Kỷ Yếu Tưởng Niệm Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hòa Thượng Thích Giác Nhiên
Sydney, Úc Châu Phật Lịch 2537 - 1993 ---o0o---
Mục lục
Phần 1 Lời khải đề Lời mở đầu Hội đồng Tang Lễ Chương trình Tang Lễ Chương trình Lễ Nhập Tháp Cáo Phó Tiểu sử HT Thích Giác Nhiên The life of the Late Most Venerable Thich Giac Nhien Thơ tưởng niệm Bài minh khắc trên Bảo Tháp Điện tín phân ưu Người về cõi tịnh Điếu từ của Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Điếu văn của Tổ Đình Ấn Quang Điếu văn của Ni Bộ Bắc Tông Điếu văn của Ban Liên Lạc PGYN
Phần 2
Văn tế của các Ban đại diện Cảm niệm về Đức Đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN. Nhận địnhTinh thầnTăng NiPhật tử qua tang lễ Lễ Đức Tăng Thống Những giai thoại có thật trong thời sinh tiềnĐức TĂNG THỐNG Tường thuật về những ngày tang lễ Bi chí Đức Tăng Thông Vài nét về Chùa Thuyền Tôn xưa Chùa Thuyền Tôn ngày nay Pháp Pháp Liễu Quán Lời Cảm Niệm của Thượng Tọa Thích Thiện Siêu Lời cảm tạ
LỜI KHẢI ĐỀ
Kính Bạch chư TônHòa Thượng, Thượng Tọa, Đại ĐứcTăng Ni.
Kính thưa quý vị Phật tử cùng chư độc giả.
Đức Đệ Nhị Tăng ThốngGiáo Hội Phật Việt Nam Thống Nhất, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, viên tịch năm kỷ Mùi – 1979 trong lúc đất nước đang gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Cố Đại Lão Hòa Thượng theo định luậtvô thường đã vĩnh viễn ra đi, để lại trong lòng Tăng Ni, tín đồPhật tử sự nhớ thương kính mến đối với bậc Cao Tăng đã suốt đời hiến dâng cho Dân tộc - Đạo pháp.
Tang lễ của Ngài được Giáo Hội tổ chức một cách trọng thể, do công hạnh tu trì của Ngài đã làm cho Tăng Ni, tín đồPhật tử khắp các miền đất nước về chung lo một cách thành kính.
Đặc biệt ngày Đại lễ Chung Thất của Ngài, Ban tổ chức tang lễ đã hoàn thành tập Kỷ yếu với mục đích ghi lại cuộc đờihành đạo của Ngài để cho hậu thế noi theo.
Hoàn cảnh lúc bấy giờ và những năm tháng về sau mọi phương tiện không được đầy đủ, do đó tập Kỷ yếu chỉphổ biến trong nội bộ Tăng Ni một cách giới hạn.
Chúng con là những người đệ tử của Ngài và đã được giáo dưỡng từ buổi ban đầuhọc đạo dưới mái chùa Thuyền tôn.
Trong hoàn cảnhly hương, xa Thầy Tổ. Ân Sư vẫn luôn khắc đậm vào thâm tâm, chính vì điểm ấy mà tập Kỷ yếu này được tái bản tại hải ngoại trong ý niệmTri Ân và Báo Ân. Tập Kỷ yếu này được gởi đến quý vị hôm nay là nhờ sự phát tâm của chư TônĐức Tăng Ni và quý Phật tửxa gần để chúng con được tròn ước nguyện.
Ngưỡng mong chư TônĐức Tăng Ni và quý Phật tử trong và ngoài nước, hoan hỷviệc làm này của chúng con.
Viết tại Úc Châu mùa Thu năm Quý Dậu – 1993
Nay kính
Tỳ Kheo Thích Trường Sanh
---o0o---
LỜI MỞ ĐẦU
Hôm nay, Phật tửViệt Nam đang đốt nén tâm hương quỳ niệm dưới chân dung Cố Đại Lão Hòa Thượng Đệ Nhị TĂNG THỐNGGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để cúng dườngđại lễ Chung thất của Ngài. Lòng chúng ta, chính giờ này, cũng không sao khỏi bồi hồixúc động trước sự vắng bóng của vị Đạo Sư dù đã biết: “Vô thường thị thường” mà Đức THÍCH CA MÂU NI, đấng Giáo chủ của chúng ta hơn 2,500 năm trước đây đã khai thị và đã thể nhập trong chân lý ấy.
“Sinh nhi bất sinh như Đạt Ma tằng chích lý Tây qui.
Diệt nhi bất diệt nải Thích Tôn song Lâm thị tịch”.
Giờ phút này, chúng ta làm sao diễn đạt được trọn vẹncông hạnh của Ngài trong lúc thác sinh nơi cảnh phù trầnsinh diệt, làm nhà Đạo sĩ nơi Thiền lâm, nhưng không quên hạnh nguyện nhiếp độ cuộc sống. Tình cảm của Ngài như hơi sương tuy không làm ướt áo kẻ lữ hành, nhưng dần dần đã thấm thấu ở mọi đường tơ sợi chỉ, nhập điệu trong lòng mọi người. Tư tưởng của Ngài lớn sáng như vì sao tuy đã làm tan đi bóng tối, nhưng chân lý nhờ thế dần dầnhiển hiện.
Nếp sốngphạm hạnh của Ngài, sự nổ lực hết mình của Ngài hơn một thế kỷ, cho xứ sở, cho Dân tộc cho Giáo hội thật đã ngời sáng trong lòng quần chúngPhật tửViệt Nam. Ngôn ngữ, văn tự sẽ bị ngưng đọng và hạn hữu trước ánh sáng đạo đứcbình dị, giải thoát của Ngài.
Nhân Đại lễ Chung thất hôm nay, để góp một phần nhỏcông đứccúng dường Ngài đồng thời để các Phật tử khắc sâu hơn đạo hạnh cao cả của Ngài. Ban Tổ chức Tang Lễ chúng tôi xin mạo muội cống hiến tập Kỷ Yếu này bằng phương tiệnđơn giản, và chính vì phương tiện này chúng tôi chưa thực hiện được phần hình ảnh về Tang Lễ của Ngài.
Trong khả năng hạn chế vì duyên nghiệp còn phàm trần, cúi xin Ngài đại từ mẫn cố, và trong hoàn canh có phần khó khăn, cho nên về hình thức cũng như nội dung cũng không khỏi nghèo nànthiếu sót. Ngưỡng mong Chư tônHòa Thượng, chư Thượng Tọa, Tăng Ni và đồng bào Phật tử niệm tình tùy hỷ.
BAN TỔ CHỨC.
---o0o---
HỘI ĐỒNG TANG LỄ
CHỨNG MINHĐẠI ĐẠO SƯ:
- Đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NGUYÊN. Đương Kim Tọa Chủ Tổ Đình TÂY THIÊN.
HỘI ĐỒNGCỐ VẤN TANG LỄ:
- Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU, Chánh thư kýViện Tăng Thống GHPGVNTN.
- Hòa Thượng THÍCH MẬT HIẾN, Thành viên Hội đồngViện Tăng Thống GHPGVNTN, Đặc ủy Tăng Sự Giáo Hội Thừa Thiên Huế.
- Hòa Thượng THÍCH GIÁC TÁNH, Thành viên Hội ĐồngViện Tăng Thống GHPGVNTN, Chánh Đại diện Miền Liễu Quán.
BAN TỔ CHỨC TANG LỄ:
- Trưởng ban:
HT. THÍCH TRÍ THỦ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
- Phó ban:
HT. THÍCH THANH TRÍ, Chánh đại diệnGiáo hộiThừa Thiên Huế.
- Ban Thư ký:
TT. THÍCH ĐỨC TÂM, Phó Đại diệnGiáo hộiThừa Thiên Huế.
ĐĐ. THÍCH MINH TUỆ, Nguyên Phó Tổng thư kýViện Hóa Đạo.
ĐĐ. THÍCH MINH KIẾN, Phó Tổng thư kýViện Hóa Đạo.
ĐĐ. THÍCH THIỆN HẠNH, Phó Đại diệnGiáo hộiThừa Thiên Huế.
- Ban Tiếp tân:
HT. THÍCH ĐÔN HẬU, Chánh thư kýViện Tăng Thống.
HT. THÍCH TRÍ THỦ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.
TT. THÍCH THANH TRÌ, Chánh Đại diệnGiáo hộiThừa Thiên Huế.
- Các tiểu ban:
• Nghi Lễ:
* Chấp lệnh:
HT. THÍCH MẬT HIỂN, Đặc ủy Tăng sự Giáo hội Thừa Thiên Huế.
HT. THÍCH HUYỀN KHÔNG, Trú trì chùa Quốc Ân.
* Chủ sám:
TT. THÍCH HƯNG DỤNG, Trú trì chùa Kim Tiên.
* Công văn:
TT. THÍCH TRÍ QUẢNG, Trú trì chùa Lam Sơn và các Đại Đức THÍCH TÁNH THIỆT, THÍCH LƯU THANH, THÍCH HUỆ ẨN, THÍCH THANH LIÊN, THÍCH CHÍ MẬU, THÍCH PHƯỚC TOÀN.
• Cung nghinh & Trang hoàng:
ĐĐ. THÍCH CHƠN HIỂN, chùa Tường Vân.
ĐĐ. THÍCH TÁNH THIỆT, chùa Linh Quang.
• Tri khách:
TT. THÍCH CHÁNH PHÁP, Trú trì chùa Phổ Quang.
ĐĐ. THÍCH GIỚI HƯƠNG, Đặc Ủy Kiến thiếtGiáo hộiThừa Thiên Huế.
Đạo hữu BỮU CHỈ, Thu ký Văn phòngGiáo hộiThừa Thiên Huế.
Đạo hữu ĐỖ XUÂN LƯỢNG, Đại diệnmôn phái Thiền Tôn.
• Trật tự:
ĐĐ. THÍCH GIÁC TRỰC, Chánh Đại diệnGiáo hội Quảng Trị.
ĐĐ. THÍCH THANH HUYỀN, Đặc ủy Thanh Niên Giáo hộiThừa Thiên Huế, Gia đìnhPhật tửThừa Thiên Huế.
• Hương đăng:
Các Thầy HUỆ PHƯỚC, VÂN ĐÀM.
• Âm thanh và Ánh sáng:
ĐĐ. THÍCH HẢI ẤN, chùa Bảo Quốc.
Thầy TRƯỜNG MINH, Đạo hữu KHÁNH ĐỊNH, Đạo hữu THIỆN HOÀI, Đạo hữu DIÊN HIẾU.
• Trai soạn:
Ni SưTHÍCH NỮ CHƠN THÔNG, Trú trì chùa Diệu Viên.
Sư CôTHÍCH NỮ CHƠN NGUYÊN, Trú trì chùa Phò Quang.
• Y tế:
BS. THÍCH HẢI ẤN, Sư CôTHÍCH NỮ TỊNH GIẢI.
• Tạp vụ:
ĐĐ. THÍCH TRƯỜNG KHÁNH, Đặc trách Văn hóaGiáo hộiThừa Thiên Huế.
ĐĐ. THÍCH LƯU ĐỨC, chùa Trúc Lâm.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
ĐỨC TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁP VIỆT NAM THỐNG NHẤT
(Từ 02 đến 11 tháng 02 năm 1979).
Ngày 6 tháng Giêng Kỷ Mùi: (02/02/1979)
14g.00 - Lễ Nhập Quan,
15g.00 - Bạch PhậtKhai Kinh,
15g.30 - Lễ Cung thỉnh Giác linh, Chư Tăng Ni Phật tử thọ tang.
Ngày 7 đến ngày 13 tháng Giêng Kỷ Mùi: (03-09/02/1979)
06g.00 - Cúng Trà,
08.00 - Luân phiênTụng niệm, Chiêm lễ, Thọ tang.
11g.00 - Cung tiễn Giác linh.
20g.00 - Tụng niệm.
Ngày 14 tháng Giêng Kỷ Mùi (10/02/1979)
06g.00 - Cúng Trà,
08g.00 - Lễ rước Long vị và di Ảnh đức Tăng Thống bái yếtTỔ ĐƯỜNG tại chùa Tây Thiên.
11g.00 - Cung tiễn Giác linh,
15g.00 - Chư TĂNG, NI tụng kinhPHẠM VÕNG (tại Tổ đình Thiền Tôn).
16g.00 - Cung thỉnh Giác linh yết Phật tổ.
20g.00 - Tụng niệm.
Ngày 15 tháng Giêng Kỷ Mùi: (11/02/1979)
06g.00 - Cúng trà,
08g.00 - Cúng tiễn Giác linh.
08g.30 - Lễ Di Quan.
10g.00 - Lễ Nhập Tháp (có chương trình riêng).
11g.30 - Cung thỉnh Giác linhAn vị.
Chương trình
LỄ CUNG NGHINH KIM QUAN NHẬP BẢO THÁP
(Rằm tháng Giêng Kỷ Mùi - 11/02/1979)
I. Tại nơi tôn trí Kim Quan, từ 6g.00.
06g.00 - Cúng trà,
06g.15 - Khiển diện,
06g.30 - Điếu văn của các phái đoànPhật Giáo:
* Ban liên lạcPhật Giáo yêu nước Saigon.
* Ban Quản trị Tổ đình ẤN QUANG.
* Ni bộ Bắc tông.
07g.00 - Lễ Phất trần.
07g.30 - Triệt Linh sàng, - Cung nghinh Kim quan.
II. Tại Bảo tháp, từ 10g.00.
- Giới thiệu quan khách và thành phầntham dự.
- Tiểu sửĐức TĂNG THỐNG, do Hòa Thượng THÍCH GIÁC TÁNH, Chánh Đại diện Miền Liễu Quán. Thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương tuyên đọc.
- Điếu từ của Viện Hóa Đạo, do Hòa Thượng Viện trưởng cung tuyên.
- Lễ hạ Kim quan.
- Rải hoa tiễn Kim quan vào Bảo tháp.
- Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức.
- Tiễn đưa Quan khách.
- Cung thỉnh long vị và di ảnh trở về nơi tôn thờ tại Tổ đình.
BAN TỔ CHỨC ^
---o0o---
CÁO PHÓ
Hội đồngViện Tăng ThốngGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành kính báo tin đến toàn thểTăng Ni và Phật giáo đồ trong ngoài nước được biết:
Đức Đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN TĂNG THỐNG thứ 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã Viên tịch hồi 6 giờ 30 ngày mồng 6 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, tức 02/02/1979 tại Huế, hưởng thọ 102 tuổi.
Kim quan của Ngài hiện quàng tại Tổ đình Thiền Tôn Huế. Lễ Nhập Tháp sẽ được long trọngcử hành vào hồi 10 giờ, ngày Rằm tháng Giêng Kỷ Mùi, 11/02/1979, tại khuôn viên Tổ Đình Thiền Tôn.
TM. Hội ĐồngViện Tăng Thống Chánh thư ký
Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU. ^
---o0o---
TIỂU SỬ
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN
TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
DANH HIỆU:
Trên phương tiện tôn vinh và nhiệm mệnh thực tế, chức vụ TĂNG THỐNG có từ đời Vua Đinh Tiên Hoàng (theo tài liệu; Con ngườiBồ Tát, tạp chí Hải Triều Âm số 4-5, của Thạch Trung Giả). Sau khi khai đạo cho Vua, Khuông Việtthiền sư đã nghiễm nhiêntrở thành vị TĂNG THỐNG đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam, do Vua Đinh Tiên Hoàng sắc phong. Năm tháng trải dài trên mười thế kỷ, chức vụ đó, có khi được hoán vị thành hình, sự suy tôn TĂNG THỐNG được bắt đầu phục hồi. Đặc biệt trong lúc này, việc tấn phong không do Triều đình hay Chính quyền mà do đại diện của toàn thểTĂNG NItín đồPhật Giáo suy tôn.
Lúc này, vị đệ nhất Tăng Thống của Giáo hội là Đức cố Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT. Kế đến là Đức Đệ nhị TĂNG THỐNGĐại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN, mà hôm nay, chúng ta đang ôn lại quảng đời của Ngài. Ngôi vị đó, kết tinh công hạnh Phụng Đạo Cứu Đời trong dòng truyền thừaChánh pháp.
THÂN THẾ:
Ngài tên thật là VÕ CHÍ THÂM, sinh ngày 07 tháng 01 năm 1878, tại làng Ái Tử, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Con của Cụ VÕ VĂN XƯNG, và Bà TRẦN THỊ DIỀU.
ẤU THỜI:
Năm lên 7, Ngài bắt đầu theo học chữ Nho, với tư chấtthông minh, không bao lâu, Ngài đã tinh thông Nho học. Nhờ túc duyên của nhiều đời, chí xuất trầncưu mang trong chủng tử, Ngài đã phát tâmxuất giaThọ giáo với Hòa Thượng TÂM TỊNH (Trú trì Chùa Tây Thiên-Huế, lúc bấy giờ) và được ban Pháp danh là (Thượng) TRỪNG (hạ) THỦY, Pháp tự là CHÍ THÂM, Pháp hiệu là GIÁC NHIÊN.
THỜI GIANTU HỌC:
Sau hai mươi ba năm tu học, Ngài chuyên tâmnghiên cứu tinh yếu của Kinh Luật Đại thừa, đặc biệt Ngài đã sử dụng phần lớn thời gian trong việc Thiền định. Vì thế, đạo phong của Ngài, ngày càng đượm nét Thiền sư.
Đến năm Canh Tuất, (1895), Triều Duy Tân, Ngài cùng với Hòa Thượng TỊNH KHIẾT (Cố Đệ nhất Tăng ThốngGiáo hội PGVNTN) Thọ Tam đànCụ túc tại Giới đàn Chùa Phước Lâm (Hội An). Đại giới đàn này do Ngài VĨNH GIA làm Đàn đầu, Ngài TÂM TRUYỀN làm Yết ma và Ngài HOẰNG PHÚ làm Giáo thọ. Từ đó, giới đức tinh nghiêm, pháp thạn thanh tịnh là kim chỉ nam trong suốtcuộc đờihành hóa của Ngài sau này.
CÔNG NGHIỆPHOẰNG PHÁP:
Mãi đến năm 1932, cùng các Hòa ThượngPHƯỚC HUỆ (Chùa Thập Tháp, Bình Định), GIÁC TIÊN, HT. TỊNH HẠNH, cư sĩTÂM MINH, TRƯƠNG XƯỚNG ... Sáng lập Hội An Nam Phật Học. Hội đã Cung thỉnh Ngài đảm nhiệm chức vụ Chứng minhĐại Đạo sư và kiêm nhiệm Giám đốc Phật học đường TÂY THIÊN-HUẾ.
Năm 1934, Ngài làm Trú trì Quốc tự THÁNH DUYÊN (Túy Vân, Huế), một trong ba Quốc tự lớn tại Thừa Thiên (Linh Mục, Thánh Duyên, Diệu Đế).
Năm 1936, Triều đình phong chức Ngài làm TĂNG CANG. Cùng năm đó, Tạp chí VIÊN ÂM, phương tiệnhoằng pháp cua Phật Giáo, do Ngài và Hòa Thượng GIÁC TIÊN Chứng minh.
Năm 1937, do ủy nhiệm của các vị Tôn đức Thiền gia, Ngài nhận chức Trú trì Tổ đình THUYỀN TÔN (Thừa Thiên). Tổ đình này, thuọc phái LÂM TẾ, do Tổ LIỄU QUÁNkhai sơnvào khoảng năm thứ IV niên hiệu Vĩnh Thịnh (1708). Ngài là đời thứ VIII, dòng THIỀN LIỄU QUÁN.
Năm 1956, Ngài được Giáo hội Phật Giáo Trung phần cung thỉnh vào chức vụ Viện trưởng Phật học việnHẢI ĐỨC – Nha Trang (Cơ quanđào tạo Tăng tài của Phật Giáo Trung phần).
Năm 1958-1962, Ngài liên tiếpđảm nhận chức Chánh Hội trưởng TỒNG TRỊ SỰ HỘI PHẬT GIÁO TRUNG PHẦN trong suốt 4 niên khóa. Trong thời gian này, với tuổi trên 80, Ngài vẫn chu toànnhiệm vụ, kinh lý, nhiều lần đến các Hội Phật Giáo khắp nơi ở Cao nguyên và Trung nguyên.
Xúc động hơn nữa, cũng chính Ngài, năm 88 tuổi, sức yếu thân gầy, trong tay chiếc gậy trúc, Ngài không từ nan, quyết một lòng hy sinh vì Đạo, đích thân dẫn đầu cuộc biểu tình của Tăng tín đồPhật giáoThừa Thiên Huế, mở đầu phong tràovận động đòi hỏi tự dotín ngưỡng và bình đẳngTôn giáo vào chiều ngày 14 tháng 4 năm 1963 (Quý Mão). Trong công cuộc vận động và đấu tranh, Ngài đã không ngừng chung lưng đấu cật, xẻ đắng chia cay cùng với phong tràocho đến ngày thành tựu mỹ mãn.
Một công việc Hoằng pháptrọng yếu hơn nữa, Ngài đã nhiều lần làm Đàn đầu Hòa Thượngtruyền giới cho đồ chúngxuất giatại gia qua các Đại Giới Đàn: Giới ĐànHỘ QUỐC tại Phật học viện Trung phần, Chùa Hải Đức, Nha Trang (1956), Giới ĐànVẠN HẠNH tại Chùa Từ Hiếu, Huế (1965), Giới ĐànVĨNH GIA tại Phật học việnPhổ Đà, Đà Nẵng (1970).
Môn đồ của Ngài không nhiều, người còn kẻ mất, đều đã góp công làm nên lịch sửPhật Giáohiện đại, và hầu hết là những cấp lãnh đạo của Giáo hội từ Trung ương đến các Miền, Tỉnh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, như Thượng Tọa THIỆN SIÊU, Thượng Tọa THIỆN MINH, Thượng TọaTHIỆN BÌNH ...
Trang trải đã quá nửa đời người, nghịch cảnh, chướng ngại vẫn còn bủa vây Giáo hộicùng dân tộc. Tuy nhiên, nhất thâm nhật hậu, với bản chất cố hữu “Vô ngôn bất động” của Ngài qua Giới, Định, Tuệ, đã tạo nên một sức mạnh nội tại phi thường như để tiếp sức cho những đứa con tinh thần, đang trên đường làm sứ mệnh Phật giáo Việt Nam.
Rồi tin ngưng bắn được loan đi vào ngày 28/01/1973, đất nước rẽ sang một giai đoạn mới, từ đó, Giáo hội cũng bắt đầu đối mặt với một hoàn cảnh khá phức tạp ... Không bao lâu, sau Đức Tăng Thống của Giáo hộithị tịch (1973) – Sinh hoạt của Giáo hội trở nên chông chênh không người lèo lái.
Trước hoàn cảnh đó, Ngài đã nhận chức vụ Đệ nhị Tăng Thống do Đại hộiPhật giáo kỳ V suy tôn vào ngày 10 tháng 12 năm 1973, trong Chí nguyệnThiệu LongTam Bảo, để kế tụclãnh đạoGiáo hội. Đây là chức vụ vừa tối cao, và cũng là cuối cùng của đời Ngài.
VẬN ĐỘNG HÒA BÌNH CHẤM DỨT CHIẾN TRANH:
Sau ngày tân nhiệm, chiến tranh vẫn tiếp diễn khốc liệt, gieo rắc chết chóc tang thương trên khắp đất nước, nền hòa binh dân tộc đang là bóng dáng mù khơi. Ngài đã và đang chứng kiến những chiến tích được dệt bằng máu và nước mắt của không ai khác hơn là dân tộc Việt Nam nói chung và quần chúngPhật tử nói riêng. Ngài đã đau khổ nổi khổ đau của chúng sinh. Cho nên, ngoài sứ mệnh lãnh đạoGiáo hội đi đúng con đườngChánh pháp, Ngài vẫn hằng quan tâm đến vấn đề hòa bình đất nước và sự an lạc của toàn dân. Niềm suy tư và ước vọng này của Ngài, đã được thể hiện qua các THÔNG ĐIỆP kêu gọi ý thứctrách nhiệm của mỗi người để dập tắt chiến tranh, đem lại hòa bình cho đất nước và sự an lạc nghiệp cho toàn dân.
Sau ngày nước nhà được hòa bình thống nhất, sự nghiệplãnh đạoGiáo hội và nhiếp hóa chúng sinh của Ngài lúc này là huấn dụ Tăng Nitinh tấn nghiêm trì Giới luật, Ngài dạy: “Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ”. Ngài cũng khuyên Tăng Ni hãy sống nếp sốngphạm hạnh, theo tinh thầnBÁCH TRƯỢNG THANH QUY. Ngài dạy: “Tôi nay đã già rồi, hơn trăm năm qua, tôi đã sống và đã chứng kiến bao đổi thay của đất nước thân yêu. Tôi thấy không có gì hơn là sống nếp sốngphạm hạnh. Cho nên, tôi chỉ mong hàng Phật tửxuất gia hãy sống hoan hỷ trong nếp sốngphạm hạnh, gìn giữ Giới-Định-Tuệ để hành đạo, giúp Đời ... Với hàng Phật tửtại gia, hãy tu tâm dưõng đức, biết thương yêumọi người, làm tròn trách nhiệm của mình đối với Đạo, với Đời để cùng nhau phát huy tinh thầnTừ Bi, Trí Tuệ của Đạo Phật và xây dựng một nước Việt Namvinh quang giàu mạnh”. (Thông điệpPhật Đản 2522) (1978).
NHIẾP HÓA ĐỒ CHÚNG:
Mặc dầu công việc đối ngoại của Giáo hộiđa đoan và phức tạp, Ngài vẫn không xao lãng việc Nhiếp hóa đồ chúng. Ngài từng huấn dụ Tăng Ni: “Đạo Phật tồn tại, không chỉ ở những hình thức Chùa Tháp, Lễ nghi, Kinh điển. Mặc dù Kinh điển là chỉ nam hướng dẫn ta đến đạo quảvô thượng Bồ đề, nhưng sự tồn tại đích thực chính là ở sự thể hiện Đạo phong. Những nếp sốnggương mẫu của các bậc Tăng già nghiêm trì giới luật và biết tận lực phục vụChánh pháp, để Chánh phápmãi mãitồn tại với thế gian và làm lợi ích chúng sinh ...” (Thư gửi Tăng Ni, nhân mùa An cư 1976).
Thật vậy, mặc dầu đã 102 tuổi, nhưng nơi Ngài không hề thấy có triệu chứng thông thường của những bậc luống tuổi. Pháp thể tuy có gầy ốm nhưng Ngài vẫn đi đứng bình thường. Dáng đi mạnh mẽ khoan thai, oai nghiêm đỉnh đạc, không phiền người dìu dắt, không hề nắm gậy, ngồi hàng giờ lưng không biết đau, gối không biết mỏi. Mắt không mờ, tai không lãng, nói năng rõ ràng không hề lẫn lộn và trí tuệminh mẫn một cách lạ thường.
Mắt mờ, tai lãng, gối mỏi, lưng đau, nói năng lẫn lộn, trí nhớ mất đi và đi đâu cũng phải chống gậy, đó là những triệu chứng thường tình, có ở nơi các bậc luống tuổi. Nhưng ở Ngài thì không. Phải chăng nhờ công hạnh tu trì của Ngài đã làm thay đổi được những triệu chứng thường tình cua thế nhân. Ngần ấy đức tánh đặc hữu nơi Ngài, đủ làm chúng ta kính phục và tăng trưởngđạo tâm.
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG:
Trong dịp đầu Xuân Kỷ Mùi khi Hòa Thượng Đôn Hậu, Chánh thư kýViện Tăng Thống và quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại đức trong Giáo hộiThừa Thiên đến Tổ đình Thiền Tôn đãnh lễ và Chúc Thọ đầu năm (04/01 Kỷ Mùi). Hôm đó trời trở lạnh, Ngài đang nghỉ, Hòa Thượng Đôn Hậu và Ban Đại diệnGiáo hội vào tận chỗ nghỉ. Ngài hỏi bằng một giọng nhẹ nhàng và vô cùng cảm mến: “Ai đó?”. Sau khi được trình lại, Ngài sửa soạn định ngồi dậy, Hòa Thượng Đôn Hậu: “Xin thỉnh Ông cứ nằm, cho phép chúng con được đãnh lễ chúc Thọ đầu năm”. Ngài dạy: “Để tôi ngồi dậy một tý với các Thầy, nằm ri e không phải lễ với các Thầy chừ”. Đoạn Ngài ngồi dậy nhìn quanh rồi hỏi: “Thầy Đức Tâm mô, sao không vào cho tôi thăm với?”. Hôm đó Thầy Đức Tâm, phó Đại diệnGiáo hội Tỉnh Thừa Thiên-Huế bị bệnh, không đi được). Ngần ấy lời lẽ, đủ thấy Ngài sáng suốt đến chừng nào.
Sau lễ Chúc Thọ, như một vị Bồ Tát “Dự tri thời chí”, linh cảm trước được sự ra về vĩnh viễn của mình, Ngài ân cầndạy bảo những lời đầu năm vô cùngxúc động: “Tôi nay tuổi đã già rồi. Tôi thấy sức khỏe tôi kém nhiều. Chưa biết chừng sự chết sẽ đến nay mai. Nay, nhân dịp đầu năm, Hòa Thượng và các Thầy đến thăm tôi, tôi xin cám ơn và xin cầu Phật gia hộ Hòa Thượng và các Thầy nhiều sức khỏe, cố gắngkiên nhẫn trước mọi nghịch cảnh, để phục vụGiáo hội, dìu dắtTăng NiTín đồ tu niệm. Tôi thật không có gì vui hơn”.
Ngờ đâu, lời huấn thị đầu Xuân và cũng là lời Di giáotối hậu của Đức TĂNG THỐNG. Chỉ vỏn vẹn một ngày sau, và cũng chỉ sau vài giờ pháp thể khiếm an, Ngài dạy: “VÔ THƯỜNG THỊ THƯỜNG” rồi an nhiên xã báo thân vào hồi 6 giờ 30 ngày 06 tháng Giêng Kỷ Mùi, 01/02/1979. Ngài hưởng thọ 102 tuổi đời, 84 Hạ Lạp. Bảo Tháp của Ngài hiện tôn trí tại khuôn viên Tổ Đình Thiền Tôn Huế.
Ngài ra đi, để lại mối cảm hoài vô hạn trong lòng mọi người con Phật ...
VĂN PHÒNGVIỆN TĂNG THỐNG PHỤNG SOẠN
---o0o---
The life of the Late Most Venerable Thich Giac Nhien
Second Supreme Patriarch of United Vietnamese Buddhist Congregation
The Most Venerable Thich Giac Nhien was a person who achieved the appointed position of the Sangha leader of the Order of Monks and Nuns, known by his Dharma title as the Most Supreme Patriarch of the United Vietnamese Buddhist Church on October 12, 1973.
Background to the title of Most Supreme Patriarch of the United Vietnamese Buddhist Church: Originally this title and position had been created during the Dinh Tien Hoang Dynasty (968-979 AD). It was created after a particularly effective Dharma talk delivered to Kinh Dinh Tien Hoang, the ruler of the country, that Zen Master, Khuong Viet was appointed under this then newly created position; the First National Supreme Patriarch of Vietnamese Buddhism.
Over the past ten centuries, occasionally this title was unused. However during the 20th century, this title was once again officially recognized and employed. The title is unusual, not being granted by Kings or Government, but by the Buddhist Congregation members, that is the lay Buddhist followers and their monks, nuns.
It was as a result of the passing away of the First Supreme Patriarch, The Most Venerable Thich Tinh Khiet, that Most Ven Thich Giac Nhien was requested to accept this position in 1973.
This title is crystallized by virtue and labor in services for sentient beings and propagating the Buddha Dharma. In the Pali language this position is known as Sarigharāja (Sanskrit).
Early days & Family Life:
Born on January 7th 1878 in Ai Tu Village, Trieu Phong District, Quang Tri Province, Vietnam. Most Venerable Thich Giac Nhien’s lay name was Vo Chi Tham. His father was Vo Van Xung and his mother was Tran Thi Dieu. At the age of seven, he commenced studying ancient Chinese, soon becoming proficient due to his natural intelligence and dedication to study and due to his virtue from previous lives; he left home vowing to become a Buddhist novice at Tay Thien Temple. His Master was Most Venerable Thich Tam Tinh and renamed him as: Thich Trung Thuy.
Buddhist Training:
As a novice, Most Venerable Giac Nhien commenced his studies in Buddhism, studying the Sutras (Buddhist scriptures) and Vinaya (law) and meditating as does the life of a Buddhist Monk seeking liberation and wisdom. In 1895, during the Duy Tan Dynasty, he and Most Ven Tinh Khiet attended the Bhikkhu Full Ordination Ceremony at Phuoc Lam Temple in Hoi An city, Da Nang Province. This Full Ordination was conducted by Zen Master Vinh Gia, Tam Truyen and Hoang Phu. After this, the master-to-be continued to maintain the pure precepts as a dedicated and outstanding Monk.
Dharma Propagating:
In 1932, Most Venerable Phuoc Hue, from Thap Thap Temple, Binh Dinh Province, Most Venerable Giac Tien, Most Venerable Tinh Hanh, Brother Tam Minh, and brother Truong Xuong, founded the An Nam Buddhist Institution. This Institution invited Most Venerable Giac Nhien to be an adviser to the Institute and a Rector of the Tay Thien Buddhist School in Hue.
In 1934, most venerable Giac Nhien was appointed Abbot of Thanh Duyen, National Temple at Tuy Mountain, Hue it being one of three largest temples in the country along side Linh Mu Temple and Dieu De Temple in Thua Thien, Hue.
It was in 1936, the Duy Tan Dynasty granted him a position as Leader of Monks and in the same year, he was asked to be an Adviser to Vien Am Buddhist Magazine; and the Buddhist newspaper that published Buddhist-Dharma.
In 1937, due to the accrediting of all Senior Monks in Hue, Most Venerable Giac Nhien became the Abbot of Thien Ton Temple in Hue. This temple belonged to the Tendai Buddhist Sect founded by Zen Master Lieu Quan in the Nguyen Dynasty in 1708. Thus, he was appointed as the eighth Patriarch of Lieu Quan Zen Sect.
In 1956, Most Venerable Giac Nhien was requested to be a Rector of Hai Duc Buddhist Institute in Nha Trang, a college that trained monks and nuns working in Central Vietnam. From 1958-1962, the master was the Chief Director of the General Central Buddhist Society for 4 terms and, although 80 years of age, he continued to perform his duties meet his role propagating Buddhism, taking time to visit many different Buddhist temples throughout mountainous areas of central Vietnam.
On 14 April 1963, aged 88 years old, suffering poor health at the time and only able to walk with the aid of a bamboo stick, remaining true to his cause, he led a landmark demonstration of a delegation of monks, nuns and lay Buddhists in Hue. This was the commencement of the campaign for human rights and equality in religion during the repressive days of the Diem Government which was deeply anti-Buddhist. Never wavering in his commitment to Buddhism, making supreme sacrifices on behalf of all beings, Most Venerable Giac Nhien was supremely protective of the Dharma and Sangha but was always able to relate to the common life. He shared the difficulties of ordinary people and made constant representations on their behalf and towards the relief of their suffering.
The Master also held the position of the Preceptor Leader, (Master of Ceremonies) for monks, nuns and lay Buddhists at the Ordination of Sangha members at Ho Quoc Precept ceremony, Hai Duc Temple (1956), at the Van Hanh Precept ceremony at Tu Hieu Temple (1965), and the Vinh Gia ceremony at Pho Da Buddhist Institute in Da Nang. The Masters ( and many disciples too) who were inspired by his example and leadership, contributed greatly to modern Vietnamese Buddhism, some of these being; Most Venerable Thich Thien Sieu, Most Venerable Thich Thien Minh, and Most Venerable Thien Binh.
‘Stop the War’, Campaigning for Peace:
Shortly after assuming his role as the second Supreme Patriarch, the war in Vietnam intensified with terrible suffering and terror expanding to all corners of the nation. His role within the peace movement became an enormous burden in such trying times. As Supreme Patriarch, Most Venerable Giac Nhien witnessed living history of the nation being born of blood fire and tears during those turbulent times. Vietnamese Buddhist followers, particularly the Supreme Patriarch himself, deeply shared the suffering with all Vietnamese and others involved in those bitter days. Throughout it all, the master remained a firm and resolute guide to the Buddhist Congregation. In his striving for peace and for the safety of his people, the Master was intensely involved and worked as an advocate on behalf of all sentient beings during those dreadful times and events that shaped modern world history and the nation itself. His concerns, wishes and advice were conveyed through his messages, requesting all people to develop self awareness, mindfulness and responsibility, also for people to stop the war and carry out peace and happiness on behalf of others the country and the greater world through personal effort and right action. Finally cease-fire news was broadcasted on January 28 1973, the nation turning into the new phrase in its history.
The Top Job:
After such a long life, full of great depth of experience, after constantly facing and dealing with the many obstacles which was facing the Buddhist Congregation and Vietnamese people as a whole, the wonderful master- with his deep and profound characteristics of silence and non-action through deep morality, concentration, and wisdom- had developed an enormous energy in the spiritual disciplines for the benefit of propagating and supporting Vietnamese Buddhism and due to this was in an excellent position to face a new challenge.
When the First Supreme Patriarch Most Ven Thich Tinh Khiet passed away in 1973, the Buddhist congregation’s activities became difficult, lacking a supreme leader. Faced with this, Most Venerable Thich Giac Nhien assumed the position of the Supreme Patriarch of the United Vietnamese Buddhist Church in replacement of Ven Thich Tinh Khiet. It was at the Vietnamese Buddhist Conference on October 12 1973, that he assumed the highest position in his life with the vow “ Protect and develop Buddhism”.
In his Message, he advised monks and nuns to practice and keep the precepts constant, saying that: “As the Vinaya (Law) is constant, so would the Buddha Dharma remain relevant and true”. He advised monks and nuns of maintenance of the simple and pure way of life. He said : “ I am old now, and over past 100 years, I have lived and viewed all of the changes, up and down this country, I see nothing else can be valued as is the simple and pure life and in keeping the precepts, of developing concentration and wisdom in practicing Buddhism and to help all sentient beings. With lay Buddhists, you should train and cultivate your body and mind, being kind with people, being fully responsible in life andreligion, and working together to develop the spirit of Compassion and Wisdom of Buddhism and to build up a new peaceful Vietnam.”
Despite world events, national politics and the war, he did not neglect the teaching of the Dharma to his people. He taught the monks and nuns that “Buddhism remains; it is not only the appearances and forms of temples, that is important, Stupas towers, and rituals and sutras (Buddhist scriptures) are devise. But a compass that leads beings to the fruit of Buddhahood and, the real existence of Buddhism is displayed through the vigor and manners of monks and nuns. The brilliant example through the pure lifestyles of monks and nuns in keeping to the precepts and propagating the Buddha’s teachings enables the Dharma to remain forever relevant in this world in order to bring the profit to all sentient beings’.
Last Days:
At 102 years old, the Master did not feel unusual symptoms alike other aged people; his body was thin and weaker but his activities still normal. His walking looked relaxed, unhindered and stately. He was able to do sitting meditation for hours without back-pain, his knees weren’t tired, his eyes were not dim, nor was he hard of hearing. His voice was still clear, and his wisdom was extraordinarily brilliant. It was thanks to his morality and virtue in practicing Buddhism that his old aged was unlike other people and enabled him to keep his typical lifestyle as usual.
It was on the occasion of the Lunar New year of Ky Mui that the master received visits from Most Venerable Thich Don Hau, the chief Secretary of Patriarch Institute and many Most-Venerables, Very-Venerables, Venerables, Monks and Nuns at Thuyen Ton temple in Thua Thien Hue Province. He was in his bed, when delegation arrived and he asked “who is that?” Most Venerable Thich Don Hau replied to him to “ Please master, we request that you remain lying down and rest, we hope to prostrate and wish you longevity on the occasion of New Year”. They prostrated themselves to Supreme Patriarch and wished him well. Afterwards, the Supreme Patriarch as a Bodhisattva who may have foreseen what happiness in the future awaits him, felt that his time was cutting short. He offered advice on the New Year coming: “I am old now, my health is weak and I do not know when death will ultimately arrive, but on this the occasion of beginning of year, all of you have come to visit me. I am most grateful and I do hope the Buddha blesses you all with healthier and stronger lives. Be patient facing obstacles, in the service the Congregation, and lead the monks, nuns and lay Buddhist in practicing Buddhism well as good examples. If you can do that then I am happy.”
Surprisingly, that advice on the Ky Mui New Year 1979 was the last words of the Supreme Patriarch. The following day, he felt unwell, and as with his teachings that “impermanence is permanent”, Most Venerable Thich Giac Nhien passed away in peace at 6.20am on February 2 1979 at the age of 102, Dharma age- 82 years. His remains were then stored within a Stupa, which is housed within the Thuyen Ton Temple, Thua Thien, Hue as an enduring reminder of his great importance to us all.
His passing away left behind enduring respect and love for such a wonderful person who contributed so much across the nation, internationally and within the hearts of Vietnamese people.
Translated by Venerable Nguyen Tang, Chris Dunk & Tam Lac (Melbourne, December 2004)
---o0o---
Tưởng niệm
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN
TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Kính lạy Ngài tâm thành con tưởng nhớ
Bóng hình Ngài thấp thoángnúi rừng sâu
Với tháng năm sống giữa cuộc cơ cầu
Của muôn vạn nẽo lòng nơi trần thế
Và Ngài đã, đã làm không thể kể
Cho sinh linh tràn ngập sóng yêu thương
Cho nhân gian vơi cạn nổi đoạn trường
Cho ánh Đạo ngàn sau không mờ tối
Chừ đã đến lúc Ngài về nguồn cội
Nơi Ngài xa muôn vạn đạm từ ly
Nơi cảnh cũ ngày xưa từng mở lối
Còn lại đâu đó dẫu trần gian đầy tội
Vẫn ân triêm cao Đức Thánh Hiền Tăng
Vẫn bước đi không để lại vết lằn
Mà non nước mãi muôn đời ghi nhớ
Ở đâu đây có nổi gì ngờ ngợ
Của những lòng mới thấy ánh từ quang
Bao tháng năm đã tiếp giấc mơ màng
Bây chừ đó cũng cùng niềm hỷ lạc
Tâm thành con xin lần đầu ghi tạc
Một bóng hình, một lối sốngsiêu linh
Một cuộc đi tự cánh nhạn băng mình
Mà mãi mãi vẫn còn là mãi mãi.
Phước Viên
---o0o---
BÀI MINH KHẮC TRÊN BẢO THÁP
THUYỀN TÔN TỔ ĐÌNH ĐƯỜNG THƯỢNG GIÁC NHIÊN ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÁP MINH
• Từ Phiến Xuân Phong, Bi Triêm Hạ Vũ, Thu Nguyệt Vô Viên, Đông Tùng Độc Tú.
• Đại ChâuSa Giới, Phi Khứ Phi Lai, Tế Nhập Vi Trần, Vô Thanh Vô Xú.
• Đồng Niên Hướng Phật, Phước Trí Kiêm Tu, Nhất Ngộ Nhập Thần, Sư Tu Thọ Thọ.
• Phi YTrì Bát, Lợi PhổNhân Thiên, Phú Kệ Đàm Kinh, Đạo Thông Tri Tố.
• Tăng Cang Nhĩ Nhật, Hải Chúng Hàm Y, Hòa Thượng Dương Thời, Giới Châu Quảng Bố.
• Việt Nam Phật Giáo, Tăng ThốngKế Thừa, Đại Đạo Chiếu Thùy, Hàm Linh ngưỡng mộ.
• Diêm Phù Hóa Mãn, Trục hướng Vô dư, Tứ Chúng Kiển Cầu, Tháp Lưu Tư độ.
Tạm dịch:
“Bài MINH khắc trên Tháp của Đại Lão Hòa Thượng
GIÁC NHIÊN, đường thượng Tổ đình Thiên Tôn”.
Từ phong là gió xuân về,
Bi lòng mưa thắm bốn bề hạ rang.
Trăng thu rọi ánh tâm quang,
Tùng đông xanh thẩm giữa ngàn tuyết sương.
Lớn thay sa giới muôn phương,
Không đi không lại mọi đường lãng xao.
Nhỏ thời cát bụi khó vào,
Tăm hơi vắng lặng ai nao suy lường!
Đồng niên quy Phậtmười phương,
Phước đứctrí tuệ đôi đường vẹn đôi.
Thần quangngộ nhập tâm hồi,
Thầy trò truyền đạo trau dồi pháp thân.
Cà sabình bátân cần,
Lợi người lợi vậtthiên nhân cúi đầu.
Đàm Kinh thuyết Kệ thâm sâu,
Người Tăng kẻ Tục đạo mầu cảm thông.
Tăng cangthuở ấy Vua phong,
Đạo Đờithất chúng một lòng quy y.
Đôi phen Hòa Thượngtruyền trì,
Ngọc Châu giới đức rộng thi khắp miền.
Việt Nam Phật Giáo chơn truyền,
Suy tôn TĂNG THỐNG nối liền ngôi cao.
Sáng ngời đạo cả dạt dào,
Muôn linh ngưỡng mộ trông vào làm gương.
Huyển thân hóa mãn mười phương,
Vô dư tốc chứng thẳng đường về quê.
Lòng thànhđại chúng đề huề,
Dựng BIA xây THÁP lưu đề mai sau.
---o0o---
ĐIỆN TÍN
Toàn khối Phật học Nam Việt đồng thanh mật niệm tâm Kinh trong dịp cố Hòa ThượngTĂNG THỐNGGiáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất liễu Đạo Quy Châu. Chùa Xá Lợi tổ chức lễ Truy điệu vào 7 giờ sáng Rằm tháng Giêng. Nguyện thọ Tân tang cùng GHPGVNTN và toàn thểPhật Giáo đồ trong ngoài nước, chân thànhđảnh lễ.
Ban Quản Trị Hội Phật Học Nam Việt
ĐIỆN TÍN
Vô cùngđau đớn được tin Đức đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN, Đệ nhị TĂNG THỐNG GHPGVNTN, thị tịch ngày 02-02-1979.
Thay mặt Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội các cấp và Tứ chúngthành kính phân ưu cùng Hội đồngViện TĂNG THỐNG, Hội đồng Giáo phẩm Giáo hội và Tổ đình Thiền Tôn, đồng thờithành tâmcầu nguyệnGiác Linh Cố Đại lão Hòa Thượng cao đăng Phật Quốc.
TM. Hội đồng Lưỡng Viện
Viện Trưởng Viện Hóa đạo.
HT. THÍCH TRÍ THỦ
ĐIỆN TÍN
Tăng Tín đồGiáo hội quận 10, Thành phố HCM, vô cùngđau đớn trước tin Đức TĂNG THỐNG viên tịch.
Thành kínhđảnh lễĐức TĂNG THỐNG và Phân ưu tứ chúng Tổ đình Thiền Tôn.
TM. Ban Đại diệnGiáo hội quận 10
TT. THÍCH NGUYÊN NGÔN
ĐIỆN TÍN
Đức TĂNG THỐNG Cao đăng Phật Quốc, Ban Đại diện GHPGVNTH
quận GÒ VẤP chúng con thành tâmkính lễ.
ĐIỆN TÍN
Được tin Đức Đại lão Hòa Thượng Đệ nhị TĂNG THỐNG GHPGVNTN viên tịch. Ban đại diện cùng toàn thểTăng NiTín đồ GHPGVNTN LÂM ĐỒNG – ĐÀ LẠT vô cùngxúc động. Giáo hội chúng con thành kính cúi đầu đãnh lễ Giác linhHòa Thượng và cầu nguyệnGiác linhĐại lão Hòa Thượng cao đăng Phật quốc.
TM. Ban Đại Diện GHPGVNTN Lâm Đồng – Đà Lạt
TT. THÍCH TỪ MẪN
ĐIỆN TÍN
Đau đớn được tin Đại lão Hòa Thượng đệ nhị TĂNG THỐNG đã viên tịch.
Kính nhờ quý Giáo hội chuyển lời phân ưu của Giáo hội tinh Ninh Thuận (củ) lên Viện Tăng Thống và môn đồ Tổ đình Thiền Tôn. Thành kínhcầu nguyệnGiác linh cố Hòa Thượng cao siêu Thượng phẩm.
THÍCH MINH TÂM.
ĐIỆN TÍN
Tổng Vụ THANH NIÊN vô cùngthương tiếc Đức Đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN, TĂNG THỐNG GHPGVNTN vừa viên tịch. Thành kính phân ưu cùng Hội ĐồngViện Tăng Thống và Tổ đình THIỀN TÔN.
Tổng Vụ Trưởng Vụ Thanh Niên
TT. THÍCH TRÍ QUẢNG.
ĐIỆN TÍN
Hội đồng Quản trị và tứ chúng Tổ đình Ấn Quangvô cùng cảm tiếc khi được tin Đức TĂNG THỐNG viên tịch.
Thành kính dâng lên Giác linhĐức TĂNG THỐNG và phân ưu cùng Hội ĐồngViện Tăng Thống và Tổ đình Thuyền Tôn.
Hội đồng Quản trị Tổ đình ẤN QUANG.
ĐIỆN TÍN
Thành kính đãnh lễ Giác linhĐức TĂNG THỐNG tôn kính. Luyến tiếc Đức TĂNG THỐNG muôn ngàn. Nguyện cầu Giác linh Ngài Siêu đăng Giác đài.
Qúy trọng kính thành Chư TônHòa thượngThượng tọaĐại đứcTăng Ni. Thương nhớ kính thành toàn thểNam NữPhật tử tại Thừa Thiên và Cố đô HUẾ.
THÍCH THUYỀN ẤN
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp.
ĐIỆN TÍN
Đức TĂNG THỐNG ngự tọa liên đài.
Tăng tín đồGiáo hội quận Phú Nhuận chúng con thành tâmkính lễ.
Giáo hội Phật Giáo Quận Phú Nhuận
ĐIỆN TÍN
Toàn thể Tăng tín đồ chùa Quán Thế Âm Phú Nhuận TP. HCM được tin Đức TĂNG THỐNG ngự tọa kim đài, chúng con thành tâmkính lễ.
Chùa QUAN THẾ ÂM
ĐIỆN TÍN
Giáo hội chúng con thành kính đãnh lễ thọ tang
đại lão Hòa Thượng đệ nhị TĂNG THỐNG.
Giáo hội Thuận Hải
78A Trần Phú – Phan Thiết
ĐIỆN TÍN
Giáo hội chúng con ngậm ngùi khi nhận được tin Đức Đại lão Hòa Thượng đệ nhị TĂNG THỐNGviên tịch, toàn thể Tăng tín đồ tỉnh An Giang Thành kính phân ưu cùng Hòa Thượng, Chư TônHội đồng Giáo phẩm, môn đệ Tổ đình Thiền Tôn.
Tỉnh Giáo hội AN GIANG
ĐIỆN TÍN
(bằng một câu thơ)
Muôn giọt lệ thấm dần về huyết tháp
Biến thành muôn cánh hạc đến cung trời
Mây đắp màu tang chơi vơi non pháp
Bóng cuộn dòng đau xao động biển trời.
Một Phật tử Nha Trang
ĐIỆN TÍN
Đức TĂNG THỐNG ngự tòa đài sen. Tăng tín đồPhật Giáo quận Bình Thạnh thành tâm đãnh lễ.
Giáo hội Phật Giáo Quận Bình Thạnh
ĐIỆN TÍN
Giáo hội tỉnh DAKLAC chúng con vô cùngđau đớn khi hay tin cố Đại lão Hòa ThượngTĂNG THỐNG đã viên tịch, vì xa xôi không về kịp dự lễ nhập Tháp, Chúng con kính cẩn nghiêng mình nguyện cầu Giác linh cố Hòa Thượng Cao đăng Phật quốc.
Giáo hội tỉnh DAKLAC
Chùa Khải Đoan Ban Mê Thuột.
ĐIỆN TÍN
Dịch âm:
- Đức Trí Xỉ Toàn Chương, Vi Chúng Trung Tôn, Trọng Nhậm Thân Đương Pháp ẤnTâm Quang, Quyền Thật Từ Uy Cụ Giác Thế.
- Công Hạnh Nguyện Viên Mãn, Nhập Hoa Tạng Hải, Hổn Trần Phong Lộng Kim Thành Giáo Thất, Sơn Hà Thảo Thọ Cộng Hàm Bi.
Dịch nghĩa:
- Đức, trí tuổi, hoàn toàn, được chúng trung tôn. Thân đương trọng nhập pháp ấn lòng ngời, quyền thật, từ, uy đều trọn vẹn.
- Công hạnh, nguyện, viên mãn, vào nơi hoa Tạng (1), nét tỏ cao phong, Kim thành (2) ẩn bóng, Non, sông, hoa, cỏ thảy buồn thương.
Dịch thơ:
Tuổi cao Đức, Trí sáng ngời!
Ngự ngôi Tăng Thống người người kính tin
Vững tay lái con thuyền Giáo hội
Trải phong ba sớm tối quản chi
Tấm lòng vì Đạo khôn bì
Khéo dùng quyền Phật, Từ, Uy độ đời
Công hạnh nguyện mười mươi trọn vẹn
Dời gót hoa thẳng đến Niết Bàn
Trong khi giữa cõi trần gian
Bao cơn gió bụi phủ phàng gớm ghê!
Giáo hội mất thành trì kiên cố!
Cả non sông cây cỏ sầu thương ...
TT. Thích Quảng Thạc
ĐIỆN TÍN
Trường Bồ Đề Phan Thiết (cũ), chúng con thành tâmđảnh lễ thọ tang đại lão Hòa Thượng Đệ nhị TĂNG THỐNG.
Trường Bồ Đề Phan Thiết.
ĐIỆN TÍN
Tăng Ni và Phật tử Khánh Hòa, thành kính đãnh lễ Giác linhĐại lão Hòa ThượngTĂNG THỐNG.
Giáo hội Khánh Hòa
ĐIỆN TÍN
Giáo hội thành phố Biên Hòa rất đau lòng được tin
Đức Đệ nhị TĂNG THỐNG đã viên tịch. Chúng con xin chí thành đãnh lễ Giác linh Cố Hòa Thượng, vì hoàn cảnh không về dự được xin thất lễ với Giáo hội và hiếu đồ.
Giáo hội Thành phố Biên Hòa
ĐIỆN TÍN
Ban Đại diện và toàn thể Tăng tín đồ GHPGVNTN ngoại thành TP. HCM cầu nguyệnĐức TĂNG THỐNG cao đăng Phật quốc. Chúng con thành tâmkính lễ.
Ban Đại diệnGiáo hội Ngoại TP. HCM
ĐIỆN TÍN
TĂNG TÍN ĐỒGiáo hội Quận Ba vô cùngđau đớn trước tin Đức TĂNG THỐNG viên tịch. Thành kính đãnh lễ Giác linhTĂNG THỐNG và phân ưu tứ chúng Tổ Đình Thiền Tôn.
Ban Đại diện Quận Ba TP. HCM
---o0o---
NGƯỜI VỀ CÕI TỊNH
Trời Việt Nam như nhỏ lệ u buồn, đất Thần kinh như chìm trong biển lặng, từng trái tim như giá buốt, cảnh vật và lòng người như se thắt và quyện lại, để tiễn đưa Người về vĩnh cửuvô biên.
Vì, Người đã đến, đến để góp mặt với cuộc đời hơn thế kỷ, mượn Ái tử làm nơi cố lý để hóa thân, từ đó trưởng thành và mang trong lòng người Thượng sĩ một cái nguyện xuất trầnvân du đỉnh giác.
Trên bước đường tầm Đạo. Người đã chọn Huế đô Thiên địa để liễu ngộ đạo châu, rồi từ đó truyền thừaPhật pháp, làm ngọn đăng giác chiếu thuyền đời.
Trên bước đường du hóa, dù muôn sự khó khăn Người đã không từ, mà lại còn nhận lãnh tất cả mọi sự khó khăn để tác thành và thăng hóa cho người trên bước đường đạo hạnh. Từ AN NAM PHẬT HỌC HỘI, VIÊN ÂMcho đếnHẢI TRIỀU ÂM rồi Trú trìThánh Duyên Quốc Tự ... Đạo phong của Người đã sáng ngời như vần trăng lặng. Người như dòng suối hồ thu không còn gợn sóng, giác chiếu viên minh giữa dòng đời vẫn đục. Nên Tổ TÂM TỊNH đã ấn chứng cho Người trong buổi đầu Thọ Pháp. Được, mất, sinh, diệt là pháp đối đãi của đời đâu có bận tậm gì đến Thích giả! Người vẫn giữ một Đạo phongan nhiêngiác tỉnh, không hề hệ lụy bởi sự chuyển biến của dòng đời. Trái lại, sự an nhiên đó, là diệu dụngchuyển hóa cảnh vật theo tâm Thiền giả.
Sau những chuỗi ngày vân duhóa độ, sương thời gian đã thấm vương áo nâu người Đạo sĩ, chiếc Cà sa ngày ấy đã bạc màu qua vạn nẽo đường, non Thiên Thai nơi an nghỉ với tuổi Thiền ngoại chín tuần dư. Nhưng nào ngờ giờ vô thường lại mang thân giả huyển trở về với tứ đại.
Người đã ra đi như cánh nhạn giữa phương trời tìm đâu ra dấu vết, non Thiên Thai sờ sững tiễn đưa người, nước sầu mây thảm chẳng buồn trôi. Thuyền Tôn tự còn đâu những buổi chiều, khi ánh nắng về đây còn vương lại, lách mình qua kẻ lá, để trộm nhìn dáng dấp Thiền sư trong giây phút trầm tư mặc tưởng, hay chống gậy thênh thang đi giữa rừng Thiền! Loài muông thú đâu còn đi tâm sự, gởi gắm lòng mình, mong bực Thiền nhân đưa tay thọ ký!
Bóng dáng Người từ đây vắng bặt, nhưng đạo hạnh cao cả của Người vẫn còn mãi với thời gianvô tận, dư âm của Người vẫn còn vang vọng như tiếng HẢI TRIỀU, để tỉnh thức đàn hậu sinh liễu giác thân tâm, “Nhân nhân tự tảo môn tiền tuyết” âu đó không phải là “Công án thoại đầu” đưa Người về đối diện tự thân, giác chiếu tự tâm, để rồi dấn thân trong cuộc hóa độ? Và, âu đó cũng là một bài thuyết pháp lớn cho cuộc đời?
Giờ đây non Thiên Thai, Người đã để lại báo thân ngủ vùi trong Bảo Tháp, làm một chứng cứ kỷ vật công hạnh cua đời Người trong những ngày tại thế, để sách tấn đàn hậu sinhtu thân dưỡng đức trên giữa vườn đời sanh diệt, làm một đóa hoa bất hoại thơm ngất mọi thời gian.
Cảm niệm sự ra đi của Người là cảm niệm đạo hạnh cao cả của Người cho mỗi lòng ta.
Bao lâu cuộc đời còn băng giá, ánh sáng của Người vẫn còn hiện thực.
THÁI HÒA.
---o0o---
ĐIẾU TỪ
Hòa Thượng Viện Trưởng VIỆN HÓA ĐẠO
Cung tuyên trong lễ NHẬP THÁP
15.01. ÂL – 11.02.1979 tại Huế
Nam MôThiên Thai Sơn, Liễu Quán Pháp phái, Thuyền Tôn Tổ Đình, Lâm Tế nguyên phái, Tứ thậpnhị thế, Sung Việt Nam Phật Giáo Thống nhất Giáo hộiTĂNG THỐNGđại bảo vị, thượng GIÁC hạ NHIÊN Tôn giả Sư tọa tiền tác đại chứng minh.
Kính bạch Đức TĂNG THỐNG,
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất ra đời với sứ mạngthừa kếsự nghiệptruyền trìĐạo giáo cao cả của Đức Bổn sư Từ phụTHÍCH CA MÂU NI mà liệt Tổ truyền giáo đã dày côngxây dựng trên giải đất Việt Namthân yêu này, với một cơ đồ vững chắctốt đẹp hơn hai ngàn năm lịch sử. Chưa có một đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sửtruyền giáo của Phật Giáo Việt Nam là một lịch sửgắn liền vớilịch sử giữ nước dựng nước của dân tộc Việt Nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có trang sử vẻ vangtrọn vẹn như vậy, đối với xứ sở. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất là hậu thân, là miêu duệ xứng đáng của Giáo hội và liệt Tổ tiền nhiệm của Phật Giáo cho dân tộc Việt Nam.
Kính bạch Đức TĂNG THỐNG,
Hôm nay giờ này, trước Linh đài (trước Bảo Tháp trước hình ảnhuy nghiêmĐức TĂNG THỐNG và trước cộng đồng Tăng Tín đồGiáo hội, Giáo hội chúng con đê đầu đãnh lễ liệt Tổ quá khứ để xin mạo muội gợi lại vài nét vàng son của Phật Giáo Việt Nam, đồng thờichí thànhkhể thủ trước Đức TĂNG THỐNG xin giác linh Ngài cho phép chúng con bày tỏ nổi lòng tôn thờ, kính yêu chí thành tha thiết của chúng con đối với đức hạnh cao cả và công nghiệplãnh đạosáng suốt trong nhiệm vụthiêng liêng của Đức TĂNG THỐNG đối với Giáo hội, với toàn thể Tăng tín đồPhật Giáo Việt Nam.
Kính bạch Đức TĂNG THỐNG,
Đức TĂNG THỐNG đã ra đời trong thế kỷ trước, một thế kỷ suy tànbiến động và mất nước và Ngài đã vào Đạo trong thế kỷ này, trong một Tôn giáo tuy lớn lao nhưng cũng cùng số phận tủi nhục hẩm hiu chung của dân tộc. Với hoàn cảnh lúc bấy giờ khó mà có thể giúp được gì cho một công dân, một tu sĩ như Đức TĂNG THỐNG để có cơ hội tiến lên xây dựngsự nghiệp cho bản thân, cho Dân tộc và cho Đạo pháp, nhưng Đức TĂNG THỐNG đã không tầm thường. Với ý chí và khả năng riêng, Ngài đã cùng các Thiện hữu Tri thức khác, được đào tạo và trưởng thành một cách đáng kính phục trong các Thiền lâmtôn nghiêmcổ kính của Giáo hội. Đặc biệt với giới đức, Ngài được đào tạo đến nổi Thân, Miệng, Ý hoàn toànđồng hóa với giới pháp. Chính giới đức này đã và mãi mãi là hào quang và Cam Lồsoi sáng và làm tươi mát cho Phật Giáo, cho cả thế giớiPhật Giáo đang sống, Thật vậy, giới hạnhĐức TĂNG THỐNG đã giữ Đạo dựng Đạo bằng cách tuân giữ huấn thị sau đây của Đức Phật, tuân giữ suốt một đời bằng một thế kỷ của mình: “Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ”. Đức TĂNG THỐNG đã đóng góp lớn lao cho Phật Giáo, cho thế giớiPhật Giáo đang sống chính là Giới pháphiện thực ấy.
Đối vời Đời: Đức TĂNG THỐNG cũng đã giúp cho xứ sở, cho mọi người trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nhất là thời kỳĐức TĂNG THỐNG tại vị, đã lãnh đạoGiáo hội qua hai thời kỳlịch sửđặc biệt của đất nước, đi đúng đường lối và truyền thống của lịch sửPhật Giáo Việt Nam. Đức TĂNG THỐNG đã ý thức và hành động phản ảnh qua các Thông điệpPhật đản sau ngày đất nước hòa bình thống nhất: Đức TĂNG THỐNG đã kêu gọi Tăng Ni và Phật tử đoàn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lời kêu gọi ấy tuy đơn giản nhưng đã ảnh hưởngsâu xa và lâu dài đối với quảng đạiquần chúng trong công cuộc kiến thiết xứ sở. Đó là một đóng góp nữa của Đức TĂNG THỐNG cho Đời, qua tư thế và trách nhiệmtôn giáo của Đức TĂNG THỐNG.
Với ngần ấy tinh thần, ngần ấy công đức mà chúng con vừa đê đầu trình lên còn lắm thiếu sót, lắm vụng về nhưng cũng đã nói lên phần nào lòng ngưỡng mộ thiết tha của chúng con đối với Đức TĂNG THỐNG. Dĩ nhiên điều đó đã xúc phạm đến cá tính của Đức TĂNG THỐNG, nhưng chắc chắnĐức TĂNG THỐNG sẽ tha thứ cho chúng con, như Ngài đã tha thứ từ lâu như vậy.
Kính bạch Đức TĂNG THỐNG,
Sau hơn một thế kỷ thác tích nơi cõi đời đầy khó khăn đau khổ và bất trắc, hôm nay Đức TĂNG THỐNG ra đi theothệ nguyện: “Khứ lai tự tại” chúng con và tất cả tứ chúng của Giáo hội không khỏi đau buồn khi thấy Ca saĐức TĂNG THỐNG để lại đã in bóng trăng mờ, Tích trượngĐức TĂNG THỐNG để lại, đã thấm màu sương lạnh! Từ nay, ngọn đèn thiền chất chong suốt canh dài, nhưng pháp tướng cao cả oai nghi, nằm, ngồi, đi, lại sau giờ tham thì còn đâu nữa! Từ nay ánh trăng khuya lồng bóng kinh song lạnh lão thì vẫn còn đó, nhưng còn đâu người hành giả thường trầm tư mặc tưởng với Công án và Thoại đầuvi diệu của Thiền tôn! Từ này tìm đâu ra dáng dấp siêu trần của người truyền giáo cao cả trên bước đường Hoằng phápđộ sinh đây đó của vị Đạo sư khả kính! Từ nay, những đứa con thơ dại đang ăn nhằm trái đắng, uống lỡ thuốc cay trong lúc lão phụ đang đi về một phương trời xa xôi đâu rồi! Thật không có gì rủi ro, đau buồn và bất hạnh hơn cho đàn con đó! Chúng con chỉ mong Đức TĂNG THỐNG y theođại nguyện hội nhập Ta bà, hãy thương chúng con, hãy quay lại, nhìn lại chúng con.
Giờ này Đức TĂNG THỐNG không còn nữa, Giáo hội mất đi một vị Đại Đạo sư tối tôn chí kính, tứ chúng mất đi một vị Cha lành phước trí vẹn toàn. Tổ đinh Thuyền Tôn mất đi một cao túctruyền đăng xứng đáng nhất của LIỄU QUÁNTổ sư. Thật vậy, không ai không xúc động và ngậm ngùitrước cảnh “Sơn tồi hà yểm” của nhân thế thường tình. Ôi bao nhiêu mất mát, bao nhiêu thiệt thòi! Nhưng chúng con biết làm gì hơn để giữ mãi cho Giáo hội, cho chúng con một mảnh trăng tròn cuối tháng, một mùa Xuân sau chín chục ngày! Chúng con làm sao giữ được một giọt nước Cam lồ, một đóa hoa Ưu đàm yêu quý còn mãi với chúng con! Ôi Trăng, mờ, Xuân mãn, hoa Ưu đàm yêu quý còn mãi với chúng con! Ôi Trăng mờ, Xuân mãn, nước chảy, hoa tàn, luật biến thiên bất tận muôn đời không riêng gì ai cả! Chúng con chỉ còn lại nơi chúng con một niềm đau buồn vô hạn sau ngày Đức TĂNG THỐNG ra đi không hẹn ngày về! Tuy nhiên, chúng con nghĩ rằng: Chư PHẬT ra đời vì hạnh nguyệnđộ sinh, khi nhơn duyên đã mãn Chư PHẬT đã thị hiệnNiết Bàn. Đức TĂNG THỐNG cũng đã đến đây và ra đi cũng cùng hạnh nguyện ấy của một vị Bồ Tát: Đức TĂNG THỐNG để lại chúng con đã và sẽ lấy đó làm lẽ sống cho Giáo hội cho chúng con. Chúng con nhất tâm đoàn kết để giữ gìn đường lối chỉ đạo nhất là các lời giáo huấncuối cùng của Đức TĂNG THỐNG để kế tụcsự nghiệp giữa Đạo dựng Đạo, giữ Nước dựng Nước để lịch sửPhật Giáo Việt Namtrong sáng muôn đời, và những thệ nguyệnchân thành thiết tha ấy mới mong đền đáp được phần nào ân pháp nhủ vô biên của Đức TĂNG THỐNG đã giáo dưỡng chúng con trong tinh thầnđạo giáo cao quý của Đức Bổn sư Từ phụ.
Chúng con cầu nguyện: “Nhất tâm lãnh thọ, y giáo phụng hành” (Điệp xương và hòa chúng đồng thanh) và trong giờ phút trang nghiêmcuối cùng này, chúng con đồng lắng lòng bùi ngùi đưa linh giácĐức TĂNG THỐNG nhẹ nhàng lên vân lộ xa xuôi đi vào chốn bất sanhbất diệt của Niết Bàn và đưa nhục thân Đức TĂNG THỐNG vào Bảo Tháo vô tung nơi an nghỉ nghìn thu của trần thế.
Chúng con đồng thành tâmphục nguyện: Linh minh nhất tánh, trực vãng Tây phương. Diệu tịnh tam ma, tốc thànhChánh giác, chứng vô sanh chi pháp nhẫn, nhập đại định ư chơn thừa, nguyện chư Phật từ bithọ ký, mong Đức TĂNG THỐNG sớm trở lạiđộ sinh.
Nam mô Tự Lâm Tế Chánh tôn Thiền Tôn pháp phái tứ thậpnhị thế, sung Việt Nam Phật Giáo Thống nhất Giáo hộiTĂNG THỐNG bảo vị húy GIÁC NHIÊN Đại Lão Hòa Thượngliên tọa tiền tác đại chứng minh, thùy từ gia hộ, (Điệp xướng và đồng hòa) tác đại chứng minh, thùy từ gia hộ.
ĐIẾU VĂN
Của BAN QUẢN TRỊ Tổ Đình ẤN QUANG đọc trước giờ Kim quan
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam Mô Lịch Đại Tổ Sư Bồ TátMa Ha Tát,
Kính bạch Giác linh Đức Đại lão Hòa ThượngTĂNG THỐNGGiáo hội PGVNTN.
Chúng con, Hội đồng Quản trị, Chư Tăng Ni Phật tử thuộc Tổ đình Ấn Quang và Viện Cao Đẳng Phật họcHuệ Nghiêm tại thành phố HCM, vô cùngđau đớn, khi hay tin Đức Đại lão Hòa ThượngTĂNG THỐNG đã thu thần an tịch trong lúc mùa xuân vừa chớm nở. Giờ đây, chúng con chỉ biết kính cẩn đê đầu đãnh lễ trước linh đài nghiêm tịnh và hoài niệmhình ảnh, đạo phong khả kính của bậc Cao TăngThạc đức đã trọn đờihy sinh cho Đạo pháp, Dân tộc và chúng sinh.
Than ôi! Non Thái đà nghiên dổ,
Một cánh hạc bay xa,
Mây trắng phủ mờ trăng Bát Nhã,
Hoa Đàm rơi phủ lối về,
Cõi trần thế lại khuất ánh một vì sao,
Nơi Lạc cảnh nở thêm một hoa senthượng phẩm.
Kính bạch Giác linh Đức Đại lão Hòa Thượng,
Vẫn biết rằng: Giác tánhviên minh, bản laithanh tịnh, vốn không có giả danhhuyễn tướng, thì đâu có ngại gì một giọt nước giữa biển khơi, một vành xe tung liệng giữa trời không.
Thật vậy,
Đức Đại lão Hòa Thượng đã hơn trăm năm trụ thế, quyết chísiêu phàm, xuất trầnThượng sĩ với đầy đủ hóa duyên.
Vì đạo pháp, Đức Đại lão Hòa Thượng đã mấy lần đảm nhiệm Ngôi vị tối cao, lãnh đạo Tăng tín đồ, duy trì đạo mạch. Từ AN NAM PHẬT HỌC HỘI đến HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, VIÊN ÂM TẠP CHÍ ... Đức Ngài đã hợp tác cùng chư vị Tổ sưđề xướng và chủ trì, đồng thời mở Phật Học Đường đào tạo Tăng tài làm đống lương cho Phật pháp, nhờ đó nhiều bậc pháp khíĐại thừa hiện nay đang lãnh đạoGiáo hội làm cho Tổ ấn trung quang, Huệ đăng bất tuyệt. Đức Ngài không ngần ngại gian lao tuổi già sức yếu với một lòng mong chấn hưngPhật pháp, nên khắp chốn Thiền môn, pháp hội đều được thấm nhuầnân đức.
Trong nhiệm kỳ TĂNG THỐNGhiện tại, Đức Đại lão Hòa Thượng đã khuyên tất cả Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội nói chung, Tổ đình Ấn Quang và Viện Cao đẳng Phật họcHUỆ NGHIÊM chúng con nói riêng “nên tinh tấntu học, nghiêm trì giới luật để giữ gìn và phát huy đạo pháp”. Chúng con thảy nguyện thừa hành pháp huấn.
Đức Đại lão TĂNG THỐNGtiếp tục sứ mệnh thể hiệnĐạo pháp đem lại lợi lạc cho Dân tộc và đất nước.
Những tưởng Đức Đại lão Hòa Thượng vẫn còn nhiều hóa duyên để lèo lái con thuyền Giáo hội và phụng sựnhân sinh. Nào ngờ đâu, đại nguyện chưa tròn thì Đức Ngài đã nương thuyền từ vội sang bến giác, để lại cho toàn thểTăng Ni và Tín đồPhật tử chúng con một niềm xót xa vô hạn.
Kính bạch Giác linh Đức Đại lão Hòa Thượng,
Sắc tướng vốn không, tạm mượn cảnh huyễn độ ngườimê muội. Tử sanh nào có, chỉ dùng thuyền từ độ kẻ trầm luân. Sự đến, đi của Đức Ngài, như đường chim bay không vết tích, sự mất còn như nắng dọi trên cánh đồng hoang.
Song, Đức Đại lão Hòa Thượng quy Tây, là một sự mất mát lớn lao cho cộng đồng của Phật pháp, Tăng NiPhật tử cùng môn đồ Tổ đình Thiền Tôn.
Từ đây, Giáo hội đã mất đi một bậc lương đống của Phật pháp, Tăng NiPhật tử mất đi một đấng Cao tăngThạc Đức, Môn đồ Tổ đình Thiền Tôn mất đi một Đức ân sư khả kính.
Ngưỡng bạch Gíac linh Đức TĂNG THỐNG Đại lão Hòa Thượng,
Trước giờ tiễn đưa Kim quan Đức Ngài vào Bảo Tháp, chúng con không biết nói gì hơn, đồng thắp nén tâm hươngthành kínhcúng dường và đê đầu đãnh lễ Giác linh, nguyện cầu Đức Ngài cao đăng Phật quốc, viên mãnpháp thân, hội nhập Ta bà, độ tận chúng sinh viên chứng Bồ Đề.
Ngưỡng mong Giác linh Đức Đại lão Hòa ThượngTừ bichứng giám.
Nam MôChứng Minh SưBồ Tát Ma Ha Tát.
---o0o---
ĐIẾU VĂN
của NI BỘ BẮC TÔNG đọc trước giờ di Kim quan
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Nam MôLạc BangGiáo ChủTiếp Dẫn Đạo SưA DI ĐÀ PHẬT
Ngưỡng bạch Giác linh Đức Đại Lão Hòa ThượngTĂNG THỐNG GHPGVNTN.
Ngưỡng bạch Ngài, hôm nay chúng con được danh dự đứng trước Kim quan Ngài, chúng con xin đại diệnsư bà Vụ trưởng Ni bộ Bắc tông, các Phật họcNi viện và các Ni Tự viện TP. HCM, thành kính dâng lên Giác linh Ngài những vần thơ chân thành mộc mạc nhất để nói lên lòng kính ngưỡng vô biên của hàng Ni giới miền Nam chúng con đối với Ngài, Ngưỡng mong Ngài thùy từ lân mẫnchứng giám cho chúng con được ân triêm công đức.
Ngưỡng bạch Ngài, đây chúng con xin thành kính đọc lên những dòng thơ chân thành mộc mạc ấy:
TIỄN BIỆTTÔN SƯ
Xuân chưa trọn mà tin buồn lại đến,
Đệ Nhị Ngôi TĂNG THỐNGnhập Niết Bàn
Nhói tim đau suối lệ tuôn tràn
Một lần nữa Xuân sang sầu tang tóc.
Tết Mậu Ngọ tiễn Thày vừa ngừng khóc
Xuân Kỷ Mùi dạ ngọc rối tơi bời!
Thương chúng sanh bể khổ còn chơi vơi,
Thuyền Giáo hội giữa vời chưa cập bến,
Vị thuyền trưởng là Đạo sư cứu mệnh,
Vượt sông mê đưa đến chốn an lành,
Giờ đây đà vắng bóng bặt âm thanh,
Còn đâu nữa Đấng tinh anhlãnh đạo.
Trăm tuổi lẻ bậc tối caotrưởng lão,
Còn dấn thân đảm bảoGiáo hội nhà.
Không sờn lòng dù sức yếu già,
Nhị TĂNG THỐNG bao năm qua sáng suốt.
Gương bình đẳng rạng ngời như ánh đuốc.
Lòng Từ bi rộng bủa khắp muôn phương.
Ngôi vị cao nhưng lời lẽ khiêm nhường,
Trí mẫn đạt phi thường trong đoàn thể,
Còn đâu nữa vị Cao tăng cái thế!
Lái thuyền từ vượt bể biết nhờ ai?
Nhưng đành thôi đành cam chịu cảnh phôi phai.
Với định luậtxưa nayvô thường lý.
Cầu Linh giác đắc thần thôngdu hý,
Về Tây Phươngan vịthượng phẩm liên.
Nén tâm hương lòng kính mến vô biên,
Dâng Linh giáchiển linhchứng giám.
Chúng con đồng khấu bái
TM. Hội đồng Ni bộ Bắc tông Vụ, Ban Giám đốc Phật họcNi viện
Từ Nghiêm, Các Phật họcNi viện, Ni Tự Viện TP. HCM.
Vụ trưởng THÍCH NỮ NHƯ CHÍ (Tự Chí Kiên).
ĐIẾU-VĂN của Ban Liên LạcPHẬT GIÁO YÊU NƯỚC TP. HCM
đọc trước giờ di Kim quan
Kính bạch Giác linh Đức Đại lão Hòa Thượng, Cố TĂNG THỐNGGiáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất.
Kính bạch Chư TônHòa Thượng,
Kính bạch Chư Thượng Tọa, Đại đứcTăng Ni,
Thưa Đồng bào Phật tử.
Trong khung cảnh thị hiệnNiết Bànthanh tịnh, chúng tôiđại diệnChư tônHòa Thượng giáo phẩm, Chư Tăng Ni và đồng bào Phật tử, các Giáo hội, Giáo phái, Tổ chức Phật Giáo trong Ban liên lạcPhật Giáo yêu nước TP. HCM, Cung kính đãnh lễ Giác linh Đức Đại lão Hòa Thượng Cố TĂNG THỐNGGiáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất.
Kính bạch Giác linh Đức Đại lão Hòa Thượng,
“Huyển thân trong nhà mộng
Tướng dụng của chơn không
Muôn thuở trước không cùng
Bến bờ sau nào biết”
Từ chơn thể, Giác tánhviên minh vốn an nhiênthường tịch, không có giả tướng ngã nhân, không có giả danhsinh tử. Nhơn phút tối sơ một niệm sai thù, muôn vàn vọng tưỏng dấy lên, có hiện tượng khứ lai, có tướng sinh và tướng diệt.
Tuy nhiên, với bậc chân tu đạt đạo thì sinh nhi bất sinh, diệt nhi bất diệt. Sinh không phải chỉ hiện ra tướng có, nhưng ứng thânhóa độchúng sinh không phải không. Diệt không phải biểu lộtướng không, mà hiện cảnh Niết Bàntự tại giữa chốn trầm luân.
Đức Đại lão Hòa Thượng vốn có duyên thâm hậu, trải hơn trăm xuân thu trụ xứ tại nhân gian, lại có duyên lãnh đồng chơn nhập Đạo, sớm phát tâm cát ái từ thân, mặc giáp xuất trầnthượng sĩ.
Đáng kính thay! Đời Ngài từ buổi sơ tân đến giờ phút hóa duyên đã mãn là tấm gương lung linh chiếu sáng trong công phutu thânhành đạo cho giới Tăng già và các giới đồng bào Phật tử.
Đức Đại lão Hòa Thượngtiêu biểu cho Ngôi vị Tùng lâmLong tượng, nêu cao uy mãnh Thích hãi Côn băng, luôn luôn lấy giới đức tinh nghiêm làm thân giáo để răn dạy sách tấn kẻ hậu lai, thể hiệntinh thầnBI TRÍ DŨNG trong công hạnhvị thavô ngã, tận lực chuyên tâm vào sự nghiệpHoằng dương chánh pháp, phục vụnhân gian.
Nhớ lại thời kỳ Pháp nạn 1963, mặc dù Đức Đại lão Hòa Thượng đã tuổi cao sức yếu, nhưng Ngài vẫn chổi gậy Kim cang, hướng dẫn đoàn Tăng NiPhật tử Thành phố HUẾ, đấu tranh chống lại chế độ bạo ngược Diệm Nhu tay sai Đế quốc Mỹ để bảo vệĐạo pháp, đòi tự dodân chủ.
Năm 1973, Đức Cố TĂNG THỐNG tiền nhiệm của Giáo hội mãn duyên hóa đạo, toàn thểGiáo hội đã cung kính suy Tôn Đại lão Hòa Thượng lên kế vị Ngôi TĂNG THỐNG. Mặc dù tuổi đời xuân thu chồng chất, thế thượng nan phùng nhưng Ngài đã hoan hỷ lãnh sứ mệnh Đạo sư, thống lý chúng trung tôn, lãnh đạoGiáo hội làm nhiệm vụtruyền trì mạng mạch của Như Lai, tuyên dươngChánh pháp.
Hạnh nguyện của Ngài được truyền thị vào sứ mệnh dân tộc của Chư tônHòa Thượng thuộc hàng lương đống trong ngôi nhà Đạo pháp của Giáo hội, là đẩy bánh xe Chánh pháp của Đức PHẬT chuyển lưu thuận giòng lịch sử phát triển của dân tộc để cùng xây dựngcuộc sống hạnh phúc và an lạc. Đó là hạnh nguyệncông đứcphụng sự dân gian làm công đứctrang nghiêmĐạo pháp.
Kính bạch Giác linhĐại lão Hòa Thượng,
Trước chơn linh bậc tiền bốiđồng môn, kẻ hậu tấn kính dâng lên Ngài công đức thừa truyền Tổ ấn, Nhờ triềm ân Tổ đức, hấp thụ tôn phong, Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Đăng, trên bước du phươnghành đạo, đã khai sơn Tổ đình Thiên Thai tại Bà Rịa, và từ nơi đây đã làm cho Tổ ấn môn phong của Tổ đình Thiền Tôn này được cao quang vĩnh chấn khắp các Tỉnh phía Nam. Hầu hết các thế hệmôn đồ đều noi theo hạnh nguyện Tổ tổ tương truyền làm rạng rỡ môn phong trong sự nghiệptruyền thừa Tổ đạo, hoằng hóa chúng sinh, phụng sự Tổ quốc.
Thiết nghĩ, Tổ Đạo truyền thừa tuy có phân chia ngủ diệp lưu phương, nhưng Chính pháp nhãn tạng vốn chỉ hiển bày nhất hoa hiện thoại.
Xét về nền đạo PhậtViệt Namtrải quathời gian, không gian có nhiều hình thức tổ chức, nhưng tựu chung vẫn cùng chung một truyền thống làm rạng rỡChánh đạo trong sự nghiệpphụng sự Tổ quốc, phục vụ Dân tộc, Hoằng dương Chánh pháp, đem lại lợi lạc cho quần sinh.
Kính bạch Giác linhĐại lão Hòa Thượng,
Hôm nay Ngài về nơi tịch diệt, toàn thểPhật Giáo đồ Việt Nam đã mất đi một bậc chân tu làm nơi nương tựa, chúng tôi thật vô cùng thương tiếc!
Nhưng đạo hạnh của Ngài vẫn làm cho những con chung của Đức Từ phụhòa hợpthương yêu, đồng tâm nhất tríphục vụ Dân tộc, phụng sựĐạo pháp cùng với toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamDân ChủTự Do.
Nguyện Giác linhĐại lão Hòa Thượng hội nhập pháp thânTừ bichứng giám.
Nam MôLạc BangGiáo chủTiếp dẫn Đạo sưA Di Đà Phật tác đại chứng minh.
.. KHẨN THIẾT KÊU GỌI TOÀN THỂPHẬT GIÁO, TĂNG NI VÀ CƯ SĨ TRÊN TOÀN QUỐC, HÃY DỒN TẤT CẢ TÂM TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG VÀO CÔNG CUỘC BẢO VỆ HÒA BÌNH CHO ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA. BẢO VỆ HÒA BÌNH CŨNG LÀ BẢO VỆĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC, VÌ CHIẾN TRANH CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN CHO ĐẠO PHÁPSUY ĐỒI, DÂN TỘC ĐIÊU LINH KHỐN KHỔ ...”
Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN
Tăng Thống GHPGVNTN.
(Thông điệp kêu gọi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình 1974).
Phần 2
Văn tế của các Ban đại diện Cảm niệm về Đức Đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN. Nhận địnhTinh thầnTăng NiPhật tử qua tang lễ Lễ Đức Tăng Thống Những giai thoại có thật trong thời sinh tiềnĐức TĂNG THỐNG Tường thuật về những ngày tang lễ Bi chí ĐứcTăng Thống Vài nét về Chùa Thiền Tôn xưa Chùa Thiền Tôn ngày nay Pháp Pháp Liễu Quán Lời Cảm Niệm của Thượng Tọa Thích Thiện Siêu Lời cảm tạ
VĂN TẾ
của Ban đại diện các QUẬN GIÁO HỘI Nội, Ngoại TP. HCM.
Hỡi ôi!
Một cánh hạc bay,
Muôn dòng lệ nhỏ,
Hương thủy khói mây,
Triết giang sóng gió
Nhớ Đại lão xưa:
Thai tọa Thiên thai
Độ giang Khí độ
Phủ Triệu phong bừng trỗi ánh Từ phong
Làng Ái Tử sẵn ươm mầm chủng tử.
Địa linh đây, tỏ tỏ khuôn rằm,
Linh kiệt đó, rành rành nét chữ.
VÕ “THƯỢNG NHƠN” thăm thẳm dạ anh hào
THÍCH “TRỪNG THỦY” trong veo dòng diệu sử
“Trò” GIÁC NHIÊN hiển giác kỳ duyên
“Thầy” TÂM TỊNH truyền tâm ấn pháp
Triều Duy Tân, thọ cụ túc ... Tường Vân
Năm Canh Tuất, hội tam đànPháp vũ
Cõi Già lam, nương Bát Chánh Đạo, nguyện tu trì,
Đường Bát Nhã, lấy bất thoái tâm, làm bạn lữ.
An Nam Phật học, Viên Âmvang dộiHải Triều Âm,
Quốc Tự Thánh Duyên, nhẫn độ chuyển thành chơn Tịnh Độ
Phái Lâm Tếtruyền thừaLIỄU QUÁN, đức Khai sơn xin nhớ mãi ơn thầy,
Non Thiên Thai ấn thọ Thiền Tôn, công lập tự quyết gìn hoài nghiệp Tổ,
Tài dũng lược chấn hưngĐạo pháp, thiên nhân cùng chiếu sáng Phổ Đà Quang.
Đức bao dungcảm hóaquần sanh, ngư điểu thảy hòa ca Nam Hải ngữ.
Đạo phong ngời TRUNG BỘ, NẾP Tăng Cang chặt chẽ tam thừa,
Tuệ nghiệp chiếu NAM THIÊN, ngôi TĂNG THỐNGvững vàng nhất trụ.
Viên Âm ấy, suốt sinh thờithuyết pháp, giờ quy nguyênđại ngã chuyển âm giai,
Mãn tự thay, tròn thế kỷ khai kinh, phút viên tịchpháp thân vào tọa độ.
Khóc Từ Phụ buổi Ưu Đàm lạc điệp, nối khuôn vàng thước ngọc vắng nhân gian,
Mừng Ân sư thời kiến Phật khai hoa, cảnh tới bến qua bờ vui tịnh thổ.
Kính lạy Giác linh
Chúng con xin nguyện
Đốt nén Tâm hương
Ghi dòng liệt sử
Trọn đời nối gót
Báo đáp ân sư.
Phục Duy Giác linh
CHỨNG GIÁM.
---o0o---
Cảm Niệm
Đức Đại lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN.
(Tăng Thống GHPGVNTN, viên tịch ngày mùng 06 tháng Giêng Kỷ Mùi).
Một trăm lẻ hai tuổi
Hơn thế kỷ làm người
Thanh tịnh, thanh tịnh giới
Trang nghiêm, trang nhiêm đời
Thiền định, đại thiền định
Du hý nước mây chơi
Giới, quét sạnh tâm kinh
Huệ, mở toang mặt trời
Mặt trờihuệ minh chiếu
Quạt vàng phất phất vui
Trong cánh quạt chiếu diệu
Mười Phương hoa tuyệt vời
Một trăm lẻ hai tuổi
Mỗi tuổi, như một lời
Một trăm lẻ hai tuổi
Kết chuỗi Bồ đề tươi
Trên Thừa Thiên, xứ Phật
(Xứ nào cũng Phật thôi
Đông Tây gì Lẽ Thực
Cũng về trên cõi người)
Trên Thừa Thiên, xứ Phật
Có một vị thiền sư
Nhàn nhã như vân hạc
Trời lan nhã, vân du
Đầu gậy thiền, cánh bướm
Ngủ ngủ giấc xuân thu
Mùi gậy gỗ đá cứng
Vang âm thanhđại từ
Trên đầu hạnh, trăng sáng
Áo nâu sòng phất phơ
Làn sóng trăng lãng đãng
Thanh không, cổ nguyệt Thừa
Cổ nguyệt thừa Thiền tịnh
Lăn bánh giữa đêm mờ
Thủ lăng nghiêmPhật đỉnh
Niệm niệm ... niệm vào thơ
Mỗi niệm tôn hiệu Phật
Mỗi bước bước lên bờ
Thiền, tịnh ba la mật
Thượng thủ tịnh - thiền sư.
2.
Nơi đầu cầu Ái Tử
Bà mẹ đứng trông con
(Chuyện chín mười năm cũ)
Chiều ... ngọn gió nam non
Chuyện chín mười năm cũ
Có một chú bé lành
Nghe tiếng gọivũ trụ
Nguyện xuất giatu hành
Đồng tử VÕ CHÍ THÂM
Chánh quánh làng Ái Tử
Đi tìm đạo Quán Âm
Tín thụ trì Linh ngữ
Vững vàng thân đại thụ
La hánquán âm tung
Tỏa bóng mát che phủ
Khắp quê hương đại hùng
Hành giả Võ Chí Thâm
Chánh quán làng Ái Tử
Nguyện báo Phật thâm ân
Bát thối Bồ Tát lữ
Niệm Bất Thối Bồ Tát
Niệm ... niệm ... hải triều âm
Tỏa trùng trùng động tác
Chuyển trùng trùngpháp luân
Chín mươi năm chuyển pháp
Soi, một bóng trăng vàng
Cổ nguyệt thừa vô tác
Vô vị, sắc, thanh, hương
Tâm bản nhiên, bản giác
GIÁC NHIÊN, bản đạo tràng
Thiền, tịnh chẳng sai khác
Như thị, pháp Thiền Tôn
3.
Một ánh đạo đông phương
Thêm một lần vụt tắt
Đại Hòa ThượngThuyền Tôn
Thiền tịnhba la mật
Tuy tướng thoảng mất
Thể đạo vẫn trường tồn
Thường trụ giữa quê hương
Đạo trườngTam thế Phật.
10 tháng Giêng Kỷ Mùi
Phật tử TRỤ VŨ
---o0o---
NHẬN ĐỊNH:
TINH THẦNTĂNG NIPHẬT TỬ HUẾ
QUA TANG LỄ ĐỨC TĂNG THỐNG
Trải bao năm xa cách Huế, nhất là sau những bước ngoặc lịch sử của đất nước và Giáo hội, nay tôi mới có dịp nhìn lại tinh thầnTĂNG NI, Phật tử Huế qua Tang lễ Đức Đại lão Hòa Thượng đệ II TĂNG THỐNG của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thực ra, trong những năm vừa qua, tôi cũng có dịp về Huế, nhưng không có dịp để thấy rõ sinh hoạt của Tăng, Ni và đồng bào Phật tử ở đây một cách tận tường như lần này.
Trong thời buổi hiện nay, tôi tnghĩ tưởng rằng, đạo tâm của Phật tử Huế cũng đã có ít nhiều bị chi phối bởi những điều kiện sinh sống bên ngoài, do hậu quả của chiến tranh gây nên như một vài nơi mà tôi đã đến. Nhưng điều này tôi đã chủ quan. Ở đây, càng khó khăn, càng bận rộn sinh nhai, tinh thầnPhật tử Huế càng hăng say, khăng khít với Đạo, với Giáo hội. Đó là điều làm cho kẻ xa đến Huế xúc động, cảm mến ...
Suốt hai ngày rưởi, trên chuyến tàu Thống Nhất từ TP. HCM ra Huế, tôi hồi tưởng về tang lễ Đức TĂNG THỐNG thứ NHẤT và lo âu đến tang lễ Đức TĂNG THỐNG thứ HAI. Tôi thầm nghĩ, tang lễ lần này (1979), làm thế nào để có thể so sánh kịp tang lễ lần trước (1973), khi đến Huế, tôi càng thêm bi cảm, vì nhìn rõ nét mặt của từ Chư tônHòa Thượng đến toàn thểTăng Ni, và một số Phật tửtúc trực tại tổ đình Thuyền Tôn, nơi quàng Kim Quan Đức TĂNG THỐNG, nhưng với số lượng đồng bào Phật tử đến chiêm lễ, thọ tang và hổ trợ tang lễ, mức độ ngày càng gia tăng, lòng tôi chuyển dần từ lo âu đến khích lệ vô vàn ... Có lúc, tôi đã cảm thấy nước mắt lưng tròng. Không biết tôi xúc động vì mến thương sự ra về của Đức TĂNG THỐNG hay xúc động trước tinh thần phụng Đạo vững bền của Phật tử Huế.
Trong thời gian Tang lễ, về Tăng Ni, chu vị đã tỏ ra thật khăng khít, một lòng chung lo tang lễ. Chư vị tự động mang đến Tổ đình Thiền Tôn những thức cần thiết với tinh thần tự nguyện, các Chùa cũng tự động cắt xén lương thực, gạo thóc, khoai, sắn để đóng góp vào Tang lễ. Trên con đường đất sỏi vừa gồ ghề, vừa xa xôi, với những cổ xe thô sơ, dù là đang thời tiết của đầu xuân xứ Huế, một mùa thật mát mẻdễ chịu, có mưa phùn, có sương rơi, có chim hót, hoa cười ...
Về Phật tử, dù có khó khăn, xa xôi, từ các huyện, các khuôn Giáo hội của Thừa Thiên, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phật tử vẫn không quản ngại, về chiêm lễ, thọ Tang, đóng góp công đức hổ trợ Ban Tổ chức. Hầu hết các Phật tử ở xa về chiêm lễ, thọ Tang cũng như các Phật tử đến phụ giúp Tang lễ, đều mang theo lương thực tự túc để giúp Ban Tổ chức nhẹ bớt gánh nặng, Tôi thấy bùi ngùixúc độngtrước cảnh những cụ già, những Oanh Vũ Gia đìnhPhật tử, từ phương xa, vất vả khó nhọc, kẻ vác, người khuân các thứ thổ sản đến cúng dường Tang lễ!
Đêm 14 (10-02-1979), ở đây, trời về đêm, khí hậu lạnh lẽo, phương tiệndi chuyển khó khăn, đường sá xa xôi, ấy thế mà hơn cả vạn đồng bào Phật tử vẫn đến, chen chúc dưới rừng thông, quanh Tổ đình Thiền Tôn để chờ tiễn đưaĐức TĂNG THỐNG lần cuối. Đó đây ánh đèn lửa bập bùng, ánh trăng xuyên khe lá, chúng ta có thể nào không cảm động trước những mo cơm, những ổ bánh mì, những giỏ khoai sắn ... lương thực tự túc của Phật tử, treo lủng lẳng ở các cành thông.
Trong buổi lễ cung thỉnh Kim quan nhập tháp, có hằng trăm ngàn đồng bào Phật tửtham dự, những khung cảnh thật trật tự, trang nghiêm, im lặngtuyệt đối mà sinh độngvô cùng. Đẹp mắt và kính phục biết bao, tinh thần tự nguyện, tự giác cao độ của Phật tử xứ Huế! Nhờ đó, Tang lễ diễn ra thật viên mãn, không ngờ ...
Ở đây, tưởng cũng nên mở ngoặc, để nhận chân tinh thần của người Phật tử xứ Huế, vì qua Tang lễ, đương nhiên, dù chật vật đến đâu, Tăng Ni, Phật tử, cũng phải tích cựcgánh vác và tìm cáchtham dự. Điều chúng tôi muốn nêu lên là, ở Huế, không phải chỉ trong thời gian Tang lễ Đức TĂNG THỐNG mà thường ngày, hình bóng Tăng Ni vẫn thản nhiênhiển hiện đó đây, ở công tác Phật sự hoặc lao tác tự túc ... ở các chùa, nhất là chùa khuôn Giáo hội, Phật tử vẫn lui tớilễ bái, tham họcđạo lý, tu Bát Quan trai, không kém những thời có cuộc đấu tranh cho tự dotín ngưỡng, cho công bằngxã hội, cho hòa bình dân tộc. Chùa này hoặc chùa kia có Phật sự, Tăng Ni, Phật tử vẫn đến chung lo, xem như việc của chùa mình, nhà mình, không chút nề hà, do dự, bàng quan hoặc với tinh thần cầu cạnh ...
Với tinh thần vì đạo pháp cố hữu, ngàn đời không phai của Phật tử Huế, từ các phái đoàn Hà Nội, cho đến TP. HCM về dự tang lễ, đều tấm tắc thán phục. Tinh thần này của Tăng NiPhật tử Huế, quả thật là một điểm son đối với Đạo, với tổ chức Giáo hội, như người Phật tử Huế, đã một lầnthể hiệnđạo tâm mình qua Tang lễ Đức Đệ Nhất TĂNG THỐNG.
... Tinh thần này của Tăng NiPhật tử Huế, quả thật là một điểm son tô thắm đạo tâm và thăng hoa Giáo hội, Chúng taước mong, đó đây trên mọi nẽo đường quê hương, đâu đâu cũng có thể tìm thấy nơi người Phật tửViệt Nam một tấm lòng sắt son đối với Đạo, với tổ chức Giáo hội như Tăng Ni, Phật tử Huế, đã một lầnthể hiệntinh thần mình, tinh thần của người Phật tửViệt Nam, qua Tang lễ Đức Đệ nhị TĂNG THỐNG.
Thích Minh Tuệ
---o0o---
Những giai thoại có thật trong thời sinh tiền
Đức TĂNG THỐNG
Những mẫu chuyện nhỏ dưới dây, có trong khoảngthời gian từ 20 năm lại đây được các thầy ở tổ đình Thiền Tôn ghi lại, Đôi chuyện, nghe qua có vẻ hoang đườngthần thoại nhưng là những chuyện có thật xảy ra trong thời sinh tiền củaĐức TĂNG THỐNG. Chuyện nhờ công hạnh tu hành đức độ mà cảm hóa được chim muông thú vật, không phải là chuyện hiếm hoi trong lịch sử và trên thực tế. Chúng tôi cho đăng tải để cống hiếnPhật tửxa gần.
BIẾT TRƯỚC NẠN XỨ:
Thầy Mậu Lâm có chí cần cù nhẫn nại. Thầy đã tự khai một khu rẫy ở cạnh giếng chùa. Sáng nào thầy cũng dậy sớm. Sau khi công phu xong, thầy vác cuốc đi phơ rẫy đến khi trời sáng hẵn mới trở về chùa lau quét.
Một sáng nọ, vừa vác cuốc đi ra, thầy đã thấy Cố (danh từ mà các thầy trong chùa dùng để xưng với Đức TĂNG THỐNG) đứng ở cửa liêu. Ngài nhìn thầy Mậu Lâm và dạy:
- Hãy lui đã. Sáng nay đi gặp nạn.
Nghe vậy thầy Mậu Lâm cúi chào Cố rồi trở lui. Năm phút sau, một tiếng nổ vang dội ở phía giếng. Số là hồi đó, có một bác cư sĩ lối xóm, thường hay lên chùa ngủ và coi chừng giùm, sáng ngày lại về. Sáng hôm đó, khi bác về, con chó của bác tung tăng chạy trước, đến gần giếng thì tiếng nổ đã làm con chó chết tại chỗ. Phát hiện ra thì đó là tiếng nổ của một quả đạn B40, không biết có từ hôm nào.
Nếu Cố không ngăn, thầy Mậu Lâm đã lâm nạn trên đường mà sáng đó thầy đi qua. Không hiểu sao Ngài đã linh cảm được chuyện sẽ xảy ra!
ĐÓM LỬA TÌNH THƯƠNG:
Sau khi đã phát xong đám rẫy, tăng chúng trong chùa quyết định đốt rẫy để trồng sắn. Việc này được bạch Cố, Cố dạy:
- Bao giờ đốt?
- Bạch Cố, chiều nay.
- Khoan đã ba ngày sau hãy đốt.
Chúng tôi hoãn ngày đốt lại, và từ đó sáng nào Cố cũng chống gậy ra khu rẫy. Ngài đứng ở khu rẫy, chúng lấy làm ngạc nhiên trước việc làm của Cố. Ngài dạy:
- Cực chẳng đã mình mới chặt cây đốt rừng. Điều này luật đã cấm, nhưng trường hợpđặc biệt này, mình phải báo tin để cho mọi loài hiện sống trong khu rẫy này di chuyển đi nơi khác, vì lòng từ bi, chúng ta không nên quên công việc thiện dù là nhỏ nhặt này.
Đến lúc nổi lửa đốt rẫy, chúng tôi nghĩ rằng cũng không sao khỏi có ít nhiều chúng sinh không thoát chết trong lần đốt rẫy này, nhưng đại đa số đều đã di cư nơi khác.
Tình thương của Đức TĂNG THỐNG thật đã tỏa rộng và bao trùm muôn loài.
CHUYỆN MỘT CÂY BÙI:
Phía sau nhà hậu Tổ đình Thiền Tôn, có một cây Bùi, lớn bằng hai người xoác. Cây Bùi quá già cỗi, nên đã khô chết. Chúng tăngquyết định nhờ hai bác thợ rừng đốn làm củi. Điều đáng làm mọi ngườingạc nhiên là trước những nhát rìu mạnh và sắc của hai bác thợ, vẫn không làm xây xuể thân cây.
Thấy vậy, chúng tôi vào trình lại Cố. Ngài chống gậy bước ra và dạy:
- Cây Bùi tuy đã già chết, nhưng nó lại là nơi an của người ta, những người khuất mặt khuất núi. Muốn hạ, trước hết phải cáo cho họ biết.
Dạy xong, Ngài đến đứng gần cây Bùi, miệng lâm râm điều gì không ai nghe rõ, năm phút sau, Ngài hướng về hai bác thợ và bảo:
- Bây giờ các đạo hữu hãy chặt đi, tôi đã xin phép cho rồi đó.
Từ đó hai bác thợ mới thực hiện xong việc hạ cây Bùi.
Câu chuyện có mang màu sắc huyền thoại, nhưng có ai được sống bên Cố, được mục kích tận mắt thấy được sức mạnh của nguyện lực. Điều này không lạ đối với chư vị chân tu liễu đạo.
CHUYỆN MỘT VỤ KIỆN:
Một đạo hữu bổn đạo của chùa, có thân phụ qua đời, đến chùa xin lễ cầu siêu ký tự. Sau ngày lễ, đêm hôm đó Cố nằm mộng thấy hương linh ấy về, và thưa:
- Bạch Ngài, Ngài cho phép con được vào nương nhờ Tổ đình. Ngày nay con vào nhưng các vị thân hình to lớn chận đường, giữ cửa chùa, không cho con vào, họ bảo: Trong sớ chỉ cầu siêu mà không ký tự. Vậy xin Ngài can thiệp cho con được vào chùa.
Sáng hôm sau, Ngài gọi thầy công văn đến hỏi, thì sự thật, khi viết sớ, thầy chỉ ghi cầu siêu mà không có ký tự. Ngay trong ngày hôm ấy theo lời Cố dạy, chúng tôi làm thêm một lễ cầu siêu ký tự cho hương linh đã về báo mộng với Cố.
Theo kinh Phật, người chết trong thời gian 49 ngày, thân trung ấm chưa thể đầu thai, chờ lãng vãng đợi nhân duyên để thác sanh kiếp khác.
Trường hợp báo mộng thường xảy ra trong nhân gian.
CHUYỆN CON CHIM CU:
Vào năm 1974, tại Tổ đình Thuyền Tôn có một con chim cu, loài chim nhát gan nhất trong mọi loài chim, từ núi Thiên Thai thường bay vào liêu Cố. Lúc đầu, tăng chúng trong chùa ngỡ là chim của ai nuôi bị lạc, nhưng càng lâu ngày mới biết nó sống ở núi Thiên Thai bay về. Phải chăng chim đã cảm mến đức độ của Cố? Mỗi ngày vài ba lần, chim bay vào đậu ở hộp tợ, nơi mà Cố TĂNG THỐNG thường an tọa để ngọ trai, xơi nước hoặc xem kinh sách. Ở đây chim được vuốt ve chìu chuộng, Chim bay về thật đúng lúc, mỗi khi Cố TĂNG THỐNG ngọ trai biết ý của chim, Cố thường để dànhthức ăn cho chim mỗi khi nó bay vào. Mỗi khi được cho ăn xong, chim nhảy lên vai, lên cánh tay của Cố để đợi vuốt ve hoặc để ngủ, có ai vào hoặc Cố đi nghỉ chim mới chịu bay trở về núi Thiên Thai. Điều này cũng dễ hiểu. Hồi Đức Phật còn tại thế, một hôm có một con chim sẻ bị trúng đạn, hoảng sợ bay đến nép vào Ngài Xá Lợi Phất nhưng chim vẫn còn run rẫy sợ sệt. Sau đó, chim lại bay đến luồn mình vào tay áo của Đức Phật. Ở đây chim thấy an toàn và không hề run sợ nữa. Được hỏi về nguyên nhân của hiện tượng, Đức Phật dạy: Nơi Xá Lợi Phấtchủng tửsát sanh tuy đã tận diệt, nhưng chưa sạch được tập khívi tế.
Năm 1975, lúc chiến cuộc sôi động, Cố TĂNG THỐNG vào Saigon để tích cựcvận động Hòa bình cho dân tộc, cho đất nước. Trong thời gian này, chim chỉ đến có vài lần trong trạng thái ngơ ngác, ủ dột. Rồi từ đó, không thấy chim đâu nữa. Đức độtu trì và lòng thương bao la của Đức TĂNG THỐNG đã cảm hóa chim muông.
ĐIỀM CHẲNG LÀNH:
Trời mưa như thác đổ, từng lằn chớp ngoằn ngoèo vạch xé bầu trời. Một tiếng sét nổ tung rung động bầu trời, chúng tôi lấy làm kinh hoàng khôn xiết. Mùi khét bốc lên, tưởng chừng như ngôi chùa bị trúng sét. Cố TĂNG THỐNG chống gậy bước ra hỏi:
- Sét đánh mô rứa?
- Bạch Cố, chúng con chưa rõ.
- Bạch Cố, không sao.
- Trời tạnh hẳn, chúng tôi ra sân, thì cây Bồ Đề trước cổng chùa đã bị sét đánh gãy một cành lớn. Thấy vậy, chúng tôi vào trình Cố. Khi nghe tincây Bồ Đề bị gãy, gương mặt cố có chiều tư lự, Ngài dạy:
- Đây là điềm không tốt, có lẽ sẽ có chuyện gì không hay xảy ra cho Giáo hộichúng ta.
Đúng như lời Ngài dạy, cờ Phật Giáo bị triệt hạ vào năm 1963 rồi Pháp nạn 1966. Phải chăng do kinh nghiệm của Cố? hay do đức độtu hành mà Ngài đã linh cảm và biết trước được những gì sắp xảy ra. Điều này, có ai từng sống bên cạnh Cố, từng được nghe lời Cố dạy mới cảm thức sâu xa những gì đã có linh nghiệm trong thời sinh tiền của Ngài.
TRƯỜNG KHÁNH - TRƯỜNG SANH ghi.
---o0o---
NHỮNG NGÀY TANG LỄ
Ngơ ngác trước ánh sao băng:
Những ngày đầu xuân ấm áp chóng qua. Sáng nay 06-02 Âm lịch, trời trở lạnh, cái lạnh thật khá thấm, vạn vật như nhuốm màu tang, lác đác đây đó vài ngôi sao lạc bước. Chắc có điều gì chẳng lành?
Vâng, điều đó đã trở thànhsự thật cho quần chúngPhật tử: Đức TĂNG THỐNG đã vĩnh viễn ra đi lúc 06.30. Ôi, ai nấy thật não lòng và rồi chỉ biết lặng lẽ ra đi hướng về các Thiền tự. Tổ đình Báo Quốc, Từ Đàm đã rộn rịp các đạo hữuthăm hỏitin tức. Không bao lâu đàn con ngoan Đạo của xứ Huế đã lặng bước hướng về chùa Thuyền Tôn, tâm tư nặng trĩu âu lo thương tiếc.
Nơi đây, rừng thông như ủ rũ, đàn chim ngày nào nhí nhảnh bay lượn, líu lo bây giờ cũng như hiểu thấu nổi lòng của con người. Phải chăng đã đúng với cảm nhận của một thi nhân “Hỡi vạn vậtvô tri vô giác kia ơi! Các ngươi như có một tâm hồn”. Tổ đình Thuyền Tôn đã trầm tỉnh lạitrầm tĩnh hơn. Một số quý Hòa Thượng, TT, ĐĐ. Trong Viện Tăng Thống và Giáo hộiThừa Thiên đã có mặt từ sáng sớm. Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU, Chánh thư kýViện Tăng Thống với vẻ mặt như cố gắng nuốt đi những cay đáng để góp sức sắp đặt Tang lễ. Hòa ThượngTRÚC LÂM trong dáng điệu thao thức, Thượng Tọa THÍCH THANH TRÍ, dáng đi bồi hồinhư không nén được những cảm xúc. Thầy THÍCH ĐỨC TÂM, thầy THÍCH THIỆN HẠNH, thầy THÍCH THIỆN LỘC cùng một số thầy, cô, một vài đạo hữu thân cận như không dấu được nổi lòng thương tiếc trước sự ra đi vĩnh viễn của người cha.
Thời gian nặng nề trôi:
Không khí như câm lặng, chẳng ai nói với ai một lời nhưng tất cả như đã hiểu nhau tự cõi lòng, gắn bóvới nhau thật diệu vợi. Một phút, rồi hai phút ... nặng nề trôi, tôi mới thấy rõ hơn tình cảm của những con người trong cuộc.
Trời sáng dần, Phật tử càng đông hơn, nhìn qua song cửa tả liêu, các Hòa Thượng, Thượng tọa, Đại Đức trong Viện Tăng Thống và Giáo hộiThừa Thiên đang sơ hội Tang lễ.
Ba mươi phút sau gặp thầy THÍCH THIỆN HẠNH, tôi được biết: Giáo hội đang lo điện vào Viện Hóa Đạo và các tỉnh Giáo hội. Một Ban Tổ chức tạm thời cũng đã được cung cử để lo Tang lễ.
Mãi theo gót các thầy, lăng xăng một vài công việc tôi quên cả giờ giấc. Đồng hồ đã chỉ một giờ. Các thầy, các cô bận rộn chuẩn bị cho lễ khâm liệm được định vào lúc 15 giờ chiều 06-02 Âm lịch. Lòng tôi lúc này vừa bùi ngùi vừa bồn chồn khác lạ, mình chắc sẽ tận mắt được thấy nghi lễtôn nghiêmtruyền thống của Phật Giáo mà rồi đây chư Hòa Thượng, Thượng tọa sẽ cung tiến cho vị thầy khả kính. Mất phút sau, chiếc Bảo cữu giản dị, màu nâu nâu, phản phất mùi thơm nhè nhẹ của Thiền lâm. Vài nét chạm trổ đơn sơ, không lộng lẫy xa hoa nhưng vô cùng đĩnh đạc được được vào tổ đường, nơi mà trước đó mấy ngày Đức TĂNG THỐNG có bảo các chú thị giả: “Tôi thấy trong người yếu nhiều, hãy mời thầy Báo Quốc vào đưa tôi sang nhà tổ, kẻo ở liêu này lỡ vô thường đến, nhục thân tôi có tội với Phật". Cao quý thay! một con người hơn một thế kỷ đã cống hiến hết mình cho công hạnh tu tâm dưỡng đức, cho sự nghiệp phụng đạo giúp đời, vẫn cảm thấy chưa tròn, còn tội lỗi. Thật là một bài học vô cùng quý giá khó tìm thấy.
Đầu óc đang miên mansuy nghĩ, bỗng tôi thấy ở phía tả liêu, phái đoàn Mặt Tận Tổ Quốc tỉnh Bình Trị Thiên và Thành phố Huế, đến sơ viếng. Mười phút sau phái đoàn ra về, tôi được gặp Thượng Tọa THÍCH THANH TRÍ, Phó trưởng Ban Tổ chức, cho biết: Mấy bác ở mặt trận lên thăm và cho hay đã điện ra Trung ương về tin Đức TĂNG THỐNG viên tịch.
Lễ Khâm Liệm:
Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU mắt như đẫm lệ vào tận Bảo cữu để xem xét lại công việc. Hòa ThượngTRÚC LÂM, TT. THÍCH THANH TRÍ ra vào Tổ đường vội vã sắp đặtđôn đốc mọi thứ. 14 giờ 30, một dãy chiếu bông được trải rộng giữa hai hàng Tăng NiPhật tử từ Tổ đường đến hữu liêu, nơi đang tôn trí Nhục thân Đức TĂNG THỐNG.
Đúng 15 giờ, trời như xám xuống, không gian thấp dần, lời cầu Kinh hòa lẫn nhạc Trời, chuông trống Bát Nhã đổ liên hồi ... Tôi thấy bồi hồi. Bấy giờ cửa hữu liêu, đĩnh trầm khói bay nghi ngút. Theo sau là các Thượng tọa, Đại Đức đang chính mình cung thỉnh nhục thân Đức TĂNG THỐNG đến Tổ đường để khâm liệm.
Mình Đức TĂNG THỐNG được quàng một bộ pháp phục gấm vàng, trên phủ mền Quang Minh mang dòng chữ đỏ. Đãnh đội Mũ Quan Âm, trông oai nghi cảm mến. Chuông trống Bát Nhã đổ liên hồi tiễn đưa Người vào Bảo cữu, rung động rừng thông Thiên Thai, âm vang đổ dậy khắp các chùa, các Tu viện từ sáng sớm tinh sương, làm lòng người Phật tử bồn chồn xao xuyến trước tin về một vì sao đã khuất. Nhục thể của Đức TĂNG THỐNG được từ từ chính tay Chư TônHòa Thượng, Thượng Tọa đưa vào Bảo cữu giữa muôn vàn trái tim uất nghẹn tiếc thương.
Lễ Khâm liệm hoàn tất. Trời lúc này đã đổi sang màu sẩm. Bây giờ là 17 giờ, lễ Khai kinhbạch Phật và lễ Thọ tang cho Tăng Nitín đồ được bắt đầu.
7, 8-02: Vọng về Viện Hóa Đạo và Giáo hội các Tỉnh:
Thế là đã qua rồi một đem trống lạnh, sáng nay trời vẫn đục. Trên đường trở lại Thiền Tôn tôi thấy bóng dánganh chị em công nhân của Ty Giao Thông Bình Trị Thiên và Thành phố Huế đang sữa chữa tuyến đường từ Nam Giao đến Thiền Tôn để giúp đỡ đồng bào Phật tử được dễ dàng trên đường về thọ tang. Tôi cũng thấy nhẹ hẳn cả người, bước đến chùa rừng thông không trầm lắng như ngày nào mà lại nhộn nhịp hơn, các thầy, các cô, các đạo hữu mỗi người đều bận rộn vói công việc nhưng ai ai cũng nóng lòng trông về VIỆN HÓA ĐẠO và Giáo hội các Tỉnh.
Một đêm nữa lại qua. 12 giờ trưa 08-02 Âm lịch. Chuyến tầu Thống nhất 3 đã mang Hòa Thượng Viện trưởng và Phái đoàn tháp tùng trở về Huế.
HT. Viện trưởng trong chiếc áo nâu bạc màu như độ nào, chiếc mũ len trên đầu, đôi kính tuổi trong trong nhưng không dấu được cảnh “lệ đẫm hoen mi”. Tháp tùng HT. Viện trưởng có ĐĐ. MINH TUỆ, nguyên Phó Tổng thư kýVIỆN HÓA ĐẠO và ĐĐ. MINH KIẾN Phó Tổng thư kýVIỆN HÓA ĐẠO. Chiếc xe của Giáo hộiThừa Thiên đã đưa Hòa Thượng và phái đoàn về Tổ đình Báo quốc, nơi mà trước đây Hòa Thượng đã từng làm Trú trì, Giám đốc đào tạo tăng tài, một trung tâm lớn của Phật giáo Việt Nam trong những ngày chấn hưngPhật Giáo. Sau không mấy chốc dừng nghỉ tại Báo Quốc, Hòa Thượng và phái đoàn đã đến Thiền Tôn thọ tang, và chung lo tang lễ. Đến Thiền Tôn, Hòa Thượng và phái đoàn sang hữu liêu giữa những dòng lệ sụt sùi! Một cái gì trống lạnh, bóng dáng của người Cha không còn nữa, ánh đèn dầu loe loét giữa phòng không. Hòa Thượng và phái đoàn đã không ngăn được xúc động mỗi người như ngất lịm trước một mất mát lớn lao.
09,10,11-02 Âm lịch: Thắm đượm tình người đất trời bi lệ:
Đường vào Thiền tôn đã trùng điệp bóng người đến chiêm bái và thọ tang. Chiều nay Ban Tổ chức đã tiếp Ngài Tổng Giám mục, Ngài phó Tổng Giám mục và các vị Linh mục Giáo phận Huế. Sau khi bày tỏ tiếc thương đối với Đức TĂNG THỐNG, chia buồn cùng Giáo hội, Ngài Tổng Giám mục và phái đoàn đã kính cẩn nghiêng mình trước Kim quan Đức TĂNG THỐNG cầu nguyện.
Lần lượt trong những ngày kế tiếp, các phái đoànPhật Giáo Miền Trung: Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Nghĩa, Bình Định, Tuy Hòa, Nha Trang ... đã về thọ tang.
12-02 Âm lịch: Phái đoàn Chính phủ và các tôn giáo bạn:
12 giờ Thượng Tọa THÍCH TTHANH TRÍ đã được mời tháp tùng phái đoàn Mặt trận Tỉnh Bình Trị Thiên thành phố Huế về sân bay Phú Bài đón phái đoàn Chính phủ đến Huế phúng điếuĐức TĂNG THỐNG.
Đúng 16 giờ, tôi đã thấy phái đoàn có mặt tại Thiền Tôn, gồm có:
- Ô. Bùi San, Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Bình Trị Thiên, Đại diệnThủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Ô. Trần Đăng Khoa, Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Ô. Nguyễn Chí Tôn, Đại diện Ban Tôn Giáo Phủ Thủ tướng.
- HT. Thích Quảng Dung, Phó Hội trưởng Hội Phật Giáo Thống nhất Việt Nam tại Hà Nội.
- Ô. Vũ Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Trị Thiên, và Ô. Lê Tư Sơn, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Trị Thiên, thay mặt Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Trị Thiên.
- Ô. Tống Hoàng Nguyên, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên, và bà Nguyễn Đình Chi, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên, thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên.
- Ô. Lâm Hồng Phấn, Chủ tịch UBND thành phố Huế, thay mặt UBND thành phố Huế.
- Ô. Nguyễn Hữu Đính, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận thành phố Huế, thay mặt Ủy ban Mặt trận thành phố Huế.
- Ô. Mai Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Phú, thay mặt UBND huyện Hương Phú.
- Ni côMạn Đà La, Đại diện Hội Phật tử tại Pháp.
Đến Thiền tôn, phái đoàn đã thẳng đến trước Kim quan Đức TĂNG THỐNG đặt vòng hoa tưởng niệm. Chúng tôi thấy có cả thảy 12 vòng hoa và trên mỗi vòng hoa đều mang dòng chữ: “Kính viếng Hòa Thượng THÍCH GIÁC NHIÊN TĂNG THỐNGGiáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”. Sau mấy phút tưởng niệm, phái đoàn đã được đón tiếp long trọng tại phòng khách. Ở đây, HT Viện trưởng Viện Hóa Đạo thay mặt Ban Tổ Chức đã bày tỏ lòng biết ơnsâu xa lên phái đoàn Chính phủ.
Cũng trong ngày, Phái đoàn Hội Thánh Tin Lành, Đan Viện Thiên An, Chủng viện Hoàn Thiện, các Nữ tu trong Giáo hội Thiên Chúa đã đến tưởng niệm Đức TĂNG THỐNG và phân ưu cùng Giáo hội.
Chiều xuống, trở vềBáo Quốc tôi lại được gặp phái đoànPhật Giáo TP. HCM, gồm đông đủ các Hòa Thượng như HT. Thích Thiện Tường, HT. Thích Thiện Hào, HT. Thích Huệ Hưng, và TT. Thích Minh Châu, TT. Thích Thanh Kiểm, TT. Thích Từ Hạnh, TT. Thích Thông Bửu ... và các Đạo hữu Ngô Bá Thành, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cẩm ... trong Ban Liên lạcPhật Giáo yêu nước TP. HCM. Ở đây, cũng có: HT. Thích Giác Tánh, trưởng phái đoànPhật Giáo Phú Yên. HT. Thích Trí Nghiêm, Trưởng phái đoànPhật Giáo Khánh Hòa.
Đặc biệt trong phái đoànPhật Giáo Khánh Hòa, chúng tôinhận thấy có TT. Thiện Siêu, Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Nha Trang, Trưởng tử của Đức TĂNG THỐNG, một vị mà từ BTC đến Tăng tín đồPhật Giáo đều nóng lòngmong đợi ngày về, ĐĐ. Thích Thiện Bình, Chánh Đại diệnPhật Giáo Nha Trang, đệ tử của Đức TĂNG THỐNG cũng đã về Huế từ hôm 12-02 Âm lịch.
Cùng ngày, sau giờ tiếp đónphái đoàn Chính phủ, tôi thấy hiếu đồ gồm: Thượng Tọa Thích Thiện Siêu, Đại Đức Thích Thiện Bình, Đại Đức Thích Thiện Lộc, Trường Khánh ... dưới sự hướng dẫn của TT. Thích Thiện Siêu đã đãnh lễ Chư Hòa ThượngThượng Tọa trong Ban Tổ Chức về công đức đứng ra sắp đặt Tang lễ, nguyện “ ... kể từ giờ phút này, chúng tôi xin đặt mình dưới sự điều động của BTC”. Thật là khiêm nhường đượm tình đạo vị.
Sau một đêm nghỉ tại Báo Quốc, phái đoànPhật Giáo TP. HCM đã đến Thuyền Tôn đãnh lễ và thọ tang. Một bài văn tế cua Đại diện các quận Giáo hội, nội ngoại TC. HCM đã được tuyên tế trong giờ thọ tang này, làm mọi ngườivấn vương tấc dạ.
14-02 Âm lịch: Lễ Bái Yết Tổ Đường: Cây có cội nước có nguồn:
Sáng nay, giữa lúc vạn vật còn ngái ngủ, toàn thểTăng Ni đã hàng ngủ chỉnh tề trong pháp phục để cung nghinh long vịĐức TĂNG THỐNG về bái yếtTổ đườngTây Thiên. Tổ đường, đây chính là nơi Đức TĂNG THỐNG đã được thọ Pháp trong cuộc đời làm nhà đạo sĩ “thừa như lai sứ, hành như lai sự”.
Nắng hồng vừa điểm, đoàn cung nghinh vừa được khởi hành, đẫn đầu là các Pháp âm, Pháp khí, tiếp đến Ban nhạc cổ truyền, rồi Hương án tôn trí long vịĐức TĂNG THỐNG. Theo sau là Hội đồng Lưỡng viện, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức các tổng vụ, toàn thểTăng Ni trong Giáo hội và hiếu đồ. Đoàn cung nghinh chỉ dành riêng cho Tăng Ni, nhưng dọc suốt lộ trình dài 5 cây số, giữa đồi núi trùng điệp, đồng bào Phật tử đã túc trực hai bên vệ đường cùng các hương án khói trầm nghi ngút. Điều làm cho ai nấy đều cảm động khi long vịĐức TĂNG THỐNG ngang qua các Phật tử qùy gối chắp tay và cúi đầu tưởng niệm.
Chùa Tây Thiên chính giờ này tấp nập rộn rịp, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã có mặt tại đây từ sáng sớm, đoàn cung nghinh đến chùa, chuông trống Bát Nhã lại đổ liên hồi, long vịĐức TĂNG THỐNG được thỉnh vào bái yếtPhật Tổ. Tại đây, trưởng lãoHòa ThượngTây Thiên, 104 tuổi thọ, trong bộ Pháp phụcđại lễkiết già trên pháp tọa chứng minh Lễ.
Lễ bái yết Tổ đường xong, Long vị của Đức TĂNG THỐNG được cung nghinh trở lại Tổ đình Thiền Tôn. Điều làm cho đồng bào Phật tử càng xúc động thêm khi thấy các vị Hòa Thượngtrưởng lão, tuổi đã cao, sức khỏe lại kém vẫn cũng bộ hành với Tăng Ni trong đoàn cung nghinh giữa ánh nắng chói chan, mồ hôi đẫm ướt. Cao quý thay gương sáng của các Như Lai Sứ Giả đang ghi đậm đạo hạnh của mình trong lòng người Phật tử.
Trở lại Thiền Tôn, tôi ghé đến dãy nhà tranh phía ngoài cổng chùa. Nơi đây, Ty Y tế Bình Trị Thiên đã cho thiết lập một trạm phát thuốc để giúp đỡ Phật tử trong thời gian Tang lễ. Các chị y tá trong chiếc áo trắng của ngành nhanh nhẹn và niềm nở với công việc của mình. Phòng kế cạnh các em Gia đìnhPhật tử trong chiếc áo Lam hiền đóa sen phù hiệu tươi nở trên ngực đã không ngừng tay làm việc, giữ gìn nón mũ, đồ đạc cho khách thập phương. Công việc thật vất vả, nhưng các em đã không để mất mát một thứ gì và trên môi vẫn cười, nụ cười làm mát đạo tâm.
Sau đó, tôi ghé hàng giải khát, phía bên kia đường do Công ty ăn uống Nam Sông Hương Bình Trị Thiên thiết lập để cung ứng.
Nhìn về khu đất gần cổng chùa, hàng hàng lớp lớp xe gắn máy, xe đạp, đây không biết là rừng thông hay rừng xe, ấy thế mà tất cả đều thứ tự ngăn nắp. Đây lại cũng là công trình của các em Gia đìnhPhật tử, nhận nhanh trả chóng, làm cho khách thập phươngvô cùngcảm phục và không ngớt lòng khen ngợi.
Rời khu đất giữ xe, tôi ghé đến ban trai soạn. Ở đây, phần đông là các Ni cô và một số chị em Phật tử. Được biết ban trai soạn cho Ni sưThích Nữ Chơn Thông, trú trì chùa Diêu Viên đảm trách với sự phối hợp của 5 chùa Ni trong Giáo hội. Công việc cơm nước cho các phái đoàn thật vô cùngvất vả và phức tạp, người đông, khí trời lại oi bức, vật dụngthiếu thốn. Ấy thế mà do sự khéo kéo, cùng đức tính cần mẫnhoan hỷ của các cô, các chị, công việc trai soạn đã hoàn tất mỹ mãn. Thật là công đức vô lượng.
Bây giờ đã 14 giờ 30, ngày Âm lịch ngày chư tăngBồ Tát. Mặc dù công việc cấp bách và bề bộn. Chư TônHòa Thượng, Thượng TọaĐại ĐứcTăng Ni vẫn hàng hàng lớp lớp kiết già trước điện Phật để tụng GIỚI. Tiếng mõ hòa nhịp với những lời kinh vang vọng giữa rừng núi Thuyền Tôn, làm mọi người không khỏi ngậm ngùi nhớ lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập diệt tại rừng Ta La: “Này các Tỳ kheo, sau khi ta diệt độ, hãy lấy GIỚI LUẬT làm thầy, giới luật còn là ta còn”.
Càng về chiều, đồng bào Phật tử đổ về Thuyền Tôn, càng đông, tuyến đường Nam Giao, Thiền Tôn đã được hợp tác xã ô tô tăng cường, không ngớt đưa người lên xuống. Rừng thông bao la, bây giờ chỉ là rừng người rộn rịp. Trăng 14 sâu, vằng vặc, gió đêm nhẹ thổi như chuyền thêm sức khẻo cho khác thập phương ở lại giữa đồi thông không mùng màn, lót dạ chỉ sắn khoai đạm bạc. Lớp người như thác đổ, chen chúc, cố vào nhìn cho được Kim quan Đức TĂNG THỐNG lần cuối. Mọi người không một tiếng ồn, không mất trật tự, không làm mất vẻ tôn kính.
15-02 Âm lịch: Lễ nhập Bảo tháp, triệu trái tim trong cùng một trái tim:
Đem càng về khuya càng im lặng. Trong im lặng đó đã có một cái gì chuyển động, làn sóng người đã tràn về, ban trật tự đã bắt đầu vất vả. Các lối vào nơi tôn trí Kim quan Đức TĂNG THỐNG cũng đã được hạn chế để chuẩn bị giờ cung nghinh Kim quan.
Đúng 6 giờ, chuông Lệnh khai, Chư Tôn HT. TT. ĐĐ. Tăng Ni, pháp phụcchỉnh tề trước Kim quan Đức TĂNG THỐNG. Ở đây, cũng đã có đầy đủ Hội đồng Lưỡng Viện, hiếu đồ và Tăng Ni các tỉnh. – 10 phút sau, lễ khiển điện bắt đầu, ba hồi chuông lệnh chấm dứt, nhạc lễ cổ truyền chan hòa với lời kinh cầu nguyệntiễn đưa người vào chốn an nhiên. Điếu văn của Ban liên lạcPhật Giáo Yêu nước, điếu văn của ban Quản trị Tổ đình ẤN QUANG và của Ni bộ Bắc tông đã được tuyên đọc trước giờ cung nghinh Kim quan. Mỗi bài biểu lộ mỗi nét xót xa thương tiếc và tất cả đều nguyện cùng chungxây dựngĐạo pháp và phụng sự dân tộc.
Tiếp đến là lễ triệt linh sàn, thật khó mà nén được nổi lòng kẻ còn người mất! Thượng Tọa Thích Thiện Siêu, đôi mắt quầng thâm vì lo lắng, thỉnh bát hương, lòng như đang thầm gieo từng bước xót xa, Đại ĐứcTHIỆN BÌNH, tuổi còn trẻ nhưng tóc đã điểm sương vì đa đoanPhật sự, tay thỉnh Long vị, lòng như quặn thắt, và ai nấy, đều cảm thấy mất mát một cái gì lớn lao không bao giờ tìm lại được.
Trong giây lát, Hòa Thượng Viện trưởng đã tiến lễ phất trần và cung tuyên pháp ngữ. Bằng một giọng lúc bi ai, khi hùng dũng, HT đã làm cho làn sóng người thể hiện thấu đáo chân lýdiệu vợi: “Vô thường thị thường”.
Lễ phất trầnchấm dứt, đoàn âm công trong vũ điệu cổ truyền dân tộc, tiến đến trước Kim quan Đức TĂNG THỐNG. Vạn vật giờ đây như trầm lặng, chông trống Bát Nhã lại đổ liên hồi. Kim quan Đức TĂNG THỐNG được nghinh ra khỏi Tổ đường, tôn trí trên long sàn và nghinh về Bảo tháp giữa rừng người đôi mắt ngấn lệ! Ôi triệu trái tim trong cùng một trái tim, tiễn đưa người về cõi tịnh! Cái cảnh tử biệt sinh ly sao mà buồn vậy.
Đứng 09 giờ 30, Kim quan Đức TĂNG THỐNG đã đến Bảo tháp. Nơi đây đông nghẹt cả người, nhưng thật trang nghiêm, thật trật tự, không hề có tiếng ồn, thể hiệntinh thầntự giác cao độ của người Phật tửViệt Nam.
Tại đây, các vòng hoa, Trướng liễn đều đã được trần thiết đúng vị trí, trang nghiêm và 10 giờ kém 10, phái đoànĐại diện Chính phủ, các phái đoànĐại diện tỉnh, thành đến phúng điếu hôm 12-02 Âm lịch, nay cũng hiện diện đông đủ đưa tiễn Đức TĂNG THỐNG lần cuối.
Đúng 10 giờ, giờ chính thức nhập Bảo tháp được long trọngcử hành. Sau phần thông báochương trình và giới thiệu quan khách, HT. THÍCH GIÁC TÁNH, thành viên Hội đồng trưởng lãoViện Tăng Thống, tuyên đọc tiểu sửĐức TĂNG THỐNG. Bằng một giọng nghiêm trang kính cẩn Hòa Thượng cũng không nén được cảm xúc, làm rừng người ngấn lệ.
Tiếp đến, Hòa Thượng Viện trưởng, cung tuyên Điếu từ của Hội đồng Lưỡng Viện, bằng tâm trạng:
“Thầy đã đi rồi, bể Thích rừng Nho trông vắng vẻ,
Trò còn ở lại, kẻ tăng người tục luống bơ vơ”.
Hòa Thượng có lúc cũng nghẹn ngào giữa hàng triệu trái tim đang thổn thức, thương tiếc.
Bài điếu từ chấm dứt, ba tiếng chuông lệnh dóng lên, Kim quan Đức TĂNG THỐNG từ từ được hạ xuống lòng Bảo tháp, giữa trận mưa hoa tiễn biệt. Chuông trống Bát Nhã, tiếng cầu kinh của muôn vạn người con Phật vang vọng rừng Thiền, âm thanh rộn rã nhưng không làm nguôi được nổi cảm hoài chìm lặng trong tâm tư, lớp người đông đảo nhưng không lấp được trống lạnh trong lòng những người con ngoan đạo. Bầu trời sẩm lại, không gianchìm lắng, thời gian ngừng trôi, gió không reo, cây cỏ ngừng rung, chim chóc buồn không muốn hót. Tất cả như ngậm ngùitiễn đưaTôn sư về an nhiên, tự tại.
Cuối cùng, Thượng tọa Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại Phật học Vạn Hạnh, đọc lời cảm ơnkết thúc lễ Nhập Bảo Tháp.
Bái biệt ra về, giữa cảnh mây trời bao la, nghĩ lại mấy trăm năm về trước, nơi đây, cảnh sơn lâm chướng khí, làm tôi cảm thấy chơi vơi trước công đức lớn lao của tiền nhân, và cụ thểgần đây là công trình và sự nghiệp của Đức TĂNG THỐNG.
Con người, hơn một thế kỷ sống hỷ xã trang trải hết đời mình cho công hạnh tu trì, cho sự nghiệpGiáo hội và Dân tộc, cho sự lợi lạcchúng sinh. Lúc viên Tịch, thân tâm vô bệnh, an nhiêntự tại, tinh thần vẫn minh mẫn lạ thường. Ngài quả là “một đóa hoa nở, vạn đóa hoa thơm chung”, là một ngọn hải đăng thắp sáng giữa lòng nhân thế. Ngài ra đi, giữa muôn vạn tấm lòng tiếc thương ngưỡng mộ.
***
Trong lúc bài tường thuật này lên khuôn, tôi được biết viện Tăng Thống, Ban Tổ Chức tang lễ và Giáo hộiThừa Thiên đang họp bàn về lễ chung thất Đức TĂNG THỐNG một thời PHÁP HOA, một đàn CHẨN TẾ sẽ được cử hành vào ngày Chung thất, 25-02 Âm lịch Kỷ Mùi (22-3-1979) tại Tổ đình Thuyền Tôn do Hòa ThượngTRÚC LÂM là sám chủ. Trong buổi họp, ban kiến thiếtBảo tháp cũng đã trình bày kết quả. Được biết, Bảo tháp, (bia cũng được hoàn tất mỹ mãn). Đây là do công đức của TT. Thích Thiện Siêu, TT. Thích Thanh Trí, TT. Thích Chánh Pháp và các thầy Thích Thiện Lộc, cùng một số đạo hữu. Thật là công đức không xiết kể.
Hạnh Phương tường thuật
BI CHÍ
ĐỨC TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Chơn như vẳng lặng, vốn không đến cũng không đi.
Huyễn tướngduyên sanh, đã có sanh tất có diệt;
Mê chơn như, chấp huyễn tướng là chúng sinh,
Ngộ huyễn tướng tức chơn như là Bồ Tát.
Đức Đại lão Hòa Thượng húy TRỪNG THỦY hiệu GIÁC NHIÊN, kế thừa đời thứ 42 dòng Thiền LÂM TẾ, đời thứ 8 pháp phái LIỄU QUÁN, tên thật là VÕ CHÍ THÂM, sinh năm 1878 (Mậu Dần) tại làng Ái Tử, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 18 tuổi xuất gia đến cầu pháp với Hòa Thượng TÂM TỊNH chùa Từ Hiếu. Hai năm sau thọ giớiSa Di. Năm 28 tuổi thọ giớiCụ túc với Hòa ThượngVĨNH GIA chùa Phước Lâm, tham học với Hòa Thượng TUỆ PHÁP chùa Thiên Hưng và Hòa ThượngPHÚC HUỆ chùa Thập Tháp.
Với ý chí nguyện truyền trìchánh pháp, hành đạođộ sanh, Ngài đã lần lượt giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong Giáo hội.
Năm 1973, Hòa ThượngTĂNG THỐNG TỊNH KHIẾT viên tịch, Giáo hội suy tôn Ngài kế vịTĂNG THỐNGcho đến ngày Ngài viên tịch.
Đời Ngài dài hơn thế kỷ, 102 tuổi đời, 84 tuổi đạo, Rạng ngời giới đức tinh nghiêm đạo hạnh cao khiết, khoan từ giản dị, thiền phong trác việt, chí nguyện kiên trinh, tuệ tâm siêu thoát. Dầu tuổi đã rất cao mà thể chất vẫn an lành, tinh thần vẫn sáng suốt lạ thường.
Ngài vô bệnh an nhiênthị tịch lúc 06 giờ 30 sáng mồng 06 tháng Giêng Kỷ Mùi 1979, giữa muôn vạn tấm lòng ngưỡng mộ tôn sùng như một vị Bồ Táthóa thân.
Phật lịch 2522, cuối tháng Hai Kỷ Mùi 1979
GIÁO HỘI và MÔN ĐỒĐỆ TỬ
Đồng phụng lập.
VÀI NÉT VỀ CHÙA THIỀN TÔN
Chùa Thiền Tôn là một trong những danh lam thắng cảnh của cố đô Huế.
Chùa được dựng trên một ngọn đồi cao, phía đông nam Thành phố, cạnh núi Thiên Thai, thuộc Thôn Ngủ Tây, Xã Thủy An, Huyện Hương Thủy, (nay là Huyện Hương Phú) Tỉnh Bình Trị Thiên. Chùa cách thành phố Huế chừng 7 cây số.
Từ trung tâm Thành phố, ngược lên Nam Giao, rẽ sang tay trái thẳng đến Ba Đồn, hướng lên Chín Hầm dọc theo chân đồi Thiên Thai, một con đường nhỏ sẽ đưa chúng ta đến chùa.
Trước mặt chùa một đồi thông xanh mát, khung cảnh thật trang nghiêm hùng vỹ. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ khẩu, ba căn hai chái, phía trước là tiền đường. Mặt tiền, tôn trí các tượng Phật và Bồ Tát; mặt sau là nơi thờ các vị Tổ khai sơnquá cố. Căn giữa chánh điện, có treo bức hoành bằng dòng chữ Hán “THIÊN THAI THUYỀN TÔN TỰ”, cạnh có 4 chữ nhỏ “Cảnh Hưng bát niên”.
Hòa ThượngLIỄU QUÁN là vị Tổ khai sơn chùa Thiền Tôn, họ Lê, húy THIỆT DIỆU, làng Bạc mã huyện Đồng xuân, tỉnh Phú Yên.
Không biết chùa được dựng lên từ năm nào, theo bức hoành trên, chùa được xây vào năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747), nhưng theo tài liệu về cuộc đời của Tổ LIỄU QUÁN, được khắc trên Bia đã dựng tại tháp Ngài, thì Tổ LIỄU QUÁNviên tịch vào năm 1742. Sự kiện này, chứng tỏ chùa Thiền Tôn chắc chắn không phải được xây cất lần đầu vào 1747. Có lẽ năm này là năm chùa được trùng tu.
Căn cứ theotiểu sử của Ngài LIỄU QUÁN. Chùa Thiền Tôn được xây cất vào khoảng năm Vinh Thạnh thứ 4 (Đời Lê Dụ Tôn, 1708) sau khi Ngài ra Long Sơn (chùa Từ Đàm - Huế) cầu pháp với Hòa Thượng TỬ DUNG xong, mới vào lập thảo amtu hành ở núi Thiên Thai, về sau trở thành chùa Thiền Tôn.
Năm Canh Thìn (1940), tức năm Bảo Đại thứ 15, sau một thời gian dài không được tu bổ, sơn mônTăng giàThừa Thiên (tức GHPGVNTN Thừa Thiên) cùng môn phái Thiền Tôn đứng ra đại trùng tu, từ đó chùa trở nên nguy nga đồ sộ như ngày nay.
Đại lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên Đệ nhị TĂNG THỐNG GHPGVNTN là vị kế thừa đời thứ 42 dòng Thiền Lâm Tế, đời thứ 8 pháp phái LIỄU QUÁN.
Hiện nay đa số các vị lãnh đạoPhật Giáo Việt Nam đều xuất thân từ Phái này.
Qua nhiều biến cốlịch sử, chùa Thiền Tôn vẫn tồn tại, hy vọngtồn tại mãi cho các thế hệtiếp nối.
Hữu Thế sưu tầm
VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI NGÀI LIỄU QUÁN
Tổ Liễu Quán ra đời vào ngày 18 tháng 10 năm Đinh Mùi (1667), tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, trong một gia đìnhbình dân, mồ côi mẹ từ thuở lên sáu. Năm 12 tuổi, Ngài được thân phụ dẫn đến bái yếtHòa Thượng Tế Viên, chùa Hội Tôn, xin cho xuất giahọc đạo. Trong thời giantu học ở đây, Ngài đã là một đạo đồng thông minh chăm chỉ. Tuy bên ngoài là hình ảnh một chú điệu ngây thơ, chất phác, nhưng bên trong mang sẵn một bản hoài của vị Bồ Tát giáng trần, một hạnh nguyện của bậc Thánh Tăngxuất thế. Với trí tuệsiêu việt, với đức tin dõng mãnh, Ngài chững chạc bước vào đời.
Sau bảy năm, Ngài đã chăm lo tu học rất tinh tấn và thường hầu hạ giúp đỡ Thầy, không ngại khó nhọc, nhưng đường tu chưa được thành tựu thì Sư phụ của Ngài đã tịch diệt. Ngài lo cư tang cho Thầy để làm trọn niềm hiếu kính ân sư. Sau đó, với chí nhiệt thành hăng say trên bước đường tìm chân lý, Ngài không quản núi sông cách trở, đèo ải nguy nan đã quyết chí vượt suối, băng ngàn tìm thầy học đạo. Năm 1680, Ngài chỉ một mình một bóng vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, ra tận Thuận Hóa, đến núi Hàm Long Thiên Thọ yết kiến Giác Long Lão Tổ (Tổ khai sơn chùa Hàm Long Thiên Thọ, tức chùa Báo Quốc ngày nay), cầu xinthọ giáo và theo tu học ở đây được mười một năm. Đến năm Tân Mùi (1969) được tin thân phụ đau yếu Ngài phải trở lạiquê nhà, để lo phụng dưỡng. Hằng ngày lên núi đốn củi, đem về đổi gạo nuôi cha, thời gianthấm thoát bốn năm mà Ngài không ngại khổ nhọc. Sau khi thân phụ từ trần, Ngài lo trai tuần siêu độ cho vong linhthân phụ sớm được siêu thoát, hầu vẹn toàn chữ hiếu. Qua năm Ất Hợi (1965), Ngài lại trở ra Thuận Hóathọ giớiSa Di với Hòa ThượngThạch Liêm. Hai năm sau tức năm Đinh Sửu (1697), Ngài được thọ Cụ túc giới với Đại lão Hòa Thượng Từ Lâm. Đến năm Kỷ Mão (1699), Ngài bắt đầu đi tham lễ khắp các chốn Thiền lâm, chịu bao khó khăn gian khổ, nếm đủ mùi đắng cay, đạm bạc trải hơn ba năm. Vào năm Nhâm Ngọc (1702), Ngài đến núi Long Sơn bái yếtHòa Thượng Tử Dung (Minh Hoằng), Tổ khai sơn chùa Ấn Tôn, tức chùa Từ Đàm bây giờ) cầu pháptham thiền, Hòa Thượng dạy Ngài tham câu:
“Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?”
Dịch là:
“Muôn pháp về một, một về chỗ nào?”
Ngài đã lãnh thọyếu chỉ “thoại đầu” rồi chuyên tâmtu luyện, tham cứu ròng rã sáu, bảy năm trời, nhưng chưa tỏ ngộ được. Ngài tự cảm thấyhổ thẹn và càng tinh tấntham cứu. Một bửa nọ, nhơn đọc truyện “Truyền Đăng Lục” đến câu:
“Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu được"
bỗng nhiên Ngài tỏ ngộ. Mùa xuân năm Mậu Tý, Ngài trở ra Long Sơn cầu Hòa Thượng Tử Dung ấn chứng, Ngài đem chỗ công phu của mình tuần tự thuật lại sự duyên tỏ ngộ và nêu câu:
Mùa hạ năm Nhâm Thân (1972), Hòa Thượng Tử Dung vào Quảng Nam dự hội Chử Sơn. Ngài Liễu Quán đem trình bày kệ dục Phật. Hòa Thượng liền hỏi:
“Tổ Tổ tương truyền, Phật Phật thọ thọ
Vị thẩm truyền thọ cá thậm ma?”
Dịch là:
“Xưa nay Phật Tổ truyền nhau
Chẳng hay Phật Tổ truyền trao vật gì?”
Ngài Liễu Quán nói:
“Thạch duẩn trừu điều trường nhất trượng,
Qui maophất tử trọng tam cân”.
Dịch là:
“Tảng đá mọc măng cao một trượng,
Lông rùa làm chổi nặng ba cân”.
Hòa Thượng nói tiếp:
“Cao cao sơn thượng hành thuyền
Thâm thâm hải để tẩu mã”.
Dịch là:
“Lung linh nước chảy qua đèo,
Ngựa đua dưới biển, thuyền trèo trên non”.
Ngài Liễu Quántiếp theo:
“Chiết giác nê ngưu triệt dạ hồng
Nhất huyền cầm tử tận nhật đờn”.
Dịch là:
“Trâu đất gãy sừng thâu đêm rỗng
Đòn cầm dây đứt suốt ngày rung”.
Ngài ứng đối rất nhặm lẹ, thật là cơ cảm khế hợp, được Hòa Thượngấn chứng.
Từ đó, Ngài đi khắp nơi để hoàng dương chánh pháp hết Huế đến Phú Yên, rồi từ Phú Yên trở ra Huế. Truyền rằng, có lần từ Phú Yên ra Huế chỉ trong có mấy tiếng đồng hồ. Hôm ấy, Ngài vừa đến Huế vào khoảng một giờ đêm, đến ngang miếu thờ Thần Hoàng xóm Ngũ Tây, cách chùa Thuyền Tôn bây giờ độ vài cây số, gặp lúc trời mưa, Ngài vào miếu nghỉ lại, khi đó các vị thần trong miếu lánh đi để nhường chỗ cho Ngài trọ. Các vị thần ấy xuống xóm gõ cửa báo mộng cho dân làng biết là có một vị Bồ Tát vào nghỉ trong miếu, vì Ngài là bậc có oai đức nên ta phải nhường chỗ, sáng ngày các người phải lên miếu để đón rước Ngài và thỉnh Ngài về bổn sở, thì ta mới trở về miếu được. Theo điềm báo mộng ấy, sáng sớm dân làng tập trung khăn áo kéo đến, thấy Ngài còn đang ngồi trong miếu. Hỏi mới biết Ngài từ Phú Yên ra từ chiều qua, lúc mặt trời chưa lặn, ai nấy đều kinh ngạc. Sau đó có người nhơn vào Phú Yên có việc, hỏi thăm thì đúng như vậy. Bằng chứng là trước khi đi, Ngài còn dự một buôi lễ Trai đàn, mà ai cũng đều thấy, từ đó người ta mới tin rằng, Ngài có thần túc. Liên tiếp ba năm: Quí Sữu (1733), Giáp Dần (1734), Ất Mão (1735), Ngài đã không quản khó nhọc gian lao, nhận lời mời của chư Tôn môn, các Tể quancư sĩ ở Huế, dự bốn lễ Đại Giới đàn. Qua năm Canh Thân (1740), Ngài khai Đại Giới đànLong Hoatruyền giới, để ban bố giới pháp cho hàng hậu tấn. Lúc bấy giờ, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1728-1765) rất sùng kínhđạo hạnh của Ngài, nên đã nhiều lần thỉnh vào cung đàm đạo, nhưng Ngài vẫn một mực từ chối. Truyền rằng, lúc sanh tiền, ngoài thời giantu luyện nơi thảo am, và những lúc đi du phươnghóa đạo, Ngài thường trú tại chùa Viên Thông dưới chân núi Ngự Bình bây giờ, vì khi ấy, chùa Thuyền Tôn chưa phải là tự vũ nguy nga, mà chỉ là một thảo am tầm thường, nên Chúa Nguyễn thường ngự đến Viên Thôngthăm viếng, đàm đạo. Vì vậy tên núi “Ngự” phát xuất từ đó, và các đời vua triều Nguyễn sau này cũng thường đến viếng chùa, đàm đạo với các vị trụ trìkế tiếp, đồng thời để du sơnngoạn cảnh.
Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742), Ngài chứng minh lễ Đại giới đàn chùa Viên Thông, với số giới tửxuất gia cũng như tại giacầu thọ giới rất đông.
Bấy giờ, thân tứ đại đã yếu dần, lớp cà sa đã đượm thắm phong sương, vì Ngài đã lê theo gótthời gian hơn bảy mươi năm xả thânhành đạo, cứu khổ, độ mê. Nên cuối mùa thu năm ấy, Ngài cảm thấy trong người yếu kếm sắp xả báo thân, bèn họp đồ chúng lại và dạy rằng: “Nhơn duyên đã mãn, ta sắp chết vậy”.
Lúc ấy, ai nấy đều đau buồn than khóc, Ngài khuyên rằng: “Các ngươi khóc lóc mà làm chi? Chư Phật ra đời còn nhập Niết Bàn; ta nay đi lại rõ ràng, về tất có chỗ, các ngươi không nên khóc lóc và đừng nên buồn thảm lắm!”.
Cuối tháng mười một năm ấy, nhằm ngày 21, một buổi sớm mai, Ngài ngồi dậy ngay thẳng, tự cầm viết, viết bài kệ rằng:
“Thất thập dư niênthế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông”.
Dịch là:
“Ngoài bảy mươi tuổi trong thế giới
Không không sắc sắc thảy dung thông
Ngày nay nguyện mãn về quê cũ
Nào phải ân cần hỏi tổ tông”.
Viết kệ xong, Ngài hỏi đồ chúng rằng: “Sau khi ta đi, các người phải nghĩ cơn vô thường nhanh chóng, cần phải siêng năm tu họctrí tuệ. Các người phai nên gắng tới, chớ bỏ quên lời Ta".
Rồi Ngài dùng nước trà, các đệ tử làm lễ xong, Ngài hỏi: “Đến giờ Mùi chưa?. Các đệ tử thưa: “Đúng giờ Mùi”, thế rồi Ngài ngồi an nhiênthị tịch, vua nghe tin đến lễ bái và ban cho Ngài bia ký tự hiệu:
Ngài tịch lúc hai giờ chiều, ngày 21 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742), tại chùa Viên Thông, dưới chân núi, thọ 72 tuổi. Truyền rằng: Khi Ngài tịch không những để lại cho chư Tăng, vua quan sĩ thứ nỗi buồnthương tiếc, mà còn cảm động cả đất trời, cho đến nước sông như không chảy, mây ngàn như chẳng trôi. Nên có câu rằng:
“Chung tuần Ngự lãnh vân vị tán
Mãn nhật Hương giang thủy bất lưu”
Tạm dịch:
“Núi Ngự tuần đầy mây chẳng rã
Sông hương ngày trọn nước không trôi”.
Thi thể của Ngài được an trí nơi Bảo tháp cách chùa Thuyền Tôn bây giờ độ hơn một cây số, về phía đông nam, là nơi mà trước kia Ngài đã ẩn thân lo tu thiền quán sáu, bảy, năm cho đến tỏ ngộ. Ngôi tháp ấy do nhà vua xây, rất nguy nga, mỹ lệ. Mặc dù trải qua mấy trăm năm, nhưng nét thời gian vẫn chưa thể làm phai mờ. Hiện nay ngôi Bảo tháp ấy đã biến thànhhóa thân của Ngài, đang đứng uy nghi giữa rừng thông cổ thụ, nhìn ra dòng suối biếc, bốn mùa rào rạc chảy, như nhịp mõ trường canh bất tuyệt, để tán tụngpháp thân. Thật đúng theo tinh thần hai câu đối được đặt hai bên cửa tháp Ngài:
“Bảo đạo trường minh bất đoạn môn tiền lưu lục thủy.
Pháp thânvòi vọi quanh tòa cao ngất dãy non xanh”.
Trước tháp có hồ bán nguyệt thiên nhiên, nước bốn mùa trong xanh, phản chiếuhình ảnh ngôi tháp và rừng thông. Thỉnh thoảng vài làn gió nhẹ thổi đến làm nước mặt hồ gợn sóng lung linh, khách hành hương đứng trên bờ nhìn xuống, trông hình ảnh của ngôi tháp và toàn cảnh núi đồi phản chiếu trên mặt hồ, như đang nhịp nhàng di chuyển và tiến xa dần đến tận cõi vô biên.
Truyền rằng những năm tu hổ hạnh thiền quan nơi đây, Ngài đã từng sống bằng rong dưới hồ này với muối trắng, cơm khô qua sáu bảy năm tròn. Chỉ chừng công hạnh cũng đủ để làm tấm gương sáng cho sau này, và thanh danh Ngài được truyền tụng lại thiên thu.
Ngài thuộc phái thiền Lâm tế chánh tôn, đời thứ 35. Theo pháp kệ thuộc dòng Lâm tế, do Tổ Nguyên Thiều truyền xuống:
“Tổ đạo giới định tôn
Phương quảngchúng Viên thông
Hạnh siêu minh thiệt tế
Liễu đạt ngộ chơn không ...”
Ngài lấy chữ “thiệt” là pháp danh của Ngài (Thiệt Diệu) và chữ “tế” mà đặt tiếp theo thành một giòng kệ riêng truyền xuống là:
“Thiệt Tế Đại Đạo
Tánh Hải Thanh Trừng
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong
Giới ĐịnhPhước Huệ
Thể DụngViên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả
Mật Khết Thành Công
Truyền TrìDiệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tông
Hạnh Giải Tương Ứng
Đạt Ngộ Chơn Không”
Ngài là Tổ khai sơn chùa Viên Thông và chùa Thuyền Tôn, cũng là vị sơ tổ của phái Thiền Tôn Trung Việt, được truyền bá đến ngày nay. Gọi là phái Thiền Tôn Liễu Quán. Tuy huyễn thân của Ngài không còn trong hiện tại, nhưng hương đạo của Ngài vẫn phưởng phất trong không gian, thấm đượm qua thời gian. Thật đúng với câu: “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” được tôn trí trước cửa tháp của Ngài, dư hương ấy, là tinh thầnbản thânPhật Giáo Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Hồng danh của Ngài được luôn luôn vang vọng bên tai và trong lòng người Phật tửViệt Nam.
(Trích tập san Liễu Quán)
CHÙA THUYỀN TÔN
Chùa Thuyền Tôn là một Tổ đình lớn gắn liền với sự khai sáng của Tổ Liễu Quán.
Vào khoảng 1708, chùa chỉ là một thảo am nhỏ bé do Ngài tạm dựng để tu chứngthiền quán. Sau khi Tổ viên tịch, nền thảo amtrở thành nơi xây tháp mộ và chùa được xây dựng qui mô cách đó lui vào khoảng 500m vào năm 1746 do công quả của Chưởng Thái Giám Mai Văn Hoan đời Chúa Nguyễn Phước Hoạt và thập phương tín chúng hai phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa và phủ Quảng Ngãi xứ Quảng Năm đương thời. Đại hồng chung cũng được chú tạo trong thời kỳ này, đề niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8.
Chùa tọa lạc tại ấp Ngũ Tây làng An Cựu, bên trái núi Thiên Thai, nên có tên là Thiên ThaiThuyền Tôn Tự, hay còn gọi là Thiên Thainội tự, để phân biệt với Thiên Thai ngoại tự ở làng Dương Xuân.
Các vị cao túcđắc pháp của Tổ Liễu Quán đã kế tụctrú trì chùa trong buổi đầu như Tế Hiệp Viên Minh, Tế Hiển Viên Giám, Tế Mẫn Tổ Huấn, và Tế Ấn Lưu Quang đều thuộc đời thứ 36 Lâm Tế chánh tông. Tiếp theo là các Hòa ThượngĐại Huệ Chiếu Nhiên, Đại Nghĩa Trí Hạo. Lúc này chùa được trùng tu lần thứ nhất do sư Đại Huệ chủ trì.
Cuối thế kỷ XVIII, vào thời Tây Sơn, tăng chúngxiêu lạc, chùa bị tiêu điều, nhưng các thiền sưĐạo MinhPhổ Tịnh, Đạo Tâm Trung Hậu vẫn còn cố gắng chống chỏi cho cơ ngơi chùa.
Năm 1808, Ngài Phổ Tịnh được Hoàng Hậu Hiếu Khương sắc cử làm trú trì chùa Thiên Thọ, Ngài Đạo Tâm Trung Hậu thay thế làm trú trì, đã được tín nữ Lễ Thị Ta phát tâmcúng dườngtrùng tu chùa.
Sau đó trú trì là Ngài Đạo Tại Sở Trí, Đại sư Tánh Thiện và Hòa Thượng Hải Nhuận kế tụccho đến cuối thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XX là sư Tâm Thiền, dần dà qua thời gian chùa đã lâm vào cảnh hư hỏng đổ nát.
Mãi đến năm 1937, Hòa ThượngTrừng Thủy Giác Nhiên là pháp tử của Hòa Thượng Tâm Tịnh đang giữ cương vị tăng cang chùa Thánh Duyên đã được sơn môn suy cử kiêm chức trú trìThuyền Tôn. Hòa Thượng đã ra sức phục hồi, đại trùng tutoàn diện: chính điện, tiền đường, đông phòng, tây xá, tạo nên quy mô như ngày nay.
Hơn 40 năm an trú tại chùa Thuyền Tôn, Hòa Thượng đã tiếp độ tăng chúng, chấn chỉnhthanh quy, trùng tu tự vũ, lại còn góp phần trong công cuộc chấn hưngPhật Giáo và từ năm 1973, đảm nhận chức vụ Tăng thốngGiáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đến năm 1979, Ngài viên tịch, thọ thế 102 tuổi. Tháp mộ kiến lập trong vườn chùa.
Thuyền Tôn vẫn còn bảo lưu được đường nét kiến trúc cổ, cũng như hệ thống thờ tự truyền thống. Chính điện thiết ba án thờ. Án giữa, trên hết là tượng PhậtTam Thế, phía trước là tượng PhậtThích Ca. Tiền án là tượng Bồ Tát Phổ Hiền, Chuẩn Đề và Văn Thù.
Án tả thờ ba tượng: Trưởng Lão Xá Lợi Phất, Bồ Tát Quán Thế Âm và Tôn Giả Ca Diếp. Án hữu thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Lại thêm hai án tả hữu tòng tự thiết trí mỗi bên 5 tượng Thập ĐiệnMinh Vương. Mặt tiền của hai gian tả hữu thiết hai bàn thờ: bên tả là Quan Thánh, bên hữu là án thờ Thổ địa, Thổ công, Táo quân, Giám trai sứ giả và thần bổn địa Già Lam Hỏa nương.
Phía sau chánh điện tôn trí long vị của lịch ĐạiTổ sư và các hương linh có công đức.
Nhà thơ Nguyễn Du trong thời gian làm quan ở Huế đã từng lên viếng chùa, Hình ảnh ngôi chùa cổ lấp ló dưới lá vàng mùa thu, vị sư già trong mây trắng và quả đại hồng chung thời Cảnh Hưng vẫn nung nấu trong nổi lòng hoài vọng của nhà thơ qua bài:
Vọng Thiên Thai tự
Thiên Thai sơn tự đế thành đông
Cách nhất điều giang tự bất thông
Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
Tiền triều tăng lão bạch vân trung
Khả liên bạch phát cung khu dịch
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo
Cảnh Hưng do quải cựu thời chung.
Dịch thơ:
Trông chùa Thiên Thai
Thành vua, đông có núi Thiên Thai
Cách dải sông khó tới nơi
Chùa cổ lá vàng thu phủ kín
Triều xưa mây trắng sãi già rồi
Thương cho đầu bạc còn vương lụy
Cùng với non xanh trót phụ lời
Chuông cũ Cảnh Hưng treo vẫn đó
Nhớ hồi năm trước đã lên chơi.
(Phan Khắc Khoan và Lê Thước dịch)
Hiện nay Hòa Thượng Thích Thiện Siêu đang giữ cương vị trú trì chùa Thuyền Tôn, đã và đang ra sức tôn tạo cảnh chùa, xứng đáng với uy vọng của một ngôi Tổ đình Thiền phái Liễu Quán.
(Trích từ “Danh Lam Xứ Huế”)
PHÁP PHÁI LIỄU QUÁN
1.- Ngài THẬT - DIỆU hiệu Liễu Quán là Thiền phái Lâm Tế đời thứ 35.
2.- Ngài TẾ - MẪN, Tổ Huấn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 36, kế vịtrú trì chùa Thuyền Tôn, năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) phú pháp cho đệ tử là Đại Cận tự Phước Dương, với bài kệ:
“Tổ đức Tôn phong tế thế truyền
Pháp vô pháp thuyết thoại đầu viên
Vu kim niệm nhữ thành tiêu bạn
Hoằng đạo trừng quang biến đại thiên”.
3.- Ngài TẾ - HIỆP tự Hải Điện thụy Viên Minh.
4.- Ngài TẾ - ÂN tự Lưu Quang thụy Viên Giác.
5.- Ngài TẾ - HIỂN tự Trạm Quang thụy Viên Giám.
Cả ba Ngài này đều thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 36, có kế vịtrú trì chùa Thuyền Tôn, nhưng chưa rõ năm nào (...)?
6.- Ngài ĐẠI - CẬN tự Phước Dương, đắc pháp với Ngài Tế Mẫn 1765.
(Ngài này không có thấy long vị thờ tại chùa Thuyền Tôn).
7.- Ngài ĐẠI - NGHĨA tự Trí Hạo thụy Tịch Ngộ, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 37 đệ tử của Ngài Tế Ân.
8.- Ngài ĐẠI - HUỆ tự Chiếu Nhiên thụy Viên Kế, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 37 đệ tử Ngài Tế Ân.
9.- Ngài ĐẠI - TẠI tự Sở Trí, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 38.
10.- Ngài ĐẠI - TÂM tự Trung Hậu thụy Viên Giác, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 38, kế tụctrú trì chùa Thuyền Tôn, có trùng tu chùa với sự ngoại hộ của tín nữ Lễ Thị Tạ pháp danh Tiên Quý.
11.- Ngài ĐẠO - MINH tự Phổ Tịnh thụy Viên Nhất, họ Nguyễn, nguyên quán Long Phước, Duy Xuyên, Thăng Bình-Quảng Nam; được thỉnh làm trú trì chùa Bảo Quốc ngày 15-9 năm Gia Long thứ 7 (1808), năm Gia Long thứ 14 khai Đại Giới đàn, và phú pháp cho 28 vị đệ tử. Ngài tịch năm Gia Long thứ 15 ngày 13-11, Bảo Tháp được tôn trí tại chùa Huệ Lâm.
12.- Ngài TÁNH - THIỆN tự An Cư, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 39 là đệ tử của Ngài Đạo Tâm Trung Hậu, vì Ngài tịch sớm nên Long vị ghi là: Thiền sư Chơn Linh.
13.- Ngài HẢI - NHUẬN, Phước Thiệm, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40.
14.- Ngài THANH - LIÊM tự Hy Hữu hiệu Tâm Thiền, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 41 là đệ tử của Ngài Hải Thuận Diệu Giác chùa Bảo Quốc.
15.- Ngài THANH - ĐỨC tự Gia Khánh hiệu Tâm Khoan, Ngài họ Phạm là đệ tử của Ngài Hải Thuận.
16.- Ngài TRỪNG - THỦY tự Chí Thâm hiệu Giác Nhiên. Hòa Thượng là đệ tử của Ngài Tâm Tịnh.
17.- Hòa Thượng TÂM - PHẬT tựTrí Đức hiệu Thiện Siêu là đệ tử của Ngài Trừng Thủy, thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 44.
18.- Hòa Thượng TÂM - THỊ tự Trí Nghiễm hiệu Thiện Minh.
19.- Hòa Thượng TÂM - hiệu Thiện Bình.
20.- Hòa Thượng TÂM - HUỆ hiệu Thiện Giải.
TRÚ TRÌ CHÙA THUYỀN TÔN
1) Ngài Thật Diệu - Liễu Quán: Khai Sơn
2) Ngài Tế Mẫn - Tô Huấn
3) Ngài Tế Hiệp - Hải Điện (Bốn Ngài này kế tục trước sau chưa rõ).
4) Ngài Tế Ân - Lưu Quang
5) Ngài Tế Hiển - Trạm Quang
6) Ngài Đại Nghĩa - Trí Hạo
7) Ngài Đại Huệ - Chiếu Nhiên
8) Ngài Đạo Tại - Sở Trí
9) Ngài Đạo Tâm - Trung Hậu
10) Ngài Tánh Thiện - An Cư
11) Ngài Hải Nhuận - Phước Thiệm
12) Ngài Thanh Liêm - Tâm Thiền
13) Ngài Thanh Đức - Tâm Khoan
14) Ngài Trừng Thủy - Giác Nhiên
15) Ngài Tâm Phật - Thiện Siêu
LỜI CẢM NIỆM của Thượng Tọa Thích Thiện Siêu về
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN TÔN SƯ
Nam Mô Lâm thế Chánh tông Tứ thậpnhị thế, Trùng kiến Thiên Thai Thiền Tôn tự, sung Tăng thống GHPGVNTN, húy thượng Trừng hạ Thủy, tự Chí Thâm, hiệu Giác Nhiên Đại lão Hòa Thượnggiác linh.
Hôm nay, một mùa xuân nữa trở lại, vạn vật thay màu đổi sắc tô điểm cho hoàn vũ xinh thêm. Lại cũng thêm một mùa xuân, miềm tưởng nhớ đối với ngày trở về tịnh lạc của Đức cố Đệ nhị Tăng Thống GHPGVNTN.
Vẫn biết rằng ứng thântùy cơ, hóa thân tùy cảm, nhưng trên trăm năm hiện hữu giữa cõi trần, với tám mươi bốn hạ lạp. Đức cố Tăng Thống đã để lại bao nhiêu di bảo tinh thần, nên nổi nhớ khó phôi pha trong thâm tâm người hiếu đạo. Bởi thế nên mỗi lần Xuân tiết hiện về là mỗi lần hàng Tăng Ni, Phật tư, chịu ân pháp nhủ xa gần bừng lên niềm kính tưởng sùng tôn. Giờ đây núi Thiên Thai với rừng thông xanh biếc gió lộng ngàn phương tịnh địa Thiền tôn với mái chùa cổ kính in niềm xa xót. Trước Bảo thápuy nghi với lời vàng quyện khói trầm nhang thoảng nhẹ hương thiền, tứ chúng qui tụ về đây để nghe lòng ấm lại sau một năm dài chen bước Đạo Đời. Trong khí thiêng thiền vị này, chúng tôi xin ôn lại nét cuộc đời Ngài, để dấu Đạo phong qui cách trác luân tuyệt tú khỏi bị phai mờ, mà hơn một thế kỷ làm người, Ngài đã ban phát cho đàn hậu tấn noi theo.
Đãnh lễ Bảo tháphóa thân là đãnh lễ công đức cao dày; thắp nén hương trầm là thắp nén tâm hương Giới, Định, Tuệ, để thù đáp thâm ân bất tư nghị thuyết.
Kính ngưỡng Giác linh Đức Đại lão Hòa Thượng bên dòng Thạch Hãn xứ Quảng Trị nghèo nàn, gió nam non thổi bụi mù bay, đất Ái Tử cát vàng ngập nắng dạt dào trong tình hiếu tử thâm yêu. Ngài đã thác sanh trong một gia đình thượng tôn Đạo học. Ngài tên thật là Võ Chí Thâm, sinh ngày 07-01-1878. Lúc lên 7 tuổi Ngài đã theo Nho học, nhưng truyền thốngPhật Đạo mới là năng lựcchính yếuthúc đẩy biết bao nhiêu người Việt và chính Ngài sớm tìm về cửa Phật. Ngài đã xa quê từ nhỏ để tìm đến chùa Tây ThiênDi Đà ở thành Huế cố đô, xin thọ giáo với Tâm Tịnh Hòa Thượng. Trong tòng lâmTây Thiên tịnh mặc, đồng tử Võ Chí Thâm được minh sư giáo dưỡng, đủ cơ duyên phát triển thiện căn, thẳng đưòng giác ngộ. Đối với Ngài, một ánh chớp đầu ngày, một chiếc lá vàng bay, một cảnh ngộ trăng trầm lớn nhỏ ... là cả một tư duy dằng dặc, và câu trả lời phải đổi bằng chí nguyện kiên trinh, mồ hôi nước mắt.
Suốt 23 năm tu học, thể nghiệm giáo lýPhật Đà, mỗi ngày mỗi đưa Ngài vào sâu lý đạo.
Năm 1895, Ngài đến chùa Phước Lâm ở tỉnh Quảng Nam, cầu thọ, Cụ túc giới với Hòa ThượngVĩnh Gia. Sau khi đắc giới, đạo pháp Ngài càng củng cố sâu dày. Ý nguyệnđộ sanh bàng bạc khắp mỗi lời kinh mà Ngài đã thâu thập được, khiến Ngài không thể ngồi yên nhìn giáo phápđấng Chí Tônmai một với những tâm niệm hẹp hòi vị kỷ khi đã nhận rõ: “Hoằng pháp thị gia vũ, lợi sanh vì sự nghiệp” (Hoằng dương chánh pháp là việc nhà, lợi lạcquần sanh là sự nghiệp). Năm 1932, Ngài đã cùng quí Hòa ThượngPhước Huệ, Giác Tiên, Tịnh Hạnh và cư sĩ Lê Đình Thám, Trương Xướng đứng ra thành lập hội An Nam Phật Học, tạo điều kiệnhoằng pháplợi sanh. Với chí nguyện và uy đức sẵn có, Ngài đã liên tục giữ các chức vụ trọng yếu trong đạo: từ Chứng minhđạo sư của hội An Nam Phật học đến Hội trưởng hội Phật Giáo Trung phần; từ Trú trì chùa quốc tự Túy Vân đến Trú trì Tổ đình Thiền Tôn, từ Giám đốc Phật học đường Tây Thiên đến Viện trưởng Phật học viện Trung phần tại Nha Trang đến Đàn đầu Hòa Thượng tại giới đànHộ Quốc ở Nha Trang đến Đàn đầu Hòa Thượngđại giới đànVạn Hạnh tại Từ Hiếu, giới đànVĩnh Gia ở Đà Nẵng; từ Tăng cang Túy Ba đến Tăng Thống GHPGVNTN. Trong chức vụ nào Ngài cũng đều hành xử một cách nghiêm trang đĩnh đạc, góp phần tích cựcxây dựng vào công cuộc chấn hưngPhật Giáo nước nhà qua nhiều giai đoạn khó khăn. Có thể nói đời Ngài là mẫu đời của một hành giả đã thể hiện trong cuộc sống với đạo lý “Vô ngôn nhi ngôn vô hành nhi hành”. Nên bất cứ trách nhiệmđạo pháp nào đưa đến, Ngài cũng đều lãnh nhận một cách tự nhiên vô thủ vô xả, và cũng đều hoàn thành một cách tự nhiênphi đắc phi thất. Một hình ảnh rất cảm động của Ngài là lúc Ngài đã 86 tuổi, với tấm thân ốm yếu già nua, với chiếc gậy mảnh khảnh cầm tay, Ngài đã cùng các vị trưởng lãoHòa Thượngdẫn đầu cuộc biểu tình chiều ngày 14-4-1964 đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi chính sách bình đẳngTôn giáo. Giữa năm 1975, sau khi chiến tranh Việt Namchấm dứt, đất nước hòa bình thống nhất, Ngài đã ra lời khuyến nhủ tứ chúng luôn luôn tăng trưởngđạo tâm, huân tuTam học, áp dụngtinh thần BÁCH TRƯỢNG vào cuộc sống hằng ngày. Với hàng xuất gia Ngài dạy: “Tôi nay đã già rồi, hơn 100 năm qua tôi đã sống và đã chứng kiến bao nổi thay đổi của đất nước thân yêu. Với hàng xuất gia tôi thấy không gì hơn là sống phạm hạnh, cho nên tôi chỉ mong hàng Phật tửxuất gia hằng sống hoan hỷ, hòa hợp trong nếp sốngphạm hạnh, giữ gìn Giới, Định, Tuệ để hành Đạo giúp Đời”. Đối với hàng cư sĩ Ngài đã khuyến dụ: “Tôi cũng mong hàng Phật tửtại gia hãy tu tâm, dưỡng đức, biết thương yêumọi người, làm tròn trách nhiệm của mình đối với đạo đối với đời để cùng nhau phát huy tinh thầntừ bitrí tuệ của đạo Phật và xây dựng một nước Việt Namvinh quang giàu mạnh”. Trong sự nghiệptu hành, Ngài luôn luôn kêu gọi tăng sĩ nên chú trọng cuộc sống nội tâm hơn là nghiêng hẳn về hình thức. Đạo Phật thực sự tồn tại không những ở hình thức chùa tháp, lễ nghi, kinh điển, mặc dầukinh điển là chỉ nam dẫn ta đến đạo quảVô Thượng Bồ Đề, nhưng sự tồn tại đích thực của đạo là là sự thể hiện Đạo pháp! Nhưng những nếp sốnggương mẫu của các bậc Tăng già nghiêm trì giới luật và tận lực phục vụchánh pháp mãi mãi tồn tại ở thế gian và làm lợi ích cho chúng sinh.
Kính bạch Giác linh Đức cố Tăng Thống, làm sao chúng con quên được đức cao thâm, đạo phong trác việt, bình dị trầm hùng, lời từ hòa ái vững chắc, ý chísáng suốt kiên trinh của Ngài từng trải ra trước mắt và tâm cảm của mọi người. Tuy đã trên trăm tuổi, nhưng thân thểkhinh an, đi đứng đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, không có những triệu chứng thường tình của các vị luống tuổi. Trái lại, Ngài có thể thiền tọa hằng giờ không biết mỏi mệt, cuộc sống đơn giản đầy vẻ Thiền gia này là cả một bài pháp hùng hồn cho chúng con noi dấu.
Đầu xuân năm 1979, ngày 04 tháng Giêng, Kỷ Mùi, Ngài tiếp Hòa Thượng Chánh thư kýviện Tăng Thống và Ban Đại diện GHPG Thừa Thiên đến chúc thọ đầu năm. Sau lễ chúc thọ, Ngài đã ân cần đáp lễ với những lời đầu năm vô cùngxúc động: “Tôi nay tuổi đã già rồi, tôi thấy sức khỏe của tôi kém nhiều, chưa biết chừng sự chết sẽ đến nay mai. Nhân dịp đầu năm, Hòa Thượng cùng quý thầy đến thăm tôi, tôi cám ơn và cầu Phật gia hộ Hòa Thượng cùng quí thầy nhiều sức khỏe, cố gắngkiên nhẫn trước mọi hoàn cảnh để phục vụGiáo hội, dìu dắtTăng Ni, tín đồ tu niệm. Tôi thật không có gì vui sướng hơn”. Nào ngờ mấy lời này lại trở thành lời chào vĩnh biệt!
Giữa ngày mồng 05 thân thể khiếm an, rồi Ngài an nhiên xả báo thân vào hồi 06 giờ 30 ngày 06 tháng Giêng năm Kỷ Mùi (tức 02-02-1979) hưởng thọ 102 tuổi đời và 84 hạ lạp.
Ngưỡng bạch Giác linh Đức Đại lão Hòa Thượng, giờ đây, đã ba mùa xuântrôi qua, hơn một ngàn ngày thoi đưa thấm thoát, Ngài đã đi xa ngoài vạn dặm, nét hồng danh còn thắm hương Thiền, đức cao dày ngừng trải Nhơn Thiên, Đạo ngát tỏa rừng thiêng bể thẳm. Bây giờ, tuy hoa xuân đã tròn nụ nhưng tâm xuân đã trống vắng rất nhiều, đồi Thiên Thai thông buồn reo gió, mái chùa thiêng phủ lớp rêu mờ, những bóng vàng dằng dặt đứt tơ, nỗi nhớ tưởng hình bóng cao tăng thoáng xa mơ vạn dặm quanh đây, âm tung Thiền trượng vẫn còn nghe gõ nhịp trầm hùng, cây cỏ Thiền Tôn còn vọng dấu hài lão chủ.
Xuân đưa người vào định,
Đương laitác Phật thân,
Khoác pháp ylễ kính,
Xiêm phấn tảo phai dần,
Y ta bà hóa mãn,
Trở bước cuộc vân du,
Về nguồn chơn linh cảm,
Với trăm lẽ xuân thu,
Cây đại thụ rã cành,
Cỏ buồn khô tấc bóng,
Lá sầu màu hết xanh,
Hoa ngậm ngùi lệ nóng.
Kính bạch Giác linh Đức cố Hòa Thượng, giờ đây trước bảo thápuy nghiêm, hiện thânthánh chúng với trầm quyện gió đưa hương, hòa với lời kinh xuân cầu nguyện tha thiết. Chúng con trở về nương tựa ân sủngtừ bi tưới nhuần đạo hạnh. Chúng con kính thành đãnh lễ tháp tín, chiêm ngưỡng di ảnh Đức Ngài để góp lời cầu nguyện đầu xuân đến muôn lòng an tịnh, và ôn lại tiểu sử đời Ngài là chủng bồi tư lươngđức hạnh mà Ngài đã ban cho để làm hành trang trên chặng đường huân tuđạo giáo.
Trong giờ phút trang nghiêm này, toàn thể Tăng, tín đồPhật Giáohiện tại, kính thành đãnh lễ Bảo thápuy nghiêmhóa thân từ tịnh. Cúi xin Giác linhđại lão Hòa Thượngxót thươnggia bị cho chúng con trọn hướng đường tu và nguyện cầu một năm an bình đến khắp mọi bá tánhnhân dân.
Nam MôChứng Minh SưBồ Tát Ma Ha Tát.
(Bài đọc trong lễ kỵ thứ 3 cố Tăng Thống tại chùa Thiền Tôn - Huế).
Thành KínhTri Ânchư Tôn Đức, Tăng Ni và quý vị
Phật tử đã tùy hỷcúng dường để tái bản tập
Kỷ Yếu Tang Lễ Đức Đệ Nhị Tăng Thống.
NAM MÔCÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH
LỜI CẢM TẠ
Của Ban Tổ Chức
Ban tổ chức Tang lễ Đức TĂNG THỐNG
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất
CHÂN THÀNHCẢM TẠ:
- Thủ Tướng Chính Phủ nước CHXHCNVN.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Ban Tôn giáo Phủ Thủ Tướng.
- Hội Phật Giáo Thống nhất Việt Nam tại Hà Nội.
- Ban liên lạcPhật Giáo yêu nước TP. HCM.
- Hội Phật tử Hải ngoại tại Pháp.
- Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên.
- Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế.
- Ủy ban Nhân dân Huyện Hương Phú.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện Hương Phú.
- Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận các Xã: Thủy An, Thủy Trường, Thủy Xuân.
Đã cử phái đoànđại diện đến đặt vòng hoa tưởng niệm phân ưu và tiễn đưa Kim quan Đức Đại lão Hòa ThượngTĂNG THỐNG GHPGVNTN chúng tôi, nhập Bảo tháp ngày Rằm tháng Giêng Kỷ Mùi, 11-02-1979, tại Tổ đình Thiền Tôn - Huế.
CHÚNG TÔI XIN CHÂN THÀNHCẢM TẠ:
- Đức Tổng giám mục Huế.
- Mục sư Hội trưởng Hội Thánh Tin Lành.
- Giáo hội Phật Giáonguyên thủyViệt Nam.
- Giáo hộikhất sĩNi giới.
- Đan Viện Thiên An Huế.
- Quý Nữ Tu Giáo hội Thiên Chúa.
- Chủng viện Hoàn Thiện Huế.
- Quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại ĐứcTăng Ni, các Tổng vụ, Ban Đại điện các Miền, các Tỉnh, các Quận hội và các Quận Giáo hội thuộc nội, ngoại thành, TP. HCM.
- Khối Phật học Nam Việt.
- Ni bộ Bắc tông vụ.
- Các Tổ đình, Tu viện, Tự viện, các Phật học Viện, Phật họcNi viện, Ni tự Viện ...
- Các khuôn Giáo hội và toàn thể đồng bào Phật tử các giới.
Đã gởi văn thư, điện tín, lễ vật và đích thân đến Huế, hộ niệm, phân ưu, phúng điếu và tiễn đưa Kim quan Đức TĂNG THỐNG GHPGVNTN, nhập Bảo tháp ngày Rằm tháng Giêng Kỷ Mùi, 11-02-1979, tại Tổ đình Thiền Tôn - Huế.
CHÚNG TÔI CŨNG XIN CHÂN THÀNHCẢM TẠ:
- Các cơ quanCông báo nước CHXHXNVN, đài phát thanh, truyền hình, các nhà nhiếp ảnh ... đã cho đăng tải, loan báo tin tức, cáo phó, quay phim, nhiếp ảnh ... Trong dịp Tang lễ Đức TĂNG THỐNG Giáo hộichúng tôi.
- Ty Giao thông Tỉnh Bình Trị Thiên và Thành phố Huế, đã cho sữa chữa lại tuyến đường Nam Giao Thiền Tôn.
- Ty Y tế Bình Trị Thiên đã cho lập trạm y tế trong thời gian tang lễ.
- Hợp tác xã ô tô chở khách, đã cho mở các tuyến đường đặc biệt, giúp sự đi lại của đồng bào Phật tử trong thời gian Tang lễ.
- Công ty ăn uống Nam Sông Hương Bình Trị Thiên, đã mở quán giải khát trong thời gian Tang lễ.
Chúng tôivô cùngxúc động trước lòng ưu ái mà quý liệt vị đã dành cho vị lãnh đạotối cao của Giáo hộichúng tôi.
Trong thời gian Tang lễ, không tránh được những thiếu sót, kính mong quý vị niệm tình hoan hỷ.
Huế, ngày 14 tháng 02 năm 1979
T/M Toàn thểTăng NiPhật tử
Trưởng ban Tổ chức Tang lễ
Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ
CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
Trong những phương tiện chính để hoàn thành tập KỶ YẾU này; Ban tổ chức còn ghi nhận những hổ trợ của Chư tôn, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, quý Sư bà, quý Ni sư cùng các Đạo hữuCư sĩcộng tác.
Từ những sự khuyến khích, phiên dịch khảo cứu, sáng tác đến các thứ tài vật và kỹ thuật.
Chúng tôi xin nguyện hồi hướng công đức này lên ngôiTAM BẢO.
BAN TỔ CHỨC
NIỆM TÌNH HOAN HỶ
Chúng tôi nhận được nhiều bài có giá trị, nhưng vì phương tiện có hạn, nên đã không thể đăng tải hết được. Ban Tổ Chức xin tán dươngcông đức và cáo lỗi cùng tác giả.
Chúng tôi cũng xin chư vị độc giả, đọc tập KỶ YẾU này niệm tình hoan hỷ về những lầm lỗi thiếu sót đáng tiếc, không thể tránh được trong thời buổi hãn hữu này.
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lãoHòa thượng Thích Thắng Hoan.
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giới là Hòa thượng Thích Quảng Đức và Bác sĩ Yersin.
Là bậc Cao tăng xuất chúng, bằng trực giác mẫn tuệ, sư Đạo Sinh tự nghiệm ra một lý lẽ rất cao siêu và công khaithuyết giảng rằng ai ai cũng có Phật tính
Do niên cao lạp trưởng đã thu thần viên tịch vào lúc 02h56 phút ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý - nhằm ngày 7 tháng 6 năm 2020 tại Thiền ViệnVạn Hạnh. Trụ thế: 84 năm, 47 hạ lạp.
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn họcPhật giáoĐại thừa với tư tưởnguyên thâm về triết học và tâm lý học.
Bài của Olaf Beuchling - đăng trên tạp chí "BUDDHISMUS Aktuell“ (Phật Giáo Ngày Nay) số 2/2020, phát hành tháng Tư, Năm, Sáu – từ trang 44 - 49 Việt dịch: Đạo Hữu THỊ CHƠN Ngô Ngọc Diệp
Dịch theo bản Anh dịch “The Enlightenment of Chiyono” của Anne Dutton, từ các trang 173-179 của sách “Zen Sourcebook: Traditional Documents from China, Korea, and Japan
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
“Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói… ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”
Bài Thuyết Trình: Hành Trạng Và Sự Nghiệp của Trưởng LãoHòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN nhân ngày Khánh Thành Chùa Đôn Hậu tại Na Uy
Vị thứ hai trong dòng những tái sinh Jamyang Khyentse là Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, người vĩ đại đến mức thật khó để tôi thậm chí thốt lên danh hiệu của Ngài
Chúng ta nói chuyện thế kỷ 13, đó là một thời nước lớn phía Bắc không thôi kinh ngạc khi nghĩ tới nước nhỏ Đại Việt phía Nam, cả về quân sự và Phật pháp.
Tây Tạngxưa nay là xứ huyền bí. Đó là vùng đất thường được gọi là mái nhà của thế giới, nơi sản sinh ra nhiều bậc thánh giảsiêu việt, mà ngài Lạt Matái sinh Zong Rinpoche là một trong những hình ảnhtiêu biểu.
GS Tenzin nói, những kinh nghiệm đó cho anh thực hiệnnhiệm vụ thông dịch khá là tuyệt vời. Đối với một người thông dịch nào không quen thuộc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, công việc như thế sẽ rất là khó.
Sư côThích Nữ Chủng Hạnh sanh ngày 12 tháng 8 năm 1933. Do tuổi cao sức yếu, đã thâu thần thuận tịch vào ngày 07 tháng 11 năm 2018. Trụ thế: 86 năm, Hạ lạp: 07 năm.
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường cho Phật...
Sư bà Nguyên Thanhthế danh Lê Thị Quan, sanh năm1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con của ông Lê Đức Khánh và bà Trần Thị Quýt, làng Phú Nhơn, xã Cát Trinh, khuyện Phù cát, tỉnh Bình Định.
Chương Trình Lễ Tang sẽ được tổ chức lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 4 tháng 8 năm 2018 và Chủ Nhật ngày 5 tháng 8 năm 2018, tại Đạo TràngNhân Quả, 10801 Trask Ave, Garden Grove, CA 92843
Hòa Thượng Thích Thiện Hữu thế danh Nguyễn Hữu Nghĩa thượng Như hạ Lễ tự Viên Nhơn, hiệu Thiện Hữu sinh năm Giáp Thân (1944) tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Khó hình dung rằng một phụ nữ Anh đang phụ trách về kế toán trong một công ty quản trị quỹ đầutư đa quốc bỗng nhiên trở thành một vị ni sư theo truyền thốngTây Tạng
Chỉ cần, đối cảnh vô tâm, hay cứ để mặc cho các pháp được thấy như là được thấy, được nghe như là được nghe… Và đó là Thiền Tông: không một pháp nào để làm.
Thupten Jinpa là một cựu tăng sĩ, hoàn tục để lập gia đình, trở thành một tác giả, và trong 30 năm qua, là người thông dịch chính về tiếng Anh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đại LễTri Ân nhị vị Hòa ThượngTrưởng Lão của Giáo Hội là Trưởng Lão Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn và Trưởng LãoChứng MinhĐạo Sư HT Thích Như Huệ.
Dẫu là một ông vua, cai trị một đế chế rộng lớn, quyền uysinh sát trong tay, nhưng kỳ thực A Dục Vương vẫn là một đệ tử Phật, một tín đồthuần thành của Phật Giáo.
Thiền sưBẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản.
Trưởng lãoHòa Thượng vừa thâu thần viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, thành phố Montreal, Canada, lúc 10g15 thứ Năm, ngày 20-8-2015, trụ thế 95 tuổi đời, 74 Hạ Lạp
Ngài Huyền Trang theo truyện Tây Du không gọi là Huyền Trang mà kêu là Tam tạng thỉnh kinh hay Đường Tăng. Trong sách nói đủ là Tam tạng Pháp sưHuyền Trang.
Có một người đã cắt bỏ được sợi dây ràng buộc của gia đình để sống theo tăng đoàn của đức Phật và cống hiến trọn cuộc sống của mình cho công cuộc hoằng dương Phật pháp, đó là Tôn GiảPhú Lâu Na.
Huệ Viễnđại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn.
Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc cao tăng có những cống hiến to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc
Phật giáoBắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đíchtiến tu. Dù là tu sĩxuất gia hay cư sĩtại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
Từng nghe, lòng dạ kiên trinh, ý chívững bền, khí tiết đặc biệt đâu phải hoàn toàn do bẩm tính tự nhiên mà phải dốc lòng kính ngưỡng, noi theo những bậc có đức hạnh cao vời.
Vào lúc 15 giờ ngày 14/12/2014, tại An Tường tự viện, Oakland, California, Hoa Kỳ, các tự viện đã phối hợp cùng Môn đồpháp quyến tổ chức Lễ truy niệm và phát tang HT húy thượng Đồng hạ Đạt, tự Thông Đạt, hiệu Thanh An, Viện chủAn Tường tự viện
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
SB Diệu Không thế danh là Hồ Thị Hạnh, húy là thượng Trừng hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh. Sư Bà sinh năm 1905, con gái Út của Cụ Hồ Đắc Trung và Cụ Châu Thị Lương, làng an Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên.
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kính, sanh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão, nhằm ngày 17 tháng 12 năm 1891, tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.