PHẬT GIÁO VÀ THẦN KINH HỌC[1]
Phước Nguyên dịch
“Lòng từ bi liên hệ gì đến não bộ?”[2]
Vào năm 1992, các nhà thần kinh học Richard Davidson đã có một thách thức với đức Đạt-lai-lạt-ma. Vào thời điểm đó, ông đã dành sự nghiệp của mình để yêu cầu người trả lời câu hỏi tại sao, theo lời ông: “những viên đạn và mũi tên của cuộc sống”, dựa trên những cách thiền tập khác nhau, vì sao một số người lại có khả năng dễ phục hồi sức mạnh tinh thần hơn những người khác khi đối diện với bi kịch? Và khả năng phục hồi là một cái gì đó ta có thể đạt được thông qua sự luyện tập (thiền)?
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt một câu hỏi khác cho Davidson khi ông đến thăm các lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng tại nơi cư trú của ngài ở Dharamsala, Ấn Độ. Ngài nói: “Bạn đã sử dụng các công cụ của khoa học thần kinh hiện đại để nghiên cứu về bệnh trầm cảm, lo âu và sợ hãi. Tại sao bạn không thể sử dụng những công cụ tương tự để nghiên cứu từ và bi?”. Davidson kể lại: “Tôi đã không có một câu trả lời thật sự hoàn hảo. Để trả lời câu hỏi ấy, tôi phải diễn đạt thật khó khăn” …
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quan tâm đến những điều mà các công cụ của khoa học thần kinh hiện đại có thể tiết lộ về bộ não của những người đã trải qua nhiều năm, nói theo cách của Davidson để: "Nuôi dưỡng hạnh phúc, rèn luyện những phẩm tính của của tâm thức, phát huy những nhãn quan tích cực." Kết quả là, không lâu sau đó, Davidson đã mời hàng loạt các nhà sư Phật giáo vào phòng thí nghiệm của ông, dùng các các điện cực đặt nơi đầu của họ hoặc nghiên cứu về họ một vài giờ đồng hồ bằng máy MRI.
"Cách tốt nhất để kích hoạt các điện mạch xúc cảm tích cực trong não là thông qua sự rộng lượng" – Davidson, người sáng lập Trung tâm Điều tra khảo sát tâm lý sức khỏe tại Đại học Wisconsin, Madison, cho biết trong một cuộc nói chuyện tại Liên hoan Ý tưởng ở thành phố Aspen, ông nói rằng: "Đây thực sự là một dạng phát hiện khoa học thần kinh thú vị vì có những viên ngọc của trí tuệ trong chiêm nghiệm truyền thống, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này, cách tốt nhất để chúng ta được hạnh phúc đó là phải rộng lượng với những người khác. Và trong thực tế, bằng chứng khoa học bằng nhiều cách đã chứng minh điều đó, và cho thấy rằng có sự thay đổi hệ thống cấu trúc trong não bộ khi được kết hợp với các hành vi rộng lượng”.
Davidson cùng với các đồng nghiệp của mình chạy một thí nghiệm đơn giản trên tám vị nhà hành giả Phật giáo thuần thành, đã dành trung bình khoảng 34.000 giờ luyện tập tâm trí (thiền). Họ yêu cầu các vị này luân phiên thay đổi từ một trạng thái thiền định sang một thái ở khoảng trung gian, để họ có thể quan sát cách thức mà bộ não thay đổi. Một vị là đối tượng thí nghiệm, được mô tả khi ông đang thiền định nơi ông tạo ra: "một trạng thái trong đó tình yêu và lòng từ bi[3] tràn ngập toàn bộ tâm trí, không có ý niệm khác, luận lý, hoặc suy nghĩ lan man".
"Khi chúng tôi làm như vậy, chúng tôi nhận thấy một cái gì đó đáng kể" - Davidson nói. "Những sóng gamma dao động với biên độ cao ở trong não, đó là biểu hiện của những sự uyển chuyển dẻo dai mà chúng ta nhìn thấy", có nghĩa là những bộ não có nhiều khả năng thay đổi; ví dụ, trên kiến thức có thể có sức bật hơn. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong máy MRI dùng để nghiên cứu các nhà sư, một vùng của não được gọi là insula trước đã được kích hoạt.
“Mỗi nhà thần kinh học sẽ có một phần yêu thích của họ về não bộ", Davidson nói. Các insula trước là một phần quan trọng của bản thân, bởi vì đó là nơi mà rất nhiều sự phối hợp giữa não và cơ thể diễn ra. "Chỉnh thể các hệ thống trong não bộ, nếu có sự hỗ trợ tác động của chúng ta, thì hạnh phúc sẽ được kết nối mật thiết với hệ thống các cơ quan khác nhau trong cơ thể của chúng ta, và cũng kết nối với các hệ thống miễn dịch cùng nội tiết trong những phương cách quan trọng cho sức khỏe của chúng ta"- ông nói. Những hình ảnh quét não bộ cho thấy rằng "từ bi là một loại trạng thái có liên quan đến cơ thể một cách trọng yếu".
Một ví dụ: Davidson và các đồng sự tìm thấy trong một nghiên cứu khác, mà thiền đã cải thiện phản ứng miễn dịch của vắc xin cúm; và các đối tượng này không phải là người hành thiền Phật giáo "thuần thành", nhưng những người này đã trải qua một chương trình đào tạo thực tập thiền chánh niệm trong tám tuần. Và một khóa học "tu tập từ bi" ngắn hạn, Davidson và các đồng nghiệp tìm thấy trong một nghiên cứu năm 2013 này, biểu hiện hành vi của họ vị tha hơn so với nhóm khác...
Các nghiên cứu về não bộ và Phật giáo đã nảy mầm kể từ khi Davidson lần đầu tiên gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng ông vẫn không biết chính xác làm thế nào lòng từ bi lại làm thay đổi não bộ nhằm giúp sức khỏe tốt hơn hoặc có hành động đẹp hơn. Sóng gamma và các ánh sáng trên vùng insula chỉ có thể cho bạn biết rất nhiều về các mối liên hệ giữa tâm ý và cơ thể; còn đến lượt bạn những điều gì thực sự cần phải được suy nghĩ theo cách của bạn để trở thành một con người tốt đẹp hơn.
*Theo nghiên cứu của Davidson cho thấy, ông nói rằng: "Tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về bộ não của chúng ta" Trong trường hợp đó, hình thành trách nhiệm bản thân có thể là bước đầu tiên.
Phước Nguyên dịch theo The Buddhist and the Neuroscientist, (http://www.theatlantic.com/health/archive/2015/07/dalai-lama-neuroscience-compassion/397706/?fb_ref=Default )
Tài liệu Tham khảo Buddha's brain của Rick Hanson.
[Đề tài này rất hay, thuộc loại "hotest" giữa các nhà tu tưởng-khoa học âu mỹ today; nếu có lý thú và thời gian, mời các vị độc giả thử tìm hiểu thêm qua cuốn Buddha's brain của Gs. tiến sĩ Mỹ Rick Hanson. Search google sẽ có nguồn Anh ngữ]
- Tag :
- Phước Nguyên