Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nghi Thức Tọa Thiền

09 Tháng Mười 201409:03(Xem: 16172)
Nghi Thức Tọa Thiền

THIỀN TÔNG VIỆT NAM

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM


NGHI THỨC TỌA THIỀN

I. LỄ PHẬT:

            Đại từ, đại bi thương chúng sanh,

            Đại hỉ, đại xả, cứu hàm thức,

            Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm

            Chúng con chí tâm thành đảnh lễ:

Chí tâm đảnh lễ: tất cả chư Phật ba đời tột hư không khắp các giới. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: tất cả chánh pháp ba đời tột hư không khắp các giới. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: tất cả tăng bậc hiền thánh ba đời tột hư không khắp các giới. (1 lạy)

II. TỌA THIỀN:

A. Nhập:

Bồ đoàn đường kính không qui cách nhất định tuỳ vóc dáng mỗi người, miễn sao thích hợp.

1. Kiết già:

Chân trái gác lên đùi phải, chân phải gác lên đùi trái, tay phải để lên tay trái, hai đầu ngón tay cái chạm nhau. Nếu lòng bàn chân trũng, nên lót khăn hoặc gối nhỏ.

Mắt nhắm hay mở tuỳ theo người tỉnh hay thường buồn ngủ. Tầm nhìn vừa phải tuỳ theo người cao thấp.

Trái tay thẳng hai vai.

Chót mũi hướng ngay giữa rún và đầu hai ngón tay cái

Ngồi không quá thẳng cũng không quá dùn.

Chuyển động thân từ mạnh đến nhẹ (3 lần).

Điều hơi thở hít vô bằng mũi thở ra bằng miệng. Hít vô tưởng không khí trong sạch vào khắp châu thân, thở ra tưởng phiền não bệnh tật đều được tiêu trừ, thở mạnh (3 lần). Rồi thở lại bình thường bằng mũi nhè nhẹ, đều đều.

Mặt tươi, bình thản.

Lưỡi để bình thường, không cong.

2. Bán già:

Cách thức cũng như ngồi kiết già, nhưng chỉ gác một chân lên đùi, tùy theo chiều thuận riêng của mỗi người, gác chân trái hay phải lên cũng được, không bắt buộc.

B. An Trụ:

Dần dần trở về tự TÁNH GIÁC.

Nếu mới tập hít vô đếm một, thở ra đếm hai, đếm từ một đến mười, trở lại một,….đến mười,…

Quen dần đếm không lộn, vọng tưởng bớt chút ít, theo dõi hơi thở liên tục rõ ràng, hít vô thở ra đếm một,… đến mười, trở lại từ một đến mười….

Khi vọng tưởng bớt khá, không đếm số nữa. Hít vô thở ra, TÂM DUYÊN THEO HƠI THỞ KHÔNG RỜI.

Khi vọng tưởng thưa dần, lúc đó không chú ý đến hơi thở nữa, chỉ còn BIẾT VỌNG KHÔNG theo cho đến khi khởi liền GIÁC. Dần dần tự hết.

Sau đó là: tâm thế nhất như càng lâu càng sâu và công phu đi, đứng, nằm càng được nhẹ nhàng hơn.

C. Xuất:

Thầm tưởng bài hồi hướng:

            Chúng con hồi tâm về thánh chúng.

            Ân cần đầu cúi lễ từ tôn.

            Thềm thang Thập Địa nguyện sớm lên

            Chơn Tâm Bồ Đề không thối chuyển.

Thở mạnh ba lần, hít vô bằng mũi, thở ra bằng miệng. Hít vô tưởng máu huyết lưu thông khắp châu thân, thở ra tưởng phiền não bệnh tật đều được tiêu trừ.

Chuyển động hai bả vai từ nhẹ đến mạnh (mỗi bên 5 lần).

Cuối, ngước đầu lên xuống (5 lần).

Xoay đầu qua trái, phải (5 lần), rồi cuối ngước (1 lần) cho quân bình.

Co duỗi mười ngón tay (7 lần).

Chuyển thân từ nhẹ đến mạnh (7 lần), xong để hai tay ra đầu gối ấn xuống (3 lần).

Xoa mỗi nơi 20 lần: mặt, lỗ tai, đầu, gáy, cổ trước.

Xoa vai phải dài xuống bàn tay phải, nách trái dài xuống hông trái và ngược lại (mỗi bên 5 lần).

Lưng bàn tay trái xoa sau lưng đồng thời lòng bàn tay phải xoa trước ngực (thượng), giữa ngực và bụng (trung), bụng (hạ) (5 lần).

Xoa hai bên hông đùi, chà dài xuống dọc hai bên, đầu gối (trị thần kinh tọa).

Chà xát hai ngón tay giữa cho nóng rồi xoa vào mắt, đẩy từ ngoài vô hoặc ngược lại (5 lần).

Tay nắm ngón chân kéo xả ra. Xoa xuống lên hai chân cho máu huyết lưu thông, xoa lòng hai bàn chân (không số lượng tuỳ chỗ đau nhiều hay ít).

Vẫn ngồi trên bồ đoàn, duỗi thẳng hai chân, đưa hai tay từ bắp chân thẳng xuống đầu hai bàn chân (3 lần).

Xong, bỏ bồ đoàn ra và xoa bóp thêm cho thật kỹ những chỗ đau nhiều.

Thời gian xả thiền từ 10 đến 15 phút.

III. TỤNG: TÂM KINH-HỒI HƯỚNG-QUI Y

Đứng lên, tụng:

1. Tâm Kinh Trí Tuệ Cứu Kính Rộng Lớn.

Khi Bồ Tát Quán tự tại hành sau Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi sáng thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng, hành, thức, cũng lại như thế.

Này Xá Lợi Phất! Tướng “không” của các pháp, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng “không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt đạo, không có trí huệ cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ được, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết Bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba La Mật Đa được đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đađại thần chú, là đại minh chú, là vô thường chú, là vô đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không đổi.

Vì vậy nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, liền nói chú rằng: “Yết Đế, yết Đế, Ba La Yết Đế, Ba La Tăng Yết Đế, Bồ Đề Tát Bà Ha” (3 lần)

2. Hồi Hướng:

            Nguyện đem công đức này,

            Hướng về khắp tất cả,

            Đệ tửchúng sanh,

            Đều trọn thành Phật đạo.

3. Ba Tự Qui Y:

Tự qui y Phật, nguyện cho chúng sanh, hiểu thấu Đại Đạo, phát tâm Vô Thượng (1 lạy).

Tự Qui y Pháp, nguyện cho chúng sanh, thâm nhập tam tạng, Trí Huệ như biển (1 lạy).

Tự qui y tăng, nguyện cho chúng sanh quản lý đại chúng tất cả không ngại (1 lạy)

Đánh ba tiềng chuông nghi thức chấm dứt.

IV. CÁC TRIỆU CHỨNG KHI NGỒI THIỀN:

1. Trong khi ngồi, nếu thấy chảy nước miếng là hoãn (lơ là), nên chấn chỉnh (tỉnh) lại.

2. Nếu thấy căng đầu, là cấp (gấp) nên thư giãn nhẹ nhàng lại.

3. Đau lưng: do cong quá nên phải thẳng lên.

4. Tức ngực: do thẳng quá nên phải dùn xuống. Hơi thở không thông nên thở dài và nhẹ lại.

5. Đau hông: do ngồi nghiêng nên phải chấn chỉnh (ngay thẳng lại).

Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Tám 201512:49
Khách
chắc tôi không ngồi được vì hay buồn ngủ vì đây k phải nhát nhưng do bệnh thần kinh
28 Tháng Mười Hai 201409:22
Khách
Nam mô A Di Đà Phật.
Mong đạo hữu hoan hỷ cho tôi bản word để tôi có thể ấn tống và thực hành.
A Di Đà Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9094)
Nghi Lễ Hàng Ngày NS Thích Nữ Giới Hương biên soạn
(Xem: 68776)
Nghi Thức Thỉnh Đại Hồng Chung - Giọng thỉnh chung: TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 86999)
Các Bài Sám Văn Cúng Thí Thực Âm Linh Cô Hồn - Tuyển Tập trong nhiều nghi thức tụng niệm của nhiều soạn giả
(Xem: 24776)
Diệu, sâu, Tổng Trì đứng hàng đầu, Thủ Lăng Nghiêm nhân thế khó cầu, Diệt vọng điên đảo muôn ức kiếp, Không qua nhiều đời được Pháp Thân.
(Xem: 13906)
Nghi Thức Truyền Giới Bồ Tát Tại Gia, HT Thích Đổng Minh biên soạn
(Xem: 28998)
Chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến...
(Xem: 26882)
Đầu năm Cúng Hội Cầu An Nguyện cho Quốc thái Dân an mọi nhà Nhân sinh yên ổn hoan ca Xã hội tốt đẹp kết hoa tình người
(Xem: 38575)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 34184)
Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám.
(Xem: 44237)
Nguyện thứ nhất: Tôi thành Phật được, Thì nước tôi là nước tịnh thanh. Ngục hình, ngạ quỷ, súc sanh, Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
(Xem: 52683)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 19193)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo Pháp mây hương Ngát tỏa khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 143642)
Đây là quyển sách với những quy ước về nghi lễ tang ma của nhân gian. Người Phật tử chỉ nên tham khảo cho biết, không nên y cứ để thực hành...
(Xem: 19530)
Chúng con cung kính nghe rằng: Hương sơn đại định, Viên thành ngàn vạn Đà la; Nam hải trùng ba, Quảng phát mười hai diệu hạnh...
(Xem: 9365)
Cùng Tổ ngộ lòng thiền, trong cửa Tây Thiên vâng lời thọ ký; Vì người khai Phật trí, tại chùa Thiên Mộ, nối nghiệp độ sinh !
(Xem: 18235)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 53435)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 29668)
Nam mô từ Lâm Tế chánh tôn sắc tứ Chúc Thánh Tự khai sơn trùng hưng quá cố đường thượng chư vị lịch đại Tổ sư...
(Xem: 23057)
Khể thủ nhứt thiết xuất thế gian, Tam giới tối tôn công đức hải, Trí giả năng thiêu phiền não cấu, Chánh giác ngã kim quy mạng lễ...
(Xem: 60877)
Nhất tâm đảnh lễ A tỳ ngục tốt, sơ phát thiện tâm, Chúng hòa: Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
(Xem: 24267)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
(Xem: 81603)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
(Xem: 24897)
Dựa trên bản Hán do HT Thích Trí Thủ soạn; Hạnh Cơ dịch sang nghĩa thuần Việt
(Xem: 35543)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự... Quảng Bảo
(Xem: 12975)
Muốn cho cuộc lễ được tươm tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.... Thích Giác Duyên
(Xem: 24586)
Nghi Thức lạy 108 lạy Tam Bảo do HT Thích Trí Thủ biên soạn PL. 2518
(Xem: 21185)
Chuông vàng bảng ngọc thấu bốn phương, Thần Thánh về đây đếm không lường, Âm thinh biến khắp mười phương cõi, Chư Phật Bồ tát chứng đàn tràng... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 24560)
Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi, Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe, Cõi trần trong sạch đều thông suốt, Giác ngộ sanh linh cả mọi loài... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 10378)
Nghe Tụng Kinh Bát Nhã, Qua Nhiều Ngôn Ngữ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 27525)
Kính lạy Bồ Tát Tất Đạt Đa, Tánh đức từ bi hằng biểu lộ, Trải bao cuộc du hành mục đổ, Xót sinh linh kiếp số trầm luân... Nghi Lễ
(Xem: 25187)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 21158)
Dựa theo “Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi” của vua Trần Thái Tông, Việt-nam... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 142387)
Trung Khoa Du Già Thí Thực Khoa Nghi 中科瑜伽施食科儀(Đông Mật)... Quảng Minh dịch chú
(Xem: 38980)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 13957)
Nghi Thức Cúng Giao Thừa - Biên soạn Thích Nguyên An
(Xem: 23504)
Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời... Tân Nguyễn
(Xem: 42703)
Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ...
(Xem: 47858)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 32586)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương, Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh, Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả, Rủ lòng từ bi xin chứng giám... Hạnh Cơ
(Xem: 18161)
Kính lạy Phật! Con từ vô thỉ kiếp, Mây vô minh che lấp tánh viên minh, Tạo bao việc ác, bỏ hết việc lành, Quanh quẩn luân hồi, vào ra sinh tử... Hạnh Cơ
(Xem: 23371)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 80949)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 17345)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 15460)
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn do HT Thích Nhất HạnhHội Đồng Giáo Thọ Làng Mai biên soạn
(Xem: 58019)
Nhạc Thỉnh Trong Trai Đàn Chẩn Tế - Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
(Xem: 26623)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 22152)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 26506)
Bảng Chữ Nho khắc in tại chùa Báo Quốc, năm Đồng Khánh thứ 3, Mậu Tý (1888) - Chùa Báo Quốc
(Xem: 23777)
Thờ CúngLễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp...
(Xem: 60630)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
(Xem: 26353)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đứctài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
(Xem: 18527)
Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình mà thay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp...
(Xem: 16431)
Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theo thông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng.
(Xem: 19111)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 20285)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19053)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 45145)
Pháp Sự Khoa Nghi (3 tập) Soạn dịch giả: HT Thích Huyền Quang - Chùa Quang Thiện, California, USA - Ấn hành 2002
(Xem: 16205)
Nghìn nhà một bát, muôn dặm cô thân, Thần thông ứng cúng xa gần, Diệu dụng hóa duyên đây đó...
(Xem: 15915)
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩatác dụng của lễ bái.
(Xem: 17175)
Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan... Thích Lệ Trang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant