- 1. Thư Tòa Soạn
- 2. Hơn 1.000 lần cạo tóc
- 3. Thầy Tôi Thế Đấy
- 4. Đời Vân Thủy
- 5. Hoằng Pháp là nhiệm vụ...
- 6. Câu Chuyện Của Dòng Sông - Dòng Sông Của Câu Chuyện
- 7. Một Áng Mây Bay
- 8. Ngôn Từ Sắc Pháp Thế Gian
- 9. Kính Mến Thầy
- 10. Nhân Duyên Thầy Trò
- 11. Có Một Điều Tôi Không Bao Giờ...
- 12. Hội Ngộ
- 13. Trùng Điệp Nhân Duyên
- 14. Năm Mươi Năm
- 15. Có Chút Gì Để Nhớ...
- 16. Nhìn Lại 50 Năm Xuất Gia...
- 17. Nguồn Cội
- 18. Viết Về Kỷ Niệm Với Sư Phụ
- 19. Trăng Nguyên Tiêu Trước Cổng Chùa
- 20. Những Kỷ Niệm Khó Quên
- 21. Als der vietn. Buddhismus nach Deutschland kam
- 22. Kể từ khi Phật giáo VN đến Đức
- 23. Chú Điển Trong Tôi
- 24. Thầy Và Tôi
- 25. 50 Năm Chặng Hành Trình Bất Tận
- 26. Tập Sách Của Thầy
- 27. Chúc Mừng 50 Năm Sinh Nhật Bổn Sư
- 28. HT Thích Như Điển Trải Nghiệm...
- 29. Thích Tử Như Lai
- 30. Sư Phụ Tôi - Bồ Tát Trợ Duyên
- 31. Đôi Dòng Về Ôn
- 32. Người Thầy Cũ
- 33. Nhớ Ngày Đầu Gặp Gỡ
- 34. Vài Kỷ Niệm Về HT Thích Như Điển
- 35. Thơ Kính Dâng Thầy
- 36.Những Chiếc bao Ny-Lông
- 37. Những Chuyến Tàu
- 38. Tự Cảm
- 39. Như Một Dòng Sông
- 40. Nhớ Lại Chuyện Xưa
- 41. Sơ Tâm Lồng Lộng
- 42. Thầy Tôi
- 43. Trăng
- 44. Bóng Mát Chùa Viên Giác
- 45. Hương Đạo Bay Xa
- 46. Người Thầy Khả Kính
- 47. Nét Bút Bên Song Cửa
- 48. Thầy Tôi
- 49. Xin Nguyện Làm
- 50. Sinh Nhật
- 51. Dấu Ấn Thần Tượng Trong Đời Tôi
- 52. Thầy Và Quê Hương
- 53. Một Thời
- 54. Hạnh Ngộ
- 55. Cảm Niệm Những Tháng Ngày...
- 56. Những Ký Ức Nhỏ Về Sư Phụ
- 57. Mấy Năm Làm Thị Giả
- 58. Sư Phụ Đã Xuất Gia Trên Nửa Thế Kỷ
- 59. Ngày Ấy Bây Giờ
- 60. Chùa Viên Giác
- 61. Sư Cố Là Ai?
- 62. 20 Năm Quỹ Học Bổng Thích Như Điển
- 63. Tôi Đi Chùa
- 64. Điểm sách
- 65. Kỷ Niệm Dưới Mái Chùa Xưa
- 66. Người Gieo Mầm Phật Pháp
- 67. Nhớ Mãi Ơn Thầy
Thời gian gặp Ôn tuy chỉ là chốc lát, nhưng con đã cảm nhận được đủ đầy hương vị của một bậc Thầy khả kính: Thạch Trụ Tòng Lâm. Ôn bận bịu vô cùng, nhất là sau khi Ôn Khánh Anh viên tịch. Mọi Phật sự ở khắp Âu Châu dường như đều cần thiết có sự hiện diện của Ôn. Đi sớm về khuya hay xuôi nam ngược bắc, Ôn vẫn ung dung, tự tại chẳng chút muộn phiền. Đi đến nơi đâu hay nghỉ ở chỗ nào, Ôn vẫn viết lách, dịch thuật, đọc sách. Dường như với Ôn, không có cái biên tế giữa làm việc và nghỉ ngơi. Ôn lấy sự nghỉ ngơi để làm việc, hay nói cách khác là xem sự làm việc chẳng khác gì nghỉ ngơi. Hành trạng đó, cũng giống như các bậc Bồ Tát đã an trú trong đại định mà vẫn phân thân hóa độ khắp hằng sa quốc độ; ở chỗ này đã hóa độ xong thì phân thân đến chỗ khác để tiếp tục hóa độ; nơi nào chúng sanh cần thì đến, Phật pháp cần thì đi, chẳng quản gian lao, chẳng từ khó nhọc.
Đối với con, Ôn là một người Thầy tận tụy. Một người Thầy với trọn vẹn ý nghĩa của nó: "Giáo nhân bất quyện" - dạy người không mệt mỏi. Ở đời, khi đụng chuyện trái ý nghịch lòng, người ta hay bỏ cuộc, thoái lui hay tìm cách tránh né. Người ta luôn bảo vệ mình trước những sự tương tác trái chiều. Nhưng với Ôn, sự tương tác như là điều cần thiết của cuộc sống, vì không có sự vật và hiện tượng nào tồn tại mà lại thiếu vắng đi sự tương tác. Sự tương tác là bản chất của sự sống còn, là yếu tính của duyên sinh, vô ngã. Thế nên, Ôn đã lắng nghe, "lắng nghe" để "cứu độ". "Cứu độ" không phải là sự ban ơn cho người này hay sự giáng họa cho kẻ kia. Mà "cứu độ" là sự giải thoát những bủa vây đang kềm hãm làm trầm nịch thân và tâm của chúng hữu tình. "Giáo nhân" không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động. Ấy là thân giáo, giáo hóa người bằng sự hành hoạt của chính bản thân. Đem sự hành hoạt của bản thân làm chỗ quay về nương tựa cho người, và người cũng soi rọi bản thân họ vào trong bóng dáng của Ôn để thiện thệ qua bến bờ sinh diệt này đây. "Bất quyện" là sự bền gan, trì chí; không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, không lơ đễnh khi công thành danh toại. "Bất quyện" để hi hiến đời mình cho sự trường hưng của Phật pháp, để chuyển pháp luân, để "thiệu long thánh chủng", để "tác Như Lai sứ", để "hành Như Lai sự", để tác chứng cho mình và cho người cùng "đạt đáo viên mãn".
Con có duyên được tham dự trong các chuyến đi hoằng pháp của Ôn để được thấy, được nghe, được lịch nghiệm những cung bậc thương và ghét của người. Con mới hiểu được nhiều hơn thế nào là tâm nguyện, thế nào là sự dấn thân, thế nào là sứ mệnh của trưởng tử Như Lai. Vượt lên trên sự ganh ăn, ghét ở của thế thái nhân tình mà một bậc chân nhân vào đời tựa thể:
"Như ong chỉ lấy mật thôi
Không làm hại sắc hư đài của hoa
Tỳ kheo theo Luật nương Kinh
Vào trong nhân thế trung trinh lời nguyền."
(Kinh Pháp Cú - Bản dịch: HT Thích Nhất Hạnh)
Lời nguyền trung trinh từ buổi cạo bỏ mái tóc xanh, khoác lên mình chiếc áo bạt màu, theo Thầy vào chùa ấy cho đến nay đã hơn năm mươi năm mà vẫn chưa từng phai nhạt. Lời nguyền ấy, phải chăng đã được hun đúc ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm; phải chăng được gìn giữ trong mỗi thời Kinh Lăng Nghiêm buổi sáng; phải chăng đã thâm nhập vào câu kinh: "Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập." Ngài A Nan thề vào trước trong đời ác năm trược để hóa độ chúng sanh và Ôn chắc cũng đồng niệm với lời thề ấy.
Kỷ niệm năm mươi năm, ngày chú tiểu ngày xưa bây giờ là Hòa Thượng. Kỷ niệm cái sơ tâm còn lộng lồng giữa ngân hà, cái sơ tâm không tỳ vết do bụi bặm thời gian năm mươi năm phủ lấp. Cái sơ tâm phát nguyện làm Phật đã làm chấn động thế giới ba ngàn buổi ấy nay vẫn còn đây: trinh nguyên như thuở ban đầu. Sơ tâm bất động. Con xin chắp tay cúi đầu kính lễ cái chí nguyện xuất trần thượng sĩ của chú tiểu ngày nào nay là Hòa Thượng. Con xin chắp tay cúi đầu kính lễ Hòa Thượng bây giờ đã giữ gìn không cho tỳ vết ý chí trượng phu và phát nguyện làm Phật của chú tiểu ngày xưa.
Con kính lễ Ôn, bậc sơ tâm lồng lộng.
Viết tại Chùa Viên Giác, ngày 16/4/2014
Thích Hạnh Tuệ
(Chùa Phật Đà, San Diego, Hoa Kỳ)