không già lão, không được tạo ra, và không hề chết đi?
Làm sao chúng ta có thể nghĩ về cái bất khả tư nghị, và nói về các bất khả ngôn thuyết? Trong pháp tham công án, khi tất cả lời và niệm không thể dấy lên trong tâm, bạn lúc đó đang trực diện với cái bất khả tư nghị và bất khả ngôn thuyết.

Bây giờ, là một độc giả, bạn có thể thưởng thức công án như uống một tách trà. Một hớp, rồi một hớp. Chỉ cứ giữ cảm thọ thôi, và không nghĩ ngợi gì hết. Nếu một niệm dấy lên trong khi bạn uống, bạn có thể lạc mất vị trà. Hãy để tách trà trở thành một với bạn, và hãy để công án là bạn. Xin mời đọc và thưởng thức.

1. Dharmas of Birth and Death

Raising case:
Parinirvana Sutra says, “All deeds are impermanent; they are dharmas of birth and death.”

Tue Trung commented, “What is brought into existence, and what ceases to exist?”

Poem:
All deeds are impermanent; 
they are dharmas of birth and death.
The rain showers over the three realms;
the wind blows on all ten directions.
The enlightened and the unenlightened don’t stay together; the dragons and the snakes don’t mix.
All deeds are impermanent; all are emptiness.
Watch the mind of birth and death, and see who is asking and replying.
If I see the old Gautama with chilly body, I will give him a kick at his waist. 
Aha!
If you haven’t seen yet the warm colors of the spring, just watch the cherry flowers bloom.

1. Pháp Sanh Diệt

Cử:
Kinh Niết-bàn nói:
Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt.

Thầy nói:
- Cái gì sanh diệt?

Tụng:
 Các hạnh vô thường
 Là pháp sanh diệt.
 Ba cõi mưa mịt mù
 Mười phương gió vi vút.
 Phàm thánh chẳng ở chung
 Rắn rồng không lẫn lộn
 Các hạnh vô thường tất cả không
 Tâm sanh diệt kia ai hỏi đáp?
 Nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh
 Chưa khỏi ngang hông cho một đạp.
 Chao!
 Không thấy màu xuân ấm
 Hay xem đào lý hoa.

2. Nirvana is Blissful

Raising case:
Cease the cycle of birth and death;
blissful are those who enter the complete extinction. 

Tue Trung commented, “Why did Uyen Minh raise eyebrows?”

Poem:
Cease the cycle of birth and death;
blissful are those who enter the complete extinction.
When birds get tired, they rest on a reed bed.
When fish feel fatigued, they lie on a river bottom.
I don’t mind when my body gets ill; I just feel sorry for my hands tired of mixing herbal drugs.
To pass the one-log bridge, don’t carry a heavy burden; upon arriving home, stop asking for any path 
and be free from the worry of falling down.
In case you are still on the path, learn from the old sages and never stop.
Oh!
You could never come to the brook Vo Lang, if you don’t have a passion to pass the reed beds.

2. Tịch Diệt Vi Lạc

Cử:
 Sanh diệt diệt rồi
 Tịch diệt là vui.

Thầy nói: - Uyên Minh châu mày làm gì?

Tụng:
 Sanh diệt diệt rồi
 Tịch diệt là vui.
 Chim mỏi đậu khóm lau
 Cá mệt dừng đáy nước.
 Chẳng ngại thân nhuốm đau
 Chỉ e tay chế thuốc.
 Đừng đeo mang gánh nặng
 Đi qua cầu một cây.
 Đến nhà thôi thưa hỏi
 Từ đâu lại sẩy chân.
 Muôn một không được dừng
 Như trước xem mưu lược.
 Ối!
 Nếu chẳng nhân mê bờ lau lách
 Đi càn được đến suối Võ Lăng.

3. Contemplating Buddha

Raising case:
Vimalakirti Sutra says, “Contemplate the true form of the body; just like that, contemplate Buddha.”

Tue Trung smiled.

Poem:
Contemplate the true form of the body; 
just like that, contemplate Buddha.
Searching for a needle that was dropped on the ground, you are now turning your face up toward the sky.
You had not an inch of brain originally; 
you now have rampantly impure thoughts. 
Having not been tied originally, you now want to be tied; 
having not had a shackle initially, you now want one.
A tiger is sitting; see that’s truly a sitting tiger.
A dragon is sleeping; see that’s truly a sleeping dragon.
If you want to know the body and Buddha, just observe the root: planting a lotus seed, you later will have a red lotus flower.

The sun rises over the ocean; only when you rub the eyes, you will see the sun is moving. 

3. Quán Phật

Cử:
Kinh Duy-ma nói:
 Quán thật tướng của thân
 Quán Phật cũng như vậy.
Thầy nở nụ cười.

Tụng:
 Quán thật tướng của thân
 Quán Phật cũng như vậy.
 Tìm kim rơi đất
 Ngửa mặt xem trời.
 Xưa kia không tấc dạ
 Ngày nay lỗi bời bời.
 Không trói lại cầu trói
 Không ràng lại đến ràng.
 Cọp ngồi thật cọp ngồi
 Rồng ngủ là rồng ngủ.
 Muốn biết thân cùng Phật
 Trồng ngó nẩy sen hồng.
 Gương ngọc tròn vành lên góc biển
 Chỉ nhân ấn mắt có đổi dời.

4. Neither Born Nor Destroyed

Raising case:
Avatamsaka Sutra says, “The Buddhas appear constantly before the eyes of those who understand that all things are neither born nor destroyed.”

Tue Trung commented, “Watch! Watch!”
Then continued, “Loudly tell them to keep silent. Reject the cakes, eat the flour.”
Katsu!

Poem:
Buddha used his tongue to deceive sentient beings.
He walked alone, while all others slept soundly and dreamed deeply despite the night was almost over.
At the eastern gate, the gong sounded and ushered the morning in.

4. Chẳng Sanh Chẳng Diệt

Cử: 
Kinh Hoa Nghiêm nói:
Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền.
Thầy nói:
- Xem ! Xem!
Lại nói:
Lớn giọng bảo im
Bỏ bánh ăn bột.
Hét!

Tụng:
Đầu vàng (Phật) khua lưỡi gạt chúng sanh
Chốn chốn ngủ say, dạo một mình.
Chẳng quản đêm tàn còn mộng mị
 Đinh, đông cửa phượng giục tàn canh.

5. The First, The Second 

Raising case:
 A monk asked Zen Master Van Tue, “Everybody assembled. What should we discuss?”
 Zen Master Van Tue said, “The introduction chapter, the first.”

Tue Trung commented, “If the second, still okay.”

Poem:
Raise the introduction chapter, the first; 
see the equality, neither high nor low.
The enlightened see all things as neither real nor unreal. The unenlightened worry about losing and gaining.
The wooden man dances the music of thac-chi.
The stone girl plays on her flute a song of tat-lat. 
Do you want to understand this meaning?
-- Prajna Paramita.

5. Thứ Nhất, Thứ Nhì

Cử:
Tăng hỏi Thiền sư Vạn Tuế: Đại chúng nhóm họp, cùng bàn việc gì? Sư đáp: Phẩm tựa thứ nhất.

Thầy nói:
- Thứ nhì cũng được.

Tụng:
 Nói phẩm tựa thứ nhất
 Trên dưới không đồng bậc.
 Người trí không thật
 Kẻ mê sanh được mất. 
 Người gỗ múa thác chi
 Gái đá thổi tất lật.
 Muốn tìm rõ ý này
 Bát-nhã ba-la-mật.

6. Buddha Nature

Raising case:
A monk asked Zen Master Truong Sa Canh Sam, “After an earthworm is cut in two pieces, each half moves independently. Which half does the Buddha nature reside in?”
Truong Sa said, “Moving and not moving – what is that realm?”

Tue Trung commented, “Both sides don’t move; only your side moves.”

Poem:
An earthworm is cut in two pieces.
Who knows why each half is moving?
Facing the question of Buddha nature is really hard.
Don’t turn away from the guy who opened his heart to show the six turtles hiding inside.

6. Phật Tánh

Cử:
Tăng hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: “Con trùn chặt làm hai đoạn, đoạn nào cũng cử động, vậy Phật tánh ở đoạn nào?” Trường Sa đáp: “Động cùng chẳng động là cảnh giới gì?”

Thầy nói:
Hai bên không động,
Động ở bên ông.

Tụng:
 Con trùn chặt đứt làm hai khúc
 Mỗi khúc lăng quăng, có ai biết. 
 Hỏi ra Phật tánh toàn khó thay
 Cô phụ phanh lòng giấu sáu rùa.

7. Burning the Portrait

Raising case:
 A monk drew a portrait of Zen Master Trieu Chau, and presented it as an offering to him.
Trieu Chau said, “Now tell me. Does it look like me? Doesn’t it look like me? If it looks like me, beat me to death; if it doesn’t, burn it to ashes.”
The monk stayed silent.

Tue Trung commented, “So much wasteful!”

Poem:
On the precious paper, the brush tip 
vaguely draws the original body.
Beating to death, or burning to ashes?
Very few beings on heaven and earth could do that.

7. Đốt Bức Chân Dung

Cử:
Thiền sư Tùng Thẩm ở Triệu Châu. Có vị Tăng vẽ bức chân dung của Sư đem đến trình. Sư bảo: Hãy nói giống tôi không giống tôi? Nếu giống tôi thì đánh chết lão Tăng đi. Nếu không giống tôi thì đốt quách bức họa đi. Vị Tăng lặng câm.

Thầy nói:
- Đều là phí công.

Tụng:
 Mũi nhọn bút lông khuôn giấy báu
 Thầm vẽ như nhiên thân bản lai.
 Dù cho đánh chết, đem thiêu rụi
 Thượng giới trần gian có mấy ai.

8. The Mirror

Raising case:
 Qui Son wrapped a mirror and sent it to Nguong Son. After receiving the mirror, Nguong Son took it to the dharma hall, raised it high and asked the monks, “Reply me. Is this Qui Son’s mirror, or Nguong Son’s mirror? If nobody can reply, I will smash the mirror.”
Nobody could answer. 
Nguong Son smashed it into pieces.

Tue Trung commented, “Still threatened by Qui Son disaster.” After a pause, Master continued, “That is to follow the small deeds and turn away the great vehicle.”

Poem:
The precious mirror is wrapped; however, its front surface is still open out there. All things, beautiful or ugly, are shown themselves in the mirror. Don’t break it and turn away from the good intention. Just keep it, and let it shine freely. 

8. Tấm Gương

Cử:
Qui Sơn gói một tấm gương gởi Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn thượng đường đưa lên bảo: “Hãy nói, đây là gương Qui Sơn, là gương Ngưỡng Sơn? Có người nói được thì không đập bể.” Chúng không nói được. Ngưỡng Sơn đập nát tấm gương.

Thầy nói:
- Chưa khỏi cái họa Qui Sơn.
Lại tiếp:
- Theo hạnh nhỏ mà bỏ thừa lớn.

Tụng:
 Gương báu gói niêm mặt hướng tiền
 Đưa lên đẹp xấu tự hiện nguyên.
 Đập đi nỡ phụ ý nung nấu
 Chỉ nhận sáng trong treo tự nhiên.

9. Honor and Dishonor

Raising case:
Lao Tzu said, “Honor and dishonor – both are fearful.”

Tue Trung commented, “A skillful hand paints thousand things. In the mind, ten thousand sorrows are blooming.” 

Poem:
When it’s cold, put on your jacket; hot, take it off; neither cold nor hot, who knows what?
Watch the willows and flowers in the royal garden.
Don’t trash the four seasons for searching only the spring.

9. Vinh nhục

Cử:
Lão Tử nói: Vinh nhục đều sợ.

Niêm:
 Tay khéo vẽ nên ngàn sự vật
 Tâm này nẩy nở muôn mối sầu.

Tụng:
 Lạnh thì mặc áo, nực cởi ra
 Không lạnh không nực, ai biết mà.
 Chỉ xem liễu ngự hoa cung sắc
 Đâu chỉ tìm xuân bỏ bốn mùa.

10. Prostration to Buddha

Raising case:
 Zen Master Lam Te visited the head monk of a Buddhist tower. The head monk asked, “Prostrating to the Buddha first, or to the Patriarch first?”
Lam Te said, “Prostrating to neither Buddha nor Patriarch.”
The head monk asked, “Elder monk, do you have any grievance against the Buddha and Patriarch?”
Lam Te shook his sleeves, and walked out.

Tue Trung commented, “The head of the tiger is already ridden, but its whiskers could not be touched.”

Poem:
Once shaking his sleeves, Lam Te walked out leisurely. The head monk looked with eyes wide open, and could not understand. Ultimately, prostrate to neither Buddha nor Patriarch. The light of autumn shines into the creek, and reflects the jewels brightly.

10. Lễ Phật

Cử:
Thiền sư Lâm Tế đến thăm chủ tháp. Chủ tháp hỏi: “Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước?” Lâm Tế đáp: “Tổ Phật đều chẳng lễ.” Chủ tháp hỏi: “Tổ Phật cùng Trưởng lão có oán thù gì mà chẳng lễ?” Lâm Tế liền phủi áo đi ra.

Thầy nói:
 Được cỡi đầu cọp
 Chẳng vuốt râu hùm.

Tụng:
 Một lần phủi áo thong thả đi
 Chủ tháp trợn trừng chẳng liễu tri.
 Phật, Tổ cùng đều không lễ
 Thu quang khe sáng ngọc rạng ngời.

11. The Donkey Ahead

Raising case:
Tran Ton Tuc asked a monk, “Where do you come from?”
The monk stared at Tran Ton Tuc with eyes wide open.
Tran Ton Tuc then said, “You, the guy who walked with a donkey ahead and a horse behind. Say a sentence.”
The monk stayed silent.

Poem: 
[While walking in the cycle of life,] with a donkey ahead and a horse behind, don’t move crisscross. How about when you are kicked by a donkey and stomped by a horse? In a dream last night, someone asked that question. The two dead bodies were buried in one same deep tomb. 

11. Lừa Trước 

Cử:
Trần Tôn Túc hỏi vị Tăng: Ở đâu đến? Vị Tăng trợn mắt nhìn Sư. 
Sư nói:
Kẻ lừa trước ngựa sau
Nói thử một câu xem?
Vị Tăng lặng câm.

Tụng:
 Ngựa sau lừa trước chớ ngược ngang
 Lừa đá ngựa giày lại thế nào?
 Đêm trước trong mơ người ướm hỏi
 Hai thây chôn dưới một mồ sâu.

12. Prostation to Students

Raising case:
Zen Master Canh Thong, the abbot at Hoac Son, was asked by a layman, “What is the core meaning of Buddhism?”
Canh Thong made a prostration. The layman asked, “Why do you, a monk, prostrate to a layman?” Canh Thong said, “You should hear that we have to respect the students.”
Tue Trung commented, “Yes, aye and yeah. How far apart among them?”
Canh Thong then asked the monk, “Where do you come from?” The monk raised high his sitting mat.
Canh Thong said, “Head of a dragon, tail of a snake.”
Tue Trung commented, “The moon’s reflection is not the living way of this one family.”
The monk then asked Canh Thong, “What is a Buddha?”
Canh Thong hit the monk. The monk hit back.
Canh Thong said, “You hit me within morality. I hit you without morality.” The monk stayed silent. Canh Thong told him to leave.
Tue Trung commented, “When one side uses a violent army, it would be meaningless. When one side sets a chicken-baited trap to catch foxes, the puppy would offend the tiger.”

Poem:
The military general lost the three battles. When the king gave an order, the six countries returned to peace. A war just ended, and a thousand spears were just laid down; then again, ten thousand horses neighed loudly in the autumn. 

12. Lễ bái đệ tử

Cử: 
Thiền sư Cảnh Thông về sau trụ trì ở Hoắc Sơn có cư sĩ đến hỏi: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư liền lễ bái. Cư sĩ nói: “Hòa thượng vì sao lễ người thế tục?” Sư nói: “Ngươi chẳng nghe nói tôn trọng đệ tử sao?” 
Thầy nói: 
Vâng, dạ và ừ 
Cách nhau bao nhiêu? 
Lại Cảnh Thông hỏi vị Tăng: “Từ đâu đến?” Vị Tăng đưa tọa cụ lên. Sư nói: “Đầu rồng đuôi rắn.” 
Thầy nói: “Bóng trăng không phải là sanh kế một nhà.” 
Lại vị Tăng hỏi Cảnh Thông: “Thế nào là Phật?” Sư liền đánh. Vị Tăng đánh lại. Sư nói: “Ông đánh ta có đạo lý, ta đánh ông không đạo lý.” Vị Tăng lặng câm. Sư liền đuổi ra. 
Thầy nói: 
Một bên dùng bạo binh, sẽ vô nghĩa vậy, 
Một bên đem gà bẫy chồn, chó con chạm cọp. 

Tụng: 
 Tướng quân ba trận chẳng thành công 
 Hoàng đế lệnh truyền sáu nước xong. 
 Vừa buông ngàn giáo trận chiến dứt 
 Lại nghe muôn ngựa tiếng thu vang.

13. Asking to give a dharma talk

Raising case:
 A nun came to see Zen Master Dam Khong, and asked him to let her give a dharma talk. Dam Khong said, “Women should not give dharma talks.”
The nun said, “An eight-year-old dragon girl became a Buddha. So!” 
Dam Khong said, “That dragon girl had the power to transform in eighteen ways. I want to see if you can transform just once?” 
The nun said, “Able to transform are only the foxes that have become evil spirits.” Dam Khong hit and told her to leave.

Tue Trung commented, “Right is right. But still stuck in a one-way path.”

Poem:
Those who hold or drop a basket are not only the ones who love the profound teachings and want a dharma talk.
To raise the core meaning, hit and expel the wild fox.
Previously, three and three; afterward, three and three.

- THE END -

13. Xin thuyết pháp

Cử: 
Hòa thượng Đàm Không có vị Ni đến xin phép khai đường thuyết pháp. Ngài nói: “Hàng Ni phụ nữ không nên khai đường.” Ni thưa: “Long nữ tám tuổi thành Phật, là sao?” Sư bảo: “Long nữ có mười tám pháp biến hóa, ngươi biến một pháp cho lão tăng xem?” Ni thưa: “Biến được chỉ là loài chồn thành tinh.” Sư liền đánh đuổi ra. 

Thầy nói: 
- Phải thì phải, còn kẹt một mối. 

Tụng: 
 Thương thay diệu pháp muốn bàn huyền 
 Đâu chỉ cầm lan (giỏ) hay buông lan (giỏ) 
 Đánh đuổi hồ tinh là chỉ yếu 
 Trước ba ba sau lại ba ba

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3946)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3119)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 7061)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5655)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3969)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3098)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12177)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5143)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3876)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9171)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7453)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27135)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5933)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5645)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6161)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5701)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5501)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7843)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4784)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12182)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21877)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6526)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7477)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6751)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6306)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8585)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6109)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5714)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14279)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20295)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6936)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6859)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6414)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6508)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6034)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7438)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7417)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8558)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6493)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6885)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10509)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19914)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30239)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16236)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19664)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11072)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14380)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7790)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10496)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7949)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant