- Phần 2
- Phần 3
- Phần 4
- Phần 5
- Phần 6
- Phần 7
- Phần 8
- Phần 9
- Phần 10
- Phần 11
- Phần 12
- Phần 13
- Phần 14
- Phần 15
- Phần 16
- Phần 17
- Phần 18
- Phần 19
- Phần 20
- Phần 21
- Phần 22
- Phần 23
- Phần 24
- Phần 25
- Phần 26
- Phần 27
- Phần 28
- Phần 29
- Phần 30
- Phần 31
- Phần 32
- Phần 33
- Phần 34
- Phần 35
- Phần 36
- Phần 37
- Phần 38
- Phần 39
- Phần 40
- Phần 41
- Phần 42
- Phần 43
- Phần 44
- Phần 45
- Phần 46
- Phần 47
- Phần 48
- Phần 49
- Phần 50
- Phần 51
- Phần 52
- Phần 53
- Phần 54
- Phần 55
- Phần 56
- Phần 57
- Phần 58
- Phần 59
- Phần 60
- Phần 61
- Phần 62
- Phần 63
- Phần 64
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 21)
Pháp Sư Tịnh Không
Nguyện thứ bảy, “Thỉnh Phật trụ thế” Điều này cũng vô cùng quan trọng. Hiện tại Phật không còn ở thế gian cho nên chúng ta chỉ có thể đắp nắn tượng Phật để cúng dường, tượng trưng cho Phật pháp thường trụ thế gian. Những vị pháp sư đại đức thay Phật nói pháp, chúng ta phải mời họ lưu lại nơi này để giảng kinh nói pháp lâu dài thì chúng ta mới nhận được lợi ích chân thật. Các vị thử nghĩ xem, có mấy người nghe một bộ kinh liền khai ngộ? Không hề có, vậy phải làm sao? Ngày ngày phải nghe. Chúng ta ngày nay, phước báu không bằng người xưa. Thời xưa ở tòng lâm tự viện của Trung Quốc, mỗi ngày giảng kinh không hề gián đoạn. Tự viện luôn có giảng đường. Lịch sử ghi chép, đại sư Thanh Lương năm xưa giảng kinh Hoa Nghiêm, có thể nói trước đó và sau đó không ai giảng bằng ngài. Cả đời đại sư giảng qua năm mươi lần. Người thân cận với đại sư Thanh Lương nếu có lòng nhẫn nại nghe qua năm mươi lần thì có lý nào không thành tựu. Một biến giảng qua chí ít là một năm. Nghe năm mươi biến phải mất năm mươi năm. Năm mươi năm, ngày ngày huân tập thì có lý nào mà không khai ngộ. Chúng ta ngày nay nghe kinh khó khăn là do đâu? Một ngày nóng, đến mười ngày lạnh, mỗi ngày giảng kinh, huân tập không quá hai giờ đồng hồ. Hai mươi bốn giờ chỉ hai giờ nghe kinh, vẫn còn hai mươi hai giờ khởi vọng tưởng, bạn nói xem làm gì có thành tựu. Pháp sư tòng lâm thời xưa mỗi ngày giảng kinh tám giờ đồng hồ. Một bộ kinh Hoa Nghiêm giảng tám giờ mỗi ngày, một năm giảng được viên mãn cả bộ. Chúng ta mỗi ngày giảng hai giờ thì phải bốn năm mới được viên mãn. Đại sư Thanh Lương quả thật hơn người, ngài sống trên trăm tuổi, người thời đó gọi là Bồ tát Hoa Nghiêm. Ngoài ra, ngài và đại chúng còn ở niệm Phật đường, niệm Phật tám giờ, làm gì còn thời gian để khởi vọng tưởng. Họ ở trong loại đạo tràng này ba năm hiệu quả hơn chúng ta ngày nay tu hành ba mươi năm, đây gọi là “trường kỳ huân tu”, sức huân tập quá lớn. Vào đầu năm dân quốc, đạo tràng Trung Quốc đại khái chỉ còn một nơi, đó là đạo tràng niệm Phật của Đại Sư Ấn Quang ở Chùa Linh Nham, Sơn Tô Châu. Đạo tràng ngài không giảng kinh, không có pháp hội, không có kinh sám pháp sự, nhưng Phật thất suốt năm, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Mỗi ngày sáu cây hương, mỗi cây hương một tiếng rưỡi. Sáu cây hương là chín giờ đồng hồ. Mỗi ngày niệm Phật chín giờ. Ngày đêm không gián đoạn, buối tối thay phiên. Suốt năm tinh tấn Phật thất. Tinh tấn Phật thất của ngài là bảy lần bảy liên kết lại với nhau, thêm chín thời hương niệm Phật. Cho nên phàm hễ ở trong niệm Phật đường Ấn tổ niệm Phật vài năm, không luận tại gia xuất gia đều vãng sanh có tướng tốt lạ. Sau khi Ấn tổ vãng sanh, những lão pháp sư Diệu Chân, Đức Sâm kế thừa quy củ, duy trì được một khoảng thời gian. Sau năm kháng chiến, đạo tràng suy vi. Hiện tại nếu chúng ta muốn xây dựng một đạo tràng mới đều không đủ cơ duyên. Chỉ có đạo tràng như vậy mới có thể rèn luyện được chúng sanh, mới chân thật thành tựu chúng sanh. Cho nên xây dựng đạo tràng công đức vô lượng vô biên. Phải xây dựng một đạo tràng chân thật tu học, chân thật có người ở đó thành Phật, vãng sanh bất thoái thành Phật, thì công đức của đạo tràng đó sẽ rất lớn, thu hút đông đảo thiện tri thức quan tâm và sẽ làm theo. Làm thế nào để thiện tri thức lưu lại nơi đây? Người chân thật học Phật tu hành không có tình riêng, không nói nhân tình, cho nên không dùng cách tiếp đãi tốt để giữ họ lại. Chúng ta dùng phương pháp y giáo phụng hành. Chúng ta thật muốn học, thật muốn tu, mọi người cùng phát thật tâm, cho dù không tìm được thiện hữu thì Phật Bồ Tát cũng sẽ hoá thân đến đây. Nhà Phật thường nói “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”, vậy người đó là người thế nào? Chân thật muốn học, chân thật muốn tu, chân thật muốn ngay đời này thành Phật. Đây chính là đại tâm phàm phu mà Hoa Nghiêm đã nói. Đã đại tâm phàm phu thì làm gì có chuyện chư Phật Như Lai không chiếu cố, vấn đề là chúng ta có phát ra chân tâm không, như vậy mới có thể cảm động thiện tri thức thường trụ khu vực này, để chúng ta có cơ duyên huân tu lâu dài, mới có thể được lợi ích chân thật. Thành lập kênh truyền hình Phật pháp Ngày nay khoa học phát triển, người ta hiểu hộ pháp quá ít. Hộ pháp là Bồ tát, không phải người thường. Hiện tại người thật có đại trí tuệ, đại phước báu, không cần xây đạo tràng, mà nên xây đài truyền hình vệ tinh, giảng kinh hai mươi bốn giờ không ngừng nghỉ để người trên toàn thế giới đều xem được. Họ không cần đến đạo tràng mà chỉ ở nhà mở truyền hình. Nếu họ chân thật muốn học Phật, mỗi ngày có thể nghe kinh tám giờ đồng hồ. Bồi dưỡng một số pháp sư cũng giống như tổ chức một đoàn hoằng pháp. Chỉ cần mười mấy, hai mươi vị là đủ. Những vị pháp sư này ngày ngày trong phòng thu âm, giảng kinh ghi hình. Sau đó băng ghi hình được mang đến đài truyền hình vệ tinh phát sóng. Đó là đại đạo tràng khoa học kỹ thuật cao. Chúng ta phải xây dựng như vậy. Không nên tốn nhiều tiền xây chùa, đem tiền chôn xuống đất thật đáng tiếc, không có tác dụng lớn. Chúng ta phải đem số tiền đó dùng vào nơi hữu dụng. Quan trọng nhất là bồi dưỡng giảng sư, thu âm giảng kinh ghi hình. Thiết bị phòng thu âm phải chuyên nghiệp. Ngoài ra, ngày thường chúng ta cũng cúng dường những vị pháp sư này trên đời sống vật chất để họ không hề lo lắng, tâm có thể an định mà nghiên cứu Phật pháp Đại thừa, giảng từng bộ đều ghi hình thu âm, tương lai sẽ là một bộ Đại Tạng kinh sống. Bạn nghĩ xem ý nghĩa đến dường nào, bất cứ nơi nào, chúng sanh thích nghe kinh gì thì chúng ta liền phát ra kinh luận đó. Ngoài giảng kinh nói pháp, chúng ta còn giúp người niệm Phật. Hai mươi bốn giờ Phật hiệu không gián đoạn, tượng Phật trang nghiêm nhất hiển thị trên màn hình tivi. Khán giả xem thấy Phật A Di Đà, nghe được Phật hiệu của A Di Đà liền theo đó mà niệm. Ở nhà cũng có thể tu Phật thất, cũng có thể một ngày nghe kinh tám giờ, niệm Phật tám giờ. Bạn thấy phước báu của chúng ta không hề khác biệt người xưa. Người xưa tốn nhiều sức lực xây dựng rất nhiều đạo tràng mới có thể phổ độ chúng sanh. Ngày nay chúng ta dùng một đài truyền hình vệ tinh là đủ. Không mua kênh của người khác, vì sẽ phải bị người ta khống chế thời gian. Nếu các vị chân thật có tài lực, có loại trí tuệ này thì nên làm một kênh chuyên nghiệp, truyền thanh truyền hình vệ tinh của Phật giáo, phát sóng trên toàn thế giới. Ngày nay chúng ta chưa đủ sức thì cũng đem cách nghĩ cấu tưởng này truyền đạt cho mỗi vị đồng tu. Mọi người đều có chung ý niệm, mỗi người thường hay nghĩ thì sự việc sẽ thành công, tâm tưởng sự thành. Nếu chỉ có một người nghĩ thì sức mạnh rất yếu kém. Mọi người cùng nghĩ đến thì Phật sẽ giúp. Lý cư sĩ thường nói, tuy chúng ta không có phước báu nhưng Phật A Di Đà có phước báu. Xây dựng một đạo tràng lớn như vậy cần tốn bao nhiêu tài lực?, dù không dám nghĩ đến tài lực nhưng chúng ta vẫn cứ tiếp tục nghĩ. Phật A Di Đà sẽ đưa tiền đến, cần bao nhiêu ngài sẽ đưa đến bấy nhiêu, nhất định sẽ thành tựu. Đó là mục đích “thỉnh Phật trụ thế”, một việc vô cùng quan trọng. Thành lập viện dịch kinh Thế giới hiện tại do vì giao thông thuận tiện, các mặt đời sống mở rộng, mỗi khu vực đều cần phải có Phật pháp. Chúng ta làm gì có nhiều giảng sư đến các nơi để giảng kinh nói pháp. Việc đó vô cùng khó khăn. Cho nên nhờ vào khoa học kỹ thuật, số ít giảng sư cũng có thể đem Phật pháp phổ biến đến toàn thế giới. Nếu có cơ duyên hơn nữa, chúng ta có thể phiên dịch hoa ngữ thành mấy loại ngôn ngữ cần thiết để hoằng pháp trên toàn cầu, để mọi người đều được lợi ích thù thắng của Phật pháp, giá trị ý nghĩa này sẽ càng sâu rộng. Hiện tại nhờ khoa học nên thuận tiện hơn ngày trước rất nhiều. Ngày nay chúng ta thiếu kém chính là thiếu kém hộ pháp, không có người phát tâm hộ trì. Vì không có người phát tâm hộ trì, nên công trình phiên dịch tương đối gian nan. Dịch kinh phải theo qui củ xưa, nhất định không thể một hai người độc lập dịch một bộ kinh. Ngày trước Trung Quốc dịch kinh đều do tập thể cùng nhau làm. Phàm hễ tham gia dịch kinh, đó là một pháp hội. Thỉnh giảng sư đến giảng bộ kinh này, người dịch kinh thảy đều tham gia nghe giảng, chân thật nghe hiểu, tường tận rồi mới khởi bản thảo. Có nghi hoặc lập tức phải hỏi. Sau khi dịch xong bản thảo, phải đọc cho mọi người nghe, xem đại chúng có ý kiến gì không, có từ ý hay hơn không để nhuận văn, tu đính, làm cho bản dịch được tận thiện tận mỹ, mọi người tiếp xúc quyển kinh đều có thể sanh tâm hoan hỉ. Cho nên bản dịch không nên do một người làm mà là sáng tác của tập thể. Chúng ta xem thấy kinh Phật đều có tên người phiên dịch trên đề kinh. Người trên đề kinh là chủ biên trong đạo tràng dịch kinh đó, không nhất định do ông ấy dịch. Phải nêu tên tuổi ông ấy để gánh trách nhiệm đối với bản dịch này, cũng nhằm chứng minh bản dịch này không sai, có thể lưu thông, được họ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lịch sử ghi chép, dịch trường của đại sư La Thập hơn bốn trăm người, dịch trường của đại sư Huyền Trang hơn sáu trăm người, đều là chuyên chức. Ngày trước cư sĩ Thẩm Gia Trinh ở Hoa Kỳ, một người có tâm, đã mời không ít người dịch kinh điển chữ Hoa thành chữ Anh, tốn kém khá nhiều tiền. Số lượng dịch ra cũng tương đối khả quan. Khi tôi đến Newyork, ông dẫn tôi tham quan thư viện của đại học Newyork. Ông đã mượn mấy căn phòng trong thư viện làm thành thư viện Phật giáo. Ông nói với tôi, nhiều năm nay ông đã mời người đến phiên dịch kinh Phật sang tiếng Anh, được một đống lớn bản thảo nhưng đều không thể dùng. Tôi gật đầu, đích thực không thể dùng, vì sao? Chỉ tìm một số người biết Trung văn lẫn Anh văn để phiên dịch. Người phiên dịch không hiểu Phật pháp nên chỉ dịch ý nghĩa, cũng giống như cuốn Anh Văn Phật học Từ Điển của người nước ngoài phiên dịch. Trước đây lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói với tôi, có một học giả Phật học Hoa Kỳ đến Đài Loan tham quan du lịch. Nghe nói Đài Trung có một lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam là đại đức Phật học, ông liền đến thỉnh giáo lão cư sĩ và đưa ra một số câu hỏi. Lão sư Lý giải thích cho ông ấy, nhưng con người này rất không hài lòng, lắc đầu tỏ ra không vừa ý. Lão sư Lý liền thỉnh giáo với ông ấy thông qua phiên dịch, sau đó lão sư Lý cũng lắc đầu không đồng ý. Cuộc trao đổi rất khó khăn, may mắn ông ấy có mang theo một quyển sách Phật Học Từ Điển dịch ra tiếng Anh. Lão sư Lý đề nghị ông tra thử “nhị túc tôn” là gì. Chúng ta đã biết quy y Phật nhị túc tôn, nhưng tra thử xem cách giải thích “nhị túc tôn” trong từ điển Phật học tiếng Anh như thế nào? Ông ấy liền dịch lại, “nhị túc tôn” là hai cái chân tôn quý nhất. Không sai. “Nhị” là hai, “túc” là chân, “tôn” là tôn quý. Lão sư Lý nghe rồi liền cười, không nói nữa. Cuối cùng “ông đi được rồi, Phật pháp nước ngoài của các ông tôi hiểu rồi”. Đó là biết Hoa lẫn Anh nhưng không biết Phật pháp, hoàn toàn dựa trên mặt chữ để dịch. Thật đúng như Phật đã nói “Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan”. Ba đời chư Phật đều bị hàm oan. Trong kệ khai kinh đã giảng “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, thật không dễ dàng. Ngay lúc đó tôi liền kiến nghị với cư sĩ Thẩm Gia Trinh rằng ông đã làm sai, phiên dịch rất quan trọng. Bạn muốn dịch một bộ kinh thì trước tiên phải tìm đại đức có tu có học đối với bộ kinh này; mời ông ấy đến giảng; đồng thời mời người tham gia công tác dịch kinh đến nghe. Phải nghe qua một cách tường tận thông suốt; có bất cứ nghi vấn nào phải hỏi ngay, sau đó mới có thể hạ bút khởi bản thảo. Khi bản thảo thành tựu vẫn phải tiếp tục thảo luận tu đính lại. Tốt nhất phát tặng bản thảo cho những đại đức có nghiên cứu có tu có học xem. Mời họ đến đính chính, sau đó mới làm thành một quyển hoàn thiện, có vậy thì việc lưu thông sẽ không gặp vấn đề. Dịch kinh rất khó và rất quan trọng, dịch kinh Hoa Nghiêm lại càng khó hơn. Trong mỗi câu mỗi chữ của Hoa Nghiêm đều mang ý nghĩa biểu pháp sâu sắc. Nếu bạn không hiểu nó thì toàn văn lại biến thành “hai chân cao quý”, chẳng ra thứ gì. Cho nên phiên dịch quyết không được vài người ngồi trong gian phòng nhỏ mà nhất định phải như Trung Quốc ngày xưa. Tức là công khai tổ chức thành viện dịch kinh, chuyên môn bồi dưỡng nhân tài dịch kinh, mời cao tăng đại đức chuyên nghiên cứu kinh đó đến giảng, mọi người cùng đến nghe, cùng học tập, sau đó mới có thể hạ bút viết bản thảo. Không thể khinh xuất tốn một ít tiền mời người đến phiên dịch là được. Tôi không biết tiếng Anh, nên tôi rất khó tin tưởng quyển kinh dịch sang tiếng Anh, vì thế tôi luôn phân vân chọn lựa. Một lần, tôi đề nghị cư sĩ Thẩm Gia Trinh rằng tôi nhận thấy thiên Niệm Phật Luận của Đàm Hư lão pháp sư đại khái có lẽ không đến nỗi vấn đề gì lớn. Đó không phải là kinh. Thiên khai thị này là ghi chép của pháp sư Ấn Quang, rất dễ hiểu. Bên Thẩm cư sĩ lại sẵn có bản tiếng Anh, tôi đề nghị lấy thiên tiếng Anh này. Năm đầu in kinh Vô Lượng Thọ số lượng không nhiều, rất mỏng, tôi liền đem Niệm Phật luận, bản Trung Anh, để vào phía sau kinh Vô Lượng Thọ, cùng lưu thông một lúc. Khi đó tôi in mười ngàn cuốn truyền đến các nước. Một thời gian sau, tôi đi giảng kinh ở Vancouver, Canada, có một bác sĩ người Cannada đến nói với tôi rằng không nên in phần sách phía sau nữa. Tôi hỏi vì sao. Ông ấy nói: “Phần tiếng Anh này, người nước Anh xem không hiểu, người Trung Quốc xem cũng không hiểu”. Tôi nghe thật đau lòng. Về sau hễ là bản dịch tiếng Anh, tôi đều không dám in, hãy cứ để người ngoại quốc tự lưu thông, còn tôi không dám in nữa. Do đó chúng ta cần bồi dưỡng nhân tài dịch kinh, họ phải chân thật vừa có tu học nơi Phật pháp vừa thông đạt hai loại ngôn ngữ mới có thể đảm nhiệm công tác này. Nếu không thông đạt Phật pháp và kinh luận thì dù cơ bản văn học tốt đến đâu cũng đều không thể đảm nhiệm công tác này. Kinh Hoa Nghiêm đã nói “Phật pháp không người nói, tuy có trí cũng không thể hiểu”. Người thế gian dù thông minh trí tuệ cỡ nào cũng không cách gì hiểu được Phật pháp, bởi vì kinh điển của Phật luôn luôn là ý ở ngoài lời, mỗi một chữ trong một câu nói đều bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Ba nguyện sau cùng Mười nguyện của Bồ tát Phổ Hiền thực ra chỉ có bảy: lễ kính, xưng tán, cúng dường, sám hối, tuỳ hỉ, thỉnh chuyển pháp luân, và thỉnh Phật trụ thế. Ba nguyện sau cùng là hồi hướng. “Thường tuỳ Phật học” hồi hướng chánh giác, “Hằng thuận chúng sanh” hồi hướng chúng sanh, “Phổ giai hồi hướng” là hồi hướng pháp giới. Hồi hướng chánh giác, hồi hướng chúng sanh, hồi hướng pháp giới, là hồi hướng tự tánh, hồi hướng chân như. Do đó, chân như, tự tánh, và pháp giới có cùng một ý nghĩa. Cái gì gọi là pháp giới? Nhất tâm chính là pháp giới. Giới gồm hai ý nghĩa: một là phần, một là tánh. Phần là giới tuyến, ví dụ quốc gia với quốc gia có giới tuyến; tỉnh với tỉnh, hay huyện với huyện cũng có giới tuyến. Tánh là tự tánh, nhà Phật gọi là nhất chân pháp giới, cũng chính là chân như. Tóm lại, chúng ta thành tựu chính mình, vô biên công đức, quyết không tạo tội nghiệp. Đó là cách phá bỏ tập khí đố kỵ ngạo mạn từ vô thỉ kiếp. Thỉnh giảng sư giảng kinh và thỉnh pháp sư thường trụ vẫn phải dùng đến khoa học kỹ thuật cao mới có thể đem Phật pháp phát triển đến toàn thế giới. Từng bước bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, bồi dưỡng nhân tài phiên dịch, số người không cần nhiều nhưng đó đích thực là viện nghiên cứu mô hình nhỏ. Những người tham gia phải chân thật chịu phát tâm, chân thật tu hành. Kinh Hoa Nghiêm nói tiêu chuẩn phải là đại tâm phàm phu. Vì sao phàm phu học Phật không thể thành tựu? Không phải bạn không phát tâm, không phải bạn không phát nguyện, cũng không phải do bạn không có dụng công. Mỗi ngày bạn phát nguyện trước Phật Bồ Tát một cách rất nỗ lực, rất dụng công, nhưng vì sao không hiệu quả? Vì tâm lượng quá nhỏ. Tâm lượng của bạn không cách gì đột phá được sáu cõi luân hồi. Sáu cõi luân hồi là một giới tuyến. Tâm lượng bạn nhỏ trong giới hạn của nó nên bị nó bao lấy, làm cho bạn không thể đột phá ra. Chúng ta tu hành vô lượng kiếp, đời đời kiếp kiếp đến nay vẫn rơi vào bước này, phải hiểu rõ lỗi lầm cuối cùng do đâu? chính do tâm lượng quá nhỏ, nên nhất định phải phát đại tâm. Đại tâm mới phá vỡ sáu cõi. Đã phá vỡ chẳng phải vượt khỏi sao? Ta lớn hơn so với nó thì ta sẽ vượt qua dễ dàng. A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ tát vì sao có thể vượt ra khỏi tam giới? Vì tâm lượng các ngài còn lớn hơn tam giới sáu cõi nên các ngài có thể vượt qua. Phương pháp vi diệu là đoạn phiền não vượt tam giới. Tuy nhiên, phương pháp này vừa khổ, lại rất khó tu. Phật dạy chúng ta, tâm lượng vừa mở rộng thì liền đột phá. Dù bên ngoài vẫn còn một ải là mười pháp giới nhưng tâm lượng vẫn cứ mở rộng, chúng ta cũng có thể vượt hơn. Cho nên Phật cùng pháp thân đại sĩ, tâm bao thái hư lượng khắp pháp giới. Mười pháp giới ở trong tâm lượng của họ, vậy là họ siêu việt, bao gồm tất cả phiền não tập khí không dừng tự nhiên biến mất, vì sao? Phiền não tập khí đều từ tâm lượng nhỏ hẹp mà biến hiện ra. Khi tâm lượng lớn, phiền não tập khí từ vô lượng kiếp đến nay không cần phá, tự nhiên liền không còn. Phương pháp này thật xảo diệu. Từ đó chúng ta mới chân thật tin tưởng, thế tôn vì chúng sanh thế giới của chúng ta nói pháp, “chỉ có pháp nhất thừa, không hai cũng không ba”. Lời nói này của Phật không hề sai, Phật vì chúng ta nói pháp chính là dạy chúng ta ở ngay cuộc sống này viên mãn làm Phật. Bạn làm Bồ tát, Phật đều lắc đầu vì như thế chưa đủ. Không những muốn bạn làm Phật mà còn muốn bạn phải làm Phật cứu cánh viên mãn. Bốn giáo của tông Thiên thai, Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật, Biệt Giáo Phật đều không làm. Trở thành Viên Giáo Phật mới là mục đích chân thật để thế tôn xuất hiện ở thế gian. Ngài giáo huấn tất cả chúng sanh, nếu chúng ta không thông hiểu ý nghĩa, không thể đạt đến trình độ này thì chúng ta không phải là đệ tử của thế tôn. Đã là học trò thì nhất định không phụ lòng kỳ vọng của thầy giáo, ngay một đời nhất định phải làm Phật. Nếu y theo Hoa Nghiêm và kinh Vô Lượng Thọ thì chắc chắn sẽ không có vấn đề. Hai bộ kinh này chính là bảo bối, là pháp bảo vô thượng. Hy vọng đồng tu chúng ta người người đều trân trọng. Mười nguyện của Phổ Hiền, trong đó bảy điều phía trước từ lễ kính, xưng tán, cúng dường, sám hối, tuỳ hỉ, cho đến thỉnh chuyển pháp luân, và thỉnh Phật trụ thế, đều là nguyện. Hơn nữa trong mỗi điều đều đầy đủ những điều khác, đó mới là giáo nghĩa của Hoa Nghiêm. Ba nguyện phía sau thuộc về hồi hướng. Nguyện thứ tám, “Thường tùy Phật học” “Thường tùy Phật học” là hồi hướng Bồ Đề, hay nói cách khác là học Phật. Buổi chiều hôm nay Lý cư sĩ giới thiệu hai vị đồng tu đến thăm tôi. Hiện tại họ đang làm công tác phúc lợi xã hội, thế nhưng lại ít nghe nói đến Phật pháp hoá đời sống. Đến khi nghe tôi giảng kinh, họ thấy dường như Phật pháp đều có thể áp dụng ngay trong đời sống nên rất hoan hỉ, tán thán. Tôi nói với họ rằng, việc Phật pháp hoá đời sống không phải do tôi mà do Thích Ca Mâu Ni Phật vốn dĩ đã nói như vậy. Chúng ta làm sao có thể đoạt lấy công đức của Phật làm của riêng mình. Người thế gian thông thường nghĩ đến học Phật đều cảm thấy kỳ lạ, con người vì sao phải học Phật, cứ làm người tốt, thì tại sao phải học Phật? Từ đó, học Phật gần như là việc không bình thường, rồi họ sanh ra hiểu lầm to lớn đối với Phật pháp, họ không biết Phật là gì? Phật là trí tuệ, học Phật là học trí tuệ, học giác ngộ; nói cách khác, học Phật chính là học tập một đời sống trí tuệ cao độ chân thật giác ngộ. Đây là việc rất bình thường. Thực ra, xã hội hiểu lầm đối với Phật pháp do chúng ta chưa đem giáo nghĩa và nguyên ý của Phật pháp nói cho mọi người nghe. Vậy phải làm thế nào để tuyên dương? Nhất định phải “Tuân tu Phổ Hiền Đại sĩ chi đức”. Tuân là tuân thủ, tu là học tập. Bồ Tát Phổ Hiền chính là mô phạm tốt cho chúng ta. Trong Phật pháp Đại thừa, các vị cần biết, ba vị Bồ tát đại diện tổng cương lĩnh tu học Phật pháp gồm ngài Phổ Hiền, Quán Âm, Văn Thù. Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu thực tiễn, nói được phải làm được, thấy được phải làm được. Văn Thù biểu thị trí tuệ, Quan Âm biểu thị từ bi. Thế Tôn trong kinh Đại thừa nói, “Mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều nhờ tu học ba pháp môn này mới thành tựu được Phật quả vô thượng”. Phật quả vô thượng là trí tuệ cứu cánh viên mãn. Chúng ta dùng cụm từ “Phật quả vô thượng”, người thông thường nghe không thể lý giải nổi. Họ không thể biết được hàm nghĩa chính xác trong cụm từ này, nên cứ hiểu sai cho rằng nó là thành tựu trong tôn giáo. Họ không biết được đó là học vấn của chính mình. Cho nên những danh từ thuật ngữ chuyên môn trong nhà Phật cần được trình bày rõ hơn để phù hợp với cách nói của người hiện tại và tránh bị hiểu lầm. Tóm lại, ở nguyện thứ tám, hồi hướng chính là mong cầu, hồi hướng Bồ Đề. Chúng ta phải truy cầu trí tuệ cao độ cứu cánh viên mãn. Nguyện thứ chín, “Hằng thuận chúng sanh” Ý nghĩa của điều này rất rõ ràng, hồi hướng chúng sanh. Vì sao phải hồi hướng chúng sanh? Tôi đã từng nói qua với các vị, trong kinh Hoa Nghiêm, tận hư không khắp pháp giới, tất cả chúng sanh cùng với chúng ta là một thể, cùng một tự tánh, cùng một chân tâm, cùng một lý thể biến hiện ra. Cảnh giới tuy không giống nhau nhưng thể tương đồng, giống như thân thể chúng ta. Nếu muốn nói thân thể này là tự thể của chính mình thì mọi người dễ hiểu, trong thân thể có rất nhiều tổ hợp tế bào, mỗi tế bào đều là chính mình, không phải là người khác. Móng tay của chúng ta là chính mình, tóc của chúng ta cũng là chính mình. Nhưng vì sao phải cắt bỏ nó, chẳng phải nó đều là chính mình sao? Sau khi hiểu rõ đạo lý thô cạn này, bạn tỉ mỉ mà nghĩ và quan sát. Kinh Phật nói, mười pháp giới y chánh trang nghiêm tất cả là do ta. Tự - tha không hai, sanh - Phật bình đẳng, chúng sanh và Phật là bình đẳng, cũng là một thể. Cho nên nhất định phải biết hồi hướng cho chúng sanh. Hồi hướng thế nào? Tạm dùng lời đơn giản để nói là lấy tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi quan tâm tất cả chúng sanh; yêu thương và toàn tâm toàn lực giúp đỡ như giúp đỡ chính mình. Người không biết quan tâm giúp đỡ chúng sanh chứng tỏ người này không biết quan tâm chính mình. Thế gian thường nói, con người phải biết tự yêu thương, vậy cái gì là chính mình? Đó tận hư không khắp pháp giới, thế nhưng rất ít người hiểu được. Nếu chúng ta không lướt qua kinh giáo Đại thừa thì chúng ta cũng không hiểu. Chúng ta có duyên phận tiếp xúc với kinh giáo Đại thừa, đó là thiện căn phước đức nhân duyên từ vô lượng kiếp đã chín muồi mới có cơ hội thù thắng như vậy. Sau khi thông hiểu, nhất định chúng ta phải làm cho được, phải biết quan tâm xã hội, thương yêu toàn thế giới, hơn nữa còn phải dùng tâm bình đẳng, không thể có “đây nồng kia nhạt”. Đó là đạo lý. Còn trên sự thì sao? Trên sự đích thực có xa gần khác biệt, vì duyên khác nhau. Kinh Hoa Nghiêm nói “Ngũ châu nhân quả”, trong Ngũ châu nhân quả có nhân quả khác biệt, bình đẳng. Tâm của chúng ta bình đẳng, nguyện là bình đẳng, hiểu là bình đẳng, tánh bình đẳng, thế nhưng trong gia đình, cha mẹ rất gần với chúng ta, đó là duyên phận, vậy chúng ta phải thương yêu, giúp đỡ họ. Đương nhiên đầu tiên giúp đỡ cha mẹ, sau đó người trong nhà, hàng xóm lân cận, bà con trong làng, rồi tiến ra xa một chút, vì duyên không bình đẳng. Trên lý nhất định phải bình đẳng, ngay trong bình đẳng có khác biệt, ngay trong khác biệt có bình đẳng, nên gọi là “viên dung không ngại hành bố, hành bố không ngại viên dung”. Chúng ta phải tu học, phải hoằng pháp lợi sanh như vậy, mới là hồi hướng chúng sanh Nguyện thứ mười, “Phổ giai hồi hướng” Phổ giai hồi hướng là hồi hướng tự tánh, hồi hướng chân như, cũng chính là nói chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, đều tương ưng với tự tánh thì mới đúng. “ĐỨC” Chủ đề tổng cương lĩnh giảng kinh là “tác sư tác phạm”, học vi nhân sư, hành vi thế phạm. Chư Phật Bồ Tát trong chín pháp giới thị hiện ra nhiều hình tướng, nhằm giúp tất cả chúng sanh chưa từng giác ngộ, vẫn còn đang trong tình huống mê hoặc; các ngài biểu diễn ra một người giác ngộ, biểu diễn một đời sống trí tuệ cao độ để chúng ta xem thấy, nghe thấy, và tiếp xúc được, trong lòng liền cảm ngộ, có thể sanh tín tâm, sanh hoan hỉ, và tương lai học tập với các ngài. Đó chính là đức của Đại sĩ, đức của Phật Bồ Tát, và thế giới Tây Phương Cực Lạc. Như vậy, mười phương thế giới chư Phật, phàm hễ dùng tâm thanh tịnh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, tâm hạnh tất nhiên cũng tương ưng với hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền, chúng ta gọi là cùng một phương hướng, cùng một mục tiêu. “CỤ TÚC VÔ LƯỢNG HẠNH NGUYỆN” Vô lượng là không cách gì tính đếm, vô lượng “hạnh”, vô lượng “nguyện”. Hạnh cùng nguyện bao gồm cả thảy đời sống của chúng ta, không chỉ một đời này mà còn đời quá khứ và đời vị lai, quá khứ vô cùng vị lai vô tận. Cho nên bên trên mới để hai chữ “vô lượng”. Hiện tại hạnh của chúng ta là hành vi đời sống, Phật pháp thường dùng ba chữ để khái quát, “thân khẩu ý”, chúng ta gọi là hành vi ba nghiệp. Thân là tạo tác của thân thể, ngữ là ngôn ngữ, ý là tư tưởng, kiến giải. Chúng ta khởi tâm động niệm bao gồm tất cả hành vi. Hành vi vô lượng vô biên đều không ngoài ba loại lớn này, còn gọi là hành vi ba nghiệp, phải tương ưng với mười cương lĩnh của Bồ tát Phổ Hiền. Nếu trái với mười đại nguyện hay mười cương lĩnh thì hành vi này coi như sai lầm, còn nếu tư tưởng hành vi của chúng ta thảy đều tương ưng với mười nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, thì cho dù không thể làm đến được tương ưng đầy đủ cũng có thể đạt được một trình độ tương ưng nào đó. Giống như chúng ta học sơ học, dù chưa đạt trình độ cấp bậc nào nhưng có định hướng mục tiêu, vậy cũng được. Tuy bạn chưa đi, chưa khởi bước nhưng phương hướng của bạn đã rất chính xác, hạnh nguyện của bạn chính xác, đó là hạnh Phổ Hiền. Tất nhiên tiêu chuẩn hạnh Phổ Hiền khá cao, người tu học thông thường chúng ta rất khó đạt đến tiêu chuẩn của ngài. Tiêu chuẩn của ngài cũng có rất thấp, nhưng mức thấp nhất chúng ta cũng không thể đạt đến, vậy phải làm thế nào? Phải thuận theo phương hướng, thuận theo mục tiêu. “Cụ túc vô lượng hạnh nguyện an trụ nhất thiết pháp trung”, câu kinh văn này hàm nghĩa rất sâu rộng. Ở đây chúng ta chỉ tiết lượt một số cương lĩnh tu học, tiện lợi ngay trong cuộc sống thường ngày; đem những hành vi sai lầm của chúng ta, y theo điều mục này để sửa đổi. Chúng ta nói qua tam phước, lục hoà, tam học, lục độ, sau cùng là mười nguyện Phổ Hiền. Khi Tịnh tông học hội của chúng ta thành lập, tuyển chọn năm khoá mục này, rất dễ ghi nhớ. Mỗi giờ mỗi phút đều y theo mười điều mục này để tu học. Năm khoá mục này bao gồm hành môn vô lượng vô biên của Bồ Tát. Học Phật nếu chúng ta xem thường việc tu sửa tư tưởng hành vi thì trong Phật pháp, không luận nỗ lực dụng công thế nào để cầu giải, thậm chí nói pháp được hoa trời rơi rụng cũng không ích gì. Lão sư Lý thường nói “đáng sanh tử thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế”, chính là nói so với liễu thoát sanh tử và ra khỏi ra cõi không có liên quan.
(Còn tiếp ...) Nguyện thứ bảy, “Thỉnh Phật trụ thế” Điều này cũng vô cùng quan trọng. Hiện tại Phật không còn ở thế gian cho nên chúng ta chỉ có thể đắp nắn tượng Phật để cúng dường, tượng trưng cho Phật pháp thường trụ thế gian. Những vị pháp sư đại đức thay Phật nói pháp, chúng ta phải mời họ lưu lại nơi này để giảng kinh nói pháp lâu dài thì chúng ta mới nhận được lợi ích chân thật. Các vị thử nghĩ xem, có mấy người nghe một bộ kinh liền khai ngộ? Không hề có, vậy phải làm sao? Ngày ngày phải nghe. Chúng ta ngày nay, phước báu không bằng người xưa. Thời xưa ở tòng lâm tự viện của Trung Quốc, mỗi ngày giảng kinh không hề gián đoạn. Tự viện luôn có giảng đường. Lịch sử ghi chép, đại sư Thanh Lương năm xưa giảng kinh Hoa Nghiêm, có thể nói trước đó và sau đó không ai giảng bằng ngài. Cả đời đại sư giảng qua năm mươi lần. Người thân cận với đại sư Thanh Lương nếu có lòng nhẫn nại nghe qua năm mươi lần thì có lý nào không thành tựu. Một biến giảng qua chí ít là một năm. Nghe năm mươi biến phải mất năm mươi năm. Năm mươi năm, ngày ngày huân tập thì có lý nào mà không khai ngộ. Chúng ta ngày nay nghe kinh khó khăn là do đâu? Một ngày nóng, đến mười ngày lạnh, mỗi ngày giảng kinh, huân tập không quá hai giờ đồng hồ. Hai mươi bốn giờ chỉ hai giờ nghe kinh, vẫn còn hai mươi hai giờ khởi vọng tưởng, bạn nói xem làm gì có thành tựu. Pháp sư tòng lâm thời xưa mỗi ngày giảng kinh tám giờ đồng hồ. Một bộ kinh Hoa Nghiêm giảng tám giờ mỗi ngày, một năm giảng được viên mãn cả bộ. Chúng ta mỗi ngày giảng hai giờ thì phải bốn năm mới được viên mãn. Đại sư Thanh Lương quả thật hơn người, ngài sống trên trăm tuổi, người thời đó gọi là Bồ tát Hoa Nghiêm. Ngoài ra, ngài và đại chúng còn ở niệm Phật đường, niệm Phật tám giờ, làm gì còn thời gian để khởi vọng tưởng. Họ ở trong loại đạo tràng này ba năm hiệu quả hơn chúng ta ngày nay tu hành ba mươi năm, đây gọi là “trường kỳ huân tu”, sức huân tập quá lớn. Vào đầu năm dân quốc, đạo tràng Trung Quốc đại khái chỉ còn một nơi, đó là đạo tràng niệm Phật của Đại Sư Ấn Quang ở Chùa Linh Nham, Sơn Tô Châu. Đạo tràng ngài không giảng kinh, không có pháp hội, không có kinh sám pháp sự, nhưng Phật thất suốt năm, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Mỗi ngày sáu cây hương, mỗi cây hương một tiếng rưỡi. Sáu cây hương là chín giờ đồng hồ. Mỗi ngày niệm Phật chín giờ. Ngày đêm không gián đoạn, buối tối thay phiên. Suốt năm tinh tấn Phật thất. Tinh tấn Phật thất của ngài là bảy lần bảy liên kết lại với nhau, thêm chín thời hương niệm Phật. Cho nên phàm hễ ở trong niệm Phật đường Ấn tổ niệm Phật vài năm, không luận tại gia xuất gia đều vãng sanh có tướng tốt lạ. Sau khi Ấn tổ vãng sanh, những lão pháp sư Diệu Chân, Đức Sâm kế thừa quy củ, duy trì được một khoảng thời gian. Sau năm kháng chiến, đạo tràng suy vi. Hiện tại nếu chúng ta muốn xây dựng một đạo tràng mới đều không đủ cơ duyên. Chỉ có đạo tràng như vậy mới có thể rèn luyện được chúng sanh, mới chân thật thành tựu chúng sanh. Cho nên xây dựng đạo tràng công đức vô lượng vô biên. Phải xây dựng một đạo tràng chân thật tu học, chân thật có người ở đó thành Phật, vãng sanh bất thoái thành Phật, thì công đức của đạo tràng đó sẽ rất lớn, thu hút đông đảo thiện tri thức quan tâm và sẽ làm theo. Làm thế nào để thiện tri thức lưu lại nơi đây? Người chân thật học Phật tu hành không có tình riêng, không nói nhân tình, cho nên không dùng cách tiếp đãi tốt để giữ họ lại. Chúng ta dùng phương pháp y giáo phụng hành. Chúng ta thật muốn học, thật muốn tu, mọi người cùng phát thật tâm, cho dù không tìm được thiện hữu thì Phật Bồ Tát cũng sẽ hoá thân đến đây. Nhà Phật thường nói “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”, vậy người đó là người thế nào? Chân thật muốn học, chân thật muốn tu, chân thật muốn ngay đời này thành Phật. Đây chính là đại tâm phàm phu mà Hoa Nghiêm đã nói. Đã đại tâm phàm phu thì làm gì có chuyện chư Phật Như Lai không chiếu cố, vấn đề là chúng ta có phát ra chân tâm không, như vậy mới có thể cảm động thiện tri thức thường trụ khu vực này, để chúng ta có cơ duyên huân tu lâu dài, mới có thể được lợi ích chân thật. Thành lập kênh truyền hình Phật pháp Ngày nay khoa học phát triển, người ta hiểu hộ pháp quá ít. Hộ pháp là Bồ tát, không phải người thường. Hiện tại người thật có đại trí tuệ, đại phước báu, không cần xây đạo tràng, mà nên xây đài truyền hình vệ tinh, giảng kinh hai mươi bốn giờ không ngừng nghỉ để người trên toàn thế giới đều xem được. Họ không cần đến đạo tràng mà chỉ ở nhà mở truyền hình. Nếu họ chân thật muốn học Phật, mỗi ngày có thể nghe kinh tám giờ đồng hồ. Bồi dưỡng một số pháp sư cũng giống như tổ chức một đoàn hoằng pháp. Chỉ cần mười mấy, hai mươi vị là đủ. Những vị pháp sư này ngày ngày trong phòng thu âm, giảng kinh ghi hình. Sau đó băng ghi hình được mang đến đài truyền hình vệ tinh phát sóng. Đó là đại đạo tràng khoa học kỹ thuật cao. Chúng ta phải xây dựng như vậy. Không nên tốn nhiều tiền xây chùa, đem tiền chôn xuống đất thật đáng tiếc, không có tác dụng lớn. Chúng ta phải đem số tiền đó dùng vào nơi hữu dụng. Quan trọng nhất là bồi dưỡng giảng sư, thu âm giảng kinh ghi hình. Thiết bị phòng thu âm phải chuyên nghiệp. Ngoài ra, ngày thường chúng ta cũng cúng dường những vị pháp sư này trên đời sống vật chất để họ không hề lo lắng, tâm có thể an định mà nghiên cứu Phật pháp Đại thừa, giảng từng bộ đều ghi hình thu âm, tương lai sẽ là một bộ Đại Tạng kinh sống. Bạn nghĩ xem ý nghĩa đến dường nào, bất cứ nơi nào, chúng sanh thích nghe kinh gì thì chúng ta liền phát ra kinh luận đó. Ngoài giảng kinh nói pháp, chúng ta còn giúp người niệm Phật. Hai mươi bốn giờ Phật hiệu không gián đoạn, tượng Phật trang nghiêm nhất hiển thị trên màn hình tivi. Khán giả xem thấy Phật A Di Đà, nghe được Phật hiệu của A Di Đà liền theo đó mà niệm. Ở nhà cũng có thể tu Phật thất, cũng có thể một ngày nghe kinh tám giờ, niệm Phật tám giờ. Bạn thấy phước báu của chúng ta không hề khác biệt người xưa. Người xưa tốn nhiều sức lực xây dựng rất nhiều đạo tràng mới có thể phổ độ chúng sanh. Ngày nay chúng ta dùng một đài truyền hình vệ tinh là đủ. Không mua kênh của người khác, vì sẽ phải bị người ta khống chế thời gian. Nếu các vị chân thật có tài lực, có loại trí tuệ này thì nên làm một kênh chuyên nghiệp, truyền thanh truyền hình vệ tinh của Phật giáo, phát sóng trên toàn thế giới. Ngày nay chúng ta chưa đủ sức thì cũng đem cách nghĩ cấu tưởng này truyền đạt cho mỗi vị đồng tu. Mọi người đều có chung ý niệm, mỗi người thường hay nghĩ thì sự việc sẽ thành công, tâm tưởng sự thành. Nếu chỉ có một người nghĩ thì sức mạnh rất yếu kém. Mọi người cùng nghĩ đến thì Phật sẽ giúp. Lý cư sĩ thường nói, tuy chúng ta không có phước báu nhưng Phật A Di Đà có phước báu. Xây dựng một đạo tràng lớn như vậy cần tốn bao nhiêu tài lực?, dù không dám nghĩ đến tài lực nhưng chúng ta vẫn cứ tiếp tục nghĩ. Phật A Di Đà sẽ đưa tiền đến, cần bao nhiêu ngài sẽ đưa đến bấy nhiêu, nhất định sẽ thành tựu. Đó là mục đích “thỉnh Phật trụ thế”, một việc vô cùng quan trọng. Thành lập viện dịch kinh Thế giới hiện tại do vì giao thông thuận tiện, các mặt đời sống mở rộng, mỗi khu vực đều cần phải có Phật pháp. Chúng ta làm gì có nhiều giảng sư đến các nơi để giảng kinh nói pháp. Việc đó vô cùng khó khăn. Cho nên nhờ vào khoa học kỹ thuật, số ít giảng sư cũng có thể đem Phật pháp phổ biến đến toàn thế giới. Nếu có cơ duyên hơn nữa, chúng ta có thể phiên dịch hoa ngữ thành mấy loại ngôn ngữ cần thiết để hoằng pháp trên toàn cầu, để mọi người đều được lợi ích thù thắng của Phật pháp, giá trị ý nghĩa này sẽ càng sâu rộng. Hiện tại nhờ khoa học nên thuận tiện hơn ngày trước rất nhiều. Ngày nay chúng ta thiếu kém chính là thiếu kém hộ pháp, không có người phát tâm hộ trì. Vì không có người phát tâm hộ trì, nên công trình phiên dịch tương đối gian nan. Dịch kinh phải theo qui củ xưa, nhất định không thể một hai người độc lập dịch một bộ kinh. Ngày trước Trung Quốc dịch kinh đều do tập thể cùng nhau làm. Phàm hễ tham gia dịch kinh, đó là một pháp hội. Thỉnh giảng sư đến giảng bộ kinh này, người dịch kinh thảy đều tham gia nghe giảng, chân thật nghe hiểu, tường tận rồi mới khởi bản thảo. Có nghi hoặc lập tức phải hỏi. Sau khi dịch xong bản thảo, phải đọc cho mọi người nghe, xem đại chúng có ý kiến gì không, có từ ý hay hơn không để nhuận văn, tu đính, làm cho bản dịch được tận thiện tận mỹ, mọi người tiếp xúc quyển kinh đều có thể sanh tâm hoan hỉ. Cho nên bản dịch không nên do một người làm mà là sáng tác của tập thể. Chúng ta xem thấy kinh Phật đều có tên người phiên dịch trên đề kinh. Người trên đề kinh là chủ biên trong đạo tràng dịch kinh đó, không nhất định do ông ấy dịch. Phải nêu tên tuổi ông ấy để gánh trách nhiệm đối với bản dịch này, cũng nhằm chứng minh bản dịch này không sai, có thể lưu thông, được họ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Lịch sử ghi chép, dịch trường của đại sư La Thập hơn bốn trăm người, dịch trường của đại sư Huyền Trang hơn sáu trăm người, đều là chuyên chức. Ngày trước cư sĩ Thẩm Gia Trinh ở Hoa Kỳ, một người có tâm, đã mời không ít người dịch kinh điển chữ Hoa thành chữ Anh, tốn kém khá nhiều tiền. Số lượng dịch ra cũng tương đối khả quan. Khi tôi đến Newyork, ông dẫn tôi tham quan thư viện của đại học Newyork. Ông đã mượn mấy căn phòng trong thư viện làm thành thư viện Phật giáo. Ông nói với tôi, nhiều năm nay ông đã mời người đến phiên dịch kinh Phật sang tiếng Anh, được một đống lớn bản thảo nhưng đều không thể dùng. Tôi gật đầu, đích thực không thể dùng, vì sao? Chỉ tìm một số người biết Trung văn lẫn Anh văn để phiên dịch. Người phiên dịch không hiểu Phật pháp nên chỉ dịch ý nghĩa, cũng giống như cuốn Anh Văn Phật học Từ Điển của người nước ngoài phiên dịch. Trước đây lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói với tôi, có một học giả Phật học Hoa Kỳ đến Đài Loan tham quan du lịch. Nghe nói Đài Trung có một lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam là đại đức Phật học, ông liền đến thỉnh giáo lão cư sĩ và đưa ra một số câu hỏi. Lão sư Lý giải thích cho ông ấy, nhưng con người này rất không hài lòng, lắc đầu tỏ ra không vừa ý. Lão sư Lý liền thỉnh giáo với ông ấy thông qua phiên dịch, sau đó lão sư Lý cũng lắc đầu không đồng ý. Cuộc trao đổi rất khó khăn, may mắn ông ấy có mang theo một quyển sách Phật Học Từ Điển dịch ra tiếng Anh. Lão sư Lý đề nghị ông tra thử “nhị túc tôn” là gì. Chúng ta đã biết quy y Phật nhị túc tôn, nhưng tra thử xem cách giải thích “nhị túc tôn” trong từ điển Phật học tiếng Anh như thế nào? Ông ấy liền dịch lại, “nhị túc tôn” là hai cái chân tôn quý nhất. Không sai. “Nhị” là hai, “túc” là chân, “tôn” là tôn quý. Lão sư Lý nghe rồi liền cười, không nói nữa. Cuối cùng “ông đi được rồi, Phật pháp nước ngoài của các ông tôi hiểu rồi”. Đó là biết Hoa lẫn Anh nhưng không biết Phật pháp, hoàn toàn dựa trên mặt chữ để dịch. Thật đúng như Phật đã nói “Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan”. Ba đời chư Phật đều bị hàm oan. Trong kệ khai kinh đã giảng “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, thật không dễ dàng. Ngay lúc đó tôi liền kiến nghị với cư sĩ Thẩm Gia Trinh rằng ông đã làm sai, phiên dịch rất quan trọng. Bạn muốn dịch một bộ kinh thì trước tiên phải tìm đại đức có tu có học đối với bộ kinh này; mời ông ấy đến giảng; đồng thời mời người tham gia công tác dịch kinh đến nghe. Phải nghe qua một cách tường tận thông suốt; có bất cứ nghi vấn nào phải hỏi ngay, sau đó mới có thể hạ bút khởi bản thảo. Khi bản thảo thành tựu vẫn phải tiếp tục thảo luận tu đính lại. Tốt nhất phát tặng bản thảo cho những đại đức có nghiên cứu có tu có học xem. Mời họ đến đính chính, sau đó mới làm thành một quyển hoàn thiện, có vậy thì việc lưu thông sẽ không gặp vấn đề. Dịch kinh rất khó và rất quan trọng, dịch kinh Hoa Nghiêm lại càng khó hơn. Trong mỗi câu mỗi chữ của Hoa Nghiêm đều mang ý nghĩa biểu pháp sâu sắc. Nếu bạn không hiểu nó thì toàn văn lại biến thành “hai chân cao quý”, chẳng ra thứ gì. Cho nên phiên dịch quyết không được vài người ngồi trong gian phòng nhỏ mà nhất định phải như Trung Quốc ngày xưa. Tức là công khai tổ chức thành viện dịch kinh, chuyên môn bồi dưỡng nhân tài dịch kinh, mời cao tăng đại đức chuyên nghiên cứu kinh đó đến giảng, mọi người cùng đến nghe, cùng học tập, sau đó mới có thể hạ bút viết bản thảo. Không thể khinh xuất tốn một ít tiền mời người đến phiên dịch là được. Tôi không biết tiếng Anh, nên tôi rất khó tin tưởng quyển kinh dịch sang tiếng Anh, vì thế tôi luôn phân vân chọn lựa. Một lần, tôi đề nghị cư sĩ Thẩm Gia Trinh rằng tôi nhận thấy thiên Niệm Phật Luận của Đàm Hư lão pháp sư đại khái có lẽ không đến nỗi vấn đề gì lớn. Đó không phải là kinh. Thiên khai thị này là ghi chép của pháp sư Ấn Quang, rất dễ hiểu. Bên Thẩm cư sĩ lại sẵn có bản tiếng Anh, tôi đề nghị lấy thiên tiếng Anh này. Năm đầu in kinh Vô Lượng Thọ số lượng không nhiều, rất mỏng, tôi liền đem Niệm Phật luận, bản Trung Anh, để vào phía sau kinh Vô Lượng Thọ, cùng lưu thông một lúc. Khi đó tôi in mười ngàn cuốn truyền đến các nước. Một thời gian sau, tôi đi giảng kinh ở Vancouver, Canada, có một bác sĩ người Cannada đến nói với tôi rằng không nên in phần sách phía sau nữa. Tôi hỏi vì sao. Ông ấy nói: “Phần tiếng Anh này, người nước Anh xem không hiểu, người Trung Quốc xem cũng không hiểu”. Tôi nghe thật đau lòng. Về sau hễ là bản dịch tiếng Anh, tôi đều không dám in, hãy cứ để người ngoại quốc tự lưu thông, còn tôi không dám in nữa. Do đó chúng ta cần bồi dưỡng nhân tài dịch kinh, họ phải chân thật vừa có tu học nơi Phật pháp vừa thông đạt hai loại ngôn ngữ mới có thể đảm nhiệm công tác này. Nếu không thông đạt Phật pháp và kinh luận thì dù cơ bản văn học tốt đến đâu cũng đều không thể đảm nhiệm công tác này. Kinh Hoa Nghiêm đã nói “Phật pháp không người nói, tuy có trí cũng không thể hiểu”. Người thế gian dù thông minh trí tuệ cỡ nào cũng không cách gì hiểu được Phật pháp, bởi vì kinh điển của Phật luôn luôn là ý ở ngoài lời, mỗi một chữ trong một câu nói đều bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Ba nguyện sau cùng Mười nguyện của Bồ tát Phổ Hiền thực ra chỉ có bảy: lễ kính, xưng tán, cúng dường, sám hối, tuỳ hỉ, thỉnh chuyển pháp luân, và thỉnh Phật trụ thế. Ba nguyện sau cùng là hồi hướng. “Thường tuỳ Phật học” hồi hướng chánh giác, “Hằng thuận chúng sanh” hồi hướng chúng sanh, “Phổ giai hồi hướng” là hồi hướng pháp giới. Hồi hướng chánh giác, hồi hướng chúng sanh, hồi hướng pháp giới, là hồi hướng tự tánh, hồi hướng chân như. Do đó, chân như, tự tánh, và pháp giới có cùng một ý nghĩa. Cái gì gọi là pháp giới? Nhất tâm chính là pháp giới. Giới gồm hai ý nghĩa: một là phần, một là tánh. Phần là giới tuyến, ví dụ quốc gia với quốc gia có giới tuyến; tỉnh với tỉnh, hay huyện với huyện cũng có giới tuyến. Tánh là tự tánh, nhà Phật gọi là nhất chân pháp giới, cũng chính là chân như. Tóm lại, chúng ta thành tựu chính mình, vô biên công đức, quyết không tạo tội nghiệp. Đó là cách phá bỏ tập khí đố kỵ ngạo mạn từ vô thỉ kiếp. Thỉnh giảng sư giảng kinh và thỉnh pháp sư thường trụ vẫn phải dùng đến khoa học kỹ thuật cao mới có thể đem Phật pháp phát triển đến toàn thế giới. Từng bước bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, bồi dưỡng nhân tài phiên dịch, số người không cần nhiều nhưng đó đích thực là viện nghiên cứu mô hình nhỏ. Những người tham gia phải chân thật chịu phát tâm, chân thật tu hành. Kinh Hoa Nghiêm nói tiêu chuẩn phải là đại tâm phàm phu. Vì sao phàm phu học Phật không thể thành tựu? Không phải bạn không phát tâm, không phải bạn không phát nguyện, cũng không phải do bạn không có dụng công. Mỗi ngày bạn phát nguyện trước Phật Bồ Tát một cách rất nỗ lực, rất dụng công, nhưng vì sao không hiệu quả? Vì tâm lượng quá nhỏ. Tâm lượng của bạn không cách gì đột phá được sáu cõi luân hồi. Sáu cõi luân hồi là một giới tuyến. Tâm lượng bạn nhỏ trong giới hạn của nó nên bị nó bao lấy, làm cho bạn không thể đột phá ra. Chúng ta tu hành vô lượng kiếp, đời đời kiếp kiếp đến nay vẫn rơi vào bước này, phải hiểu rõ lỗi lầm cuối cùng do đâu? chính do tâm lượng quá nhỏ, nên nhất định phải phát đại tâm. Đại tâm mới phá vỡ sáu cõi. Đã phá vỡ chẳng phải vượt khỏi sao? Ta lớn hơn so với nó thì ta sẽ vượt qua dễ dàng. A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ tát vì sao có thể vượt ra khỏi tam giới? Vì tâm lượng các ngài còn lớn hơn tam giới sáu cõi nên các ngài có thể vượt qua. Phương pháp vi diệu là đoạn phiền não vượt tam giới. Tuy nhiên, phương pháp này vừa khổ, lại rất khó tu. Phật dạy chúng ta, tâm lượng vừa mở rộng thì liền đột phá. Dù bên ngoài vẫn còn một ải là mười pháp giới nhưng tâm lượng vẫn cứ mở rộng, chúng ta cũng có thể vượt hơn. Cho nên Phật cùng pháp thân đại sĩ, tâm bao thái hư lượng khắp pháp giới. Mười pháp giới ở trong tâm lượng của họ, vậy là họ siêu việt, bao gồm tất cả phiền não tập khí không dừng tự nhiên biến mất, vì sao? Phiền não tập khí đều từ tâm lượng nhỏ hẹp mà biến hiện ra. Khi tâm lượng lớn, phiền não tập khí từ vô lượng kiếp đến nay không cần phá, tự nhiên liền không còn. Phương pháp này thật xảo diệu. Từ đó chúng ta mới chân thật tin tưởng, thế tôn vì chúng sanh thế giới của chúng ta nói pháp, “chỉ có pháp nhất thừa, không hai cũng không ba”. Lời nói này của Phật không hề sai, Phật vì chúng ta nói pháp chính là dạy chúng ta ở ngay cuộc sống này viên mãn làm Phật. Bạn làm Bồ tát, Phật đều lắc đầu vì như thế chưa đủ. Không những muốn bạn làm Phật mà còn muốn bạn phải làm Phật cứu cánh viên mãn. Bốn giáo của tông Thiên thai, Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật, Biệt Giáo Phật đều không làm. Trở thành Viên Giáo Phật mới là mục đích chân thật để thế tôn xuất hiện ở thế gian. Ngài giáo huấn tất cả chúng sanh, nếu chúng ta không thông hiểu ý nghĩa, không thể đạt đến trình độ này thì chúng ta không phải là đệ tử của thế tôn. Đã là học trò thì nhất định không phụ lòng kỳ vọng của thầy giáo, ngay một đời nhất định phải làm Phật. Nếu y theo Hoa Nghiêm và kinh Vô Lượng Thọ thì chắc chắn sẽ không có vấn đề. Hai bộ kinh này chính là bảo bối, là pháp bảo vô thượng. Hy vọng đồng tu chúng ta người người đều trân trọng. Mười nguyện của Phổ Hiền, trong đó bảy điều phía trước từ lễ kính, xưng tán, cúng dường, sám hối, tuỳ hỉ, cho đến thỉnh chuyển pháp luân, và thỉnh Phật trụ thế, đều là nguyện. Hơn nữa trong mỗi điều đều đầy đủ những điều khác, đó mới là giáo nghĩa của Hoa Nghiêm. Ba nguyện phía sau thuộc về hồi hướng. Nguyện thứ tám, “Thường tùy Phật học” “Thường tùy Phật học” là hồi hướng Bồ Đề, hay nói cách khác là học Phật. Buổi chiều hôm nay Lý cư sĩ giới thiệu hai vị đồng tu đến thăm tôi. Hiện tại họ đang làm công tác phúc lợi xã hội, thế nhưng lại ít nghe nói đến Phật pháp hoá đời sống. Đến khi nghe tôi giảng kinh, họ thấy dường như Phật pháp đều có thể áp dụng ngay trong đời sống nên rất hoan hỉ, tán thán. Tôi nói với họ rằng, việc Phật pháp hoá đời sống không phải do tôi mà do Thích Ca Mâu Ni Phật vốn dĩ đã nói như vậy. Chúng ta làm sao có thể đoạt lấy công đức của Phật làm của riêng mình. Người thế gian thông thường nghĩ đến học Phật đều cảm thấy kỳ lạ, con người vì sao phải học Phật, cứ làm người tốt, thì tại sao phải học Phật? Từ đó, học Phật gần như là việc không bình thường, rồi họ sanh ra hiểu lầm to lớn đối với Phật pháp, họ không biết Phật là gì? Phật là trí tuệ, học Phật là học trí tuệ, học giác ngộ; nói cách khác, học Phật chính là học tập một đời sống trí tuệ cao độ chân thật giác ngộ. Đây là việc rất bình thường. Thực ra, xã hội hiểu lầm đối với Phật pháp do chúng ta chưa đem giáo nghĩa và nguyên ý của Phật pháp nói cho mọi người nghe. Vậy phải làm thế nào để tuyên dương? Nhất định phải “Tuân tu Phổ Hiền Đại sĩ chi đức”. Tuân là tuân thủ, tu là học tập. Bồ Tát Phổ Hiền chính là mô phạm tốt cho chúng ta. Trong Phật pháp Đại thừa, các vị cần biết, ba vị Bồ tát đại diện tổng cương lĩnh tu học Phật pháp gồm ngài Phổ Hiền, Quán Âm, Văn Thù. Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu thực tiễn, nói được phải làm được, thấy được phải làm được. Văn Thù biểu thị trí tuệ, Quan Âm biểu thị từ bi. Thế Tôn trong kinh Đại thừa nói, “Mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều nhờ tu học ba pháp môn này mới thành tựu được Phật quả vô thượng”. Phật quả vô thượng là trí tuệ cứu cánh viên mãn. Chúng ta dùng cụm từ “Phật quả vô thượng”, người thông thường nghe không thể lý giải nổi. Họ không thể biết được hàm nghĩa chính xác trong cụm từ này, nên cứ hiểu sai cho rằng nó là thành tựu trong tôn giáo. Họ không biết được đó là học vấn của chính mình. Cho nên những danh từ thuật ngữ chuyên môn trong nhà Phật cần được trình bày rõ hơn để phù hợp với cách nói của người hiện tại và tránh bị hiểu lầm. Tóm lại, ở nguyện thứ tám, hồi hướng chính là mong cầu, hồi hướng Bồ Đề. Chúng ta phải truy cầu trí tuệ cao độ cứu cánh viên mãn. Nguyện thứ chín, “Hằng thuận chúng sanh” Ý nghĩa của điều này rất rõ ràng, hồi hướng chúng sanh. Vì sao phải hồi hướng chúng sanh? Tôi đã từng nói qua với các vị, trong kinh Hoa Nghiêm, tận hư không khắp pháp giới, tất cả chúng sanh cùng với chúng ta là một thể, cùng một tự tánh, cùng một chân tâm, cùng một lý thể biến hiện ra. Cảnh giới tuy không giống nhau nhưng thể tương đồng, giống như thân thể chúng ta. Nếu muốn nói thân thể này là tự thể của chính mình thì mọi người dễ hiểu, trong thân thể có rất nhiều tổ hợp tế bào, mỗi tế bào đều là chính mình, không phải là người khác. Móng tay của chúng ta là chính mình, tóc của chúng ta cũng là chính mình. Nhưng vì sao phải cắt bỏ nó, chẳng phải nó đều là chính mình sao? Sau khi hiểu rõ đạo lý thô cạn này, bạn tỉ mỉ mà nghĩ và quan sát. Kinh Phật nói, mười pháp giới y chánh trang nghiêm tất cả là do ta. Tự - tha không hai, sanh - Phật bình đẳng, chúng sanh và Phật là bình đẳng, cũng là một thể. Cho nên nhất định phải biết hồi hướng cho chúng sanh. Hồi hướng thế nào? Tạm dùng lời đơn giản để nói là lấy tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi quan tâm tất cả chúng sanh; yêu thương và toàn tâm toàn lực giúp đỡ như giúp đỡ chính mình. Người không biết quan tâm giúp đỡ chúng sanh chứng tỏ người này không biết quan tâm chính mình. Thế gian thường nói, con người phải biết tự yêu thương, vậy cái gì là chính mình? Đó tận hư không khắp pháp giới, thế nhưng rất ít người hiểu được. Nếu chúng ta không lướt qua kinh giáo Đại thừa thì chúng ta cũng không hiểu. Chúng ta có duyên phận tiếp xúc với kinh giáo Đại thừa, đó là thiện căn phước đức nhân duyên từ vô lượng kiếp đã chín muồi mới có cơ hội thù thắng như vậy. Sau khi thông hiểu, nhất định chúng ta phải làm cho được, phải biết quan tâm xã hội, thương yêu toàn thế giới, hơn nữa còn phải dùng tâm bình đẳng, không thể có “đây nồng kia nhạt”. Đó là đạo lý. Còn trên sự thì sao? Trên sự đích thực có xa gần khác biệt, vì duyên khác nhau. Kinh Hoa Nghiêm nói “Ngũ châu nhân quả”, trong Ngũ châu nhân quả có nhân quả khác biệt, bình đẳng. Tâm của chúng ta bình đẳng, nguyện là bình đẳng, hiểu là bình đẳng, tánh bình đẳng, thế nhưng trong gia đình, cha mẹ rất gần với chúng ta, đó là duyên phận, vậy chúng ta phải thương yêu, giúp đỡ họ. Đương nhiên đầu tiên giúp đỡ cha mẹ, sau đó người trong nhà, hàng xóm lân cận, bà con trong làng, rồi tiến ra xa một chút, vì duyên không bình đẳng. Trên lý nhất định phải bình đẳng, ngay trong bình đẳng có khác biệt, ngay trong khác biệt có bình đẳng, nên gọi là “viên dung không ngại hành bố, hành bố không ngại viên dung”. Chúng ta phải tu học, phải hoằng pháp lợi sanh như vậy, mới là hồi hướng chúng sanh Nguyện thứ mười, “Phổ giai hồi hướng” Phổ giai hồi hướng là hồi hướng tự tánh, hồi hướng chân như, cũng chính là nói chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, đều tương ưng với tự tánh thì mới đúng. “ĐỨC” Chủ đề tổng cương lĩnh giảng kinh là “tác sư tác phạm”, học vi nhân sư, hành vi thế phạm. Chư Phật Bồ Tát trong chín pháp giới thị hiện ra nhiều hình tướng, nhằm giúp tất cả chúng sanh chưa từng giác ngộ, vẫn còn đang trong tình huống mê hoặc; các ngài biểu diễn ra một người giác ngộ, biểu diễn một đời sống trí tuệ cao độ để chúng ta xem thấy, nghe thấy, và tiếp xúc được, trong lòng liền cảm ngộ, có thể sanh tín tâm, sanh hoan hỉ, và tương lai học tập với các ngài. Đó chính là đức của Đại sĩ, đức của Phật Bồ Tát, và thế giới Tây Phương Cực Lạc. Như vậy, mười phương thế giới chư Phật, phàm hễ dùng tâm thanh tịnh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, tâm hạnh tất nhiên cũng tương ưng với hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền, chúng ta gọi là cùng một phương hướng, cùng một mục tiêu. “CỤ TÚC VÔ LƯỢNG HẠNH NGUYỆN” Vô lượng là không cách gì tính đếm, vô lượng “hạnh”, vô lượng “nguyện”. Hạnh cùng nguyện bao gồm cả thảy đời sống của chúng ta, không chỉ một đời này mà còn đời quá khứ và đời vị lai, quá khứ vô cùng vị lai vô tận. Cho nên bên trên mới để hai chữ “vô lượng”. Hiện tại hạnh của chúng ta là hành vi đời sống, Phật pháp thường dùng ba chữ để khái quát, “thân khẩu ý”, chúng ta gọi là hành vi ba nghiệp. Thân là tạo tác của thân thể, ngữ là ngôn ngữ, ý là tư tưởng, kiến giải. Chúng ta khởi tâm động niệm bao gồm tất cả hành vi. Hành vi vô lượng vô biên đều không ngoài ba loại lớn này, còn gọi là hành vi ba nghiệp, phải tương ưng với mười cương lĩnh của Bồ tát Phổ Hiền. Nếu trái với mười đại nguyện hay mười cương lĩnh thì hành vi này coi như sai lầm, còn nếu tư tưởng hành vi của chúng ta thảy đều tương ưng với mười nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, thì cho dù không thể làm đến được tương ưng đầy đủ cũng có thể đạt được một trình độ tương ưng nào đó. Giống như chúng ta học sơ học, dù chưa đạt trình độ cấp bậc nào nhưng có định hướng mục tiêu, vậy cũng được. Tuy bạn chưa đi, chưa khởi bước nhưng phương hướng của bạn đã rất chính xác, hạnh nguyện của bạn chính xác, đó là hạnh Phổ Hiền. Tất nhiên tiêu chuẩn hạnh Phổ Hiền khá cao, người tu học thông thường chúng ta rất khó đạt đến tiêu chuẩn của ngài. Tiêu chuẩn của ngài cũng có rất thấp, nhưng mức thấp nhất chúng ta cũng không thể đạt đến, vậy phải làm thế nào? Phải thuận theo phương hướng, thuận theo mục tiêu. “Cụ túc vô lượng hạnh nguyện an trụ nhất thiết pháp trung”, câu kinh văn này hàm nghĩa rất sâu rộng. Ở đây chúng ta chỉ tiết lượt một số cương lĩnh tu học, tiện lợi ngay trong cuộc sống thường ngày; đem những hành vi sai lầm của chúng ta, y theo điều mục này để sửa đổi. Chúng ta nói qua tam phước, lục hoà, tam học, lục độ, sau cùng là mười nguyện Phổ Hiền. Khi Tịnh tông học hội của chúng ta thành lập, tuyển chọn năm khoá mục này, rất dễ ghi nhớ. Mỗi giờ mỗi phút đều y theo mười điều mục này để tu học. Năm khoá mục này bao gồm hành môn vô lượng vô biên của Bồ Tát. Học Phật nếu chúng ta xem thường việc tu sửa tư tưởng hành vi thì trong Phật pháp, không luận nỗ lực dụng công thế nào để cầu giải, thậm chí nói pháp được hoa trời rơi rụng cũng không ích gì. Lão sư Lý thường nói “đáng sanh tử thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế”, chính là nói so với liễu thoát sanh tử và ra khỏi ra cõi không có liên quan.
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG
Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
- Tag :
- HT Tịnh Không
Send comment