Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02 - Phật Pháp Rất Chân Thật

Saturday, July 27, 201300:00(View: 4554)
02 - Phật Pháp Rất Chân Thật

PHẬT PHÁP TẠI THẾ GIAN - Tập 1
H.T Thích Thanh Từ

PHẬT PHÁP RẤT CHÂN THẬT

Giảng tại Bỉ 2002

Hôm nay, lần đầu tiên tôi đến chùa Hoa Nghiêm tại Bỉ theo lời mời của Ni sư Trụ trì, thăm viếng chư Ni và quí Phật tử, đồng thời đáp lại lòng chân thành thỉnh cầu của quí vị, thuyết một thời pháp. Đề tài tôi nói hôm nay là Phật pháp rất chân thật.

Sở dĩ tôi nói đề tài này vì có một số người hiểu lầm, tưởng đạo Phật huyền bí, khó hiểu. Như tụng kinh Bát-nhã thấy khó hiểu nên họ cho là bí hiểm. Nếu bí hiểm thì lời Phật dạy không có lợi ích cho chúng sanh. Vì vậy chúng tôi phải nói rõ giáo pháp của đức Phật rất chân thật, rất thiết yếu với cuộc sống của con người.

Phật là gì? Phật là người giác ngộ. Hồi xưa, từ thế kỷ thứ 13 trở về trước, người Việt Nam gọi Phật là Bụt. Sao ngày nay chúng ta lại gọi là Phật? Sự thật không có gì lạ. Ngày xưa, vùng Luy Lâu ở miền Bắc nước ta, được các nhà buôn từ nhiều nơi tụ hội về buôn bán, trong số đó có chư Tăng Ấn Độ theo thuyền buôn sang Việt Nam truyền đạo. Các ngài phát âm theo tiếng Phạn gọi Phật là Buddha, dân ta gọi trại lại thành Bụt. Điều này chứng minh Phật giáo Việt Nam đã có rất lâu đời, không phải mới đây. Về sau này, chúng ta gọi là Phật vì gọi theo người Trung Hoa. Chữ Buddha dịch sang tiếng Hoa là Phật-đà.

Như vậy, Bụt hay Phật là chỉ cho người giác ngộ được viên mãn, triệt để tất cả pháp ở thế gian, không phải giác ngộ sơ sài. Phật là bậc giác ngộ, Bồ-tát cũng là bậc giác ngộ nhưng giác ngộ từng phần, chưa triệt để viên mãn như đức Phật. Bồ-tát nguyên âm chữ Phạn là Bodhisattva, phát âm theo Trung Hoa là Bồ-tát hay Bồ-đề-tát-đỏa. Bodhi là giác, sattva là phần. Bodhisattva là giác ngộ từng phần.

Bây giờ chúng ta được gọi là gì? Là Phật tử. Phật tử là âm từ chữ Phật nghĩa là giác, tử là con. Phật tử là con bậc giác ngộ. Vậy Bồ-tát giác từng phần, còn chúng ta giác một tí nhỏ thôi nên gọi Phật tử. Nhưng không biết Phật tử chúng ta có giác chưa? Bởi giác ngộ nên Phật thấy đúng như thật tất cả pháp ở thế gian. Thấy đúng như thật nên Phật dạy chúng ta tu, nếu chúng ta hiểu và tu đúng pháp đó thì cũng thấy được lẽ chân thật.

Đạo Phậtđạo chân thật. Tại sao nói chân thật? Ở đây tôi đi từng bước cho quí Phật tử dễ hiểu, dễ nhận. Bước thứ nhất, khi đức Phật giác ngộ viên mãn rồi, Ngài thấy rõ chúng sanh sau khi chết bị luân hồi sanh vào sáu đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, a-tu-la và trời. Tại sao lại sanh trong sáu đường đó? Vì chúng sanh mê lầm tạo những nghiệp ác nên phải rơi vào ba đường xấu, ai sáng suốt tạo những nghiệp lành thì sẽ được sanh lên cõi lành.

Trong vòng luân hồi sanh tử, muốn được sanh chỗ lành thì phải tu nhân lành. Phật dạy chúng ta phải y cứ vào lý nhân quả. Còn đi trong luân hồi lục đạo là lý luân hồi. Như vậy luân hồi trong lục đạo do nghiệp dẫn nên gọi là nghiệp báo. Nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, là những bước đầu người Phật tử phải tu. Nhân đã gây thì quả phải chịu, đức Phật không hứa ai tin Ngài, cầu xin Ngài thì Ngài sẽ ban cho phước lành. Phật không hứa sao Phật tử cứ lạy cầu cho con được cái này, được cái kia? Nếu Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

Như Phật tử muốn đi xa, trước khi đi thắp hương cầu Phật gia hộ cho con đi đường được bình an. Đó là tốt rồi. Nhưng ra đường gặp ai nói những chuyện trái ý mình, quí vị nổi tức chửi lộn với họ. Lúc đó bình an không? Phật có chen vào can thiệp được không? Không. Chúng ta bị những hoạn nạn, khó khăn là vì lòng nóng giận của mình, không làm chủ được. Không làm chủ được mình mắng người ta, người ta chửi lại mình. Gieo nhân nào phải chịu quả nấy, chớ Phật không chen vào can thiệp được.

Phật dạy chúng ta tu là bỏ tham, bỏ sân, bỏ si. Phật tử không chịu bỏ, cứ nhờ Phật gia hộ cho được bình an, cho mọi tai nạn đều hết, Phật gia hộ được không? Phật dạy lẽ thật, mà lẽ thật thì khô khan, đòi hỏi trí tuệ và sức tự chủ của chúng ta nên ta ngán thực hành. Còn nói cầu Phật, Phật sẽ ban cho đủ thứ hết thì Phật tử vui lắm, vì chúng sanh có bệnh yếu đuối, giải đãi, ỷ lại, không muốn tự lực mà chỉ thích ai đó làm giùm mình. Đức Phật nói lẽ chân thậtchúng ta đi quá xa lời Phật dạy. Từ lời dạy chân thật đó, lần lần chúng ta biến Phật thành ông thần, ông Thánh và vì thế đạo Phật trở thành đạo của mê tín hoặc thần bí, tà ngoại.

Tại sao chúng tathái độ lệch lạc đó? Tại vì chúng ta yếu đuối, sợ sệt. Sợ cái này, sợ cái nọ, sợ cái kia, nên lúc nào cũng muốn trông cậy bề trên che chở cho mình. Nếu không có bề trên che chở thì sợ quá đi. Dù Phật nói Ngài không ban phước xuống họa, mà cũng cứ xin Phật hoài hoài. Nếu xin được thì nói Phật linh, nếu xin không được thì nói Phật không thương mình. Đức Phật lúc nào không thương chúng sanh? Phật thương tất cả chúng sanh không bỏ rơi người nào. Phật thương muốn độ hết tất cả, nhưng vì chúng ta không hiểu lời Phật dạy, không ứng dụng đúng rồi tưởng Phật không thương. Nên trong kinh nói: “Phật ái chúng sanh như mẫu ái tử”, Phật thương chúng sanh như mẹ thương con.

Như người muốn được một mẫu bắp tốt, cứ ra chắp tay lạy trời hoài, mà không chịu gieo giống. Quí vị tưởng chừng nào được? Không có nhân thì không bao giờ có quả. Nhân không gieo mà đòi quả là chuyện không bao giờ có. Cũng thế, nhiều Phật tử không chịu gieo nhân mà đòi quả, đó là sai lầm. Muốn có một thửa bắp trúng nhiều hột, trước chúng ta phải lựa hạt giống tốt, rồi gieo trồng chăm sóc kỹ lưỡng, sau mới có kết quả bắp tốt.

Chúng ta kiểm nghiệm lại thế gian không có gì ngoài nhân quả. Nhân quảchân lý trong cái tương đối, là một sự thật không chối cãi được. Phật tử không tin nhân quả thì không thể gọi là trung thành với Phật được, vì lời Phật dạy chúng ta không làm theo. Cũng như cha mẹ dạy con, đừng tập theo mấy đứa ngỗ nghịch hút á phiện, xì ke, ma túy. Cha mẹ dạy vậy, đứa con có hiếu nào lại theo đám hư hỏng kia chơi không? Nếu nó chơi với bạn hư thì đâu thể gọi là có hiếu được. Cũng vậy, nếu là Phật tử chân chánh, chúng ta phải thực hành đúng lời Phật dạy. Không có cái gì tốt xấu đến với chúng ta một cách ngẫu nhiên, mà đều có nhân có quả cả.

Có khi nào ta không ghét người đó, mà người đó lại hung dữ với mình không? Phải có thù oán với nhau mới có làm hung làm dữ. Đời này hoặc đời trước đã gây thù oán với nhau, bây giờ mới gặp lại, nhân quả không phải chỉ có một đời thôi. Nhân quả trải qua tới ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Ba đời đó liên hệ với nhau. Có những nhân mình gây đời trước, đến đời này mới trả quả. Có những nhân làm ngay đời này, đời này hưởng quả liền. Có nhân làm trong đời này nhưng đời này chưa được hưởng quả. Nó khác biệt như vậy, chớ không phải nói nhân quả là có liền.

Nhiều người cứ than thở tại sao tôi làm lành, mà cứ gặp những vui buồn, tai nạn hoài. Nghĩ như vậy rồi nói không có nhân quả hay nhân quả không thật, không đúng. Như trong phố có một căn nhà bán, người khác lại mua. Họ làm ăn rất siêng năng nhưng cuối năm hỏi anh chị dư dả không, người đó nói tôi làm một năm rồi mà vẫn còn thiếu nợ. Lạ chưa! Tại sao làm ăn khá mà thiếu nợ? Truy nguyên ra khi mua căn nhà đó họ phải vay tiền. Làm ăn khá trả được phân nửa hoặc một phần ba, còn nợ lại phân nửa hoặc hai phần. Chớ không phải làm ăn khá liền hết nợ.

Cũng vậy, chúng ta làm lành nhưng nợ cũ còn, trả chưa hết thì quả lành chưa tới kịp. Khi nào chúng ta trả hết nợ cũ quả lành mới đến. Cũng như người mua nhà kia, ít ra phải hai ba năm làm ăn siêng năng cần mẫn, trả hết nợ rồi mới có dư. Đó là một lẽ thật. Cho nên đối với lý nhân quả, chúng ta phải nhìn xuyên từ quá khứ, hiện tại đến vị lai. Có khi hiện giờ chúng ta làm những điều rất tốt, mà chưa có quả tốt vì chưa tới giai đoạn chín muồi, phải qua đời sau mới hưởng được. Không bao giờ nhân tạo mà mất, nó vẫn còn nhưng đủ thời kỳ chín muồi mới thu gặt kết quả. Trong nhà Phật luật nhân quả được khẳng định, chớ không phải chuyện mơ hồ. Đó là một lẽ thật, không nghi ngờ gì nữa. Vì vậy tôi nói Phật pháp là lẽ chân thật.

Kế đến nói về luân hồi. Luân là bánh xe, hồi là lăn tròn. Bánh xe lăn tròn lên xuống, lên xuống trong sáu đường hoài gọi là luân hồi. Trong kinh Phật nói, nếu đời này ta tạo nghiệp lành đời sau sanh vào cõi lành, tạo nghiệp dữ đời sau sanh vào cõi dữ. Hiện tại chúng ta làm lành, làm dữ thì nghiệp lành dữ đó sẽ dẫn ta sanh ở chỗ lành hay chỗ dữ. Điều này có thật không? Nói gần, như một gia đình sanh ba bốn đứa con, cũng người cha người mẹ đó mà mấy đứa con sanh ra giống nhau không? Đứng về mặt thể xác có phần giống một chút, nhưng về tâm lý thì mỗi đứa có khác. Đứa thích môn này, đứa thích môn kia, không giống nhau. Phải cha mẹ dạy không? Không. Phải thầy cô dạy không? Cũng không. Mà chính là tập nghiệp của quá khứ. Đời trước người đó là thợ mộc thợ hồ, nay sanh ra những việc thủ công họ làm giỏi lắm. Nếu người đó là nhà văn, bây giờ đi học văn chương giỏi. Ngày xưa là nhà toán học, bây giờ học toán rất mau. Chúng ta mới thấy có những vị thần đồng về âm nhạc, về toán… Như vậy biết rằng quá khứ của chúng ta, còn mang theo đến đời này chớ không phải hết.

Cũng thế đời này chúng ta tạo nghiệp lành, nghiệp tốt, thì đời sau được sanh vào cõi lành, cõi tốt. Nếu tạo nghiệp ác thì đời sau sanh chỗ ác. Đó là lý luân hồi. Luân hồi từ nghiệp dẫn đi, không phải bỗng dưng mà có. Đạo Phật nói nghiệp là do hành động của mình tạo, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, nên nghiệp chính là thói quen. Nghiệp lành, nghiệp dữ đều do chúng ta huân tập, không phải trời xui đất khiến mình khổ, hay trời xui đất khiến mình vui. Không có cái khổ vui từ bên ngoài đến, mà chính ở nơi mình. Nghiệp là một lẽ thật, không phải chuyện mơ hồ. Ai cũng tạo nghiệp, chỉ khác nhau là lành hay dữ thôi.

Nghiệp nào sẽ dẫn đi trong ba đường ác, nghiệp nào sẽ dẫn đi trong ba đường lành? Chúng ta chiếu theo năm giới: không sát sanh, không trộm cướp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu say, không hút á phiện, xì ke, ma túy. Đó là năm điều lành để bảo đảm dẫn chúng ta đi đường lành, đường lành thấp nhất là cõi người. Năm giới này phạm hết thì đi ba đường dữ.

Nếu người giữ giới không sát sanh, đời sau sanh ra được khỏe mạnh sống lâu. Không trộm cướp đời sau sanh ra của cải nhiều. Không nói dối, không nói lừa ai, nói đúng lẽ thật, đời sau sanh ra nói năng lưu loát, ai cũng quí cũng tin. Không tà dâm sống hạnh trinh bạch, bảo vệ hạnh phúc gia đình mình và gia đình người, đời sau sanh ra đẹp đẽ, gia đình yên ấm. Không uống rượu, không uống say, không hút á phiện xì ke ma túy, đời sau sanh ra sáng suốt. Rõ ràng nhân và quả theo nhau, không phải ngẫu nhiên người này sanh ra khôn ngoan, người kia sanh ra tăm tối. Tất cả đều có nhân duyên hết. Bởi vậy Phật dạy chúng ta tu để trở lại làm người tốt. Đó là luân hồi đúng theo nhân mình đã tạo, còn cái dẫn chúng ta đi vào các cõi gọi là nghiệp.

Hiện đời chúng ta có chứng thực được lý luân hồi này. Như quả địa cầu đang quay hết sáng tới tối, hết tối tới sáng. Quay như vậy là luân hồi. Trong con người chúng ta máu từ tim chảy đến khắp lục phủ ngũ tạng, rồi từ lục phủ ngũ tạng chảy về tim. Ra vào, ra vào lẩn quẩn như thế nên gọi là luân hồi. Như vậy từ địa cầu, từ bản thân, từ tâm niệm chúng ta, đều đi theo chiều hướng luân hồi. Nhiều người không hiểu, tưởng luân hồi là cái gì huyền bí. Sự thật nó như vậy.

Thấy được lý luân hồi, nhân quả chúng ta còn sợ sệt nữa không? Sợ ai? Thường thường sợ là sợ ai đó hành mình. Nhưng bây giờ chính ta là chủ nhân tạo ra mọi hoàn cảnh cho mình, thì còn sợ ai nữa. Có sợ chăng là sợ mình không tạo nghiệp lành lại đi tạo nghiệp dữ. Không ai muốn mình khổ cả, vì thế chúng ta phải tạo nhân lành để tránh khổ, được vui chứ!

Như vậy, đạo Phật cho chúng ta quyền quyết định hoàn toàn, không ai chen vô hết, không phải trời Phật can thiệp vào. Con người khổ quá thường kêu trời, lẽ ra phải kêu mình mới đúng. Tại sao hồi xưa mình ngu tạo nghiệp dữ để bây giờ chịu khổ như vầy. Hiểu thế mới hối hận ăn năn sám hối chừa cải. Còn kêu trời, đổ thừa trời thì không nhận phần lỗi về mình, không chịu trách nhiệm về những hành vi mình đã tạo ra trước đó.

Chúng ta gặp khổ lại đổ trách nhiệm ở một đấng nào, điều này đúng không? Không đúng. Biết tất cả tốt xấu, hay dở đều do mình tạo, ta nhận lấy trách nhiệm về mình. Đó là lẽ thật. Biết nhận lấy trách nhiệm để sửa là khéo tu. Còn không nhận trách nhiệm, cứ theo đà cũ oán hờn, thù hận là chưa biết tu. Người tu phải sáng suốt, biết rõ những gì ta lỡ tạo phải can đảm nhận, chớ không đổ trút cho người khác.

Phật tử học Phật rồi, thấy được trách nhiệm đối với mình, với nghiệp quá khứ đã gây tạo. Gặp cảnh khổ ta không kêu trời kêu đất, chỉ cười vì biết hồi xưa ngu dại mình tạo nhân này, nên bây giờ gặp quả đây. Ngày nay ta không tạo mà gặp cảnh xấu thì biết đây là quả ngu dại từ đời trước. Bây giờ phải ráng ăn năn sám hối. Nếu người gặp cảnh vui, làm gì cũng thành công thì không nên tự hào. Tự biết nhờ hồi xưa biết tu, biết làm lành nên bây giờ gặp cảnh tốt. Nghĩ thế càng gắng làm lành, không ngạo mạn tự cao. Có bỗng dưng được đâu mà ngạo mạn, đây là công của mình từ trước. Người biết tu rồi đứng trong xã hội rất vững vàng.

Người tin được nhân quảcan đảm không? Dám nhận trách nhiệm, không đổ thừa ai hết là can đảm. Do biết nhân quả, can đảm nhận hết những xấu dở để sửa mình, điều hay tốt cố gắng thêm lên. Hiểu đúng tin đúng như vậy, có giác ngộ không? Có giác ngộ chút chút nên nói là con Phật. Học Phật, bước đầu chúng ta phải nhận định cho thật thấu đáo, nếu không sẽ giống như người thế gian có bệnh nhát nhúa, hay đổ thừa. Việt Nam ta có những câu ca dao rất hợp lý nhân quả:

Bởi chưng kiếp trước khéo tu,

Ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang.

Ông bà mình thấy rõ luật nhân quả. Sở dĩ ngày nay được tốt là tại hồi trước mình khéo tu. Ngày nay bị xấu là tại hồi trước mình không khéo tu, chớ có gì đâu. Phật tử mà không giác chút nào hết thì không phải là Phật tử, chỉ là kẻ tu mù thôi.

Tất cả quí Phật tử từ trước tới giờ sống đúng tinh thần nhân quả hay sống ỷ lại? Phần nhiều ỷ lại quí thầy, quí cô. Thôi kệ, làm ăn có tiền lâu lâu đem vô chùa cúng. Mình có tai nạn quí thầy cầu an cho, có chết quí thầy cầu siêu, khỏi lo tu. Đó là hoàn toàn ỷ lại. Ngày nay Phật tử hiểu đạo rồi, đừng quan niệm như thế nữa, mà phải thật tu. Chư Tăng Ni là người đi trước, chỉ cho chúng ta đường lối tu, chớ không phải gánh hết những gì chúng ta làm. Nhiều Phật tử nói tôi cúng chùa nhiều quá, bây giờ tai nạn dồn dập, không ai thương. Nghĩ như vậy là không hiểu đạo Phật hay hiểu không đúng đắn. Đạo Phậtđạo chân thật, chỉ lẽ thật cho chúng ta, chớ không dạy cái gì huyền hoặc, xa lạ với con người.

Phật dạy nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, để chúng ta tu ngay trong đời này và những đời sau. Nhưng đạo Phật không chỉ dạy tu trong sanh tử, mà còn dạy tu giải thoát sanh tử nữa. Đa số Phật tử thấy luân hồi trong ba đường tốt là hài lòng, ít ai muốn ra khỏi. Nhưng thật ra đạo Phật dạy phải làm sao giác ngộ cho sâu, cho triệt để, chớ không phải giác ngộ sơ sơ như vậy là đủ. Vì thế đức Phật còn dạy thêm các pháp tu để ra khỏi sanh tử. Đến đây tôi sẽ nói về lý nhân duyên.

Đức Phật dạy tất cả sự vật trên thế gian này không có cái gì tự nó thành hình, mà phải do nhiều nhân nhiều duyên tụ hợp lại mới thành. Như thế phải có hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất, trước khi nó tụ lại phải là Không. Ví dụ như trước khi đem những đóa hoa cúc cắm vào bình thì bình không. Không mới cắm hoa cúc vào được, chớ bình đầy cứng thì hết cắm hoa cúc. Như vậy trước khi cắm hoa cúc là cái bình không. Từ cái không đủ duyên tụ lại thành bình hoa cúc. Cũng như trước khi cha mẹ chưa sanh, chúng ta có hay không có? Lúc đó đâu có. Không có trong bào thai cha mẹ chớ không phải không có trong vòng luân hồi. Khi đủ duyên ta vào trong bào thai, từ từ được nuôi lớn cho tới ngày ra đời. Như vậy ngày nay chúng ta có là từ cái không trước, rồi nhân duyên tụ hội mới thành có.

Bình hoa này bây giờ có nhưng đôi ba bữa không còn. Sao vậy? Vì nó héo tàn, người ta bỏ đi. Vậy những gì do duyên hợp thì có ngày tan rã. Có cái nào hợp mà không tan đâu. Thân chúng ta đã do duyên hợp thì phải tan, phải hoại nhưng con người lại không chịu hoại. Do đó mới khổ.

Chúng ta lúc nào cũng muốn giác ngộ, mà lại giữ mê hoài. Nếu ngày mùng một tết âm lịch, bạn bè tới chúc chị năm nay nghèo mạt, chúc chị năm nay đau, quí vị có nổi nóng không? Điều đó nhất định không chấp nhận được. Song giàu nghèo là nhân quả của mình. Chúc là chuyện nói bóng nói gió vậy thôi, có thật đâu mà nổi giận! Nổi giận như thế là hữu lý hay vô lý? Vô lý. Còn chúc sống trăm tuổi hay làm ăn phát tài thì vui lên liền. Mà chắc gì sống trăm tuổi, nhưng nghe chúc thế là vui. Như vậy chúng ta đang đi trong mê hay đi trong giác? Mê. Đạo Phật là đạo giác ngộ, mà con Phật lại đi trong mê thì nói sao đây!

Tôi thấm thía câu chúc tết của một Hòa thượng Nhật Bản cho đệ tử: “Thầy chúc cho các đệ tử ông nội chết, bà nội chết, rồi cha chết, mẹ chết, con chết, cháu chết.” Ông chúc chết từ trên xuống dưới, quí vị chịu nổi không. Không ai chịu nổi câu chúc đó. Vị cư sĩ tức quá hỏi: “Tại sao Thầy chúc cho con lạ vậy?” Hòa thượng nói: “Thầy chúc tốt cho con đó.” Hỏi: “Tốt thế nào?” Đáp: “Con thấy già thì ông nội, ông ngoại chết, kế cha mẹ chết, con chết, cháu chết. Đó là chết theo thứ tự, người lớn đi trước người nhỏ đi sau. Bây giờ có nhiều người bất hạnh cha chưa chết mà con đã chết.” Hòa thượng chúc hợp lý như vậy mà có người nghe chịu không nổi.

Con người sống trong tưởng tượng nhiều hơn lẽ thật. Cứ nghe những lời vuốt ve, tán thưởng rỗng thì vui, còn lời nói thật lại buồn trách. Như vậy mới thấy chúng ta tu mà chưa giác. Nếu giác thì dù nói khổ, nói vui gì cũng biết nói rỗng. Chẳng qua mình tạo nghiệp lành hay dữ nên phải thọ quả, chớ có ai nói mà thành tốt xấu cho mình được. Chúng ta không cầu cúng, mong mỏi Phật ban cho cái này, cái nọ mà phải thật tâm chỉnh sửa lại cái xấu dở thành cái hay tốt, đó mới là thật tu. Quí Phật tử mùng một Tết có xin Phật không? Xin thôi là xin.

Nói thế có người thắc mắc tại sao mỗi đêm mình phải lạy Phật, nguyện này, nguyện nọ? Phật không cho cái gì hết, tại sao chúng ta lạy rất kính cẩn? Đó là sự hiểu lầm của người đời. Ví dụ như một nhà khoa học phát minh được một công thức lý hóa hay toán học. Từ khi họ mò mẫm cho tới ngày phát minh trải qua nhiều thời gian rất cực khổ, phải bóp đầu bóp trán mới được. Khi thành công thức rồi, chúng ta học và ứng dụng công thức đó chỉ năm mười ngày là thuộc. Nhờ công của người phát minh nhọc nhằn, khó khăn, sau này chúng ta biết thực hành được nhẹ nhàng và có nhiều lợi ích, cho nên ta mang ơn kính trọng người đó, đâu có gì phải ngạc nhiên. Đây là điều hoàn toàn hợp lý.

Cũng vậy, hồi Phật mới đi tu chưa giác ngộ, trải qua bao nhiêu năm khổ hạnh, phải ngồi dưới cội bồ-đề bốn mươi chín ngày đêm mới được giác ngộ. Bây giờ Ngài dạy lại chúng ta những điều Ngài đã giác ngộ như nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, chỉ chưa tới một giờ đồng hồ, ta đã hiểu hết rồi. Vì vậy chúng ta kính trọng Phật đã gieo cho chúng ta mầm giác ngộ. Chúng ta lạy Phật vì rất quí, rất trọng chỗ Ngài giác ngộân đức Ngài đã giáo hóa giúp chúng ta cùng được giác ngộ như Ngài, chớ không phải lạy Phật để xin. Ngài đã tuyên bố Ngài không cho mà. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy ý nghĩa của sự tu hành.

Theo lý nhân duyên tất cả những gì có hình, có tướng ở thế gian này đều không thật. Đã do duyên tụ thì cũng do duyên tán. Ngày nay đủ nó hợp, ngày mai thiếu nó tan. Đó là lẽ thật. Lẽ thật như vậy mà chúng ta chịu tụ, chớ không chịu tán là mình vô lý. Thân này đủ duyên nó tụ, hết duyên nó hư hoại. Đủ duyên thì còn hết duyên thì mất, đó là chuyện bình thường, có gì phải sợ.

Chúng ta biết có tụ thì phải có tan, đó là một lẽ thật không chối cãi được. Đã là lẽ thật sợ cũng không được, cũng không khỏi, chỉ còn khéo tu thôi. Như hiện giờ ta được thân tốt, muốn ngày mai nó tan rồi tụ lại cũng tốt thì phải tạo duyên nghiệp tốt. Cái gì đến thời kỳ hoại phải hoại, chúng ta có sợ, có khóc mấy cũng hoại thôi. Biết rõ vậy, ngày mai chết ta cũng chỉ cười, hết duyên thì đi có gì đâu mà sợ.

Người hiểu đạo rồi sống ung dung tự tại, không hoảng sợ gì hết. Ai nói chi cũng không sợ, vì mình biết rõ lẽ thật, không chạy trốn nơi đâu được. Quí vị làm hết bổn phận của mình, tới ngày hết duyên thì cười đi. Như vậy tốt không? Còn lo sợ, rên rỉ khóc lóc có được gì, chỉ làm tâm tư rối loạn thêm. Tâm tư càng rối loạn con đường trước càng mờ mịt, khó chọn được nơi tốt. Như vậy có phải nguy hiểm hơn không!

Biết thế rồi chúng ta dễ tu hay khó tu? Có gì khó! Bởi mình biết con người ai cũng tới chỗ chết, có sanh phải có tử. Trong khi sanh đây mà sơ sảy một chút là bước vào cửa tử liền. Ví dụ đi xe lỡ tay đụng ầm một cái, rồi. Đó là cửa tử đã chực mở ra, không kịp để lo âu sợ sệt nữa. Từ lo âu sợ sệt, nhiều người chạy đi coi bói xem năm nay tuổi tốt hay xấu, đủ thứ. Như vậy Phật tử tin Phật hay tin quỉ thần? Tin lời Phật thì phải tu sửa chuyển đổi từ xấu thành tốt, mới đúng là Phật tử. Nhờ Phật dạy chúng ta mới giác, có giác một chút mới ứng dụng tu. Ứng dụng tu là tin Phật và tu như lời Phật dạy.

Thân này do duyên hợp thì thành, duyên tan thì mất. Nó có rồi mất, có rồi mất nên thân không thật. Từ không duyên hợp thành có, từ có hết duyên trở về không. Xác định vậy, chúng ta không còn tham sống tới trăm tuổi nữa. Hồi xưa mấy ông vua còn muốn phải muôn muôn tuổi kìa, nên bắt thần dân tung hô “Vạn vạn tuế”. Người nay chúc bá niên là một trăm năm, nhưng sự thật mấy người sống được tới tuổi đó. Chúc là chúc rỗng vậy thôi, mà thiên hạ lại thích chúc rỗng, không chịu nhìn lẽ thật. Đã duyên hợp thì phải tan, thân này không thật nên ai nói hơn nói thua, nói phải, nói quấy, có gì quan trọng.

Biết thân không thật, có ai nói anh hay chị xấu, dễ ghét… có buồn không? Thân này đã giả thì những lời khen chê cũng giả, cũng hư dối thôi. Giả sử có ai chửi bới, ta nên cười hay nên giận? Thân không thật thì chửi đó cũng rỗng, có gì để giận. Vậy mà ai nói nặng một câu thì giận năm bảy ngày chưa quên. Cái không thật mà ôm ấp giận, có phải khờ dại không? Cho nên thấy được thân không thật rất dễ tu, nhưng nếu thấy thân thật thì tu rất là khó.

Giả sử như bữa ăn thông thường của quí vị phải có muối tiêu, muối ớt. Hôm nào lỡ không có nó thì quí vị thấy khó ăn. Tại sao khó? Thân không thật, thức ăn tạm dùng cho qua ngày, đâu có gì quan trọng. Nhưng vì chúng ta đặt cái ngon cái dở lên trên nên thấy bực bội. Thân đã không thật thì vật thực nuôi nó cũng đâu có thật. Vậy mà ăn không ngon mặc không đẹp thì buồn. Phật tử thấy thân giả mà lại buồn giận những cái không đáng, đó là chưa khéo tu. Bởi vậy người xưa tu sống rất đơn giản, cảnh nào các ngài cũng hoan hỉ vì thấy thân không thật. Còn chúng ta bây giờ sống đòi cái này, cái kia, thua kém ai một chút là buồn bực.

chúng tanuôi dưỡng cưng chiều cho thân sung túc, nhưng rồi cũng không giữ được nó, vậy cưng chiều quá làm chi. Ta chỉ nên mượn thân để tu, tu cho khéo cho hay. Từ phương tiện tạm bợ này, ta tiến lên được những bậc cao siêu hơn. Chớ còn nuôi dưỡng thân giả này dù trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp cũng chỉ ở trong vòng trầm luân sanh tử, không có lợi ích gì.

Trong kinh Phật thường nói, pháp của Phật như chiếc bè để qua sông. Nhờ nó chúng ta qua được bờ giác ngộ, chớ không theo giữ nó hoài. Nếu quí vị biết chắc thân này không thật thì giác ngộ kha khá, cũng phần giác tức là Bồ-tát. Khi giác ngộ chúng ta đọc kinh Kim Cang không khó. Trong kinh Phật nói:

Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

Nghĩa là tất cả những pháp có hình tướng sanh diệt đều giống như mộng, như huyễn hóa, như điện chớp, như sương mù, có đó rồi mất đó. Nhìn như thế là nhìn bằng con mắt giác ngộ. Thấy thân này thật là đang mê. Bây giờ chuyển thấy thân này giả, tốn chừng bao nhiêu công? Có gì ngăn trở không? Đâu có gì ngăn trở. Chúng ta đủ thẩm quyền chuyển mê thành giác, vậy mà không chịu chuyển, rồi than Phật không thương. Chúng ta không chịu chuyển, Phật thương sao được! Từ mê chuyển thành giác rất nhẹ nhàng, chỉ đổi cái nhìn là được.

Thấy thân duyên hợp hư giả, ai nói gì mình cũng cười, không quan trọng chi hết. Cuộc sống đạm bạc thế nào cũng tốt, lúc nào ta cũng chỉ nhớ cố gắng tu, cố gắng vươn lên. Đó là con người giác ngộ, dù chưa viên mãn nhưng cũng là Bồ-tát. Vậy Bồ-tát với phàm phu cách nhau bao xa? Cách nhau giữa mê và giác. Mê, giác từ trong tâm đổi là xong. Từ mê chuyển thành giác không phải trèo non lội suối gì hết, chỉ đổi cái nhìn thôi. Dễ không? Vậy mà Phật tử than “tu khó quá”. Phật đâu có bảo quí vị gánh đá lên núi, mà than gánh không nổi. Chỉ đổi cái nhìn sai lầm qua cái nhìn giác ngộ, gọi là chuyển mê thành ngộ. Chuyển một cái là xong, giống như trở bàn tay từ úp lật lên là ngửa vậy. Cho nên việc tu hết sức dễ.

Quí Phật tử hiểu đạo rồi nên cố gắng thực hiện tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Tinh thần đó là tinh thần đúng chân lý, không phải tinh thần dọa dẫm hay dụ dỗ gì hết. Đức Phật nói đúng lẽ thật cho chúng ta nhận ra, nhận ra lẽ thật rồi, ứng dụng tu hành dễ chớ không khó. Chỉ vì ta chưa hiểu nên tu khó, hiểu rồi tu không khó. Khi tu, lâu lâu chúng ta phải tự kiểm lại xem mình có giác chưa. Nhiều người đọc kinh Kim Cang không hiểu, vì thấy thật mà Phật nói giả, thành ra lời Phật dạy không dính với quí vị. Bây giờ nếu hiểu căn bản từ lý nhân duyên, chúng ta thấy đó là lẽ thật, không phải Phật suy lý mà nói.

Có người lại nghi, nếu thấy các pháp như huyễn hóa, người ta chán đời không muốn làm gì nữa? Thấy cái gì cũng giả dối tạm bợ, thôi nhịn đói chết cho rồi. Đó là hiểu sai lầm. Đạo Phật dạy chúng ta giác ngộ, khi giác ngộ rồi nhìn lại người mê mới thấy thương. Người đời giành giựt hơn thua với nhau, nên có thương nhau cũng gượng mà thôi. Có những gia đình cha mẹ chết chia gia tài không đều, con cái oán hận, chớ thương gì. Rõ ràng tình thương đó không thật.

Chúng ta biết rõ cuộc đời như vậy, mình không còn vướng mắc, bận bịu nữa thì thấy những người đang vướng mắc, đang bận bịu mình thương. Thương là thương cái mê của họ. Vì chúng sanh mê mà Phật phải thương, tình thương ấy mới thật sự công bằng. Một ông Tổng thống mê Phật cũng thương, chớ không phải chỉ thương người nghèo, người giàu không thèm thương. Tình thương chân thật là thương kẻ mê sau khi mình đã giác. Do thương nên tạo điều kiện hướng dẫn người còn trong mê. Đó là thực hiện lòng từ bi. Chúng sanh còn mê còn khổ, ta giác một mình sao được. Như trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A-nan phát nguyện: “Như nhất chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê-hoàn”, nghĩa là nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật, con nguyện không nhập Niết-bàn. Phật và Bồ-tát thương chúng sanh là thương cái mê của họ, chớ không phải thương giàu nghèo. Khi mê thì giàu nghèo gì cũng mê, nhiều khi giàu còn mê đậm hơn nữa. Vì vậy Bồ-tát thương hết, không bỏ một ai. Thương và cứu độ hết lòng thì đâu thể nói tiêu cực yếm thế được.

Tất cả chúng ta học Phật, hiểu Phật rồi, dù không phát tâm Bồ-tát, nhưng thấy người mê cũng đáng thương. Câu kinh đức Phật dạy, tôi không bao giờ quên là: “Cái khổ ở địa ngục cũng chưa phải là khổ. Cái khổ ở ngạ quỉ đói khát cũng chưa phải là khổ. Cái khổ súc sanh, làm trâu làm ngựa kéo cày kéo xe cũng chưa phải là khổ. Chỉ si mê không biết lối đi, đó mới thật là khổ.” Vì những cái khổ kia còn có ngày ra khỏi, còn khổ si mê này không biết chừng nào ra khỏi, cứ chìm trong sanh tử muôn kiếp. Cho nên cái khổ của luân hồi sanh tử là cái khổ lớn nhất. Chúng sanh còn mê là còn sanh tử, đây là cái đáng sợ nhất. Nhưng chúng sanh chỉ sợ nghèo, sợ thua người ta mà không sợ mê nên mới đáng thương. Người tu Phật sợ cái mê nên tránh, cầu được giác ngộ. Đó mới thật là người tu Phật.

Phật tử tụng kinh Bát-nhã thuộc lòng, trong đó Phật dạy: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”, nghĩa là người soi thấy năm uẩn không thật, liền qua hết các khổ nạn. Ngũ uẩn là gì? Sắc uẩnvật chất, tức thể xác. Thọ, tưởng, hành, thức là tinh thần. Những thứ đó nguyên trước nó là không, duyên hợp giả có. Biết rõ nó có trong cái giả dối không thật, thì qua hết các khổ nạn. Quí vị thuộc Bát-nhã mà không chịu chiếu kiến, không chịu xem xét nên khổ nạn tới hoài, rồi nói Phật dạy không linh. Phật nói độ tất cả khổ ách, mà sao tới giờ tôi không độ được khổ nào hết? Đó là vì chúng ta không tu theo Trí tuệ Bát-nhã. Chớ khéo tu đúng như lời Phật dạy, chúng ta sẽ thấy hay đáo để, lời Phật là lời vàng. Phật nói lẽ thật triệt để, chúng ta cạn cợt nông nổi nên không thấy tới cái triệt để. Do không thấm, không biết nên nghĩ đọc kinh Phật cho có phước vậy thôi, chớ không hiểu lời Phật dạy. Không hiểu thì đâu có ứng dụng tu, cho nên khổ hoài.

Nên biết rõ thứ nhất là nhân quả, thứ hai là nghiệp báo, thứ ba là luân hồi. Đây là ba điều tu còn ở trong luân hồi, để chọn luân hồi trong ba đường lành. Nếu người biết đúng lý này, tạo nghiệp lành sẽ sanh vào đường lành. Nhưng trong kinh Phật không khuyến khích chúng ta lên cõi trời. Tại sao? Vì lên đó sướng quá, muốn gì được nấy, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, muốn đi chơi được đi chơi. Do không thấy khổ nên không phát tâm tu. Nơi nào có khổ có vui chúng ta mới thức tỉnh, mới phát tâm tu. Lên cõi trời điều gì cũng thỏa mãn hết, vì vậy khó tu. Chỉ ở cõi Ta-bà này khổ vui đầy đủ, chúng ta dễ tỉnh, dễ đánh thức mình. Trên trời có một chiều, ăn uống vui chơi thụ hưởng đến khi hết phước, rớt xuống cõi khổ. Sống trong cảnh khổ lại ráng tu để được lên trời, lên đó rồi tuột xuống nữa. Cứ như vậy lên xuống hoài, không ra khỏi trầm luân sanh tử. Người biết tu nên tìm một con đường chân thật, ra khỏi vòng luân hồi sanh tử.

Đức Phật đã khổ công tìm ra ánh sáng của đạo chân thật, bây giờ Ngài dạy lại chúng ta. Con đường khó khổ Phật đã gánh chịu hết, mình chỉ tu học theo những gì Ngài tìm ra và chỉ dạy lại, đỡ mất thời gian, đỡ tốn công sức khó nhọc biết bao nhiêu, chỉ có ứng dụng pháp Phật dạy để tu, dễ quá chừng. Vậy mà chúng ta không chịu tu thì thật là đáng trách, đáng thương làm sao! Mong tất cả quí vị nghe tôi nói, cố gắng tu hành theo giáo pháp chân thật của đức Phật đã dạy, để dứt khổ được vui.


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2544)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(View: 36685)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(View: 7188)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(View: 7234)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(View: 4195)
Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn.
(View: 5468)
“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âmxem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát.
(View: 12476)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 31076)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(View: 8546)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(View: 13160)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(View: 3502)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính.
(View: 37125)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(View: 53329)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(View: 13766)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(View: 23005)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(View: 10079)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(View: 3296)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà.
(View: 10962)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(View: 13940)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(View: 13532)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(View: 16995)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(View: 14647)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(View: 14934)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(View: 9773)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(View: 12299)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(View: 12000)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(View: 12203)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(View: 13479)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(View: 21465)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(View: 18600)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 32523)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(View: 12599)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
(View: 12537)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(View: 4556)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, Luận Tập Bộ Toàn; Kinh văn số 1678. Pháp Hiền dịch ra chữ Hán. HT Thích Như Điển dịch Việt
(View: 13287)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(View: 10987)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(View: 17205)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(View: 12624)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(View: 15493)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(View: 12674)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(View: 17633)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(View: 13219)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(View: 54420)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(View: 13211)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(View: 10337)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(View: 15208)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(View: 20945)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(View: 14448)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(View: 16045)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(View: 18067)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(View: 17406)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(View: 13948)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(View: 13094)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(View: 12580)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(View: 13860)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(View: 13103)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(View: 26486)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(View: 15177)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(View: 29189)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(View: 10713)
"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant